Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

he than kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.99 KB, 31 trang )

II. NỘI DUNG
A. HỆ THẦN KINH
1. Hệ thần kinh có ý nghĩa:
Hệ Thần Kinh có chức phận đảm bảo mối quan hệ thống nhất giữa
cơ thể với môi trường xung quanh, đồng thời điều hoà và phối hợp sự
hoạt động của mọi bộ phận trong cơ thể đảm bảo sự thống nhất tồn bộ
của nó. Thực hiện được chức phận này là nhờ một tính chất đặc biệt của
hệ thần kinh - tính chất cảm ứng.
2. Sự tiến hố của hệ
Sự tiến hoá của hệ thần kinh theo hướng ngày càng tập trung và được
quy định bởi sự hoàn thiện của các cơ quan thụ cảm.
Những cơ thể đơn bào chưa có hệ thần kinh. Mối liên hệ giữa chúng
với mơi trường bên ngồi được đảm bảo điều hồ nhờ thể dịch trong tế
bào. Chúng phản ứng lại các kích thích bằng chuyển động của cả cơ thể
hoặc co rút của chất nguyên sinh.
ví dụ như: Trùng dày bơi tới chỗ có nhiều ơxi, trùng biến hình thu
chân giả để tránh ánh sáng chói.
Ở một số thảo trùng có các sợi thực hiện chức năng dẫn truyền hưng
phấn đến các yếu tố vận động.
Ở một số hải miên đã có cấu trúc giống tế bào thần kinh để liên hệ
với các tế bào cơ.
Ở các động vật bậc cao hơn, các nơron tập hợp thành hạch thần kinh
hoặc ống thần kinh.
Hệ thần kinh phát triển và tiến hoá từ động vật bấc thấp đến động vật
bậc cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém chính xác đến chính xác, từ
tiêu tốn nhiều năng lượng đến tiêu tốn ít năng lượng hơn. Có thể thấy sự

1


tiến hoá của hệ thần kinh qua 3 giai đoạn điển hình, đơn giản nhất là hệ


thần kinh dạng lưới, phức tạp hơn là hệ thần kinh dạng hạch và tiến hoá
nhất là hệ thần kinh dạng ống.
2.1. Hệ thần kinh dạng lưới
Xuất hiện ở ruột khoang, thuỷ tức, hải quỳ
Hệ thần kinh dạng lưới được cấu tạo từ hai mạng lưới. Một mạng liên
hệ với các tế bào thụ cảm, một mạng liên hệ với các cơ quan bên trong.
Đặc điểm của hệ thần kinh mạng lưới là khi có kích thích tác động
vào một điểm của cơ thể sẽ làm xuất hiện hưng phấn tại điểm đó. Q
trình hưng phấn sẽ lan toả đồng đều ra các hướng, càng xa điểm xuất
phát cường độ hưng phấn càng giảm dần. Vì vậy, phản ứng của chúng
khơng mang tính chất chuyên biệt đối với tác nhân kích thích, tiêu tốn
nhiều năng lượng.
Ở những động vật khơng có xương sống bậc cao hơn như giun dẹp,
các nơron tập trung thành các hạch thần kinh phân bố ở một số bộ phận
quan trọng và được gọi là hệ thần kinh hạch lan toả. Việc hình thành các
hạch thần kinhlàm rút ngắn khoảng cách liên lạc giữa các nơron với
nhau, bề mặt cơ thể đã chuyên hoá chức năng cảm giác, các nơron cảm
giác đã có sự phân hố đối với việc tiếp nhận các loại kích thích, do đó
đã hình thành các recepto hoá học, cơ học, quang học...
2.2 Hệ thần kinh hạch
Xuất hiện ở những động vật không xương sống bậc cao hơn như: giáp
xác, thân mềm, côn trùng, giun đốt, giun tròn...
Các tế bào và nhánh thần kinh tập hợp lại ở từng vùng nhất định của
cơ thể, làm thành chuỗi gồm hạch và dây thần kinh.Từ các hạch thần
kinh có các sợi thần kinh nối liền với các thụ quan và các cơ quan trong
cơ thể.

2



Đặc điểm tiến hoá của hệ thần kinh này: ở hệ thần kinh mạng lưới,
hưng phấn lan toả theo mọi hướng nên phản ứng chưa chuyên biệt và
thiếu chính xác. Ở hệ thần kinh dạng hạch được thực hiện trong dây thần
kinh và khơng có sự giảm dần về mặt cường độ nên phản ứng được
chính xác hơn. Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt
động của một vùng xác định của cơ thể, nên phản ứng cục bộ, tiết kiệm
hơn hệ thần kinh mạng lưới. Trong hệ thần kinh hạch, sự tiến hoá phụ
thuộc vào các loài động vật, ở những động vật hoạt động mạnh, di
chuyển nhiều thì receptor phát triển, phát triển mạnh nhất là hạch đầu.
Mức độ phát triển của hạch đầu phụ thuộc vào các lồi động vật.
Nói chung,thần kinh dạng hạch tiến hoá hơn thần kinh mạng lưới
nhưng hoạt động thần kinh hạch không nâng cao lên quá mức hoạt động
bản năng.
2.3 Hệ thần kinh dạng ống
Hệ thần kinh dạng ống xuất hiện ở động vật có xương sống như cá,
lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
Các nơron phát triển từ lá phơi ngồi, chúng tập trung ở phía lưng tạo
thành tâm thần kinh sau đó phát triển thành ống thần kinh chạy dọc lưng.
Ở những động vật dây sống hệ thần kinh trung ương ở dạng ống thần
kinh. Ở động vật có xương sống phần sau tạo thành tuỷ sống nằm trong
cột sống, phần đầu tạo thành não nằm trong hộp sọ. Từ não và tuỷ sống
có các dây thần kinh đi tới các bộ phận trong toàn bộ cơ thể. Sau đó phần
đầu của ống thần kinh phân hố thành 3 dạng: bọng trước, bọng giữa,
bọng sau. Ở những động vật xương sống bậc cao hơn, các bọng này tiếp
tục phân hoá thành não trước, não giữa, não sau, các phần não của động
vật có xương sống tiến hố rõ rệt qua các lớp, thích nghi với hoạt động
sống.

3



+) Cá miệng tròn: não bộ còn nguyên thuỷ, thiếu tiểu não, bán cầu
não chưa phát triển, chưa có nếp gấp.
+) Ở cá do sống dưới nước, vận động nhiều, hệ thần kinh luôn luôn
phải ở trạng thái cân bằng nên tiểu não phát triển và chiếm ưu thế về
chức năng. Tuy nhiên, ở cá nước ngọt gần bờ, tiểu não kém phát triển
song bán cầu não lại phát triển mạnh.
+) lưỡng cư: liên hệ với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn nên não có
nhiều biến đổi hơn cá. Tiểu não và não sau kém phát triển, não giữa và
não trước khá phát triển và có cấu tạo phức tạp. Não trước phân thành 2
bán cầu, chức năng cơ bản vẫn là khứu giác.
+) Chim: liên hệ với đời sống bay lượn , hoạt động phức tạp nên các
phần não đều phát triển hơn bò sát. Bán cầu não khá lớn, có vỏ não ở
phần trước, thuỳ khứu giác phát triển yếu vì khứu giác kém phát triển,
thuỳ thị giác và tiểu não lại phát triển mạnh, dó là trung khu điều hoà các
hoạt động phức tap khi bay.
+) Động vật có vú: não trước phát triển rất mạnh và có kích thước rất
lớn tạo thành hai bán cầu đại não có vai trị quan trọng trong việc tiếp
nhận xử lí các thơng tin. Tiểu não cũng phát triển mạnh và xuất hiện
thêm các cấu trúc mới. Trung tâm xử lí cá loại thơng tin cao cấpnhất là
vỏ bán cầu đại não
Như vậy, thần kinh dạng ống tiến hoá nhất: số lượng ế bào thần kinh
ngày càng lớn, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần
kinh ngày càng phức tạp, hoàn thiện. Nhờ đó, hoạt động đa dạng, chính
xác, hiệu quả.
B. Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn đảm bảo:

4



-

Vận chuyển chất dinh dưỡng, ôxi đi nuôi cơ thể, vận chuyển các
chất thải của tế bào đến cơ quan bài tiết và thải ra ngoài.

-

Bảo vệ cơ thể chống các độc tố, vật lạ, vi khuẩn.

-

Điều hoà thân nhiệt.

Trong q trình tiến hố của sinh vật, cùng với sự thay đổi của môi
trường sống, sự biến đổi của các cơ quan, các hệ khác, hệ tuần hồn cũng
có sự tiến hố dần để thích ứng.
Sự tiến hố của hệ tuần hoàn theo chiều: từ đơn giản đến phức tạp,
ngày càng hồn thiện cấu trúc, chun hố về chức năng. Ở động vật đơn
bào, cơ thể chỉ cấu tạo từ một tế bào nên sự trao đôi chất xảy ra trực tiếp
giữa cơ thể và môi trường thông qua thành tế bào.
Ở động vật đa bào: sự trao đổi phức tạp hơn nhiều, khơng có sự liên
hệ trực tiếp, đã hình thành các cơ quan chuyên trách. Ở hải miên, giun
dẹp, thân lỗ,... cơ thể chỉ có 2 lớp tế bào bao lấy xoang ở trung tâm, các
chất dịch bên trong bao lấy mơi trường bên ngồi qua một lỗ duy nhất.
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ trực tiếp tại các tế bào của lớp trong
và được khuếch tán vào lớp ngoài ở một khoảng rất ngắn. Xoang trung
tâm có nhánh vào phần của cơ thể, giúp các chất khuếch tán vào tế bào
dễ dàng hơn.
Đến động vật có nhiều lớp tế bào, sự khuếch tán xảy ra chậm, khuếch

tán đi xa mất nhiều thời gian, khoảng cách khuếch tán lớn, không thể đáp
ứng được nhu cầu hoạt động của cơ thể, bắt đầu xuất hiện hệ tuần hoàn.

5


Ở chân đốt và nhuyễn thể: đã có hệ tuần hồn hở. Qua đó máu được
ngấm trực tiếpvào tế bào, mơ.Ở đây khơng có sự tách biệt giữa máu và
dịch mô, dich cơ thể hỗn hợp này gọi là Hemolimpha. Máu tiếp xúc và
trao đổi chất trực tiếp với tế bào. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực
thấp, tốc độ chậm.
Hệ tuần hồn khép kín xuất hiện đầu tiên ở giun bậc cao. Ngành giun
đốt và động vật có dây sống hệ tuần hồn máu đã kínvà có thành riêng rẽ
để tạo thành mạch máu. Máu chỉ dồn đẩy đi nhờ cử động của cơ thể và
của thành ruột nên lúc chảy được lúc khơng. Về sau mới hình thành trên
mạch những đoạn có khả năng co bóp để dồn đẩy máu đi gọi là tim..
Tim xuất hiện ở động vật có xương sống bậc thấp.
Hệ tuần hồn kín có sự tiến hố khác nhau tuỳ lồi động vật, thích
ứng với mơi trường sống
Từ lớp cá tim có 2 ngăn là tâm nhĩ và tâm thất.
Đến lưỡng cư tim có 3 ngăn( 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất ), như ếch có 2
vịng tuần hồn nhưng chưa được tách biệt hồn tồn. Máu tĩnh mạch từ
các mơ và các cơ quan chảy theo tĩnh mạchvề tâm nhĩ phải rồi chảy
xuống tâm thất. Khi tâm thất co bóp máu được đẩy vào động mạch phổi
để thải CO2 và nhận O2. Máu từ phổilại chảy vào tâm nhĩ trái rồi lại đổ
vào tâm thất. Khi tâm thất co bóp máu sẽ được đẩy vào động mạch nhỏ ở
đầu. Khi đến các cơ quan, các mô là máu đã pha lẫn máu của tĩnh mạch
và máu của động mạch.
Ở bò sát: tim đã có 4 ngăn( 2 tâm nhĩ ở trên và 2 tâm thất ở dưới). Đã
có 2 vịng tuần hoàn lớn và nhỏ. Song vách ngăn giữa 2 tâm thất chưa

hồn tồn được kín. Do cịn có lỗ thơng giữa 2 tâm thấtnên máu động

6


mạch và tĩnh mạch vẫn còn bị trộn lẫn với nhau. Riêng với cá sấu giữa 2
tâm thất đã có vách ngăn hồn tồn và 2 vịng tuần hồn lớn và nhỏ đã
riêng biệt nhau.
Chim và thú: tim đã phân biệt rõ ràng 2 nửa trái, phải. Tim đã có 4
ngăn. Hai vịng tuần hồn đã hồn chỉnh và tách biệt nhau hoàn toàn.
Máu đỏ thẫm và máu đỏ tươi đã hoàn toàn tách biệt ngay ở trong tim va
hệ mạch, chỉ còn 1 cung động mạch. Tim chia 2 nửa chứa 2 loại máu
riêng biệt cũng chỉ còn 1 cung động mạch là do nhu cầu của chim và thú
cần tăng cường trao đổi chất, để có thân nhiệt cao không đổi và thực hiện
nhiều hoạt động phức tạp.
So với tuần hồn hở, tuần hồn kín máu chảy trong động mạch dưới
áp lực lớn, tốc độ nhanh do đó sự vận chuyển chất dinh dưỡng đến tế
bào, mô hiệu quả hơn đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể.
Sự tiến hố của hệ tuần hồn được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

7


C. HỆ HÔ HẤP
Nhịp thở được xem là dấu hiệu của sự sống. Hơ hấp là một q trình
trao đổi khí liên tục giữa cơ thể với mơi trường. Cơ thể chỉ tồn tại và
phát triển khi cung cấp đầy đủ nhu cầu ơxi, sau đó được phân phối đến
từng tế bào để thực hiện sự ơxi hố trong tế bào bằng hàng loạt các phản
ứng sinh hoá phức tạp, nhằm lấy được năng lượng có trong thức ăn để sử
dụng trong hoạt động sống. Đồng thời nhờ có hoạt động hơ hấp mà phần

lớn khí CO2 được thải ra ngồi mơi trường, cịn một phần nhỏ khí này
được thải qua thận dưới dạng urê. Sự trao đổi khí trong cơ thể được thực
hiện nhờ cơ quan hô hấp. Để giúp cho động vật có điều kiện lấy được
khí O2 mơi trường sống và thải khí CO 2 từ cơ thể ra bên ngồi mơi
trường ngày càng hồn thiện, thích nghi ngày càng cao và hiệu quả, hệ
ho hấp tiến hoá ngày càng phức tạp, chuyên biệt: từ khuếch tán qua bề
mặt cơ thể( qua màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể) đến hơ hấp bằng mang
rồi khí quản và phổi.
Sự tiến hoá liên quan đến bề mặt trao đổi khí( Là bộ phận cho O 2 từ
mơi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào( máu) và CO 2 khuếch tán
từ tế bào( hoặc máu) ra ngoài. Dựa vào bề mặt trao đổi khí sự tiến hóa đó
được cụ thể hoá như sau:
Ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp, vì các động vật này có kích
thước nhỏ so với thể tích cơ thể của chính nó, nên lượng khí O 2 khuếch
tán qua màng tế bào có thể đủ cho hoạt động sống của chúng. Đây là
hình thức trao đổi khí O 2 và CO2 giữa cơ thể với môi trường sống, bằng
sự khuếch tán các chất khí từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ
thấp. Sự khuếch tán này diễn ra liên tục cho tới khi nồng độ trong tế bào

8


cân bằng với nồng độ ngồi mơi trường. Nhưng do cơ thể sống ln phải
tiêu thụ khí O2 nên sự cân bằng khơng bao giờ đạt được, vì thế sự hơ hấp
là liên tục xảy ra, khơng cần có hệ tuần hồn để vận chuyển. Vì các tế
bào nằm khơng xa bề mặt cơ thể, do vậy mà ôxi dễ dàng khuếch tán đến
cung cấp cho mọi tế bào. Tuy nhiên, trong q trình tiến hố, động vật
ngày càng lớn lên. Bề mặt hô hấp chỉ tăng theo cấp số 2, khối lượng cơ
thể lại tăng theo cấp số 3 nên để tăng diện tích bề mặt hơ hấp địi hỏi
phải có các hình thức hơ hấp khác thích nghi hơn.

Hô hấp qua bề mặt cơ thể
Mạng lưới mao mạch dày đặc dưới da
Một số động vật như: Ruột khoang, giun trịn, giun dẹp có da mỏng,
sống trong mơi trường ln ẩm ướt, hoạt động hơ hấp ln thực hiện
hồn tồn qua bề mặt của da.
Ví dụ như ở giun đất: hoạt động hơ hấp diễn ra bằng cách: khí O 2 có
thể hồ tan trong lớp nước mỏng trên da trước khi thấm qua da vào máu
và khí CO2 theo chiều ngược lại.
Sự hơ hấp qua da điển hình cịn có ở lớp lưỡng cư.
Tất cả các động vật phát triển hơn về sau, kể cả con người mặc dù đã
có cơ quan hơ hấp riêng biệt nhưng cũng không mất hẳn khả năng hô
hấp bằng da( trừ một số lồi như rùa, giáp xác).
Mặc dù đã hình thành cơ quan chun hố hơ hấp là da, nhưng kiểu
hơ hấp này không thể đáp ứng được những cơ thể có kích thước lớn.
Những cơ thể hơ hấp bằng da thường có kích thước nhỏ, dài hoặc hẹp để
tăng bề mặt hô hấp so với khối lượng cơ thể. Cơ quan hô hấp da chưa
được bảo vệ. Những động vật đa bào bậc cao hoạt động nhiều, kích
thước lớn, khối lượng lớn , hô hấp qua bề mặt không đảm bảo. Các động
vật mà diện tích cơ thể tương đương hoặc nhỏ hơn thể tích phải hình

9


thành cơ quan hô hấp là mang( động vật ở nước) ống khí hoặc
phổi( động vật ở cạn). Mang, ống khí, phổi có nguồn gốc khác nhau
nhưng về ngun tắc tổ chức giống nhau song tuỳ mức độ phát triển mà
có cấu tạo khác nhau về chi tiết.

10



Hơ hấp bằng mang:
Mang có cấu tạo gồm nhũ màng mỏng chứa nhiều mao mạch, những
màng này gắn vào cung mang bằng sụn hay xương,có khe hở để nước
chảy qua và nắp để đậy kín. Nắp mang có một riềm nhỏ bao quanh thành
sau có tác dụng như một cái van có thể đóng kín và ngăn khơng cho
dịng nước quay trở lại khoang mang. Sự xuất hiện mang là một bước
tiến, cấu trúc mang là phần bề mặt cơ thể được gấp nếp tăng diện tích
trai đổi khí lên nhiều lần.
Sự xuất hiện của mang cùng với sự xuất hiện của nhiều cơ quan
khácgiúp cho sự thích nghi với đời sống
Ở giun đốt cùng với sự xuất hiện hệ tuần hồn, thể xoang, giun đốt ở
biển có những phần phụ phân nhánh vừa làm nhiệm vụ của mang vừa
làm nhiệm vụ bắt mồi. Còn các giun đốt khác vẫn hô hấp qua bề mặt cơ
thể.
Đến thân mềm: Hô hấp qua da khơng thực hiện được vì bên ngồi có
vỏ đá vơi. Thân mềm đầu tiên ở nước đã có cơ quan hơ hấp là mang, đó
là phần lồi của màng nhầy có nhiều mạch máu. Trên bề mặt mang có
nhiều tơ làm cho nước thay đổi, ln trao đổi khí
Chân đốt: xuất hiện vỏ kitin, đồng thời cường độ trao đổi chất rất lớn
nên không thể hô hấp qua da mà cần có cơ quan hơ hấp chun hố
khác. Trong đó, chân đốt ở nước có cơ quan hơ hấp chun hố là mang
gồm nhiều tấm mỏng, có nhiều nhánh nhỏ.
Ở nòng nọc của ếch nhái, giai đoạn đầu có mang ngồi.Về sau,có nếp
da phát triển bọc lại gần kín gọi là mang trong.
Ở cá: các mang hình răng lược xếp chồng lên nhau cùng với hệ thống
mao mạch làm tăng diện tích tiếp xúc và hiệu suất trao đổi khí. Đã có
nắp mang bảo vệ mang

11



Trong q trình phát triển, mang có nhiều thích nghi để thu nhận đủ
khí O2, đảm bảo sự tồn tại của sinh vật. Sự thơng khí cho mang một cách
chủ động làm tăng hiệu suất trao đổi khí.
Ở cá: dịng máu đi hướng ngược với dòng nước qua mang và sự phân
bố mao mạch trong mang cá có tác dụng: tăng hiệu suất trao đổi khí,
diện tích tiếp xúc lớn
Ở tơm: có phần phụ giống mái chèo có tác dụng tạo dịng nước chảy
qua mang
Sự trao đổi khí bằng mang thể hiện sự tiến bộ hơn hô hấp bằng da.
Tuy nhiên, sự hơ hấp bàng mang cịn tịn tại nhiều hạn chế như:
Mang có bề mặt hơ hấp rộng, ẩm khi tiếp xúc với khơng khí trên cạn
sẽ bị mất H2O do bốc hơi, mang xẹp lại thành sợi mỏng và nếu khơng
giữ H2O lâu dài thì chúng sẽ dính lại với nhau không thực hiện được
chức năng trao đổi khí. Nhiều động vật ở cạn phải che dấu bề mặt hô
hấp của chúng vào trong cơ thể và thông với khơng khí qua ống hẹp.
Hơn nữa, hàm lượng 02 trong H20 ít khả năng khuếch tán khí chậm
hơn nhiều so với trong khơng khí .1 lít khơng khí chứa 200 cm3 O2, cịn 1
lít H20 chỉ chứa 5 dén 7 cm 3.Mặt khác, so với môi trường ở nước thì mơi
trường khơng khí hơ hấp thuận lợi hơn nhiều: Hàm lượng ơxy cao, khả
năng khuếch tán trong khơng khí nhanh hơn trong nước, sự thơng khí
tiêu phí khối lượng ít hơn nhiều
Chính vì những hạn chế của hơ hấp bằng mang, sự ưu việt của mơi
trường khơng khí , nhièu động vật tích cực hoạt động, cần nhiều khơng
khí đã chuyển từ môi trường ở nước sang môi trường ở cạn với hình thức
hơ hấp tiến bộ hơn: hơ hấp bằng khơng khí và phổi.
Nhiều lồi động vật sống trên cạn như cơn trùng... sử dụng hệ thống
ống khí để hô hấp.


12


Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa khơng khí.
Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần. Các ống nhỏ nhất tiếp xúc với tế bào
của cơ thể, tại dó khí dược trao đổi nhờ khuếch tán qua biểu mơ ẩm lót
phần cuối của hệ thống khí. Hệ thống ống khí thơng qua bên ngồi nhờ
các lỗ thở. Ống khí lớn nhất gọi là khí quản.

Trong quá trình tiến hố hệ thống ống khí ngày càng có nhiều đặc
điểm thích nghi thậmchí có cả tiến hố thối bộ.Trong trường hợp một
vùng nào đó của cơ thể chưa nhận đủ khí oxy đến từng tế bào trong cơ
thể, hệ khí quản sẽ tiết ra một chất đặc trưng làm cho khí quản phân
nhánh thêm vào trong vùng này.
Một số động vật như: sâu bọ,rết, sâu chiếu, một số nhện ... hệ thống
khí kết hợp với các nhịp điệu vận động của cơ thể làm ống khí phồng
lên, xẹp xuống tăng hiệu quả trao đổi khí . Các lồi sâu bọ ở cạn khi di
cư xuống nước, khí quản của chúng được bao kín, có lỗ thơng với mặt
nước.
Tuy nhiên,hô hấp bằng ống không thể đáp ứng được những động vật
bậc cao có nhu cầu về khí lớn, tích cực và trao đổi chất mạnh. Để đáp
ứng nhu cầu đó của động vật bậc cao cơ quan hơ hấp của động vật bậc
cao là phổi đã hình thành.

13


Đây là ohương thức hơ hấp tiến hố nhất trong giới động vật. Khác
với các hệ hô hấp khác, bề mặt phổi không tiếp xúc trực tiếp với các mô
các cơ quan trong cơ thể mà thông qua hệ tuần hồn, khơng khí đi vào và

đi ra khỏi phổi qua đường dẫn khí( khoang mũi, hầu, khí quản và phế
quản)
Ở cá nhiều vây, cá phổi có đơi túi khí ở bụng có tác dụng như phổi
thay cho bóng hơi.
Động vật có xương sống ở cạn ngun thuỷ, cơ quan hơ hấp chỉ là
những túi mỏng đơn giản như ở lưỡng cư, vách thành phổi chưa phân
hoá cho nên ở lưỡng cư hơ hấp bằng da rất quan trọng. Vì da lưỡng cư
ướt, có nhiều mạch máu có thể trao đổi khí được.
Động vật có xương sống ở cạn bậc cao thì phổi càng phân hố.
Từ bị sát da có vảy sừng, chim có lơng vũ nên hơ hấp bằng da không
thực hiện được nữa. Cơ quan hô hấp của chúng tiến hoá theo 2 hướng:
Cuống phổi phân nhiều nhánh nhỏ vào nhánh phổi, vách có nhiều lỗ
tổ ong hình thành các tế bào, trên thành tế bào có nhiều mao quản để
tăng diện tích hơ hấp.
Ở chim: phổi có nhiều vách ngăn,nhánh cuống phổi phức tạp. Đồng
thời có một hệ thống túi khí thơng cả với những phế bào, với cơ,
xương...làm thành một hệ thống túi khí trong tồn bộ cơ thể. Túi khí làm
tăng hơ hấp, giảm trọng lượng riêng của chim, giảm sự cọ xát của các cơ
và các cơ quan lúc bay. Động tác đập cánh giúp chim hồn thành động
tác hơ hấp bình thường là nhờ hoạt động của cơ sườn.
Thú và người: phổi phát triển thành nhánh cuống phổi vào tận các túi
phổi( phế nang). Cuống phổi được sụn hố, bên trong có lót các tế bào
biểu bì có lơng. Cử động hơ hấp của thú do cử động của lồng ngực , cơ
sườn và tấm cơ hồnh( chim, bị sát chưa có cơ hồnh).

14


Nhìn chung hơ hấp bằng phổi ở người và động vật bậc cao là một q
trình sinh lí tinh vi phức tạp thực hiện bởi các cấu trúc đặc trưng, phù

hợp với chức năng sinh lí khác nhau. Do vậy, hiệu quả hơ hấp rất cao.

Tóm lại sự tiến hố của hệ hô hấp từ dạngdown giản,thêm phương
thức nhận oxy qua

bề mặt cơ thể tiến cơ quan chuyên hoá như

mang( động vật ở nước) hoặc ống khí ,túi khí(động vật ở cạn) và hồn
thiện động tác hơ hấp lồng ngực.
D.HỆ BÀI TIẾT
Hằng ngày cơ thể ta phải không ngừng lọc và thải ra mơi trường
ngồi các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng
một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng gây hại cho cơ thể. Q
trình đó gọi là bài tiết.hệ bài tiết có ý nghĩa:
-Đào thải các chất cặn bã ra ngồi mơi trường như;khí CO 2, urê, axít
uric,amơniac và các muối khống...

15


-Duy trì sự ổn dịnh một cách tương đối mơi trường nội môi của cơ
thể:cân bằng áp suất thẩm thấu của máu,duy trì đọ PH của huyết tương
và các ion nhác có trong huyết tương .
-Tham gia vào các chức năng bài tiết có nhiều cơ quan như:
.Da bài tiét mồ hơi qua đó bài tiết nhiệt, nước, muối
.Phổi bài tiết CO2
.Gan khử độc và bài tiét qua hệ tiét niệu
.Lách, hạch bạch huyết tham gia lọc sach và dọn sạch và bạch huyết,
dọn sạch vi khuẩn, hồng cầu chết .
.Thận tham gia vào cấu tạo hệ tiết niệu có chức năng bài tiết nước

tiểu và điều hoà cân bằng nội môi
.Ruột già bài tiết phân và nước
Để đáp ứng yêu cầu bài tiết các chất thải đảm bảo cho hoạt động sinh
lí bình thường của động vật, hệ bài tiết ngày càng tiến hố, có những
bước tiến mới:
Ngun thuỷ nhất là đônh vật nguyên sinh, bài tiết qua bề mặt cơ thể
hoặc có cơ quan tử bài tiết là những khơng bào co bóp .
Động vật đa bào thấp như thân lỗ, ruột khoang xuất hiện nguyên đơn
thận, chúng có những tế bào thận. Các tế bào thận này tập hợp lại và
định khu lại thành nhưng cơ quan bài tiết có cấu trúc điều hồ thẩm thấu:
Hình thành những ống dọc cơ thể có cầu nối ngang như sán tơ, các ống
dọc có lót biểu mơ có tơ nhỏ. Các ống náy tiến hố thao hướng giảm
biểu mơ tổtng lịng các ống chính và tận cùng hình thành các tế bào
ngọn lửa .Đó là móc
Ở các giun đốt khác, cơ quan bài tiết quan trọng xuất hiện hậu đơn
thận. Hởu đơn thận cũng như nguyên đơn thận cũng như nguyên đơn

16


thận có nguồn gốc lá phơi ngồi. Nhưng hậu đơn thận sâu vào trong cơ
thể, phân đốt có phễu , có nhiều tơ nở ra trong thể xoang nhờ đó giúp
cho lọc được nhiều chất và lọc kĩ hơn nguyên đơn thận ở thân mềm song
kinh chân bụng , hai vỏ có hậu đơn thận hình câygiúp lọc len lỏi mọi nơi
trong cơ thể
Thường thì thân mềm có hệ bài tiết phát triển từ ống thể xoang, ống
thể xoang có nguồn gốc từ lá phôi giữa rất giống với hậu đơn thận nhưng
rộng và ngắn hơn vì vậy bài tiết được nhanh hơn
Đối với chân đốt đơn giản hoá ống thể xoang, ống này chỉ phát triển
ở một số giáp xác gồm có túi nhỏ và ống tiết phân hố nhiều phần. Giáp

xác thấp có một đơi tuyến hàm, xáp xác cao có một đơi tuyến râu . Nhiêu
chân đốt ở cạn hình thành cơ quan bài tiết mới là ống Malpighi
Đối sâu bọ sống ở cạn: cơ quan bài tiết đã hoàn chỉnh hơn và gồm
các ống Malpighi ngâm trong xoang máu và đỏ vào ống tiêu hoá. Các
sản pgâme của quá trình trao đổi chất sẽ được thấm vào ống là nhờ vào
sự khuéch tán hoặc nhờ vào sự hoạt tải. Nước được hấp thụ trở lại máu.
axit uric được bài tiết ra dưới dạng bột .
Động vật có dây sống phát triển cơ quan bài tiết ở nhiều mức độ
khác nhau.Trong phơi động vật có xương sống, các ống thể khoang kéo
dọc thân phôi.Về sau phát triển phân ra các phần: tiền thận, trung thận,
hậu thận.
+Tiền thận:là dạng nguyên thuỷ 10 đến 12 ống thận. Các ống thận
đếu có phễu mở ra trong thể xoang. Ben cạnh phễu có những búi mạch
máu, các sản phẩm bài tiết và sinh dục theo ống bài tiết ra ngoài. Đây là
hoạt động của phôi không hàm, phôi một số hàm thấp.
+Trung thận: có số lượng ống thận nhiều hơn, sắp xếp phân đốt, phễu
thận có chiều hướng tiêu giảm mà phát triển những bíu mạch máu liên

17


hệ với những ống thận - quản cầu Malpighi .Đa số ống thận kín các ống
nhận sản phẩm dị hố qua quản cầu Malpighi.
Đây là hoạt động của động vật không màng ối và thận hoạt động
trong giai đoạn phôi của động vật có màng ối(bị sát, chim, thú)
+Hậu thận:Gồm nhiều ống thể xoang, phễu thận thoái hoá hẳn mà thể
thận và ống thận phát triển phức tạp. Mỗi đơn vị thận gồm có thể thận và
ống thận gọi là một nephron .Mỗi nephron gồm có một phần lộc và một
thể Malpighi với mạng lưới hende để lọc bớt nước lạivà những ống thận
cuộn khúc để tiết nước tiểu vào ống thận đổ vào bể thận. Đây là hoạt

động của động vật có màng ối trưởng thành.
Như vậy, ta thấy hệ bài tiết tiến hoá ngày càng phức tạp theo hướng:
Từ chưa có hệ bài tiết đến xuất hiện nguyên đơn thận đáp ứng được cơ
thể đa bào bậc thấp với hiệu quả lọc còn thấp. Đến hậu trung thận hiệu
quả lọc cao hơn do các ống thận có lỗ mở vào dịch cơ thể, ống dài hơn
hiệu quả lọc cao hơn. Tiép đến là ống Malpighi hiệu quả lọc cao cịn có
q trình hấp thu lại nước giúp cơ thể có thẻ sống ở đời sống ở cạn. Đến
mức tién hoá cao nhất, thận được cấu tạo từ các đơn vị thận(nephron) có
cấu tạo đặc biệt đáp ứng được yêu cầu lọc của những động vật bậc cao
có quá trình trao đổi chất và năng lượng nhiều, hoạt động tích cực.
E.HỆ NỘI TIẾT
Mọi chức năng hoạt động sống của cơ thể động vật và người luân
được điều hoà bằng hai hệ thống chủ yếu là: Hệ thống thần kinh và hệ
thống thể dịch trong cơ thể. Chức năng điều hồ của hệ thần kinh đã
được trình bày kĩ ở hệ thần kinh . Chức năng điều hoà của hệ thống thể
dịch bao gồm hệ thống bài tiết và hệ thống nội tiết.Trong q trình tiến
hố, cơ thể động vật phát triển từ đơn bào thành đa bào có kích thước
lớn. Cơ thể càng lớn khoảng cách giữa các mô và các cơ quan càng tăng

18


lên, cấu tạo của các hệ cơ quan và các q trình sinh học xảy ra trong cơ
thể càng hồn chỉnh và phức tạp. Để đảm bảo tính tồn vẹn, thống nhất
của cơ thể và thích nhgi vơí mơi trường sống, mọi hệ thống sống đòi hỏi
sự chỉ huy chung nhằm phối hợp và điều hoà một cách nhịp nhàng các
hoạt động sống. Cùng với hệ thần kinh, hệ nội tiết thực hiện sự điều tiết
hoá học trong cơ thể nhằm đáp ứng yêu cầu đó.
Ở động vật bậc thấp cấu tạo và chức năng của hệ nội tiết còn chưa
hoàn chỉnh chỉ một vài tuyến ở sâu bọ và côn trùng, chất tiết chủ yếu là

feromon.
Đối với côn trùng, sâu bọ...trên bề mặt hạch não có tuyến gian não.
Tuyến này tiết ra một chất có tác dụng đẩy một tuyến thứ hai ở phần
ngực tiết ra chất Erdison. Chất này có tác dụng thơng qua một số enzim
thúc đẩy q trình hình thành lớp vỏ cứng mới. Ngồi hai tuyến trên cơn
trùng cịn có tuyến corporaallala nhỏ hơn. Chúng tiét ra chất có tác dụng
thúc đẩy sự lột xác. Mất tuyến này côn trùng ngừng lọt xác chuyển sang
trạng thái bién thái. Những con ngài cái của tằm tiết ra chất Bombicon,
cịn con ngài cái của sâu róm tiết ra chất Giplur. Hai chất này thơng qua
mùi của nó có tác dụng hấp dẫn ngài đực. Một số cơn trùng khác, dùng
chất tiết feromon để đánh dấu đường đi tìm mồi hoặc báo động cho đồng
loại biết có nguy hiểm.
Mối chúa, mối đực, và mối lính tiết ra chất ức chế tuyến
Corporaallala của mối thợ để không cho mối thợ biến thành mối chúa,
mối đực hay mối lính.
Ở động vật bậc cao, hệ nội tiết là hệ thống tuyến trong cơ thể, chúng
được hình thành từ các tế bào tuyến điển hình, một phần nhỏ từ các tế
bào thần kinh tiết.Một hệ thống mao mạch phân bố trong tuyến tiếp xúc
với các tế bào tiết. Mao mạch làm nhiệm vụ tiếp nhận trực tiếp và vận

19


chuyển các chất tiết của tế bào tuyến đến các cơ quan trong cơ thể. Chất
tiết mang tính chất đậc hiệu và có hoạt tính sinh học cao, được đổ trực
tiép vào máu qua hệ thống mao mạch.Người ta gọi chất tiết của tuyến là
hoocmon.Ở động vật bậc cao và đặc biệt là người, hệ thống nội tiết có
cấu tạo hoàn chỉnh và bao gồm các tuyến sau: tuyến tùng , tuyến yên,
tuyến giáp , tuyến cận giáp, tuyến ức, tuyến tuỵ, tuyến thượng thận,tuyến
sinh dục đực,tuyến sinh dục cái.

Như vậy, các động vật theo nấc thang tiến hoá:hệ nội tiết chưa thể
hiện rõ ràng ở động vật đa bào bậc thấp nhưng đến động vật đa bào bậc
cao đã hình thành hệ nội tiết hồn chỉnh bao gồm các tuyến tiết ra những
chất đặc hiệu có hoạt tính sinh học phối hợp và điều hoà một cách nhịp
nhàng các hoạt động sống.
F.HỆ XƯƠNG
Bộ xương là giá đỡ cho toàn bộ cơ thể,ngồi ra cịn tham gia vào
chức năng bảo vệ, nó hoạt động là nhờ các lực co cơ học tạo ra sự
chuyển động của cơ thể. Do đó, cùng với sự phát triển khích thước của
cơ thể, các hệ cơ quan, mơi trường sống, hình thức vận động thì hệ
xương ngày càng tiến hố để thích nghi với sự phát triển đó.
Nguyên thuỷ nhất là hệ xương thuỷ tỉnh,chẳng hạn như giun đất và
sứa.Ở chúng có một xoang chứa dịch bao quanh bởi những sợi cơ .Vì
vậy, khi co cơ những sợi cơ này tạo ra áp lực của chất dịch. Thứ dịch
lỏng có đậm độ cao và khơng thể nén lại được. Nó tạo nên từ 40% đến
70% khối lượng của cơ thể sống và là chỗ dựa cho các cơ quan bên
trong, các tế bào và các bào quan.Do đó bất kì dịch lỏng nào nằm trong
cơ thể sinh vật đều có chức năng như là bộ xương thuỷ tĩnh.Ở cơ thể đơn
bào bộ xương kiểu này thường là phương tiên chuyển động duy nhất.

20


Đến chân khớp, xuất hiện hệ xương ngoài.Hệ xương ngoài bao quanh
cơ thể như một cái vỏ bảo vệ cơ thể khi có tác động bên ngồi. Ví dụ
như lớp vỏ của loai chân đốt,.Lớp vỏ cuticun của lồi cơn trùng chứa rất
nhiều kitin,hầu như khơng thấm nước bởi vì có một lớp sáp mỏng nằm ở
phía ngồi.Chính sự kết hợp này tạo ra những đặc điểm cơ học lí tưởng.
Bộ ngoaie thích hợp với những sinh vật nhỏ.với những sinh vật lớn hơn
bộ xương ngoài sẽ dày hơn, nặng hơn và kém hiệu quả hơn.

Đến da gai, động vật có xương sống hệ xương đã là hệ xương
trong.Hệ xương của da gai là những tấm xương cứng nằm dưới da.
Những tấm xương này được cấu tạo từ các sợi Prrotein,tinh thể
cácbonnatcanxi và cácbonatmagie.
Các loài động vật lớn nhất đều là những động vật có xương sống với
hệ thống khung chống đỡ bên trong làm bằng xương và sụn.Tất cả các
cơ quan và các mô liên kết với nhau và hỗ trợ bằng mơ liên kết, tạo cho
bộ xương có thể cử động một cách linh hoạt và ăn khớp .Nhìn chung bộ
xương cấu tạo gồm ba phần:cột sơng, xương sọ , xương chi, tuỳ lồi mà
có sự phân hố khác nhau :
Ở lưỡng cư cột sống chia làm bốn phần:cổ ,thân,chậu và đi.Phần cổ
và chậu chỉ có một đốt sống nên đã có sự cử động của đầu nhưng vẫn
cịn kém.Xương chỉ có đai vai và đai hơng gắn liền với cột sống.
Đến bị sát có những biến đỗi xa hơn bộ xương của lưỡng cư để thích
nghi với lối sống hoàn toàn ở cạn . Cột sống điển hình gồm 5 phần:cổ,
ngực, thắt lưng ,chậu và đi.Phần cổ có nhiều đốt giúp đầu linh động
.Xương chi có thêm xương địn và xương gian địn hình chữ thập giúp
chi vuững chắc .

21


Đến chim, bộ xương thich nghi với lối sống bay nên xương nhẹ và
xốp, cột sống có bốn phần :cỗ, ngực,chậu và đuôi .Phần thắt lưng gắn
với chậu .Phần cổ rất linh động gồm 13-14 đốt sống.
Đến người,cột sống chia làm năm phần :cổ(7 đốt), ngực (12 đốt), thắt
lưng (5 đốt), cùng (5 đốt),cụt(4-5 đốt). Bộ xương của người thễ hiện
mức tiến hố cao nhất thích nghi với dáng đứng thẳng và hoạt động lao
động của con người.
Điểm đáng chú ý ở bộ xương trong có xương sống được cấu tạo từ tế

bào và mơ sống có khả năng sinh trưởng, tự sửa chữa và tái sinh.
Như vậy, hệ xương ngày càng tiến hoá: từ chỗ hệ xương thuỷ tĩnh phụ
thuộc hoàn toàn vào thể dịch đến hệ xương ngoài chưa được bảo vệ, vận
động kém phù hợp với các sinh vật nhỏ đến bộ xương trong linh hoạt
được bảo vệ bên trong cơ thể.
G.HỆ CƠ
Chuyển động là một đặc tính cơ bản của cơ thể sống giữ vai trị đặc
biệt quan trọng đối với động vật, để tìm thức ăn, nơi trốn hay tìm bạn đời
của mình. Các cơ thể đơn bào như Amip và thảo trùng có thể chuyển
động mà không cần mô cơ nhưng đa số động vật đa bào đã có mơ cơ.
Mơ cơ ngày càng được biệt hoá dần về cấu tạo và chuyên về chức năng.
Do đó, cùng với sự phát triển của hệ xương, sự vận động của dộng vật
ngày càng nhanh hơn, chính xác hơn, phong phú hơn.
Ở Amip vận chuyển bằng chất nguyên sinh. Một số động vật nguyên
sinh khác như thảo trùng lại vận chuyển bằng tê bào chất có những tơ cơ
và sợi cơ cứng.
Đến các động vật đa bào sự co cơ được thực hiện nhờ các tế bào đặc
biệt. Ở ruột khoang các tế bào cơ vân cịn chưa được biệt hố và vận
động được thực hiện nhờ các tua của tế bào biểu mô. Những tế bào cơ -

22


biểu mô này được cấu tạo từ phần nguyên sinh chất và các tơ cơ.Ở ruột
khoang cấu tạo của tế bào này đã phức tạp hơn: ở sứa chúng có các vân
ngang, nhưng chưa có các tế bào cơ riêng biệt.Các tế bào cơ riêng biệt
xuất hiện đầu tiên ở giun dẹt, nhưng chúng vẫn còn giữ mối liên hệ chặt
chẽ với da.
Ở giun và các động vật thân mềm bậc thấp, phần lớn các cơ trong cơ
thể là cơ trơn, chỉ một phần nhỏ cơ vân và cơ tim là có vân ngang. Ở

thân mềm bậc cao hầu như tồn bộ cơ trong thể đều có vân ngang. Đến
động vật chân đốt dã có cơ vân điển hình và từng đã bám chắc vào
xương làm cho các động tác trở nên nhanh và mạnh hơn.
Ở động vật có dây sống, bắt đầu từ cá lưỡng tiêm, cơ đã được biệt
hố cao và có sư phân thành cơ vân và cơ trơn riêng biệt. Cơ vân thực
hiện chức năng vận động của cơ thể và các cơ trơn thực hiện chức nang
co bóp của các cơ quan bên trong cơ thể.
Đến động vật có xương sống, theo q trình tiến hoá và sự phức tạp
chức năng vận động đã xuất hiện thêm các cơ và nhóm cơ mới để thục
hiện nhiều động tác mới khác nhau đảm bảo cuộc sống của con vật trong
những điều kiện sống mới. Động vật có xương sống có hai loại cơ chính
là cơ trơn và cơ vân. Ngồi ra cịn có cơ tim với phương thức cấu tạo và
hoạt động theo những qui luật riêng của nó. Tuy nhiên, một số cơ do sự
thay đổi điều kiện sống đã trở nên mất ý nghĩa và bị thối hố chẳng hạn
như cơ dưới da.
Nhìn chung càng lên cao bậc thang tiến hoá của sinh vật, kích thước
sinh vật càng lớn , q trình trao đổi chất càng mạnh, sinh vật hoạt động
ngày càng nhiều, đòi hỏi hệ cơ ngày càng phát triển về số lượng và loại
cũng như sự phân nhóm để đáp ứng được đời sống của sinh vật.
H.HỆ TIÊU HOÁ

23


Động vật là sinh vật dị dưỡng chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ lấy
các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Các chất dinh dưỡng hữu cơ như
Protein, Lipit và Cacbonhidrat thường có cấu trúc phức tạp. Các chất này
phải trải qua quá trình biến đổi trong hẹ tiêu hoá của động vật thành các
chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể có thể háp thụ được. Các chất theo
hệ tuần đi nuôi cơ thể. Các sản phẩm phẩm nhân huỷ từ q trình chuyển

hố nội bào sẽ được thải ra bên ngồi thơng qua hệ bài tiết, hệ hơ
hấp ...Cùng với q trình tiến hố của các hệ cơ quan : hệ tuần hồn, hệ
hơ hấp, hệ bài tiết ...hệ tiêu hố cũng ngày càng hồn chỉng để sử dụng
hiệu quả lượng thức ăn :
+ Đối với động vật đơn bào, sự tiêu hoá thức ăn theo lối bắt giữ và
thu nhận mồi bằng các chân giả,tiết enzim lyzoxom để tiêu hố thức ăn
trong các khơng bào tiêu hoá.
Đến các động vật đa bào cơ thể ngày càng phức tạp nên tiêu hố nội
bào khơng cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự tồn tại và hoạt động của
cơ thể. Vì vậy bên cạnh tiêu hố nội bào xuất hiện thêm hình thức tiêu
hố ngoại bào nhờ hệ tiêu hố. Sự phức tạp của nó tuỳ vào mức độ tổ
chức của cơ thể:từ dạng túi đến dạng ống.
+Từ động vật ruột khoang trở lên đã xuất hiện túi tiêu hố đặc biệt,
chưa có hậu mơn, thơng với bên ngồi nhờ một lỗ thủng. Qua đó thức ăn
được đưa vào và chất cặn bã sẽ đi ra. Túi tiêu hoá được lát bởi các tế bào
tuyến tiết Enzim để tiêu hố thức ăn, các tế bào có roi có khả năng tiêu
hố nội bào. Túi tiêu hố xuất hiện giúp cho sinh vật có thể tiêu hố thức
ăn cỡ lớn hơn so với động vật đơn bào.

24


+ ở giun dẹp , hệ tiêu hoá cũng dạng túi nhưng do mức độ tổ chức
cơ thể phức tạp hơn có lớp nhu mơ đệm giữ hai lớp thành cơ thể . Túi
tiêu hoá biến đổi thành: nhiều nhánh,ba nhánh, ruột thẳng.
+ Từ động vật da gai (cực bì), ống tiêu hố đã phát triễn hơnvà đã có
miệng và hạu mơn.ống tiêu hố càng phát triễn thì phần miệng có thêm
các phần phụ như: xúc tu, hàm, cơ nhai , tuyến nước bọt...

25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×