Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đồ án Thiết kế đường Ô-tô 1 Chương 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.28 KB, 2 trang )

Chương 2 Công tác chuẩn bị thi công nền đường

7
CHƯƠNG 2
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG

2.1. Khôi phục cọc và định phạm vi thi công.
Mục đích của công tác khôi phục cọc:
- Khôi phục tại thực địa những cọc chủ yếu xác định vị trí tuyến đường thiết kế.
- Đo đạc, kiểm tra và đóng thêm cọc phụ ở những đoạn cá biệt để tính khối lượng đất được
chính xác hơn.
- Kiểm tra cao độ thiên nhiên ở cọc đ
o cao cũ trên các đoạn cá biệt và đóng thêm các cọc đo
cao tạm thời.
Ngoài ra trong khi khôi phục tuyến đường có thể gặp trường hợp phải chỉnh tuyến ở một số
đoạn đường để làm cho tuyến được tốt hơn hoặc giảm bớt được khối lượng công tác.
Để cố định trục đường trên đường thẳng, thì dùng các cọc nhỏ đóng ở các vị trí 100m và ở
vị
trí phụ. Ngoài ra, ở mỗi khoảng cách 0.5km đến 1km lại đóng các cọc to để dễ tìm. Các cọc này
còn đóng ở tiếp đầu, tiếp cuối của đường cong tròn và đường cong nối.
Ở trên đường cong người ta đóng các cọc nhỏ, khoảng cách giữa chúng tùy theo bán kính
đường cong tròn mà lấy
-
mR 100<
khoảng cách cọc 5m.
-
mR 500100 <≤
khoảng cách cọc 10m.
-
mR 500≥
khoảng cách cọc 20m.


Cọc đỉnh được chôn ở đường phân giác và các đỉnh đường cong 0.5m, trên cọc có ghi số đỉnh
đường cong, bán kính, tiếp tuyến và phân cự, mặt ghi hướng về phía đỉnh góc. Ngya ta5i đỉnh góc
và đúng dưới quả dọi của máy, đóng thêm các cọc khác cao hơn mặt đất 10cm.
Trường hợp có phân cự bé, người ta đóng cọc to ở trên tiếp tuyến kéo dài, khoảng cách giữa
chúng là 20m.
Trong khảo sát người ta đặt các mốc đo cao 10-15km.
Khi khôi ph
ục tuyến, phải đặt thêm các mốc đo cao tạm thời, khoảng cách giữa chúng 3km đối
với vùng đồng bằng, 2 km ở vùng đồi và 1km với vùng núi. Ngoài ra còn đặt các mốc đo cao ở
vùng vượt sông lớn và vừa, ở nền đắp cao, ở nơi có công trình cầu, cống, kè, ở chỗ các đường giao
nhau khác độ cao…
Các mốc đo cao được chế tạo trước, chôn chặt dưới đất hoặc lợi dụng vật cố
định như thềm
nhà, trụ cầu vĩnh cửu, các tảng đá to trồi trên mặt đất, các gốc cây lớn … trên các mốc đo cao đều
đánh dấu chỗ đạt mia bằng cách đóng đinh hoặc vạch sơn. Để giữ các cọc 100m trong suốt quá
trình thi công, người ta chôn nó khỏi phạm vi thi công, trên các cọc này đều phải ghi thêm khoảng
cách dời chỗ.
Trong quá trình khôi phục tuyến đường còn phải định phạm vi thi công là những chỗ c
ần phải
chặt cây cối, dời nhà cửa, công trình, chỗ đặt trùng đấu, mỏ đất … Ranh giới phạm vi thi công
được đánh dấu bằng cách đóng cọc hoặc bằng các biện pháp khác. Cần vẽ sơ đồ phạm vi thi công
có ghi đầy đủ ruộng, vườn, nhà cửa, công trình phải di dời hoặc phải phá để đưa các cơ quan có
trách nhiệm duyệt và để tiến hành công tác đền bù.
2.2. Công tác lên khuôn đường.
Công tác lên khuôn đường nhằm cố
định những vị trí chủ yếu của mặt cắt ngang nền đường
trên thực địa để đảm bảo thi công nền đường đúng với thiết kế. Tài liệu để lên khuôn đường: bản
vẽ mặt cắt dọc, mặt bằng và mặt cắt ngang nền đường.
Thi công cơ giới các cóc có thể bị mất trong quá trình thi công, vì vậy cần phải dời ra khỏi
phạm vi thi công. Ngoài ra còng dùng máy thủy bình, các dụng cu để

kiểm tra hình dạng và độ
cao nền đường trong quá trình thi công.
Đối với nền đắp công tác lên khuôn đường bao gồm việc xác định cao độ đắp đất tại trục và
mép đường, xác định chân ta luy và giới hạn thùng đấu. Các cọc lên khuôn đường ở nền đắp thấp
Chương 2 Công tác chuẩn bị thi công nền đường

8
được đóng ở vị trí 100m và cọc phụ, ở nền đắp cao được đóng cách nhau 20-:-40m và ở đường
cong cách nhau 5-10m.
Đối với nền đào các cọc lên khuôn đường đều phải dời ra khỏi phạm vi thi công, nên các cọc
này phải ghi lý trình và chiều sâu đào đất, sau đó phải định được mép ta luy nền đào.
Đối vời sườn dốc không bằng phẳng cũng dùng phương pháp tương tự với nền đắp để
xác định
mép ta luy nền đào. Sau đó người ta đặt các thước taluy kiểm tra độ dốc ta luy trong suốt quá trình
thi công. Khi đào đất đến độ sâu thiết kế thì cần phải xác định chính xác cao độ nền đào, bằng cách
đào các hố dọc theo tim đường và mép đường cho đến cao độ thiết kế, rồi dùng nó để làm chuẩn.
Đối với rãnh biên, rãnh đỉnh .. các cọc lên khuôn đường đặt tại tim và mép rãnh và cũng phải
dời ra khỏi phạm vi thi công nế
u dùng máy để đào rãnh.

×