“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DANH SÁCH NHĨM 9
STT
HỌ VÀ TÊN
MSSV
1
Mai Thị Lệ Dung
135D3801010203
2
Nguyễn Thị Hoa
135D3801010234
3
Nguyễn Thị Thanh Hoàn
135D3801010510
4
Phan Đức Hồng
135D3801010
5
Lê Thị Quỳnh Na
135D3801010191
6
Hồng Khánh Linh
135D3801010006
7
Phan Thị Mỹ Linh
135D3801010001
8
Nơng Thị Phương Thùy
135D3801010490
9
Trần Văn Tiến
135D3801010015
10
Nguyễn Thị Thanh Tâm
135D3801010230
11
Nguyễn Thị Thảo
135D3801010
12
Hồ Thi Trang
135D3801010021
13
Lê Thị Vân
135D3801010286
- Nhóm 9 -
- Trang 1 -
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH VIÊN
STT
HỌ VÀ TÊN
NHẬN XÉT, ĐÁNH
GIÁ
1
Mai Thị Lệ Dung
Tham gia đẩy đủ, sôi
nổi
2
Nguyễn Thị Hoa
Tham gia đẩy đủ, sơi
nổi
3
Nguyễn
Hồn
4
Phan Đức Hồng
Tham gia chưa đầy đủ
5
Lê Thị Quỳnh Na
Tham gia chưa đầy đủ
6
Hồng Khánh Linh
Tham gia chưa đầy đủ
7
Phan Thị Mỹ Linh
Tham gia chưa đầy đủ
8
Nông Thị Phương Thùy Tham gia đẩy đủ, sôi
nổi
9
Trần Văn Tiến
Thị
Tham gia đẩy đủ, sôi
nổi
10
Nguyễn
Tâm
11
Nguyễn Thị Thảo
Tham gia đẩy đủ, sôi
nổi
12
Hồ Thi Trang
Tham gia đẩy đủ, sôi
nổi
13
Lê Thị Vân
Tham gia đẩy đủ, sôi
nổi
- Nhóm 9 -
Thị
Thanh Tham gia đẩy đủ, sơi
nổi
Thanh Tham gia đẩy đủ, sôi
nổi
- Trang 2 -
XẾP LOẠI
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
LỜI MỞ ĐẦU
Như ta đã biết gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi
dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục
nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”.
Nhà nước ta hiện nay, mục tiêu, chuẩn mực cơ bản, trực tiếp mà
chúng ta hướng tới chính là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến
bộ và hạnh phúc. Trong gia đình cần chú trọng xây dựng quan hệ dân
chủ, bình đẳng giữa các thành viên, bình đẳng giữa con trai và con
gái, bình đẳng giữa các thành viên nam và thành viên nữ nhất là dân
chủ bình đẳng giữa vợ và chồng; điều này góp phần tạo nên sự nề
nếp, hoà thuận, kỷ cương trong mỗi gia đình. Yếu tố này trở thành
một trong những nội dung cơ bản và chủ yếu, cấp thiết trong xây
dựng gia đình mới ở Việt Nam.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã khơng ngừng
hồn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh
vực bình đẳng giới và được quy định trong một số văn bản pháp luật:
Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật
phịng chống bạo lực gia đình, các cơng ước quốc tế như cơng ước về
xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, công ước Liên hiệp
quốc về quyền trẻ em…mà trọng tâm là luật hơn nhân và gia đình
năm 2014. Luật Hơn nhân và gia đình khi điều chỉnh đã dựa trên các
nguyên tắc tự nguyện – tiến bộ. Thông qua các điều luật ta có thể
thấy rằng hệ thống pháp luật Nhà nước ta đang ngày càng khẳng
định quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình đặc biệt là
khẳng định quyền bình đẳng giữa vợ chồng về mọi mặt trong gia
đình.
Tuy nhiên, “bình đẳng về mặt pháp luật vẫn chưa phải là bình
đẳng trong đời sống”. Vì vậy, để làm rõ thực trạng vấn đề bình đẳng
giới trong gia đình, bình đẳng giữa các thành viên, quyền bình đẳng
giữa vợ chồng cũng như tìm ra các giải pháp thiệt thực để quyền
bình đẳng được thực hiện ngày càng đảm bảo và hiệu quả chúng em
đã chọn đề tài “Bình đẳng giới trong gia đình”
- Nhóm 9 -
- Trang 3 -
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN & CƠ SỞ PHÁP LÍ
1.1. Cơ sở lí luận:
1.1.1. Gia đình:
Theo khoản 2, điều 3, luật Hơn nhân và gia đình năm 2014: “Gia
đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hơn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa
họ với nhau theo quy định của Luật này.”
1.1.2. Bình đẳng giới:
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trị ngang nhau, được tạo
điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng
đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển
đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả
tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến
bản thân, gia đình và xã hội (bình đẳng trong tiếng nói).
1.1.3. Bình đẳng giới trong gia đình:
Bình đẳng giới trong gia đình là việc vợ và chồng, con trai và con gái,
các thành viên nam và nữ trong gia đình có vị trí, vai trị ngang nhau,
quyền được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự
phát triển của gia đình như nhau, quyền được thụ hưởng về thành quả
phát triển của gia đình và xã hội ngang nhau, quyền được tham gia quyết
định các vấn đề của bản thân và của gia đình. Trên cơ sở các quyền đó,
các thành viên trong gia đình được tự do tham gia vào các cơng việc gia
đình và ngồi xã hội tùy theo khả năng và sở thích của mình, được tự do
lựa chọn những vai trị giống nhau hoặc khác nhau trong gia đình tùy theo
mục đích của mỗi người, được tự do lựa chọn cách thức thụ hưởng các
thành quả tùy theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, bình đẳng khơng có
nghĩa là bằng nhau, do đặc điểm sinh học khác nhau và tính chất vai trị
khác nhau mà sẽ có những sự bình đẳng thực chất phù hợp với từng cá
nhân trong gia đình.
1.2. Cơ sở pháp lí:
- Nhóm 9 -
- Trang 4 -
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hiện nay quyền bình đẳng trong gia đình được quy định trong rất
nhiều các văn bản pháp luật như Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình,
Luật bình đẳng giới, Luật phịng chống bạo lực gia đình, các cơng ước quốc
tế như cơng ước về xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, công
ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em…Qua đó thể hiện quyền bình đẳng
giữa vợ chồng, giữa thành viên nam và thành viên nữ…
1.2.1. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng:
Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được quy định ở rất nhiều các văn
bản pháp luật:
+ Điều 40 Bộ luật dân sự năm 2005: “Vợ chồng bình đẳng với nhau,
có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan
hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc bền vững”.
+ Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Vợ, chồng bình
đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình,
trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cơng dân đươc quy định trong
Hiến pháp, luật nàu và các luật khác có liên quan”.
+ Khoản 1, Điều 18 Luật bình đẳng giới năm 2006: “Vợ, chồng bình
đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến
hơn nhân và gia đình”.
Và các văn bản Pháp luật khác.
Qua đó cho ta thấy rõ được sự bình đẳng về mọi mặt trong gia đình.
a. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân:
* Bình đẳng về việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia
đình:
Theo khoản 3, Điều 18 luật Bình đẳng giới năm 2006: “Vợ, chồng
bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng
biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp…”.
Hiện nay nhà nước ta đang thực hiện cuộc vận động “dân số kế
hoạch hóa gia đình” nhằm vận động các cặp vợ chồng chỉ sinh ít con và
giãn khoảng cách giữa mỗi lần sinh nhằm giảm bớt tỷ lệ gia tăng dân số.
Vì vậy, sinh đẻ có kế hoạch là nghĩa vụ chung của vợ chồng, vợ chồng
phải cùng nhau, tạo điều kiện cho nhau để thực hiện tốt nghĩa vụ này.
* Bình đẳng trong việc ni dạy con cái:
Theo khoản 1 điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cha mẹ có
nghĩa vụ “Thương u con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập,
giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở
thành người con hiếu thảo của gia đình, cơng dân có ích cho xã hội.”
Theo khoản 1 điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Cha, mẹ có
nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng con
- Nhóm 9 -
- Trang 5 -
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình.”
Do vậy, vợ chồng đều bình đẳng với nhau trong việc trong nom,
chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con, tạo điều kiện cho con sống trong môi
trường lành mạnh. Cha mẹ phải yêu thương con, tôn trọng ý kiến của con,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, quan tâm và chăm lo cho sự
phát triển của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức để con trở thành người
con hiếu thảo của gia đình và là cơng dân có ích cho xã hội. Nuôi dạy con
không chỉ là nghĩa vụ của vợ chồng đối với con mà còn là nghĩa vụ của họ
trước Nhà nước trong việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Nên vợ chồng cũng phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật khi họ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc chăm sóc,
ni dưỡng, giáo dục con.
* Bình đẳng trong việc lựa chọn nơi cư trú:
Theo điều 20 luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Việc lựa chọn nơi cư
trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong
tục, tập qn, địa giới hành chính”
Theo đó, việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng không bị ràng buộc
theo phong tục tập quán, địa giới hành chính, vợ chồng lựa chọn nơi cư trú
hoàn toàn dựa và hồn cảnh thực tế, tính chất hoạt động nghề nghiệp,
khả năng tài chính… Nếu vợ chồng có nơi ở chung sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau
ni dạy con. Nếu vì lí do nghề nghiệp mà vợ chồng khơng thể có nơi cư
trú chung thì mỗi người có quyền tự lựa chọn nơi cư trú của mình. Việc có
nơi cư trú chung hay riêng khơng ảnh hưởng tới việc vợ chồng thực hiện
các nghĩa vụ đối với nhau, với con cái và việc chăm lo xây dựng gia đình.
* Bình đẳng trong tự do tín ngưỡng, tơn giáo của vợ, chồng:
Theo điều 24 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng,
tơn giáo, theo hoặc khơng theo một tơn giáo nào. Các tơn giáo bình đẳng
trước pháp luật.”
Theo điều 22 luật Hơn nhân và gia đình 2014: “Vợ, chồng có nghĩa
vụ tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhau”.
Đây là mơt quy định nhằm xóa bỏ hiện tượng khi kết hơn một bên
vợ hoặc chồng ngăn cản sự tự do tín ngưỡng, tơn giáo của bên kia làm ảnh
hưởng không chỉ quyền của cơng dân được pháp luật quy định mà cịn ảnh
hưởng đến hạnh phúc gia đình. Khơng ít các trường hợp, vợ chồng mâu
thuẫn dẫn tới li hơn vì lí do bất đồng về tín ngưỡng, tơn giáo.
* Bình đẳng trong việc lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia
các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội:
Theo điều 23 luật Hơn nhân và gia đình 2014: “Vợ, chồng có quyền,
nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao
trình độ văn hóa, chun mơn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội.”
- Nhóm 9 -
- Trang 6 -
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hiến pháp của Nhà nước ta thừa nhận các quyền và nghĩa vụ cơ bản
của cơng dân trong đó có quyền có nghề nghiệp, quyền than gia vào các
hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Với tư cách là cơng dân thì
vợ, chồng đều được hưởng quyền cơng dân đó. Như vậy, vợ chồng có thể
cùng bàn bạc, giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau trong việc chọn nghề
nghiệp, học tập hoặc tham gia các hoạt động khác theo nguyện vọng và
khae năng của mỗi người và phù hợp với quy định của pháp luật trên
nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình. Quy
định này khơng chỉ khẳng định quyền bình đẳng giữa vợ chồng mà cịn
đảm bảo khuyến khích vợ chồng phát huy khả năng của bản thân để cống
hiến cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
* Bình đẳng trong việc đại diện nhau trước pháp luật:
Theo khoản 2 điều 24 luật Hơn nhân và gia đình 2014: “Vợ, chồng có
thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo
quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải
có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.”
Quy định này đã tạo điều kiện cho vợ chồng có thể ủy quyền nhau
xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự vì lí do nào đó mà
một bên không thể trực tiếp tham gia giao dịch khi giao dịch đó địi hỏi
phải có sự đồng ý của của vợ hoặc chồng.
Vợ chồng cũng có thể đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực
hành vi dân dự mà bên kia có đủ điều kiện làm người dám hộ hoặc khi một
bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được tòa án chỉ định
làm người đại diện theo pháp luật của người đó. (Khoản 3 Điều 24 Luật
Hơn nhân và gia đình 2014).
* Bình đẳng trong việc u cầu li hơn:
Theo khoản 1 điều 51 luật Hơn nhân và gia đình 2014: “ Vợ, chồng
hoặc cả hai người có quyền u cầu Tịa án giải quyết ly hôn”.
Quyền yêu cầu ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp
luật là quyền nhân thân gắn liền vợ chồng, chỉ có vợ hoặc chồng hay cả
hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu ly hơn và cơ quan có thẩm quyền giải
quyết u cầu ly hơn là Tịa án nhân dân. Trong q trình hơn nhân, khi
tình cảm vợ chồng khơng cịn dẫn đến tình trạng vợ chồng khơng thể
chung sống thì cả vợ và chồng đều có quyền u cầu tịa án cho họ ly hôn,
chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
b. Bình đẳng trong quan hệ tài sản:
Theo khoản 1 Điều 29 luật Hơn nhân và gia đình 2014: “Vợ, chồng
bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung; khơng phân biệt giữa lao động trong gia
đình và lao động có thu nhập”.
Tài sản là nguồn lực kinh tế trong đời sống vợ chồng, là cơ sở kinh tế
bảo đảm cho gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội. Cơng nhận và
bảo vệ quyền bình đẳng trong quan hệ tài sản giữa vợ chồng bằng pháp
luật là điều kiện tiên quyết để xác lập quyền bình đẳng về kinh tế giữa vợ
- Nhóm 9 -
- Trang 7 -
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
và chồng trong thực tiễn và nhằm bảo vệ khối tài sản chung, tránh những
trường hợp một trong hai vợ chồng có hành vi phá tàn tài sản chung, hủy
hoài tài sản chung hoặc tự mình thực hiện những giao dịch dân sự làm tổn
thất khối tài sản chung, ảnh hưởng đến những thành viên cịn lại trong gia
đình.
1.2.2. Bình đẳng giữa con trai và con gái:
Theo khoản 4, điều 18, luật Bình đẳng giới năm 2006 : “Con trai, con
gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học
tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển”.
Theo khoản 4, Điều 69, luật Hơn nhân và gia đình 2014: “ Không
được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hơn
nhân của cha mẹ…”
Theo Điều 4, luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004: “Trẻ
em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ,
con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tơn
giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám
hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo
quy định của pháp luật.”
Như vậy bình đẳng giới giữa con trai và con gái trong gia đình được
hiểu là trong gia đình giữa con trai và con gái bình đẳng trong việc, được
bố mẹ chăm sóc bảo vệ; có quyền được sống, bình đẳng về quyền được
học tập, bình đẳng trong việc thực hiện các công việc trong gia đình, bình
đẳng về quyền được nghỉ ngơi, được vui chơi và tham gia các hoạt động
vui chơi, giải trí phù hợp với lứa tuổi. Các thành viên khác trong gia đình
khơng được có hành vi phân biệt đối xử giữa các con.
Việc thực hiện vấn đề bình đẳng giới trong gia đình sẽ tác động trực
tiếp đến trẻ vì vậy sự quan tâm, chăm sóc giáo dục khơng phân biệt đối
xử giữa con trai và con gái trong gia đình và xã hội sẽ giúp thế hệ trẻ có
hành trang vững chắc bước vào đời.
1.2.3. Bình đẳng giữa các thành viên nam và nữ trong gia
đình:
Chương VI luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền
và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình cho ta thấy rõ được sự bình
đẳng giữa các thành viên trong gia đình, giữa ơng bà và các cháu; giữa
anh, chị, em với nhau và giữa cơ, dì, chú, bác và các cháu.
Từ đó ta thấy rằng tất cả mọi thành viên trong gia đình, bất kì là ai
đều có quyền bình đẳng với nhau về mọi mặt, khơng ai bị phân biệt đối
xử.
- Nhóm 9 -
- Trang 8 -
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA
2.1. Quá trình hình thành và phát triển vấn đề bình đẳng giới
trong gia đình ở nước ta:
2.1.1. Thời kì trước cách mạng tháng Tám năm 1945:
Ở nước ta trước cách mạng tháng Tám năm 1945 vấn đề bình đẳng
giới trong gia đình đã dần hình thành, tuy chưa nhiều nhưng cũng đã được
đề cập, quan tâm điều chỉnh ít nhiều. Trong đó, nổi bật là những quy định
của bộ luật Hồng Đức. Bộ luật đã có những điều luật quan tâm đến quyền
lợi cũng như sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trong gia đình như: con
gái có quyền hưởng di sản thừa kế của cha mẹ như con trai, vợ có thể kiện
chồng và bỏ chồng nếu bị chổng bỏ lửng 5 tháng, con gái thấy vị hơn phu
có ác tật thì có thể kêu quan trả đồ sính lễ…Những quy định đó đã cho
thấy vấn đề bình đẳng giới trong gia đình đã được đề cập đến.
Sau khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930) vấn đề bình
đẳng giới trong gia đình đã được Đảng hết sức quan tâm. Có thể nói vấn
đề bình đẳng trong gia đình ở Việt Nam được quan tâm từ khá sớm. Mặc
dù thế nhưng vì ảnh hưởng của chế độ phong kiến, tư tưởng Nho giáo nên
quyền gia trưởng của người chồng trong gia đình vẫn được bảo vệ mà
không quan tâm, bảo vệ quyền lợi của người mẹ. Trong gia đình, người vợ
vẫn phải phụ thuộc vào chồng và phục tùng chồng. Thuyết “Tam tòng, tứ
đức” và quan niệm “thuyền theo lái, gái theo chồng” đã phản ảnh một
cách đầy đủ và rõ nét sự bất bình đẳng đó.
Quan hệ vợ chồng trong gia đình lúc này là quan hệ phục tùng, bất
bình đẳng.
2.1.2. Thời kì sau cách mạng tháng Tám năm 1945 tới
nay:
Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa năm
1946 đã khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Điều 9 luật Hiến
pháp 1946 “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Đây là
cơ sở lí luận đầu tiên khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ và cũng
chính là cơ sở pháp lí xác nhận quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa
con trai và con gái.
Tiếp đó, trong các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, việc bảo đảm bình
đẳng giới đều được quy định rõ ràng. Khoản 1 và Khoản 3 Điều 26 Hiến
pháp năm 2013 quy định “cơng dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà
nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới” và “nghiêm
- Nhóm 9 -
- Trang 9 -
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
cấm phân biệt đối xử về giới”. Bên cạnh đó, Luật Bình đẳng giới (năm
2006), Luật Phịng, chống bạo lực gia đình (năm 2007) cũng đã được triển
khai thực hiện. Nhiều bộ luật khác có liên quan mật thiết đến quyền lợi
của nam giới và nữ giới như Luật Phòng, chống mua bán người (năm
2012), Bộ luật Lao động (năm 2012), Luật Việc làm (năm 2013),… đều
được lồng ghép vấn đề giới tính nhằm nâng cao địa vị của người phụ nữ
trong thời đại mới, họ ngày càng bình đẳng về mọi phương diện với đàn
ơng.
Cùng với việc hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, bộ máy
quốc gia về bình đẳng giới cũng được củng cố. Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên phạm vi tồn quốc. Để
thực hiện chức năng này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập
Vụ Bình đẳng giới. Các bộ, ngành khác phân công đầu mối tham mưu công
tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Ngồi ra, Ủy ban quốc gia vì sự
tiến bộ của phụ nữ Việt Nam - một tổ chức phối hợp liên ngành thành lập
từ năm 1993, vẫn tiếp tục được kiện toàn và nâng cao chất lượng, gồm
các thành viên là đại diện của nhiều bộ, ngành và cơ quan trung ương,
giúp phối hợp hoạt động có hiệu quả từ các ban, ngành vì mục tiêu bình
đẳng giới.
Vấn đề bình đẳng giới đang được nhà nước ta ngày càng quan tâm và
chú trọng. Việc bất bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội và trong gia
đình đang từng bước được xóa bỏ. Nước ta đang ngày càng hồn thiện vấn
đề bình đẳng và đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản và quan trọng.
2.2. Vai trị của bình đẳng giới trong gia đình:
Với tư cách là một thiết chế của xã hội, gia đình là một xã hội thu
nhỏ, gia đình phản ánh đầy đủ các vấn đề của xã hội, trong đó nổi bật
nhất là vấn đề bất bình đẳng giới. vì vậy, phụ nữ bình đẳng với nam giới
khơng chỉ góp sức cho xã hội giàu mạnh, văn minh mà trong gia đình là
ngọn nguồn của hạnh phúc, đã sản sinh và ni dưỡng thế hệ trẻ tốt đẹp.
Bình đẳng nam nữ là nền tảng văn hoá của con người, của gia đình và
hạnh phúc. Vai trị của phụ nữ được phát huy bình đẳng trong xã hội và
trong gia đình, mang một ý nghĩa lớn đối với sự giữ gìn và phát huy truyền
thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam và truyền thống văn hoá của dân tộc.
Văn hoá gia đình là nền tảng của văn hố xã hội, ở đó vai trị của người
phụ nữ với chức năng sàng lọc và giữ gìn văn hố dân tộc mang ý nghĩa
đặc biệt.
Người mẹ Việt Nam thời đại hôm nay đứng trước sứ mệnh sàng lọc và
truyền nối để bảo vệ nền văn hố dân tộc, trước tiên gia đình mình phải là
người có đức, có trí, có lực. Họ phải được bình đẳng thì mới đạt được
những chuẩn mực mang nội dung thời đại để từ đó xây dựng hạnh phúc
gia đình, ni dưỡng con cái trở thành con người mới. Trong gia đình, vợ
chồng thương u, tơn trọng lẫn nhau thì con cái mới được chăm sóc đầy
đủ và cảm nhận được sự ấm êm, hạnh phúc, luôn luôn là điển tựa cho con
người vượt qua mọi thử thách và đây cũng là nên tảng cho sự bình đẳng
giới ngày càng hồn thiện.
- Nhóm 9 -
- Trang 10 -
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời
đại, đặc biệt là ở cuộc sống hiện đại hóa cơng nghiệp hóa hiện nay. Bình
đẳng giới trong gia đình là mơi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là
trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được
hành động bình đẳng; bình đẳng giới trong gia đình là tiền đề quan trọng
cho sự thành cơng trong việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ em; bình
đẳng giới trong gia đình góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các
thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước; và bình đẳng
giới trong gia đình góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng thể
chế gia đình bền vững.
2.3. Thực trạng vấn đề bình đẳng giới trong gia đình ở Việt
Nam:
2.3.1. Thành tựu:
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước thực hiện nhiều bước đột
phá về nhận thức và hành động, từ khía cạnh luật pháp, chính sách đến
thực tiễn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng về bình đẳng giới. Việt
Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới
nhanh nhất trong vịng 20 năm qua. Điểm nổi bật trong việc bảo đảm
quyền lợi về giới ở Việt Nam là việc hoàn thiện khung luật pháp, chính
sách về bình đẳng giới.
Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình là một trong các mục
tiêu quan trọng đã và đang được thúc đẩy thực hiện ở Việt Nam. Một trong
những điểm dễ nhận biết nhất trong kết quả thực hiện bình đẳng giới, đó
chính là việc phân công, sắp xếp lại công việc trong gia đình một cách hài
hịa, hợp lý giữa người vợ và người chồng. Trong gia đình hiện nay, người
chồng đã biết chia sẻ với vợ về cơng việc nhà, chăm sóc con; người vợ
cũng đã chủ động chia sẻ với chồng gánh nặng kinh tế gia đình.
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 đã đề ra
mục tiêu: “Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc
làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người
dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động”. Năm
2012, lực lượng lao động cả nước khoảng 52,6 triệu người, trong đó lao
động nữ chiếm 48,7% và tỷ lệ phụ nữ tham gia điều hành, quản lý doanh
nghiệp đạt hơn 20% vào loại tỷ lệ khá cao so với khu vực và thế giới. Như
vậy, khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động đã được cải thiện,
phụ nữ ngày càng khẳng định được vai trị, vị trí của mình trong gia đình
và xã hội. Hiện nay,
Như vậy, trong gia đình, người phụ nữ đã được tôn trọng và được
tham gia nhiều hơn vào các quyết định quan trọng vào hoạt động sản
xuất nâng cao mức thu nhập về kinh tế. Phụ nữ có nhiều điều kiện hơn để
tham gia học tập và các hoạt động xã hội, đặc biệt là phụ nữ ở thành thị.
Phịng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới đang nhận được sự
quan tâm của xã hội. Nhiều cơ quan, tổ chức xã hội và các chương trình
dự án phát triển đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, phòng, chống
và hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình.
- Nhóm 9 -
- Trang 11 -
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cơng tác tư vấn, hỗ trợ hơn nhân, gia đình được đẩy mạnh. Nhiều mơ
hình được duy trì và nhân rộng, thu hút các nhóm phụ nữ tham gia, trong
đó nổi bật là mơ hình câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ
gia đình khơng có tệ nạn xã hội, nhóm tín dụng tiết kiệm lồng ghép truyền
thơng dân số/sức khỏe sinh sản gắn với bình đẳng giới. Các mơ hình mới
trong tư vấn, hỗ trợ hơn nhân gia đình, hơn nhân có yếu tố nước ngồi,
phịng, chống bạo lực gia đình, bn bán phụ nữ - trẻ em và các tệ nạn xã
hội khác đã được triển khai thực hiện bước đầu đáp ứng nhu cầu của các
nhóm phụ nữ. Các mơ hình nhóm trẻ gia đình, dịch vụ đưa đón con đi học,
chăm sóc người cao tuổi, dịch vụ giúp việc gia đình đã được một số cấp
hội thí điểm, góp phần hỗ trợ phụ nữ giảm bớt cơng việc gia đình để có
điều kiện tham gia cơng tác xã hội nhiều hơn.
Trong gia đình, vấn đề bình đẳng giữa các con cũng đang ngày được
xóa bỏ. Nhà nước cũng đã ban hành các chính sách nhằm đảm bảo quyền
bình đẳng cho các em từ khi cịn nhỏ. Điển hình là Luật bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em năm 2004. Việc đẩy mạnh giáo dục khoa học giới trong
hệ thống nhà trường cũng ngày càng được nâng cao, giúp cho trẻ em
nhận thức được những vấn đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản và
có hệ thống. Các hành động cụ thể trên sẽ tác động tích cực đến nhận
thức, hành vi, cơ hội của các em, điều đó góp phần rút ngắn khoảng cách
giới, tiến tới bình đẳng giới.
Ngồi ra, trong gia đình việc bình đẳng giữa các thành viên nam và
thành viên nữ như ơng bà, các cơ, dì, chú, bác…cũng ngày càng được chú
trọng. Hệ thống pháp luật đã có các điều luật cụ thể nhằm bảo về quyền
và lợi ích cho mọi thành viên trong gia đình, tránh sự mất bình đẳng gây
rối loạn trật tự xã hội và ảnh hưởng xấu tới nhận thức của các thế hệ sau.
Những kết quả quan trọng trên đây chính là tiền đề để chúng ta tiếp
tục thực hiện tốt việc bình đẳng giới ở Việt Nam trong 10 năm tới.
2.3.2. Hạn chế:
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, bất bình đẳng giới trên các
lĩnh vực vẫn còn tồn tại mà sự thiệt thòi chủ yếu vẫn thuộc về phụ nữ. Như
trong gia đình phụ nữ vẫn phải làm những cơng việc nội trợ là chủ yếu;
vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ trong q trình sinh con, ni con,
chăm sóc con cái, kế hoạch hóa gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình
vẫn cịn tồn tại và xảy ra ở một số nơi như phụ nữ ở vùng cao. Đối với
những gia đình ở khu vực nơng thơn, sự chuyển dịch lao động từ nông
thôn ra thành thị đã làm cho những người phụ nữ ở lại địa phương thêm
gánh nặng, vừa đảm nhận lao động sản xuất vừa lo toan việc nội trợ. Nếu
người đàn ông phải lao động, làm việc 8 tiếng trên ngày thì người phụ nữ
có thể đến 10 tiếng trên ngày hoặc hơn.
Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ tồn tại khá nghiêm trọng. Theo số
liệu thống kê của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch trong 6 tháng đầu năm
2013 cả nước đã có 13.562 vụ bạo hành gia đình. Nhận thức về pháp luật
của cán bộ và người dân về phòng, chống bạo lực gia đình cịn hạn chế.
Tại khơng ít địa phương, các cấp chính quyền, cộng đồng vẫn coi bạo lực
gia đình là chuyện riêng tư của mỗi gia đình.
- Nhóm 9 -
- Trang 12 -
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong nhiều gia đình, giữa các thành viên nam và nữ vẫn còn mang
nặng tư tưởng “trong nam khinh nữ”. Các bé trai vẫn được ưu tiên về mọi
mặt so với các bé gái về học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí.
Về mặt luật pháp, một số văn bản hướng dẫn, thể chế hóa quy định
của pháp luật liên quan đến bình đẳng giới chậm được ban hành. Việc
triển khai quy định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật và đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới
trong xây dựng và thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đạt
kết quả chưa cao. Việc tuyên truyền phổ biến việc bình đẳng giới trong gia
đình dù đã dược đẩy mạnh nhưng cịn một số địa phương chưa chú trọng,
các hoạt động tuyên tuyền giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế và yếu
kém.
2.3.3. Nguyên nhân:
Nhận thức về pháp luật của một bộ phận xã hội hiểu khơng đúng về
bình đẳng và bình đẳng giới, cịn quan niệm cho rằng bình đẳng giới là ưu
tiên cho phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của Uỷ
ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và của Hội phụ nữ VN và cho rằng
vấn đề bình đẳng giới trong gia đình là chuyện riêng của từng gia đình.
Nhận thức mang tính định kiến giới cịn tồn tại trong xã hội, nhất là lãnh
đạo, cán bộ, công chức và nam giới…
Do vẫn còn ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến gia trưởng cùng sự
biến đổi chậm chạp của ý thức xã hội, các thiên kiến về giới bám rễ lâu
đời trong một số tầng lớp nhân dân, do việc xem trọng gia đình của người
phụ nữ và hầu như nam giới chưa thay đổi quan niệm trụ cột của mình với
gia đình. Chính họ đã tự đặt cho mình trọng trách lớn, phụ nữ còn tự ti, an
phận, cam chịu và ln nghĩ mình là người hỗ trợ cho vai trò trụ cột của
chồng. Phong tục, tập quán lạc hậu theo kiểu “xuất giá tòng phu”, “con hư
tại mẹ, cháu hư tại bà”, “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”…còn tồn tại
khá phổ biến ở nhiều nơi là một trong những nguyên nhân cản trở mục
tiêu bình đẳng giới. Đối với những gia đình nơng thơn, sự chuyển dịch
nhân công lao động từ nông thôn ra thành thị (thường diễn ra với nam) đã
làm cho những người phụ nữ ở lại địa phương thêm gánh nặng: đảm nhận
cả lao động sản xuất lẫn việc nội trợ . Ở khu vực vùng sâu, vùng xa còn
nặng nề quan niệm con trai hơn con gái, cơng việc gia đình là trách nhiệm
của riêng phụ nữ, định hướng nghề nghiệp vẫn theo hướng truyền thống…
nên việc đầu tư cho trẻ em gái trong học tập không được chú ý và quan
tâm nhiều như với trẻ em trai. Mặt khác, trình độ học vấn cũng góp phần
quan trọng trong việc tạo quyền quyết định cho nam hay nữ.
Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới thiếu về số
lượng, hạn chế về kiến thức giới, bình đẳng giới và kỹ năng lồng ghép giới.
Xuất phát từ nhận thức và hiểu biết về bình đẳng giới chưa đồng đều, nên
việc đầu tư nguồn nhân lực cho hoạt động bình đẳng giới chưa được coi
trọng, thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, cơng chức chun mơn có
nhạy cảm giới và trách nhiệm giới, là nguyên nhân dẫn đến việc thiếu
thông tin, dữ liệu tách biệt theo giới tính hoặc có ít, khơng đầy đủ, khơng
đồng bộ, khơng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; thiếu các hướng dẫn kỹ
- Nhóm 9 -
- Trang 13 -
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
thuật lồng ghép giới để bảo đảm bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình; nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử
quy định trong hiến pháp chưa được cụ thể hố tồn diện và triệt để trong
các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; không quan tâm đến vai trò
của nam giới trong việc bảo đảm bình đẳng giới, mặc nhiên coi bình đẳng
giới là vấn đề của riêng phụ nữ. Chế tài xử phạt về vấn đề bất bình đẳng
giới trong gia đình cịn chưa nghiêm khắc, khơng mang tính giáo dục cao.
CHƯƠNG III – BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT
TRONG VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH
3.1. Đối với gia đình:
Gia đình – pháo đài kiên cố nhất của sự bất bình đẳng nam nữ và
cũng chính là mơi trường tuyên truyền, giáo dục tốt nhất về bình đẳng
giới. Gia đình đóng vai trị cơ bản trong việc định hình mối quan hệ giới
ngay từ những buổi đầu của cuộc sống con người và truyền tải chúng từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Gia đình là nơi xã hội hóa vấn đề giới, truyền
lại các kiến thức và kỹ năng về giới. Do vậy, nhận thức về bình đẳng giới
của các thế hệ đi trước trong gia đình như ông bà, cha mẹ… tác động rất
lớn đến nhận thức của các thế hệ kế tiếp. Trong gia đình, con người học
những bài học đầu tiên về tôn ti trật tự, về sự tuân thủ, sự phân biệt đối
xử. Con trai học cách quyết đoán và thống trị, con gái học sự phục tùng.
Gia đình chính là nơi tạo ra tôn ti trật tự. Sự nhận thức không đúng đắn về
giới và bình đẳng giới sẽ tạo ra những tơn ti trật tự trong đó làm giảm vị
thế của nữ giới, dẫn đến bất bình đẳng giới ngay trong gia đình.
Vai trị tun truyền, giáo dục về bình đẳng giới của gia đình khơng
chỉ thể hiện trong việc truyền dạy của ông bà, cha mẹ và các thành viên
khác của gia đình mà cịn thể hiện trong việc làm gương của cha mẹ, ông
bà và các thành viên khác trong gia đình. Cách đối xử của cha mẹ, ơng bà
với nhau phải thể hiện sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, bởi hành vi
của cha mẹ, ông bà sẽ là nguyên mẫu cho con cháu. Khi trong gia đình
cha mẹ, ơng bà tơn trọng nhau, chia sẻ cơng việc gia đình, cùng nhau bàn
bạc và giải quyết các vấn đề… sẽ là tấm gương sáng cho con cháu học
tập. Ngược lại, các hành vi thể hiện sự phân biệt đối xử hoặc bạo lực gia
đình trên cơ sở giới, hình phạt cho các hành vi khơng đúng đắn, các mẫu
người đàn ơng và phụ nữ trong gia đình… sẽ tác động tiêu cực đến hành vi
và nhận thức về bình đẳng giới đối với thế hệ trẻ.
Như vậy, để có được bình đẳng giới, trước hết trong gia đình cha mẹ,
ơng bà cần phải nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vì chính họ là tác
nhân quan trọng nhất trong trong việc tuyên truyền, giáo dục về bình
đẳng giới cho thế hệ trẻ. Khi các thành viên gia đình nhận thức đúng đắn
về bình đẳng giới thì trẻ em trai và trẻ em gái ngay từ khi chào đời đã
được cha mẹ, những người lớn tuổi đối xử bình đẳng. Khi lớn lên, được
chứng kiến quyền bình đẳng giữa cha mẹ, ông bà; được hưởng quyền và
thực hiện trách nhiệm bình đẳng với nhau. Gia đình mà trong đó nam giới
- Nhóm 9 -
- Trang 14 -
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
và nữ giới được bình đẳng với nhau sẽ tiếp tục là môi trường tuyên truyền,
giáo dục hiệu quả nhất về bình đẳng giới.
3.2. Đối với xã hội:
Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình giúp con cái mỗi gia đình
được ni dưỡng, chăm sóc chu đáo, học hành tốt, lớn lên trở thành những
công dân tốt của xã hội. Sự quan tâm, giáo dục của gia đình đối với con
cái là mơi trường quan trọng giúp mỗi người hòa nhập vào cộng đồng và
xã hội, thích ứng với địi hỏi về nghề nghiệp, đạo đức, vốn sống của mỗi
người và giúp con cái tránh những tệ nạn xã hội nảy sinh. Song song với
đó, vai trò của Đảng và Nhà nước trong vấn đề bình đẳng giới cũng rất
quan trọng, cần xem việc thực hiện bình đẳng giới là một cơng việc lâu dài
và cần sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Trong những năm qua, Đảng
và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhiều bước đột phá về nhận thức và hành
động, từ khía cạnh luật pháp, chính sách đến thực tiễn. Để thực hiện tốt
vấn đề bình đẳng giới trong gia đình hiện nay, thiết nghĩ cần thực hiện
những giải pháp như sau:
Thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các vấn đề
giới, bình đẳng giới trong gia đình được quy định trong các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xem việc thực hiện bình
đẳng giới là một công việc lâu dài và cần sự phối hợp đồng bộ của tồn xã
hội. Từ đó mỗi người ý thức tốt về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình.
Trách nhiệm bình đẳng giới khơng chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà
là trách nhiệm của mỗi gia đình và tồn xã hội; là cơ sở quan trọng để xây
dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.
Hai là: Tạo điều kiện thuận lợi để mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn đấu
vươn lên, tự giải phóng mình; khơng ngừng cố gắng học tập nâng cao kiến
thức để khẳng định vai trò, ví trí của mình trong gia đình và ngồi xã hội.
Ba là: Đẩy mạnh giáo dục khoa học giới trong hệ thống nhà trường
(đặc biệt là các trường THPT), giúp cho thanh, thiếu niên nhận thức được
những vấn đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản và có hệ thống; giúp
các em ý thức được trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình sau này.
Bốn là: Nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trị gia đình và bình
đẳng giới. Tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp lý về bình đẳng giới. Kiên
quyết đấu tranh loại bỏ các hành vi bạo lực gia đình. Gia đình là tế bào
của xã hội, mỗi thành viên trong gia đình được bình đẳng, tơn trọng lẫn
nhau thì xã hội sẽ cơng bằng và văn minh.
- Nhóm 9 -
- Trang 15 -
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KẾT LUẬN
Nhìn chung, việc bảo đảm quyền bình đẳng giới trong gia đình ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay có tiến bộ vượt bậc so với trước. Vấn đề
bình đẳng giới đặc biệt là bình đẳng giới trong gia đình đã được Đảng, Nhà
- Nhóm 9 -
- Trang 16 -
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
nước ta đánh giá là có vai trị quan trọng trong q trình phát triển của
đất nước. Do đó, bình đẳng giới trong gia đình trở thành trung tâm của
phát triển, là một mục tiêu phát triển, là một yếu tố để nâng cao khả năng
tăng trưởng của quốc gia, xóa đói giảm nghèo và quản lý nhà nước có hiệu
quả. Thiên vị và bất bình đẳng giới gây tổn hại đến thế hệ tương lai và làm
cho sự chênh lệch giữa nam và nữ trong gia đình và ngồi xã hội trở nên
dai dẳng. Bất bình đẳng giới trong gia đình ảnh hưởng xấu đến sự phát
triển của cá nhân và của đất nước.
Theo các kết quả nghiên cứu, ba yếu tố quan trọng có ảnh hưởng
đến bình đẳng giới là: Các thể chế (gồm các chuẩn mực xã hội, luật pháp
và thị trường); gia đình; nền kinh tế. Trong ba yếu tố đó thì yếu tố gia đình
tác động trực tiếp và thường xuyên nhất. Vì vậy, gia đình là mục tiêu quan
trọng nhất của cuộc cách mạng về giới. Con đường nhận thức và hành
động vì sự bình đẳng giới phải bắt đầu từ gia đình và ngay trong gia đình.
Bất bình đẳng giới là nguồn gốc cơ bản về lịch sử, xã hội của những mâu
thuẫn cơ bản, chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Những nhu cầu, lợi ích cá
nhân không được đáp ứng trong hôn nhân dần trở thành xung đột và kéo
theo hậu quả tiêu cực về mặt xã hội và gia đình. Do vậy, thực hiện bình
đẳng giới trong gia đình là giải phóng phụ nữ - giải phóng một nửa của xã
hội và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững. Bình đẳng giới nói
chung và bình đẳng giới trong gia đình nói riêng khơng phải chỉ vì phụ nữ,
cũng khơng phải chỉ là vấn đề của phụ nữ mà cịn là vì nam giới, là vấn đề
của cả nam giới. Để có sự bình đẳng giới một cách thiết thực, địi hỏi phải
có sự tham gia của cả nam giới và nữ giới.
Hiện nay, phụ nữ và nam giới đã có sự bình đẳng về thực chất trong
gia đình trên các lĩnh vực cuộc sống, tuy nhiên, việc thực hiện quyền bình
đẳng giữa nam và nữ còn nhiều hạn chế Phấn đấu để khắc phục những
khoảng cách giới là nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo đảm lợi ích của từng
giới trong việc thực thi quyền con người ở Việt Nam như lời căn dặn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, coi vấn đề bình đẳng nam - nữ là “một cuộc cách
mạng khá to và khó. Vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn
năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi
tầng lớp xã hội... Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến tồn dân.
Dù to và khó nhưng nhất định thành cơng”.
- Nhóm 9 -
- Trang 17 -
“Bình đẳng giới trong gia đình”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Luật Hơn nhân và gia đình” (Nhà xuất bản CAND năm
2013).
2. Hiến pháp Việt Nam năm 1946.
3. Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
4. Luật Dân sự 2005.
5. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2013.
6. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
7. Luật Bình đẳng giới năm 2006 các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan.
8. Tạp chí Cộng sản ngày 4//2014 : “Bảo đảm quyền bình đẳng giới ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
9. Tạp chí Dân chủ và pháp luật ngày 1/7/2013: “Vai trị của gia đình
trong nhận thức và thực hiện bình đẳng giới”.
10. Các tờ báo: Báo An Ninh, Báo Dân trí, Báo Ấp Bắc, Báo
Vnexpress...
- Nhóm 9 -
- Trang 18 -