Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

đề tài quy luật giá trị và sự tác động của nó đến nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.18 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
I.

NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ...................................................2
I.1.

Nội dung quy luật giá trị..................................................................................................2

I.1.1. Quan điểm của Mac về giá trị........................................................................................2
I.2.

Một số quan điểm về giá trị.............................................................................................5

I.2.1. William Petty..................................................................................................................5
I.2.2. Adam Smith....................................................................................................................6
I.2.3. David Ricardo................................................................................................................7
I.2.4. J.Batis.SAY.....................................................................................................................7
I.2.5. Sismondi.........................................................................................................................8
I.2.6. Pi-e Giô-Dép PruĐông...................................................................................................8
I.3.

Kết luận.............................................................................................................................9

II.
TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ ĐẾN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM.....................................................................................................10
II.1.

Kinh tế thị trường...........................................................................................................10


II.2.

Quy luật giá trị tác động đến nền kinh tế Việt Nam....................................................11

II.2.1. Khái quát về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tại Việt Nam...........................11
II.2.2. Tác động của quy luật giá trị........................................................................................13
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................17


LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho tới năm 1986 đã chuyển
sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế hỗn
hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xét
về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc,
Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế
giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương, ASEAN,…Kinh tế Việt Nam dưới sự điều hành của chính phủ
cịn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết, các vấn đề tồn tại gắn liền với gốc rễ
của bất ổn kinh tế vĩ mô đã ăn sâu, bám chặt vào cơ cấu nội tại của nền kinh tế
nước này, cộng với việc điều hành kém hiệu quả, liệu dẫn đến liên tục gặp
lạm phát cũng như nguy cơ đình đốn nền kinh tế.
Chúng ta đã biết được Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của
sản xuất hàng hóa, quy định bản chất của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản
xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự xuất hiện của quy luật giá trị. Mọi
hoạt động của chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thơng hàng hóa đều chịu
sự tác động của quy luật này. Chính vì thế, chúng ta cần nghiên cứu về quy
luật giá trị, tìm hiểu vai trị và tác động của nó tới nền kinh tế, đặc biệt trong
nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể vận dụng nó khắc phục những nhược
điểm của nền kinh tế và phát triển đất nước. Vì vậy em đã quyết định lựa chọn

đề tài “Quy luật giá trị và sự tác động của nó đến nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam”.
Em xin cảm ơn sự hướng dẫn và và dạy dỗ tận tình qua các bài giảng
của cơ giáo Nguyễn Ngọc Lan. Rất mong sự đóng góp ý kiến của cơ để bài
tiểu luận hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
1


I.

NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ
TRỊ
I.1.

Nội dung quy luật giá trị

I.1.1. Quan điểm của Mac về giá trị
Sản xuất hàng hóa chịu sự tác động của nhiều quy luật kinh tế như: quy
luật giá trị, quy luật cung-cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, … Nhưng vai trò cơ
sở cho sự chi phối nền sản xuất hàng hóa thuộc về quy luật giá trị.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng
hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy
tác dụng của quy luật giá trị.
a) Nội dung và yêu cầu chung của quy luật giá trị
Yêu cầu chung của quy luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa
dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.
Cụ thể:
- Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao
động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hóa khơng phải được
quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng

hóa, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được
hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh
làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí
mà xã hội chấp nhận được.
- Trong lưu thơng, hay trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở hao
phí lao động xã hội cần thiết, có nghĩa trao đổi phải theo nguyên tắc
ngang giá.
2


- Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng
hóa.Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền
của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hóa nào
nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại. Trên thị trường, ngồi
giá trị giá cả cịn phụ thuộc vào các nhân tố khác như cạnh tranh, cung
cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho
giá cả hàng hóa trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay
quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hóa
xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật
giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị
phát huy tác dụng.
b) Tác động của quy luật giá trị:
Trong sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có ba tác động chủ yếu sau:
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Điều tiết sản xuất tức là điều hịa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành,
các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông qua
thông qua sự biến động của gi của Ricardo. Và bằng chính cách đó đã bóp méo,
tầm thường hoá cả những phạm trù giá trị khác.

I.3.


Kết luận

Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa, đó là lao động cụ thể và trìu tượng, lao động tư nhân và lao động xã
hội. Mác định nghĩa lượng giá trị hàng hóa đo được bằng thời gian lao động
xã hội cân thiết, phê phán các quan điểm đi trước. Mác là người đầu tiên phát
hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Trên cơ ở phát hiện này,
Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng trong khoa học kinh tế chính trị. Ơng
viết:” Tơi là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa và khoa học kinh tế chính trị xoay quanh điểm này”.
Những tác động của quy luật giá trị đến nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn hết sức to lớn: một mặt, quy luật giá trị chi phối sự lựa
chọn tự nhiên, dào thải các yêu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển;
mặt khác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng
trong xã hội. Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác
động tiêu cực. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát
triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

9


II.

TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ ĐẾN NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở
VIỆT NAM
II.1.


Kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán
tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số
lượng hàng hố, dịch vụ trên thị trường. Có thể trừu tượng hoá một số đặc
điểm cụ thể, phản ánh sự giao thoa, chuyển tiếp và đan xen giữa các mơ hình
để quy về ba mơ hình chủ yếu sau:
 Mơ hình kinh tế thị trường tự do
 Mơ hình kinh tế thị trường - xã hội
 Mơ hình kinh tế thị trường định hướng XHCN (ở Việt Nam)
Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện đang được thực
thi chỉ ở hai nước (Việt Nam - kinh tế thị trường định hướng XHCN và Trung
Quốc - kinh tế thị trường XHCN). Thời gian tồn tại của nó cũng chỉ mới hơn
1/4 thế kỷ thử nghiệm. Tuy vậy, các kết quả thực tế đã chứng tỏ đây là mơ
hình có sức sống mạnh mẽ và có triển vọng lịch sử to lớn.
Hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có các đặc trưng
sau:
- Là một nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là vừa vận hành theo cơ chế thị
trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước. Các quy luật khách quan của
nền kinh tế thị trường được tôn trọng, các mạch máu kinh tế và các
ngành trọng yếu (khai mỏ, ngân hàng, quốc phịng...) được nhà nước
quản lý. Các thơng lệ quốc tế trong quản lý và điều hành kinh tế được
10


vận dụng một cách hợp lý. Nền kinh tế chịu sự chi phối của các quy luật
kinh tế xã hội chủ nghĩa.
- Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhưng khu vực kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, kinh tế nhà nước và

kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
- Là nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và chủ động hội
nhập kinh tế thành công.
- Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động và theo
hiệu quả kinh tế, đồng thời theo cả mức đóng góp vốn. Chú trọng phân
phối lại qua phúc lợi xã hội. Việc phân bổ các nguồn lực vừa được tiến
hành theo hướng nâng cao hiệu quả, vừa theo hướng giúp thu hẹp
khoảng cách phát triển giữa các địa phương. Phát triển kinh tế gắn với
tiến bộ, công bằng xã hội; công bằng xã hội được chú ý trong từng
bước, từng chính sách phát triển.
- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ mơi trường.
- Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân
được khuyến khích tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.

II.2.

Quy luật giá trị tác động đến nền kinh tế Việt Nam

II.2.1. Khái quát về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
tại Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một hệ
thống kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và chủ trương triển khai
tại Việt Nam từ thập niên 1990.
Cho đến nay, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng chưa
có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định
11


hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có giải thích nguyên lý chung rằng, đó là một

nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nguyên nhân của tình trạng này là hệ
thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Thêm vào
đó, cơng tác lý luận ở Việt Nam về hệ thống kinh tế này còn chưa theo kịp
thực tiễn. Gần 20 năm theo đuổi chủ trương xây dựng hệ thống kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng các thể chế cho hệ thống này hoạt
động vẫn chưa có đầy đủ. Mãi tới hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Đảng mới ra nghị quyết số 21NQ/TW ngày 30 tháng 1 năm 2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Và, mãi tới ngày 23 tháng 9 năm 2008,
Chính phủ Việt Nam mới có nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ để thực hiện nghị quyết 21-NQ/TW.
a) Giai đoạn trước Đại hội VI (1986)
Nền kinh tế vận hành trong khn khổ cơ chế kế hoạch hố tập trung,
bao cấp. Những cải tiến theo hướng kinh tế thị trường chủ yếu ở cấp vi mơ,
mang tính cục bộ, không triệt để và thiếu đồng bộ, diễn ra trong khn khổ cơ
chế kế hoạch hố tập trung và nhằm duy trì, củng cố hệ thống kinh tế cơng
hữu, tập trung, bao cấp và đóng cửa.
b) Giai đoạn từ Đại hội VI (1986) đến hết Đại hội VIII (2001)
Đổi mới toàn diện cả cấu trúc và cơ chế vận hành nền kinh tế với nội
dung chính là từ bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà
nước, theo định hướng XHCN. Đại hội VI thừa nhận sự tồn tại khách quan
của “nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận
12


hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước” trên con đường đi lên
CNXH (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được
thông qua tại Hội nghị giữa kỳ Đại hội VII).

c) Giai đoạn từ ĐH IX (2001) đến nay
Chuyển từ nhận thức thị trường như một công cụ, một cơ chế quản lý
kinh tế sang nhận thức thị trường là một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của xã hội
trong giai đoạn tiến lên CNXH, đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN.
II.2.2. Tác động của quy luật giá trị
Nền kinh tế thị trường là cơ sở kinh tế của xã hội quá độ tiến lên CHXN
ở Việt Nam.Mục tiêu phát triển là nhằm “xây dựng là một xã hội: Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh
tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về
các tư liệu sản xuất chủ yếu”.
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế vận
động theo những kinh tế vốn có của kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp, hộ
gia đình tự quyết định hành vi của mình để trả lời thỏa đáng 3 câu hỏi: sản
xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản vuất như thế nào. Trên thị trường hàng hóa và
dịch vụ, giá cả điều tiết cung cầu. tiến hành đổi mới doanh nghiệp nhà nước,
mở rộng quyền tự chủ doanh nghiệp, xóa bỏ dần vieccj nhà nước bao cấp và
sản xuất tiêu chực, giải thể các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ
lâu dài.
Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường. Mỗi thành phần kinh tế
theo đuổi mục đích riêng và bằng những cách khác nhau, chịu sự tác động của
13


quy luật kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước phải
nắm giữ vai trò chủ đạo ở một số lĩnh vực then chốt. Đó là những "đài chỉ
huy", là huyết mạch chính của nền kinh tế. Đây là điều kiện có tính ngun tắc
bảo đảm tính định hướng XHCN. Nó thể hiện sự khác biệt về bản chất của mơ
hình kinh tế thị trường định hướng XHCN so với các mơ hình kinh tế thị

trường khác.
Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được thể hiện trước hết và chủ yếu
ở sức mạnh định hướng, hỗ trợ phát triển và điều tiết nền kinh tế chứ không
phải ở quy mô và sự hiện diện của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở tất
cả hoặc hầu hết các ngành, các lĩnh vực.
Mở rộng kinh tế đối ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Chủ động hòa nhập, thực hiện đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, tận dụng ngoại
lực để phát huy nội lực, thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế,
định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới cơ chế quản lý: Xóa bỏ hồn tồn cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng
xã hội chủ nghĩa.
II.2.3. Giải pháp để vận dụng tốt hơn quy luật giá trị vào nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh cơ chế quản lý, phát triển
kinh tế thị trường.
- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nang cao hiệu quả khu vực
doanh nghiệp nhà nước.
- Tạo lập và phát triển đồng bộ các loại thị trường.

14


- Tiếp tục chủ đồng hội nhập, thực hiện có hiệu quả các cam kết và lộ
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đổi mới cơ bản công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển
kinh tế-xã hội và điều chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế.

15



KẾT LUẬN
Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hóa, tác động đến
sản xuất và lưu thơng hàng hóa. Đây cũng là một quy luật kinh tế có vai trị
quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nền kinh tế của nước ta trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực tế cho thấy rất rõ ràng rằng quy luật
giá trị và những biểu hiện của nó như giá cả, tiền tệ, giá trị hàng hóa, … là
lĩnh vực tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội.
Đảng và nhà nước nước ta đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng
của việc dổi mới xã hội và vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế đất nước.
Việc tuân theo nội dung của quy luật giá trị để hình thành và xây dựng nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành
tựu đáng kể. Tuy nhiên, sự vân dụng đó vẫn còn những hạn chế nhất định và
rất cần phải thực hiện các biện pháp kịp thời để khắc phục.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Giáo trình. (2010). Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin.

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2] Lê Thành Nghiệp. (n.d.). Quá trình phát triển kinh tế Việt Nam. Nxb Khoa
học Kỹ thuật, Hà Nội.
[3] Phạm Minh Chính, Vương Qn Hồng. (2009). Kinh tế Việt Nam: Thăng
trầm và đột phá. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4] BCHTW. (2008). Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản - Nghị quyết 22/2008/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam ban

hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 21NQ/TW.
[5] Nguyễn Văn Linh. (1986). “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung
ương (khóa VI) tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII”. Văn kiện Đảng
Cộng sản Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17



×