MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN............................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................3
2. Một số khái niệm liên quan............................................................................3
PHẦN I: LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CƠ SỞ
THỰC HÀNH......................................................................................................5
1.1. Mơ tả lược sử cơ sở thực hành....................................................................5
PHẦN II: MƠ TẢ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI TẠI CƠ SỞ THỰC HÀNH........7
2.1. Thực trạng nghèo đói tại bản Xiềng...........................................................7
2.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.................................................................9
2.3. Hậu Quả.......................................................................................................11
2.4. Giải pháp.....................................................................................................11
PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM; KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT.........13
3.1. Bài học kinh nghiệm...................................................................................13
3.2. Kiến nghị và đề xuất...................................................................................13
PHẦN IV: KẾT LUẬN......................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................16
0
LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực hành phát triển cộng đồng là khoảng thời gian quý báu để
tôi được tiếp xúc với thực tế đời sống của bà con dân tộc nơi vùng cao, tạo điều
kiện cho mỗi sinh viên được tiếp tục học hỏi, thực hành những kiến thức đã
được học tập tại trường học, từ đó tìm hiểu, đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn
để từng bước hoàn thiện, nâng cao nhận thức lý luận và thực hành đã được đào
tạo. Đây cũng là cơ hội để tôi và các sinh viên khác có thể phát huy tính sáng tạo
của mình đi đơi với tích lũy kinh nghiệm phục vụ công việc sau khi ra trường.
Và trong suốt quá trình thực hành phát triển cộng đồng tại Bản Xiềng
ngoài sự nỗ lực của bản thân , bài báo cáo cịn nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ
phía Thầy Cơ giáo, gia đình, bạn bè, và chính quyền địa phương
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tập thể giáo viên hướng
dẫn của tổ bộ môn ngành Công tác xã hội khoa Lịch Sử trường Đại Học Vinh,
những người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tơi hồn thành đề tài này. Đồng
thời tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ, lãnh đạo Uỷ Ban Nhân
Dân xã Môn Sơn, Con Cuông, Nghệ An, đặc biệt là Ban lãnh đạo thôn Bản
Xiềng,các gia đình, cá nhân trên địa bàn Bản Xiềng đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình thực hành phát triển cộng đồng.
Vì kiến thức, kinh nghiệm cịn hạn chế nên bài báo cáo khơng thể tránh
khỏi được những thiếu sót nhất định. Chúng tơi rất mong nhận được sự góp ý từ
các Thầy, Cơ giáo để bài báo cáo được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Nguyệt
1
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi lịch sử phát triển của xã hội lồi người có sự phân chia giai cấp,
vấn đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và cho đến nay vẫn đang tồn tại như
một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của từng Quốc gia, từng khu
vực và toàn bộ nền văn minh hiện đại của nhân loại. Mục tiêu xố đói giảm
nghèo ln được đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội khơng chỉ ở
nước ta mà cịn ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, những năm gần đây nhiều
quốc gia và tổ chức quốc tế rất quan tâm tìm các giải pháp hạn chế nghèo đói và
giảm dần khoảng cách phân hố giàu, nghèo trên phạm vi tồn thế giới.
Chính vì vậy vấn đề nghèo đói đang trở thành một vấn đề nóng bỏng; hậu
quả của nó là rất nghiêm trọng.
Thực tế nghèo đói đang được đẩy lùi nhưng những hộ thốt nghèo lại có
nguy cơ tái nghèo rất cao; thốt nghèo khơng bền vững.
Với một tỷ lệ khơng nhỏ số dân đang sống trong cảnh cùng cực, ViệtNam
sẽ khó thực hiện được tiến trình Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Vấn
đề đặt ra là phải làm sao đẩy lùi được tình trạng đói nghèo xuống. Nhưng muốn
có nhữngchính sách, biện pháp xố đói giảm nghèo hiệu quả thì nhất thiết phải
hiểu được những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng nghèo đói của Việt
Nam.Nhận thức được yêu cầu bức thiết đó, nghiên cứu này sẽ tập trung đi sâu
vào thực trạng nghèo đói ở một cộng đồng cụ thể, các nguyên nhân làm cho một
số người rời vào cảnh khối cùng. Nó ảnh hưởng như thế nào, tác động ra sao đến
chất lượng cuộc sống của người dân. Cuối cùng, nghiên cứu sẽ đưa ra một số
giải pháp mang tính định hướng để giúp xố đói giảm nghèo hiệu quả hơn.
2
1. Lý do chọn đề tài
Tại bản Xiềng huyện Con Cng đang tồn tại nhiều vấn đề như nghèo
đói, ơ nhiễm môi trường ,tảo hôn,sinh con thứ 3,nước sạch . Tuy nhiên nghèo
đói đang là vấn đề khó khăn nhất; được người dân quan tâm mong muốn thoát
nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Trước hết nghèo đói là thách thức khó khăn cho tồn bộ cộng đồng bản
Xiềng nó kìm hãm sự phát của mỗi gia đình mỗi con người. Đời sống con người
bị giảm xuống mọi nhu cầu về y tế; giáo dục; các dịch vụ khác đều không được
đáp ứng.
Chính vì vậy nghèo đói tại bản Xiềng là vấn đề mà tôi lựa chọn đẻ thực
hiện bài báo cáo này.
2. Một số khái niệm liên quan
• Cơng tác xã hội là hành động chuyên môn nhằm giúp con người đáp ứng
nhu cầu nảy sinh trong cuộc sống trong quá trình tương tác giữa cá nhân và mơi
trường giúp con người phát huy hết tiềm năng của họ.
Tác viên cộng đồng là gì?
Tác viên cộng đồng (TVCĐ) là những người được đào tạo, có kiến thức,
có kỹ năng làm việc với cộng đồng một cách chuyên nghiệp. TVCĐ có thể là
cán sự xã hội, đến làm việc ở cộng đồng trong một thời gian, hỗ trợ cộng đồng,
người dân trong việc phát triển năng lực của mình trong tiến trình phát triển
cộng đồng sau đó đi đến những cộng đồng yếu kém khác nhau nhưng tác viên
cộng đồng cũng có thể là những người cán bộ làm việc vận động quần chúng
sống và làm việc lâu dài, mãi mãi với người dân ở địa phương.
Cộng đồng là gì?
3
Cộng đồng là danh từ chung chỉ một tập hợp người nhất định nào đó với
hai dấu hiệu quan trọng: họ cùng tương tác và chia sẻ với nhau một hoặc một vài
đặc điểm vật chất hay tinh thần nào đó.
Vấn đề cộng đồng là gì?
Vấn đề cộng đồng làn những khó khăn, những trở ngại, những rào cản
trong tiến trình thực hiện nhu cầu chính đáng, hợp pháp ở các lĩnh vực đời sống
kinh tế, văn hóa, quản lí xã hội,… ngăn cản q trình phát triển của cộng đồng.
Ván đề cộng đồng thực chất là vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình tương tác
giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau, giữa cá nhân và tổ chức, giữa các
tổ chức với nhau, giữa người quản lí với người bị quản lí,… liên quan đến môi
trường sinh sống, sự phân phối sản phẩm xã hội, điều kiện phát triển của người
dân trong cộng đồng.
Phát triển cộng đồng là gì?
Phát triển cộng đồng là tiến trình giải quyết một số vấn đề, khó khăn,
đáp ứng nhu cầu của cộng đồng hướng tới sự phát triển không ngừng về đời
sống vật chất, tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng
cường sự tham gia đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa
người dân với tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong khuôn khổ cộng đồng
- Khái niệm nghèo đói
• Theo ngân hàng thế giới: nghèo là tình trạng bị thiếu vốn ở nhiều phương
diện, thu nhập hạn chế, hoặc thiếu các cơ hội để tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm
bảo tiêu dùng trong lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi
(thiên tai, lũ lụt, tệ nạn xã hội, bệnh tật). Ít có khả năng truyền đạt u cầu tới
những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định,
cảm giác bị sỷ nhục, khơng được tơn trọng đó là những khía cạnh của nghèo.
• Nghèo đói là tình trạng kệt quệ, bao gồm nhiều khía cạnh từ thu nhập
hạn chế, đến tính dễ bị tổn thương do gặp phải những tai ương bất ngờ ít có khả
4
năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản và thiếu cơ hội tham gia vào quá
trình ra quyết định chung.
PHẦN I: LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CƠ
SỞ THỰC HÀNH
1.1. Mơ tả lược sử cơ sở thực hành
Nằm ở phía tây Nghệ An, Con Cng được coi là một trong hai cửa ngõ ,
chìa khóa đi vào Miền Tây Xứ Nghệ. Với vị trí, phía trên tức Tây giáp huyện
Tương Dương, phía dưới tức Đơng Bắc giáp huyện Quỳ Hợp, phía Đơng Nam
giáp huyện Anh Sơn trùng điệp, qua dãy Trường Sơn là nước Cộng hịa Dân chủ
Nhân Dân Lào. Như vậy Con Cng, lưng dựa vào dãy Trường Sơn vững chải.
Từ cái lưng này Con Cng trải rộng trên một diện tích tự nhiên 164,51 Km2,
trong đó 144,013 km2 là rừng núi , với nhiều dân tộc chung sống, với nhiều tài
nguyên quý báu.
Huyện có nhiều sơng suối nhỏ rải rác như Khe Mọi, Khe Choăng, Khe
Thơi, sông Giăng,... phân bố rộng khắp trên địa bàn. Thực vật đã phát hiện 986
loài, trong đó 44 lồi được ghi vào "Sách Đỏ Việt Nam". Với độ tán che trên
70%, rừng Con Cng có gần 12 triệu m3 gỗ, trên 140 triệu cây nứa, mét và
nhiều loại gỗ quý như Pơ Mu, Sa Mu, Trầm, Lát hoa, Kiền kiền. Động vật gồm
64 lồi có vú, 137 loài chim, 25 loài lưỡng cư, 45 loài cá với nhiều loài được coi
là thú quý như: voọc, vượn đen má trắng, hổ, bị tót,... Đặc biệt, Sao La là loài
động quý hiếm ở vùng nhiệt đới. Phong phú về loại hình rừng, thảm động thực
vật cùng với các danh thắng, di tích như: thác Khe Kèm, thác Bổ Bố (Vải
trắng),... và nhất là 67 nghìn ha rừng thuộc Vườn quốc gia Pù Mát, hơn 6 nghìn
ha thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã tạo cho Con Cng nhiều tiềm
năng du lịch, có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước,...
5
Ngồi thế mạnh trên, huyện cịn có nhiều tài ngun khống sản như đá
đen, đá trắng, chì, vàng, sa khống,....Đáng chú ý có một số mỏ đá lớn như mỏ
đá hoa Lèn 2/9 tại thị trấn Con Cuông với trữ lượng 4,5 triệu m3, mỏ đá hoa
Làng Pha, thuộc xã Yên Khê có trữ lượng 170 triệu m3, mỏ đá vơi đen Tân Lập
có trữ lượng 1,33 triệu m3,...
Vùng đất có những nét văn hố riêng, đặc sắc với 4 dân tộc cùng sinh
sống gồm người Thái, Đan Lai (Thổ), Kinh và Hoa. Tuy khác nhau về trình độ,
cách thức sản xuất, sinh hoạt, nhưng các dân tộc ln đồn kết.
Con Cng cũng gặp khó khăn về giao thơng. Mọi giao thương với bên
ngồi chủ yếu thơng qua quốc lộ 7. Do địa hình phức tạp, độ dốc cao nên việc
thi công, nâng cấp và bảo vệ những hạng mục hạ tầng cơ sở còn gặp trở ngại
lớn. Là huyện vùng cao, Con Cng có 11/13 xã, thị trấn đang hưởng trợ cấp từ
Chương trình 135.
Mỗi xã đều có trường mầm non, trung học cơ sở, nâng tổng số lên 57
trường. Chất lượng giáo dục được cải thiện với tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp
đạt trung bình trên 90%. Đến năm 2003, tồn huyện có hơn 60% gia đình văn
hố, 111 bản Hương ước tiến bộ. Các phong trào như toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hố, đấu tranh chống tệ nạn xã hội có nhiều chuyển biến tích
cực
Lịch sử phát triển cộng đồng của bản Xiềng gắn liền với lịch sử phát triển
của xã Môn Sơn .Những biến cố thay đổi của xã Môn Sơn có ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển của bản Xiềng.Trải qua quá trình phát triển và hình thành , qua
nhiều thời kì vùng đất này đã có sự thay đổi địa giới hành chính và với tên gọi
bản Xiềng cho đến nay.
Bản Xiềng thuộc xã Môn Sơn đang là một bản nghèo địa hình phức tạp
khó quản lý đời sống của người cịn gặp nhiều khó khăn.
6
Bản Xiềng là vị trí tương đối quan trọng của xã Môn Sơn - huyện Con
Cuông - tỉnh Nghệ An. Là khu vực tiếp giáp với trục đường cái liên thơn
Địa hình chung của bản là đồi núi và thung lũng, lại xa khu vực trung tâm
nên đây là điều khó khăn cho bản phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và cơ sở hạ
tầng.
PHẦN II: MÔ TẢ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐĨI TẠI CƠ SỞ THỰC HÀNH
Nghèo đói đang là vấn đề khó khăn nan giải được người dân tại bản Xiềng
quan tâm; họ mong muốn được thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống;để có
được cuộc sống tốt đẹp hơn.
2.1. Thực trạng nghèo đói tại bản Xiềng
- Năm 2013 tổng số hộ tại bản xiềng là 101 hộ trong đó có.
56 hộ nghèo
34 hộ cận nghèo
10 hộ khơng nghèo
Số hộ nghèo chiếm 56% tổng số hộ của bản
- Năm 2014 tổng số hộ là 104 hộ trong đó có
18 hộ nghèo
65 hộ cận nghèo
21 hộ không nghèo
Qua hai năm 2013 và 2014 ta có thấy số họ nghèo đã giảm hơn nữa và
còn giảm mạnh từ 56 hộ nghèo năm 2013 xuống còn 1tam hộ nghèo năm 2014.
Tuy nhiên xu hướng giảm này không bền vững. Số hộ cận nghèo lại tăng cao
năm 2014 là 34 hộ đến năm 2015 đã tăng lên 65 hộ cận nghèo điều này cho thấy
rằng những hộ cận nghèo này cũng có thể tái nghèo cho nên chưa bền vững.
7
- Những hộ nghèo tại bản thường là những hộ thiếu đất sản xuất; không
đủ ăn ; đơn thân; đau yếu; thu nhập thấp hay những hộ vừa mới ra ở riêng nhà ở
cịn khó khăn.
- Nhóm yếu tố đặc trưng hộ nghèo tại bản Xiềng
Khó khăn về nhà ở ( nhà ở kém chất lượng ; nhà tạm ; đơn sơ )
Hộ có 2/3 số thành viên là người ăn theo
Hộ khơng có nhà vệ sinh
Hộ có trẻ em từ 6 – 15 tuổi không đến trường do không có tiền
Hộ dùng đèn dầu nến do khơng có tiền sử dụng điện.
Danh sách hộ nghèo tại bản Xiềng năm 2014
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Họ và tên hộ
Lô Văn Lá
Vi Văn Long
Mai Văn Hợi
Vi Văn Huỳnh
Cao Dỗn Khai
Trần Văn Lâm
Lương Thị Lý
Vi Văn Minh
LơThị Tam
Lê Văn Năm
Vi Đình Phan
Lữ Thị Phúc
Vi Thị Phương
Lương Thị Sơn
Lương Thị Hỏa
Lô Văn Nam
Ngân Văn Tuấn
Vi Văn Thanh
- Tại bản Xiềng diện tích trồng lúa nước là 24.8 ha
- Diện tích do hộ nghèo chăm sóc và bảo vệ 65 ha
- Diện tích đã dao khốn cho hộ 77.5 ha
8
Số nhân khẩu
4
3
5
2
4
3
3
7
6
5
5
2
3
1
2
4
3
4
- Số hộ nghèo nhận được giao khốn chăm sóc và bảo vệ 6.41 hộ
- Số nhân khẩu hộ nghèo nhận được giao khốn chăm sóc bảo vệ 35.7 hộ
- Các hộ nghèo tại bản đã nhận được sự giúp đỡ; hỗ trợ từ nhà nước qua
các chương trình cụ thể như 135 ; chương trình nơng thơn mới cụ thể :
Về nhà ở được hỗ trợ lợp ngói thay cho mái tranh.
Hộ nghèo được nhà nước hộ trợ công trình nước sạch 1 hộ/ 1 300 000
đồng quyết định 102 đang chuẩn bị được triển khai có danh sách kèm theo.
Hàng năm hộ nghèo được hưởng 100 000 đồng để ăn tết cùng với 15kg
gạo.
Thực hiện giai đoạn 2/ 167 : 1tam hộ nghèo sẽ nhận được giống lúa lai mà
mình đã đăng kí và cả muối ( 1 khẩu/ 100 000 đồng nhà nước chỉ hỗ trợ bằng
hiện vật không hỗ trợ bằng tiền )
- Đất sản xuất những hộ dưới 3000 m2 đều được hỗ trợ phục vụ sản xuất ;
ngồi ra cịn hộ trợ những hộ nghèo có thành viên đi xuất khẩu lao động để thoát
nghèo cải thiện cuộc sống.
- Con em hộ nghèo đi học đều được miễn giảm học phí và cung cấp tiền
ăn cho các em học sinh nội trú.
- 100% hộ nghèo; hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế .
- Về nhà ở có rất nhiều hộ đang ở trong những căn nhà dột nát ; mái tranh
khômg đảm bảo; kém chất lượng.
- Về nước sạch : hầu hết các gia đình được hỏi đều trả lời khơng có nước
sạch để dùng chủ yếu sử dụng nước giêng bơm lên hoạc từ các khe suối trong
rừng.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói
Có hai nguyên nhân dẫn đến nghèo đói nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan:
9
- Nguyên nhân khách quan
Do địa hình hiểm trở; chủ yếu là đồi núi; khó canh tác; giao thơng đi lại
khó khăn.
Đất chủ yếu là đất pha sỏi; đá kém phì nhiêu khó canh tác.
Cơng trình thủy lợi cịn hạn chế chưa đáp ứng cho việc tưới tiêu
Thiếu đất để sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước và các loai cây trồng
phuc vụ đời sống hàng ngày
Khí hậu : mùa đông lạnh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng và
vật ni. Vào mùa nóng : thiếu nước sản xuất và sinh hoạt
Các chính sách của Đảng và Nhà nước trong q trình triển khai cịn
nhiều bất cập; chưa đến được với người dân.
- Nguyên nhân chủ quan:
Do trình độ sản xuất của người dân chưa cao,nhận thức của người dân còn
hạn chế
Chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Người dân ở đây còn canh tác sản xuất theo kiểu truyền thống; lạc hậu
không mang lại năng suất.
Khơng có vốn để đầu tư sản xuất
Mức thu nhập thấp do thiếu việc làm,thiếu đất
Thiếu nguồn lao động trẻ; khỏe phần lớn ở cộng đồng bản Xiềng dân cư
chủ yếu phụ nữ, người già,trẻ em
Phát huy nguồn vốn chưa hiệu quả:người dân ở đây chưa phát huy được
nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, nhiều gia đình nhận hỗ trợ từ ngân hàng chính
sách về khơng chịu làm ăn phát triển kinh tế mà dùng vào việc khác như mua
tivi,xe máy,ăn uống hàng ngày dẫn tới nghèo đói
10
2.3. Hậu Quả
- Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn
- Các nhu cầu của người dân không được đáp ứng như : y tế; giáo dục ….
- Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội như : trộm cắp; ma túy: mại dâm ….
2.4. Giải pháp
Để hỗ trợ người dân tại bản Xiềng thốt nghèo cần có sự chung tay giúp
đỡ của các đoàn thể; tổ chức và đặc biệt các chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước; sự chỉ đọa sát sao của bộ máy chính quyền địa phương để có thể cải
thiện đời sống của người dân
Cần giúp bản xác định được những điểm mạnh ;điểm yếu .
Điểm mạnh để phát huy khơi dậy tiềm năng hỗ trợ trong việc thoát nghèo
cải thiện cuộc sống đồng thời hạn chế những điểm yếu những vấn đề tồn tại .
- Điểm mạnh :
Người dân siêng năng; cần cù; chịu khó; thật thà;chất phác; có tinh thần
đồn kết giúp đỡ lẫn nhau.
Đảng và Nhà nước quan tâm tới đời sống nhân dân đã có những chính
sách thiết thực hỗ trợ
Các đường giao thông nội bản đã được đầu tư xây dựng thuận lợi cho việc
đi lại trao đổi hàng hóa.
Phát huy những điểm mạnh vốn có của người dân trong bản để giúp đỡ
cộng đồng bản thoát nghèo
- Điểm yếu
Phần lớn người dân tại bản chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất
11
Trình độ sản xuất thấp
- Giới thiệu và triển khai các mơ hình chăn ni; trồng trọt phù hợp với
đặc điểm tại bản.
Ví dụ: chăn ni trâu; bị . Trồng cây chè; sắn; cam ở các đồi; đất trống
mà các hộ được giao khoán.
- Giúp bà con tiếp cận được với các chương trình; chính sách hộ trợ
người nghèo của Đảng và Nhà nước.
- Đưa các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Nâng cao sản xuất cho người dân bằng cách áp dụng giống lúa mới có
năng suất và chất lượng cao.Nâng cao dịch vụ khuyến nông cung cấp thông tin
kỹ thuật làm nông cho người dân
- Tìm và kết nối các nguồn lực hỗ trợ về vốn vay giống cây trồng và vật
nuôi giúp bà con thực hiện các mơ hình chăn ni; trồng trọt (hội khuyến nông
của huyện; tỉnh; hội nông dân . . .).
- Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo gắn liền với phát triển văn hóa thơng
tin ,nhằm tăng khả năng tiếp cận các nguồn thông tin phục vụ nhu cầu của người
dân
-
Giúp người dân phát huy nguồn vốn hỗ trợ có hiệu quả sử dụng đúng
mục đích nhằm thốt khỏi tình trạng nghèo
- Đưa các ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như máy cày ,máy
gặt giúp người dân nơi đây bớt thời gian công sức,hiệu quả kinh tế cao
- Hằng năm vừa xây dựng vừa tu bổ hệ thống giao thông thủy lợi kênh
mương phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp của thôn bản
12
PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM; KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Bài học kinh nghiệm
Trong chuyến đi thực hành tại bản Xiểng đã giúp tơi tích lũy được rất
nhiều kinh nghiệm. Biết được quá trình thâm nhập cộng đồng là như thế nào ?
cách điều tra ra sao và công tác chuẩn bị một cuộc họp dân.
Và muốn thực hành phát triển cộng đồng tại địa phương nào đó thì phải
cùng ăn cùng ở cùng sinh hoạt với người dân có thế mới hiểu được vấn đề; mới
thu thập và kiểm chứng được thông tin mà người dân cung cấp.
Rèn luyện được các kỹ năng cần thiết như kỹ năng quan sát; kỹ năng lắng
nghe; kỹ năng vãng gia một cánh tốt nhất
3.2. Kiến nghị và đề xuất
Qua đợt thực tế vừa qua, với phạm vi khả năng và sự cố gắng của mình
những gì tơi làm được chưa thục sự nhiều, chưa thực sự sâu sắc, có nhiều vấn đề
ngoài khả năng giải quyết của sinh viên như: vấn đề an ninh trật tự,an tồn giao
thơng, việc làm cho người thất nghiệp... Vậy để giải quyết vấn đề này tơi xin có
một vài khuyến nghị với hy vọng vấn đề trên sớm được giải quyết. Và những
vấn đề đã được cải thiện và quan tâm tiếp tục phát huy tốt hơn
Với cơ sở thực hành:
Chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa tới đời sống của người
dân; giúp người dân tiếp cận được với các chính sách xóa đói giảm nghèo của
Đảng và Nhà nước. Hỗ trợ hướng dẫn người dân thực hiện tốt các chính sách
phát huy hiệu quả nguồn vốn của nhà nước
Đối với trường Đai Học Vinh – Khoa Lịch Sử
- Việc thực hành, thực tập là rất cần thiết với sinh viên đặc biệt là sinh
viên sắp tốt nghiệp. Do đó, nhà trường, Khoa Lịch sử cần tạo điều kiện hơn nữa
13
về thời gian và kinh phí hoạt động giúp sinh viên thực hiện đạt hiệu quả và có sự
lượng giá xác thực kết quả của các hoạt động thực hiện.
- Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và cơ sở thực hành đặc biệt là
mối quan hệ giữa giảng viên hướng dẫn và các Lãnh đạo cộng đồng. Mối quan
hệ này nhằm duy trì thơng tin về sinh viên cũng như tiến độ thực hiện, các hoạt
động đã làm, hiệu quả của các hoạt động đó. Đồng thời tăng cường sự quản lý
có định hướng giúp sinh viên kịp thời có được thơng tin phản hồi những băn
khoăn, thắc mắc trong quá trình thực hành.
- Quá trình thực tập, thực hành cơng tác xã hội ngồi đội ngũ Giảng viên
giàu kinh nghiệm hướng dẫn cũng nên xen kẽ các giảng viên trẻ để chia sẻ công
việc và bồi dưỡng năng lực cho các giảng viên mới. Khoa cũng cần tăng cường
hơn nữa đội ngũ giảng viên hướng dẫn quá trình thực tập để đạt được hiệu quả
cao trong các hoạt động.
Nhà trường cần quan tâm hơn đến sinh viên trong thời gian thực hành, có
các hình thức quản lý, kiểm sốt cũng như đảm bảo an tồn cho sinh viên trong
thời gian tạm trú tại địa điểm thực hành.
Cân đối thời gian thực hành một cách hợp lý, tạo điều kiện cho sinh viên
học tập và sinh hoạt.
14
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Đợt thực tế vừa qua giúp tôi học hỏi được các cán bộ lãnh đạo tại địa
phương những kinh nghiệm về cách thức quản lý cộng đồng – đó là phải quản lý
một cách tập trung dân chủ, xuất phát từ tâm tư nguyện vọng của người dân cần
được quan tâm giải quyết, nhằm đáp ứng phần nào nguyện vọng và quyền lợi
của họ. Qua đây cung cấp thêm cho tôi một số kinh nghiệm thực tế và cách tiếp
cận làm việc với người dân trong cộng đồng. Đây có thể coi là những tiền đề cơ
bản cho các hoạt động nối một cách nhuần nhuyễn lý thuyết vào thực tế. Đây có
thể nói là một bước tập dượt cơ bản để người tác viên cộng đồng thu thập cho
mình những kinh nghiệm cần thiết vào cơng việc sau này.
Một lần nữa tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến trường Đại Học Vinh,
ban lãnh đạo khoa Lịch Sử, tổ bộ môn công tác xã hội, cùng các thầy cô giáo đã
hướng dẫn cho tôi trong q trình thực hành tại cộng đồng và giúp tơi hoàn
thành bài báo cáo này.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhập môn Công Tác Xã Hội
2. Phát Triển Cộng Đồng
16