Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần hợp nhất quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 98 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong thời đại hiện nay, khi đất nước đang vươn tầm để hội nhập cùng
thế giới thì dịch vụ logistics càng ngày càng phát triển và đóng vai trị quan
trọng trong hoạt động kinh tế. Dịch vụ logistics khơng chỉ góp phần vào việc
giải quyết những vấn đề nảy sinh từ sự phân Cơng lao động quốc tế do qúa
trình tồn cầu hố tạo ra mà cịn làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia
trên thị trường quốc tế. Đối với các doanh nghiệp, logistics được coi là Công
cụ liên kết các lĩnh vực với nhau đồng thời giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra
cho doanh nghiệp, tối ưu hoá q trình vận chuyển, giúp giảm chi phí, và tăng
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế được thành lập vào năm 2007 thuộc
tập đoàn HNC Group với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là các dịch vụ
logistics giao vận và kho bãi. Trong những năm qua Công ty đã không ngừng
phát triển mở rộng mơ hình kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ để
mang lại sự hài lòng cho khách hàng và góp phần nâng cao vị thế ngành
logistics của Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt, trong những năm gần
đây Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể về doanh thu cũng như
những đổi mới trong Công nghệ kỹ thuật. Tuy nhiên, bên cạnh đó Cơng ty
hiện nay cịn gặp rất nhiều khó khăn và những hạn chế như: chất lượng cơ sở
hạ tầng cịn thấp, trình độ nhân viên còn kém, chưa áp dụng triệt để Cơng
nghệ kỹ thuật vào sản xuất,.... dẫn đến tình trạng hiệu quả năng suất lao động
bị giảm đáng kể, chi phí vận hành tăng lên mặc dù doanh thu tăng không
nhiều, không mang lại hiệu quả cao về kinh tế cho Công ty.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài tài “Thực trạng và
giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc
Tế” làm khoá luận tốt nghiệp.

1



2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1 Mục đích nghiêm cứu
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về logistics trong doanh nghiệp cũng
như thực trạng hoạt động của Công ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của Cơng ty.
2.2 Nhiệm vụ
-

Hệ thống hố cơ sở lý luận về hoạt động logistics của doanh nghiệp.

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động logistics của Công ty Cổ phần

Hợp Nhất Quốc Tế.
-

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động logistics của Công ty Cổ

phần Hợp Nhất Quốc Tế.
3.



Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động logistics tại Công ty Hợp Nhất Quốc Tế


 Về phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung: các hoạt động logistics của Công ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc
Tế.
- Thời gian: nghiên cứu thực trạng hoạt động logistics của Công ty Cổ
phần Hợp Nhất Quốc Tế trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Sử dụng phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ
bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức
khác nhau. Trong bài nghiên cứu tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê
mô tả nhằm phân tích tình hình sản xuất, kinh doanh hoạt động logistics tại
Công ty Hợp Nhất Quốc Tế thông qua các như liệu được tổng kết lại trong
quá trình hoạt động của Cơng ty như: báo cáo tài chính của Công ty trong giai
2


đoạn 2014-2017, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của dịch vụ logistics
của Công ty trong giai đoạn 2014-2017,…
4.2 Sử dụng phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để phân tích bản chất của vấn đề thơng
qua việc so sánh các vấn đề với nhau, trong bài nghiên cứu tác giả đã sử dụng
phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả dich vụ logistics tại Công ty thơng
qua việc: so sánh tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm
trong khoảng thời gian từ năm 2014-2017, so sánh kết quả hoạt động của hoạt
động logistics qua các năm từ năm 2014-2017,….
4.3 Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp này dùng trong nghiên cứu khoa học với mục đích tổng
hợp lý thuyết về vấn đề nghiên cứu, thơng qua đó làm tiền đề, cơ sở cho
những nghiên cứu của tác giả. Trong bài nghiên cứu tác giả đã sử dụng

phương pháp này nhằm mục đích: tổng hợp lý thuyết về logistics nói chung
và lý thuyết về logistics trong doanh nghiệp,.. làm cơ sở lý luận và làm tiền đề
cho những nghiên cứu trong bài khố luận.
5. Kết cấu khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoat động logistics của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hoạt động logistics hiện nay của Công ty Cổ
phần Hợp Nhất Quốc Tế
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động logistics tại Công ty Cổ
phần Hợp Nhất Quốc Tế

3


CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Một số vấn đề chung về hoạt động logistic
1.1.1 Khái niệm Logistics
Hiện nay logistics được biết đến như một ngành vận tải hiện đại giúp cho
việc trao đổi, liên kết của các doanh nghiệp, các quốc gia trở lên thuận tiện và
liền mạch hơn. Trong thời kỳ thương mại quốc tế đang phát triển thì logistics
lại càng đóng vai trị quan trọng, với mỗi quốc gia mỗi mốc thời gian thì
logistics lại biểu hiện 1 khía cạnh khác với một định nghĩa khác nhau.
Logistics đã hiện hữu trên thế giới từ lâu đời và đóng một vai trị quan
trọng. Có rất nhiều khái niệm về thuật ngữ này:
Năm 1988, Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics
Administration Council) quan niệm: “Logistics là quá trình lập kế hoạch,
thực hiện và kiểm sốt dịng di chuyển và lưu kho những ngun vật liệu thơ
của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thơng

tin có liên quan từ khâu mua sắm ngun vật liệu cho đến khi được tiêu dùng,
với mục đích thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.
Theo tài liệu giảng dạy của trường Đại học hàng hải thế giới thì cho
rằng: “Logistics là q trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và vận chuyển các tài
nguyên hay các yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát là nhà cung ứng, thông qua
các nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng thông qua
hàng loạt các hoạt động kinh tế”
Chủ tịch học viện Nghiên cứu Logistics Georgia, Hoa Kỳ, ơng Edward
Frazelle thì cho rằng: “Logistics là q trình lưu chuyển của vật tư, thơng tin
và tiền tệ từ người cung ứng đến người tiêu dùng cuối cùng” .
Tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI, Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam
ngày 14/6/2005 đã thơng qua Luật thương mại 2005, trong đó có qui định cụ
thể khái niệm dịch vụ logistics. Tại điều 233 – Mục 4 – Chương VI của Luật
4


Thương mại ngày 14/6/2005, Luật qui định: “Dịch vụ logistics là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều Công
đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan,
các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận
với khách hàng để hưởng thù lao”.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ Logistics
1.1.2.1 Lịch sử hình thành
Logistics đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển tồn cầu gần
5000 năm nay. Từ những bước tiến cơ bản của ngành Logistics như phát minh
ra tàu mái chèo, các container chở hàng… đã góp phần tạo nên những bước
tiến xa hơn của nhân loại trong những thập niên gần đây. Có thể kể đến một
số giai đoạn nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển của ngành
logistics như sau:

Khoảng 2700 năm trước Công nguyên: Kỹ thuật vận chuyển và xử lý
nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng các kim tự tháp – vận chuyển những
khối đá nặng hàng tấn và lắp ráp ngay tại chỗ. Thậm chí đến ngày nay các nhà
khoa học vẫn chưa thể giải thích vì sao với những thiết bị và phương tiện vận
tải sẵn có thời đại đó, người ta có thể vận chuyển và lắp ráp các khối đá nặng
hàng tấn một cách chính xác và hồn hảo cao đến thế.
Khoảng năm 3000 trước Cơng nguyên: Cuộc Cách mạng của người Hy
Lạp về tàu có mái chèo đã giúp tạo ra nền tảng mới của nền thương mại liên
lục địa.
Khoảng năm 1200: tại thành phố Hamburg - Đức, một mạng lưới quốc tế
được thành lập với tên gọi là Liên đoàn Hanseatic đã giúp mở rộng hoạt động
thương mại từ biển Đen đến Reval, góp phần giúp ngành vận tải biển phát
triển mạnh.

5


Khoảng năm 1500: Dịch vụ bưu chính với cam kết giao hàng đúng thời
hạn đã ra đời vào giai đoạn này ở Châu Âu. Dưới sự chấp thuận của vua
Philipp xứ Burgundy, Franz Von Taxis đã thành Công thực hiện các dịch vụ
bưu chính đến một số nơi như Paris, Ghent… với thời gian vận chuyển đúng
quy định đã đánh dấu sự tiến bộ của ngành dịch vụ bưu chính ở Châu Âu.
Vào khoảng năm 1800: Việc phát minh ra động cơ chạy bằng hơi nước
và các ứng dụng của nó trong các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt và
đường thủy đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành Logistics nói riêng và
nhân loại nói riêng.
Khoảng năm 1940: Để phục vụ cho các cuộc chiến, đặc biệt là chiến
tranh thế giới lần thứ hai, các bên tham chiến đã vận dụng rất nhiều giải pháp
logistics để vận chuyển binh lính, lương thực, quân trang…Logistics – hậu
cần quân đội đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của mình và thay đổi

một số cục diện ở chiến trường. Những giải pháp logistics trên chiến trường
sau này được áp dụng trên thương trường và mang lại hiệu quả cao.
Khoảng năm 1956: Việc phát minh ra container đã đánh dấu một bước
tiến vượt bậc của thương mại thế giới và sự bùng nổ của dịng chảy hàng hố
quốc tế.
Khoảng năm 1970 - 1980: Sự ra đời của những mô hình cung ứng dịch
vụ logistics như một loạt các hệ thống cung cấp dịch vụ logistics với sự đảm
bảo về chất lượng, thời gian, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ông
Taiichi Ohno (CEO của Toyota) và những cộng sự đã cho ra đời mơ hình
Toyota Production System (TPS), với mục đích đạt được hiệu quả tốt nhất với
mức chi phí thấp nhất. Mơ hình này đang được nhiều doanh nghiệp, Công ty
trên thế giới vận dụng.
Khoảng năm 1990: Mơ hình QR (Đáp ứng nhanh - Quick Reponse) và
ECR (Đáp ứng khách hàng có hiệu quả - Efficient Consumer Response) là
những giải pháp logistics, được áp dụng chủ yếu trong khâu phân phối. Sử
6


dụng hai mơ hình này đã giúp các Cơng ty đẩy nhanh thời gian phản ứng để
phát triển thị trường và thiếp lập hệ thống cung cấp hàng hóa một cách hiệu
quả hơn.
Ngày nay, thuật ngữ Quản trị chuỗi cung ứng xuất hiện ngày càng nhiều,
cung cấp cho nhà quản lý một cái nhìn tồn bộ, tổng qt hơn về chuỗi. Theo
đó, quản lý chuỗi cung ứng là một hệ thống cực kỳ phức tạp đòi hỏi phải theo
dõi, đồng thời cải tiến để bắt kịp xu hướng của thời đại Cơng nghệ.
Cạnh tranh tồn cầu đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 1970, tăng tốc
vào những năm 1990 và đang trở thành một xu hướng tất yếu trong tương lai.
Logistics tạo ra một lợi thế quan trọng trong cạnh tranh giữa các Công ty đang
mở rộng tại các thị trường tồn cầu. Những thành Cơng trong dây chuyền
cung ứng quốc tế có thể cung cấp nhiên liệu cho sự phát triển của thị trường

toàn cầu.
1.1.2.2 Sự phát triển của dịch vụ Logistics
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản
phẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các
lĩnh vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày
càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn
kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa q trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu
và bán thành phẩm… trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất của doanh
nghiệp.


Giai đoạn 1: Phân phối vật chất

Vào những năm 60, 70 của thế kỉ XX, người ta bắt đầu quan tâm đến
việc quản lí có hệ thống những hoạt động có liên quan đến nhau để đảm bảo
phân phối sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách có hiệu quả. Những
hoạt động đó bao gồm: vận tải, phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lý hàng

7


tồn kho, đống gói bao bì, nhãn mác... Những hoạt động này được gọi là phân
phối/ cung ứng sản phẩm vật chất hay cịn có tên gọi là logistics đầu ra.


Giai đoạn 2: Hệ thống logistics

Khoảng những năm 80, 90 của Thế kỷ XX, các Công ty tiến hành thắt
chặt quy trình của đầu ra và đầu vào để giảm tối đa chi phí cũng như nâng cao

hiệu quả cho quá trình hoạt động logistics. Như vậy, sự kết hợp chặt chẽ từ
cung ứng nguyên liệu cho sản xuất đến phân phối sản phẩm tới tay người tiêu
dùng mà vẫn đảm bảo được sự an tồn của hàng hóa và tính liên tục vận
chuyển qua sự kết hợp của hệ thống logistics.


Giai đoạn 3: Quản lý dây chuyền cung cấp

Giai đoạn này diễn ra từ những năm 90 đến nay. Quản lý dây chuyển
cung cấp là khái niệm có tính chiến lược quản lý nối tiếp các hoạt động từ
người cung ứng đến người sản xuất – đến khách hàng cùng với những dịch vụ
liên quan làm tăng lên giá trị dịch vụ cũng như các thủ tục liên quan theo dõi,
thông quan, kiểm tra, giám sát… Khái niệm này coi trọng việc phát triển các
quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ người sản xuất với người cung ứng, với
người tiêu dùng và các bên liên quan tới hệ thống quản lý như các Công ty
vận tải, kho bãi và những người cung cấp Công nghệ thông tin thông tin.
Như vậy logistics phát triển từ những Công việc “ hậu cần” của quân đội
để giải quyết nhu cầu chiến tranh cho đến “ tiếp vận” và giờ được áp dụng
trong thương mại để mang lại hiểu quả cạnh tranh cao.
1.1.3 Đặc điểm của Logistics
1.1.3.1 Logistics là một chuỗi hoạt động của doanh nghiệp - Hệ thống cung
ứng hoàn hảo cho doanh nghiệp
Logistics là một chuỗi hoạt động của doanh nghiệp bắt đầu từ đầu vào
nguyên liệu sản xuất đến phân phối sản phẩm tới tay khách hàng, người tiêu
dùng cuối cùng. Logistics hỗ trợ tồn bộ q trình hoạt động của doanh

8


nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh

nghiệp và đến tay người tiêu dùng.
Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh
chính đó là: logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống. Khi
doanh nghiệp cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu thì logistics sẽ
cung ứng những nhu cầu đó của doanh nghiệp. Logistics sinh tồn giống như
nhu cầu cơ bản của con người để sinh tồn và những hoạt động của logistics sẽ
cung ứng những nhu cầu đó. Logistics hoạt động là bước phát triển mới của
logistics sinh tồn và gắn với tồn bộ q trình và hệ thống sản xuất các sản
phẩm của doanh nghiệp. Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động
và lưu kho của nguyên liệu đầu vào vào trong, đi qua và đi ra khỏi doanh
nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi đến tay người tiêu
dùng cuối cùng. Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt
động. Các yếu tố của logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn
nhân lực, Cơng nghệ thơng tin, cơ sở hạ tầng nhà xưởng…
1.1.3.2 Logistics là một dịch vụ
Logistics là dịch vụ do thương nhân tổ chức thực hiện một cách chuyên
nghiệp. Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics phải đáp ứng đủ các điều
kiện về phương tiện vận chuyển, và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
Logistics là dịch vụ phát triển cao hơn và hoàn chỉnh hơn các dịch vụ liên
quan đến hàng hóa như vận tải, đóng gói bao bì, giao nhận hàng hóa, lưu kho,
lưu bãi. Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics có thể cung cấp các dịch vụ
riêng lẻ như thuê tàu, đóng gói hàng háo, làm thủ tục hải quan, đăng ký mã
hiệu… hoặc cung cấp những dịch vụ trọn gói từ kho đến bãi. Thương nhân
cung cấp dịch vụ logistics thực hiện dịch vụ theo chuỗi, có sự sắp xếp hợp lý
nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian từ nhận hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã
hiệu, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, chuẩn bị giấy tờ, làm thủ tục hải quan và
giao hàng tới cho người nhận. Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics nhằm
9



mục đích đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng nhanh chóng, hạn chế tối đa
rủi ro, và phải trả thù lao.
1.1.3.3 Logistics là sự phát triển tầm cao, hoàn thiện giữa vận tải và giao
nhận
Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận,
vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics. Cùng với quá trình phát
triển của mình, logistics đã làm đa dạng khóa khái niệm vận tải giao nhận
truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc
như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục
thơng quan… cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho. Từ chỗ đóng
vai trị đại lý, người được ủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt
động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật
điều chỉnh. Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao
nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng
nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho,
phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thơng tin điện tử để theo dõi,
kiểm tra… Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch
vụ logistics.
1.1.3.4 Logistics có chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp
Logistics hỗ trợ tồn bộ q trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả
khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp hay đến tay
người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thể sử dụng tất cả các yếu tố của
logistics hoặc là một yếu tố của logistics tùy theo yêu cầu và điều kiện của
doanh nghiệp. Logsitics hỗ trợ doanh nghiệp trong các khâu vận chuyển, giao
nhận hàng hóa, lưu kho bãi, cơ sở hạ tầng sản xuất, Công nghệ thông tin
thông tin… tất cả đều vì mục đích làm cho hàng hóa được “ trơn tru” đến tay
khách hàng kể cả trên quốc tế và nội địa thì logistics đều hỗ trợ doanh nghiệp
thực hiện hiệu quả hơn.
10



1.1.4 Phân loại Logistics
Theo điều 4, Nghị định 140/2007/NĐ-CP, ngày 05/09/2007, quy định chi
tiết Luạ t Thưo ng mại về điều kiẹ n kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn
trách nhiẹ m đối với thưo ng nhạ n kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam,
thì dịch vụ logistics được phân loại thành:

 Dịch vụ logistics chủ yếu:
 Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt đọ ng bốc xếp
container
 Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt đọ ng kinh
doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liẹ u, thiết bị
 Dịch vụ đại lý vạ n tải, bao gồm cả hoạt đọ ng đại lý làm thủ tục
hải quan và lạ p kế hoạch bốc d hàng hóa
 Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt đọ ng tiếp nhạ n, lưu kho và

quản lý thông tin liên quan đến vạ n chuyển và lưu kho hàng hóa
trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt đọ ng xử lý lại hàng hóa bị khách
hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân
phối hàng hóa đó; hoạt đọ ng cho thuê và thuê mua container.



Dịch vụ logistics liên quan đến vận tải



Dịch vụ vận tải hàng hải




Dich vụ vận tải thuỷ nội địa;



Dịch vụ vận tải hàng không;



Dịch vụ vận tải đường sắt;



Dịch vụ vận tải đường bộ;



Dịch vụ vận tải đường ống.

 Dịch vụ logistics liên quan khác


Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:
11


 Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuạ t
 Dịch vụ bưu chính
 Dịch vụ thưo ng mại bán buôn


hàng

Dịch vụ thưo ng mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt đọ ng quản lý

lưu kho, thu gom, tạ p hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao
hàng,…
 Các dịch vụ hỗ trợ vạ n tải khác.
1.1.5 Vai trò của Logistics
Logistics ngày nay là 1 lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, có ý
nghĩa lý thuyết quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, nhất là các
quốc gia có lợi thế về địa hình. Tựu chung, vai trò của logistics hiện nay được
thể hiện ở 2 khía cạnh:
(1) Logistics hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế
Logistics góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh từ sự phân
Công lao động quốc tế, do q trình tồn cầu hố tạo ra. Lưu thơng phân phối
hàng hoá, trao đổi giao lưu thương mại giữa các vùng trong nước với nhau và
với nước ngoài là hoạt động thiết yếu của nền kinh tế quốc dân. Nếu những
hoạt động này thơng suốt, có hiệu quả, thì sẽ góp phần to lớn làm cho các
ngành sản xuất phát triển; còn nếu những hoạt động này bị ngưng trệ thì sẽ tác
động xấu đến tồn bộ sản xuất và đời sống.
Hệ thống Logistics góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất một
cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Mỗi một vùng địa lý có những đặc điểm về địa hình khác nhau,
nguồn tài nguyên khống sản khác nhau và có phương thức lao động, tập
quán khác nhau, do đó cần phải có sự phân bố, sắp xếp các ngành sản xuất,
các khu Công nghiệp, các trung tâm kinh tế sao cho phù hợp với những điều
kiện riêng và tổng thể nhằm phát huy được các nguồn lực một cách hiệu quả
nhất.
12



Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia
trên trường quốc tế. Trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia
được xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của một tập đoàn
đa quốc gia. Những quốc gia có cơ sở hạ tầng, hệ thống vật chất tốt sẽ thu hút
vốn đầu tư và các nhà đầu tư gia nhập vào thị trường chung. Điều này tác
động mạnh mẽ đến khả năng hội nhập nền kinh tế thế giới. Sự phát triển vượt
bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc đã chứng minh
được sức hút đầu tư vào các quốc gia này trước sự đầu tư của các ơng lớn,
nhờ đó kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng và cán cân thương mại của các
nước này cũng cao – đó là một phần tác động nhờ phát triển logistics.
(2) Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp
Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ Công nghệ thông tin,
đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển,
logistics được các nhà quản lý coi như là Công cụ, một phương tiện liên kết
các lĩnh vực khác nhau trong chiến lược của doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự
hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Logistics giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một
cách hiệu quả, tối ưu hố q trình vận chuyển ngun vật liệu, hàng hố…
và giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhiều
doanh nghiệp đã thành Cơng nhờ có chiến lược và hoạt động logistics đúng
đắn nhưng cũng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại vì có
những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics như: chọn sai vị trí, dự trữ
khơng phù hợp, tổ chức vận chuyển khơng hiệu quả… Ngồi ra logistics cịn
hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing. Chính logistics đóng vai trò then
chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào thời điểm thích hợp.
Sản phẩm, dịch vụ chỉ có thể làm thoả mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ
khi nói đến được với khách hàng đúng thời hạn, địa điểm quy định.
13



1.2 Phát triển hoạt động logistics của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm
Theo khái niệm về logistics của Hội đồng Quản trị Logistics Hoa Kỳ:
“logistics trong doanh nghiệp là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm
sốt qui trình các hoạt động bắt nguồn từ điểm xuất phát là các nhà cung ứng
nguyên vật liệu, trải qua quá trình vận chuyển, kiểm tra chất lượng, tồn kho,
sản xuất sản phẩm và vận chuyển đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Để quá
trình này vận hành phải qua hàng loạt các hoạt động kinh tế và đòi hỏi nhà
quản lý phải quản lý hiệu quả với chi phí thấp và phù hợp với yêu cầu của
khách hàng. Hoạt động logistics được xuyên suốt từ khâu cung ứng, quản lý
vật tư đến khâu phân phối sản phẩm đến khách hàng.”
Chính vì thế, để logistics trong doanh nghiệp được diễn ra được hiệu quả
cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong cùng một doanh nghiệp, giữa
bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, và không ngừng cải tiến quy
trình giúp nâng cao hiệu quả của logistics trong doanh nghiệp
1.2.2 Quy trình của dịch vụ logistics trong doanh nghiệp
1.2.2.1 Quy trình yêu cầu của dịch vụ logistics trong doanh nghiệp
Trong quá trình thực hiện dịch vụ logistics, sau khi người cung cấp dịch
vụ và người sử dụng dịch vụ thoả thuận xong hợp đồng ký kết giữa hai bên,
người cung cấp dịch vụ sẽ dựa và những điều khoản trong hợp đồng và áp
dụng với thực tế để xây dựng lên một quy trình cũng cấp dịch vụ, trong đó sẽ
nêu rõ những yêu cầu của người sử dụng dịch vụ đồng thời nói lên trách
nhiệm của người cung cấp dịch vụ. Quy trình này thường có tên là quy trình
Logistics hiện hành hay quy trình khai thác tiêu chuẩn. Quy trình Logistics
bao gồm các bước sau:
 Booking: Theo hợp đồng thương mại kí kết với khách hàng về đơn
hàng cụ thể, chủ hàng sẽ gửi chi tiết số đơn hàng theo mẫu booking quy định
cho Công ty Logistics bao gồm số PO, số loại hàng, số chiếc, số khối….
14



Những chi tiết yêu cầu này thay đổi tuỳ theo khách hàng, được quy định trong
quy trình Logistics. Ngồi ra trong mẫu booking cần có những thơng tin quan
trọng khác như tên người gửi hàng người nhận hàng số L/C … Sau khi nhận
booking từ chủ hàng, người phụ trách khách hàng của Công ty Logistics sẽ
kiểm tra những chi tiết này trên hệ thống giữ liệu mà đã được khách hàng cập
nhật. Ngồi ra quy trình cũng quy định thời gian chủ hàng gửi booking cho
Công ty Logistics, chủ hàng khơng được tuỳ tiện gửi booking theo tình hình
hàng hoá.


Giao hàng : Hàng sau khi được booking sẽ được xuất theo hai dạng là

hàng lẻ hoặc container. Đối với hàng lẻ, chủ hàng phải giao hàng trước thời
gian cut-off time của Công ty Logistics. Tại kho, mã số hàng hoá phảI được
quét mã vạch, việc quét mã vạch này được Cơng ty Logistics thực hiện khi
nhận hàng và đóng hàng vao container. Dữ liệu trên sẽ được cập nhật trên hệ
thống của Công ty Logistics. Một số trường hợp hàng hố phải có thư cam kết
từ phía chủ hàng, ví dụ :hàng nguy hiểm hàng chất lỏng… Việc thực hiện thủ
tục hải quan hàng xuất tại kho sẽ do chủ hàng thực hiện nhưng chủ yếu vẫn là
Công ty Logistics làm thay cho chủ hàng, như vậy sẽ thuận tiện và nhanh
chóng hơn. Khi nhận đủ hàng từ chủ hàng, Cơng ty Logistic sẽ địng hàng vào
container theo kế hoạch đóng hàng và hạ bãi.
 Chứng từ : Sau khi giao hàng vào kho của Công ty Logistics hoặc
hạ
bãi container chủ hàng sẽ cung cấp chi tiết lô hàng cho Công ty Logistics để
làm vận đơn đường biển chứng nhận nhận hàng. Dựa trên chi tiết cung cấp
kết hợp với chi tiết thực nhận trong kho, nhân viên chứng từ Công ty
Logistics sẽ cập nhật vào hệ thống và in ra chứng từ đã nêu cho chủ hàng.

Hầu hết các Công ty Logistics đảm nhận luôn Công việc phân loại, kiểm tra
và gửi tồn bộ chứng từ của lơ hàng cho khách hàng. Như vậy khi chủ hàng
lấy B/L, SWB hay FCR gốc, chủ hàng cần phải nộp chứng từ gốc cần thiết

15


cho cong ty Logistics như ( commercial invoice. Packing list, certificate of
origin…)
Sau khi hồn thành việc cập nhật lơ hàng vào hệ thống, Công ty
Logistics sẽ gửi thông báo hàng xuất cho khách hàng( shipping Avdice) bao
gồm những thông tin cơ bản về lô hàng ( PO, số container, ngày tàu chạy…).
Đa số Công các Công ty cung cấp dịch vụ Logistics tại Việt Nam đều
hoạt động theo nội dung yêu cầu của quy trình Logistics đã nêu trên. quy trình
này bao hàm những dịch vụ được cung cấp như quản lý đơn hàng, gom hàng,
quản lý chứng từ, dịch vụ tại kho…Những thực ra đây mới là khâu cơ bản
trong chuỗi Logistics Việt Nam đa và đang làm được.
Những người cung cấp logistics chào khách hàng tồn bộ Cơng việc của
chuỗi cung ứng bao gồm:
-

Về kho: kho không thuộc người khách nữa, mà do người cung cấp

Logistics cung cấp và quản lý, có hệ thống máy tính tinh vi điều hành, chỉ có
hàng hố trong kho là thuộc về khách hàng.
- Về vận tải và phân phối: người cung cấp Logistics chịu trách nhiệm
về
mọi chuyển động hàng hoá trong chuỗi cung ứng. Nhiệm vụ này có thể ký
hợp đồng phụ với người chuyên chở thực sự, hoặc do người cung cấp
Logistics dùng phương tiện của mình thực hiện, có thể những phương tiện đó

có trang bị hệ thống thơng tin nội bộ.
-

Về kiểm kê tồn kho: người cung cấp logistics điều hành và thường

xuyên giữ mức tồn kho hợp lý,căn cứ vào những tin báo nhận từ mọi chặng
trong chuỗi cung ứng.
- đặt hàng: người cung ứng Logistics chịu trách nhiệm đặt những nguyên
liệu và thành phần lắp ráp khi cần.
- Những dịch vụ tăng giá trị: bao gồm những dịch vụ hồn tất sản xuất,
đóng gói, dán nhãn, lập hố đơn, quảng cáo, tài chính, dịch vụ Logistics

16


ngược chiều, đối với khách hàng Công nghiệp, những dịch vụ này được yêu
cầu nhiều.
1.2.2.2 Các loại dịch vụ logistic trong doanh nghiệp sản xuất
-

Dịch vụ giao nhận : Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận thực

chất là kinh doanh dịch vụ chuyển hàng từ người chủ hàng ( người sản xuất,
nhà buôn) đến tay người nhận hàng ( nhà phân phối, nhà sản xuất khác). Dịch
vụ này bao gồm cá dịch vụ thu gom, chia tách, giao và nhận hàng hoá.
-

Dịch vụ kho bãi: Kho bãi nơi cất giữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm,

thành phẩm, hàng hoá trong suốt quá trình lưu chuyển từ điểm đầu đến điểm

cuối của dây truyền cung ứng, đồng thời cung cấp những thơng tin về tình
trạng và điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hố bị lưu kho. Hiện nay dịch
vụ kho ngoại quan đang ngày càng chứng tỏ ưu thế của mình trong giảm chi
phí, đặc biệt là rút ngắn thời gian vận chuyển hàng.
- Dịch vụ dự trữ hàng hoá: là dịch vụ quan trọng để đảm bảo hàng hố
ln săn sàng phục vụ u cầu của người tiêu dùng một cách hợp lý. Có ba
hình thức dự trữ là dự trữ các yếu tố đầu vào để sản xuất sản phẩm, dự trữ sản
phẩm và dự trữ nguồn tài chính cần thiết để có sản phẩm. Hoạt động dự trữ
hàng hoá cần được tiến hành ở 3 cấp độ dự trữ nhà nước, doanh nghiệp và
người tiêu dùng.
-

Dịch vụ cấp tin: cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và Công

nghệ thông tin, dây chuyền cung ứng ngày càng lớn. Các chuyên gia của
ESCAP cho rằng : việc quản trị dây chuyền cung ứng là tổng hợp những hoạt
động của nhiều tổ chức trong dây chuyền và phả hồi trở lại những thông tin
cần thiết, kịp thời bằng cách sử dụng mạng lưới Công nghệ thông tin và
truyền thông hiện đại.
-

Dịch vụ khách hàng: Là những hoạt động cụ thể của Công ty nhằm giải

quyêt tốt các đơn đặt hàng. Những hoạt động chủ yếu là lập bộ chứng từ, làm
thủ tục hải quan, giải quyết những khiếu nại (nếu có).
17


-


Dịch vụ phân phối : Mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp phân phối

la phục vụ tối đa cho sản xuất( tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất),
tổ chức tốt đầu ra ( cung cấp hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho đời sống), có đội
ngũ các nhà phân phối chuyên nghiệp để cạnh tranh và cùng hợp tác trong
điều kiện hội nhập. Việt nam đang xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ
phân phố trên một thị trường giàu tiềm năng với trên 80 triệu người tiêu dùng.
Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối, chưa có khả năng
chun nghiệp, tính liên kết và hợp tác chưa cao và phải tiến hành phân phối
trong điều kiên cạnh tranh nhưng với những thuận lợi trong việc tiếp cận với
những dịch vụ phân phối, văn minh, hiện đại chắc chắn dịch vụ phân phối
trên thị trường nội địa Việt Nam sẽ phát triển mạnh. Đây là một khâu quan
trọng thúc đẩy dịch vụ Logistics thương mại nội địa và xuất khẩu phát triển
trong thời gian tới.
Các loại dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm :
 Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp
container.


Dịch vị kho bãi và lưu giữ hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kinh doanh

kho bãi container và kho sử lý nguyên liệu, thiết bị.
 Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tịc hải
quan
và lập kế hoạch bốc r hàng hoá.


Dịch vụ bổ trở khác, bao gồm các hoạt động tiếp nhận, lu kho và quản

lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốt cả

chuỗi logistics. Hoạt động sử lý lạ hàng hoá bị khách hàng trả lại, hàng hoá
tồn kho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hoá đó.Hoạt động
cho thuê và thuê mua cotainer.
1.3 Các nhân tổ ảnh hưởng đến hoạt động logistics của doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
(1)

Đội ngũ nhân sự, kỹ thuật


18


-

Đội ngũ nhân lực : Bao gồm tất cả nguồn tài nguyên về con người của

Công ty tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành, xử lý, vận hành các hoạt
động của Công ty quyết định sự thành Công và phát triển của 1 doanh nghiệp.
Đây là đội ngũ chủ chốt, sử dụng kiến thức, sự nhạy bén, khả năng thích ứng
với tình huống, cũng như giá trị về đạo đức, tư duy để vận hành và phát triển
Công ty.
-

Đội ngũ kỹ thuật: là đội ngũ nòng cốt trực tiếp tham gia vào qúa trình

vận hành và điều phối các hoạt động logistics của Công ty, bất kỳ yếu tố nào
liên quan đến đội ngũ kỹ thuật cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt
động logistics của Công ty, bộ phận này sẽ bao gồm: bộ phận nhân viên văn
phòng và bộ phận lao động trực tiếp

+

Bộ phận nhân viên văn phòng: là bộ phận thực hiện chức

năng quản trị, sắp xếp các Công việc trong bộ máy, xây dựng quy
trình, khắc phục các lỗi xảy ra trong quá trình doanh nghiệp hoạt
động.
+

Bộ phận lao động trực tiếp: là bộ phận trực tiếp tham gia vào

quá trình vận tải, hoat động trực tiếp tại các đầu cảng để làm thủ tục
hải quan, xuất-nhập cảng, đóng gói sản phẩm….
(2)

Cơ sở vật

Sau đội ngũ nhân sự, kỹ thuật thì cơ sở vật chất cũng là yếu tố quan
trọng quyết định quá trình hoạt động của chuỗi logistics, bởi cơ sở vật chất
chính là Cơng cụ hỗ trợ cho đội ngũ nhân lực thực hiện các quá trình trong
chuỗi logistics, ở đây có thể kể đến như:


Cơ sở vật chất cho q trình lưu trữ:
- Kho khơ, kho lạnh dùng để lưu trữ từng loại hàng hoá khách nhau
nhằm đảm bảo chất lượng hàng hố khơng bị ảnh hưởng trong quá
trình bảo quản
- Bao bì cho mỗi mã hàng để lưu trữ hàng hoá giúp việc bản quản dễ
dàng tránh tình trạng mất hoặc v hàng hố
19



- Hệ thống xe nâng, pallets, lót sàn container… tất cả đều phục vụ
trực tiếp cho quá trình bưu lưu trữ bảo quản hàng hoá.


Cơ sở vật chất cho quá trình vận tải bao gồm:

- Các phương tiện vận tải dụng cho q trình vận tải chun chở
hàng
hố và container như: xe đầu kéo, xe ôtô chở hàng, tàu biển, máy bay,
….
- Hệ thống giao thông đường nội bộ trong kho và hệ thống đường
Cơng
cộng.
- Hệ thống máy móc như các thiết bị điện tử để áp dụng Công nghệ
kỹ
thuật vào q trình vận hành đảm hiệu quả Cơng việc và phục vụ cho
quá trình quản lý.
-

Các điểm tiếp nối như: bãi container, các cảng, kho phục vụ cho

quá trình trung chuyển hàng hoá, các trang thiết bị như cân, cầu cảng,
cần
cẩu, xe nâng để đảm bảo cho quá trình di chuyển hành hoá lên tàu và
ngược lại
(3) Khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật
Do sản xuất xã hội không ngừng phát triển, khối lượng hàng hố ngày
càng lớn với loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng, các doanh nghiệp cần phảI

có một hệ thống theo dõi hàng hoá hiện đại và phảI được tổ chức một cách
khoa học. Mặt khác, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng lớn để
có thể đảm nhận tất cả các khâu trong kinh doanh dịch vụ Logistics. Vì
vậy,các doanh nghiệp đó phảI đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại như các
phương tiện xếp d kiểm đếm, truyền tin.Trong việc ứng dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật thì việc ứng dụng Cơng nghệ thơng tin là hết sức quan
trọng, giup doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics có thể tập hợp, xử lý
và trao đổi thơng tin trong q trình chu chuyển hàng hố và chứng từ một
cách dễ dàng, thuận lợi.


(4) Khả năng tài chính
20


Là yếu tố hết sức quan trọng, có vai trị quyết định đến việc doanh
nghiệp đó có khả năng đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng cuối
cùng qua các khâu vận tải, lưu kho, phân phối một cách an tồn và kịp thời
hạn hay khơng. Nó thể hiện một phần uy tín của doanh nghiệp đó trên thị
trường kinh doanh dịch vụ logistics toàn cầu. Khả năng tài chính thơng qua số
lượng và các phương tiện vận tải, hệ thống kho bãi, mức độ hiệnđại của trang
thiết bị vận tải, hệ thống kho bãi và phương tiện thông tin.
(5) Yếu tố nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực đóng vai trị rất quan trọng trong việc đạt hiểu quả kinh
doanh cao. Do đó yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ trong các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ logistics là tinh thông nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, nắm được các
quy định cơ bản của pháp luật có liên quan, có khả năng ứng xử với các biến
động của kinh tế thị trường,đặc biệt phải có tinh thần học hỏi cao vì sự đa
dạng của các hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. Đây là yếu tố quan trọng
hơn cả trong việc thực hiện mục đích cuối cùng của Doanh nghiệp kinh doanh

dịch vụ logistics là thoả mãn khách hàng và lợi nhuận.
Theo đánh giá của các chuyên gia, dịch vụ logistics chưa phát triển là
do:
- Đồng vốn và nhân lực ít ỏi nên việc xây dựng bộ máy doanh nghiệp
q đơn giản
- Tính chun sâu gần như khơng có, hầu hết các doanh nghiệp việt nam
chưa đặt văn phịng đại diện tại nước ngồi trong khi xu thế hiện nay là
logistics toàn cầu.
- Về nguồn nhân lực, chúng ta chưa có một trường nào chuyên đào
tạo
về logistics, kiến thức mà những nhân viên làm việc tại doanh nghiệp logistics
hiện nay có đựợc là từ nước ngồi, một phần nhỏ từ các đại học chuyên ngành
trong nước với kiến thức thiếu cập nhật.

21


-

Các doanh nghiệp logistics hoạt động rời rạc, thiếu hợp tác hỗ trợ lẫn

nhau, thâm chí cạnh tranh thiếu lành mạnh.
1.3.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
(1) Mức độ mở cửa của nền kinh tế
Là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá năng lực cạnh tranh
của một quốc gia. Mức độ mở cửa nền kinh tế chính là chỉ số giữa tổng giá trị
ngoại thương (xuất khẩu, nhập khảu) so với tổng giá trị GDP của cả nước.
Mức độ mở cửa của nền kinh tế được thể hiện ở chính sách thuế quan,
các hàng rào phi thuế quan, chính sách tỷ giá. Một quốc gia có mức độ nở cửa
nền kinh tế cao nghĩa là nước đó có giá trị hàng hố và dịch vụ xuất nhập

khẩu lớn, có chính sách đối ngoại mở cửa thơng thống, có chính sách thuế
xuất nhập khẩu hợp lý, hạn chế các biện pháp phi thế để bảo hộ sản xuất trong
nước.
Như vậy với sự gia tăng nhanh của giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu và
GDP, nhu cần về việc cung cấp các dịch vụ logistics thương mại như vận
tảI,giao nhận kho bãi…sẽ ngày càng lớn. Hơn thế nữa, xu hướng tự do hố
thương mại khu vực và tồn cầu đặt ra cho sự phát triển dịch vụ logistics có
tính chất quốc tế cao. Phạm vi hoạt động của các dịch vụ logistics thương mại
không chỉ trong phạm vi quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau mà nó
được mở rộng trong phạm vi nhiều nước mang tính chất tồn cầu theo dịng
lưu chuyển hàng hố và dịch vụ giữa các nước, các khu vực trên thế giới.
(2) Thể chế, chính sách
Là các quy định của các quốc gia nhằm điều chỉnh hoạt động của một
ngành, một lĩnh vực nào đó trong nền kinh tế, được quy định rõ ràng, minh
bạch dế hiểu, dễ áp dụng nhằm tạo cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh
vưc hoạt động được lợi nhuận và bình đẳng.
Khi chính sách kinh tế mở cửa, khối lượng và giá trị hàng hoá được đưa
vào lưu thông lớn, dẫn đến yêu cầu về dịch vụ logistics phục vụ cho lưu
22


×