Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

báo cáo phát triển cộng đồng công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.73 KB, 7 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động của bất cứ ngành nghề nào thì việc ứng dụng cả lý thuyết
và thực hành vào thực tiễn là điều quan trọng và cần thiết, đặc biệt là trong
ngành công tác xã hội với hoạt động phát triển cộng đồng. Vận dụng những kiến
thức, kĩ năng thực hành, kỹ năng nghề nghiệp là yêu cầu trong quá trình thực
hành phát triển cộng đồng.
Được sự cho phép của lãnh đạo Trường Đại Học Vinh, ban chủ nhiệm
Khoa Lịch Sử, tổ bộ môn Công tác xã hội lớp 50 CTXH đã được đi thực hành
môn học phát triển cộng đồng trên địa bàn Thành phố Vinh trong thời gian từ
ngày 15/10/2012 đến ngày 16/12/1012. Nhóm chúng tơi được phân cơng về địa
bàn xóm Mẫu Lâm, xã Hưng Lộc để thực hành phát triển cộng đồng. Kết hợp
với kỹ năng chuyên môn cùng với sự hướng dẫn của thầy cơ giáo, nhóm đã đi
vào quan sát và tìm hiểu những vấn đề mà người dân đang gặp phải. Vân dụng
những kĩ năng đã được học, cùng với kiến thức mà cá nhân có để cùng với
người dân đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Các thành viên trong nhóm đã sử dụng
các kỹ năng cơ bản trong cơng tác xã hội như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vấn
đàm, kỹ năng thu thập thông tin…Đồng thời, sử dụng một số kỹ năng đặc trưng
của phát triển cộng đồng vào q trình thu thập thơng tin, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng thúc đẩy tiến trình…
Xun suốt q trình thực hành tơi đã có cơ hội vận dụng những kỹ năng
cơ bản đã được học vào hoạt động thực tiễn. Trong đó có 2 kỹ năng mà tơi cảm
thấy tâm đắc nhất đó là kỹ năng phỏng vấn và kỹ năng quan sát.
Do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn chế nên bài cáo cáo khơng
tránh khỏi những sai sót .Vì vậy kính mong được sự đóng góp ý kiến của thấy cơ
và các bạn. Để hồn thành chuyến đi thực tế, tôi xin chân thành cảm ơn đến các
thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch Sử Trường Đại Học Vinh, cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của cán bộ, người dân xóm Mẫu Lâm, xã Hưng Lộc, Thành phố Vinh.
Đặc biệt trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn Phùng Văn
Nam đã tận tình hướng dẫn nhóm trong suốt q trình thực hành này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Lê



1


NỘI DUNG CHÍNH

1. Kỹ năng phỏng vấn
1.1. Khái niệm về kỹ năng phỏng vấn
Phỏng vấn là hình thức thu thập thông tin, chia sẻ thông tin và thông tin
thu được là câu trả lời của người được phỏng vấn.
Mục đích: là thu thập thông tin hay chia sẻ thông tin với thân chủ, khảo
sát và đánh giá vấn đề của thân chủ, các tình huống liên quan, đồng thời đưa ra
sự giúp đỡ cho thân chủ.
Sử dụng kỹ năng phỏng vấn trong phát triển cộng đồng là một việc làm
quan trọng. Nhân viên xã hội có thể thu thập được các thông tin liên quan đến
vấn đề của cộng đồng như thực trạng vấn đề của cộng đồng, tài nguyên, ý thức,
nhận thức hành động của cộng đồng…. Đồng thời, từ những thông tin thu thập
được, nhân viên xã hội phân tích đánh giá, phân loại để có một bức tranh toàn
diện về vấn đề cộng đồng.
1.2. áp dụng kỹ năng phỏng vấn vào quá trình phát triển cộng đồng
Phỏng vấn sâu là 1 kỹ năng cần thiết và rất quan trọng đối với các hoạt
động công tác xã hội nói chung và phát triển cộng đồng nói riêng. Sau khi đã
thực tế, tiếp xúc trực tiếp với người dân trong cộng đồng. Nhóm đã tìm hiểu
được vấn đề trọng tâm mà cộng đồng tại xóm Mẫu lâm, xã Hưng Lộc đang gặp
phải là vấn đề ô nhiễm môi trường.
Trong thời gian thực hành tôi đã tiến hành phỏng vấn bác Phan Văn
Quyền-xóm trưởng để thu thập một số thơng tin về vấn đề cộng đồng. Sau đây là
trích đoạn phỏng vấn sâu (buổi tiếp xúc cộng đồng thứ 2)
Phỏng vấn bác Phan Văn Quyền- xóm trưởng xóm Mẫu Lâm, xã Hưng
Lộc


2


giới tinh: nam
Người thực hiện phỏng vấn: Nguyễn Thị Lê
giới tính: Nữ
Nghề nghiệp: Sinh viên k50 cơng tác xã hội Trường Đại học vinh
Chủ đề phỏng vấn: Tìm hiểu một số thông tin về vấn đề ô nhiễm môi
trường tại địa phương
Thời gian: ngày 17/10/2012
Địa điểm: xóm Mẫu Lâm, xã Hưng Lộc, TP Vinh.
“Sinh viên: Cháu chào bác ạ, bác cho cháu hỏi một số thông tin về vấn đề
ô nhiễm mơi trường ở xóm ta hiện nay được khơng ạ?
Bác Quyền: Ừ, cháu cứ hỏi đi
Sinh viên: Dạ vâng. Bác thấy vấn đề ô nhiểm môi trường hiện nay ở khu
vực xóm ta thế nào ạ? Nó có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân
không ạ?
Bác Quyền: Vấn đề ô nhiểm này cũng xảy ra khá lâu rồi mà nghiêm trọng
nhất là ở kênh 407, kênh này có đoạn chảy qua khu vực của xóm. Nguồn nước ở
kênh bị ô nhiễm nghiêm trọng và ngấm vào nguồn nước ngầm của những hộ
dân sống gần đó, nên nước sinh hoạt của người dân có nguy cơ bị ơ nhiễm theo.
Sinh viên: Bác thấy thực trạng hiện nay ở kênh 407 thế nào ạ?
Bác Quyền: Kênh hiện nay đã ô nhiễm khá nghiêm trọng, có nhiều rác
thải ở trên bờ và dưới lòng kênh làm mất cả cảnh quan đi cháu ah. Nước ở kênh
củng rất bẩn và hôi làm cho cá trong kênh củng bị chết
Sinh viên: Cháu thấy trên bờ kênh củng có rác thải sinh hoạt. Vậy theo
bác có phải ý thức của người dân là ngun nhân chính khiến kênh bị ơ nhiễm
như vậy khơng ạ?


3


Bác Quyền: Nguyên nhân thì nhiều nhưng chủ yếu là do nước xả chưa
qua xử lý của Bệnh viện Quân y IV đã xả trực tiếp vào kênh và một phần do
người dân thiếu ý thức đã xả rác bừa bãi xuống kênh làm ô nhiểm nguồn nước.
Sinh viên: Bác thấy ý thức bảo vệ môi trường của người dân trong xóm ta
hiện nay thế nào ạ?
Bác Quyền: Dân ta thì thường có kiểu là sạch trong nhà mình chứ ngồi
ngõ thì mặc kệ mà cháu. Một số người thì có ý thức vứt rác đúng nơi quy định
đảm bảo vệ sinh mơi trường nhưng vẫn cịn nhiều người sẵn ở đâu thì vứt ở đấy,
kể cả vứt xuống kênh làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm
....”
+ Ưu điểm:
- Khi sử dụng kỹ năng phỏng vấn sâu đã giúp tôi thu thập được những
thông tin về thực trạng ô nhiễm môi trường ở kênh 407 và một số nguyên nhân
dẫn đến việc ơ nhiễm này.
- Có một vài đánh giá ban đầu về ý thức của người dân trong việc bảo vệ
môi trường sống.
- Trong khi phỏng vấn tôi có kết hợp một số kỹ năng khác như kỹ năng
quan sát, kỹ năng lắng nghe...
+ Nhược điểm:
- Vì thiếu kiến thức và kỹ năng nên tôi vẫn chưa khai thác được vào sâu
vấn đề của cộng đồng, cuộc phỏng vấn chưa khai thác được nhiều thông tin như
mong muốn của bản thân
- Đối tượng phỏng vấn chưa đa dạng nên chưa có sự so sánh và đối chiếu
thơng tin
- Sinh viên vẫn còn đang rụt rè trong giao tiếp nên hiệu quả của buổi
phỏng vấn chưa cao.


4


2. Kỹ năng quan sát
Trong phát triển cộng đồng thì quan sát là kỹ năng không thể thiếu. Việc
quan sát sẽ giúp chúng ta thu thập được các thông tin về cộng đồng và có cái
nhìn tồn diện về vấn đề mà cộng đồng đang gặp phải.
Quan sát là chú ý đến những đặc điểm của người, vật hay tình huống
trong bối cảnh của công tác xã hội với cộng đồng. Mục đích là sử dụng những
dữ liệu quan sát được để hiểu vấn đề, thực trạng và mức độ vấn đề cộng đồng.
Trong q trình thực tế tơi đã vận dụng kỹ năng này và quan sát được một
số khía cạnh sau
- Cái đầu tiên mà tơi quan sát được đó là xóm Mẫu Lâm nằm ngay gần
đường Lê Viết Thuật, nơi có lượng xe cộ qua lại khá đơng, phía sau xóm là kênh
407 đang bị ơ nhiễm
- Dưới lịng kênh và trên bờ kênh có rất nhiều rác thải như bao nilon,
bao bì, xác động thực vật chết, rác thải sinh hoạt của người dân...
- Nước ở dưới kênh khơng trong, có màu đen và cịn có mùi hôi chứng
tỏ kênh đang bị ô nhiễm. Một số chỗ thấy có cả các loại cá nhỏ bị chết và nổi lên
trên mặt nước. Hai bên kênh là ruộng lúa và ruộng trồng rau muống của người
dân.
- Ở trong xóm thì mức độ ơ nhiễm khơng đáng kể, chỉ có một số chỗ do
người dân thiếu ý thức đã vứt rác không đúng nơi quy định đã gây mất cảnh
quan của xóm. Nhưng nghiêm trọng nhất vẫn là kênh 407
- Bác xóm trưởng và vợ bác thì khi đón tiếp chúng tơi các bác có thái độ
rất cởi mở, ln vui vẻ và nhiệt tình giúp chúng tơi trong suốt q trình thực
hành
- Các bạn trong nhóm sinh viên rất rất cởi mở, vui vẻ hịa đồng và tích
cực phỏng vấn, quan sát cộng đồng để thu thập thông tin


5


+ Ưu điểm:
- Qua q trình quan sát tơi đã nắm bát được một số tình hình cơ bản về
vấn đề ơ nhiễm mơi trường của xóm: mức độ ơ nhiễm, nguồn, các loại rác gây ô
nhiễm...
- Quan sát được các hành động, cử chỉ thái độ của người dân đối với vấn
đề ô nhiễm môi trường và đối với nhóm sinh viên.
- Quan sát được các việc làm, hành vi, thái độ và cách ứng xử của các
thành viên trong nhóm thực hành.
+ Nhược điểm:
- Quan sát chưa thực sự chi tiết, chỉ mới quan sát trong phạm vi hẹp
- Do hạn chế về thời gian nên chưa quan sát được cộng đồng nhiều
3. Bài học kinh nghiệm và kết luận
Hoạt động phát triển cộng đồng là một trong những hoạt động mang tính
xã hội cao, địi hỏi phải có sự tham gia tích cực từ cộng đồng. Xác định được vai
trị của mình, người tác viên cộng đồng phải cùng với cộng đồng đó bàn bạc để
đưa ra những giải pháp phù hợp cho vấn đề của cộng đồng. Tác viên cộng đồng
đóng một vai trị khơng nhỏ trong quá trình giải quyết vấn đề cho cộng đồng, là
cầu nối mang lại sự thức tỉnh cho cộng đồng đó.
Qua đợt thực tế này đã giúp tơi có cơ hội được vận dụng những kỹ năng
đã được học vào thực tiễn, được hoàn thiện kiến thức cả về mặt lý thuyết và thực
hành hơn... Đồng thời giúp tôi học hỏi và rút ra được rất nhiều kinh nghiệm bổ
ích cho bản thân từ việc tiếp xúc và làm việc trực tiếp với cộng đồng và người
dân.
Qua quá trình làm việc với cộng đồng, tôi đã mạnh dạn hơn trong việc
tiếp xúc và tìm hiểu các vấn đề của người dân. Rèn luyện cho mình những kỹ

6



năng cơ bản của nghành công tác xã hội như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng
vấn, kỹ năng lắng nghe, quan sát, thu thập thông tin...
Khi khai thác thông tin, để có được thơng tin chính xác thì càn có sự so
sánh, đối chiếu giữa các nguồn thơng tin với nhau. Điều khó khăn là cần phải
thu thập thơng tin, tiến hành phân tích, đối chiếu so sánh kết hợp với quan sát
thực tế để nhận nhận diện ra những vấn đề và nhu cầu của cộng đồng một cách
chính xác nhất.
Trong thực tế, có nhiều tình huống chúng ta cần phải linh hoạt để xử lý,
chứ không vận lý thuyết một cách máy móc, rập khn. Kinh nghiệm thực tế
chính là bài học đích thực cho mỗi cá nhân, là sự hợp lý hóa lý thuyết
Trong q tình làm việc với người dân, cần phải biết kiên nhẫn và lắng
nghe họ một cách thoải mái, tập trung nhất. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối
với người dân của sinh viên.
Đồng thời, đối với bản thân mỗi sinh viên thực tập thì cần nắm rõ kiến
thức về các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thiết lập các mối quan hệ, làm việc nhóm,
lắng nghe, quan sát, quản lý thời gian, lập kế hoạch...và đặc biệt không nên hứa
hẹn trước với người dân bất cứ điều gì.
Qúa trình làm việc cùng nhóm, cùng cộng đồng đã để lại cho tôi những
bài học thực tiễn quý giá mà không một bàu học nào trong sách vở có được.
Đây là lần đầu tiên tôi được làm việc tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng nên
bản thân tôi không thể tránh khỏi những sai sót trong việc vận dụng những kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp của mình. Nhưng đây sẻ là một bài học kinh nghiệm
quý giá cho sự chuẩn bị bước vào nghề trong tương lai của tôi. Tôi hi vọng sẻ có
thêm nhiều cơ hội thực tế cho sinh viên hơn nữa để chúng tơi có thể dần hồn
thiện bản thân mình hơn.

7




×