Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.04 KB, 3 trang )
Chương 5. Xây dựng mô hình thực nghiệm
CHƯƠNG 5
XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM
5.1. Thiết kế, chế tạo mạch in
5.1.1. Các yêu cầu đối với mạch in
- Mạch thiết kế nhỏ nhất
- Bố trí linh kiện hợp lý nhất
- Chú ý:
+ Tản nhiệt của các linh kiện không ảnh hưởng đến các linh kiện khác
+ Các linh kiện toả nhiệt cần có một không gian lơn hơn các linh kiện ít toả nhiệt.
5.1.2. Các bước chế tạo mạch in
- Từ mạch nguyên lý thiết kế trên máy tính ta dùng phần mềm orcad, sử dụng layout để
vẽ mạch in.
- Vẽ mặt phải của mạch điều khiển, bố trí vị trí của các linh kiện cho hợp lý, sau đó bỏ
linh kiện đi ta được mạch trái để in lên phíp đồng và lật mặt đó lại ta được mặt trai của
mạch
- Kiểm tra đường đi dây , vị trí linh kiện
- Cắt phíp đồng theo yêu cầu:
- Dùng giấy decan in sơ đồ lên mặt trơn
- Đặt áp mặt in của giấy decan vào mạch đồng rồi dùng bàn là ủi 4 cạnh trước sau để ủi
vào giữa đến khi thấy mực in thấm ra sau là được.
- Cho tấm đồng vào dung dịch FeCl
3
để ăn mòn những chỗ không có mực, những chỗ có
mực còn lại tạo thành các đường đi dây
- Sau khi ăn mòn xong, dùng còn (xăng) để lau sạch hết mực in ta được mạch in cần có.
- Khoan lỗ:
+ Dùng khoan mũi nhỏ 0.8mm để khoan chân điện trở
+ Mũi khoan 1mm để khoan chân linh kiện điôt
+ Mũi khoan 4mm để khoan chân vít biến áp xung.
Sau đó dùng giấy giáp đánh sạch phíp, chân linh kiện và tiến hành hàn các chân linh kiện