TẠO HIỆU ỨNG PHÁO BÔNG VỚI BORIS RED
Boris Red một trong những chương trình làm kỹ xảo truyền hình rất mạnh chủ yếu dùng
trong quảng cáo, biên tập phim trong các đài truyền hình do chương trình có đầy đủ các
công cụ, lệnh cùng với thư viện hiệu ứng rất phong phú. Không như Premiere dễ sử dụng,
Boris Red sử dụng phức tạp hơn nhiều và kết quả sau khi render thường rất chậm do các
hiệu ứng thường là 3D đòi hỏi cấu hình máy phải rất m
ạnh cả về CPU lẩn RAM. Nhưng với
kết quả mang lại từ Boris Red xứng đáng với những công sức mà bạn đã đầu tư tìm hiểu về
chương trình này. Ngoài những phần lý thuyết đã trình bày trong các tài liệu do STK biên
soạn (4 quyển) phương pháp học tốt nhất có lẽ là làm nhiều bài tập thực hành.
Trong bài tập này, các bạn sẽ được hướng dẫn tạo đoạn phim có kịch bản sau:
Pháo bông bắn lên bầu trời. Khi pháo bông kết thúc, logo STK xuất hiện từ từ trên màn hình
và di chuyển sang vị trí góc trên trái của cửa sổ hiển thị và lần lượt những nội dung khác
xuất hiện.
Bài tập này chủ yếu giới thiệu về mặt kỹ thuật, sau khi hoàn thành xong bài tập này, bạn có
thể dựa trên ý tưởng của bài tập để tự tạo các cảnh với mỹ thuật của bạn. Một số gợi ý cho
các bạn để cảnh phong phú và sinh động hơn như: Pháo bông được bắn lên từ một điểm mà
làm nhiều hiệu ứng khác nhau xuất phát từ nhiều điểm khác nhau và bắ
n ra tỏa sáng với
nhiều màu sắc, hình dạng ở những vị trí khác nhau trên màn hình. Kết quả có dạng như
hình.
Độ khó 4/10
Lưu ý: Bài tập được biên soạn theo nền Boris Red phiên bản 2.5 nếu các bạn dùng phiên
bản Boris Red mới hơn như 3.0, 4.0 về mặt kỹ thuật, không ảnh hưởng nhiều đến việc thực
hành.
Trước tiên, khởi động chương trình Boris RED, giao diện chương trình xuất hiện.
Chọn File > Save Project As từ trình đơn của cửa sổ Timeline hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl +
Shift + S lưu project mới vào máy tính.
Hộp thoại Save As xuất hiện. Chọn thư mục cần lưu file trong khung Save in, nhập tên file
cần lưu ở mục File name. Bài tập này được lưu với tên Phao bong. Xong, nhấp nút Save để
lưu.
Nhấp vào biểu tượng Sets the Media type for the track ở rãnh Video 2 rồi chọn Color từ trình
đơn danh sách xổ xuống.
Rãnh Video 2 tự động được đổi tên là Solid Color. Nhấp vào biểu tượng Sets the Media type
for the track ở rãnh Solid Color và chọn Color từ trình đơn danh sách.
Bảng màu Color xuất hiện. Nhấp chọn màu đen ở khung Basic có giá trị màu lần lượt R: 0,
G: 0, B: 0. Chọn xong nhấp nút OK để áp màu đen lên rãnh Solid Color.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lựa chọn màu khác để gán cho rãnh tùy ý, ở đây chọn màu đen
để làm nổi bật lên nội dung các dòng chữ khi diễn hoạt kết quả toàn bộ dự án.
Chọn rãnh Video 1. Nhấp vào biểu tượng Sets the Media type for the track và chọn Gradient
từ trình đơn danh sách xổ xuống thay đổi thuộc tính Media cho rãnh. Mục đích việc thay đổi
thuộc tính Media của rãnh Video 1 thành rãnh Gradient để tạo đốm sáng trung tâm của
pháo bông. Khi pháo bông bắt đầu phun lên thì có một đốm sáng tròn ở bên dưới cây pháo
bông.
Rãnh Video 1 tự động đổi tên thành rãnh Gradient. Nhấp nút tam giác bên trái rãnh
Gradient mở rộng rãnh. Nhấp chọn rãnh Face lồng bên trong rãnh Gradient.
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + 2 mở cửa sổ Controls : Face. Chọn tab Color Stops trong cửa sổ
Controls đang mở, chọn Type: Radial. Nhấp vào khoảng trống bên dưới thanh trượt để tạo
thêm hai hộp màu mới. Nhấp chọn hộp màu đầu tiên, hộp màu đang chọn có màu đen, giá
trị của hộp màu trong mục Value: 0, nhấp vào biểu tượng hộp màu ở mục Color mở bảng
màu Color, chọn màu vàng ở danh sách các hộp màu, với giá trị tham số màu lần l
ượt R:
255, G: 255, B: 0. Chọn xong nhấp nút OK chọn màu vàng cho hộp màu đầu tiên đang
chọn. Với lựa chọn màu vàng cho hộp màu đầu tiên thì ở cửa sổ hiển thị màu vàng sẽ xuất
hiện ở tâm điểm của vòng tròn.
Đảm bảo tab Color Stop ở cửa sổ Controls : Face đang được chọn. Nhấp chọn hộp màu thứ
hai từ trái qua, chọn màu vàng cam cho hộp màu đang chọn với giá trị thuộc tính màu lần
lượt R: 255, G: 128, B: 0, vị trí hiển thị màu ở mục Value: 6. Tương tự, chọn hộp màu thứ 3
từ trái sang chọn màu đen cho hộp màu này với giá trị thuộc tính màu lần lượt R: 0, G: 0,
B: 0, định vị trí màu đen ở mục Value: 14.
Chọn hộp màu cuối cùng, chọn màu đen cho hộp màu này với giá trị thuộc tính màu lần lượt
R: 0, G: 0, B: 0, định vị trí hiển thị màu đen ở mục Value: 100. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + 3
mở cửa sổ Composite để quan sát hình ảnh đối tượng vừa tạo.