Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO văn học CUỘC đời và sự NGHIỆP của LEP NICOLAIEVICH TÔNXTÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.21 KB, 5 trang )

LEP NICOLAIEVICH TÔNXTÔI
(1828 – 1910)
A . CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP (vắn tắt)
Sinh ngày 9-9-1828 (lịch cũ 28/8) trong một gia đình q tộc dịng dõi và
giầu có, tại Iaxnaia Pơliana – một trang ấp thơ mộng thuộc dịng họ Tơnxtơi, ở
gần Tula, cách Matxcơva 200km về phía nam.
Sớm mồ côi cha mẹ (mẹ mất khi ông 1,5 tuổi, cha- lúc ông 9 tuổi), nhưng
5 anh em ông không cảm thấy cơi cút và thiếu thốn vì được các bà cơ chăm sóc
chu đáo, dạy dỗ ân cần, u thương rất mực.
Trang ấp Iaxnaia Pơliana có một ý nghĩa lớn lao đối với nhà văn tương
lai. Sinh ra và phần lớn thời gian sống ở đây, ơng sớm gắn bó, hồ nhập với
thiên nhiên thơn dã, con người lao động. “Khơng có I.P tơi khó có thể hình
dung ra nước Nga và mối quan hệ của tơi đối với nó” – sau này nhà văn sẽ viết
như thế.

Học vấn:
Năm 17 tuổi vào học tại trường ĐH TH Kazan (mới đầu ở khoa Triết, sau
chuyển sang khoa Ngữ văn hệ Phương Đơng, và cuối cùng – khoa Luật). Ơng
khơng bằng lịng với khoa học thuần túy. Chàng trai khơng hồn tất chương
trình đào tạo. Chẳng bao lâu T nhận thấy những mơn khoa học mình đang theo
chẳng giúp ích gì cho nông dân nên bỏ về trang ấp với dự định tìm cách cải
thiện đời sống cho nơng dân của mình. Người điền chủ trẻ mở trường học cho
trẻ em nghèo, nghiên cứu và áp dụng những phương pháp giáo dục sư phạm
mới, thực hành một số biện pháp cải thiện cho đời sống nông dân, song công
việc tiến triển chậm chạp vì nơng dân khơng hiểu và thiếu cộng tác tích cực với
điền chủ. (Điều đó sẽ được T. thể hiện trong truyện ngắn Buổi sáng của một
điền chủ mà ơng viết sau này).
Trong băn khoăn tìm tịi, dần dần T đã đến với sự nghiệp chính của đời
mình – sự nghiệp văn chương.
Có thể chia sự nghiệp ấy ra làm 3 thời kì


1. NHỮNG TÁC PHẨM ĐẦU TAY (những năm 50) – THÀNH
CƠNG RỰC RỠ VÀ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI THẨM MỸ.
- Năm 1851 (23 tuổi) T nhập ngũ, phục vụ tại Kapkazơ, nơi đang diễn ra cuộc
chiến tranh giữa qn đội chính phủ Nga hồng với những người dân miền núi.
Sau đó T. xin thuyên chuyển về chiến đấu tại tuyến phòng ngữ số 4 của các cảm
tử quân trên bến cảng Xêvaxtapôn, nơi ác liệt nhất của cuộc chiến tranh
Crưm(1853 –1856) giữa liên minh Anh, Pháp, Thổ nhĩ kỳ chống lại Nga, nhằm
khống chế Nga phtriển trên lãnh hải của mình). Những năm tháng giáp mặt với
lửa đạn và thực tế này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong qúa trình phtriển TGQ
của nhà văn. “Tơi xin được đến Crưm, một phần là để tận mắt thấy chiến tranh
nhưng cái chính là do lịng u nước mà hồi đó phải thừa nhận rằng đang sơi
sục ở trong tôi” – sau này trong một bức thư T viết như vậy.


- Bộ ba tự thuật (“Thời thơ ấu”, “Thời niên thiếu”, “Thời thanh niên”): in
tại Tạp chí Người cùng thời (của các nhà văn cách mạng dân chủ do Necraxôp
làm chủ bút). Necraxôp đánh giá cao tác phẩm này, đặc biệt là tài năng miêu tả
tâm lý mà sau này Checnưsepxki sẽ gọi là “phép biện chứng tâm hồn”
- Những mẩu chuyện về Xevaxtapôn: là một bước phtriển mới của
CNHT Tônxtôi. Đây là lần đầu tiên nước Nga được nghe kể về cuộc chiến tranh
Crưm và thành phố bị vây hãm một cách trung thực nhất. Chủ đề nổi bật và bao
trùm cả 3 truyện ngắn có ý nghĩa thời sự chính trị nóng hổi: “Vận mẹnh nước
Nga”. Với Truyện ngắn X Tơnxtơi lần đầu tiên kết hợp được tính tâm lí với tính
sử thi trong sáng tác của mình. Từ Truyện ngắn X đến Chiến tranh và hịa bình là
một con đường thẳng. Cũng qua tác phẩm này, nhà văn đã nêu lên một phương
châm nổi tiếng cho mình và cho CNHT: “Nhân vật trong truyện của tôi mà tôi
yêu hết sức và cố gắng diễn tả tất cả vẻ đẹp của nó, nhân vật đã, đang và sẽ ln
ln đẹp đó là sự thật”.
- Luyxecnơ : Chiến tranh Crưm kết thúc với sự chiến bại của quân đội Nga,
T. xuất ngũ, trở về thủ đô trong sự hân hoan chào đón của giới văn nghệ sĩ. Đầu

mùa xuân 1857 T. làm một chuyến du lịch sang các nước châu Âu (Pháp, Ý, Đức,
Thuỵ sĩ…) Chuyến đi này tạo một bc ngoặt lớn trong qúa trình phát triển TGQ
của các nhà văn. Mối quan hệ giữa người với người trên đất châu Âu đã hoàn
toàn phá vỡ ước mơ tốt đẹp của T. về đạo đức, văn minh của nền dân chủ tư sản.
Ông viết tr.ngắn Luyxecnơ để ghi lại những ấn tượng nặng nề, những suy tư có
tính triết lí và sự thất vọng của mình trước những điều tai nghe mắt thấy trong xh
tư sản. Trong tp này bắt đầu nảy nở “Chủ nghĩa Tônxtôi” với cái gọi là “tinh
thần đại đồng tồn thế giới” nổi tiếng.
Tóm lại, những năm 50 là những năm T. mới bc chân vào làng văn vơi sự
say mê và nhiệt tình của tuổi trẻ, gặt hái đc nhiều thành công một cách dễ dàng.
Thế giới thẩm mỹ cũng như tư tưởng chủ yếu của nhà nghệ sĩ đã định hình xong
xi. Ông là một trong số rất ít các nhà trên thế giới không hề biết đến thất bại ở
những tác phẩm đầu tay.
2. SÁNG TÁC THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH (những năm 60 – 70 ) –KIỆT TÁC
VĂN CHƯƠNG và SỰ KHỦNG HOẢNG VỀ CHÂN LÍ.
Những năm 60 là những năm sung sức và yêu đời nhất của T. Hạnh phúc
gia đình đóng 1 vai trị lớn trong hứng thú sáng tác. Sau khi cưới 1 năm, T. bắt
tay vào viết thiên sử thi Chiến tranh và hồ bình (1863 – 1869). Tác phẩm này
đưa T. lên địa vị 1 nhà văn có tầm vóc thế giới.
Năm 1873 –1877 Tơnxtơi viết Anna Karenina, làm chấn động dư luận
nước Nga. Với Anna Karenina, Tônxtôi tiếp tục những vấn đề đặt ra trước đó
trong Chiến tranh và hồ bình: Mục đích cuộc sống, số phận của g/c qúy tộc và
g/c nông dân, quan hệ giữa thành thị và nông thôn, sống và chết, tình u và
hạnh phúc, hơn nhân và gia đình…
Có thể coi tp Anna Karênina, về phương diện nào đó (thẩm mỹ cũng như
kết cấu) hoàn thiện hơn Chiến tranh và hồ bình. Dẫu sao CTHB cũng khá đơn
giản trong cách tiếp nhận nhân vật. Người ta nhận định rằng AK là “tồn bộ
cuộc sống” vì lẽ đó.



Thời gian cuối viết tp này, khi đang sống trong vinh quang và hạnh phúc,
T. bắt đầu thấy trăn trở, day dứt. Ơng thấy cuộc đời thật vơ lý. Trong sự khủng
hoảng tinh thần ngày một tăng, T. ráo riết đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Và lúc
này ơng nhìn thấy ý nghĩa cuộc sống nằm trong sự gần gũi với nhân dân, với
hạnh phúc được lao động.
Tóm lại, những năm 60 –70, T. đã hoàn thành những tp lớn của mình,
những tp được liệt vào bậc kiệt tác văn chương thế giới. Trên con đường sáng
tác, CNHT của T. đã đạt đến một mức độ cao khi vẽ nên những bức chân dung
của những mẫu người cũng như những tranh sinh động trong qúa khứ và hiện
tại của cuộc sống Nga. Nhưng đồng thời, bên cạnh CNHT tỉnh táo, ta thấy một
“CNTônxtôi” cũng ngày càng phtriển mạnh, thể hiện ngay cả trong những nhân
vật sáng suốt nhất của nhà văn (như Anđrây Bôncônxki, Lêvin Kônxtanchin)

3. SÁNG TÁC CUỐI CÙNG (Những năm 80 – 90) – CUỘC TÌM
KIẾM CHÂN LÍ KHƠNG NGỪNG NGHỈ
Từ những năm 80 trở đi T. thực sự lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần
cao độ và triền miên. Ông đoạn tuyệt với g/c quý tộc, phê phán tư tưởng và thói
xa hoa của giới thượng lưu, chuyển sang lập trường nông dân gia trưởng, coi
lao động là lý tưởng của mình, là phương thức gọt rũa tâm hồn, làm cho nó
thanh cao, trong sạch và có ích với đời. Ơng lăn lộn với những công việc từ
thiện xã hội: dạy học, mở nhà thương làm phúc, tham gia cứu đói, làm người
hịa giải các vụ tranh chấp đất đai… Ông ăn mặc như bần nông, tự xách nước,
bổ củi, cày ruộng, đi bộ, khâu vá giày dép, không ăn thịt, từ bỏ của cải và bản
quyền tác phẩm của mình, lên án tất cả những hoạt động thời trai trẻ,
Điều đáng chú ý ở T. lúc này là ơng đã thơi khơng cịn ảo tưởng đi tìm
con đường hịa giải kinh tế giữa nơng dân và địa chủ như thời trẻ nữa (như đã
thể hiện trong Buổi sáng của một điền chủ). Ông lớn tiếng lên án quyền chiếm
hữu ruộng đất của giai cấp mình, vạch trần những thủ đoạn bỉ ổi của chế độ ăn
thịt người, khao khát đấu tranh để thay đổi thực trạng xã hội. Nhưng khi nhằm
thay đổi thực trạng xh, ông chủ trương 1 con đường khác với các nhà cách

mạng dân chủ tư sản. Ơng khơng muốn dùng “bạo lực chống lại cái ác”, tức là
phản đối bạo lực cách mạng, phản đối đấu tranh vũ trang để giành chính quyền.
Theo quan điểm của T. thì muốn đạt đc sự cơng bằng trong xh, đạt đc “tình
huynh đệ đại đồng giữa những người l/đ trên toàn thế giới” thì tự mỗi nguời
phải trải qua “một cuộc cách mạng trong ý thức” – một cuộc cải tạo bên trong
của mỗi con người, sự tự tu tự thiện của từng cá nhân – CUỘC CÁCH MẠNG
VỀ ĐẠO ĐỨC chứ không phải là cách mạng bạo lực. Nó có khả năng xố bỏ
mọi chênh lệch trong xã hội, do đó tránh cho con người cuộc nổi loạn đẫm máu.
Với T., con đường sám hối của toàn xh là phải trải qua “Cuộc cách mạng trong
ý thức” và thuyết “Chịu đựng và vị tha”.
Tất cả những tư tưởng trên of T. đã ảnh hưởng đến các tác phẩm thời kỳ
này của ông: Sám hối, Đâu là đức tin của tôi (1884), Vạy thì chta phải làm gì?
(1888) và nhất là trong cuốn tiểu thuyết lừng danh cuối cùng – cuốn Phục sinh
(1899). Đây là đòn giáng quyết liệt nhất từ trước đến nay of T. xuống chế độ
nông nô chuyên chế, Giáo hội Chính thống Nga, nó vạch trần mọi thủ đoạn xấu


xa of g/c bóc lột, thói hư tật xấu của Giáo hội và Bộ máy Nhà nước, chính
quyền, nhưng đồng thời trong tp này cũng thể hiện sâu sắc nhất, chưa từng thấy,
những mâu thuẫn của L.T
.
Tp mang ý nghĩa tố cáo mãnh liệt. Chưa bao giờ bộ máy hành pháp, nhà
nước, chính quyền và nhà thờ lại bị vạch trần xấu xa đến thế.
Tp không chỉ mang ý nghĩa phê phán gay gắt với chế độ hiện hành, mà,
như cái tên, còn tràn ngập tư tưởng phục thiện, tái sinh. Kachiusa từ một cô gái
đáng thương va chạm với sự tráo trở của cuộc đời đã lao nhanh xuống dốc,
đánh mất niềm tin vào con người, để rồi lại hồi sinh nhờ tình u. Cơng tước
Nêkhliuđốp, kẻ vơ tâm gây tội lỗi, hồi sinh bằng niềm ân hận của tình người,
sẵn sàng chuộc lỗi với khơng chỉ cơ gái mà cả với nhân dân; chàng muốn đi
theo cô gái tới nơi đày ải Xibiri và muốn cưới nàng làm vợ. Tuy nhiên tất cả

những cái đó chưa đủ sức kết nối họ với nhau. Kachiusa tìm đến với nhà cách
mạng Ximơnsơn với cả chặng đường dài phía trc, cịn N. thì đến với Kinh
Thánh trong sự băn khoăn khơng ngi, muốm bắt đầu “một cuộc sống hồn
tồn khác”. Cuộc sống đó ra sao, T. cịn để ngỏ.
Mạch trần thuật Phục sinh đc xd theo ngun tắc vịng sóng, mở rộng
dần đối tượng trần thuật, mở rộng dần vòng trách nhiệm của con người đối với
cuộc sống, đồng thời thể hiện sâu sắc hơn bản chất của v/đ. Đằng sau quan hệ
giữa công tước N. với cô gái Cachiusa Maxlôva là mâu thuẫn lớn lao trong xh
giữa những kẻ thống trị và người dân đang bị đẩy đến cảnh khốn cùng. Cuộc
sống trong tp luôn nằm trong sự đối chiếu: sự no nê phè phỡn, tha hố> < cái
đói nghèo cực khổ; cái vô đạo đức > < cội nguồn của đạo đức…
T. lấy quan điểm nhân dân làm chủ chốt để phân rõ trắng đen. Ong viết tp
này trong thời gian cùng sát cánh với nhân dân trải qua nạn đói khủng khiếp
năm 1891 – 1892: giúp dân cứu đói, bỏ tiền ra mở gần 200 nhà ăn làm phúc
cho dân. Nhưng ơng cũng hiểu đó là biện pháp tạm thời, đằng sau nạn đói là
nguyên nhân sâu xa hơn: v/đ đất đai cho dân cày (không phải vô tình mà hình
ảnh “đất đai” ln được nhắc đi nhắc lại. Ngồi ra T. cịn một niềm ân hận mãi
khơng ngi: “nd đói vì chúng ta qúa no nê”. Do sự thu xếp của Xôphia
Anđrâyepna gia sản của trang ấp Iaxnaia Pôliana này càng khuyếch trương, và
T thấy xấu hổ về điều đó. Niềm xâu hổ ấy ơng gửi gắm vào niềm ân hận và sự
sám hối của Nêkhliuđôp, nhân vật có cái tên trở đi trở lại trong sáng tác của nhà
văn, nhân vật mang nỗi đau thường trực của ông trên con đường đến với nhân
dân.

Sự kiện CMDCTS Nga (1905)
T. khơng tham gia cuộc CM này. Ơng tiếp tục phản đối gay gắt phương
thức đấu tranh bằng bạo lực. Trước cơn bão táp CM, nhà tư tưởng trong T. lại bị
chao đảo dữ dội, song trái tim nhân đạo của nhà nghệ sĩ vĩ đại trong ông đã hòa
đập với số phận của nhân dân, với bc tiến của l/s. T. trở thành người phát ngôn
cho hàng triệu quần chúng lao khổ. Qua các tác phẩm của ông, ta nhìn thấy

những mặt mạnh và yếu của nơng dân trước và trong cách mạng. Bởi vậy,
Lênin gọi ông là “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”.


Uy tín of T. đã vượt qua biên giới Nga, mặc dầu tầng lớp thống trị tìm
trăm phương nghìn kế bôi nhọ và làm giảm sút ảnh hưởng của
Vào những năm cuối đời, T càng rơi sâu vào tâm trạng khủng hoảng bế
tắc trước những giải đáp về số phận of ndân. Suốt đời ông đấu tranh cho hạnh
phúc và công bằng, từ bỏ bao đặc quyền đặc lợi of g/c mình, khước từ tài sản,
mâu thuẫn với gđ về quyền thừa kế… Thế mà cuộc sống của nhân dân chẳng hề
tốt đẹp hơn. Đã bao lần T. muốn rời bỏ hẳn gđ, rời bỏ hẳn tổ ấm qúy tộc để
được hoà nhập thật sự với cuộc sống của nd, với thiên nhiên, nhưng khơng
được. Từ khi ngồi 70 tuổi, ông đã trở thành thần tượng của thanh niên trí thức
Nga, thành danh nhân văn học nổi tiếng của toàn châu Âu và thế giới, mỗi bứơc
đi của ông đều có mn người dõi theo. Các cuộc hành hương thăm trang ấp
Iaxnaia Pơlianna, các cuộc biểu tình ủng hộ của hàng ngũ thanh niên, những bài
diễn văn, mít tinh, tặng hoa, quay phim, chụp ảnh… đã gây phiền toái và bó
chân nhà văn.
Ngày 28.10.1910, khi đã bc sang tuổi 82, nhà văn đã bí mật rời bỏ I.P
trong một đêm mưa gió cuối thu lạnh lẽo. Ơng để lại bức thư cho Xôphia
Andrâyepna: “Việc tôi ra đi sẽ làm bà phiền lịng. Tơi lấy làm tiếc về việc đó,
nhưng mong bà hiểu cho tôi rằng tôi không thể làm khác được. Tình trạng của
tơi trong nhà này đang và đã trở thành không chịu đựng nổi (…) Tôi làm cái
điều mà các ông già ở tuổi tôi thường làm: rời bỏ cuộc sống thế tục để sống nốt
những ngày cuối của đời mình ở nơi ẩn dật tĩnh mịch (…) Xin cảm ơn bà vì đã
sống trung thực bên tơi trong suốt 48 năm và xin bà tha thứ cho tôi những lỗi
lầm của tôi đối với bà, cũng như tôi chân thành tha thứ cho bà tất cả những gì
bà có thể có lỗi với tơi…”
Đến một ga nhỏ có tên là Axtanơpva, T. bị nhiễm lạnh, cảm, sưng phổi.
Trong suốt 1 tuần liền cái ga hẻo lánh này trở thành trung tâm chú ý của tồn

nước Nga. Chính phủ Nga hoàng phải điều động 1 đội quân cùng vũ khí hùng
hậu đến ga để đề phịng 1 cuộc bạo động của nd.
7.11.1910 Lep Nicolaevich Tônxtôi trút hơi thở cuối cùng trong tiếng
khóc than của tồn nhân dân Nga. Hơm đó tuyết rơi rất nhiều, trời đất như cũng
để tang ông. Đám tang nhà văn trở thành cuộc tuần hành đường phố với sự
tham gia đông đảo của các tầng lớp nd – đó cũng là cuộc tuần hành lớn đầu tiên
kể từ sau khi CM 1905 bị dập tắt.
Hàng ngàn người đưa linh cữu của T. về I.P. Theo yêu cầu của ông, người
ta chôn ông dưới những rặng cây xanh, nơi mà ngày xưa thời thơ ấu ơng vẫn
cùng các anh em của mình chơi trị chơi “đi tìm chiếc gậy xanh thần kì” để đem
hạnh phúc cho nhân loại. Cả đời ông, từ thủa thiếu thời đến phút lâm chung, và
ngay cả sau khi chết, ông vẫn băn khoăn đi tìm hạnh phúc cho lồi người.



×