Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

báo cáo phát triển cộng đồng công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 14 trang )

BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

LỜI CẢM ƠN
Thực hành là hoạt động rất quan trọng đối với mỗi sinh viên nói chung và đối
với sinh viên chun ngành Cơng tác xã hội nói riêng. Đây thực sự là một hoạt
động có ý nghĩa và rất cần thiết trong q trình học tập và rèn luyện của mỗi sinh
viên. Với tính chất đặc biệt của ngành Công tác xã hội là làm việc trực tiếp với con
người nên thời gian thực hành chính là thời gian sinh viên được vận dụng những
kiến thức, kỹ năng đã học vào môi trường thực tiễn, qua đó hiểu rõ hơn về cơng
việc và ngành học mình đang theo đuổi, có thêm kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
cơng việc của mình trong tương lai.
Qua thời gian thực hành 2 tuần tại bản Cằng xã Môn Sơn huyện Con Cuông tuy
thời gian không dài nhưng đã giúp em rút ra những kinh nghiệm có ích cho cơng
việc sau này,tìm hiểu được những vấn đề mà cộng đồng nơi đây gặp phải.Bên cạnh
đó thực hành phát triển cộng đồng cịn là dịp tốt để em có cơ hội vận dụng những
kiến thức, kỹ năng cơ bản đã được học trên lớp vào môi trường thực tế.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo uỷ ban nhân dân xã Mơn
Sơn cùng với chính quyền địa phương,người dân tại Bản Cằng đã nhiệt tình đón
tiếp, tạo điều kiện, cung cấp tài liệu, thơng tin liên quan cho em để hồn thành mơn
học tại cơ sở trong suốt thời gian đi thực tế tại xã Môn Sơn.
Xin chân thành được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo khoa Lịch Sử-trường
Đại học Vinh, cùng các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Công tác xã hội khoa Lịch
Sử trường đại học Vinh đã cho phép và tạo điều kiện cho sinh viên đến địa bàn để
thực hành.


Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy Phùng
Văn Nam,thầy Hoàng Quốc Tuấn ,cô Võ Cẩm Ly,cô Phạm Thị Oanh,cô Phan Thúy
Hà đã hướng dẫn nhiệt tình chúng em trong thời gian thực hành tại xã Môn Sơn
huyện Con Cuông
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo khơng tránh khỏi


những thiếu sót . Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cơ giáo,
các bạn, cùng những người quan tâm tới đề tài này.


NỘI DUNG BÁO CÁO
I.Lí do chọn đề tài
Việt Nam 54 dân tộc anh em- mỗi dân tộc mỗi vùng miền có những nét đẹp văn
hóa riêng tạo nên cho đất nước vẻ đẹp thống nhất trong đa dạng.Ngày nay Đảng
,Nhà nước ta không ngừng quan tâm hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên
đời sống người dân từng bước được cải thiện đáp ứng nhu cầu của cuộc sống,
Tuy nhiên bên cạnh sự cải tiến,phát triển thì vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn
còn tồn tại nhiều vấn đề cần được khắc phục và giải quyết như :nghèo đói,thiếu đất
sản xuất,thiếu nước,ơ nhiễm mơi trường,tệ nạn xã hội….
Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề chun mơn mang tính ứng
dụng cao, nó đã và đang bước đầu tạo dựng những nền tảng và khẳng định vị thế
trong giải quyết vấn đề xã hội ở Việt Nam hiện nay. Và nếu Công tác xã hội là một
nghề với những phương pháp can thiệp chính của ngành Công tác xã hội, tuy nhiên
hiện nay vẫn chưa có thật nhiều nghiên cứu vận dụng các phương pháp này để can
thiệp cho cộng đồng một cách hiệu quả và hiện tại Công tác xã hội vẫn đang là một
khoa học còn khá non trẻ đối với nước ta, vẫn chưa tạo được một bề dày về những
kinh nghiệm thực tiễn.
Việc ứng dụng những tri thức Công tác xã hội và các khoa học liên ngành tiến
hành nghiên cứu hướng can thiệp nhằm giúp cộng đồng khắc phục ,giải quyết giúp
cộng đồng giải quyết vấn đề là vô cùng cần thiết ở Việt Nam hiện nay.
Đợt thực hành phát triển cộng đồng vừa qua tại Bản Cằng-Xã Môn Sơn-Huyện
Con Cuông được trực tiếp cùng sinh hoạt,làm việc với cộng đồng nơi đây cùng với
những thơng tin mà chính quyền địa phương cung cấp cho thấy tại đây cộng đồng
đang cịn nhiều vấn đề khó khăn,tồn tại cần được giải quyết.Một trong số đó là vấn



đề thiếu nước sạch trong sinh hoạt gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của
người dân tại bản.
Bởi vậy đây là lý do em chọn vấn đề thiếu nước sạch trong sinh hoạt làm vấn
đề nghiên cứu trong đợt thực hành phát triển cộng đồng để cùng với cộng đồng tìm
ra hướng giải quết phù hợp.

II.Khái niệm liên quan
Phát triển cộng đồng là một tiến trình dài hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội,
môi trường của cộng đồng. Sự phát triển cộng đồng có thể đạt được bằng nhiều con
đường, trong số đó con đường bền vững nhất, nhân văn nhất chính là con đường
đầu tư vào con người - những thành viên của cộng đồng để họ có đủ năg lực, kỹ
năng quản lý các vấn đề bằng nội lực kết hợp với sự hỗ trợ trong khuôn khổ chung
của Nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế .

1) Khái niệm cộng đồng.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau đưa ra khái niệm về cộng đồng, nhưng
khái niệm cộng đồng chung nhất được nhiều người sử dụng nhiều nhất đó là: Cộng
đồng là danh từ chung chỉ một tập hợp người nhất định nào đó có hai dấu hiệu
quan trọng; 1 họ cùng tương tác 9 tác động qua lại) với nhau; 2 họ cùng chia sẻ với
nhau( có chung với nhau) một hoặc vài đặc điểm vật chất hay tinh thần nào đó.

2) Khái niệm phát triển cộng đồng.
Phát triển cộng đồng là tiến trình giải quyết một số vấn đề, khó khăn đáp ứng
nhu cầu cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất tinh
thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia đoàn


kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với tổ chức và giữa
các tổ chức với nhau trong khuôn khổ cộng đồng.


III.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THIẾU NƯỚC SẠCH TRONG SINH
HOẠT
Môn Sơn là một xã nằm ở phía Tây Nghệ An cách trung tâm thị trấn huyện
30km, có 11 thơn bản, có đường 52 liên xã chạy qua, người dân ở đây chủ yếu là
dân tộc Thái sống ở dưới các chân núi,điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Theo thơng tin phỏng vấn 30 hộ dân tại bản Cằng cùng với thông tin thu thập
được từ cuộc họp dân bên cạnh vấn đề cáp thiết nhất là nghèo đói thì vẫn cịn
nhiều vẫn đề cộng đồng đang gặp phải như:thiếu nước sạch,tệ nạn xã hội,ô nhiễm
môi trường.Vấn đề thiếu nước sạch là một trong những vấn đề mà công đồng gặp
phải gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của cộng đồng bản Cằng.
Chị Hương trưởng bản cho biết:”Tình trạng thiếu nước sạch diễn ra phổ biến tại
bản đa số nước sinh hoạt ở đây đục ,nhiễm chua “
Trong đợt thực hành cùng sinh sống 18 ngày ở nhà dân trong quá trình sinh hoạt
bản thân em cũng nhận thấy nước sinh hoạt của người dân đa số bị đục và cặn bã
khi nước bơm lên .Nếu trong hộ gia đình đơng người và sử dụng nước trong 1 ngày
vào hết ngay nước thường hết không có để bơm lên dùng sinh hoạt phải đợi vào
ngày hơm sau mới có dùng lại.
Bên cạnh đó các dụng cụ để chứa nước,xử lý nguồn nước của các hộ dân tại
bản rất ít chỉ có khoảng 10% hộ dân có các bình lọc nước gia đình để xử lý nguồn


nước phục vụ sinh hoạt trong gia đình.Bản có 156 hộ trong đó có 20 nhà có nguồn
nước sinh hoạt các hộ gia đình đó có giếng đào sâu, 10 hộ được sử dụng nước sạch
từ dự án nước sạch từ khe ló về, cịn lại các hộ khác chỉ chờ vào nguồn nước mưa

Theo phỏng vấn chị Mạnh người dân tại bản cho biết:”Trong bản các hộ gia
đình đều dùng giếng tự đào hay sạt lở đất nên nước thường đục .Chưa có hệ thống
giếng khoan giếng đổ bê tơng để khắc phục tình trạng này.
Đặc biệt vào mùa khơ tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra nhiều hơn người dân

phải gánh nước ở các khe suối về dùng sinh hoạt,khơng có nước để sinh hoạt tại
nhà mọi hoạt động tắm rửa,giặt giũ được người dân thực hiên tại khe suối.”


Mùa khơ người dân chưa có hệ thống để dự trữ nước nên vấn đề đảm bảo cho nước
sinh hoạt được cung cấp đầy đủ là rất khó.
Mặc dù người dân có những biện pháp xử lý như bỏ phèn vào giếng nước để
nước đảm bảo hơn nhưng vẫn không có thay đổi.
Hiện nay tại bản có hệ thống bể chứa nước sạch lấy từ trên khe đá có hệ thống xử
lý có vịi dẫn nước về bản

Các hộ gia đình ,có một số hộ gia đình đã được sử dụng nguồn nước này.

IV. NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ THIẾU NƯỚC SẠCH TRONG SINH
HOẠT


Qua việc tìm hiểu về thực trạng vấn đề nghiên cứu chúng ta thấy được rằng vấn
đề thiếu nước sạch trong sinh hoạt của cộng đồng bản Cằng đang còn phổ biến. Sở
dĩ như vậy là do nguyên nhân sau:
Do cộng đồng nơi đây chủ yếu là đồi núi nên vấn đề cung cấp đủ nước sinh hoạt
cho người dân cịn khó nên đảm bảo đủ nguồn nước sạch là rất khó.
Khí hậu khắc nghiệt nắng gắt ,ít mưa nên tình trạng thiếu nước vào mùa khơ là rất
phổ biến.
Do đặc điểm của cộng đồng nơi đây hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả nên
hệ thống các mương nước xử lý cịn kém nên cũng có ảnh hưởng một phần nhỏ
đến hệ thống nước sạch.
Điều kiện kinh tế của cộng đồng khó khăn tại bản tỷ lệ hộ nghèo,cận nghèo chiếm
đa số nên các hộ gia đình chưa có điều kiện để lắp đặt các hệ thống chứa nước,dẫn
nước,lọc nước nên để nguồn nước đảm bảo và có dự trữ là rất khó.

Hộ gia đình khơng đủ kinh phí để đầu tư các giếng khoan,giếng bê tơng nên nguồn
nước từ giếng đất bị sạt lở là rất bẩn chưa sạch.


Các hộ dân chưa thực sự chú tâm đến nguồn nước đa số có tư tưởng đủ nước dùng
cho sinh hoạt và trong gia đình có giếng nước để phục vụ sinh hoạt hằng ngày là
được.
Ngoài những nguyên nhân trên cịn có một số ngun nhân khác như: nguồn hỗ
trợ cịn hạn chế, chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền địa
phương. Vì thế cho nên cần phải có những biện pháp tối ưu để khắc phục được
những nguyên nhân trên để đảm bảo nước sạch cho cộng đồng sinh hoạt an
toàn,hiệu quả.
V.GIẢI PHÁP
5.1. Cộng đồng nhận thức được vấn đề của mình


Tổ chức các buổi nói chuyện với cộng đồng cho các hộ dân nhận ra được vấn
đề của mình.Đưa ra các tác hại của nguồn nước không hợp vệ sinh để các hộ dân
nhanh chóng nắm bắt được vấn đề và điều quan trọng là các hộ dân tự mình đánh
giá vấn để thiếu nước sạch của gia đình ở mức độ nào.Thấy được những tác động,
ảnh hưởng của nguồn nước không đảm bảo.Nhận thức được nguyên nhân khiến
vấn đề của cộng đồng chưa được giải quyết tốt.
5.2 Tăng năng lục giải quyết vấn đề cho cộng đồng
Tác viên cộng đồng thông qua các buổi họp dân để phổ biến những nội dung liên
quan đến việc sử dụng nguồn nước làm sao cho phù hợp và có những cách thức xử
lý tiên tiến hiệu quả để từ đó các hộ dân có những cách nhìn nhận hợp lý có thể tự
bản thân xử lý,khắc phục trong điều kiện hoàn cảnh có thể.
Đưa ra những hình thức để xử lý nguồn nước sạch mà từ các địa phương khác áp
dụng:hệ thống bình lọc nước,bể chứa nước có dụng cụ che đậy,đổ cống bê tơng …
để hộ dân có thể định hướng từ đó bằng năng lực và tiềm năng có thể đẻ áp dụng

giải quyết.


5.3. Cải thiện môi trường xung quanh
Môi trường xung quanh đóng một vai trị rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn
nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Tác viên cộng đồng cần tuyên truyền cho các hộ dân vệ sinh khu vực xung quanh
giếng sạch sẽ,hệ thống chứa nước có che đậy và chùi rửa thường xuyên.
Đặt xa cách giếng với các chuồng trại chăn nuôi ,các hệ thống cống rãnh để xử lý
nguồn nước từ chăn nuôi đây là yếu tố tác động rất lớn đến nguồn nước.
Không vứt rác thải ,súc vật chết bừa bãi ra khe suối để khi tình trạng thiếu nước
diễn ra có nguồn nước để sinh hoạt.


5.4.Tăng cường chương trình hoạt động hỗ trợ địa phương,nhà nước và các
nguồn lực khác
Cần có các chương trình và kế hoạch cụ thể để nâng cao đời sống cho người dân
tại bản Cằng để giúp họ khắc phục những khó khăn trong cuộc sống.
Tác viên cộng đồng cùng với chính quyền địa phương huy động những nguồn lực
có thể đóng góp để giúp cộng đồng xây dựng những hệ thống xử lý nguồn nước có
hiệu quả.
Nhà nước cần có sự quan tâm hỗ trợ hơn nữa về vấn đề đảm bảo nguồn nước sạch
cho người dân sinh hoạt
VI.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
6.1Kết luận
Qua lý thuyết và thực tiễn đã nghiên cứu chúng ta đã thấy việc đảm bảo
nguồn nước sạch cho cộng đồng là một công việc hết sức quan trọng và lâu dài địi
hỏi cần có nhiều thời gian thực hiện trên để khơng cịn tình trạng thiếu nước sạch
trong sinh hoạt cho người dân tại bản. Để cộng đồng được khỏe mạnh khơng cịn
những căn bệnh ngồi da,đường ruột thì nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh là rất

quan trọng. Với ý nghĩa quan trọng đó thì địi hỏi các cấp các ban nghành đồn thể
những người có liên quan cùng nhau chung sức phát huy vai trò, trách nhiệm trong
việc giúp đỡ cộng đồng giải quyết vấn đề.
Với đề tài này sinh viên đã chỉ ra những vấn đề khó khăn cũng như thực
trạng vấn đề thiếu nước sạch tại bản Cằng, từ đó đưa ra những giải pháp để giúp
cộng đồng khắc phục tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt.


Em hi vọng với những giải pháp này có thể đem lại những hiệu quả nhất
định mang tính bền vững trong việc khắc phục nguồn nước sinh hoạt cho người
dân tại bản Cằng.
6.2Kiến nghị
- Đối với nhà nước cần cải thiện và nâng cao chương trình để hỗ trợ đồng bào dân
tộc thiểu số có điều kiện để xử lý nguồn nước để cộng đồng khơng cịn tình trạng
thiếu nước sạch trong sinh hoạt
+Cần tăng cường hợp tác quốc tế tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngồi đối với
cơng tác hỗ trợ xã hội cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
+Cần tăng cường kiểm tra, giám sát và xem xét mức độ tác động của nguồn
nước tới đời sống sinh hoạt của người dân.
- Đối với cộng đồng:Cần phải chú trọng đến nguồn nước trong sinh hoạt có
những biện pháp xử lý phù hợp để khơng cịn tình trạng thiếu nước sạch sinh
hoạt.Chính quyền địa phương cần tích cực vận động người dân trong việc đảm bảo
vệ sinh nguồn nước có như vậy thì sức khỏe người dân mới được đảm bảo.




×