Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

ỨNG DỤNG kỹ THUẬT GIS và PHÂN TÍCH THỐNG kê để xác ĐỊNH CHỈ dẫn địa lý CHO VÙNG bưởi tân TRIỀU VĨNH cửu – ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.53 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH



LÊ MINH CHÂU

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GIS VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐỂ
XÁC ĐỊNH CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO VÙNG BƯỞI TÂN TRIỀU
VĨNH CỬU – ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý
Mã số: 60.44.76

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2012


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

TS. VŨ XUÂN CƯỜNG
Cán bộ chấm nhận xét 1:

TS. LÊ CẢNH ĐỊNH
Cán bộ chấm nhận xét 2:

TS. LÊ MINH VĨNH


Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 30 tháng 08 năm 2012
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1.
2.
3.
4.
5.

PGS.TS. Trần Trọng Đức
TS. Lê Trung Chơn
TS. Lê Cảnh Định
TS. Lê Minh Vĩnh
TS. Vũ Xuân Cường

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau
khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có):
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KT XÂY DỰNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: LÊ MINH CHÂU MSHV : 09100334
Ngày, tháng, năm sinh: 22/10/1981
Nơi sinh: Tiền Giang
Chuyên ngành: Bản đồ, Viễn thám và Hệ thông tin địa lý Mã số: 60.44.76
I. TÊN ĐỀ TÀI: Ứ n g d ụ n g kỹ t h u ậ t GIS và p h â n tí c h t h ốn g kê đ ể x ác
đ ị n h ch ỉ d ẫn đ ịa l ý ch o vù n g b ưở i Tân Tr i ều – V ĩn h C ử u – Đ ồ n g N a i
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Thu thập tài liệu và đánh giá các yếu tố đặc thù điều kiện tự nhiên: các loại báo
cáo về vùng bưởi Tân Triều, số liệu khí hậu, các loại bản đồ và dữ liệu bản đồ.
2. Xác định các yếu tố đặc thù tính chất đất đai vùng trồng bưởi Tân Triều: thu thập
mẫu đất và bổ sung tính chất lý hóa đất, xử lý thống kê kết quả phân tích tìm khoảng đặc
thù của bưởi Tân Triều.
3. Xác định các yếu tố về hình thái và chất lượng quả bưởi: thu thập mẫu quả tương
ứng với mẫu đất, phân tích các chỉ tiêu hình thái và chất lượng quả, xử lý thống kê tìm giá
trị đặc thù của bưởi Tân Triều.
4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng chính của tính chất đất đến hình thái và chất
lượng quả bưởi, đánh giá trọng số ảnh hưởng.
5. Xây dựng bản đồ vùng đề xuất lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý cho bưởi
Tân Triều bằng kỹ thuật GIS: đề xuất mơ hình giải bài toán, xây dựng giải pháp kỹ thuật
và đánh giá bài tốn.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 14/02/2011
III. NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ: 01/07/2011
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. VŨ XUÂN CƯỜNG
Tp. HCM, ngày . . . . tháng . . . . năm 2012

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. Vũ Xuân Cường

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA
KT XÂY DỰNG


LỜI CẢM ƠN
Xuất phát từ những đề xuất ban đầu để hình thành một đề tài nghiên cứu, thời gian
thực hiện đề tài tuy ngắn, cũng khơng ít những khó khăn nhưng đã giúp tôi học hỏi và rèn
luyện thêm nhiều kỹ năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhờ sự
giúp đỡ của các thầy, cô Bộ Môn Địa Tin Học và đặc biệt là thầy TS.Vũ Xn Cường, tơi
đã hồn thành báo cáo luận văn thạc sĩ đúng thời hạn, đảm bảo yêu cầu mục tiêu, nhiệm
vụ đặt ra. Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy TS.Vũ Xuân Cường, người thầy đã
hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn, giúp tôi hiểu rõ hơn
phương pháp thực hiện và phát hiện nhiều khía cạnh vấn đề cần giải quyết.
Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn và lời chúc tốt lành đến:
- Quý Thầy, Cô Bộ môn Địa Tin Học, Khoa Kỹ thuật Xây dựng đã tạo điều kiện và
thời gian giúp tơi hồn thành Luận văn Thạc sĩ.
- Q Thầy, Cơ phịng Đào tạo sau đại học, trường Đại học Bách Khoa thành phố
Hồ Chí Minh.
- Cơ Nguyễn Bích Thu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Mơi
trường Phía Nam – Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa đã hỗ trợ mọi mặt trong thời gian thực
hiện Luận văn.
- Các anh chị học viên K2009 – Ngành Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý đã
ủng hộ và giúp đỡ nhiều trong quá trình thực hiện.
Gia đình là nguồn động lực khơng thể thiếu đối với tôi, là những người thân yêu
luôn bên cạnh động viên tinh thần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Lê Minh Châu



TÓM TẮT
Bưởi Tân Triều đã từ lâu nổi tiếng về chất lượng nhưng chưa tạo ưu thế cạnh tranh
bền vững trên thị trường so với những sản phẩm danh tiếng khác. Với mục tiêu xây dựng
thương hiệu và quản lý vùng bưởi Tân Triều, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai và huyện
Vĩnh Cửu phối hợp với Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam đã từng bước xây dựng thương hiệu
đối với sản phẩm bưởi Tân Triều. Chỉ dẫn địa lý được xem là quyền sở hữu trí tuệ cao
nhất, khẳng định thương hiệu và chất lượng sản phẩm không chỉ tồn lãnh thổ quốc gia
mà cịn xuất khẩu thị trường nước ngoài.
Hiện nay, việc xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp xác định vùng đề xuất chỉ
dẫn địa lý của sản phẩm nơng sản cịn nhiều hạn chế, chủ yếu đánh giá thích nghi để lựa
chọn vị trí thích hợp. Đề tài nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp phân tích thống kê xác
định vùng đặc thù thổ nhưỡng, đặc thù các yếu tố hình thái (cảm quan, đo đếm) và chất
lượng quả bưởi Tân Triều. Kỹ thuật GIS là phương pháp phân tích hữu hiệu tích hợp các
yếu tố của tính chất đất, điều kiện khí hậu, xã hội, địa hình, vùng chất lượng bưởi Tân
Triều. Ứng dụng công cụ chuyển đổi dữ liệu, chồng lớp trọng số, số học trên phần mềm
ArcGis. Các quá trình thực hiện được thiết kế trên mơ hình đồ họa diễn tiến với 21 lớp dữ
liệu đầu vào định dạng shapefile.
Kết quả đã xác định vùng đề xuất chỉ dẫn địa lý Tân Triều của sản phẩm bưởi thuộc
khu vực 3 xã Bình Hịa, Tân Bình và Bình Lợi. Tổng diện tích vùng chỉ dẫn là 997,23 ha
thuộc 3 loại đất chính: đất phù sa điển hình, cơ giới trung bình; đất phù sa điển hình, ít
chua và đất xám điển hình, nghèo bazơ. Trong đó, diện tích phân bố xã Bình Hịa là
150,72 ha /668,72 ha diện tích tự nhiên (chiếm 22,54 %), xã Tân Bình là 356,16
ha/1.116,72 ha (31,89%); xã Bình Lợi là 490,35 ha /1.520,06 ha (32,26 %).


ABSTRACT
Tan Trieu is a land of Vinh Cuu district, located along the Dong Nai river. Tan
Trieu’s grapefruits have been known with reputation for quality but it isn’t created
sustainable competitive advantage in the market with other known agricultural products.

The authorities on People’s Committee of Vinh Cuu district and Dong Nai province
cooperated with National Office of Intellectual Property of Vietnam to build Tan Trieu
shadedock brand. Geographical indication is the most rights of intellectual property to
protect brand names and product quality not only national territory but also oversea
countries market.
Currently, the scientific method is applied research geographical indication of
agricultural products is very limited. These methods only access base on conditions of
adaption and the approriate locations. In this subject, the methods were used as statistical
analysis and Geographical Information System technologies. The statistical analysis is
applied to determine the specific soil characteristics, morphological factors (sensory,
measurement) and quality of Tan Trieu grapefruit. GIS technical analysis is an effective
method of intergrating the soil compontents, climatic conditions, social terrain and
delicious quality. To solve model, the several methods are proposed such as: conversion
tools from vector to raster, reclassify, weighted overlay, weighted sum, arithmatic
overlay, Map Algebra and Model Builder. These are spatial analysis tools very convenient
and usefull supported by ArcGis software. All of the implemental processes are designed
by diagrams with 21 layers of shapefile. Finally, model result is the map of proposed
geographical indication in Tan Trieu pomelo.
The total area is protected geographical indication with Tan Trieu trademark about
997.23 ha. It is distributed three communes region: at Binh Hoa about 150.72 ha / 668.72
ha of total area (make up 22.54%), Tan Binh about 356.16 ha/1.116, 72 ha (31.89%);
Binh Loi about 490.35 ha / 1520.06 ha (32.26%). Grapefruit trees are major planted three
soil types: Silti- Haplic Fluvisols, Eutri- Haplic Fluvisols, Veti- Arenic Acrisols.


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có)
đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng theo yêu cầu.


Tác giả luận văn

_________________________________
Lê Minh Châu


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................
TÓM TẮT ....................................................................................................................
ABSTRACT .................................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................
Chương 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu trước mắt ............................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu lâu dài ................................................................................................ 2
1.3. Nội dung thực hiện............................................................................................. 2
1.3.1. Thu thập tài liệu và đánh giá các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên ............... 2
1.3.2. Xác định các yếu tố đặc thù tính chất đất đai vùng trồng bưởi Tân Triều ........... 3
1.3.3. Xác định các yếu tố về hình thái và chất lượng quả bưởi ................................... 3
1.3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng chính của tính chất đất đến hình thái và chất
lượng quả bưởi............................................................................................................ 3
1.3.5. Xây dựng mơ hình giải bài toán xác định vùng đề xuất lãnh thổ tương ứng với
chỉ dẫn địa lý cho bưởi Tân Triều bằng kỹ thuật GIS .................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.5. Phương pháp thực hiện ...................................................................................... 4
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu theo tài liệu................................................................ 4

1.5.2. Phương pháp kế thừa có chọn lọc kết quả đã nghiên cứu ................................... 4
1.5.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ............................................................ 4
1.5.4. Phương pháp phân tích – tổng hợp .................................................................... 5
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 6
1.6.1.Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 6
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 6
Chương 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HIỆN TRẠNG .......................................... 7
i


2.1. Hiện trạng nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................ 7
2.1.1. Ngoài nước ....................................................................................................... 7
2.1.2. Trong nước ..................................................................................................... 10
2.2. Hiện trạng tài liệu liên quan vùng nghiên cứu ...................................................15
2.3. Hiện trạng danh tiếng vùng trồng bưởi Tân Triều..............................................17
2.3.1. Nguồn gốc của bưởi Tân Triều ........................................................................ 17
2.3.2. Danh tiếng của bưởi Tân Triều trong đời sống văn hóa ................................... 18
2.3.3. Danh tiếng của bưởi Tân Triều trong ngành khoa học ..................................... 19
2.3.4. Danh tiếng của bưởi Tân Triều trên thị trường ................................................ 20
Chương 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................21
3.1. Giới thiệu chỉ dẫn địa lý ....................................................................................21
3.1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý.................................................................................. 21
3.1.2. Các phương pháp xác định chỉ dẫn địa lý ........................................................ 21
3.1.2.1. Phương pháp xác định trọng số ................................................................. 21
3.1.2.2. Phương pháp xác định đặc thù chỉ dẫn dẫn địa lý ...................................... 23
3.1.2.3. Phương pháp đối chiếu, so sánh ................................................................ 24
3.1.3. Hiện trạng quản lý chỉ dẫn địa lý ..................................................................... 25
3.1.4. Cơ sở pháp lý .................................................................................................. 26
3.2. Giới thiệu hệ thống thông tin địa lý ...................................................................27
3.2.1. Khái niệm cơ bản ............................................................................................ 27

3.2.2. Chức năng phân tích khơng gian ..................................................................... 27
3.2.2.1. Mơ hình dữ liệu hình học .......................................................................... 27
3.2.2.2. Phân tích khơng gian ................................................................................. 28
3.2.2.3. Chức năng phân tích trên dữ liệu Raster .................................................... 33
3.2.2.4. Mơ hình hóa khơng gian ............................................................................ 33
3.3. Phân tích thống kê .............................................................................................34
3.3.1. Khái niệm về thống kê .................................................................................... 34
3.3.2. Các phương pháp phân tích thống kê ............................................................... 34
3.3.2.1. Phân tích thống kê mơ tả ........................................................................... 34
3.3.2.2. Phương trình hồi quy đa biến .................................................................... 36
3.3.2.3. Phân tích thành phần chính........................................................................ 38
3.4. Những cơng cụ đề xuất sử dụng ........................................................................40
ii


3.4.1. Phần mềm ArcGis ........................................................................................... 40
3.4.1.1. Giới thiệu phần mềm ArcGis ..................................................................... 40
3.4.1.2. Kỹ thuật sử dụng ....................................................................................... 41
3.4.2. Phần mềm Mapinfo ......................................................................................... 48
3.4.2.1. Giới thiệu phần mềm Mapinfo ................................................................... 48
3.4.2.2. Kỹ thuật sử dụng ....................................................................................... 48
3.4.3. Phần mềm R .................................................................................................... 49
3.4.3.1.Giới thiệu phần mềm R .............................................................................. 49
3.4.3.2. Kỹ thuật chính trong R .............................................................................. 50
3.4.4. Phần mềm XLSTAT ....................................................................................... 51
Chương 4: ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH GIẢI BÀI TỐN...............................................53
4.1. Đặt bài tốn.......................................................................................................53
4.2. Phân tích u cầu bài tốn .................................................................................53
4.3. Sơ đồ mơ hình bài tốn .....................................................................................54
4.3.1. Sơ đồ tổng qt ............................................................................................... 54

4.3.2. Sơ đồ chi tiết ................................................................................................... 56
4.4. Mô tả các thành phần bài tốn ...........................................................................57
4.4.1. Nhóm chuẩn bị dữ liệu .................................................................................... 57
4.4.2. Nhóm tổ chức dữ liệu ...................................................................................... 59
4.4.3. Nhóm các giải pháp phân tích dữ liệu.............................................................. 60
4.4.3.1. Phân tích dữ liệu thuộc tính (Sơ đồ 4.6)..................................................... 60
4.4.3.2. Phân tích dữ liệu không gian (Sơ đồ 4.7) ................................................... 62
4.4.3.3. Chồng lớp không gian (Sơ đồ 4.8) ............................................................. 63
4.4.4. Tạo bản đồ và đánh giá kết quả ....................................................................... 64
Chương 5: PHÂN TÍCH, HỒN CHỈNH CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ...........65
5.1. Nhóm giải pháp chuẩn bị dữ liệu.......................................................................65
5.1.1. Kỹ thuật thu thập dữ liệu ................................................................................. 65
5.1.2. Kỹ thuật phân tích thơng tin dữ liệu ................................................................ 66
5.1.3. Kỹ thuật lấy mẫu ............................................................................................. 69
5.1.4. Kỹ thuật phân tích mẫu ................................................................................... 70
5.1.5. Kỹ thuật điều tra, phỏng vấn ........................................................................... 72
5.1.6. Tổng hợp thông tin phỏng vấn ......................................................................... 73
iii


5.2. Nhóm kỹ thuật tổ chức dữ liệu ..........................................................................73
5.2.1. Kiểm tra dữ liệu .............................................................................................. 73
5.2.2. Phân loại dữ liệu ............................................................................................. 74
5.2.3. Tổ chức dữ liệu ............................................................................................... 76
5.3. Nhóm các giải pháp phân tích dữ liệu ...............................................................78
5.3.1. Cập nhật dữ liệu thuộc tính ............................................................................. 78
5.3.2. Phân tích điều kiện đặc thù và xử lý thống kê ................................................. 80
5.3.2.1. Các quy trình xử lý thống kê ..................................................................... 80
5.3.2.2. Điều kiện đặc thù về tự nhiên vùng trồng bưởi Tân Triều .......................... 83
5.3.2.3. Đặc thù điều kiện kinh tế - xã hội và con người ......................................... 92

5.3.2.4. Đặc thù về hình thái và chất lượng của bưởi Tân Triều.............................. 94
5.3.3. Phân tích thành phần chính.............................................................................. 96
5.3.3.1. Quy trình thực hiện ................................................................................... 96
5.3.3.2. Yếu tố ảnh hưởng chính của tính chất đất đến hình thái và chất lượng bưởi
Tân Triều ............................................................................................................... 97
5.3.3.3. Phân tích thành phần chính...................................................................... 101
5.3.4. Tính tốn trọng số ......................................................................................... 104
5.3.4.1. Tính tốn trọng số của tính chất đất và khí hậu ........................................ 104
5.3.4.2. Tính giá trị trọng số các yếu tố tính chất đất ............................................ 105
5.3.5. Hiệu chỉnh, chuyển đổi dữ liệu ...................................................................... 106
5.3.6. Xây dựng mơ hình đồ họa diễn tiến ............................................................... 107
5.3.7. Giải pháp mơ hình đồ họa diễn tiến ............................................................... 108
5.4. Nhóm các giải pháp biên tập, tạo bản đồ .........................................................114
5.4.1. Đánh giá kết quả ........................................................................................... 114
5.4.2. Kỹ thuật tạo bản đồ ....................................................................................... 115
Chương 6: THỰC THI, THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ .................118
6.1. Kết quả phân vùng đặc thù ..............................................................................118
6.1.1. Khí hậu ......................................................................................................... 118
6.1.2. Địa hình ........................................................................................................ 120
6.1.3. Độ dày tầng canh tác ..................................................................................... 120
6.1.4. Tính chất đất ................................................................................................. 120
6.1.5. Kinh tế - xã hội ............................................................................................. 132
iv


6.1.6. Chất lượng quả bưởi...................................................................................... 132
6.2. Kết quả thực thi mơ hình .................................................................................132
6.2.1. Sản phẩm trung gian...................................................................................... 132
6.2.2. Kết quả xác định vùng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Tân Triều .............. 133
6.3. So sánh và đánh giá kết quả ............................................................................139

Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................142
7.1. Kết luận ..........................................................................................................142
7.2. Kiến nghị ........................................................................................................143
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..............
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................
Trong nước .................................................................................................................
Ngoài nước .................................................................................................................

PHỤ LỤC
Phụ lục A: Yêu cầu dinh dưỡng của cây bưởi
Phụ lục B: Mơ hình Model Builder
Phụ lục C: Phiếu thu thập thông tin
Phụ lục D: Số liệu phân tích mẫu đất, mẫu quả bưởi

DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH
Hình 3. 1: Chức năng xử lý hàm xóa vùng giao ERASE ................................................. 28
Hình 3. 2: Chức năng xử lý hàm xóa vùng ngồi CLIP ................................................... 29
Hình 3. 3: Phân mảnh vùng đối tượng theo SPLIT .......................................................... 29
Hình 3. 4: Minh họa chức năng phân tích Buffer............................................................. 30
Hình 3. 5: Hàm xử lý vùng ranh đối tượng DISSOLVE .................................................. 30
Hình 3. 6: Dữ liệu thuộc tính chức năng phân tích hàm DISSOLVE ............................... 30
Hình 3. 7: Minh họa chức năng phân tích Union ............................................................. 31
Hình 3. 8: Dữ liệu thuộc tính chức năng phân tích Union ................................................ 31
Hình 3. 9: Chức năng phân tích Intersect trên hai lớp đối tượng vùng ............................. 32
Hình 3. 10: Dữ liệu thuộc tính minh họa phân tích Intersect............................................ 32
Hình 3. 11: Minh họa phân tích chức năng Identity trên hai lớp dữ liệu .......................... 32
Hình 3. 12: Kết quả phân tích của dữ liệu thuộc tính ....................................................... 33
v



Hình 3. 13: Cơng cụ chuyển đổi sang raster của ArcGis 9.3 ............................................ 42
Hình 3. 14: Cơng cụ tái phân lớp trong ArcGis 9.3 ......................................................... 42
Hình 3. 15: Thiết lập tái phân lớp dữ liệu ........................................................................ 43
Hình 3. 16: Cơng cụ chồng lớp theo trọng số trong ArcGis ............................................. 44
Hình 3. 17: Thiết lập dữ liệu phân tích theo trung bình trọng số ...................................... 44
Hình 3. 18: Thiết lập dữ liệu theo giá trị trọng số ............................................................ 45
Hình 3. 19: Cơng cụ phân tích Gis bằng đại số bản đồ .................................................... 46
Hình 3. 20: Thiết lập dữ liệu phân tích bằng đại số bản đồ .............................................. 46
Hình 3. 21: Cơng cụ tạo vùng đệm trong ArcGis 9.3....................................................... 47
Hình 3. 22: Thiết lập dữ liệu phân tích Buffer ................................................................. 47
Hình 3. 23: Tạo cơng cụ phân thích theo sơ đồ thiết kế ................................................... 47
Hình 3. 24: Mơ hình xác định vùng đề xuất chỉ dẫn địa lý bằng Model Builder .............. 47
Hình 3. 25: Hiển thị cơng cụ chuyển đổi tọa độ của Mapinfo 10.5 .................................. 49
Hình 3. 26: Sử dụng cơng cụ chuyển đổi tọa độ .............................................................. 49
Hình 3. 27: Thiết lập dữ liệu chuyển từ Mapinfo sang ESRI shape ................................. 49
Hình 3. 28: Kết quả phương trình liên hệ giữa Trong lượng quả (Pqua) và đất ................ 51
Hình 3. 29: Phiên bản phần mềm XLSTAT .................................................................... 52
Hình 3. 30: Sử dụng cơng cụ phân tích thành phần chính ................................................ 52
Hình 3. 31: Thiết lập dữ liệu phân tích và mặt phẳng thành phần chính .......................... 52
Hình 5. 1: Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu trong huyện Vĩnh Cửu....................................... 67
Hình 5. 2: Sơ đồ vị trí lấy mẫu trên đất trồng bưởi Tân Triều .......................................... 68
Hình 5. 3: Tổ chức thư mục quản lý dữ liệu .................................................................... 76
Hình 5. 4: Tồn cảnh địa hình vùng nghiên cứu so với khu vực lân cận .......................... 83
Hình 5. 5: Mơ hình chồng lớp số học của dữ liệu raster ................................................ 112
Hình 6. 1: Phân vùng thích nghi lớp lượng mưa ............................................................ 119
Hình 6. 2: Phân vùng thích nghi lớp nước tưới cho vùng bưởi Tân Triều ...................... 119
Hình 6. 3: Phân vùng thích nghi lớp độ dốc vùng nghiên cứu ....................................... 121
Hình 6. 4: Phân vùng thích nghi lớp tầng dày vùng nghiên cứu ..................................... 121
Hình 6. 5 : Phân vùng đặc thù lớp hạt sét ...................................................................... 122
Hình 6. 6: Phân vùng đặc thù lớp trị số pH đất .............................................................. 122

Hình 6. 7 : Phân vùng đặc thù lớp độ dẫn điện cho vùng bưởi Tân Triều ...................... 124
vi


Hình 6. 8: Phân vùng đặc thù lớp canxi trao đổi cho vùng bưởi Tân Triều .................... 124
Hình 6. 9 : Phân vùng đặc thù lớp Mg2+ trong đất trồng bưởi Tân Triều........................ 125
Hình 6. 10: Phân vùng đặc thù lớp dung lượng hấp thu cation của đất trổng bưởi ......... 125
Hình 6. 11 : Phân vùng đặc thù lớp lân dễ tiêu của đất trồng bưởi Tân Triều ................ 127
Hình 6. 12: Phân vùng đặc thù lớp kali dễ tiêu của đất trồng ......................................... 127
Hình 6. 13 : Phân vùng đặc thù lớp OC đất trồng bưởi Tân Triều.................................. 128
Hình 6. 14: Phân vùng đặc thù lớp Nts đất trồng bưởi Tân Triều ................................... 128
Hình 6. 15 : Phân vùng đặc thù lớp P2O5ts đất trồng bưởi Tân Triều .............................. 130
Hình 6. 16: Phân vùng đặc thù lớp kali tổng số đất trồng bưởi ...................................... 130
Hình 6. 17 : Phân vùng đặc thù lớp hàm lượng Bo của đất trồng bưởi ........................... 131
Hình 6. 18: Phân vùng đặc thù lớp hàm lượng Mangan đất trồng bưởi .......................... 131
Hình 6. 19 : Phân vùng đặc thù lớp hàm lượng sắt của đất trồng bưởi ........................... 134
Hình 6. 20: Phân vùng hiện trạng sử dụng đất thích nghi trồng bưởi ............................. 134
Hình 6. 21 : Phân vùng chất lượng đất trồng bưởi Tân Triều......................................... 135
Hình 6. 22: Phân vùng đặc thù tính chất đất trồng bưởi Tân Triều ................................ 135
Hình 6. 23 : Phân vùng điều kiện tự nhiên đối với đất trồng bưởi.................................. 136
Hình 6. 24: Phân vùng điều kiện tự nhiên – xã hội đối với đất trồng bưởi ..................... 136
Hình 6. 25: Bản đồ đề xuất vùng chỉ dẫn địa lý Tân Triều cho sản phẩm bưởi .............. 137
Hình 6. 26 : Đối chiếu vùng đề xuất chỉ dẫn địa lý với hiện trạng trồng bưởi Tân Triều 141

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1: Nguồn dữ liệu thu thập sử dụng nghiên cứu ................................................... 16
Bảng 2. 2: Số liệu thống kê và các trạm đo ..................................................................... 17
Bảng 5. 1: Các bước xác định khoảng giá trị đặc thù của các yếu tố ............................... 82
Bảng 5. 2: Đặc điểm khí hậu vùng trồng bưởi Tân Triều ................................................ 86
Bảng 5. 3: Bảng phân loại đất theo FAO – UNESCO – WRB ......................................... 87

Bảng 5. 4: Tổng hợp giá trị đặc thù của đất vùng trồng bưởi Tân Triều. ......................... 91
Bảng 5. 5: Giá trị thể hiện đặc trưng về các yếu tố hình thái của quả bưởi Tân Triều ...... 95
Bảng 5. 6: Giá trị thể hiện đặc trưng về chất lượng quả bưởi Tân Triều .......................... 96
Bảng 5. 7: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính đến hình thái quả bưởi......................... 99
vii


Bảng 5. 8: Đánh giá các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng quả bưởi .................... 101
Bảng 5. 9: Quan hệ của tính chất đất ảnh hưởng đến hình thái quả bưởi Tân Triều ....... 102
Bảng 5. 10: Quan hệ của tính chất đất ảnh hưởng đến chất lượng quả bưởi Tân Triều .. 103
Bảng 5. 11: Khả năng ảnh hưởng của tính chất đất đến các tính chất quả bưởi.............. 105
Bảng 5. 12: Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tính chất đất và giá trị trọng số ........... 106
Bảng 5. 13: Điều kiện đặc thù và giá trị trọng số của đất vùng trồng bưởi Tân Triều .... 109
Bảng 5. 14: Các lớp thông tin chồng lớp theo giá trị trọng số........................................ 111
Bảng 5. 15: Các lớp thông tin chồng lớp theo phương pháp số học ............................... 112
Bảng 6. 1: Diện tích thích hợp trồng bưởi đối với yếu tố lượng mưa ............................. 118
Bảng 6. 2: Diện tích vùng bưởi thích hợp đối với nước tưới ......................................... 118
Bảng 6. 3: Diện tích vùng bưởi thích hợp đối với yếu tố độ dốc.................................... 120
Bảng 6. 4: Diện tích vùng bưởi thích hợp đối với yếu tố tầng dày ................................. 120
Bảng 6. 5: Diện tích đặc thù vùng bưởi đối với thành phần hạt sét ................................ 120
Bảng 6. 6: Diện tích đặc thù vùng đối với trị số pH đất ................................................. 120
Bảng 6. 7: Diện tích đặc thù vùng bưởi đối với độ dẫn điện .......................................... 123
Bảng 6. 8: Diện tích đặc thù vùng bưởi đối với canxi trao đổi....................................... 123
Bảng 6. 9: Diện tích đặc thù vùng bưởi đối với Magie trao đổi ..................................... 123
Bảng 6. 10: Diện tích đặc thù vùng bưởi đối với tổng dung tích hấp thu ....................... 123
Bảng 6. 11: Diện tích đặc thù vùng bưởi đối với lân dễ tiêu .......................................... 126
Bảng 6. 12: Diện tích đặc thù vùng bưởi đối với kali dễ tiêu ......................................... 126
Bảng 6. 13: Diện tích đặc thù vùng bưởi đối với cacbon hữu cơ ................................... 126
Bảng 6. 14: Diện tích đặc thù vùng bưởi đối với đạm tổng số ....................................... 126
Bảng 6. 15: Diện tích đặc thù vùng bưởi đối với lân tổng số ......................................... 129

Bảng 6. 16: Diện tích đặc thù vùng bưởi đối với kali tổng số ........................................ 129
Bảng 6. 17: Diện tích đặc thù vùng bưởi đối với hàm lượng Bo .................................... 129
Bảng 6. 18: Diện tích đặc thù vùng bưởi đối với hàm lượng Mangan ............................ 129
Bảng 6. 19: Diện tích đặc thù vùng bưởi đối với hàm lượng sắt .................................... 132
Bảng 6. 20: Diện tích đất thích hợp trồng bưởi Tân Triều ............................................. 132
viii


Bảng 6. 21: Diện tích vùng đất trồng bưởi có chất lượng .............................................. 132
Bảng 6. 22: Diện tích phân vùng đặc thù theo tính chất đất ........................................... 133
Bảng 6. 23: Diện tích phân vùng thích hợp đối với điều kiện tự nhiên .......................... 133
Bảng 6. 24: Diện tích phân vùng thích hợp đối với điều kiện tự nhiên - xã hội ............. 133
Bảng 6. 25: Tổng hợp kết quả diện tích được đề xuất trồng bưởi Tân Triều .................. 138
Bảng 6. 26: So sánh kết quả đề xuất so với những nghiên cứu khác .............................. 140

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3. 1: Quy trình xây dựng bản đồ chỉ dẫn địa lý vùng nông sản ................................... 23
Sơ đồ 4. 1: Tổng quan mơ hình giải bài tốn ................................................................... 55
Sơ đồ 4. 2: Khái qt q trình giải bài tốn chỉ dẫn địa lý ............................................. 55
Sơ đồ 4. 3: Thiết kế chi tiết mơ hình bài tốn xác định vùng chỉ dẫn địa lý ..................... 56
Sơ đồ 4. 4: Quy trình chuẩn bị dữ liệu ............................................................................ 58
Sơ đồ 4. 5: Quy trình tổ chức dữ liệu .............................................................................. 59
Sơ đồ 4. 6: Phân tích dữ liệu thuộc tính........................................................................... 61
Sơ đồ 4. 7: Phân tích dữ liệu khơng gian ......................................................................... 62
Sơ đồ 4. 8: Chồng lớp dữ liệu không gian ....................................................................... 63
Sơ đồ 4. 9: Đánh giá và tạo bản đồ.................................................................................. 64
Sơ đồ 5. 1: Quy trình phân tích thơng tin dữ liệu thu thập để lấy mẫu ............................. 66
Sơ đồ 5. 2: Quá trình lấy mẫu đất và mẫu quả ................................................................. 69
Sơ đồ 5. 3: Quy trình phân tích mẫu đất, mẫu quả ........................................................... 71
Sơ đồ 5. 4: Quy trình điều tra, phỏng vấn........................................................................ 72

Sơ đồ 5. 5: Quy trình kiểm tra dữ liệu ............................................................................. 74
Sơ đồ 5. 6: Quy trình phân loại dữ liệu ........................................................................... 75
Sơ đồ 5. 7: Quy trình cập nhật dữ liệu thuộc tính của đối tượng khơng gian.................... 79
Sơ đồ 5. 8: Quy trình khái qt phân tích, xử lý thống kê................................................ 80
Sơ đồ 5. 9: Quy trình xác định giá trị đặc thù của các yếu tố ........................................... 82
Sơ đồ 5. 10: Quy trình xác định thành phần chính ........................................................... 97
Sơ đồ 5. 11: Quy trình xây dựng mơ hình Model Buider ............................................... 107
Sơ đồ 5. 12: Thuật tốn chồng lớp phân tích khơng gian ............................................... 110
Sơ đồ 5. 13: Mơ hình MODEL BUILDER trong phần mềm ArcGis 9.3 ....................... 113
Sơ đồ 5. 14: Quy trình đánh giá kết quả ........................................................................ 115
Sơ đồ 5. 15: Quy trình xây dựng và biên tập bản đồ ...................................................... 117

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
Từ viết tắt
AIC
CDĐL
CSDL
FAO
GDP
GI
GIS
GPS
ISRIC
RS
RSS
TCN
TCVN

UNESCO
WRB
B
Ca2+
EC
CEC
Fe
K2Odt
K2Ots
Mg2+
Mn
Nts
OC
P2O5dt
P2O5ts
PCA
pHH2O

Diễn giải
Akaike Information Criterion (Tiêu chuẩn Thông tin Akaike)
Chỉ dẫn địa lý
Cơ sở dữ liệu (Database)
Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông Lương Liên hiệp
quốc)
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
Geographical Idication (Chỉ dẫn địa lý)
Geographic Information System (Hệ thống Thông tin Địa lý)
Hệ thống định vị toàn cầu
International Soil and Reference Information Centre
(Trung tâm Thông tin và Tư liệu đất Quốc tế)

Remote Sensing – Viễn Thám
Tổng bình phương phần dư (Residual Sum of Squares)
Tiêu chuẩn Ngành
Tiêu chuẩn Việt Nam
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)
World Reference Base for Soil Resources
(Cơ sở Tham chiếu Tài nguyên đất Thế giới)
Hàm lượng Bo
Canxi trao đổi
Độ dẫn điện
Dung tích hấp thu cation
Hàm lượng sắt trong đất
Hàm lượng Kali dễ tiêu
Hàm lượng Kali tổng số
Magie trao đổi
Hàm lượng Mangan
Hàm lượng Ni tơ tổng số
Hàm lượng cacbon hữu cơ
Hàm lượng lân dễ tiêu
Hàm lượng lân tổng số
Principal Component Analysis (Phân tích thành phần chính)
Trị số pH chiết bằng nước tỉ lệ 1:2,5

x


Chương 1: Mở đầu

Chương 1: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Với xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường đang ngày càng đòi hỏi các sản
phẩm chất lượng cao, có sự đảm bảo về chất lượng, giá cả ổn định. Chính vì vậy, một u
cầu cấp thiết đặt ra cho các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng là phải xác định được tên tuổi
và chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, tăng cường lợi
thế cạnh tranh, thúc đẩy việc phát triển các loại sản phẩm có giá trị kinh tế, tăng thu nhập
cho người dân. Đó cũng là lý do những năm gần đây, việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các
sản phẩm có chất lượng cao là một việc làm cần thiết và cấp bách. Vì chỉ dẫn địa lý là
những từ, tên gọi, dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh được sử dụng để chỉ ra sản phẩm có
nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy
tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này có được chủ yếu là do nguồn
gốc địa lý tạo nên [1], [15].
Nhiều địa phương đã có những sản phẩm chất lượng tốt được nhiều người biết đến
như: bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Da Xanh (Bến Tre), bưởi Năm Roi (Bình Minh –
Vĩnh Long), vú sữa Lò Rèn (Châu Thành – Tiền Giang), hoa Hồi Lạng Sơn, gạo Tám
Xoan (Hải Hậu – Nam Định), chè suối Giàng (Yên Bái), chè Tân Cương (Thái
Nguyên)… Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều mặt hàng nơng sản khác trong nước có chất lượng
cao gắn với vùng sản xuất vẫn chưa được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Nghiên cứu về đất và đánh giá thích nghi đất đai là khâu cực kỳ quan trọng trong
công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất được nhiều quốc gia và
các tổ chức quốc tế quan tâm, nhất là trong nông nghiệp. Tiến trình đánh giá đất đai là cơ
sở lựa chọn vùng thích hợp đối với sản phẩm nơng nghiệp nói chung và sản phẩm chỉ dẫn
địa lý nói riêng. Việc nghiên cứu đánh giá nguồn gốc phát sinh và phát triển cũng như đặc
điểm chất lượng của một vùng đất là việc làm phức tạp do đất là một đối tượng đa thành
phần, có các q trình lý, hóa và sinh học tác động qua lại liên tục đòi hỏi phương pháp
nghiên cứu hiệu quả. Kỹ thuật GIS chính là phương tiện hữu ích để có thể kết hợp nhiều
yếu tố trong nghiên cứu đánh giá đất đai. Những năm 70 trở về trước, khi tin học và hệ
thống thông tin địa lý chưa phát triển, việc điều tra đánh giá đất đai và xây dựng bản đồ
đất chủ yếu được làm thủ công. Việc xử lý và tập hợp, kết hợp số liệu các đặc tính đa
dạng của đất đai rất hạn chế nên lượng thông tin cũng như độ chính xác có thể khai thác

1


Chương 1: Mở đầu

phục vụ yêu cầu sản xuất thấp. Ngày nay, kỹ thuật GIS đã giúp ích rất lớn cho cơng tác
lưu trữ, quản lý, phân tích số liệu nghiên cứu đất đai và được ứng dụng rộng rãi vào việc
xây dựng bản đồ, đánh giá mức độ thích nghi và quy hoạch sử dụng đất. Càng khai thác
kỹ thuật GIS trong lĩnh vực nông nghiệp, người ta càng nhận thấy khả năng ứng dụng của
công cụ này là rất lớn, địi hỏi phải tiếp tục tìm hiểu, phân tích dựa trên mối quan hệ giữa
dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian; giữa những đối tượng không gian với nhau để
ứng dụng hiệu quả vào công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí. Sử dụng kỹ thuật GIS
trong công tác nghiên cứu cho việc xác lập quyền chỉ dẫn địa lý là một trong những ứng
dụng hiệu quả của công cụ này, giúp xác định vùng sản xuất sản phẩm có giá trị kinh tế
cao, tạo thương hiệu hàng hóa cho sản xuất bền vững.
Vùng đất trồng bưởi Tân Triều nằm ven sông Đồng Nai thuộc huyện Vĩnh Cửu đã
có sản phẩm bưởi nổi tiếng về chất lượng từ rất lâu không chỉ ở vùng Đông Nam Bộ mà
cịn nổi tiếng ở cả trong và ngồi nước [11],[12]. Chất lượng trái bưởi Tân Triều độc đáo
mà các loại bưởi khác khơng thể có được. Tuy nhiên, sản phẩm chưa được quảng bá rộng
rãi và ưu thế cạnh tranh chưa cao. Việc nâng cao giá trị, tạo thương hiệu và ưu thế cho sản
phẩm bưởi Tân triều là yêu cầu nghiêm túc và cấp bách. Kỹ thuật GIS là phương tiện tối
ưu cho đánh giá đất đai, tập hợp và xử lý các tài liệu làm hồ sơ Chỉ dẫn địa lý cho thương
hiệu bưởi Tân Triều. Đề tài: “Ứng dụng kỹ thuật GIS và phân tích thống kê để xác định
chỉ dẫn địa lý cho vùng bưởi Tân Triều – Vĩnh Cửu – Đồng Nai” sẽ là một đóng góp
hiệu quả cho việc bảo hộ địa danh và nâng cao giá trị cho sản phẩm này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu trước mắt
Ứng dụng bài tốn phân tích khơng gian và phân tích thống kê xác định vùng đề
xuất chỉ dẫn địa lý Tân Triều cho sản phẩm bưởi.
1.2.2. Mục tiêu lâu dài

Đóng góp vào việc nâng cao ứng dụng của kỹ thuật GIS đối với các nghiên cứu thiết
thực phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam.
1.3. Nội dung thực hiện
1.3.1. Thu thập tài liệu và đánh giá các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên
- Thu thập tài liệu về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình khu vực lân cận và vùng
trồng bưởi Tân Triều.

2


Chương 1: Mở đầu

- Thu thập bản đồ đất, bản đồ hiện trạng vùng trồng bưởi Tân Triều.
1.3.2. Xác định các yếu tố đặc thù tính chất đất đai vùng trồng bưởi Tân Triều
- Thu thập mẫu đất trồng bưởi Tân Triều với hai tầng thuộc tầng canh tác để xác
định một số chỉ tiêu tính chất lý hóa học đất.
- Xử lý thống kê mô tả xác định các yếu tố đặc thù tính chất hóa học đất cho vùng
trồng bưởi Tân Triều.
1.3.3. Xác định các yếu tố về hình thái và chất lượng quả bưởi
- Thu thập số mẫu quả bưởi tương ứng với các điểm lấy mẫu đất trồng bưởi và phân
tích chất lượng.
- Xử lý thống kê mô tả xác định các yếu tố đặc thù về hình thái và chất lượng quả
bưởi Tân Triều.
1.3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng chính của tính chất đất đến hình thái và chất
lượng quả bưởi
- Ứng dụng kỹ thuật thống kê phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố hình thái, chất
lượng quả bưởi với các yếu tố tính chất đất.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng chính của tính chất đất đến hình thái và chất lượng
quả.
1.3.5. Xây dựng mơ hình giải bài tốn xác định vùng đề xuất lãnh thổ tương ứng với

chỉ dẫn địa lý cho bưởi Tân Triều bằng kỹ thuật GIS
- Tổng hợp các dữ liệu thuộc tính, phân tích các đối tượng không gian dựa trên các
điều kiện đặc thù của vùng trồng bưởi Tân Triều.
- Xây dựng mô hình đồ họa diễn tiến để phân tích tự động dựa trên mối quan hệ
giữa các đối tượng thuộc tính và các đối tượng không gian một cách tự động bằng kỹ
thuật GIS.
- Đánh giá kết quả mơ hình và thành lập bản đồ đề xuất vùng lãnh thổ tương ứng
với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Tân Triều huyện Vĩnh Cửu với tỉ lệ 1:10.000.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

3


Chương 1: Mở đầu

- Đất có trồng bưởi vùng Tân Triều: số nhóm đất, nguồn gốc phát sinh, tính chất hóa
học, lý học đặc trưng.
- Quả bưởi vùng Tân Triều: các chỉ tiêu hình thái và chất lượng quả bưởi, tập quán
canh tác.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu sau:
- Đánh giá thích nghi xác định vùng đề xuất chỉ dẫn dựa trên các yếu tố tự nhiên và
điều kiện chất lượng quả.
- Xác định vùng chỉ dẫn địa lý “Tân Triều” cho 3 xã canh tác bưởi truyền thống:
Bình Hịa, Tân Bình và Bình Lợi thuộc huyện Vĩnh Cửu ở Đồng Nai.
- Giống bưởi Đường lá cam đặc trưng cho vùng được khảo sát.
- Sản phẩm nghiên cứu là bản đồ đề xuất vùng lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý
thể hiện vùng bảo hộ hay không bảo hộ chất lượng bưởi Tân Triều.
1.5. Phương pháp thực hiện

1.5.1. Phương pháp nghiên cứu theo tài liệu
Các nguồn tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu: số liệu đất đai, cây bưởi Tân
Triều; các lớp bản đồ chuyên đề.
1.5.2. Phương pháp kế thừa có chọn lọc kết quả đã nghiên cứu
Nguồn tài liệu kế thừa gồm: bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng, số liệu khí hậu,
số liệu phân tích hình thái và chất lượng bưởi, số liệu tính chất đất, v.v… của nhiều tác
giả, cơ quan khoa học sẽ được tổng hợp, xử lý.
1.5.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
+ Điều tra nơng hộ về hiện trạng, tình hình canh tác;
+ Phương pháp lấy mẫu đất và mẫu nông sản (quả bưởi).
Đối với mẫu đất bao gồm mẫu thổ nhưỡng và mẫu nơng hóa, 3 phương pháp được
áp dụng: lấy mẫu ngẫu nhiên, lấy mẫu trung bình và lấy mẫu theo tuyến.

4


Chương 1: Mở đầu

Đối với mẫu nông sản, 3 phương pháp được áp dụng: lấy mẫu theo cây, lấy mẫu
theo tán và lấy mẫu theo diện tích.
Ngồi ra, các vị trí lấy mẫu được tiến hành dựa trên hai phương pháp: lấy mẫu theo
tán và lấy mẫu theo đường chéo [6], [26].
1.5.4. Phương pháp phân tích – tổng hợp
+ Phân tích mẫu đất
Phân tích mẫu đất trồng bưởi theo tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn Việt Nam và
tiêu chuẩn ngành bao gồm các chỉ tiêu lý hóa của đất như thành phần cấp hạt, độ chua
(pH, Al3+), cacbon hữu cơ (OC,%), dinh dưỡng đa lượng tổng số (Nts, P2O5ts, K2Ots, %),
dễ tiêu (P2O5dt, K2Odt, mg/100g), cation trao đổi (Ca2+, Mg2+, CEC, meq/100g) và các yếu
tố vi lượng (Mn, B, Fe).
+ Phân tích thống kê

Để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng chính và mối quan hệ giữa các đặc tính đất đai với
chất lượng quả nhằm xác định đặc thù về điều kiện đất đai, đặc thù về hình thái và chất
lượng quả, nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp phân tích tương quan nhiều chiều
(phương trình hồi quy đa biến, …) và thống kê mơ tả (phép tính cơ bản, phân tích thành
phần chính, …) bằng các phần mềm thơng dụng như Excel, XLStat và R.
+ Phân tích khơng gian
Kỹ thuật GIS xác định vùng đề xuất chỉ dẫn địa lý trồng bưởi Tân Triều bằng chức
năng phân tích đơn lớp (erase, clip, split, dissolve, ...), phân tích đa lớp (phép hợp –
Union, phép giao – Intersect, …), chuyển đổi dữ liệu hình học từ vector sang raster,
chồng lớp dữ liệu theo trọng số và số học. Tổng hợp các lớp dữ liệu được xây dựng mơ
hình đồ họa diễn tiến (Cartographic Model - Model Builder…). Phần mềm sử dụng chính
trong phương pháp chủ yếu là ArcGis phiên bản 9.3, Mapinfo 10.5.
+ Tổng hợp các kết quả phân tích
Các kết quả sau khi phân tích đều ở dạng số liệu thơ, khơng thể sử dụng để đánh
giá. Do đó, dữ liệu này cần được tiến hành xử lý, chọn lọc, kiểm tra và tổng hợp lại.

5


Chương 1: Mở đầu

1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.6.1.Ý nghĩa khoa học
- Mở rộng phạm vi ứng dụng kỹ thuật GIS trong lĩnh vực mới “Chỉ dẫn địa lý”.
- Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan.
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cơ sở khoa học để đăng ký quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm bưởi Tân
Triều huyện Vĩnh Cửu.
- Giúp triển khai công tác quy hoạch mở rộng vùng bưởi đối với những khu vực lân
cận nhưng vẫn đảm bảo chất lượng quả.


6


Chương 2: Tổng quan tình hình hiện trạng

Chương 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HIỆN TRẠNG
2.1. Hiện trạng nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1.1. Ngoài nước
Thuật ngữ chỉ dẫn địa lý hiện nay đang sử dụng có lịch sử phát triển lâu dài, ban đầu
được gọi là “xác định địa điểm sản phẩm của vùng”. Từ người Ai Cập cổ đại, địa danh
vùng được sử dụng để xác định sản phẩm và thể hiện cho chất lượng sản phẩm của họ. Ở
thời Trung Cổ, người Châu Âu đã có các địa danh phường, hội để đặt tên cho sản phẩm
của họ nhằm đảm bảo với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, tính độc quyền của
sản phẩm trên thị trường và bảo vệ hợp pháp những người sản xuất. Ví dụ, các sản phẩm
pho-mát ở thời kỳ này với tên Parmigiano Reggiano ở Ý, Edam ở Hà Lan hay Comte và
Gruyere ở Pháp [9], [43].
Đầu thế kỷ XIX, luật bảo vệ hàng hóa về quyền Sở hữu trí tuệ có liên quan đến tên
gọi nguồn gốc nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý … lần đầu tiên chính thức được thơng qua tại
Châu Âu. Đến năm 1857, Luật nhãn hiệu hàng hóa được ban hành đầu tiên tại Pháp. Sau
đó, các nước khác đã lần lượt ban hành Bộ luật Nhãn hiệu hàng hóa của mình như Ý
(1868), Bỉ (1879), Mỹ (1881), Anh (1883), Đức (1894), Nga (1896).
Từ thế kỷ 20 đến nay, cùng với tiến trình tồn cầu hố về kinh tế và tự do hóa về
thương mại, các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm hơn tới việc đưa các sản phẩm
của mình thâm nhập vào thị trường của các nước khác thông qua việc sử dụng chỉ dẫn địa
lý. Tuy nhiên, vì mục đích lợi nhuận có thể sẵn sàng tìm mọi cách để lợi dụng danh tiếng
và uy tín đó, gây thiệt hại đáng kể cho các quốc gia sở hữu chỉ dẫn địa lý. Vì vậy, nhu cầu
về tăng cường bảo hộ các chỉ dẫn địa lý trong thương mại thông qua các điều ước quốc tế
được các quốc gia đặc biệt chú ý. Sự ra đời vào năm 1994 của Hiệp định về những khía
cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994 (gọi tắt là Hiệp định

TRIPs) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là nhu cầu tất yếu của quá trình phát
triển thương mại trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Hiệp định TRIPs đã thiết lập các tiêu
chuẩn quốc tế tối thiểu quy định về bảo hộ, thực thi quyền Sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ
dẫn địa lý nói riêng với mong muốn làm giảm bớt những lệch lạc và những trở ngại trong
hoạt động thương mại quốc tế. Đây chính là cơ sở pháp lý, là chuẩn mực cho hoạt động
bảo hộ chỉ dẫn địa lý dưới góc độ thương mại diễn ra.
7


Chương 2: Tổng quan tình hình hiện trạng

Ở Pháp, Luật “Appellation d’Origine Contrôlée” (viết tắt là AOC) quy định các mặt
hàng có nguồn gốc địa lý và các tiêu chuẩn chất lượng phải được xác nhận, đóng dấu của
Chính phủ mới được ban hành. Các vùng chỉ dẫn danh tiếng được xác định để trồng nho
nằm cách thủ đô Paris 145 km về phía Bắc với diện tích khoanh định là 30.000 ha trồng
các giống nho như Chardonnay (nho trắng), Pinot Noir và Pinot Meunier (giống màu đỏ)
[28], [43].
Ở Mỹ, quy trình kiểm sốt chất lượng AVA đề cặp đến đặc điểm khí hậu, tính chất
đất, lượng mưa và độ cao để xác định sự khác biệt so với những khu vực khác. Kết quả
cho thấy rằng những vùng được đề xuất chỉ dẫn địa lý sản xuất hiệu quả so với những khu
vực nằm ngoài [51].
Ở Úc, từ khi ban hành luật Sở hữu trí tuệ, tên gọi, xuất xứ và sản phẩm danh tiếng
không ngừng mở rộng bảo hộ cho các khu vực và tiểu vùng.
Ở Anh, từ khi sản phẩm địa phương được pháp luật bảo hộ, yếu tố đặc thù được
quan tâm hàng đầu để xác định sự khác biệt cụ thể về độ cao, độ dốc, lượng mưa, khí hậu
[45].
Ở Ấn Độ, luật hướng dẫn đăng ký chỉ dẫn địa lý hàng hóa cho các sản phẩm nông
nghiệp ra đời vào năm 1999. Kết quả có khoảng 65 chỉ dẫn địa lý xuất xứ từ Ấn Độ được
đăng ký như trà Darjeeling, Pachampalli, Ikat, Chanderi, Kancheepuram, … Trong đó,
sản phẩm trà Darjeeling được xuất khẩu rộng rãi sang các nước khác như Nhật Bản, Nga,

Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu như Pháp, Đức, Hà Lan [50].
Tại Indonesia, việc bảo hộ cho sản phẩm nơng nghiệp và thực phẩm dưới hình thức
chỉ dẫn địa lý là biện pháp được chính phủ nước này đánh giá cao. Tuy nhiên, quá trình áp
dụng chỉ dẫn địa lý vẫn còn khá nhiều bất cập về Luật nhãn hiệu hàng hóa số 15 (2001)
do sự thiếu hiểu biết của người dân và các cơ quan nhà nước [39].
Từ khi ban hành các Luật, Hiệp định về chỉ dẫn địa lý, các sản phẩm danh tiếng có
nguồn gốc lâu đời được xem xét đăng ký chỉ dẫn địa lý ở các nước trên thế giới dần dần
đi vào ổn định trên thị tường và không ngừng cải tiến chất lượng, tạo thế cạnh tranh một
cách bền vững.
Kỹ thuật GIS đối với đánh giá đất đai:

8


×