Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

TÌM HIỂU VỀ XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.12 KB, 28 trang )

BÀI TẬP LỚN
BỘ MƠN: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ
CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2021


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU

Ngành Ngân hàng luôn là một trong những ngành nghề đi đầu trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong vận hành, quản lý hoạt động. Trước sự thay đổi mạnh mẽ,
nhanh chóng và vượt bậc của làn sóng cơng nghệ mới trong cuộc cách mạng cơng nghiệp
lần thứ tư - 4.0, các ngân hàng Việt Nam cũng như thế giới sẽ đứng trước sự lựa chọn
thực sự không hề dễ dàng khi quyết định đầu tư vào hệ thống cơng nghệ của mình nhằm
đáp ứng sự thay đổi của khách hàng trong xu hướng mua sắm, tiêu dùng các dịch vụ hiện
đại thời gian này.

Chúng ta có thể nói rằng, chưa bao giờ xuất hiện sự thay đổi trong xu hướng mua
sắm, tiêu dùng, thanh toán, du lịch, đi lại… diễn ra rất nhanh và vô cùng mạnh mẽ như
trong thời gian 3 năm trở lại đây. Nền kinh tế chia sẻ đã thực sự lan tỏa, ảnh hưởng và
thay đổi thói quen, cách sống của hầu hết mọi người. Các ứng dụng công nghệ đã len lỏi
vào trong từng ngóc ngách của cuộc sống kể cả các nơi nhỏ nhất, trong hầu hết các ngành
nghề và lĩnh vực mà bất kỳ một ai đó dừng lại, chậm chân dù chỉ trong một thời gian
ngắn thì có thể sẽ dẫn đến một sự tụt hậu rất xa. Ngành ngân hàng ở Việt Nam nói riêng
và thế giới nói chung, vẫn thường được người ta mặc định phải là một trong những ngành
nghề luôn luôn đi đầu trong công cuộc ứng dụng công nghệ nhằm đáp ứng xu hướng thay


đổi chóng mặt đó. Tuy nhiên, sự đầu tư tốn kém này khơng phải tự nhiên nó xảy ra mà
ln tồn tại những khó khăn, rào cản khơng dễ vượt qua về nhiều mặt ví dụ như cơ sở hạ
tầng hiện hữu, tài chính, con người... Vietcombank - Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại Thương Việt Nam đã rất năng động, tích cực trong cuộc chạy đua, khẳng định và
giữ vững vị thế của mình trong nhóm “Big 4” những ngân hàng lớn mạnh nhất. Nhằm
mục đích cao cả là cung cấp cho khách hàng và xã hội các sản phẩm, dịch vụ đa dạng với
chất lượng cao, mang lại lợi ích cao nhất, định hướng xây dựng thương hiệu của mình,
ngân hàng hướng tới mục tiêu tiếp tục duy trì vị thế là ngân hàng số một ở Việt Nam về
mọi mặt và từng bước nâng cao vị thế trong khu vực.

Từ đó, để làm sáng tỏ những vấn đề trên, nhóm chúng em chọn và nghiên cứu đề
tài bài tập lớn là “Xu hướng ứng dụng công nghệ trong hoạt động và cung ứng dịch vụ
của ngân hàng Vietcombank”.

3


1. Giới thiệu về Ngân hàng Vietcombank

1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày
01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam). Là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện
thí điểm cổ phần hố, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng
thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành cơng kế hoạch cổ phần
hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khốn VCB) chính thức được
niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
Trải qua 57 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp

quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một
ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng
thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và tồn cầu.
Ln hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục được các
tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Vietcombank
cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng
hàng đầu thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker cơng bố. Năm 2019,
trong danh sách

1.2. Các cột mốc quan trọng
Giai đoạn 1963 - 1975: Khai sinh trong khói lửa và tham gia tích cực vào cơng
cuộc kháng chiến thống nhất đất nước:
Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số
115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại
hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong giai đoạn 1963 – 1975, thời kỳ chiến
tranh chống Mỹ ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là
một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát
triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Giai đoạn 1976 - 1990: Lớn mạnh trong gian khó

4


Thời kì này, Vietcombank đã trở thành ngân hàng đối ngoại duy nhất của Việt Nam
trên cả 3 phương diện: nắm giữ ngoại hối của quốc gia, thanh toán quốc tế, cung ứng tín
dụng xuất nhập khẩu. Sau 1975, Vietcombank tiếp quản hệ thống ngân hàng của chế độ
cũ, tham gia đàm phán giảm, hỗn thành cơng nợ Nhà nước tại Câu lạc bộ Paris, London.
Trong điều kiện bị bao vây cấm vận kinh tế, Vietcombank tiếp tục nhận viện trợ, tìm kiếm
các nguồn vay ngoại tệ, đẩy mạnh thanh tốn quốc tế để phục vụ sự nghiệp khơi phục đất
nước sau chiến tranh và xây dựng CNXH.

Giai đoạn 1990 – 2000: Thời kỳ đầu đổi mới
Năm 1990, Đề án đổi mới hoạt động ngân hàng được Hội đồng Bộ trưởng thông
qua, từ đây Vietcombank đã trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh
trong lĩnh vực đối ngoại.
Giai đoạn 2000 – 2005: Giai đoạn tái cơ cấu Vietcombank
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên triển khai và hoàn thành Đề án Tái cơ cấu
(2000 - 2005), với sự tư vấn hỗ trợ kỹ thuật từ ngân hàng ING trong khuôn khổ dự án của
Worldbank, Vietcombank đã làm sạch bảng tổng kết tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động,
bước đầu thực hiện chuẩn hóa sắp xếp lại mơ hình hoạt động hướng theo thông lệ của các
ngân hàng tiên tiến trên thế giới.
Năm 2002, Vietcombank triển khai đưa vào ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi –
Core Banking và trở thành ngân hàng đầu tiên ở Việt nam cung cấp các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng trực tuyến (Online Banking), dịch vụ ATM và Internet Banking. Vietcombank
là ngân hàng tiên phong ở Việt Nam đã làm một cuộc cách mạng về dịch vụ, sản phẩm
ngân hàng thông qua việc phát triển hàng loạt các sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu và
đem lại tiện ích gia tăng cho khách hàng.
Giai đoạn 2007 - 2013: Tiên phong cổ phần hóa, là ngân hàng hàng đầu Việt Nam
Năm 2007, Vietcombank tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực
hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra cơng chúng. Ngày 02/06/2008,
Vietcombank đã chính thức hoạt động theo mơ hình ngân hàng thương mại cổ phần. Ngày
30/6/2009, Vietcombank chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khốn
Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 09/2011 Vietcombank ký kết Hợp đồng cổ đông chiến
lược với Mizuho Corporate Bank.
Ngày 26/12/2007: Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
Với những kết quả nổi bật trong hoạt động và quản trị điều hành, năm 2007,
Vietcombank vinh dự được Đảng, Chính phủ lựa chọn là ngân hàng tiên phong thực hiện
cổ phần hóa trong ngành ngân hàng. Ngày 26/12/2007, Vietcombank đã thực hiện thành
5



công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Đây là sự kiện IPO lớn
nhất tại thời điểm đó và đã mang lại cho ngân sách Nhà nước nguồn thu từ thặng dư từ
IPO lên tới gần 10 nghìn tỷ đồng – một con số kỷ lục.
Tháng 6/2008: Hoạt động theo mơ hình Ngân hàng TMCP
Ngày 02/06/2008, Vietcombank đã chính thức hồn tất chuyển đổi và hoạt động
theo mơ hình ngân hàng thương mại cổ phần.
Ngày 30/06/2009: Niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khốn TP.HCM
Ngày 30/06/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã: VCB) chính thức được niêm yết
giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, minh bạch hóa thơng tin, thu hút sự
quan tâm của đơng đảo các nhà đầu tư trong và ngồi nước.
Ngày 30/09/2011: Ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank
Vietcombank lại một lần nữa tiên phong trong việc bán vốn cho cổ đơng chiến
lược nước ngồi với bước ngoặt quan trọng thông qua việc ký kết Hợp đồng cổ đông
chiến lược với Mizuho Corporate Bank thuộc Tập đồn Tài chính Mizuho - Tập đồn tài
chính lớn thứ ba tại Nhật Bản và thứ 20 trên thế giới vào ngày 30/09/2011 tại Hà Nội.
Việc bán cổ phần chiến lược của Vietcombank đã trở thành thương vụ M&A lớn nhất khu
vực trong năm, là minh chứng cho niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào tiềm năng và
tương lai phát triển của thị trường tài chính Việt Nam nói chung, của Vietcombank nói
riêng.
Ngày 31/03/2013: Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập, Vietcombank đã ra mắt bộ nhận
diện thương hiệu mới, ghi dấu cho những thành công và sự chuyển đổi quan trọng, chuẩn bị
cho một giai đoạn phát triển mới. Thương hiệu mới Vietcombank mang những đặc tính riêng
với giá trị cốt lõi: Sáng tạo, Phát triển không ngừng, Chu đáo - Tận tâm, Kết nối rộng khắp,
Khác biệt, An toàn - Bảo mật, ngoài yếu tố chuyển tải sự liên tục trong hành trình phát triển còn
bao hàm những cam kết đồng hành sâu sắc đối với đông đảo khách hàng đã đặt trọn niềm tin
vào Vietcombank trong suốt chặng đường nửa thế kỷ dựng xây và phát triển; khẳng định cam
kết của Vietcombank luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trên con đường hướng tới
tương lai, khẳng định sự đổi mới toàn diện của Vietcombank cả về hình ảnh và chất lượng hoạt
động để tiếp tục phát triển bền vững, giữ vững vị thế là ngân hàng hàng đầu trong nước và từng
bước vươn xa trên trường quốc tế.

Ngày 01/04/2013, Vietcombank đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập (19632013) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất do Đảng và Nhà nước trao tặng.
Giai đoạn 2013 – 2018: Hoạt động bứt phá, chinh phục đỉnh cao
6


Giai đoạn 5 năm 2013 - 2018, Vietcombank đã có những chuyển dịch mạnh mẽ,
toàn diện. Hoạt động kinh doanh ghi nhận những kết quả ấn tượng với quy mô tổng tài
sản, huy động vốn và tín dụng tăng tương ứng 2,5; 2,9 và 2,3 lần. Năm 2018,
Vietcombank đã tăng tốc về tài sản và bứt phá về quy mô lợi nhuận, tổng tài sản tiếp tục
vượt mức một triệu tỷ đồng, lợi nhuận đạt 18.269 tỷ đồng, tăng 61,1%, xếp thứ nhất về
quy mô lợi nhuận và nộp ngân sách trong ngành Ngân hàng. Vietcombank là ngân hàng
thương mại đầu tiên của Việt Nam đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống dưới 1%, phân loại
theo chuẩn mực quốc tế. Bước đầu thực hiện quản trị rủi ro một cách tồn diện theo chuẩn
mực quốc tế thơng qua triển khai Hiệp ước vốn Basel, là ngân hàng Việt Nam đầu tiên
chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cơng nhận đáp ứng các chuẩn mực an
tồn theo Basel II, được áp dụng Thông tư 41 sớm hơn 1 năm so với yêu cầu;
Vietcombank cũng đã tăng cường đầu tư hiện đại hố hạ tầng cơng nghệ thơng tin và triển
khai đồng bộ các dự án chuyển đổi nhằm từng bước hướng đến các chuẩn mực và thông
lệ tốt nhất. Cùng với đó, Vietcombank đã trở thành Ngân hàng có quy mơ vốn chủ sở hữu
lớn nhất tại Việt Nam vào cuối năm 2018.
Đặc biệt, năm 2018, với mốc lịch sử 55 năm phát triển, Vietcombank đã ghi dấu
một giai đoạn phát triển đầy bản lĩnh và tự hào, khẳng định vị thế ngân hàng tiên phong
trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Với những kết quả và thành tựu đạt được,
Vietcombank đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước
trao tặng nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập.
Bước sang năm 2019, để xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của Đảng, Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước, các cổ đơng, các nhà đầu tư và của hàng triệu khách hàng; Ban lãnh
đạo Vietcombank cùng hơn 16.000 cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống cam kết sẽ làm
việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, quyết tâm cao độ để sớm đưa Vietcombank chinh
phục mục tiêu chiến lược trở thành 1 trong 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu

Á, 1 trong 300 tập đồn tài chính ngân hàng lớn nhất tồn cầu, được quản trị theo các
thơng lệ tốt nhất theo đúng định hướng đã được NHNN Việt Nam phê duyệt.

1.3. Sứ mệnh và tầm nhìn
Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, phấn đấu trở thành một trong 100 ngân hàng lớn
nhất trong khu vực Châu Á, một trong 300 tập đồn Ngân Hàng tài chính lớn nhất thế giới
và được quản trị theo các hệ các thông lệ quốc tế tốt nhất

1.4. Giá trị cốt lõi của thương hiệu
• Sáng tạo (Innovative) để mang lại những giá trị thiết thực cho khách hàng.
7




Phát triển không ngừng (Continuous) hướng tới mục tiêu mở rộng danh mục
khách hàng, là nguồn tài sản quý giá nhất và đáng tự hào nhất của Vietcombank.



Lấy sự Chu đáo - Tận tâm (Caring) với khách hàng làm tiêu chí phấn đấu.



Kết nối rộng khắp (Connected) để xây dựng một ngân hàng quốc gia sánh tầm với
khu vực và thế giới.



Ln nỗ lực tìm kiếm sự Khác biệt (Individual) trên nền tảng chất lượng và giá trị

cao nhất.



Đề cao tính an tồn, bảo mật (Secure) nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của khách hàng,
cổ đơng

1.5. Bản sắc văn hóa
• Tin cậy - Giữ chữ Tín và Lành nghề


Chuẩn mực - Tôn trọng nguyên tắc và ứng xử chuẩn mực



Sẵn sàng đổi mới - Ln hướng đến cái mới, hiện đại và văn minh



Bền vững - Vì lợi ích lâu dài



Nhân văn - Trọng đức, gần gũi và biết thơng cảm, sẻ chia

2. Tình hình kinh doanh
Kết quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử (DVNHĐT) tăng trưởng tốt qua các
năm về quy mô khách hàng và quy mô giao dịch. Tốc độ tăng trưởng khách hàng cá nhân
và khách hàng tổ chức giai đoạn 2015 - 2018 tương ứng đạt trung bình 39%/năm và
36%/năm. Xét về quy mô giao dịch, số lượng giao dịch của khách hàng cá nhân và khách

hàng tổ chức tăng trung bình 86%/năm và 21%/năm; quy mô giá trị giao dịch DVNHĐT
của khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức tăng trung bình 77%/năm và 18%/năm.
DVNHĐT của Vietcombank chiếm tỷ trọng khoảng 49% số lượng giao dịch và 12% giá
trị giao dịch toàn thị trường.

8


Đến hết năm 2020, tăng trưởng tín dụng của VietcomBank đạt 13,95%. Với mức
tăng này, VietcomBank trở thành ngân hàng có quy mơ tăng trưởng tín dụng cao nhất hệ
thống với gần 110.000 tỷ đồng cho vay mới trong năm vừa qua. VietcomBank tiên phong
chủ động đi đầu trong giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp với 5 lần giảm lãi suất cho vay
trong năm vừa qua, nhiều nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Hiện mặt bằng lãi suất
cho vay thấp nhất trên thị trường.
VietcomBank đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trong năm vừa qua, khiến
lợi nhuận giảm khoảng 3.700 tỷ đồng, nhưng ngân hàng vẫn giữ được mức lợi nhuận
trước thuế hợp nhất tương đương năm 2019, đạt xấp xỉ 23.068 tỷ đồng. Đây là năm đầu
tiên trong 5 năm lợi nhuận của VietcomBank khơng tăng nhưng VietcomBank vẫn là ngân
hàng có lợi nhuận cao nhất hệ thống. Hơn nữa, đây cũng là năm đầu tiên lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phịng rủi ro tín dụng của Vietcombank đạt mức
cao nhất hệ thống.
VietcomBank cũng là nhà băng nộp ngân sách lớn nhất trong số các tổ chức tín
dụng và là doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước lớn nhất, với số tiền 9.000 tỷ đồng.
Về chất lượng tín dụng, đến cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu được ngân hàng kéo xuống mức
thấp nhất trong lịch sử, cũng là mức thấp nhất toàn ngành với chỉ 0,61% trên tổng dư nợ.
"Tỷ lệ nợ xấu 0,61%, trong khi mục tiêu đề ra của Ngân hàng Nhà nước là kiểm sốt tỷ lệ
nợ xấu dưới 3%. Có thể nói đây là tỷ lệ nợ xấu lý tưởng trong bối cảnh hiện nay"
Với sự chủ động và tích cực hỗ trợ sẻ chia cùng doanh nghiệp và cộng đồng nêu trên,
trong năm 2020, thương hiệu Vietcombank được ghi nhận và đánh giá cao với nhiều giải
thưởng và danh hiệu uy tín trong và ngồi nước.


9


Thứ hạng của ngân hàng cũng được nâng tầm khu vực và thế giới, top 50 công ty
niêm yết tốt nhất Việt Nam, là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trong top 1.000
doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu (thứ hạng 937, tăng tới 159 bậc so với năm
2019, thứ hạng cao nhất từ trước tới nay - theo Forbes); đứng thứ 403 (đứng đầu nhóm
ngân hàng tại Việt Nam) trong bảng xếp hạng của The Banker; top 2 ngân hàng có giá trị
thương hiệu tăng trưởng cao nhất toàn cầu (theo Brand Finance) và là đơn vị có giá trị
thương hiệu lớn nhất ngành ngân hàng tại Việt Nam (theo Forbes Việt Nam)…
Bên cạnh đó cịn một điểm nhấn đặc biệt nữa khơng thể khơng nhắc đến:
Vietcombank đã lọt vào top 2 ngân hàng có giá trị thương hiệu tăng trưởng cao nhất toàn
cầu. Theo Brand Finance Theo Brand Finance, trong khi khu vực châu Âu sụt giảm trong
bảng xếp hạng, nhóm châu Á tăng chủ yếu nhờ Việt Nam: “Thị trường có giá trị thương
hiệu tăng mạnh nhất là Việt Nam, với mức tăng tới 146%. Trong đó, Vietcombank đã tăng
99%, đạt 0,8 tỷ USD, mức tăng trưởng cao thứ 2 tính theo tỷ lệ phần trăm trên toàn cầu.”
Với mức tăng trưởng ấn tượng nêu trên, thứ hạng của Vietcombank trong bảng xếp hạng
Brand Finance Banking 500 tăng mạnh từ vị trí 325 (năm 2019) lên vị trí 207 (năm 2020).
VietcomBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 25.200 tỷ đồng năm 2021. Đồng
thời, dư quỹ dự phịng rủi ro 19,3 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt
mức cao nhất trong hệ thống ngân hàng (xấp xỉ 377%), con số cao nhất trong lịch sử
ngành ngân hàng. Năm 2021, VietcomBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 12%
so với năm trước, lên mức 25.200 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng 6%. Huy động vốn từ các tổ
chức và cá nhân tăng 8%. Tín dụng tăng trưởng 12%. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục kiểm soát chặt
dưới 1%, biên lợi nhuận (NIM) ở mức 3,1%.
3. Xu hướng ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm dịch vụ
Kỷ nguyên số hóa của nhân loại đang diễn ra một cách mạnh mẽ với những cơng
nghệ mang tính đột phá như Internet kết nối vạn vật (IoTs), công nghệ chuỗi khối
(Blockchain), dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo,… Các thành tựu công nghệ đã và

đang tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống, làm thay đổi sâu sắc cách con người sống
và làm việc. Lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng khơng phải ngoại lệ. Khơng nằm ngoài xu
10


thế chung của thị trường, với mục tiêu trở thành ngân hàng số một về chuyển đổi ngân hàng
số, thời gian qua, Vietcombank đã có những bước đi mạnh mẽ, thể hiện bằng việc nghiên
cứu, phát triển, cung ứng dịch vụ công nghệ. Ngân hàng vận dụng linh hoạt nhằm đa dạng
hóa kênh cung ứng và danh mục sản phẩm dịch vụ, nâng cao an toàn bảo mật, liên tục gia
tăng tiện ích, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Tính đến năm 2020, Vietcombank đã có
những dịch vụ ngân hàng điện tử và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

3.1. Các dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank
a) VCB Internet Banking
Vietcombank Internet Banking (hay VCB- iB@nking) được biết đến là dịch vụ
ngân hàng trực tuyến hỗ trợ người dùng thực hiện các giao dịch như thanh tốn hóa đơn,
chuyển tiền hay vay vốn online mà không cần phải đi đến các chi nhánh ngân hàng. Chỉ
cần có trong tay một thiết bị điện tử như máy tính, smartphone hay iPad có kết nối mạng,
bạn có thể thực hiện các giao dịch đó chỉ bằng vài thao tác đơn giản. Đây là một dịch vụ
mới mẻ và vô cùng tiện dụng cho khách hàng. Tại sao nói vậy? Chúng ta cùng điểm qua
những tính năng vượt trơi của Vietcombank Internet Banking.
* Đối với tài khoản cá nhân
Kiểm tra thông tin tài khoản: Giúp cá nhân truy vấn số dư tài khoản, thơng tin thẻ,
… Bên cạnh đó, dịch vụ này sẽ lưu lại toàn bộ các giao dịch đã thực hiện trước đó
của bản thân. Từ đó giúp bản thân dễ dàng theo dõi tài khoản của mình thường
xuyên hơn.
• Thanh tốn hóa đơn và các dịch vụ tài chính: Vietcombank Internet Banking hỗ trợ
thanh tốn tất cả các hóa đơn tiền điện, nước, vé máy bay, đặt chỗ khách sạn, …
trong chốc lát mà không cần phải di chuyển. Chuyển tiền thanh toán giữa các tài
khoản Vietcombank cũng khơng phải là ngoại lệ. Thậm chí bạn có thể trả tiền học

phí, đóng bảo hiểm, nộp thuế hay chứng khốn nếu như bạn có tài khoản
Vietcombank Internet Banking. Hơn thế nữa, Vietcombank Internet Banking còn
cho phép người dùng nạp tiền vào tài khoản trực tuyến cũng như thanh toán thẻ tín
dụng.
• Và cuối cùng là tính năng cung cấp các tiện ích tính tốn lãi suất, chuyển đổi đơn
vị ngoại tệ, nhắc nhở lịch trả lãi/nợ. Ngoài ra, người dùng cịn có cơ hội trải
nghiệm, sử dụng một số dịch vụ như VCB-Mobile B@nking, Mobile BankPlus, Ví
điện tử, …


* Đối với tài khoản doanh nghiệp


Kiểm tra thơng tin tài khoản
11




Chuyển tiền: Đối với các đối tác sử dụng tài khoản Vietcombank, doanh nghiệp có
khả năng chuyển tiền linh hoạt và nhanh chóng mà khơng cần phải qua bên trung
gian. Đồng thời cũng có thể chuyển tiền đến các hệ thống ngân hàng khác ở Việt
Nam.

Có thể nói rằng, Vietcombank Internet Banking là dịch vụ ngân hàng được xây
dựng trên nền tảng cơng nghệ hiện đại, giúp khách hàng có thể thực hiện giao dịch với
Vietcombank mọi lúc mọi nơi, an toàn, hiệu quả.

b) SMS Banking (VCB-SMS B@nking)
Dịch vụ VCB–SMS B@nking là dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn điện thoại di

động, giúp khách hàng giao dịch với ngân hàng 24/7 bằng cách nhắn tin theo cú pháp quy
định qua tổng đài 6167. Bất cứ lúc nào 24/24h từ thứ hai đến chủ nhật, dịch vụ VCB –
SMS B@nking qua tổng đài 6167 cung cấp các dịch vụ:








Dịch vụ VCB-SMS B@nking cho phép Khách hàng tự thực hiện giao dịch với
Ngân hàng và theo dõi biến động số dư tài khoản. Chi tiêu thẻ hoặc tra cứu thông
tin tài khoản tại Vietcombank của mình thơng qua SMS điện thoại. Việc kết nối
này giúp bạn không phụ thuộc vào ngân hàng mà có thể thực hiện các giao dịch
mọi lúc mọi nơi.
Giao dịch ngân hàng thông qua dịch vụ internet banking được bảo mật xác thực
bởi mã OTP được gửi tới số điện thoại đăng ký của khách hàng.
Tra cứu thông tin, gồm có:
- Tra cứu số dư tài khoản mặc định hoặc tài khoản khác của khách hàng
- Tra cứu 05 giao dịch gần nhất và chi tiết từng giao dịch
- Thông tin hạn mức của tất cả các loại thẻ tín dụng
- Tra cứu tỉ giá, lãi suất, điểm đặt máy ATM, quầy giao dịch Vietcombank
- Nhận trợ giúp sử dụng VCB-SMS B@nking
Nạp tiền cho điện thoại di động
Nhận tin nhắn chủ động (SMS chủ động):
- Bạn sẽ nhận ngay tin nhắn thơng báo từ Vietcombank khi có biến động số dư tài
khoản tiền gửi thanh toán hoặc chi tiêu thẻ tín dung. Khách hàng có thể lựa chon
nhận SMS chủ động khi có biến động số dư của 1 tài khoản mặc định, hoặc tất cả
các tài khoản tiền gửi thanh toán, hoặc một số tài khoản tiền gửi thanh tốn của

khách hàng.
- Nhận tin nhắn thơng báo khi phát sinh các giao dịch mở mới, nộp thêm, rút một
phần và tất toán tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại quầy.
12


- Nhận tin nhắn thông báo lịch trả tiền vay: nhận tin nhắn thông báo về lịch trả tiền
gốc vay, lãi vay liên quan đến hợp đồng tín dụng của Khách hàng tại Vietcombank
trước ngày đến hạn trả nợ là 05 ngày trừ khi ngày nhắc nợ thuộc một số ngày được
quy định.
• Các loại giao dịch biến động số dư tài khoản tiền gửi thanh toán được gửi SMS chủ
động:
- Giao dịch trích nợ từ tài khoản tiền gửi thanh toán do khách hàng tự thực hiện
(rút tiền, chuyển tiền, thanh toán) và một số giao dịch do Vietcombank thu tự động
bao gồm giao dịch thu phí dịch vụ ngân hàng điện tử, thu gốc và lãi vay, thu theo
ủy nhiệm thu.
- Giao dịch ghi có vào tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng do khách hàng
tự chuyển từ tài khoản thanh tốn khác của mình hoặc do cá nhân/tổ chức khác chủ
động thực hiện chuyển đến.

c) VCB-Mobile B@nking
VCB- Mobile B@nking là dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động, đã được
đăng kí dịch vụ VCB-SMS B@nking tại Vietcombank, có thể thực hiện các giao dịch
ngân hàng ngay trên ứng dụng cài đặt trên điện thoại mà không cần phải nhớ và gửi các
cú pháp SMS để yêu cầu giao dịch.
Ở thời điểm hiện tại, VCB Mobile B@nking cho phép khách hàng thực hiện 2
nhóm giao dịch là:
*Nhóm giao dịch tài chính
Chuyển tiền trong hệ thống VCB
Giao dịch nạp tiền điện thoại di động trả trước của 3 nhà mạng: MobiFone, Viettel

và Vinaphone
• Giao dịch thanh tốn hóa đơn trả sau Cho các dịch vụ của nhà cung cấp: Công ty
viễn thông quân đội (Viettel), trung tâm điện thoại Nam Sài Gịn và Cơng ty di
động MobiFone.



*Nhóm giao dịch phi tài chính



Tra cứu số dư tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Vietcombank
Tra cứu lịch sử giao dịch tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Vietcombank

Kể từ ngày 16/07/2020, Vietcombank chính thức ra mắt thương hiệu Ngân hàng số
VCB Digibank dành cho khách hàng cá nhân. Ngân hàng số VCB Digibank được xây
13


dựng dựa trên việc hợp nhất các nền tảng giao dịch riêng rẽ trên Internet Banking và
Mobile Banking, cung cấp các trải nghiệm liền mạch, thống nhất cho khách hàng trên các
phương tiện điện tử như máy tính (PC/Laptop) và thiết bị di động (điện thoại/tablet). Dịch
vụ Ngân hàng số VCB Digibank có 02 hình thức cơ bản bao gồm: VCB Digibank trên
ứng dụng Mobile và VCB Digibank trên trình duyệt web. Với VCB Digibank, khách hàng
sẽ được trải nghiệm dịch vụ ngân hàng số theo cách thức hoàn toàn tồn mới, ví dụ như
đồng nhất tên đăng nhập, mật khẩu; tích hợp nhiều cơng nghệ bảo mật cao và đồ họa đẹp
mắt, …

d) VCB Phone Banking
VCB Phone B@nking là dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại. VCB Phone Banking

giúp khách hàng thực hiện các giao dịch với Ngân hàng 24/7 thông qua số tổng đài của
Trung tâm dịch vụ khách hàng (Vietcombank Contact Center), nó thực hiện những tính
năng sau:
Tra cứu thông tin: Số dư tài khoản và lịch sử giao dịch, số dư tiền gửi tiết kiệm,
tổng số dư tiền vay, hạn mức thẻ tín dụng, dư nợ thẻ tín dụng và thời hạn thanh
tốn.
• Thực hiện một số dịch vụ khẩn cấp:
- Ngừng chi tiêu thẻ trên internet.
- Ngừng sử dụng dịch vụ VCB-iB@nking, VCB-SMS B@nking, VCB Phone
B@nking. Thơng báo mất thẻ và khóa thẻ khẩn cấp.
- Thay đổi mật khẩu sử dụng dịch vụ VCB - Phone B@nking.
- Đề nghị cấp phép thẻ tín dụng.
• Tra cứu tỷ giá và thông tin về các sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mại,
nhận tư vấn và hỗ trợ về các dịch vụ ngân hàng đang cung cấp.


e) VCB-Money
VCB-Money là dịch vụ giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân
hàng từ xa thông qua kết nối internet mà không phải trực tiếp đến ngân hàng. Khách hàng
là Định chế tài chính hoặc Tổ chức kinh tế có tài khoản tiền gửi thanh tốn tại
Vietcombank. Với dịch vụ này, khách hàng có thể:
Truy vấn thơng tin tài khoản và các thông tin ngân hàng công bố như tỷ giá, lãi
suất.
• Thanh tốn: Chuyển tiền trong nước, chuyển tiền đi nước ngoài, mua bán ngoại tệ,
thanh tốn lương, nhờ thu tự động.


14



Có thể nói VCB-Money là một dịch vụ ngân hàng xử lý giao dịch trực tuyến mà tại
đó thơng tin tài khoản, tình trạng giao dịch được cập nhật tức thời, khả năng quản lý
thông tin tập trung, khả năng điều chỉnh và tích hợp để phù hợp với nhu cầu của từng
khách hàng.
Trên hết, nó sử dụng các giải pháp bảo mật tiên tiến (quản lý chữ ký điện tử, công
nghệ OTP - mật khẩu sử dụng một lần thông qua thẻ chip và thiết bị đọc thẻ).

f) VCB-eTour
Vào tháng 4/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty
Tiếp Thị và Du lịch Giao thông Vận tải (Vietravel) đã chính thức ra mắt dịch vụ VCBeTour. Đây là một sản phẩm thanh toán điện tử trực tuyến lần đầu tiên có mặt trên thị
trường Việt Nam. Dịch vụ thanh tốn phí du lịch trực tuyến hiện đại và tiện lợi cho phép
khách hàng thanh tốn phí dịch vụ du lịch trực tuyến từ tài khoản tiền gửi tại Vietcombank.
Đây là một trong những sản phẩm thương mại điện tử tiên phong của
Vietcombank, mang đầy đủ tính thuận tiện và cơng nghệ bảo mật cao. Chỉ cần có tài
khoản thanh toán tại Vietcombank và đăng ký sử dụng dịch vụ VCB-iB@nking, hoặc dịch
vụ VCB-SMS B@nking, khách hàng đã có thể dễ dàng đặt tour và thanh tốn tour tại bất
kì một máy tính nào nối mạng internet.
Dịch vụ được áp dụng ứng dụng công nghệ VerisignSecured và công nghệ tạo mã
tự động OTP theo chuẩn quốc tế, nên mọi thông tin cá nhân của khách hàng và giao dịch
được bảo mật an tồn trong suốt q trình thực hiện thanh toán trực tuyến qua VCB eTour.

3.2. Thành tựu
Năm 2020, Vietcombank đã có bước phát triển đột phá trong hoạt động ngân hàng
số. Ngân hàng chính thức trở thành ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu với việc ra mắt
dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank, cung cấp trải nghiệm liền mạch, thống nhất cho
khách hàng trên các phương tiện điện tử và thiết bị di động.
Vietcombank cũng là ngân hàng được Văn phịng Chính phủ lựa chọn để đồng
hành và là ngân hàng tiên phong cung cấp giải pháp thanh tốn trực tuyến cho Cổng Dịch
vụ cơng quốc gia những ngày đầu thành lập, nhằm giúp cho người dân có thể dễ dàng,
thuận tiện khi thưc hiện các thủ tục thanh tốn đối với các dịch vụ cơng.


15


Tại Vietcombank, năm 2019 ghi dấu ấn với sự tăng trưởng vượt trội của dịch vụ
Mobile Banking. Tính đến hết năm 2019, quy mô dịch vụ dự kiến đạt 3 triệu khách hàng
và 148 triệu giao dịch, tốc độ tăng trưởng khách hàng mới đạt trên 40%. Trong năm 2020
vừa qua, Vietcombank phát triển 2,85 triệu khách hàng E-banking mới và 1,67 triệu khách
hàng cá nhân mới, tăng lần lượt là 21,8% và 3,1% so với năm 2019.
Vietcombank đã được vinh danh là ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu trong năm
2020 nhờ những đổi mới số hóa đột phá trong việc ứng dụng các thành tựu công nghệ nổi
bật. Mang đến cho khách hàng dịch vụ thanh toán hiện đại, nhanh chóng, tiện lợi, bảo
đảm an tồn, bảo mật.
Một điểm nhấn quan trọng trong năm 2020 là việc đưa vào vận hành thành công hệ
thống ngân hàng lõi mới - Core banking Signature và triển khai nhiều dự án ứng dụng
cơng nghệ hiện đại. Theo đó, từ ngày 27/1/2020 Vietcombank đã chính thức cung cấp
dịch vụ trên hệ thống Core Banking, cho phép đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung
cấp cho khách hàng.

4. So sánh dịch vụ số của ngân hàng Vietcombank và TPBank
Năm 2021 là năm đột phá với các xu hướng phát triển công nghệ trên tồn thế giới.
Cùng với xu thế đó VN cũng dần hội nhập với TG. Những năm vừa qua VN đã ứng dụng
công nghệ trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cơng nghệ
chính là bước tiến lớn giúp cho các dịch vụ cung ứng của ngân hàng phát triển là lớn
mạnh hơn. Đặc biệt có thể thấy Vietcombank và TPbank là 2 trong những ngân hàng đã
và đang phát triển nhanh và mạnh nhất về mảng áp dụng công nghệ trong cung ứng dịch
vụ ở VN.

4.1. Điểm giống nhau
Dịch vụ ngân hàng số ngày càng phát triển

*Về Vietcombank:
Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 2020, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) đã chính thức ra mắt dịch vụ Ngân hàng số hoàn toàn mới VCB Digibank
trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến và thay thế cho các dịch vụ Internet
Banking và Mobile Banking trước đây của ngân hàng.
VCB Digibank được xây dựng dựa trên việc hợp nhất các nền tảng giao dịch riêng
rẽ trên Internet Banking và Mobile Banking, cung cấp các trải nghiệm liền mạch, thống
16


nhất cho khách hàng trên các phương tiện điện tử như máy tính (PC/Laptop) và thiết bị di
động (điện thoại/tablet). Dịch vụ Ngân hàng số VCB Digibank có 02 hình thức cơ bản
bao gồm:
VCB Digibank trên các chợ ứng dụng: Là phiên bản cập nhật của ứng dụng Mobile
Banking trên các chợ ứng dụng Appstore và Google Play Store (tên trên chợ ứng dụng
vẫn là “Vietcombank”).
VCB Digibank trên trình duyệt web: Tại mục “Ngân hàng số” trên website chính
thức của Vietcombank hoặc đường link trực tiếp:
Với VCB Digibank, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ ngân hàng số theo
cách thức hoàn toàn mới:
Đồng nhất tên đăng nhập và mật khẩu: Sẽ chỉ còn 01 tên đăng nhập và 01 mật khẩu
cho 01 dịch vụ VCB Digibank duy nhất. Khách hàng sẽ khơng cịn gặp khó khăn trong
việc ghi nhớ song song hai tên đăng nhập và mật khẩu riêng rẽ. Tên đăng nhập VCB
Digibank chính là số điện thoại khách hàng đăng ký với ngân hàng.
Đồng nhất hạn mức giao dịch: Khách hàng sẽ có một hạn mức giao dịch trực tuyến
thống nhất, lên tới 01 tỷ đồng/giao dịch đối với khách hàng thông thường và 03 tỷ
đồng/giao dịch với Khách hàng Ưu tiên (Priority Banking).
Bên cạnh đó, VCB Digibank kế thừa các phương thức bảo mật đã được áp dụng
cho khách hàng trên các dịch vụ trước đây bao gồm: Bảo mật đăng nhập, bảo mật giao
dịch và đặc biệt là Smart OTP. Hơn thế nữa, VCB Digibank cịn được bổ sung cơng nghệ

xác thực đăng nhập mới - Push Authentication. Với công nghệ này, khi khách hàng đăng
nhập trên trình duyệt web, hệ thống sẽ tự động gửi thông báo tới ứng dụng di động để chờ
khách hàng xác nhận trước khi cho phép đăng nhập thành công. Các công nghệ xác thực
đăng nhập cùng với Smart OTP sẽ là các lớp bảo vệ gia tăng, tạo nên một “bức tường”
bảo mật kiên cố đảm bảo sự an tồn cho khách hàng trong mỗi giao dịch.
Nhận thơng báo giao dịch mọi lúc mọi nơi: Tính năng nhận thông báo biến động số
dư qua tin nhắn OTT (OTT Alert) được tích hợp ngay trên ứng dụng VCB Digibank, thay
thế cho việc thông báo qua tin nhắn SMS, giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí.
Dễ dàng thực hiện giao dịch tài chính, thanh tốn và mua sắm: Với VCB Digibank,
khách hàng sẽ được trải nghiệm mọi tiện ích tài chính hiện đại và nhanh chóng bao gồm:
Chuyển tiền nhanh 24/7, đặt lịch chuyển tiền, tiết kiệm online, thanh tốn hóa đơn điện nước - viễn thơng - y tế - giáo dục – bảo hiểm, thanh toán dịch vụ hành chính cơng, thanh
tốn hóa đơn tự động, nạp tiền điện thoại, thanh toán QR Pay, đặt vé máy bay/khách sạn,
mua sắm trực tuyến, yêu cầu tra soát trực tuyến…
17


Giao diện đồng nhất hồn tồn mới:
Khơng chỉ được đồng bộ về nền tảng bên trong, toàn bộ giao diện của VCB
Digibank trên trình duyệt web cũng như trên ứng dụng di động được Vietcombank thiết kế
lại theo một ngôn ngữ thiết kế chung thống nhất. Giao diện mặc định của dịch vụ VCB
Digibank được thiết kế theo phong cách “dark mode” – chế độ nền tối, vốn đang là xu
hướng nổi bật trên các phần mềm và hệ điều hành hiện nay. “Dark mode” có những lợi ích
tích cực đối với sức khỏe người dùng, tối ưu thời lượng pin và tăng độ bền của thiết bị.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể dễ dàng cá nhân hóa với nhiều lựa chọn hình
nền cho VCB Digibank theo sở thích của mỗi người. Đặc biệt, VCB Digibank trên trình
duyệt web được trang bị hệ thống nhận diện thời gian đăng nhập để tự động hiển thị các
khn hình “Sáng”, “Chiều”, “Tối” theo thời gian thực, hứa hẹn sẽ đem lại trải nghiệm
hứng khởi cho khách hàng.
Dễ dàng chuyển đổi:
Nếu đang sử dụng ứng dụng VCB-Mobile B@nking, khách hàng chỉ cần cập nhật

phiên bản mới nhất trên các chợ ứng dụng App Store/Google Play Store và thực hiện
chuyển đổi theo các hướng dẫn ngay trên màn hình ứng dụng. Khách hàng cũng có thể
chuyển đổi thơng qua việc truy cập vào Dịch vụ VCB Digibank trên trình duyệt web, tại
mục “Ngân hàng số” trên website của Vietcombank.
Nếu chưa đăng ký VCB Digibank, khách hàng có thể đến bất kỳ điểm giao dịch
nào của Vietcombank để đăng ký 01 lần duy nhất.

*Về TPBank:
Ngồi nhà mở tài khoản ngân hàng, lấy thẻ chỉ sau 5 phút mở thẻ, vay vốn tính bằng
giờ, không cần giấy tờ tùy thân vẫn được ngân hàng nhận diện sau 3 giây và giao dịch
thoải mái… Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi chóng mặt đời sống
dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng, mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tiện lợi
chưa từng có.
Bên cạnh các vấn đề về bảo mật, việc đảm bảo giao dịch được thực hiện nhanh
chóng, tiện gọn cũng là vấn đề được TPBank chú trọng. Ngân hàng liên tục nghiên cứu,
áp dụng công nghệ, thay thế các biện pháp truyền thống bằng các ứng dụng điện tử, đưa
lại sự tiện lợi cho khách hàng trong quá trình giao dịch. Trong đó, đáng nói đến là tính
năng PIN điện tử ePIN và app MyGo.

18


Trong khi các ngân hàng khác vẫn đang phát hành pin theo cách thông thường, vừa
gây mất thời gian, vừa tốn kém thì tại TPBank tính năng ePIN (PIN điện tử) đã chính thức
được đưa vào áp dụng từ năm 2017. Tính năng này đã đem lại nhiều thuận tiện, giúp rút
ngắn thời gian chờ đợi cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí cho khách hàng trong khi
vẫn đảm bảo tính an tồn cho các dịch vụ.
Nếu như trước đây, chủ thẻ phải chờ từ 3-7 ngày làm việc để nhận mã PIN giấy
truyền thống thì giờ đây với mã PIN điện tử, quy trình này được tinh gọn hơn rất nhiều.
Khách hàng sẽ nhận mã PIN, kích hoạt thẻ và sử dụng thẻ ngay lập tức chỉ với vài thao

tác gửi tin nhắn cơ bản trên điện thoại di động.
Năm 2019, TPBank ra mắt ứng dụng MyGo – 1 trong 3 sản phẩm được tích hợp
cho thẻ TPBank Visa Free Go. Với ứng dụng này, khách hàng có thể chủ động đăng ký
mở và sử dụng ngay thẻ thanh toán quốc tế TPBank Visa Plus phi vật lý chỉ bằng vài thao
tác trên điện thoại di động.
Đại diện TPBank cho biết: “Thẻ TPBank Visa Plus được phát hành nhằm đáp ứng
nhu cầu mua sắm và thanh toán trực tuyến an tồn, thuận tiện cho khách hàng. Thẻ có thời
hạn 5 năm và có đầy đủ các tính năng cũng như các quy định về bảo mật theo yêu cầu của
Visa và đạt tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS do các tổ chức cung cấp thẻ thanh toán quốc tế
hàng đầu thế giới xây dựng”.
Bên cạnh những ưu việt trong công nghệ số, chủ thẻ TPBank cũng sẽ được hưởng
những chính sách chăm sóc khách hàng chất lượng cùng vơ vàn các chương trình ưu đãi
vơ cùng hấp dẫn. Khách hàng có thể dễ dàng sở hữu thẻ tín dụng TPBank bằng cách đăng
ký tại website www.tpb.vn, gọi hotline 1900585885 hoặc ra chi nhánh TPBank gần nhất.

4.2. Điểm khác nhau
Những đặc trưng riêng của từng ngân hàng:
*Về Vietcombank:
Vietcombank là ngân hàng duy nhất cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến theo
cơ chế đăng nhập SSO trên cổng dịch vụ công quốc gia để cung cấp các giải pháp thanh
toán thanh toán trực tuyến cho các dịch vụ mới bổ sung. Đặc biệt, là ngân hàng tiên
phong, và hiện tại là ngân hàng duy nhất hợp tác với Cổng DVCQG trong việc phát triển
cơ chế đăng nhập một lần Single Sign On (SSO) giữa Cổng DVCQG với hệ thống thanh
tốn của Ngân hàng nhằm giúp cho người dân có trải nghiệm hoàn toàn mới và thuận tiện
khi truy cập vào Cổng DVCQG sử dụng các dịch vụ công mức độ 4 để hồn tất thanh
tốn trực tuyến qua Ngân hàng.
19


Với 03 loại dịch vụ Thanh tốn phí phạt vi phạm giao thơng, Thuế cá nhân và Lệ

phí trước bạ ô tô, xe gắn máy, Vietcombank tiếp tục là Ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch
vụ thanh toán cho khách hàng trên Cổng DVCQG nhằm giúp người dân có thể dễ dàng
tiếp cận với dịch vụ với trải nghiệm mới trong thanh toán điện tử. Việc cung cấp dịch vụ
thanh toán trực tuyến trên Cổng DVCQG cho các dịch vụ Cơng có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng, đặc biệt trong giai đoạn Chính phủ đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính,
giảm thời gian và chi phí đi lại cho người dân, đồng thời tháo gỡ những bất tiện khi người
dân phải thực hiện thủ tục hành chính theo phương thức truyền thống trước đây.
Đối với Dịch vụ thanh tốn phí phạt vi phạm giao thơng lần đầu tiên được triển
khai theo phương thức Khách hàng chỉ cần khai báo thông tin liên quan đến quyết định xử
phạt trên Cổng DVCQG và chọn Vietcombank để thanh tốn. Khi đó, khách hàng sẽ được
điều hướng sang hệ thống thanh toán của Vietcombank để đăng nhập và xác thực giao
dịch là hoàn tất nghĩa vụ nộp phạt. Biên lai thu tiền phạt điện tử được Vietcombank ký số
để đảm bảo tính pháp lý, gửi cho cho khách hàng trên Cổng DVCQG và cơ quan Cảnh sát
giao thông để khách hàng nhận lại giấy tờ theo cách thức khách hàng lựa chọn tại cơ quan
ra quyết định xử phạt hoặc tại nhà.
Đối với Dịch vụ nộp Thuế cá nhân và Lệ phí trước bạ ô tô, xe gắn máy, khách hàng
được trải nghiệm hình thức thanh tốn hồn tồn mới theo cơ chế chỉ đăng nhập một lần
duy nhất (Single Sign On – SSO). Với hình thức này, cổng DVCQG và Vietcombank cho
phép khách hàng liên kết tài khoản của khách hàng tại Cổng DVCQG và hệ thống thanh
toán của ngân hàng để khi thực hiện thanh toán Thuế cá nhân, Thuế trước bạ. Khi đó,
khách hàng sẽ được định danh để thực hiện thanh tốn mà khơng cần phải đăng nhập tại
màn hình thanh tốn Internet Banking của ngân hàng. Việc liên kết tài khoản giữa Cổng
DVCQG và Vietcombank đã tạo sự liên thơng trong việc thanh tốn Thuế từ Cổng
DVCQG, Ngân hàng Vietcombank, Tổng Cục Thuế đến Cơ quan công an chỉ trong vòng
vài phút mà vẫn đảm bảo an tồn cho khách hàng.
*Về TPBank:
TPBANK ra mắt cơng nghệ tân tiến nhận diện chính xác từng khách hàng trong
hàng triệu người
Mới đây, TPBank chính thức cập nhật thêm cơng nghệ nhận diện khuôn mặt trên
kênh ngân hàng tự động LiveBank. Đây được coi là một bước tiến lớn để nâng cao trải

nghiệm khách hàng, đem lại vô vàn tiện lợi trong giao dịch mà vẫn đảm bảo an toàn, bảo
mật cho khách hàng.

20


Liên tục cập nhật và phát triển tính năng mới để hỗ trợ khách hàng, nâng cao sự
thuận tiện trong giao dịch, ngày 01/07/2020, TPBank ra mắt tính năng nhận diện khn
mặt trên ngân hàng tự động LiveBank.
Theo đó, khi giao dịch bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt, khách hàng không
cần phải mang theo thẻ hay chứng minh thư, thậm chí cũng khơng cần phải nhớ bất kỳ
thơng tin nào khác như số thẻ, mã PIN.
Chỉ cần đứng trước máy, nhìn vào camera, máy sẽ nhận diện trong 3s và xác nhận
thêm vân tay là bạn đã hoàn thành bước đăng nhập để thực hiện mọi giao dịch. Trong khi
Face ID của Apple chỉ có thể so sánh duy nhất một khuôn mặt lưu trữ sẵn trong thiết bị di
động thì cơng nghệ nhận diện khn mặt của LiveBank vượt trội hơn khi cho phép phân
biệt bạn với hàng triệu người khác trong hệ thống dữ liệu.
Công nghệ này sử dụng Depth Camera có chức năng Liveness check (đảm bảo
người thật, chống mạo danh bằng ảnh hay video) và sử dụng cơng nghệ AI (trí thơng minh
nhân tạo) để nắm bắt dữ liệu khn mặt chính xác bằng cách chiếu và phân tích hơn hàng
chục ngàn chấm ảnh để tạo ra một bản đồ độ sâu khuôn mặt, xác định các góc cạnh của
khn mặt, hình dáng và vị trí mắt, phát hiện chuyển động… và ghi nhận hình ảnh của
khách hàng, lưu trữ trong hệ thống.
Chuyên gia Ngân hàng số từ TPBank cho biết: “Chúng tôi muốn đem đến sự thuận
tiện nhất cho khách hàng. Bạn chỉ cần quét mặt lên camera, sau đó xác nhận thêm bằng
vân tay (bước xác thực thứ hai) để gia tăng sự chính xác. Các thao tác này đảm bảo an
tồn tuyệt đối và bảo mật cho khách hàng, tránh tình trạng bị lộ thông tin thẻ, mật khẩu.
Công nghệ này cũng giúp TPBank hạn chế tối đa việc khách hàng mở tài khoản ảo
hay dùng chứng minh thư giả, tư lợi cá nhân”.
Hiện mới chỉ có một số nước phát triển sử dụng giải pháp xác thực danh tính này

tại cây ATM. Ở Việt Nam thì “TPBank là ngân hàng đầu tiên và duy nhất phát triển giải
pháp này”, vị chuyên gia này chia sẻ thêm.
Công nghệ số ngân hàng Việt Nam không thua kém thế giới
Xuất hiện lần đầu tiên năm 2017, TPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển
khai sử dụng hệ thống VTM (Video Teller Machine) với tên gọi LiveBank cho phép
khách hàng giao dịch gửi tiền, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, mở thẻ… mà không cần làm
việc trực tiếp với nhân viên tại quầy.
Hệ thống của LiveBank được diễn ra hồn tồn tự động hóa với nhiều cơng nghệ
hiện đại tích hợp như: Biometrics – Sinh trắc học, sử dụng công nghệ nhận dạng chữ viết
OCR, ứng dụng QR Code; được trang bị các thiết bị nhận diện sinh trắc học, dual camera
21


nhận diện thực thể sống; và ghi lại toàn cảnh giao dịch… Khơng chỉ đầu tư về cơng nghệ,
LiveBank cịn có những bước phát triển thần tốc. Chỉ sau 3 năm trình làng, đến cuối 2020
dự kiến sẽ có 300 LiveBank “phủ” khắp toàn quốc.
Vượt trội hơn 1 cây ATM thơng thường, LiveBank sở hữu nhiều tính năng, dịch vụ
liên tục được cập nhật và phát triển để phù hợp với nhu cầu cao của các thượng đế thời
công nghệ 4.0. Điển hình với năm 2018, LiveBank cập nhật tính năng giao dịch bằng vân
tay, giúp người dùng trải nghiệm phương thức giao dịch mới, tiện lợi và an toàn vì vân tay
là khơng thể làm giả hay trùng nhau, ngay cả với anh em sinh đơi.
Ơng Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank cho biết: “Chúng tôi đã chi hơn 1.000
tỷ đồng cho những lĩnh vực liên quan đến công nghệ và ngân hàng số”. Chiến lược đầu tư
này không chỉ đơn thuần mang về hiệu quả kinh doanh như việc mỗi tháng có thêm hàng
chục nghìn khách hàng mới mở tài khoản, phát hành thẻ trên kênh này mà cịn ấp ủ những
tâm huyết lớn lao hơn. Đó là nỗ lực mang lại những trải nghiệm hoàn toàn mới cho khách
hàng, gắn kết với người dùng và đem đến những dịch vụ ngân hàng hiện đại không thua
kém thế giới.

5. Cơ hội, thách thức và giải pháp

5.1. Cơ hội và thách thức
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, những
thành tựu công nghệ nổi bật của Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại những cơ hội lớn
cho ngành Ngân hàng. Cụ thể:
i.

Tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cấp chất lượng, tính
năng, tiện ích… của sản phẩm dịch vụ, qua đó gia tăng lợi thế cạnh tranh, tiết giảm
nhân lực thủ cơng, giảm chi phí phân phối sản phẩm và nâng cao lợi nhuận;

ii.

Gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế của các ngân hàng;

iii.

Mở ra cơ hội cho các ngân hàng tiếp cận và phục vụ số lượng lớn khách hàng, đặc
biệt là khách hàng tại vùng sâu, vùng xa. Qua đó, góp phần đẩy mạnh triển khai
định hướng của Chính phủ về phát triển tài chính tồn diện.

Đi kèm với những cơ hội là thách thức không nhỏ mà hệ thống ngân hàng Việt
Nam nói chung và Ngân hàng Vietcombank nói riêng cần phải vượt qua:

22


Thứ nhất, thay đổi mơ hình kinh doanh, sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối sản
phẩm và chuẩn bị nguồn lực tài chính lớn để thích ứng với xu hướng ứng dụng công nghệ
cao vào sản phẩm, dịch vụ, số hóa các hoạt động ngân hàng.
Năm 2020, sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu khiến xu hướng sử

dụng các dịch vụ ngân hàng số của khách hàng thay đổi rõ rệt. Họ chuyển dần từ tương
tác trực tiếp với ngân hàng sang tương tác gián tiếp qua thiết bị điện tử, các ứng dụng, nền
tảng số từ xa. Hiện nay, khi tình hình dịch tễ ở Việt Nam đã được kiểm sốt tốt, thị trường
tài chính được đánh giá ổn định, số lượng người ưa chuộng và sử dụng dịch vụ số vẫn
ngày càng tăng lên. Điều này địi hỏi ngân hàng phải có sự dịch chuyển trong mơ hình
kinh doanh, tạo ra sự nhất qn trong mơ hình quản trị, kế hoạch hành động chuyển đổi
sang ngân hàng số và phương thức triển khai trên cơ sở tính tốn kỹ lưỡng nguồn lực (tài
chính, nhân lực…) và rủi ro tiềm tàng trong quá trình chuyển đổi.

Thứ hai, các ngân hàng phải tập trung giải quyết rủi ro trong bảo mật thơng tin, an
ninh mạng và phịng chống tội phạm công nghệ cao.
Xu hướng tội phạm công nghệ đang chuyển dần từ tấn công cơ học sang khai thác
các lỗ hổng về công nghệ và người dùng. Do đó, việc ứng dụng các thành tựu từ cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 tạo áp lực không nhỏ lên hạ tầng an ninh mạng của ngân
hàng.

Thứ ba, quản lý, nâng cao năng lực và chất lượng nguồn nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực khơng chỉ về trình độ nghiệp vụ ngân hàng mà còn là
kiến thức, kỹ năng về vận hành và làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại. Vì vậy, ngân
hàng gặp nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ làm chủ cơng
nghệ mới. Thêm vào đó, áp lực trong việc giữ nguồn nhân lực chất lượng cao gắn bó lâu
dài với tổ chức trước làn sóng dịch chuyển nguồn nhân lực tài chính ngân hàng chất lượng
cao đang ngày một gia tăng.

Thứ tư, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt trong cuộc đua về công nghệ
Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, các Ngân hàng Thương mại buộc phải có
những chiến lược phát triển phù hợp nhằm tạo sự khác biệt, tạo lợi thế thu hút các khách
hàng tiềm năng về phía mình. Bên cạnh đó, số lượng các công ty Fintech tăng nhanh đã
gây sức ép cạnh tranh với hoạt động ngân hàng truyền thống. Mối quan hệ giữa 2 bên có
23



thể diễn ra theo 3 xu hướng: cạnh tranh, hợp tác hoặc một số dịch vụ của ngân hàng sẽ bị
thay thế bởi công ty Fintech.

Thứ năm, Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu định danh tồn quốc (KYC).
Hành lang pháp lý cho kinh tế số chưa đủ và đồng bộ, hạ tầng cơng nghệ thơng tin
cịn tồn tại những bất cập nhất định, mức độ nhận thức, hiểu biết về dịch vụ tài chính, về
ngân hàng số của người dân và doanh nghiệp còn hạn chế.

5.2. Giải pháp
Trên thực tế, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam –
Vietcombank đã đưa ra những bước đi mới nhằm thực hiện hóa mục tiêu “Ngân hàng
đứng đầu về chuyển đổi ngân hàng số” của mình:
Về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng số: Vietcombank đã có những
phương án nhằm hạn chế rủi ro từ lỗi hệ thống, tội phạm công nghệ. Cụ thể: Thường
xuyên cập nhật, đánh giá rủi ro định kỳ về sản phẩm dịch vụ để chủ động xây dựng, cập
nhật các quy định nội bộ, hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ; Chuẩn hóa, tăng cường cơng
tác quản trị rủi ro trong hợp tác với đối tác như xây dựng khung quản trị rủi ro đối tác
kinh doanh, xây dựng quy trình giám sát xử lý sự cố dịch vụ hợp tác đối tác thứ ba.
Về cơ sở hạ tầng, hệ thống cơng nghệ: Vietcombank đã ban hành quy chế an tồn
thơng tin và triển khai các giải pháp xuyên suốt từ lớp mạng tới lớp ứng dụng, cùng các
hệ thống giúp đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt động liên tục cho các hệ thống cơng nghệ
thơng tin; Chuẩn hóa hạ tầng công nghệ thông tin theo chuẩn quốc tế và tối ưu hóa hiệu
quả đầu tư; Cải tạo và nâng cấp trung tâm dữ liệu chính và trung tâm dữ liệu dự phòng;
Trang bị và quản lý tài nguyên hạ tầng trên nền tảng ảo với hầu hết các hệ thống ứng dụng
giúp tiết kiệm chi phí đầu tư và việc vận hành, bảo trì hệ thống đơn giản hơn; Hồn thành
triển khai trục tích hợp giúp tăng khả năng tích hợp và tự động hóa trong trao đổi thông
tin giữa các hệ thống.
Về hợp tác đối tác: Vietcombank liên tục mở rộng hợp tác với các đơn vị cung ứng

dịch vụ, các công ty Fintech, trung gian thanh toán như ứng dụng Vnpay, Momo… trên
nhiều lĩnh vực như y tế, hành chính cơng, giao thơng, điện, nước, học phí… nhằm đa
dạng hóa dịch vụ ngân hàng.

Bên cạnh đó cịn một số giải pháp mà Vietcombank có thể xem xét thực hiện. Cụ thể:
24


Cải thiện dịch vụ thanh toán để dễ sử dụng hơn
Trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, ngân hàng đã giảm nhiều loại
phí giao dịch trực tuyến cho thấy sự cố gắng của ngành ngân hàng để thu hút, khuyến
khích người dân sử dụng dịch vụ trực tuyến nhiều hơn. Tuy nhiên, về lâu về dài, để thu
hút người dân sử dụng dịch vụ trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt thì Vietcombank
phải cung cấp đầy đủ phương tiện, cơng nghệ tại các địa điểm thanh tốn, kết nối, bắt tay
với các cửa hàng, điểm bán hàng, trước mắt là các dịch vụ thiết yếu như trạm xăng dầu,
cửa hàng bán thuốc… để cung cấp thêm các thiết bị, cơng nghệ POS...
Trên thực tế, việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt phần lớn vẫn ở các khách sạn,
siêu thị, cửa hàng tại các đô thị, thành phố lớn. Trong khi đó, tại những vùng ngoại thành,
cửa hàng nhỏ thì chưa được cung cấp, khiến người dân khó khăn trong việc thanh toán phi
tiền mặt.
Đầu tư thiết kế giao diện website và ứng dụng phần mềm
Đối với mơ hình ngân hàng số, webisite và các ứng dụng ngân hàng chính là
cơng cụ marketing số 1 giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo, chi phí nhân sự, kinh doanh,
cũng như trưng bày đa dạng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mà khơng phải lo lắng
vi phạm chính sách của bên thứ ba. Vì vậy ngân hàng nên quan tâm tới việc thiết kế 1
trang web chuyên nghiệp để nâng cao trải nghiệm của người dùng và thu hút thêm
khách hàng tiềm năng.
Đào tạo nguồn nhân lực thích nghi với kỷ nguyên công nghệ số
Bên cạnh chế độ đãi ngộ, phúc lợi, lương thưởng hấp dẫn, ngân hàng cần xây
dựng lộ trình thăng tiến hợp lý, tăng quyền tự quyết, … để phát triển, thu hút và giữ

chân nhân tài. Với đội ngũ nhân viên đã có, cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, cập
nhật kiến thức về nghiệp vụ và công nghệ; đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng tư duy, suy
nghĩ sáng tạo, đột phá, khả năng giải quyết vấn đề trong tình huống vượt ngồi phạm vi
của quy định và tiền lệ đã có. Điều này cần được đặc biệt chú trọng ở cán bộ quản lý cấp
trung và cấp cao, bởi đây là lực lượng then chốt cho việc triển khai kế hoạch cải cách và
thích ứng với sự thay đổi.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải khắt khe hơn trong công tác tuyển dụng. Chất
lượng nguồn nhân lực khơng chỉ là về trình độ nghiệp vụ ngân hàng, kỹ năng vận hành
công nghệ số, mà đi liền với đó là tính tn thủ về quy trình vận hành cung ứng sản
phẩm dịch vụ ngân hàng trong môi trường IT. Quan tâm hơn đến các vấn đề về đạo đức
nghề nghiệp chính là cách ngân hàng tự bảo vệ mình trước những rủi ro khi một phần
lớn hoạt động phụ thuộc vào an toàn và bảo mật thông tin.
25


×