Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.03 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2006 - 2016
GVHD: TS. TRẦN VĂN ĐỨC
SVTH: PHẠM NGUYỄN PHI HÙNG
MSSV: K144020170

TP. HCM THÁNG 6/2018


i

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


ii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


iii


LỜI CẢM ƠN
Sinh viên xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn Tiến sĩ Trần Văn Đức đã
giúp đỡ và chỉ dẫn nhiệt tình cho sinh viên trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.
Sinh viên cũng xin cảm ơn các thầy cô khoa Kinh tế đối ngoại đã truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm cho sinh viên trong quá trình giảng dạy, giúp sinh viên có
kiến thức nền tảng để phục vụ cho nghiên cứu này.
Trong nghiên cứu, do hạn hẹp về thời gian và kiến thức, nghiên cứu khơng
tránh khỏi thiếu sót, rất mong các thầy cơ bỏ qua.


iv

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU............................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vii
CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài khóa luận: .........................................................................1

2.

Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................1

3.

Mục tiêu nghiên cứu: .....................................................................................2


4.

Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................2

5.

Nội dung của khóa luận .................................................................................2

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................................3

1.1

Khái niệm về cây hồ tiêu: ..............................................................................3

1.2

Khái niệm về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu: ........................................4

1.2.1

Khái niệm xuất khẩu: .....................................................................................4

1.2.2

Vai trò của xuất khẩu: ....................................................................................5

1.2.3


Các lý thuyết thương mại: .............................................................................7

Chương 2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................11

2.1

Mô hình hấp dẫn trong thương mại .............................................................11

2.2

Các nghiên cứu ứng dụng mơ hình hấp dẫn thương mại .............................12

2.3

Đề xuất giả thiết cho mơ hình nghiên cứu:..................................................15

2.4

Mơ hình nghiên cứu .....................................................................................19

Chương 3:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2016...........................20
3.1

Thực trạng thị trường hồ tiêu thế giới giai đoạn 2006 - 2016 .....................20

3.1.1


Giá hồ tiêu thị trường thế giới .....................................................................20

3.1.2

Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của thị trường thế giới: .........................................20

3.1.3

Diện tích và sản lượng hồ tiêu của thế giới và các quốc gia sản xuất chính: ..
.....................................................................................................................20

3.2

Thực trạng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam giai đoạn 2005 – 2016 .................23

3.2.1

Tình hình sản xuất hồ tiêu trong nước:........................................................23


v

3.2.2

Vùng phân bố của hồ tiêu ............................................................................24

3.2.3

Giá trị xuất khẩu các năm: ...........................................................................26


3.2.4

Các thị trường xuất khẩu chính: ..................................................................27

3.3
Phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hồ tiêu
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 ..............................................................................28
3.3.1

Mơ hình nghiên cứu:....................................................................................28

3.3.2

Mơ tả mẫu và dữ liệu nghiên cứu: ...............................................................29

3.3.3

Kết quả phân tích định lượng mơ hình: .......................................................31

3.3.4

Nhận xét và đánh giá về kết quả của mơ hình: ............................................34

Chương 4:
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM ..................................................................................37
4.1

Giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: ......................37


4.1.1

Củng cố vị thế tại thị trường hiện tại: ..........................................................37

4.1.2

Mở rộng thị trường xuất khẩu: ....................................................................38

4.1.3

Cần có hoạt động dự báo thị trường ............................................................39

4.1.4

Xây dựng kế hoạch sản xuất và dự trữ hợp lý: ............................................39

4.1.5

Hướng tới nâng cao chất lượng hồ tiêu .......................................................40

4.2

Kiến nghị chính sách hỗ trợ từ nhà nước.....................................................40

4.2.1

Kiềm chế lạm phát .......................................................................................40

4.2.2


Chính sách tỷ giá .........................................................................................41

4.2.3

Ký kết hiệp định FTA mới: .........................................................................41

KẾT LUẬN ...............................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................44
Phụ lục 1: Kết quả ước lượng mơ hình Pool OLS ....................................................46
Phụ lục 2: Kết quả ước lượng mơ hình FEM ............................................................47
Phụ lục 3: Kết quả ước lượng mơ hình REM............................................................48
Phụ lục 4: Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình OLS và mơ hình FEM ..........49
Phụ lục 5: Kết quả kiểm định Hausman lựa chọn giữa mơ hình FEM và REM .......50


vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu tham khảo khác .............................................. 13
Bảng 2.2: Tổng hợp các nhân tố của mơ hình hấp dẫn thương mại.......................... 14
Bảng 3.1: Năng suất hồ tiêu các nước sản xuất chính năm 2016.............................. 23
Bảng 3.2: Tình hình sản xuất hồ tiêu Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 ................... 24
Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng của các vùng và tỉnh trồng hồ tiêu
chính của Việt Nam năm 2014 .................................................................................. 25
Bảng 3.4: Thống kê các biến trong mơ hình ............................................................. 30
Bảng 3.5: Ma trận đa cộng tuyến các nhân tố của mơ hình ...................................... 31
Bảng 3.6: Kết quả ước lượng của mơ hình ............................................................... 32
Bảng 3.7: Kết quả kiệm định lựa chọn mơ hình OLS và mơ hình FEM .................. 33
Bảng 3.8: Kết quả kiệm định Hausman .................................................................... 33

Bảng 4.1: Tổng hợp các hiệp định FTA đã ký kết của Việt Nam ............................ 42


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tương quan giữa giá trị xuất khẩu và sản lượng hồ tiêu ..................... 17
Biểu đồ 2.2: Tương quan giữa giá hồ tiêu thế giới và giá trị xuất khẩu hồ tiêu ...... 18
Biểu đồ 3.1: Sản lượng hồ tiêu các nước xuất khẩu chính giai đoạn 2006 – 2016 ... 21
Biểu đồ 3.2: Diện tích trồng hồ tiêu của các nước sản xuất chính giai đoạn 2006 –
2016 ........................................................................................................................... 22
Biểu đồ 3.3: Giá trị xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu của hồ tiêu Việt Nam giai đoạn
2006 – 2016 ............................................................................................................... 26
Biểu đồ 3.4: Sản lượng xuất khẩu của hồ tiêu Việt Nam chia theo khu vực trong giai
đoạn 2006 – 2016 ...................................................................................................... 27
Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng hồ tiêu Việt Nam trong nhập khẩu của các nước năm 2016 . 37


viii

CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEM: Diễn đàn kinh tế Á - Âu
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
CNY: Nhân dân tệ - Đồng tiền quốc gia của Trung Quốc
EUR: Eu-rô – Đồng tiền chung châu Âu
EU: Liên minh châu Âu
FAO: Tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc
FTA: Hiệp định mậu dịch tự do

FEM: Fixed effect model – Mơ hình ước lượng hệ số cố đinh
GDP: Tổng sản phẩm quốc dân
GAP: Mơ hình sản xuất nơng sản sạch và an toàn
GBP: Bảng Anh – Đồng tiền quốc gia của Anh
IPC: Hiệp hội hồ tiêu quốc tế
ITC: Trung tâm thương mại quốc tế
JPY: Yên Nhật – Đồng tiền quốc gia của Nhật
OLS: Pool OLS – Mơ hình ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất
REM: Random effect model – Mơ hình ước lượng hệ số ngẫu nhiên
Rupiad: Đồng tiền quốc gia của Indonesia
SITC: Tiêu chuẩn phân loại hàng hóa của Liên Hợp Quốc
t.g.k: tác giả khác
USD: Đô la Mỹ - Đồng tiền quốc gia của Mỹ
VPA: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam
VCCI: Phịng cơng nghiệp và thương mại Việt Nam
World Bank: Ngân hàng thế giới
WTO: Tổ chức thương mại thế giới


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài khóa luận:
Trong xu thế hội nhập của Việt Nam với thế giới, xuất khẩu hàng hóa trở thành
một lĩnh vực quan trọng tác động to lớn đến nền nền kinh tế nước ta. Trong lĩnh nông
nghiệp, hội nhập đã mở ra cơ hội cho xuất khẩu nông sản Việt Nam phát triển từ đó
thay đổi cuộc sống của hàng triệu người nơng dân. Kết quả từ sự phát triển đó, nhiều
loại nơng sản của Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới đóng
góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Trong số nhóm nơng sản đó, hồ tiêu
được xem là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nơng nghiệp Việt Nam.

Nói đến hồ tiêu, hồ tiêu ban đầu được người Pháp đưa trồng thử nghiệm ở Việt
Nam tại một số vùng trong thời kỳ khai thác thuộc địa. Đến nay, hồ tiêu đã trở thành
giống cây trồng phổ biến được trồng hơn ở nhiều vùng trong cả nước; chiếm hơn
67.000 ha diện tích đất nơng nghiệp. Trong q trình hội nhập, từ chỗ chỉ mới gia
nhập vào thị trường thế giới, đến nay, hồ tiêu Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu
hồ tiêu lớn nhất thế giới chiếm hơn 1/3 sản lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu. Trong
giới kinh doanh hồ tiêu thế giới, không ai không biết đến thương hiệu hồ tiêu của Việt
Nam. Cùng với sự phát triển của xuất khẩu hồ tiêu, Việc trồng và sản xuất hồ tiêu
cũng theo đó mà tăng trưởng vượt bậc tạo thu nhập và việc làm cho nhiều hộ nông
dân.
Trong giai đoạn đỉnh cao, hồ tiêu được xem như “vàng đen” một loại nông sản
mang về thu nhập lớn lên tới tỷ đồng mỗi năm cho người nông dân. Đồng thời, hồ
tiêu cũng theo đó trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng đóng góp hơn 1 tỷ USD
vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên đi cùng với những thành tựu, hồ
tiêu Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như sự giảm giá của thị trường
hồ tiêu thế giới, sự cạnh tranh của các nước sản xuất khác.
Nhận thấy tầm quan trọng của xuất khẩu hồ tiêu với ngàng nông nghiệp nước
ta và các thách thức mà hồ tiêu Việt Nam phải đối mặt, sinh viên thực hiện nghiên
cứu: “ Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam giai đoạn
2006 -2016” nhằm phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam để
từ đó đưa ra giải pháp phát triển bền vững ngành hàng này.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam với các
nước nhập khẩu chính mặt hàng này.


2

3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm phân tích và đề xuất giải pháp cho hoạt động xuất khẩu hồ

tiêu của Việt Nam với các mục tiêu cụ thể sau:
- Phân tích thực trạng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016.
- Tìm ra các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2016
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hồ tiêu trong
thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích và tổng hợp các nghiên cứu
trước đây về mơ hình xuất khẩu để đề xuất mơ hình nghiên cứu và các nhân tố trong
mơ hình
Phương pháp phân tích định lượng: nghiên cứu sử dụng mơ hình trọng lực
trong thương mại kết hợp với phần mềm phân tích định lượng Eview 8.0 để lượng
hóa và đánh giá sự tác động của các nhân tố đến hoạt động xuât khẩu hồ tiêu giai
đoạn 2006 – 2016
Phương pháp thống kê: phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê số
liệu và mơ tả dữ liệu từ đó hình thành đánh giá ban đầu về thực trạng của ngành hàng
hồ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian, nghiên cứu được thực hiện qua số liệu về 18 quốc gia bạn hàng
chính của hồ tiêu Việt Nam có giá trị nhập khẩu lớn và liên tục qua các năm.
Về thời gian, nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn gần đây từ năm 2006
đến năm 2016.
5. Nội dung của khóa luận
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Xây dựng mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hồ tiêu
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị phát triển hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của
Việt Nam



3

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Mở đầu chương 1: Chương một nhằm cung cấp cho người đọc các thông tin
về hồ tiêu và hoạt động xuất khẩu (hai khái niệm chủ yếu của khóa luận) từ đó xây
dựng nền tảng kiến thức cơ bản của khóa luận
1.1

Khái niệm về cây hồ tiêu:

Hồ tiêu (tên khoa học là piper nigrium) là một loài cây dây leo, thân dài, nhẵn
bám vào các cây khác bằng rễ. Lá cây hồ tiêu như lá trầu khơng, nhưng dài và thn
hơn. Nhánh cây có hai loại: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng,
cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đi
sóc. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau
có màu vàng, khi chín có màu đỏ. Khi chín, quả có một hạt duy nhất, rụng cả chùm.
Từ quả này có thể thu hoạch được hạt chính là hồ tiêu.
Hồ tiêu được thu hoạch mỗi năm một lần. Muốn có hồ tiêu đen, người ta hái
quả vào lúc xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả còn xanh;
những quả cịn non q chưa có sọ rất giịn, khi phơi dễ vỡ vụn, các quả khác khi
phơi vỏ quả sẽ săn lại, ngả màu đen. Muốn có hồ tiêu trắng (hay hồ tiêu sọ), người ta
hái quả lúc chúng đã thật chín, sau đó bỏ vỏ. Hồ tiêu trắng và hồ tiêu đen cũng chính
là hai loại hồ tiêu được tiêu thụ chủ yếu trên thị trường. Ngoài ra cịn có hồ tiêu đỏ là
loại hồ tiêu chín cây hoặc được thu hái khi rất già, ủ chín sau đó được chế biến theo
cách thức đặc biệt để giữ màu đỏ của vỏ.

Về thời vụ thu hoạch, hồ tiêu được thu hoạch rãi đều trong năm ở mức thế
giới. Các nước Nam Bán cầu như Brazil, Indonesia thường thu hoạch tiêu vào giai
đoạn muộn trong năm, từ tháng 7 đến tháng 11. Trong khi đó, các nước Bắc bán cầu
thường có thời gian thu hoạch tập trung vào đầu đến giữa năm, đa số tập trung từ
tháng 1 đến tháng 5.
Hồ tiêu ban đầu có nguồn gốc từ Đơng Nam Á và Nam Á. Việc sử dụng hồ
tiêu làm gia vị đã có lịch sử trên 2000 năm bắt đầu từ Ấn độ và các quốc gia châu Á
khác như Thái Lan, Malaysia sau đó lan truyền qua các nước phương Tây dưới thời
kỳ của đế quốc La Mã qua các đoàn thuyền giao thương Á – Âu. Cũng trong thời kỳ
này, hồ tiêu từng là gia vị đắt nhất thế giới nên được gọi là “vàng đen” và được xem
như một loại tiền tệ trong việc trao đổi hàng hóa. [Viện khoa học và kỹ thuật nơng
nghiệp miền nam, ]
Ở Việt Nam, hồ tiêu được người Pháp mang vào trồng ở nước ta trong giai
đoạn Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược và xây dựng thuộc địa cuối thế kỷ XVII.
Đến thế kỷ XVIII, hồ tiêu dần trở thành một loại cây nơng sản chính thức được trồng
nhiều ở Phú Quốc, Hòn Chồng và Kiên Giang. Đến nay, bên cạnh các vùng trồng hồ


4

tiêu lâu đời, diện tích trồng hồ tiêu được mở rộng ra các tỉnh: Bình phước, Đắk lắk,
Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.
1.2

Khái niệm về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu:
1.2.1 Khái niệm xuất khẩu:

Theo Bùi Xuân Lưu: “xuất khẩu là việc bán hàng hóa dịch vụ cho nước ngồi
vượt ra khỏi biên giới quốc gia.” [2, tr. 3]
Theo Luật thương mại Việt Nam, hoạt động xuất khẩu hàng hóa là hoạt động

bán hàng của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngồi theo hợp đồng mua
bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tái xuất, tạm nhập và chuyển khẩu hàng hóa.
[Quốc hội Việt Nam, 4, tr. 1]
Tổng hợp các khái niệm trên, Xuất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hóa dịch
vụ từ nước này sang nước khác trên cơ sở tìm kiếm lợi nhuận.
Các hình thức xuất khẩu:
+ Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức xuất khẩu mà trong đó bên bán và bên mua
quan hệ trực tiếp với nhau mà không thông qua bên trung gian, tự thỏa thuận với nhau
các điều kiện hợp đồng như phương tiện vận tải, giá cả, chất lượng, thanh toán, …
Ưu điểm: Tiết kiệm được chi phí trung gian khiến lợi nhuận thu được từ giao
dịch cao hơn; Bên bán và bên mua chủ động hơn trong hoạt động xuất khẩu;
Nhược điểm: Yêu cầu kinh nghiệm và kiến thức, thông tin vững chắc để thực
hiện hoạt động xuất khẩu như: thông tin thị trường, kiến thức về thủ tục xuất khẩu,
qui trình xuất nhập khẩu…
+ Xuất khẩu qua trung gian: là hình thức xuất khẩu được thực hiện qua sự môi
giới của một bên thứ ba hay bên trung gian đóng vai trò dàn xếp thỏa thuận giữa bên
bán và bên mua. Bên trung gian sẽ được hưởng một khoản tiền cho hoạt động mơi
giới của mình.
Ưu điểm: Tận dụng được kiến thức kinh nghiệm của bên trung gian giúp giảm
rủi ro trong các giao dịch quốc tế phức tạp.
Nhược điểm: Bên bán và bên mua thụ động hơn trong đàm phán hợp đồng và
giao dịch chịu thêm chi phí trung gian làm giảm lợi nhuận.
+Hình thức tái xuất:
Là hình thức xuất khẩu những hàng hóa đã mua (trước đây đã nhập khẩu) qua
một quốc gia khác mà hàng hóa đó chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Mục đích của


5

hình thức tái xuất này là mua hàng hóa giá rẻ ở nước này và bán lại cho nước khác

với giá cao nhằm hưởng sự chênh lệch giá.
Hình thức này có thể chia thành 2 loại chính:
+ Tạm nhập – tái xuất: được hiểu là việc thương nhân của nước A
mua hàng hóa của nước B để bán cho nước C. Hàng hóa mua từ nước B được làm thủ
tục nhập khẩu vào nước A (quốc gia của thương nhân) nhưng sau đó hàng hóa này
được xuất khẩu ngay sang nước C mà không thông qua bất kỳ chế biên gia cơng nào.
+ Chuyển khẩu: là hình thức thương nhân của nước A mua hàng của nước B
để bán cho nước C nhưng không làm thủ tục nhập khẩu và thủ tục tái xuất tại nước
A. Hàng hóa có thể được vận chuyển thẳng từ nước mua sang nước bán hoặc có thể
qua cửa khẩu nước A nhưng khơng nhập khẩu và chỉ được lưu giữ ở kho ngoại quan.
Ưu điểm: Hình thức này khơng địi hỏi chi phí đầu tư vốn cho tài sản cố định
như máy móc thiết bị nhà xưởng, thời gian thu hồi vốn nhanh.
Nhược điểm: Thủ tục cực kỳ phức tạp và chỉ phù hợp cho một số mặt hàng
một số thị trường nhất định do thương mại tự do làm người mua và người bán dễ tiếp
cận trực tiếp với nhau hơn.
1.2.2 Vai trò của xuất khẩu:
Xuất khẩu đóng vai trị phát triển kinh tế của nước ta:
Xuất khẩu hàng hóa từ lâu đã được chứng minh có vai trị quan trọng trong
nền kinh tế được thể hiện sự đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân (GDP). Trong
đó, GDP được tính bởi các nhân tố: chi tiêu hộ gia đình (+), đầu tư (+), chi tiêu nhà
nước (+), xuất khẩu (+), nhập khẩu (-). Nhân tố xuất khẩu được xem như là một nhân
tố góp phần làm tăng trưởng GDP và trên thực tế kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn
15 năm gần đây (2001-2016) luôn chiếm hơn 50% tổng giá trị GDP của Việt Nam.
Bên cạnh đó, xuất khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất tham gia vào thị trường
toàn cầu, thúc đẩy nâng cao chất lượng năng suất để tăng tính cạnh tranh. Từ sự nâng
cao về sản xuất, vơ hình chung tồn nền kinh tế được tạo động lực để phát triển.
Tạo nguồn vốn cho nền kinh tế:
Hiện nay đất nước ta đang thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa
để phát triển kinh tế. Quá trình này địi hỏi nguồn vốn lớn về đầu tư máy móc cơng
nghệ nhân lực mà nguồn lực trong nước khơng thể đáp ứng đủ. Vì vậy, lợi nhuận

khổng lồ mà xuất khẩu mang lại đóng vai trị là nguồn lực lớn để đầu tư cho cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, trong khi các nguồn vốn có yếu tố nước ngoài
khác như vốn vay nước ngoài, vốn viện trợ chỉ mang tính chất tạm thời tiềm ẩn rủi ro


6

thì nguồn lợi từ xuất khẩu được xem như là một nguồn vốn bền vững đảm bảo sự
phát triển lâu dài.
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Xuất khẩu phát triển làm động lực để mở rộng sản xuất kinh doanh từ đó hướng
đến xu thế cơng nghiệp hóa, cải tạo kỹ thuật, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trên thực
tế, với sự phát triển của xuất khẩu đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo
hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển một số ngành công nghiệp như dệt
may, chế biến nông sản, thủy sản, gia cơng hàng hóa xuất khẩu, … Các ngành dịch
vụ phụ trợ cho xuất khẩu cũng tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm gần đây như vận
tải quốc tế, bảo hiểm hàng hải, dịch vụ thanh toán quốc tế, … Trên thế giới nhiều
quốc gia đã có chuyển dịch kinh tế mạnh mẽ nhờ tập trung phát triển xuất khẩu, tiêu
biể có thể kể đến các nền kinh tế mới nổi Đông Á như: Singapore, Hàn Quốc, Đài
Loan, …
Tạo công ăn việc làm, cải thiện điều kiện sống của nhân dân:
Xuất khẩu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ của hàng hóa từ mức chỉ người
tiêu dùng trong nước sang người tiêu dùng trên toàn thế giới. Việc mở rộng thị trường
giúp phát triển sản xuất, mở rộng qui mơ kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó làm
tăng nhu cầu về nhân cơng việc làm. Theo đó, lương và thu nhập của người dân cũng
được cải thiện rất nhiều. Trên thực tế từ khi thực hiện chính sách mở cửa đến nay,
GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng rất nhiều lần từ mức chỉ
400USD/người/năm vào năm 2000 lên mức 2.215USD/người/năm vào năm 2016 và
thoát khỏi danh sách các nước nghèo vào năm 2010. Tuy có nhiều nhân tố nhưng việc
xuất khẩu phát triển đã đóng góp quan trọng vào thành tưu trên.

Xuất khẩu là tiền để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta với thế
giới:
Thông qua hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói
chung, đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 240 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới. Riêng mảng xuất khẩu, đến nay đã có 20 thị trường đạt giá trị
xuất khẩu hơn 1 tỷ USD và có nhiều mặt hàng thế mạnh cạnh tranh cao trên thị trường
thế giới như: cà phê, điều, hồ tiêu, thủy sản, may mặc, …
Nhờ mối quan hệ thương mại buôn bán với các quốc gia khác, Việt Nam dần
nâng tầm vị thế của mình trên chính trường thế giới thể hiện qua tư cách thành viên
của nhiều tổ chức kinh tế quan trọng như: WTO, ASEAN, diễn đàn kinh tế Á – Âu
(ASEM), diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC),…


7

Tăng dự trữ ngoại tệ:
Với đặc trưng thanh toán bằng các loại tiền tệ mạnh trong thương mại quốc tế,
xuất khẩu là nguồn cung ngoại tệ lớn cho các hoạt động khác. Với đặc trung là nước
đang phát triển, nhu cầu ngoại tệ cho việc mua sắm các máy móc thiết bị nước ngoài,
chi trả các khoản tài trợ quốc tế, … đòi hỏi dự trữ ngoại tệ lớn để đảm bảo ổn định
kinh tế. Vì vậy, các nước đang phát triển càng phụ thuộc mạnh mẽ hơn vào xuất khẩu
bởi yêu cầu giao dịch ngoại tệ lớn của mình.
1.2.3 Các lý thuyết thương mại:
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối:
Đây là lý thuyết về thương mại quốc tế vô cùng nổi tiếng gắn liền với tên tuổi
của nhà kinh tế học Adam Smith, được xem như cha đẻ của kinh tế học ngành nay.
Lý thuyết này đã khuyến khích sự phát triển của thương mại quốc tế như là một
phương thức mà tất cả các nước tham gia đều có lợi. Theo lý thuyết này, nhờ có
thương mại quốc tế, các quốc gia có thể tập trung vào các sản phẩm mà mình có ưu
thế và nhập khẩu các sản phẩm mà mình khơng có ưu thế từ đó tối đa hóa năng lực

sản xuất, năng lực cạnh tranh và đồng thời qua mậu dịch tổng sản lượng hàng hóa
được sản xuất ra cũng tăng cao hơn với giá thành rẻ hơn. Đến ngày nay lý thuyết này
vẫn còn giá trị trong thương mại quốc tế, đa số các quốc gia đều tập trung sản xuất
các sản phẩm mà mình có thế mạnh và xuất khẩu ra thế giới trong khi đó đi đơi với
nhập khẩu các sản phẩm mình khơng có thế mạnh từ các nước khác.
Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo:
Được ra khoảng 50 năm sau sự ra đời của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam
Smith, lý thuyết lợi thế so sánh đã góp phần làm sáng tỏ hơn về lợi thế của các quốc
gia vốn chưa được nói rõ trong lý thuyết của Adam Smith. Trong mơ hình của David
Ricardo, ơng đã chỉ ra rằng lời thế tuyệt đối của các quốc gia được thể hiện qua năng
suất lao động so sánh giữa các quốc gia trên cùng đơn vị sản phẩm. Từ đó, các quốc
gia nên tập trung vào sản xuất các sản phẩm mà năng suất lao động so sánh của quốc
gia đó mạnh nhất. Uu điểm của lý thuyết này là khuyến khích các quốc gia tận dụng
tốt giá trị lao động của mình, hướng tới hướng chun mơn hóa sản xuất để nâng cao
hơn nữa năng suất của mình. Tuy nhiên lý thuyết vẫn có điểm yếu khi không xét các
nhân tố khác cho sản xuất như vốn, tài nguyên, …
Lý thuyết Hecher – Orlin:
Lý thuyết Heckscher-Ohlin dự báo rằng các nước sẽ xuất khẩu những hàng
hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố dồi dào tại nước đó và nhập khẩu
những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố khan hiếm tại nước đó.
Dựa trên lý thuyết H – O, các nước giàu vốn sẽ là các nước xuất khẩu các mặt hàng


8

thâm dụng vốn lớn và các nước có nguồn nhân công dồi dào sẽ trở thành các nước
chuyên sản xuất các mặt hàng thâm dụng lao động. Trên thực tế, các quốc gia phát
triển có nguồn lao động dồi dào như Trung Quốc và Ấn Độ đang phát triển theo
hướng sản xuất các sản phẩm địi nhiều nhân cơng và biến các nước này thành công
xưởng của thế giới. Trong khi đó các nước có vốn lớn cơng nghệ tốt như Hoa Kỳ trở

thành các quốc gia sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, các ý tưởng công nghệ tiên
tiến.
Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Micheal Porter:
Được ra đời năm 1990, lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và mơ hình kim cương
của Micheal Porter đã cung cấp đánh giá đầy đủ nhất về lợi thế của một quốc gia khi
tham gia thương mại quốc tế, giải thích tại sao quốc gia đạt được thành công trong
một ngành cụ thể và ngành khác thì khơng. Qua mơ hình kim cương, Micheal Porter
đã đề ra 4 nhân tố chính làm nên sự thành công của một quốc gia hay một doanh
nghiệp trong một lĩnh vực:
Sự phân bố các yếu tố sản xuất: tình trạng các yếu tố sản xuất cần thiết cho
một ngành. Các yếu tố sản xuất được chia thành các yếu tố tự nhiên (như nguồn tài
nguyên thiên nhiên, địa điểm, dân số...) và các yếu tố tiên tiến có được nhờ sự đầu tư
của quốc gia (như kỹ năng lao động, cơ sở hạ tầng, phương tiện nghiên cứu, bí quyết
cơng nghệ...). Micheal Porter cũng đề cao các yếu tố tiên tiến ưu tiên hơn các yếu tố
tự nhiên trong sức ảnh hưởng đến thành công của quốc gia trong 1 ngành kinh tế.
Nhu cầu tiêu dùng nội địa: nhu cầu tiêu dùng nội địa đối với sản phẩm
hay dịch vụ trong ngành công nghiệp được nói đến. Nhu cầu giúp tạo thị trường cho
sản phẩm của quốc gia đồng thời nhu cầu tiêu dùng cũng định hướng phát triển sản
xuất, nâng cao chất lượng và tạo ra các sản phẩm cạnh tranh hơn.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan: Nhân tố này nói đến các ngành
cơng nghiệp phụ trợ, nhà cung cấp hỗ trợ cho sự phát triển của một ngành. Một quốc
gia muốn thành cơng trong một ngành địi hỏi phải có các ngành cơng nghiệp hỗ trợ
tốt cạnh tranh cao để phát triển ngành đó. Sự hỗ trợ này cũng mang tính hai chiều khi
một ngành phát triển kéo theo các ngành phụ trợ cho ngành đó cũng phát triển theo
tạo thành 1 nhóm các ngành mũi nhọn của một quốc gia.
Chiến lược, cơ cấu tổ chức mục tiêu và mức độ cạnh tranh: cơ cấu cách thức
thành lập của doanh nghiệp cũng như đường lối chiến lược trong kinh doanh và phát
triển. Những tư tưởng chiến lược mục tiêu đúng đắn, cơ cấu phù hợp có thể hỗ trợ sự
phát triển và thành công của một ngành nhưng nếu các nhân tố đó đi khơng đúng
hướng có thể kìm hãm rất lớn sự phát triển của ngành đó. Mức đó cạnh tranh nội địa

cũng có ảnh hưởng thúc đẩy một ngành phát triển từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh
trên trường quốc tế.


9

Lý thuyết khoảng cách công nghệ:
Lý thuyết này được nhà kinh tế Posner đưa ra năm 1961. Nó dựa trên ý tưởng
cho rằng cơng nghệ ln thay đổi dưới hình thức các phát minh sáng chế mới và điều
này có tác động đến xuất khẩu của quốc gia.
Lý thuyết trên có thể giải thích cho hai hình thức thương mại:
Giữa hai nước có mức độ phát triển cơng nghệ như nhau: nếu như cả hai quốc
gia có tiềm năng cơng nghệ như nhau thì vẫn có thể hình thành quan hệ thương mại.
Vì một nước tập trung phát triển cơng nghệ tiên phong trong 1 lĩnh vực nào đó sẽ
được tạo điểu kiện phát triển công nghệ tiên phong của nước kia trong lĩnh vực khác.
Hình thức thương mại này thường diễn ra giữa các nước công nghiệp phát triển như
Nhật -Mỹ, từng diễn ra trong thời kì hồng kim của cộng đồng các nước châu Âu
(EU) ..
Giữa hai nước chênh lệch về trình độ cơng nghệ: quan hệ thương mại hình
thành khi một nước phát triển hơn về mặt cơng nghệ so với nước kia. Khi đó, nước
thứ nhất thường xuất khẩu những mặt hàng mới công nghệ phức tạp hơn để đổi lấy
những mặt hàng yêu cầu công nghệ thấp hơn từ nước thứ 2. Dạng thương mại này
thường diễn ra giữa một nước công nghiệp phát triển với nước chậm phát triển hơn
như Nhật - Việt Nam...
Lý thuyết về khoảng cách:
Khoảng cách trong thương mại quốc tế là những sự khác biệt giữa hai quốc
gia tạo thành những rào cản vơ hình cản trở thương mại. Khoảng cách hai các rào cản
này được chia thành 2 nhóm chính:
Khoảng cách kinh tế: Là sự chênh lệch về năng lực sản xuất, trình độ phát triển
của nền kinh tế giữa hai quốc gia. Cụ thể, sự giàu có hay thu nhập của người tiêu

dùng là một trong những yếu tố tạo nên khoảng cách kinh tế giữa các nước và có ảnh
hưởng đến mức độ thương mại giữa các nước. Khoảng cách kinh tế tạo sự phân hóa
trong lĩnh vực phát triển và xu hương quan hệ thương mại. Hiện nay, các nước có
nền kinh tế phát triển chủ yếu tập trung phát triển các công nghệ hiện đại cịn các
nước đang phát triển tập trung gia cơng sản xuất để xuất khẩu sang các nước phát
triển. Bên cạnh đó, các nước phát triển thường có xu hướng quan hệ thương mại với
các nước có sự tương đồng về kinh tế với họ. Trong khi đó, các nước có nền kinh tế
kém phát triển thường có quan hệ thương mại với các nước giàu hơn.
Khoảng cách địa lý: Khoảng cách địa lý là khoảng cách trên thức tế giữa hai
quốc gia. Khoảng cách địa lý làm gia tăng chi phí vận tải, chi phí bảo quản hàng hóa,
chi phí liên lạc, … trong thương mại giữa các quốc gia. Đặc biệt, khoảng cách địa lý


10

có ảnh hưởng lớn đến thương mại một số mặt hàng như các mặt hàng có khối lượng
lớn như sắt thép vật liệu; các mặt hàng dễ hư hỏng, khó bảo quản như thực phẩm;…
Tổng kết chương 1: Qua chương 1, người đọc đã có những kiến thức cơ bản
về các đối tượng được nói trong nghiên cứu như: hoạt động xuất khẩu, hồ tiêu. Về hồ
tiêu, hồ tiêu là một loại gia vị phổ biến và được ưu chuộng trên toàn thế giới. Về hoạt
động xuất khẩu, hoạt động này là một hoạt động quan trọng đối sự phát triển kinh tế
của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và đây cũng là đề tài được nghiên cứu nhiều
trong các lý thuyết kinh tế thương mại thế giới.


11

Chương 2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Mở đầu chương 2: Chương hai đề cập q trình xây dựng mơ hình nghiên
cứu của sinh viên với các phần: mơ hình hấp dẫn thương mại, các nghiên cứu liên
quan, giả thiết nghiên cứu. Từ đó, chương hai nhằm khẳng định được tính khả thi
triển vọng của mơ hình trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hoạt động xuất
khẩu hồ tiêu của Việt Nam.
2.1

Mơ hình hấp dẫn trong thương mại

Mơ hình hấp dẫn được lần đầu tiên công bố vào năm 1962 bởi Tinbergen, nhà
kinh tế học người Hà Lan đạt giải Noben kinh tế năm 1969 và người tiên phong trong
việc đưa các mơ hình tốn vào kinh tế học. Mơ hình được đưa ra nhằm giải thích
ngun nhân của các dịng thương mại quốc tế giữa các quốc gia với các nhân tố cơ
bản ban đầu như sau:
𝑋𝑖𝑗 =

𝛼𝐺𝐷𝑃𝑖 ∗ 𝐺𝐷𝑃𝑗
𝛽𝑑𝑖𝑠𝑡𝑎𝑛𝑐𝑒

Hay còn được biểu thị dưới dạng
lnXij = ln(GDPi) + ln(GDPj) + ln(distance)
Trong đó
Xij : Giá trị xuất khẩu của nước i tới nước j
GDPi : GDP của nước i (nước xuất khẩu)
GDPj : GDP của nước j (nước nhập khẩu)
Distance: khoảng cách giữa hai nước
Đến nay mơ hình này đã được ứng dụng hơn 50 năm trong việc nghiên cứu
thương mại quốc tế. Trải qua quá trình thực nghiệm trong các nghiên cứu khác, mơ
hình đã chứng minh tính đúng đắn của mình. Mơ hình cũng được nhiều tổ chức kinh

tế công nhận và áp dùng làm nền tảng cho các chính sách của mình.
Đồng thời, từ mơ hình ban đầu, các nhà kinh tế sau này cũng đưa thêm các
nhân tố mới làm phong phú thêm cho mơ hình và kết hợp vào các mơ hình lý thuyết
kinh tế khác. Một loạt các nghiên cứu như của Bergstand (1985), của Markursen và
Wigle (1990), DearDoff (1998) đã đưa các nhân tố mới vào mơ hình hấp dẫn thương
mại như nhân tố công nghệ trong lý thuyết của trường phái Ricardo; nhân tố đầu vào
sản xuất của mơ hình Heckshers – Ohlin; sự gia tăng hiệu quả của kinh tế theo qui
mơ trong mơ hình Helpman and Krugman [Luca De Benedictis, Daria Taglioni, 10,
tr. 3] . Từ đó là tăng tính chính xác của mơ hình hấp dẫn thương mại cũng như thành
cơng hơn trong việc giải thích dịng chảy thương mại của các quốc gia. Bên cạnh đó,


12

mơ hình cũng được các nhà nghiên cứu phát triển để có thể áp dụng ở tầm vi mơ cho
một ngành lĩnh vực cụ thể thay vì chỉ giá trị xuất khẩu chung như mơ hình ban đầu.
Như vậy có thể thấy, mơ hình hấp dẫn thương mại có lịch sử lâu dài trong
thương mại quốc tế. Sự chính xác và phù hợp của nó trong việc đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng đến thương mại đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Đây cũng là lý do
mà sinh viên chọn mơ hình này để thực hiện khóa luận của mình.
2.2

Các nghiên cứu ứng dụng mơ hình hấp dẫn thương mại

Trong q trình thực hiện khóa luận, sinh viên đã tham khảo thêm một số các
nghiên cứu khác ứng dụng mơ hình. Sau đây sinh viên xin giới thiệu 3 nghiên cứu
tiêu biểu mà sinh viên đã tham khảo:
Thứ nhất, nghiên cứu của Ngô Thị Mỹ về xuất khẩu nông sản Việt Nam [3],
tác giả đã sử dụng các nhân tố ảnh hưởng là: GDP của nước xuất khẩu và nhập khẩu,
dân số nước nhập khẩu và xuất khẩu, độ mở cửa thương mại Việt Nam, thành viên

của WTO (biến giả), thành viên của APEC (biến giả), diện tích đất nông nghiệp nước
nhập khẩu, lạm phát, khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu đã chỉ ra các
nhân tố có tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu là: GDP của nước nhập khẩu và
xuất khẩu, dân số hai nước, độ mở thương mại Việt Nam, tỷ giá hối đoái, thành viên
WTO, thành viên APEC; các biến tác động tiêu cực là: khoảng cách địa lý và lạm
phát, diện tích đất nơng nghiệp nước nhập khẩu.
Nghiên cứu được thực hiện trên lĩnh vực nông nghiệp lấy hai mặt hàng chính
là gạo vào cà phê. Hai mặt hàng này có nét tương đồng nhất định với mặt hàng hồ
tiêu mà sinh viên nghiên cứu vì đều là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam
Thứ hai, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà Trang và t.g.k [5] về các yếu tố tác
động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam
Nghiên cứu được xây dựng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất
khẩu của 8 nhóm hàng theo SITC (tiêu chuẩn phân loại hàng hóa của Liên Hợp Quốc)
của Việt Nam đến 73 nước bạn hàng chính của Việt Nam. Trong bài phân tích của
mình, tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu là: GDP của nước
nhập khẩu (+), dân số nước nhập khẩu (+), GDP của Việt Nam (+), Hiệp định thương
mại (+), tỷ giá hối đoái (+), Khoảng cách địa lý (-).
Nghiên cứu đã bao quát được chung các nhóm hàng hóa của Việt Nam và đồng
thời cũng giải thích sự ảnh hưởng của các nhân tố lên các nhóm hàng riêng biệt.
Thứ ba, nghiên cứu của Ika Inayah và t.g.k [8] về các nhân tố ảnh hưởng hoạt
động xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia


13

Ngun cứu áp dụng mơ hình hấp dẫn thương mại để ước lượng các nhân tố
ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia trên thị trường thế giới. Tác
giả đánh giá giá trị xuất khẩu hồ tiêu (đơn vị tấn) ảnh hưởng bởi các nhân tố: GDP
bình quân đầu người của nước nhập khẩu (+), Khoảng cách giữa 2 nước (-), Giá hồ

tiêu xuất khẩu (-), Tỷ giá hối đoái của Rupiad (tiền quốc gia Indonesia) (+), hiệp định
thương mại tự do giữa Indo và nước nhập khẩu (-).
Sinh viên đánh giá nghiên cứu này khá tương đồng với khóa luận của sinh viên
hiện tại cùng nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của một quốc gia. Tuy nhiên,
thay vì lấy biến phụ thuộc theo giá trị xuất khẩu (đơn vị USD), tác giả chọn biến phụ
thuộc theo khối lượng xuất khẩu (đơn vị tấn)
Bên cạnh 3 nghiên cứu tiêu biểu mà sinh viên chọn để phân tích sâu, sinh viên
cịn tham khảo các nghiên cứu khác được tổng hợp theo bảng 2.1:
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu tham khảo khác
STT
1

2

3

4

5

Nghiên cứu

Tác giả

Đối tượng nghiên
Giai đoạn
cứu
The Determinant of Idsardi E, [7] 10 mặt hàng nơng 2004 - 2008
Agricultural
Export

sản xuất khẩu chính
Growth in South Africa
của Nam Phi
Các nhân tố ảnh hưởng Từ Thúy An Giá trị xuất khẩu 1998 - 2005
đến mức độ tập trung và
Đào của Việt Nam đến
thương mại của Việt Nguyên
các nước thuộc
Nam với Asean+3
Thắng [1]
nhóm ASEAN + 3
The Analysis on trade Jingya Zhou Giá trị nhập khẩu từ 1998 - 2014
effect of China-Asean [9]
các nước Asean của
free trade agreement—
Trung Quốc
based on: the gravity
model.
Gravity - type model of M. Selena [11] Giá trị xuất khẩu 1999 - 2001
Czech agriculture export
nông nghiệp của
Cộng hịa Czech
A gravity model for Đỗ Thái Trí Giá trị xuất khẩu 1993 - 2004
trade between Vietnam [6]
của Việt Nam và 23
and
twentythree
nước EU
European countries.



14

Dựa theo nghiên cứu đã tham khảo , sinh viên xin tổng hợp một số các nhân tố chung
trong mô hình hấp dẫn thương mại từ các nghiên cứu mà sinh viên tham khảo theo
bảng 2.2:
Bảng 2.2: Tổng hợp các nhân tố của mơ hình hấp dẫn thương mại
Nhân tố

Thuộc nhóm nhân Mối quan hệ và nghiên cứu chứng
tố ảnh hưởng đến
minh

GDP nước xuất khẩu

Nguồn cung

Tích cực (+) Đỗ Thái Trí (2006),
Nguyễn Thị Hà Trang và tgk (2010),


GDP nước nhập khẩu

Nhu cầu tiêu thụ

Tích cực (+) Ngơ Thị Mỹ (2016),
Isaridi E (2010), …

Dân số nước xuất khẩu


Nguồn cung

Tích cực (+) Đỗ Thái Trí (2006),
Ngơ Thị Mỹ (2016)
Tiêu cực (-) Nguyễn Thị Hà Trang
và tgk (2010)

Dân số nước nhập khẩu

Nhu cầu tiêu thụ

Tích cực (+) Ngơ Thị Mỹ (2016), M.
Selena (2002)

GDP bình qn nước Nhu cầu tiêu thụ
nhập khẩu

Tích cực (+) Từ Thúy An, Đào
Nguyên Thắng (2008)

Khoảng cách giữa hai Nhân tố ảnh hưởng Tiêu cực (-) Ika Inayah và tgk (2015)
quốc gia
và cản trở
Tỷ giá hối đoái

Nhân tố ảnh hưởng Tích cực (+) Nguyễn Thị Hà Trang
và cản trở
và tgk (2010), Ika Inayah và tgk
(2015)


Lạm phát

Nguồn cung

Hiệp định thương mại

Nhân tố ảnh hưởng Tích cực (+) Nguyễn Thị Hà Trang
và cản trở
và tgk (2010)

Giá hồ tiêu xuất khẩu

Nhân tố ảnh hưởng

Tiêu cực (-) Ngô Thị Mỹ (2016)

Tiêu cực (-) Ika Inayah và tgk
(2015)


15

2.3

Đề xuất giả thiết cho mơ hình nghiên cứu:

Thơng qua tham khảo nghiên cứu khác ứng dụng mơ hình, sinh viên đã chọn ra các
nhân tố cùng giả thiết nghiên cứu như sau:
+ GDP của Việt Nam (GDP của nước xuất khẩu)
GDP của Việt Nam là giá trị đại diện tổng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại Việt

Nam. GDP càng lớn thì sức sản xuất của quốc gia đó càng mạnh từ đó làm tăng nguồn
cung xuất khẩu. Theo các nghiên cứu của Ngô Thị Mỹ [3, tr. 118] và Đỗ Thái Trí [6,
tr 18], GDP của nước Việt Nam có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu của
tồn nền kinh tế nói chung và ngành nơng nghiệp nói riêng. Xét riêng trong giai đoạn
2006 – 2016, GDP của Việt Nam tăng trưởng ổn định ở mức trên 5% /năm, xuất khẩu
nông nghiệp của Việt Nam cũng tăng trưởng ấn tượng từ mức. Với vai trị một mặt
hàng chủ lực của nơng nghiệp xuất khẩu Việt Nam, rất có khả năng sự tăng trưởng
GDP có ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu hồ tiêu.
H1: GDP của Việt Nam có ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị xuất khẩu của hồ
tiêu Việt Nam
+ GDP của nước nhập khẩu:
GDP của nước nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến dòng chảy thương mại giữa
hai quốc gia. GDP lớn cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người dân nước đó tăng lên.
Nếu sức sản xuất của quốc gia đó khơng tăng kịp theo nhu cầu thì quốc gia đó buộc
phải tăng nhập khẩu từ nước để đáp ứng. Tuy nhiên trong thời đại tồn cầu hóa, khi
người tiêu dùng có nhiều hơn sự lựa chọn hàng hóa đa dạng từ nhiều quốc gia khác
nhau, việc tăng sản xuất chưa hẳn đã đáp ứng thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng
mà vẫn cần sự bù đắp từ nguồn hàng nhập khẩu.
Đối với mặt hàng hồ tiêu, kết quả các nghiên cứu của Ika Inayah và cộng sự
[8, tr.4] minh chứng sức ảnh hưởng của GDP nước nhập khẩu đến giá trị xuất khẩu
hồ tiêu của Indonesia theo hướng đồng biến. Hồ tiêu Việt Nam có lẽ khơng nằm ngồi
qui luật đó. Vì vậy sinh viên đưa ra giả thiết:
H2: GDP của nước nhập khẩu ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị xuất khẩu hồ
tiêu.
+ Dân số nước nhập khẩu:
Bên cạnh GDP nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu cũng được xem như
là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu của quốc gia đó. Dân số
đông đồng nghĩa với thị trường tiêu thụ lớn dẫn đến nhu cầu nhập khẩu cao. Với mặt
hàng nông sản, vốn được xem như mặt hàng thông thường mà mọi người dân đều có



16

nhu cầu, dân số lớn càng lớn thì nhu cầu sẽ tăng lớn hơn theo đầu người. Sự ảnh
hưởng này đã được thể hiện trong nghiên cứu Đỗ Thái Trí [6, tr 18] hay nghiên cứu
của Ngô Thị Mỹ [3, tr. 119]
H3: Dân số của nước nhập khẩu ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị xuất khẩu hồ
tiêu.
+ Tỷ giá
Như chúng ta đã biết, Thương mại quốc tế có liên hệ chặt chẽ với tỷ giá hối
đối vì phải phụ thuộc vào việc trao đổi tiền tệ giữa hai quốc gia. Việc tỷ giá tăng
(tương ứng với đồng tiền Việt Nam giảm giá trị) có tác động tích cực đến giá trị xuất
khẩu vì làm hàng hóa xuất khẩu trở nên rẻ hơn tăng tính cạnh trạnh ở thị trường nước
ngồi. Đây cũng là chính sách được nhiều quốc gia thiên về xuất khẩu như Việt Nam,
Trung quốc, Nhật Bản theo đuổi. Tuy nhiên, về dài hạn, tăng tỷ giá (giảm giá đồng
nội tệ) cũng có thể làm tăng chi phí sản xuất ở các nguyên vật liệu nhập khẩu từ đó
kìm hãm sự phát triển của một ngành. Nhìn chung tăng tỷ giá có thể ảnh hưởng tích
cực hoặc tiêu cực đến giá trị xuất khẩu.
Dựa trên các mô hình nghiên cứu mà sinh viên tham khảo ở trên, đa số kết quả
đều cho thấy tăng tỷ giá (giảm giá đồng nội tệ) có tác động tích cực đến xuất khẩu
Đối với mặt hàng nông sản, khi sự khác biệt về chất lượng không nhiều như mặt hàng
công nghiệp, chỉ một chút thay đổi về giá có tác động rất lớn. Việc tỷ giá tăng làm
giá xuất khẩu giảm từ đó tăng cạnh tranh. Từ đó sinh viên đặt ra giả thiết:
H4: Tỷ giá hối đối có tác động cùng chiều đến giá trị xuất khẩu hồ tiêu.
+ Khoảng cách:
Khoảng cách địa lý được xem như là biến cơ bản của mơ hình hấp dẫn thương
mại có tác động cản trở dòng chảy thương mại giữa 2 quốc gia. Khoảng cách càng
lớn làm cước phí vận chuyển tăng, quan hệ thương mại giữa hai quốc gia cũng khó
khăn hơn. Điều này được khẳng định thông qua các nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà
Trang và tgk [5, tr. 58]. Mặt khác, trong thời đại tồn cầu hóa, các quốc gia xích lại

gần nhau hơn qua sự tiên tiến của thơng tin liên lạc và phát triển ngành vận tải, khoảng
cách đã dần giảm sức ảnh hưởng trong thương mại của các quốc gia. Tuy vậy sinh
viên vẫn đưa ra giả thiết:
H5: Khoảng cách ảnh hưởng ngược chiều đến giá trị xuất khẩu hồ tiêu
+ Lạm phát:
Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền so với hàng hóa. Đối với hoạt động xuất
khẩu, việc lạm phát cao trước nhất đẩy lãi suất vay để đầu tư tăng cao hơn, giá thành


×