Tải bản đầy đủ (.ppt) (43 trang)

Tài liệu chuong 1- slide(2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.64 KB, 43 trang )

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
Giáo trình, tài liệu tham khảo
1. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Tác giả: Nguyễn Tấn
Bình
2. Phân tích hoạt động kinh doanh. Trường KTQD
3. Phân tích hoạt động kinh doanh. Học viện Tài chính
4. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Nhà XB Thống kê
Tác giả: Phạm Văn Được, Đặng Kim Cương
5. Tạp chí tài chính, tạp chí kế toán
NỘI DUNG

Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản của PTHĐKD


Chương II : Phân tích doanh thu của doanh nghiệp

Chương III : Phân tích chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

Chương IV: Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp


Chương V : Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Chương VI: Phân tích hiệu quả kinh doanh
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PTHĐKD
I. Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh trong DN
II. Các hình thức phân tích hoạt động kinh doanh
III. Các phương pháp cơ bản trong phân tích HĐKD
I. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH


DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu,
để đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh,
những nguyên nhân ảnh hưởng, các nguồn tiềm năng
cần khai thác từ đó đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu
quả kinh doanh ở doanh nghiệp.
2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
- Là công cụ quan trọng để nhận thức các hiện tượng và kết
quả kinh tế.
- Là cơ sở ra quyết định quản lý đúng đắn.
- Là công cụ để phát hiện tiềm năng của doanh nghiệp
3. Đối tượng cuả phân tích hoạt động kinh doanh

Các hiện tượng quá trình, kết quả hoạt động kinh doanh
cuả doanh nghiệp biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế,
trong mối quan hệ tác động của các nhân tố.

Chỉ tiêu: tiêu thức phản ánh nội dung phạm vi cuả kết quả
hiện tượng kinh tế nghiên cứu.

Nhân tố: là yếu tố bên trong của chỉ tiêu mà mỗi sự biến
động của nó có tác động đến tính chất, xu hướng và mức
xác định cuả chỉ tiêu phân tích.

Ví d : DT = qp
LN = DT – CP
Các hình thức phân loại nhân tố

- Theo tính tất yếu của nhân tố
+ Nhân tố chủ quan: doanh nghiệp kiểm soát được
+ Nhân tố khách quan: nằm ngoài tầm kiểm soát của
doanh nghiệp
- Theo tính chất của nhân tố:
+ Nhân tố số lượng: số lao động, doanh thu, chi phí ..
+ Nhân tố chất lượng: năng suất lao động, tỷ suất lợi
nhuận, …
- Theo xu hướng tác động
+ Nhân tố tích cực
+ Nhân tố tiêu cực
- Theo nội dung kinh tế
+ Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh
+ Nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh
4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh

Đánh giá chính xác kết quả HĐKD thông qua các chỉ tiêu
kinh tế đã xây dựng.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng hoạt
động của doanh nghiệp.

Tổng hợp kết quả phân tích và đề xuất các biện pháp cụ
thể phù hợp với tình hình của doanh nghiệp nhằm khai
thác tiềm năng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
II. CÁC HÌNH THỨC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
1.Phân loại theo thời điểm báo cáo kinh doanh
1.1 Phân tích thường xuyên (phân tích nghiệp vụ)

1.2 Phân tích định kỳ
1.3 Phân tích triển vọng và dự báo
1.1 Phân tích thường xuyên (phân tích nghiệp vụ)

Là công việc được tiến hành đồng thời với quá trình kinh
doanh nhằm đánh giá sơ bộ kết quả kinh doanh theo tiến độ
thực hiện hàng ngày.

Đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời bất hợp lý trong kinh
doanh.
1.2 Phân tích định kỳ

Là công việc được tiến hành theo thời gian đã định trước.

Cho phép đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh trong
từng khoảng thời gian cụ thể.

Có tính toàn diện cao hơn.
1.3 Phân tích triển vọng và dự báo

Sử dụng số liệu của phân tích định kỳ và kết quả đánh giá
của phân tích định kỳ để đưa ra dự báo cho kỳ kinh doanh
sắp tới.
2. Phân loại theo phạm vi phân tích
2.1 Phân tích toàn diện
- Là phân tích toàn bộ các mặt hoạt động của doanh nghiệp
trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng
2.2 Phân tích chuyên đề
- Doanh nghiệp tập trung phân tích một bộ phận hoặc một
khía cạnh nào đó của HĐKD

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH
HĐKD
1. Phương pháp so sánh
2. Phương pháp thay thế liên hoàn
3. Phương pháp cân đối
4. Phương pháp chỉ số

×