Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

thực trạng trồng lạc tại huyện nam đàn – nghệ an về giống , kỹ thuật, sâu bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917 KB, 27 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận thực tập tốt nghiệp, tơi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các cán bộ ở Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nghệ An, các cán bộ huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Dưới sự hướng dẫn
của cô giáo Nguyễn Thị Thảo tơi đã hồn thành báo cáo này.
Tơi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó !

1


MỞ ĐẦU
Cây lạc tên khoa học là Arachis hypogea. L thuộc họ Đậu Fabaceae,
là một loại cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao.
Trước hết, lạc là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người.
Hạt lạc chứa 44 – 56% lipit (dầu), 20 – 25% protein, ngoài ra cịn chứa
nhiều loại vitamin và chất khống [6].
Dầu lạc là một hỗn hợp glyxerit có 80% axit béo khơng no được
dùng nhiều trong công nghiệp và y học [6].
Lạc cịn là nguồn thức ăn tốt cho chăn ni: thân, lá lạc tươi chứa
0,3% protein vừa là nguồn thức ăn cho gia súc, vừa là nguồn phân xanh có
giá trị về số lượng và chất lượng, khô dầu lạc là nguồn thức ăn cho lợn và
bò sữa.
Lạc là cây trồng ngắn ngày có khả năng tăng vụ, luân canh, xen canh
với cây trồng khác như ngơ, mía, cây ăn quả…Hơn thế nữa, lạc là cây trồng
thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, đối với vùng đồi dốc trồng lạc có
tác dụng hạn chế xói mịn và cải tạo đất rất tốt. Đặc biệt, rễ lạc có nhiều nốt
sần chứa vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định đạm cho đất.
Lạc là một trong những mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, số
lượng lạc xuất khẩu hàng năm trên thế giới từ 1,3 – 1,7 triệu tấn lạc quả và
350.000 - 400.000 tấn dầu lạc.
So với một số cây trồng khác như lúa, ngô…sự tăng trưởng về năng


suất, sản lượng lạc còn chậm. Sỡ dĩ như vậy là do sự hiểu biết của người
trồng lạc còn hạn chế. Sự đầu tư thâm canh chưa phù hợp thỏa đáng với
nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây lạc. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các
thành tựu về di truyền, lai tạo, chọn lọc đối với các giống lạc chưa được
đầu tư, quan tâm đúng mức.

2


Nghệ An là tỉnh đứng thứ 2 về diện tích và sản lượng lạc trong cả
nước. Hiện nay, Nghệ An sản xuất 3 vụ lạc/năm. Vụ lạc xuân có diện tích
trên 20 ngàn hecta, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu; vụ đông xuân
chủ yếu để cung cấp giống cho vụ chính và một phần làm hàng hố cho các
tỉnh bạn; vụ lạc hè đã có từ rất lâu, diện tích hàng năm trên 2 ngàn hecta,
sản phẩm chủ yếu phục vụ tiêu dùng, chế biến và một phần được để dùng
để làm giống.
Thực tế cho thấy, tỉnh Nghệ An đã áp dụng các giống mới vào trong
sản xuất. Các kết quả thu được đã khẳng định tính triển vọng của các giống
này. Do đó cần có kế hoạch mở rộng diện tích cũng như có kỹ thuật thâm
canh thích hợp để nâng cao năng suất lạc trong tương lai.
Huyện Nam Đàn được xem là một trong những vùng trồng lạc trọng
điểm của tỉnh Nghệ An.
Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi chọn nghiên cứu đề tài này với
mục đích điều tra thực trạng trồng lạc tại huyện Nam Đàn – Nghệ An về
giống , kỹ thuật, sâu bệnh…để có những biện pháp hợp lý nhằm tăng năng
suất cây lạc trong tương lai.

3



Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ CÂY LẠC
1.1 Nguồn gốc cây lạc [5]
Khi nói về nguồn gốc của cây lạc, đã có nhiều quan điểm khác nhau.
Một dẫn liệu khách quan đầu tiên về nguồn gốc cây lạc ở châu Mỹ là
năm 1875 E.G Squier đã tìm thấy trong các ngơi mộ cổ (trước thời C.
Colơmbơ tìm ra châu Mỹ) ở Ancon, Pachacamac và nhiều nơi khác thuộc
Peru, những hạt và quả lạc đang trồng lúc đó ở Peru.
Ngày nay, căn cứ trên tài liệu về khảo cổ học, về thực vật dân tộc
học, về ngôn ngữ học, về sự phân bố các kiểu giống lạc, người ta đã khẳng
định Arachis hypogeae có nguồn gốc tại Nam Mỹ [ 6].
Theo B. B Hizgrinys, trung tâm trồng lạc nguyên thủy là vùng
Grandchaco nằm trong thung lũng Paraguay và Parama.
Nhà bác học Liên Xô, Vavilop cho rằng Paraguay là trung tâm trồng
lạc nguyên thủy.
Trong khi đó, một số tác giả lại cho rằng lạc có nguồn gốc từ miền
Đơng Bolovia.
Dùng phương pháp phóng xạ, nhiều nhà khoa học đã xác định cây
lạc được trồng cách đây 3.200 – 3.500 năm, nó được ghi vào sổ sách từ thế
kỷ 16.
Người châu Âu đầu tiên viết về cây lạc là Gronzalofe man dez
deoviedoyvaldes ( là tên quan cai trị xứ Hispaniola, nay là nước cộng hòa
Haiti ). Nhiều dẫn chứng cho thấy cây lạc được đưa vào châu Âu từ thế kỷ
16.
Năm 1576, Nicolas Monardes (nhà vật lý) đã mô tả và ghi chú giống
cây này là “ được gửi cho tôi từ Peru ”.

4



Quả lạc được vẽ hình đầu tiên trong cuốn sách của Jandelaet (1529).
Một số tác giả như Maregraue đã mô tả quả lạc được phát sinh từ rễ còn
Poitran (1806) và Richard (1823) đã mô tả quả lạc được phát sinh từ hoa.
Đầu thế kỷ 14, người Bồ Đào Nha đã nhập cây lạc này vào bờ biển
Tây Phi còn người Tây Ban Nha đã đưa cây lạc từ bờ biển Tây Mehico đến
Philippin, từ đó đưa sang Trung Quốc, Nhật Bản, Đơng Nam Á, Ấn Độ và
bờ biển phía Đông nước Úc [ 5].
Đầu thế kỷ 18, Nicole đã trồng lạc trong vườn thí nghiệm thực vật
Montpellier và năm 1723 đã thông báo cho Viện Hàn lâm Pháp. Năm 1753,
Clinne đã mô tả dưới tên “ Arachis hypogeae L ”.
Cây lạc vào nước ta bằng con đường nào và từ lúc nào cho đến nay
vẫn chưa được rõ.
Năm 1961, Nguyễn Hữu Quán đã đưa ra một nhận định không có
dẫn chứng chứng minh là lạc vào nước ta từ Trung Quốc vào đầu thế kỷ 19.
Trong lịch sử cho đến cuối thế kỷ 19, khơng có sử sách nào nói đến
cây lạc, mặc dù trong “ Vân đài loại ngữ ” của Lê Quý Đôn (1726 – 1783)
viết cuối thế kỷ 18 đã nói đến gần 100 lồi cây trồng, cây rừng, cây dại
nhưng cũng khơng nói đến cây lạc. Không một người châu Âu nào đến
nước ta vào thế kỷ 19 đã ghi nhận thấy có trồng lạc trong những tập viết
của họ. Nhưng có lẽ lạc vào nước ta theo các nhà buôn, nhà truyền giáo
châu Âu.
Về mặt sử dụng, người Indieng đã biết ăn lạc bằng nhiều cách khác
nhau như rang, luộc, giã nhỏ nấu canh, ép dầu. Ở châu Âu, năm 1800 đã
xây dựng một số nhà máy ép dầu trong vùng Valencia (Tây Ban Nha).
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nhiều nhà máy ép dầu được xây
dựng khắp Pháp, Đức, Hà Lan…

5



Năm 1841, lần đầu tiên nhập vào nước Pháp một khối lượng lớn
(700 tấn lạc) cho nhà máy ép dầu Rouen và năm đó được coi là năm đánh
dấu việc sử dụng lạc vào công nghiệp và buôn bán trên thế giới.
1.2. Giá trị của lạc
Lạc là cây công nghiệp đồng thời là cây thực phẩm có giá trị kinh tế
cao.
Thành phần hóa học của quả lạc gồm: [6]
+ Vỏ quả có: 80 – 90% gluxit
4 – 7%

protein

2 – 3%

lipit

+ Vỏ lụa có: 13% protein
18% xenlulo
1% lipit
2% chất khống
7% sắc tố và vitamin
Lá mầm là bộ phận chính của hạt lạc chứa: 50% lipit, 30% protein.
Hai thành phần này chiếm 4/5 trong lá mầm.
Sản phẩm lạc có nguồn protein và dầu cao, lượng vitamin phong
phú, làm thức ăn tốt cho người và gia súc, làm nguồn nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến. Riêng đối với nước ta, lạc là mặt hàng có kim ngạch xuất
khẩu tương đối cao.
Lạc là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao trên đất bạc màu khơ hạn, nó
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc
làm cho con người và sử dụng hợp lý đất đai, lao động, tiền vốn.


6


Rễ lạc có nhiều nốt sần, trong đó chứa nhiều vi khuẩn Rhizobium có
khả năng cố định đạm khí quyển, vì vậy sau khi thu hoạch, lạc để lại cho
đất một lượng đạm khá lớn.
Là cây trồng ngắn ngày nên lạc có khả năng tăng vụ và được dùng để
trồng luân canh, xen canh với các cây trồng khác như mía, ngơ, cây ăn quả.
Hơn nữa, lạc là cây trồng thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt là
vùng đồi dốc trồng lạc có tác dụng chống xói mòn và cải tạo đất rất tốt.
Theo Lê Minh Dụ (1993), trồng cây họ Đậu ở một số loại đất dốc ổn
định sẽ làm tăng nguồn hữu cơ với khoáng, sắt di động hoặc không di
động, tăng hàm lượng lân dễ tiêu trong đất, làm cho hàm lượng photphat
trong đất có sự biến đổi: nhóm photphat canxi tăng lên, nhóm photphat sắt
và nhôm giảm và thể hiện khá rõ nét với các loại đất phiến sét trồng lạc
thuần hoặc xen.
Cây lạc có giá trị kinh tế như vậy cho nên nước ta nói riêng và nhiều
nước trên thế giới nói chung đã và đang chú ý mở rộng diện tích trồng lạc
và tăng năng suất.
1.3 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới, trong nước và ở Nghệ An
1.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Trong số các cây đậu đỗ của thế giới, lạc có diện tích và sản lượng
đứng thứ hai sau cây đậu tương (Kris hnam A. 1991).
Cây lạc được trồng ở tất cả các châu lục, nhưng chủ yếu tập trung ở
châu Á và châu Phi. Châu Á chiếm 63,17% và châu Phi chiếm 30,81% diện
tích trồng lạc của thế giới. Trong khi đó châu Mỹ chỉ chiếm 5,8%, châu Âu
chiếm 0,22%.
Tình hình sản xuất lạc của thế giới được thể hiện ở bảng 1.


7


Bảng 1 : Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Năm
1991
1996
1997
1998
1999
2000

Diện tích (1000 ha) Năng suất ( tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn)
19,544
11,2
21,879
20,872
13,9
28,958
20,182
13,5
27,289
21,225
14,0
29,819
21,622
13,5
29,263
22,038

13,7
30,210
( Nguồn: Dựa trên dữ liệu của USDA, PS & cơ sở dữ liệu D)

Bảng 1 cho thấy diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới có
xu hướng tăng lên.
Năm 1995, diện tích trồng lạc trên thế giới là 20.951.000 ha. Sáu
nước có diện tích trồng lạc lớn nhất là: Ấn Độ : 8.450.000 ha, Trung Quốc :
2.988.000 ha, Sênêgan : 925.000 ha, Sudăng : 762.000 ha, Nigiêria :
1.000.000 ha, Mỹ: 688.000 ha.
1.3.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Trong 25 nước trồng lạc ở châu Á, Việt Nam đứng thứ 5 sau Ấn
Độ, Trung Quốc, Indonexia, Myanma [10].
Năm 1998, diện tích đất trồng lạc đạt cao nhất 269.000 ha. Năng
suất bình quân đạt 14,3 tạ/ha. Lạc được trồng nhiều ở các tỉnh khu 4 cũ
(26,4%), Đơng Nam bộ (25,5%), Trung du miền núi phía Bắc (15,7%),
Duyên hải Nam Trung bộ (10,7%). Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng lạc
lớn nhất (40.000 ha), sau đó là Nghệ An (26.000 ha).

8


Bảng 2 : Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam

Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1981 1985 1990
Diện tích
1.000 ha
120,2 217,7 201,4

Năng suất
Tạ/ha
8,33
9,5
10,6
Sản lượng
1.000 tấn
100,1 202,1 213.5
Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam [7]

1995 1996 1998
259,9 262,7 269,4
12,8 13,58 14,3
332,7 356,7 385,2

1.3.3. Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An
Nghệ An là tỉnh đứng thứ 2 về diện tích và sản lượng lạc trong cả
nước. Trong mười năm (2000 - 2010) sản lượng lạc Nghệ An tăng lên đáng
kể, được thể hiện rõ ở bảng 3.
Bảng 3 : Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An từ năm 2006 - 2010

Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)

2006
29.135
15,5
34.196


2007
29.829
16,9
33.267

2009
31.785
16,3
35.457

2010
32.527
17,1
36.890

( Theo báo cáo của sở nông nghiệp và phát triển nơng thơn Nghệ An)
Diện tích trồng lạc của tỉnh Nghệ An có sự tăng lên qua các năm,
trong thời gian từ 2006 - 2010 diện tích trồng lạc đã tăng lên 3.392 ha.
Năng suất và sản lượng lạc cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, năng suất
giữa các xã không đồng đều và có sự khác biệt khá lớn.
1.4. Sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc
- Sự nảy mầm của cây lạc
Nảy mầm là quá trình chuyển biến hạt từ trạng thái nghỉ sang trạng
thái hoạt động. Nó khởi đầu bằng sự hút nước, tiếp đó là hoạt động của các
men phân giải, kết thúc là sự xuất hiện cây mầm. Biểu hiện bên ngoài của
sự nảy mầm là trục phôi dài ra, đâm thủng vỏ hạt và mầm lộ ra ngoài.
Lạc nảy mẩm theo kiểu nâng hạt, lúc đó thân mầm phát triển hình
thành những lá lạc đầu tiên.


9


- Sự phát triển của thân và chiều cao của cây lạc
Chiều cao thân phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống và điều
kiện ngoại cảnh. Nhìn chung, các giống có dạng cây bụi thì chiều cao thân
đạt khoảng 70 – 150 cm, dạng đứng có chiều cao 40 – 80 cm. Cây lạc sinh
trưởng tốt thân thường có chiều cao thích hợp, cân đối với các bộ phận
khác, thân khơng đổ, các đốt phía dưới ngắn, thân mập, cứng.
- Sự phát triển của bộ lá
Trên thân chính số lượng lá có thể đạt 20 -28 lá, tổng số lá trên cây
có thể đạt tới 50 – 80 lá. Lá là nơi chủ yếu diễn ra quá trình quang hợp. Nó
sinh trưởng và phát triển tương ứng với sự sinh trưởng và phát triển của
chiều cao.
- Sự phát triển của bộ rễ
Rễ lạc là rễ cọc gồm một rễ chính ăn sâu và một hệ thống rễ bên rất
phát triển. Trọng lượng rễ lạc thay đổi tùy thuộc điều kiện canh tác, tính
chất đất đai. Ở đất nhẹ, tơi xốp, bộ rễ phát triển thuận lợi, rễ con ra nhiều
và khả năng hấp thụ dinh dưỡng lớn. Ngược lại, ở đất có độ ẩm quá cao, rễ
phát triển kém, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém nên cây biểu hiện thiếu
dinh dưỡng, cằn cỗi, lá vàng tía.
- Sự ra hoa và hình thành quả lạc
Thời gian ra hoa của lạc kéo dài 25 – 40 ngày, tùy theo giống và điều
kiện sinh trưởng. Số lượng hoa có thể thay đổi từ 50 – 200 hoa.
Giai đoạn hoa nở rộ thường kéo dài 15 – 20 ngày, trung bình có 5 –
10 hoa/ ngày. Thời gian này có thể có 70 – 90% số hoa trên cây.
Hoa lạc nở vào lúc 7 – 9 giờ sáng nhưng đã được thụ phấn trước đó 7
– 10 giờ. Sau khi được thụ phấn, tế bào cuống hoa phát triển thành tia (từ 3

10



– 4 ngày), tia dài 0,5 – 1 cm, vươn dài theo hướng đâm xuống đất sau đó
phình to hình thành quả.
Q trình hình thành quả như sau:
• 5 – 6 ngày: Đầu mút tia bắt đầu phình ngang.
• 9 ngày

: Quả lớn nhanh thấy rõ ở phần cuống.

• 12 ngày

: Quả tăng kích thước gấp 2 lần so với khi 9 ngày.

• 20 ngày : Quả định hướng nhưng vỏ quả cịn mọng nước, 2
hạt đã thấy rõ.
• 30 ngày

: Vỏ quả cứng, săn lại, hạt định hình.

• 45 ngày

: Vỏ quả có gân rõ, vỏ hạt mỏng dần và bắt đầu

mang màu sắc.
• 60 ngày

: Hạt chín hồn tồn và có thể thu hoạch.

1.5. Kỹ thuật thâm canh cây lạc [ 9]

Để có được năng suất lạc cao, ba yếu tố kỹ thuật trồng trọt phải đạt
được đó là:
- Đảm bảo mật độ cây
- Tạo nên cây khỏe
- Tạo ra quả nhiều, quả chắc, hạt to và nặng
* Đảm bảo mật độ cây
Muốn đảm bảo mật độ cây cần có hai điều kiện đó là giống phải mọc
mầm khỏe và lượng gieo trồng hợp lý.
+ Giống mọc mầm khỏe biểu hiện ở hai mặt là cây nảy mầm nhanh
và mọc đều. Để có được giống mọc mầm khỏe thì phải có chất lượng hạt
giống tốt đồng thời phải tạo điều kiện cho cây lạc nảy mầm tốt bằng cách
làm đất tơi xốp, xử lý thuốc bệnh, đảm bảo độ ẩm phù hợp.

11


+ Lượng giống gieo hợp lý: Những căn cứ khoa học để xác định mật
độ trồng lạc cho một vùng là:
• Giống có ba dạng : thân đứng, thân bị và dạng nửa bị.
• Dinh dưỡng trong đất: đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày.
• Chế độ chăm sóc : thâm canh trồng thưa, quãng canh trồng
dày.
• Thời tiết : mùa mưa trồng thưa hơn mùa ít mưa.
• Lượng hạt giống : 200kg lạc vỏ/ ha đối với lạc xuân và 150
kg lạc vỏ / ha đối với lạc thu.
* Về chăm sóc cây khỏe : Cây lạc khỏe biểu hiện ở sự sinh trưởng
nhanh, thân cứng, khơng có hiện tượng vóng lốp, phát triển đủ hai cặp cành
cấp 2, bốn cành cấp 1 (đối với kiểu lạc đứng).
Các biện pháp để chăm sóc cây khỏe:
• Trước hết là phải bón phân đúng lúc, đúng lượng.

Đối với phân chuồng và phân lân: Bón 5 – 10 tấn phân chuồng cho 1
ha, ủ mục với supper lân 150 – 200 kg/ha hoặc lân nung chảy 200 – 300
kg/ha, bón trước lúc trồng 1 tháng (40 – 50 kg P2O5 /ha).
Đối với phân đạm: Dùng đạm sunfat tốt hơn các loại khác, lượng bón
80 – 100 kg/ha, nếu dùng ure bón 45 – 50 kg/ha.
Đối với phân kali: Liều lượng 50 – 60 kg K2O/ha hoặc bón kalisunfat
với liều lượng 100 – 120 kg/ha. Bón cùng với đạm khi cây có 3 – 5 lá.
Phun chất điều hòa sinh trưởng và vi lượng.
Bón canxi lúc sắp ra hoa, liều lượng theo chỉ dẫn.
• Thứ hai là phải xới vun đúng lúc.
Xới đợt 1 lúc lạc có 3 – 5 lá thật.
Xới lần 2 lúc lạc có 7 – 9 lá, sắp ra hoa.

12


Vun lạc lúc hoa héo ( sau 2 tuần ra hoa ).
• Thứ ba là chọn lọc giống tốt.
• Thứ tư là trồng đúng thời vụ.
• Thứ năm là chọn đất thích hợp: lạc thích hợp nhất với đất cát
pha thịt nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng trung bình.
* Vấn đề đảm bảo quả nhiều, quả chắc, hạt to, nặng.
Trên cơ sở chăm sóc cây khỏe đã đảm bảo 80% quả nhiều, quả chắc.
Tuy nhiên muốn cho hạt to, nặng thì phải:
Trước hêt là phải phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Thứ hai là phải chú ý đến vấn đề quản lý nước.
Thứ ba là phun thuốc kìm hãm sinh trưởng SMH để cây ngừng sinh
trưởng và tích lũy vào hạt, đồng thời kết hợp phun vi lượng để tăng trọng
lượng hạt, tăng năng suất.
Thứ tư là phải phòng trừ cỏ dại triệt để nhằm tránh sự tranh chấp

dinh dưỡng.
* Vấn đề trồng luân canh và xen canh lạc [6]
Luân canh là trồng lạc liên tiếp nhiều năm ở cùng một chân ruộng,
hậu quả là năng suất giảm dần.
Thí nghiệm ở xã Xuân Giang, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, trồng
lạc liên tiếp năng suất giảm rõ rệt: Năm 1956 năng suất là 1080 kg/ha
(100%), năm 1957 năng suất 810 kg/ha (75%), năm 1958 năng suất 405
kg/ha (37%), năm 1959 năng suất chỉ cịn là 216 kg/ha (20%).
Kinh nghiệm cho thấy, khơng bao giờ trồng lạc quá 3 năm trên một
mảnh ruộng. Ở đất bãi, đất màu nên chuyển sang trồng mía, khoai hoặc rau.
Ở những chân đất khác nên thay lạc bằng khoai lang, ngô hoặc khoai sọ,
không nên trồng đậu, các loại cà, thuốc lá, đay.

13


Quy trình kỹ thuật trồng lạc xuân:
Lạc xuân + lúa mùa chính vụ
Lạc xuân + lúa mùa sớm + khoai tây
Lạc xuân + lúa mùa sớm + khoai lang đông
Trồng xen là một tập quán lâu đời của nhiều vùng trồng lạc tập trung.
Có thể trồng xen lạc với ngơ, mía, sắn, cây cơng nghiệp và cây ăn quả lâu
năm.
Lạc thường được trồng xen với ngô, hoặc để lấy dây lá làm phân
xanh bón cho lúa hoặc để lấy củ.
Lạc cịn được trồng xen với mía. Lê Song Dự và những người cộng
tác (1969) đã theo dõi trong 2 vụ mía (1964 – 1965 trồng giống POI 3016;
1966 – 1967 trồng giống FI34) thấy rằng trong năm 1964 – 1965 cho 1.282
kg hạt/ha; 515 kg hạt/ha trong năm 1966 – 1967 và tương ứng với 5.822,
4.513 kg thân lá tươi/ha; đã cung cấp một lượng không nhỏ chất hữu cơ,

đạm, lân cho đất nên sau khi thu hoạch mía (1967), lượng mùn trong đất
tăng lên đáng kể.
Ở một số vùng trung du đất đồi thì trồng xen lạc với sắn. Lạc xen sắn
phát triển tốt nếu được bón đủ vơi, lân và kali. Cách trồng này vừa có hiệu
quả kinh tế vừa có tác dụng bồi dưỡng đất đồi dễ bị kiệt màu nếu trồng sắn
liên tiếp nhiều năm.
Lạc còn được trồng xen với nhiều loại cây công nghiệp lâu năm, nhất
là cây ăn quả như cam, quýt… ở các đồi bãi.

14


1.7. Một số giống lạc phổ biến
Giống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc
nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng. Hiện nay trong sản xuất lạc,
bên cạnh sử dụng các giống địa phương thuần túy như Sen chùm, Sen Nghệ
An… bà con nông dân đã sử dụng thêm các giống mới lai tạo như LO2,
LVT…
- Giống Sen Nghệ An: Là giống địa phương được trồng nhiều năm
tại Nghệ An, có năng suất thấp hơn các giống khác nhưng mức độ trồng
đồng đều, năng suất ổn định và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Nghệ
An, có sức chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, trung bình
khoảng 112 ngày.
- Giống Sen lai 75/23: Là giống lai tạo giữa giống Mộc Châu và
giống Trạm Xuyên. Giống này có khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn,
úng, chịu rét tốt. Thời gian sinh trưởng là 120 ngày.
- Giống LO2: Là giống nhập nội của Trung Quốc qua Viện khoa học
nông nghiệp Việt Nam, được công nhận là giống quốc gia năm 1999.
Đặc điểm: Quả to, vỏ quả dày, năng suất khảo nghiệm đạt 34 tạ/ha.
Chiều cao trung bình của cây là 39,1 cm, thích hợp với đất thịt nhẹ. đất cát

pha. Thời gian sinh trưởng khoảng 125 ngày.
- Giống LVT: Là giống nhập nội của Trung Quốc, do GS. Trần Hồng
Uy cùng Viện nghiên cứu chọn tạo.
Đặc điểm: cao khoảng 56 – 63 cm, hạt to trung bình, vỏ lụa màu
trắng hồng, chịu rét khá, thích hợp với đất cát pha, thịt nhẹ.

15


1.8. Sâu bệnh hại lạc [9]
Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chính làm giảm đáng kể
năng suất lạc. Sâu bệnh có rất nhiều loại. Tùy từng thời kỳ, từng giai đoạn
phát triển của lạc mà bị loại sâu, bệnh này hay bệnh kia phá hoại.
Sâu
Trong suốt thời gian sinh trưởng, cây lạc có thể bị trên 50 loại sâu
phá hoại. Tuy nhiên có một số loại sâu hại chính sau đây:
- Sâu hại lạc lúc nảy mầm và thời kỳ cây con có sâu keo và sâu xám.
Hai loại sâu này gây hại cho lạc từ khi bắt đầu gieo cho đến thời kỳ cây
con. Chúng gây thiệt hại khoảng 10% sản lượng, sâu xám thường ăn cây
non còn sâu keo thường ăn mầm cây con.
- Sâu hại lá, thân và các bộ phận trên mặt đất :
+ Sâu cuốn lá: Thường mỗi con đẻ khoảng 87 – 186 trứng vào chồi
non, thời gian đẻ kéo dài 3 – 7 ngày. Giai đoạn sâu non kéo dài từ 17 – 28
ngày hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ. Sâu phát sinh từ khoảng tháng 3
đến cuối tháng 5.
+ Sâu xanh: (Heliothis armigera)
Là loài đa thực, chúng đẻ trứng ở mặt dưới lá và trên tầng lá thấp.
Mỗi sâu cái đẻ từ 95 – 167 trứng. Một con sâu non ăn tới 197 cm 2 lá.
Chúng làm giảm đáng kể diện tích quang hợp của cây và gây hại nặng lúc
lạc sắp ra hoa. Tuy nhiên mật độ sâu xanh thường thấp hơn sâu khoang và

sâu cuốn lá.
+ Rầy xanh (Empcasca jlavescons): Rầy trưởng thành nhỏ, dày 3 – 5
mm, màu xanh. Con cái đẻ trứng trong mô của lá, thời gian trứng kéo dài 4
– 7 ngày, sâu non từ 7 – 14 ngày. Mật độ rầy xanh 2 con/chồi làm năng suất
giảm 4,9%, có thể giảm tới 15%.

16


Bệnh
+ Bệnh nấm mốc: Gồm 2 loại mốc đen và mốc trắng, thường gặp ở
đất có độ ẩm cao. Sau khi gieo, nếu bị nấm mốc tấn công, hạt lạc mất sức
nảy mầm rồi thối nhũn. Có trường hợp lá mầm mọc lên khỏi mặt đất lá
mầm bị đen, nếu bị nặng thì lá mầm bị đen, cịn nếu bị nhẹ thì cây cịi cọc.
+ Bệnh thối đen cổ rể: do nấm Aspergilluniger gây ra. Cây bị héo rũ,
nhổ lên cây thường bị đứt ở phần gốc thân. Bệnh phổ biến ở tất cả các vùng
trồng lạc, có thể làm giảm mật độ 40 – 50%.
+ Bệnh đốm nâu (Cercaspora Arachidis): Là nấm bệnh gây hại trên
lá và thân, vết bệnh trên lá điển hình màu nâu sáng, gần trịn, xung quanh
có quầng vàng. Bệnh nặng có thể gây rụng lá hàng loạt. Thời tiết mát mẻ,
độ ẩm khơng khí cao thuận lợi cho bệnh phát triển.
+ Bệnh đốm đen (Cercaspora Personatum)
Nấm bệnh gây hại trên lá thân, vết bệnh có hình trịn hoặc gần trịn,
xung quanh vết bệnh có thể có quầng vàng hẹp. Bệnh phát triển mạnh ở
giai đoạn ra hoa và chín. càng về cuối càng nặng, gây rụng lá hàng loạt và
quả chín ép.

17



Chương II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Để nắm được thực trạng một số giống lạc
đang trồng ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, tôi đã tiến hành thu thập tất cả
các giống lạc đang trồng và thu hoạch vụ Đông xuân năm 2009 – 2010 từ
địa phương trên để phân tích và nghiên cứu.
- Địa điểm nghiên cứu : Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 11/ 2010 - 3/ 2011.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra theo mẫu phiếu điều tra
Mẫu 1: Cho từng hộ gia đình
Mẫu 2: Cho từng xã sản xuất lạc
- Phương pháp quan sát để xác định kỹ thuật trồng lạc và phát hiện
các loại sâu bệnh hại.

18


Chương III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Giống
Qua điều tra trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, tôi đã thống
kê được các giống lạc trồng chủ yếu hiện nay, được thể hiện ở bảng 4 và
được so sánh ở hình 1.
Bảng 4 : Tình hình sử dụng các giống lạc ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Giống lạc
Sen Nghệ An
Sen lai 75/23

LVT
LO2

% số lượt hộ sử dụng giống
39,41
37,93
13,5
9,16

Qua bảng 4 và hình 1 cho thấy, nhân dân huyện Nam Đàn phần lớn
còn đang sử dụng giống địa phương (Sen Nghệ An) và giống Sen lai 75/23.
Nhìn chung, nhân dân đã và đang sử dụng các giống mới cho năng
suất cao như LVT, LO2…nhưng tỷ lệ sử dụng còn rất thấp. Một trong
những lý do chính là do chính là công tác nhân giống chưa được đầu tư
đúng mức, giống mới chưa được nhân rộng rãi vì vậy bà con sử dụng giống
mới phải chịu giá thành cao.

19


Hình 1: Biểu đồ về việc sử dụng các giống lạc ở huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An

3.2. Kỹ thuật thâm canh lạc
3.2.1. Thời vụ và diện tích đất trồng lạc
- Các giống lạc chủ yếu được gieo trồng vụ xuân và vào thời điểm là
tháng 2.
- Kết quả điều tra về diện tích các loại đất trồng lạc của một số xã ở
huyện Nam Đàn được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5 : Diện tích đất trồng lạc của một số xã ở huyện Nam Đàn, tỉnh

Nghệ An

Địa điểm

Tổng diện

Đất thịt

Đất cát ven

Đất cát pha

tích (ha)

(ha)

sơng (ha)

(ha)

Huyện Nam

2025
300
1320
405
Đàn
Xã Nam Cường
180
60

85
35
Xã Xuân Hòa
85
36
20
29
Xã Nam Trung
120
0
70
50
Xã Văn Diên
170
20
16
134
Xã Khánh Sơn
60
20
13
27
Qua bảng 5 cho thấy, diện tích trồng lạc ở huyện Nam Đàn tương đối
lớn, chủ yếu là trồng trên đất cát ven sơng với diện tích 1320 ha, chiếm
65,1% so với tổng diện tích trồng lạc của huyện. Qua đó cũng cho ta thấy
Nam Đàn là một trong những vùng trồng lạc trọng điểm của Nghệ An.
3.2.2. Kỹ thuật làm đất và sử dụng phân bón
- Đất được cày bừa 2 – 3 lần sạch cỏ, làm cho tơi xốp, lên luống
(khoảng 1,5 – 2 m, luống cách luống 30 cm).
- Kết quả điều tra về vấn đề sử dụng phân bón trong trồng lạc của

nhân dân huyện Nam Đàn được thể hiện ở bảng 6.
Bảng 6 : Tình hình sử dụng phân bón trong trồng lạc ở huyện Nam Đàn

20


Loại phân
Mức bón
(%)

1
2

Hữu cơ
7,4
92,6

% số lượt bón
Vơi bột
Lân
78,3
70,9
21,7
29,1

Đạm
94,4
5,6

Kali

87,6
12,4

Bảng 6 cho thấy, hầu hết các loại phân đều được sử dụng để bón cho
lạc. Đối với phân hữu cơ, nhìn chung tỷ lệ bón ở mức 2 cao hơn so với mức
1. Đối với các loại phân vô cơ, tỷ lệ bón ở mức 1 lại cao hơn so với mức 2.
Đảm bảo lượng phân bón cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển.
3.3. Sâu bệnh hại lạc
Kết quả điều tra về tình hình sâu bệnh hại lạc cũng như cách phòng
trừ của nhân dân huyện Nam Đàn được thống kê qua các bảng 7, 8 và được
thể hiện rõ ở hình 2, 3.

21


Bảng 7 : Kết quả điều tra sâu hại lạc

Các loại sâu
Thời gian xuất hiện
% số lượt hộ trồng
lạc bị sâu hại

Sâu keo
5 – 6 lá
19,0

Sâu xám
Sâu cuốn lá
Sâu xanh
Ra hoa 5 – 6 lá → Ra hoa Ra hoa

15,3

30,9

34,8

Bảng 7 cho thấy, trong các loại sâu thì việc trồng lạc chịu ảnh hưởng
chủ yêu của hai loại sâu đó là sâu xanh và sâu cuốn lá. Hai loại sâu này
xuất hiện khi cây vừa ra 5 – 6 lá và kéo dài đến khi cây ra hoa, do đó ảnh
hưởng mạnh đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây
lạc, làm năng suất lạc giảm đi đáng kể.

Hình 2 : Biểu đồ về tỷ lệ % số lượt hộ trồng lạc bị sâu hại ở huyện Nam Đàn

22


Bảng 8 : Kết quả điều tra các bệnh hại lạc

Loại bệnh
Nấm mốc
Thời gian xuất
Cây con
hiện
% số lượt hộ
trồng lạc bị

17,2

Thối cổ rể

Cây con→

Chết ẻo
5 – 6 lá→

Ra hoa

Ra hoa

19,8

25,5

Thối quả

Đốm nâu

Quả non

Hoa tàn

12,6

24,9

bệnh
Bảng 8 cho thấy, cây lạc bị hai bệnh chủ yếu đó là bệnh chết ẻo và
bệnh đốm nâu. Riêng bệnh chết ẻo gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây lạc vì nó xuất hiện sớm trong q trình gieo
trồng lạc và kéo dài cho đến khi cây ra hoa.


Hình 3 : Biểu đồ về tỷ lệ % số lượt hộ trồng lạc bị bệnh hại ở huyện Nam
Đàn , tỉnh Nghệ An

Kết quả điều tra về tình hình phịng sâu, bệnh hại lạc được thống kê
qua bảng 9.

23


Bảng 9 : Kết quả điều tra tình hình phịng trừ sâu bệnh hại lạc ở huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Loại thuốc trừ sâu
Fastac Ofatox Dipterep

Loại thuốc trừ bệnh
Zineb Daconil Anvil

% số lượt hộ sử dụng
thuốc phòng trừ sâu

56,9

19,8

23,3

20,7


47,8

31,5

bệnh
Bảng 9 cho thấy, nhìn chung bà con huyện Nam Đàn đã sử dụng
nhiều loại thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh để bảo vệ lạc khỏi sâu bệnh hại.
Trong đó được sử dụng khá nhiều loại thuốc trừ sâu Fastac, chiếm 56,9%
và loại thuốc trừ bệnh Daconil, chiếm 47,8%. Ngoài ra còn sử dụng Ofatox,
Dipterep, Zineb, Anvil nhưng với tỷ lệ thấp hơn.
3.4. Diện tích, năng suất và sản lượng
Kết quả điều tra về diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An được thể hiện ở bảng 10.
Bảng 10 : Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An vụ Đơng Xn 2009 - 2010

Địa bàn

Tồn

Nam

Xn

Nam

Văn

Khánh


Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ)
Sản lượng (tấn)

huyện
2025
18,0
3600

Cường
180
18,0
306

Hịa
85
19,0
152

Trung
120
19,1
219,7

Diên
170
20,0
320


Sơn
60
17,0
102

Bảng 10 cho thấy Nam Đàn có diện tích trồng lạc, sản lượng lạc
tương đối lớn nhưng phân bố khơng đồng đều giữa các xã. Có thể khẳng
định rằng Nam Đàn là một trong những vùng trọng điểm sản xuất lạc của
Nghệ An
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận

24


Qua điều tra thực trạng trồng lạc ở huyện Nam Đàn, Nghệ An trên 8
xã ở vụ Đông xuân 2009 – 2010, tôi rút ra được một số kết luận sau:
- Về giống : Các giống lạc như Sen Nghệ An, Sen lai 75/23, LVT,
LO2 được sử dụng phổ biến ở huyện Nam Đàn. Trong đó giống Sen Nghệ
An vẫn là giống được sử dụng nhiều, chiếm tỷ lệ cao. Các giống mới cũng
được đưa vào sản xuất nhưng tỷ lệ sử dụng cịn thấp.
- Về phân bón : Nhìn chung bà con đã bón phân cho lạc khá hợp lý,
tạo điều kiện thuận lợi cho lạc sinh trưởng và phát triển tốt.
- Về sâu bệnh và cách phòng trừ : Lạc trên địa bàn huyện Nam Đàn
đều bị hại bởi nhiều loại sâu bệnh. Tuy nhiên, bà con đã sử dụng nhiều loại
thuốc để diệt sâu và bệnh một cách rộng rãi và kịp thời, đạt hiệu quả khá
cao.
- Về kỹ thuật canh tác : Các kỹ thuật làm đất thực hiện đúng quy
định, cày bừa 2 – 3 lần sạch cỏ, đảm bảo đất tơi xốp. Tuy nhiên vấn đề tưới
tiêu thì cịn nhiều hạn chế, hầu như nhân dân khơng có tập qn tưới tiêu

cho lạc.
2. Đề nghị
Với những kết quả thu được qua quá trình điều tra trên đây, tơi có
một số đề nghị sau:
- Đối với huyện trồng lạc trọng điểm như Nam Đàn cần phải có kỹ
sư nơng nghiệp thường xun theo dõi, chỉ đạo và phổ biến những kiến
thức cơ bản, cần thiết trong q trình gieo trồng và chăm sóc lạc.
- Nhân dân trồng lạc cần phải chú ý thực hiện tốt các kỹ thuật canh
tác như sử dụng phân bón, làm đất, công tác tưới tiêu…cho cây lạc, đồng
thời thường xuyên theo dõi và phát hiện sâu bệnh sớm để phòng trừ kịp
thời.

25


×