Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Đánh giá hiện trạng thực thi và đề xuất biện pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn iso14001 2004 của các khách sạn thuộc tổng công ty du lịch sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.96 MB, 231 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHAN THỊ THÚY PHƯƠNG
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỰC THI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 CỦA CÁC KHÁCH
SẠN THUỘC TỔNG CƠNG TY DU LỊCH SÀI GỊN

Chun ngành: Quản Lý Mơi Trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Thị Hồng Trân
Cán bộ chấm nhận xét 1: ............................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2: ............................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM
ngày ........... tháng .......... năm .............
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. .............................................................
2. .............................................................
3. .............................................................
4. .............................................................


5. .............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau
khi luận văn đã được chỉnh sửa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ môn quản lý môi trường


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp.HCM, ngày ….. tháng ….. năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: PHAN THỊ THÚY PHƯƠNG

Phái

: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh : 08/06/1986

Nơi sinh : Bình Định

Chun ngành


MSHV : 09260543

: QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG

I – TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỰC THI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN
ISO 14001:2004 CỦA CÁC KHÁCH SẠN THUỘC TỔNG CƠNG TY DU LỊCH
SÀI GỊN.
II – NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
• Điều tra, khảo sát, thu thập thơng tin về HTQLMT của 11 khách sạn đang áp
dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 của Tổng Công Ty Du Lịch
Sài Gịn.
• Đánh giá hiện trạng thực thi HTQLMT của các khách sạn (tuân thủ các yêu cầu
của ISO 14001:2004, quản lý năng lượng, nước cấp, nước thải, rác thải, khí thải
và tiếng ồn, truyền thơng nội bộ và với bên ngồi khách sạn, các thuận lợi – khó
khăn của các khách sạn khi áp dụng HTQLMT).
• Đề xuất các biện pháp cải tiến HTQLMT nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng ISO
14001:2004 của các khách sạn.
III – NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 05/07/2010

IV – NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 24/12/2010
V – CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

: PGS.TS LÊ THỊ HỒNG TRÂN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN


KHOA QL

QL CHUYÊN NGÀNH

CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học Cao học tại Trường Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh,
các thầy cơ đã tận tình truyền đạt cho tơi những kiến thức bổ ích trong lĩnh vực
quản lý mơi trường. Đó chính là tiền đề để tơi có thể thực hiện và hoàn thành luận
văn cao học.
Xin gởi lời cám ơn chân thành đến:
• Các thầy cơ thuộc Khoa Mơi trường Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh đã dạy
tơi trong suốt thời gian học cao học.
• PGS. TS. Lê Thị Hồng Trân đã tận tình hướng dẫn để tơi hồn thành luận văn;
• Tổng Cơng Ty Du Lịch Sài Gịn và 11 khách sạn thuộc phạm vi nghiên cứu của
đề tài (khách sạn Rex, khách sạn Majestic, khách sạn Continental, khách sạn Grand,
khách sạn Palace, khách sạn Đệ Nhất, khách sạn Oscar, khách sạn Bông Sen, khách
sạn Quê Hương 4, khách sạn Thiên Hồng, khách sạn Đồng Khánh) đã nhiệt tình
hướng dẫn, cung cấp thơng tin để tơi có thể thực hiện luân văn;
• Trung tâm nghiên cứu và phát triển về tiết kiệm năng lượng (ENERTEAM),
Bureau Verritas – Việt Nam đã cung cấp các tài liệu có liên quan và cho tơi những ý
kiến bổ ích để tơi có thể đánh giá đúng hiện trạng thực thi HTQLMT của các khách
sạn và đưa ra những đề xuất phù hợp với từng nhóm khách sạn và từng khách sạn.

• Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp
Cao học này.


TĨM TẮT
Với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường của các khách sạn
đang áp dụng ISO 14001 và định hướng cho các khách sạn muốn xây dựng hệ thống
quản lý môi trường (HTQLMT) theo tiêu chuẩn ISO 14001, tôi thực hiện đề tài
“Đánh giá hiện trạng thực thi và đề xuất biện pháp cải tiến hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 của các khách sạn thuộc Tổng
Công Ty Du Lịch Sài Gòn”. Dựa trên các yêu cầu của hệ thống quản lý môi
trường ISO 14001:2004 và thực tiễn áp dụng HTQLMT ISO 14001 của 11 khách
sạn thuộc Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn để đánh giá hiện trạng quản lý môi
trường của các khách sạn. Kết quả đánh giá cho thấy:
• Nhóm khách sạn 5 sao quản lý mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004
tốt hơn nhóm khách sạn 4 sao và 3 sao.
• Trong nhóm khách sạn 5 sao: khách sạn Majestic quản lý môi trường tốt hơn
khách sạn Rex
• Trong nhóm khách sạn 4 sao: khách sạn Continental quản lý môi trường tốt
nhất, xếp thứ 2 là khách sạn Đệ Nhất, rồi đến khách sạn Palace, khách sạn
Grand và khách sạn Oscar quản lý môi trường kém nhất.
• Trong nhóm khách sạn 3 sao: khách sạn Bơng Sen quản lý môi trường tốt
nhất, xếp thứ 2 là khách sạn Quê Hương 4, rồi đến khách sạn Đồng Khánh và
khách sạn Thiên Hồng quản lý môi trường kém nhất.
Từ hiện trạng thực thi hệ thống quản lý môi trường của các khách sạn, đề tài đề
xuất biện pháp cải tiến HTQLMT của các khách sạn dựa trên hiệu quả của hệ
thống: tuân thủ các yêu cầu của ISO 14001:2004; quản lý năng lượng, nước cấp,
nước thải, rác thải, khí thải và tiếng ồn, truyền thơng nội bộ và với bên ngồi khách
sạn; khắc phục các khó khăn cịn tồn tại ở các khách sạn khi áp dụng HTQLMT phù
hợp với từng nhóm khách sạn và từng khách sạn.



ABSTRACT
For the purpose of increasing the effectiveness of environmental protection
activities of the hotels which are applying ISO 14001 as well as orienting for the
hotels which want to build up the environmental management system (EMS) based
on the standard of ISO 14001. I carry out the topic “Evaluating the current status
and proposing the measures to improve the environmental management system of
the hotels of Saigontourist holding Company based on the standard of ISO
14001:2004”.
• The group of the 5 star hotels manage better environment based on standard
of ISO 14001: 2004 than the group of the 4 star and 3 star ones.
• In-group of 5 star hotels: Majestic hotel manages better environment than
Rex hotel.
• In-group of 4 star hotels: Continental hotel is the best one in managing
environment, the second is First hotel, the third is Palace hotel, the next is
Grand and Oscar hotel is the worst in this.
• In-group of three star hotels, Bong Sen hotel is the best one in managing
environment, the second is Que Huong 4 hotel, the next is Dong Khanh hotel
and Thien Hong hotel is the worst in this.
Due to the status of EMS from the hotels, the topic “proposing the measures to
improve EMS of the hotels” based on the effectiveness of EMS: observing the
standard of

ISO 14001:2004; energy, water, waste water, emission and noise

management, communication.


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................................................................. 2
1.3 Nội dung thực hiện đề tài .......................................................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................... 4
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 6
1.6 Ý nghĩa của đề tài...................................................................................................................... 6
1.6.1 Tính khoa học............................................................................................................................ 6
1.6.2 Tính thực tiễn ............................................................................................................................ 7
1.6.3 Tính mới.................................................................................................................................... 7

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14001:2004 VÀ
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC .........................................8
2.1. Tổng quan về tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2004 ..................................................................... 8
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ISO............................................................................... 8
2.1.2 Giới thiệu về ISO 14001:2004 .................................................................................................. 9
2.1.3 Tình hình áp dụng ISO 14001................................................................................................ 16
2.1.4 Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001:2004 tại Việt Nam............................. 18
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về hoạt động quản lý mơi trường của ngành cơng
nghiệp khách sạn.............................................................................................................................. 20
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới.......................................................................................... 20
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................................................ 30

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỰC THI HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 CỦA CÁC KHÁCH SẠN
THUỘC TỔNG CƠNG TY DU LỊCH SÀI GỊN .....................................................40
3.1 Tổng quan về các khách sạn thuộc Tổng Công ty Du Lịch Sài Gòn tại TP. HCM đang áp dụng
HTQLMT ISO 14001:2004 ............................................................................................................. 40
3.1.1 Thông tin chung về Tổng Cơng ty Du Lịch Sài Gịn .............................................................. 40
3.1.2 Thơng tin chung về các khách sạn của Saigontourist tại TP. HCM đang áp dụng hệ thống

quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ...................................................................... 41
3.2 Xây dựng tiêu chí đánh giá ........................................................................................................ 43
3.2.1 Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá............................................................................................ 43
3.2.2 Xây dựng tiêu chí đánh giá ..................................................................................................... 45
3.3. Đánh giá hiện trạng thực thi HTQLMT ISO 14001:2004 của các khách sạn ........................... 75


3.3.1 Kết quả đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 của
các khách sạn ................................................................................................................................................. 75
3.3.2 Kết quả đánh giá việc thực hiện quản lý các khía cạnh: năng lượng, nước cấp, nước thải, rác
thải, khí thải và tiếng ồn, truyền thơng nội bộ và với bên ngoài khách sạn .......................................... 80
3.3.3 Kết quả đánh giá về thành tựu hoạt động môi trường của các khách sạn ............................... 97
3.3.4 Đánh giá tổng hợp hiện quả quản lý môi trường của các khách sạn ....................................... 98
3.3.5 Các thuận lợi – khó khăn khi áp dụng HTQLMT ISO 14001:2004 của các khách sạn .......... 99

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI TIẾN.................................................104
4.1 Tuân thủ các yêu cầu của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 của các khách sạn ..... 104
4.1.1 Đối với các khách sạn 5 sao .................................................................................................. 104
4.1.2 Đối với các khách sạn 4 sao .................................................................................................. 106
4.1.3 Đối với các khách sạn 3 sao .................................................................................................. 110
4.2 Thực hiện quản lý các khía cạnh: năng lượng, nước cấp, nước thải, rác thải, khí thải và tiếng ồn,
truyền thơng nội bộ và với bên ngồi khách sạn .................................................................................... 113
4.2.1 Quản lý năng lượng............................................................................................................... 113
4.2.2 Quản lý nước......................................................................................................................... 121
4.2.3 Quản lý nước thải.................................................................................................................. 127
4.2.4 Quản lý rác thải ..................................................................................................................... 132
4.2.5 Quản lý khí thải và tiếng ồn .................................................................................................. 127
4.2.4 Truyền thơng nội bộ và với bên ngồi .................................................................................. 132
4.3 Khắc phục các khó khăn cịn tồn tại ở các khách sạn .............................................................. 138
4.3.1. Thiếu nguồn nhân lực........................................................................................................... 138

4.3.2. Khó khăn trong việc thay đổi nhận thức và thói quen của cơng nhân viên.......................... 139
4.3.3. Sự khơng nhiệt tình của các trưởng bộ phận........................................................................ 139
4.3.4. Tăng khối lượng cơng việc................................................................................................... 139
4.3.5. Thiếu nguồn tài chính........................................................................................................... 140
4.3.6. Thiếu cơng nghệ xử lý chất thải ........................................................................................... 140

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................141
1. Kết luận ...................................................................................................................................... 141
2. Kiến nghị.................................................................................................................................... 144
2.1. Đối với HTQLMT của các khách sạn ..................................................................................... 144
2.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước.................................................................................... 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................146


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Danh mục các khách sạn của Saigontourist tại TP. HCM đang áp dụng HTQLMT ISO
14001:2004....................................................................................................................................... 41
Bảng 3.2: Bảng tiêu chí đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001:2004..................................................................................................................... 46
Bảng 3.3: Cơ cấu sử dụng điện năng (%) theo từng loại hình khách sạn......................................... 53
Bảng 3.4: Nhiệt độ khuyến nghị trong phòng .................................................................................. 55
Bảng 3.5: Chuẩn cứ về năng lượng cho khách sạn .......................................................................... 57
Bảng 3.6: Bảng tiêu chí đánh giá việc quản lý năng lượng của khách sạn ...................................... 57
Bảng 3.7: Chuẩn cứ về nước cho khách sạn .................................................................................... 62
Bảng 3.8: Bảng tiêu chí đánh giá việc quản lý nước cấp của khách sạn.......................................... 62
Bảng 3.9: Bảng tiêu chí đánh giá việc quản lý nước thải của khách sạn ......................................... 65
Bảng 3.10: Chuẩn cứ về rác cho khách sạn...................................................................................... 67
Bảng 3.11: Bảng tiêu chí đánh giá việc quản lý rác thải của khách sạn........................................... 68
Bảng 3.12: Bảng tiêu chí đánh giá việc quản lý khí thải và tiếng ồn ............................................... 71

Bảng 3.13: Bảng tiêu chí đánh giá việc truyền thơng nội bộ và với bên ngoài................................ 73
Bảng 3.14: Bảng kết quả đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường theo
tiêu chuẩn ISO 14001:2004 của các khách sạn ................................................................................ 75
Bảng 3.15: Bảng kết quả đánh giá việc thực hiện quản lý năng lượng của các khách sạn .............. 80
Bảng 3.16: Bảng kết quả đánh giá việc thực hiện quản lý nước cấp của các khách sạn.................. 85
Bảng 3.17: Bảng kết quả đánh giá việc thực hiện quản lý nước thải ............................................... 89
Bảng 3.18: Bảng kết quả đánh giá việc thực hiện quản lý rác thải của các khách sạn..................... 91
Bảng 3.19: Bảng kết quả đánh giá việc thực hiện quản lý khí thải và tiếng ồn của các khách sạn.. 93
Bảng 3.20: Bảng kết quả đánh giá việc truyền thơng nội bộ và với bên ngồi của các khách sạn .. 94
Bảng 3.21: Bảng kết quả đánh giá về thành tựu hoạt động môi trường của các khách sạn ............. 97
Bảng 3.22: Bảng đánh giá tổng hợp hiệu quả QLMT của các khách sạn ........................................ 98
Bảng 4.1: Định mức tiêu thụ nước đối với các thiết bị .................................................................. 123
Bảng 4.2: Lợi ích của biện pháp lắp đặt đồng hồ phụ của khách sạn Rex ..................................... 126


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Khung định hướng nghiên cứu........................................................................................... 4
Hình 2.1: Cấu trúc bộ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 14001...................................................................... 11
Hình 2.2: Mơ hình Hệ thống quản lý mơi trường .............................................................................. 0
Hình 2.3: Các bước của hệ thống quản lý mơi trường ....................................................................... 0
Hình 2.4: 10 quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO 14001 lớn nhất .................................................. 17
Hình 3.1: Cơ cấu sử dụng năng lượng (%) theo từng loại khách sạn............................................... 52
Hình 3.2: Chiến lược quản lý năng lượng trong khách sạn.............................................................. 52
Hình 3.3: Chiến lược quản lý nước trong khách sạn........................................................................ 60
Hình 3.4: Cơ cấu tiêu thụ nước ........................................................................................................ 61
Hình 3.5: Thành phần chất thải rắn ở các cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam.................................... 67
Hình 3.6: Các thuận lợi của các khách sạn khi áp dụng HTQLMT ISO 14001:2004.................... 100
Hình 3.7: Các khó khăn của các khách sạn khi áp dụng HTQLMT ISO 14001:2004 ................... 103
Hình 4.1: Hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời của khách sạn Majestic ................................ 114
Hình 4.2: Rèm cửa 3 lớp ................................................................................................................ 116

Hình 4.3: Một số thiết bị sử dụng nước hiệu quả........................................................................... 122
Hình 4.4: Điều chỉnh mực nước trong bồn chứa nước của bồn cầu............................................... 123
Hình 4.5: Điều chỉnh van nước ở chậu rửa ở mức thích hợp ......................................................... 124
Hình 4.6: Lưới hạn dịng ................................................................................................................ 125
Hình 4.7: Sơ đồ dây chuyền HTXLNTSH cho khách sạn ............................................................. 129
Hình 4.8: Cách thức phân loại rác trong phòng khách................................................................... 134


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADEME

Cơ quan Quản lý Môi trường và Năng lượng Pháp

ADEME-AICVF

Association des Ingesnieurs en Climatique, Ventilation et Froid

APAVE

Công ty APAVE Việt Nam

ASHRAE

Hiệp hội kỹ sư nhiệt lạnh Mỹ

CTNH

Chất thải nguy hại

ĐDLĐMT


Đại diện lãnh đạo môi trường

ENERTEAM

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng

HTQLMT

Hệ thống quản lý môi trường

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

HTXLNTSH

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

ISO

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc Tế

KCMT

Khía cạnh mơi trường

MSDS

Bản an tồn hóa chất


QLMT

Quản lý mơi trường

SAGE

Nhóm tư vấn chiến lược về mơi trường

SOGESCA

Tổ chức tư vấn SOGESCA (Ý)

TC 207

Ủy ban kỹ thuật 207

TCTDLSG

Tổng Cơng Ty Du Lịch Sài Gịn

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VSV

Vi sinh vật



1

Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành công nghiệp du lịch – cơng cụ để xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,
tạo nên sự thịnh vượng cho nhiều quốc gia. Theo Tổ Chức Du Lịch Thế Giới, ngành
du lịch đang trở thành ngành kinh tế hàng đầu của Thế giới, dự báo vào năm 2020
trên thế giới sẽ có 1,5 tỉ khách du lịch, tương đương 21% dân số thế giới, một nửa
trong số đó sẽ chọn các nước đang phát triển là điểm đến. Kéo theo nó là hoạt động
kinh doanh lưu trú phát triển mạnh, lượng buồng tăng trung bình 3%/năm.
Tuy nhiên việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên như năng
lượng, nước và nguyên vật liệu trong quá trình khai thác du lịch và hoạt động kinh
doanh lưu trú đã gây nên mất cân bằng sinh thái, nhiều chất thải làm ảnh hưởng đến
môi trường tự nhiên và sức khỏe con người, tác động xấu đến sự phát triển bền
vững của ngành du lịch nói riêng và tồn xã hội nói chung.
Thêm vào đó, xu hướng nhu cầu của khách du lịch địi hỏi ngày càng cao về chất
lượng sản phẩm và chất lượng mơi trường, đảm bảo an tồn, an ninh cho khách. Do
đó khách chỉ lựu chọn những cơ sở lưu trú du lịch quan tâm bảo vệ môi trường.
Để đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững và yêu cầu ngày càng khắt khe của du
khách, nhiều cơ sở lưu trú du lịch các nước trên thế giới đã và đang chú trọng việc
thực hiện quản lý, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng sức hấp
dẫn du khách, tạo nên uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và chiến
lược phát triển của ngành du lịch: “Phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành
một trong những nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực”, ngành
du lịch xác định rõ việc quản lý, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu của toàn
ngành và của từng tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh du lịch và
kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch.



2

Tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hàng năm
70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, rất nhiều khách sạn đã có những chương
trình, kế hoạch kinh doanh riêng nhằm góp phần tiết kiệm năng lượng cũng như xử
lý rác thải, chất thải thể hiện trách nhiệm với môi trường. Năm 2002, dự án “Đưa kế
hoạch và tập quán quản lý môi trường vào các khách sạn và khu du lịch ở Việt
Nam” trong khn khổ chương trình Asia Invest do Trường Nghiệp vụ Khách sạn
và Du lịch TP. HCM chủ trì, với sự hỗ trợ của đối tác ADEME, SOGESCA (Ý),
APAVE Việt Nam và ENERTEAM đã giúp 15 khách sạn và khu du lịch của TP.
HCM triển khai các tập quán tốt bảo vệ môi trường dựa trên việc sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên. Từ những hỗ trợ của dự án, 13 khách sạn trên địa bàn TP. HCM
của Tổng Cơng Ty Du Lịch Sài Gịn (Saigontourist) đã lấy được chứng nhận ISO
14001. Hiện nay, 11 khách sạn vẫn đang tiếp tục thực hiện và duy trì hệ thống quản
lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004, 2 khách sạn Metropole và Kim Đơ
đang có dự án xây mới nên khơng cịn áp dụng ISO 14001.
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả áp dụng, tình hình duy trì, cải
tiến hệ thống quản lý mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 của các khách sạn nói
trên. Do đó, việc “Đánh giá hiện trạng thực thi và đề xuất biện pháp cải tiến hệ
thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 của các khách sạn
thuộc Tổng Cơng Ty Du Lịch Sài Gịn” là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường của các khách sạn và định hướng cho các cơ
sở lưu trú du lịch khác khi có ý định áp dụng ISO 14001:2004.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá hiện trạng thực thi và đề xuất biện pháp cải tiến hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 của các khách sạn thuộc Tổng Cơng Ty Du
Lịch Sài Gịn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường của các khách
sạn và định hướng cho các cơ sở lưu trú du lịch khác khi có ý định áp dụng ISO
14001:2004.



3

1.3 Nội dung thực hiện đề tài
• Tổng quan tài liệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004, tình hình áp dụng ISO
14001:2004 của các khách sạn trong và ngồi nước.
• Tổng quan về Tổng Cơng Ty Du Lịch Sài Gịn và 11 khách sạn đang áp dụng hệ
thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 của Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gịn.
• Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về 11 khách sạn thuộc Tổng Cơng Ty Du
Lịch Sài Gịn đang áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
-

Thông tin chung về 11 khách sạn đang áp dụng hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 thuộc Tổng Cơng Ty Du Lịch Sài Gịn (vị
trí, cấp khách sạn, năm xây dựng, số lượng nhân viên,…) (thu thập 44 phiếu
điều tra: 11 phiếu điều tra ban môi trường, 33 phiếu điều tra nhân viên của
các khách sạn khảo sát; nội dung phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục 1).

-

Hiện trạng thực thi hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 (những sự không phù hợp còn tồn tại qua các đợt đánh giá, hiệu
quả tiết kiệm điện, nước, năng lượng, ý thức nhân viên, thuận lợi và khó
khăn hiện tại của các khách sạn, …)

• Đánh giá hiện trạng thực thi HTQLMT của các khách sạn dựa vào các tiêu chí:
sự tuân thủ các yêu cầu của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004; quản lý
năng lượng, quản lý nước, quản lý nước thải, quản lý rác thải, quản lý khí thải và
tiếng ồn, truyền thơng nội bộ và với bên ngồi; thành tựu các hoạt động mơi

trường.
• Đề xuất các biện pháp cải tiến HTQLMT nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng ISO
14001:2004 của các khách sạn trong thời gian tới.


4

Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và
tình hình áp dụng ISO 14001 của các khách sạn
trong và ngoài nước

Tổng quan về TCTDLSG và 11 khách sạn của
TCTDLSG đang áp dụng ISO 14001:2004

Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về
HTQLMT và nhân viên của 11 khách sạn của
TCTDLSG đang áp dụng ISO 14001:2004

Thống kê và xử lý số liệu

Phân tích, đánh giá hiện trạng thực thi
HTQLMT của các khách sạn

Đề xuất biện pháp cải tiến HTQLMT
ISO 14001
Hình 1.1: Khung định hướng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu
• Tài liệu của Tổng Cơng Ty Du Lịch Sài Gịn về Hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 của 11 khách sạn trực thuộc.



5

• Tài liệu trong nước và ngồi nước về tình hình áp dụng hệ thống ISO 14001 của
các khách sạn.
Phương pháp khảo sát hiện trường
Khảo sát thực địa: thu thập số liệu, tài liệu, quan sát trực tiếp, lập phiếu điều tra thu
thập thông tin về hệ thống quản lý môi trường và nhân viên của 11 khách sạn thuộc
Tổng Cơng Ty Du Lịch Sài Gịn đang áp dụng ISO 14001:2004 trên địa bàn TP.
HCM.
Phương pháp thống kê
Phương pháp này sử dụng trong quá trình thu thập, xử lý các số liệu thu thập được
trong quá trình điều tra, khảo sát. Quá trình này cho phép thống kê được các số liệu
từ các khách sạn nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi và thường xuyên trong tất cả các ngành
nghiên cứu khoa học. Phân tích là phương pháp chia tổng thể hay một vấn đề phức
tạp thành những vấn đề đơn giản hơn để nghiên cứu, giải quyết. Tổng hợp là
phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố đã được phân tích, khái
qt hóa vấn đề trong sự nhận thức tổng thể.
Phương pháp so sánh
So sánh các kết quả thu thập với các tiêu chí đánh giá:
• Sự tuân thủ các yêu cầu của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
• Quản lý các khía cạnh: năng lượng, nước cấp, nước thải, rác thải, khí thải và
tiếng ồn, truyền thơng nội bộ và với bên ngồi
• Thành tựu các hoạt động môi trường
Phương pháp chuyên gia
Tham vấn ý kiến từ các chuyên gia chuyên ngành của Trung tâm nghiên cứu và phát
triển về tiết kiệm năng lượng (ENERTEAM), Bureau Verritas – Việt Nam, Trung



6

tâm tiết kiệm năng lượng TP. HCM, Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gịn và chun
viên mơi trường của các khách sạn nhằm hoàn thiện nội dung, phương pháp và kết
quả nghiên cứu.
Phương pháp SWOT
Phương pháp phân tích SWOT (cịn gọi là ma trận SWOT) là phương pháp phân
tích các điểm Mạnh (Strengths), điểm Yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và
Rủi ro (Threats).
Mơ hình phân tích SWOT dùng để đánh giá hiện trạng của các khách sạn thơng qua
việc phân tích tình hình bên trong (Strengths và Weaknesses), tự đánh giá về khả
năng của hệ thống trong việc thực hiện mục tiêu và đánh giá các yếu tố bên ngoài
(Opportunities và Threats) chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 của các khách sạn thuộc Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn.
Phạm vi nghiên cứu: 11 khách sạn của Tổng Cơng Ty Du Lịch Sài Gịn đang áp
dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trên địa bàn TP.
HCM.
1.6 Ý nghĩa của đề tài
1.6.1 Tính khoa học
Đề tài thực hiện trên cơ sở các dữ liệu thu thập được từ quá trình thu thập tài liệu, số
liệu có sẵn và điều tra, khảo sát thực tế từng khách sạn nằm trong phạm vi nghiên
cứu để đánh giá hiện trạng áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004 của các khách sạn thuộc Tổng Cơng Ty Du Lịch Sài Gịn trên địa
bàn TP. HCM. Từ đó đề xuất các biện pháp cải tiến dựa trên cơ sở các nghiên cứu,
các định mức chuẩn của Nhãn sinh thái Châu Âu do các chuyên gia trong lĩnh vực
tư vấn thực hiện hệ thống quản lý môi trường và các chuyên viên môi trường của

các khách sạn.


7

1.6.2 Tính thực tiễn
Đề tài mang tính thực tiễn cao vì nó áp dụng được cho các khách sạn thuộc Tổng
Cơng Ty Du Lịch Sài Gịn và các khách sạn đang/muốn thực hiện hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
1.6.3 Tính mới
Việc nghiên cứu và áp dụng ISO 14001 cho các khách sạn trên thế giới đã được
thực hiện từ rất sớm ở nhiều quốc gia nhưng ở Việt Nam thì mới chỉ có một vài
nghiên cứu nhỏ, trên phạm vi hẹp và số lượng các khách sạn hiện nay đang quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cũng khơng nhiều. Do đó đề tài được thực
hiện nhằm cải tiến hệ thống quản lý môi trường cho các khách sạn đang áp dụng
ISO 14001 và định hướng cho các khách sạn muốn xây dựng hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.


8

Chương 2.
TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14001:2004
VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.1. Tổng quan về tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2004
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ISO
ISO là tên viết tắt của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế - International Standards
Organization
Mục tiêu của ISO: là thúc đẩy sự phát triển của cơng tác tiêu chuẩn hố và các hoạt
động có liên quan nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hố và dịch vụ trên

phạm vi tồn thế giới và phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học công
nghệ và kinh tế.
Kết quả của các hoạt động kỹ thuật của ISO: là các tiêu chuẩn quốc tế ISO.
Phạm vi hoạt động của ISO: bao trùm tất cả các lĩnh vực, trừ điện và điện tử thuộc
phạm vi trách nhiệm của Hội đồng Kỹ thuật Điện Quốc tế IEC.
ISO được thành lập năm 1946 tại Luân Đơn nhưng chính thức bắt đầu hoạt động từ
23/2/1947. ISO có ba loại thành viên: thành viên đầy đủ, thành viên liên lạc và
thành viên đăng ký.
Thành viên của ISO phải là cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia và mỗi quốc gia chỉ có
duy nhất một cơ quan/tổ chức đại diện để tham gia ISO.
Tính đến đầu tháng 6/2000, ISO đã xây dựng được hơn 15.900 tiêu chuẩn quốc tế
ISO và các xuất bản phẩm khác (hướng dẫn, báo cáo kỹ thuật, v.v...).
Việt Nam tham gia ISO từ năm 1977 và đã có những đóng góp nhất định. Đến nay,
Việt Nam là thành viên P (thành viên tham gia) của 5 Ban Kỹ thuật và thành viên O


9

(thành viên quan sát) của trên 50 Ban Kỹ thuật của ISO, tham gia góp ý cho việc
xây dựng mới và soát xét khoảng 50 tiêu chuẩn quốc tế ISO hàng năm.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã 2 lần được bầu làm thành viên của Hội
đồng ISO cho các nhiệm kỳ: 1997-1998 và 2001-2002. Việc hoà hợp các Tiêu
chuẩn Việt Nam (TCVN) với Tiêu chuẩn Quốc tế ISO cũng là một mục tiêu quan
trọng trong hoạt động tiêu chuẩn hoá của Việt Nam. Trong những năm gần đây,
nhiều TCVN đã được ban hành trên cơ sở chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế ISO.
(Trung tâm thông tin tiêu chuẩn đo lường chất lượng, 2009)
2.1.2 Giới thiệu về ISO 14001:2004
2.1.2.1 Sự ra đời của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Năm 1991, ISO cùng với hội đồng quốc tế về kỹ thuật thiết lập nên Nhóm tư vấn
chiến lược về mơi trường (SAGE) với sự tham dự của 25 nước. SAGE cho rằng

việc nhóm ISO xây dựng Tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế và các công cụ
thực hiện và đánh giá là rất thích hợp.
ISO đã cam kết thiết lập Tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế tại hội nghị thượng
đỉnh tại Rio de Janeiro năm 1992.
Một loạt các công việc liên quan đến các Tiêu chuẩn môi trường đã được bắt đầu
vào năm 1992 khi ISO thành lập Ủy ban kỹ thuật 207 (TC 207) là cơ quan sẽ chịu
trách nhiệm xây dựng Hệ thống quản lý môi trường quốc tế và các công cụ cần thiết
để thực hiện hệ thống này.
Phạm vi cụ thể của TC 207 là xây dựng một Hệ thống quản lý môi trường đồng nhất
và đưa ra các công cụ để thực hiện hệ thống này. Công việc của TC 207 được chia
ra trong 6 tiểu ban và 1 nhóm làm việc đặc biệt. Canada là ban thư ký của Ủy ban
kỹ thuật TC 207 và 6 quốc gia khác đứng đầu 6 tiểu ban.
Những công việc không thuộc phạm vi của TC 207 là các công việc liên quan đến
các phuơng pháp kiểm tra ô nhiễm, đưa ra các giới hạn ô nhiễm và thiết lập các mức


10

đánh giá hiệu quả hoạt động. Việc này tránh cho TC 207 liên quan đến các công
việc chủ yếu thuộc thẩm quyền của các cơ quan luật pháp.
Tại cuộc họp đầu tiên của TC 207, 22 quốc gia với tổng số 50 đại biểu đã tham dự
vào việc xây dựng tiêu chuẩn. TC 207 thiết lập 2 tiểu ban để xây dựng các Tiêu
chuẩn môi trường. Tiểu ban SC1 viết ISO 14001 và ISO 14004, chủ yếu dựa trên
tiêu chuẩn BS 7750 và các đóng góp quan trọng của một số quốc gia, đặc biệt là
Hoa Kỳ. Tiểu ban SC 2 viết tiêu chuẩn ISO 14010, 14011 và 14012.
(Lê Thị Hồng Trân, 2008)
2.1.2.2 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 có thể áp dụng cho các cơng ty, doanh nghiệp khu vực
hành chính hay tư nhân để quản lý các tác động của họ đối với môi trường, ngăn
ngừa ô nhiễm và liên tục cải thiện môi trường với sự cam kết của lãnh đạo và sự

tham gia có ý thức của mọi thành viên của cơ sở từ người sản xuất trực tiếp đến cán
bộ quản lý.
Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm 2 nhóm tiêu chuẩn sau:
- Nhóm tiêu chuẩn đánh giá tổ chức.
- Nhóm tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm và quy trình.
Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực:
1) Hệ thống quản lý mơi trường (EMS)
2) Kiểm tốn mơi trường (EA)
3) Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (EPE)
4) Ghi nhãn mơi trường (EL)
5) Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA)
6) Các khía cạnh mơi trường về tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS)


11

ISO 14000
Các Tiêu chuẩn quản lý môi trường

Hệ thống quản lý môi trường (EMS)
ISO 14001: Quy định và hướng dẫn sử
dụng
ISO 14004: Hướng dẫn chung về
nguyên tắc, hệ thống kỹ thuật hỗ trợ
ISO 14009

Các khía cạnh mơi trường trong
tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS)
ISO 14062; ISO GL64


Kiểm tốn mơi trường (EA)
ISO 14010: Hướng dẫn Kiểm tốn mơi
trường – Thủ tục – Kỹ thuật
ISO 14011; ISO 14012; ISO 14015

Nhãn mác môi trường (EL)
ISO 14020: Nhãn môi trường – Nguyên
lý cơ bản
ISO 14021; ISO 14022;ISO 14023; ISO
14024

Đánh giá thực hiện môi trường (EPE)
ISO 14031: Hướng dẫn đánh giá thực
hiện/ hoạt động môi trường
ISO 14032

Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)
ISO 14040: Đánh giá vòng đời sản
phẩm – Nguyên lý và tổ chức
ISO 14041; ISO 14042; ISO 14043;
ISO 14047; ISO 14048; ISO 14049

ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
VÀ QUY TRÌNH

Hình 2.1: Cấu trúc bộ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 14001
(Lê Thị Hồng Trân, 2008)
2.1.2.3 Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004

ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 qui định các yêu cầu
đối với một Hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tố của hệ thống được chi tiết hoá


12

thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ quan chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận
cho cơ sở có hệ thống quản lý mơi trường phù hợp với ISO 14001.
Mơ hình HTQLMT theo ISO 14001: 2004

CẢI TIẾN
LIÊN TỤC

CHÍNH SÁCH MƠI TRƯỜNG
XEM XÉT LÃNH ĐẠO

LẬP KẾ HOẠCH
• Khía cạnh mơi trường
• Pháp luật và các u cầu khác
• Mục tiêu và chỉ tiêu
• Chương trình quản lý mơi trường

KIỂM TRA
HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC
• Giám sát và đo lường
• Sự khơng phù hợp và hành động
khắc phục phịng ngừa
• Hồ sơ
• Kiểm tốn HTQLMT


THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
• Cơ cấu và trách nhiệm
• Đào tạo, nhận thức và năng lực
• Thơng tin liên lạc
• Tài liệu về HTQLMT
• Kiểm sốt tài liệu
• Kiểm sốt điều hành
• Chuẩn bị/đáp ứng

Hình 2.2: Mơ hình Hệ thống quản lý mơi trường
(Lê Thị Hồng Trân, 2008)


13

Các bước của hệ thống quản lý môi trường
CẢI TIẾN LIÊN
TỤC

XEM XÉT TỒN BỘ
CƠNG TÁC QUẢN LÝ

KIỂM TRA VÀ
CHỈNH SỬA

CHÍNH SÁCH MƠI
TRƯỜNG

THỰC HIỆN VÀ
ĐIỀU HÀNH


LẬP KẾ
HOẠCH

Hình 2.3: Các bước của hệ thống quản lý mơi trường
(ISO, 2004)
Những yếu tố chính của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004
Các yêu cầu cần tuân thủ của Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001 bao gồm:
- Cam kết của lãnh đạo: Cam kết của lãnh đạo phải được thể hiện từ giai
đoạn bắt đầu thực hiện và trong suốt q trình duy trì thực hiện Hệ thống
quản lý mơi trường. Nếu thiếu sự cam kết của lãnh đạo trong việc thiết lập


14

các mục tiêu của ISO 14001 cũng như sự tham gia tích cực các hoạt động
mơi trường liên quan, thì sẽ khơng có cơ hội để hồ hợp và thực hiện thành
công Hệ thống quản lý môi trường.
- Tuân thủ với chính sách mơi trường: Chính sách mơi trường do lãnh đạo
lập ra hoặc lập ra dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo, đây là tài liệu hướng dẫn để
lập ra các đường lối chung, các khuynh hướng môi trường và các nguyên tắc
hành động đối với tổ chức.
- Lập kế hoạch mơi trường: Để có Hệ thống quản lý môi trường hiệu quả, tổ
chức phải xác định các hoạt động có thể có các tác động đến mơi trường,
đồng thời tổ chức cũng phải xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu
khác mà tổ chức phải tuân thủ. Sau đó tổ chức phải lập kế hoạch để thực hiện
các mục đó. Trong kế hoạch phải đề cập đến việc thiết lập các mục tiêu chỉ
tiêu môi trường và thiết lập chương trình để đảm bảo đạt được các mục tiêu
và chỉ tiêu đặt ra.

- Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm: Cơ cấu tổ chức liên quan đến các khía
cạnh mơi trường, phân cơng vai trị trách nhiệm đối với từng cấp liên quan
cần được đề cập đến trong Hệ thống quản lý môi trường và tất cả mọi nhân
viên đều phải hiểu được cơ cấu đó.
- Đào tạo nhận thức và năng lực: Lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo cho tất
cả các nhân viên đều có kiến thức về các khía cạnh mơi trường, chính sách
mơi trường của tổ chức và cam kết của lãnh đạo. Đồng thời cũng phải đảm
bảo tất cả những người mà cơng việc của họ có liên quan đến mơi trường đều
phải được đào tạo và có đủ năng lực để thực hiện các cơng việc của mình.
Cơng việc này được thực hiện thơng qua các khố đào tạo và kết quả đánh
giá được thiết lập trong Hệ thống quản lý môi trường.
- Thông tin liên lạc nội bộ và bên ngồi: Tổ chức phải thiết lập các kênh
thơng tin liên lạc nội bộ (với toàn bộ nhân viên của tổ chức) và bên ngoài
(với các bên hữu quan) đúng lúc và có hiệu quả.


×