Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Hoang thi kim oanh 10 5 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.42 MB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các
Thầy cơ, cán bộ phịng thí nghiệm....
Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Sinh học, các Thầy, các Cô trong
tổ bộ môn Động vật đã tạo điều kiện giúp đỡ em về kỹ năng, cơ sở vật chất cho em
thực hiện đề tài này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo, TS. Hồng Ngọc Thảo
– Người thầy tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em từ những bước đi đầu tiên trong lĩnh
vực nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn của mình.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ em hồn thành
khóa luận này.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

KVNC

Khu vực nghiên cứu

VQG

Vườn quốc gia

LTRF

Công thức răng




Giai đoạn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1.1. Lược sử nghiên cứu nòng nọc ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu.........................2
1.1.1. Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam............................................2
1.1.2. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư và nòng nọc của lưỡng cư ở Pù Hoạt....................3
1.2. Điều kiện tự nhiên KVNC......................................................................................3
1.2.1. Vị trí địa lí............................................................................................................ 3
1.2.2. Đặc điểm địa hình................................................................................................4
1.2.3. Đặc điểm địa chất................................................................................................4
1.2.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn.................................................................................4
1.2.5. Đặc điểm tài nguyên rừng....................................................................................5
1.2.6. Đặc điểm điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội.........................................................7
CHƯƠNG 2. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................9
2.1. Tư liệu..................................................................................................................... 9
2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm..................................................9
2.2.1. Phân tích đặc điểm hình thái nịng nọc................................................................9
2.2.2. Phương pháp định loại.......................................................................................13
2.2.3. Xác định các giai đoạn phát triển của nòng nọc.................................................13
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................15
3.1. Đa dạng nịng nọc các lồi lưỡng cư ở KVNC......................................................15

3.1.1. Danh lục nịng nọc các lồi lưỡng cư.................................................................15
3.1.2. Khóa định loại....................................................................................................16
3.1.3. Đặc điểm hình thái nịng nọc các loài lưỡng cư ở KVNC..................................17
1. Nhái bầu bút lơ Microhyla butleri Boulenger, 1900........................................17
2. Microhyla achatina Tschudi, 1838...................................................................19
3. Cóc mày bùn Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893)...............................21


4. Cóc mày Leptolalax sp....................................................................................23
5. Ếch suối Hylarana nigrovittata (Blyth, 1855).................................................25
6. Ếch chalconota Hylarana chalconota (Schlegel, 1837)...................................27
7. Cóc mắt lớn Xenophrys major ( Boulenger, 1908)..........................................29
8. Ngóe Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829).........................................31
9. Cóc mày sa pa Leptoprachium chapaense (Bourret, 1937).............................34
10. Leptoprachium sp1........................................................................................36
11. Cóc mày Leptoprachium sp2.........................................................................38
3.2. Tỉ lệ đặc trưng cửa nịng nọc các loài lưỡng cư ở VNC........................................40
3.3. So sánh tỉ lệ giữa các loài trong cùng giống..........................................................41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................................................47
1. Kết luận...................................................................................................................47
2. Đề nghị.................................................................................................................... 47
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ...............................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................49


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê các loài thực vật ở Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt

6


Bảng 1.2. Thống kê động vật có xương sống trên cạn ở Khu đề xuất Pù Hoạt 7
Bảng 1.3. Tình hình dân sinh các xã trong Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt

7

Bảng 3.1. Danh mục nịng nọc các lồi lưỡng cư ở khu đề xuất BTTN
Pù Hoạt

15

Bảng 3.2. Các tỉ lệ hình thái nịng nọc của Microhyla butleri

18

Bảng 3.3. Các tỉ lệ hình thái nòng nọc của Microhyla achatina

20

Bảng 3.4 Các tỉ lệ hình thái nịng nọc của Leptolalax pelodytoides

22

Bảng 3.5. Các tỉ lệ hình thái nịng nọc của Leptolalax sp

25

Bảng 3.6. Các tỉ lệ hình thái nịng nọc của Hylarana nigrovittata

27


Bảng 3.7 Các tỉ lệ hình thái nịng nọc của Hylarana chalconota

29

Bảng 3.8. Các tỉ lệ thái nòng nọc của Xenophrys major

31

Bảng 3.9. Các tỉ lệ hình thái nịng nọc của Fejervarya limnocharis

33

Bảng 3.10 Các tỉ lệ hình thái nịng nọc của Leptoprachium chapaense

35

Bảng 3.11. Các tỉ lệ hình thái nịng nọc của Leptoprachium sp1

37

Bảng 3.12. Các tỉ lệ hình thái nịng nọc của Leptoprachium sp2

40

Bảng 3.12. So sánh nòng nọc giữa hai lồi trong giống Microhyla

41

Bảng 3.13. So sánh nịng nọc giữa hai lồi trong giống Leptolalax


42

Bảng 3.14. So sánh nịng nọc giữa hai loài trong giống Leptoprachium

42

Bảng 3.15. So sánh nịng nọc giữa hai lồi trong giống Hylarana

43


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí mắt của nịng nọc

9

Hình 2.2. Các dạng đĩa miệng ở nịng nọc

9

Hình 2.3. Vị trí của đĩa miệng ở nịng nọc lưỡng cư

10

Hình 2.4. Cấu tạo đĩa miệng của nịng nọc

10

Hình 2.5. Các dạng gai thịt ở nịng nọc


11

Hình 2.6. Các dạng bao hàm ở nịng nọc

11

Hình 2.7. Các kiểu lỗ thở và vị trí lỗ thở ở nịng nọc lưỡng cư

12

Hình 2.8. Phương pháp đo nịng nọc

12

Hình 2.9. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng và biến thái của nịng nọc

14

Hình 3.1. Đĩa miệng của Nhái bầu bút lơ Microhyla butleri

17

Hình 3.2. Hình Microhyla achatina

19

Hình 3.3. Đĩa miệng nịng nọc Leptolalax pelodytoides

22


Hình 3.4 Đĩa miệng nịng nọc cóc mày Leptolalax sp

24

Hình 3.5. Đĩa miệng nịng nọc Ếch suối Hylarana nigrovittata

26

Hình 3.6. Đĩa miệng nịng nọc Ếch chalconota Hylarana chalconota

28

Hình 3.7. Đĩa miệng nịng nọc Cóc mắt lớn Xenophrys major

30

Hình 3.8. Đĩa miệng nịng nọc Ngóe Fejervarya limnocharis

33

Hình 3.9. Đĩa miệng nịng nọc Leptoprachium chapaense

35

Hình 3.10. Đĩa miệng nịng nọc Leptobrachium sp1

37

Hình 3.11. Đĩa miệng nịng nọc Leptobrachium sp2


39

Hình 2.12. Hình ảnh nịng nọc các lồi lưỡng cư ở KVNC

44

Hình 3.13. Đĩa miệng nịng nọc các lồi lưỡng cư ở VNC

46


1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Việt Nam được công nhận là một trong những quốc gia có tính ĐDSH cao của
thế giới, được quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF) cơng nhận là 3 trong 200 vùng
sinh thái tồn cầu. Hệ động thực vật Việt Nam không những giàu về thành phần mà
còn nhiều nét đặc trưng của vùng Đông Nam Á.Riêng lưỡng cư nước ta hiện nay biết
hiện biết 176 lồi và hơn một nửa trong số đó được liệt kê vào các loài bị đe dọa [18].
Sự phát triển nịng nọc các lồi lưỡng cư thì chưa được nghiên cứu nhiều. Danh lục
các loài lưỡng cư ở Việt Nam đưa ra dựa trên sự xác định các cá thể trưởng thành và
chưa được hình thành một cách có hệ thống.
Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt được xem lá phổi xanh của khu vực miền Tây Nghệ
An, có diện tích gần 68.000ha, có hệ động thực vật đa dạng, phong phú với nhiều loài
động, thực vật đặc hữu, được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Năm 2007, khu
vực Tây Nghệ An trong đó có khu đề xuất BTTN Pù Hoạt đã được UNESCO công
nhận là khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Khu hệ lưỡng cư ở đây được xác định là khá
đa dạng, hiện biết 42 loài (Hoàng Xuân Quang và cs., 1997, 1998, 2006, 2008) [7].
Tuy nhiên hiện nay các hoạt động sinh kế của người dân diễn ra thường xuyên
cùng với việc xây dựng các nhà máy thủy điện đã tác động mạnh mẽ đến khu hệ động

vật, thực vật ở đây nói chung và quần thể lưỡng cư nói riêng.
Trên cơ sở thực tiễn đó chúng tơi đã chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình
thái nịng nọc các lồi lưỡng cư ở Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An”.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đặc điểm sinh học nịng nọc của một số loài lưỡng cư ở Khu đề xuất
BTTN Pù Hoạt thuộc khu Dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An nhằm đánh giá mức độ
đa dạng sinh học lưỡng cư và bảo vệ chúng. Đồng thời đóng góp tư liệu cho bộ mơn
Herpetology.
Nội dung nghiên cứu:
- Đa dạng thành phần lồi nịng nọc lưỡng cư ở KVNC.
- Mơ tả đặc điểm hình thái nịng nọc các lồi,
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung tư liệu về thành phần lồi, đặc điểm hình
thái và các giai đoạn phát triển nịng nọc các lồi lưỡng cư ở Khu đề xuất BTTN Pù
Hoạt.


2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Lược sử nghiên cứu nòng nọc ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu
1.1.1. Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam
Việc nghiên cứu lưỡng cư ở nước ta đã được tiến hành vào cuối thế kỉ 19 bởi các
nhà khoa học trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu mới nhất đã cơng bố có 177
lồi ếch nhái (Nguyễn Văn Sáng và cs., 2009) [18].
Tuy nhiên nghiên cứu về nòng nọc của lưỡng cư cịn ít được biết đến. Nghiên
cứu đầu tiên về nòng nọc lưỡng cư là của Smith M. A. (1924) [8] tại cao nguyên
Langbiang Đà Lạt về nòng nọc của loài Rana johnsi thu từ năm 1917 ở độ cao 1.000m.
Nghiên cứu tiếp theo phải kể đến tác giả Bourret R. (1941, 1942) [10] tác giả đã
mô tả và xây dựng khố định loại cho nịng nọc của 62 lồi lưỡng cư ở Đơng Dương,
trong đó có các mẫu thu ở Việt Nam.

Đến năm 2001, Grosjean S. đã nghiên cứu và mơ tả hình thái nịng nọc lồi
Leptobrachium echiiratum tại KBTTN Hoàng Liên tỉnh Lào Cai, so sánh đặc điểm các
loài trong giống Leptobrachium ở Việt Nam [12].
Năm 2002 tác giả Ziegler T., Vences M. đã nghiên cứu và mơ tả nịng nọc của
lồi Rhacophorus verrucosus ở KBTTN Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh [20].
Năm 2004 tác giả Grosjean S., Vecs M ., Dubois A., đã nghiên cứu tại khu vực
châu Á và Châu Phi kết luận về sự tiến hóa của 3 lồi thuộc giống Hoplobatrachus [3].
Năm 2005 Delomer M. và cs. đã xây dựng cây phát sinh các loài thuộc 2 họ
Ranidae và Rhacophoridae ở Việt Nam [11].
Grosjean S. (2005) [4] nghiên cứu và mơ tả hình thái, của nịng nọc lồi Rana
nigrovitata ở VQG Bến En, Thanh Hóa.
Hendrix và cs tiến hành nghiên cứu ở VQG Phong Nha Kẻ Bàng - Quảng Bình
đã mơ tả về nịng nọc của loài Rhacophorus annamensis. (2007)[14] và loài Microhyla
fissipes (2008) [15].
Ở nước ta việc điều tra nghiên cứu được tiến hành sau những năm 1990 bởi các
nhà khoa học ở Viên Sinh thái và Tài nguyên sinh vật như Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu
Cúc [1].


3
Năm 2002, tác giả Nguyễn Kim Tiến nghiên cứu trên đối tượng ếch đồng đã bổ
sung thêm 6 giai đoạn phát triển so với phân chia của Gosner (1960) và đưa ra ảnh
hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển biến thái của nòng nọc ếch đồng [8].
Năm 2008, Lê Thị Thu nghiên cứu nịng nọc các lồi lưỡng cư ở hệ sinh thái
rừng Tây Nghệ An đã xác định nịng nọc của 15 lồi lưỡng cư, đồng thời đưa ra các
dẫn liệu về sinh học, sinh thái và đặc điểm phát triển các giai đoạn của nòng nọc một
số loài. Trên cơ sở những dẫn liệu ban đầu đó, tác giả đã có nghiên cứu tiếp tục về
nịng nọc các loài trong giống Limnonectes Fitzinger (2008) và họ Megophryidae ở
miền núi Tây Nghệ An (2009) [7].
Năm 2010, Lê Thị Qúy nghiên cứu nịng nọc các lồi lưỡng cư ở VQG Bạch Mã

đã xác định và mô tả được nịng nọc của 18 lồi lưỡng cư [4].
Năm 2011, Lê Thành Thắng tiến hành nghiên cứu tại khu vực miền Tây Nghệ An
và đã xác định được 16 loài, bổ sung thêm nịng nọc 10 lồi lưỡng cư cho khu vực Tây
Nghệ An so với nghiên cứu Lê Thị Thu (2008)[6]. Cùng thời gian, Võ Thanh Hưng đã
nghiên cứu và mơ tả được 13 lồi lưỡng cư ở KBTTN Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) [2].
1.1.2. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư và nòng nọc của lưỡng cư ở Pù Hoạt
Cho đến nay, nghiên cứu về lưỡng cư ở Pù Hoạt mới được biết đến bởi các cuộc
kháo sát ban đầu làm cơ sở cho việc đề xuất thành lập khu bảo tồn Pù Hoạt. Kết quả
nghiên cứu chỉ đề cập đến một số lồi lưỡng cư, bị sát chung cho khu bảo tồn.
Năm 2001, Lê Thành Thắng đã tiến hành nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở miền
Tây Nghệ An, ở Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt. Ngồi ra chưa có nghiên cứu nào được
thực hiện tại đây [6]
Như vây nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam cũng như VNC chưa nhiều
và chưa có hệ thống. Chính vì vậy nội dung nghiên cứu đề tài cần thiết, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn.
1.2. Điều kiện tự nhiên KVNC
1.2.1. Vị trí địa lí
Khu Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt có tọa độ địa lí 19 0 25’ - 200 00’ vĩ Bắc, 1040 37’
- 1040 14’ kinh Đông, thuộc địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An với tổng diện tích
là 67.943 ha (Theo Viện quy hoạch rừng). Phía Bắc giáp với tỉnh Thanh Hóa, phía Tây


4
giáp biên giới Việt - Lào; phía Nam là xã Tri Lễ, Nậm Giải và phía Đơng là xã Tiền
Phong.
1.2.2. Đặc điểm địa hình
Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt có địa hình tương đối phức tạp và đa dạng bao gồm:
núi cao và núi trung bình, một phần diện tích nhỏ đá vôi.
Khu Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt nằm dọc biên giới Việt - Lào theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam dài 47 km, bề ngang rộng nhất ở bắc sơng Chu 25 km, hẹp nhất về

phía Nam 12 km.
Độ cao trung bình 800 - 1400 m. Các đỉnh cao nhất 2452 m, 2330 m, 1723 m,
1530 m... tập trung ở phía núi Pù Hoạt - Pù Pha Lâng nằm ở phía nam khu đề xuất
BTTN Pù Hoạt; Phía bắc giáp với Tỉnh Thanh Hóa có núi Pù Nhích cao 1250 m, ở
vùng trung tâm có núi Pù Phá Nhà cao trên 1500. Ở đây, hệ suối có nhiều ghềnh thác
Ngồi ra một diện tích nhỏ núi đá vơi phân bố ở phía sơng Chu, núi pù Nhích,
trên sườn pù Phá Nhà và phía Tây Bắc đỉnh Pù Hoạt.
1.2.3. Đặc điểm địa chất
Đất đai ở khu vực này chủ yếu là: Đất feralit đỏ vàng có mùn trên núi; đất Feralit
đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch dưới 800 m, và đất phát triển do phong hóa đá
vơi. Ở đây có khác nhau giữa các phân khu: Phía Nam của khu bảo tồn chủ yếu là
granit. Phía Tây Nam của khu vực có một giải hẹp đá vơi kéo dài theo hướng Tây
Nam; Tiếp đến là một vùng đất sa thạch rộng, đất bùn, đất sét, đá vôi, đá cuội, sọi và
đất cát. Phía Bắc của khu vực là một giải đất rộng được tạo bởi axít phun trào và đá tro
núi lửa có diện tích tương đối rộng.
1.2.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Khu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa (Theo phân chia của Vũ Tự Lập phân vùng địa lí lãnh thổ Việt Nam 1970). Chế độ mưa ở đây hàng năm tăng lên 1900
mm, lên đến vùng núi cao của Pù Cao Mạ, Pù Phá Nhà, Pù Hoạt (trên 1700 m) lượng
mưa tăng lên 2200 mm. Đây là một trong các điểm có lượng mưa cao nhất tỉnh Nghệ
An.


5
Về nhiệt độ, khu vực trung tâm của Khu BTTN Pù Hoạt có hạ xuống, mát mẻ
hơn vùng chân núi phía ngồi, theo đường đặng nhiệt nhiệt độ trung bình vào khoảng
19 - 200 C. Chế độ mưa ẩm nhiệt thay đổi rõ nét ở các đai khác nhau.
Hệ thống sông suối ở Pù hoạt chia thành hai lưu vực sơng chính:
- Lưu vực sơng Chu ở phía Bắc: Sơng chảy vào khu vực Xuân Liên tỉnh Thanh
Hóa và chỉ có phần thượng nguồn ở Pù Hoạt.
- Lưu vực sơng Con: Được tạo thành từ 3 dịng sơng chính: Nậm Suối, Nậm Viếc

và Nậm Giải. những dòng suối này được hình thành từ 40 dịng suối nhỏ; trong đó 27
dịng có lưu vực rộng hơn 100 km2, có tổng diện tích là 5430 km 2.
1.2.5. Đặc điểm tài nguyên rừng
a. Thực trạng tài nguyên rừng
Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt có 56.232 ha rừng tự nhiên, chiếm 83 % tổng diện
tích, nhưng chỉ có 33.555 ha rừng ít bị tác động, rừng tự nhiên ở Pù Hoạt bao gồm 3
kiểu rừng chính:
+ Rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi cao
Phân bố ở các đai cao trên 1600 m của các khối núi chính là: Pù Hoạt, Pù Pha
Lng, Pù Phá Nhà, Pù Cao Mạ và một phần nhỏ ở biên giới phía Bắc giáp huyện
thường Xn - Thanh Hóa, rừng phát triển trên đất mùn thô, trên đá riolit xen kẽ đá
feralit. Kiểu rừng này ít bị tác động, tính ngun sinh cịn cao, thực vật chiếm ưu thế là
cây lá rộng, cây lá kim có một số lồi cỡ lớn nhưng mật độ và sinh khối không vượt
quá 30 %. Họ ưu thế: Lauraceae, Fagaceae, Theaceae, Araliacea,
+ Rừng kín lá rộng thường xanh mưa nhiệt đới núi trung bình
Phân bố ở độ cao 800 - 1500 m, phân bố rộng khắp vùng sườn núi từ các tiểu khu
giáp Thanh Hóa, sơng Chu cho tới núi Pù Phá Nhà, Pù Cao Mạ, Pù Pha Lâng và phía
Đơng núi Pù Hoạt. Rừng phát triển trên đất feralit màu vàng, đá mẹ chủ yếu là riolit và
granit, phong hóa mạnh, tầng đất dày đến trung bình, độ sói mịn yếu, độ tán che 80 %.
Kiểu rừng này cịn giữ được tính nguyên sinh cơ bản, đôi chỗ bị làm nương rẫy
với từng đán nhỏ, thực vật chiếm ưu thế là cây lá rộng sinh trưởng tốt như Họ dẻ
(Fagaceae); Họ re (Lauraceae), Họ mộc lan (magnoliaceae)…
+ Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp


6
Phân bố ở độ cao dưới 800 m, trên đất feralit đỏ vàng phát triển trên nền granit,
sa phiến thạch, tầng đất mỏng đã bị rửa trôi mạnh ở một số diện tích, do có những giai
đoạn mà thảm che bị phá vỡ do đốt nương làm rẫy.
* Kiểu phụ rừng kín thường xanh lá rộng trên núi đá

Kiểu phụ này nằm trong vành đai rừng lá rộng thường xanh núi thấp dưới 800 m
phát triển trên núi đá vôi, phân bố ở xã Thơng Thụ phía bắc sơng Chu và một diện tích
nhỏ ở Pù Phá Nhà.
* Kiểu phụ tre nứa
Kiểu phụ tre nứa phân bố ở độ cao dưới 600 m dọc theo các suối và bản làng,
rừng tre nứa xuất hiện sau nương rẫy bỏ lại lâu ngày với các loài Nứa (Neohouzeaua),
Lùng (Lingnalia), Giang (Dendrocalamus pastellaris).
b. Tài nguyên thực vật
Khu hệ thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt có 763 lồi thuộc 427 chi và 124 họ, trong
đó có 30 lồi q hiếm đã ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.
Bảng 1.1. Thống kê các loài thực vật ở Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt

Nhóm phân loại
Ngành Quyết thực vật ( Polydiophita )
Ngành hạt trần ( Pinophita)
Ngành hạt kín ( Magnoliophita ):
- Lớp 2 lá mấm
- Lớp 1 lá mầm
Tổng số

Số họ
15
4
105
87
18

Số chi
24
7

397
330
67

Số loài
59
6
697
585
112

124

427

763

Về tài nguyên thực vật đã thống kê được: có 72 lồi cây cho gỗ có giá trị, 25
lồi cây cho quả và hạt ăn được, 15 loài cây làm rau xanh, 95 loài cây làm thuốc, 14
loài cây cho tinh dầu, 28 loài cây cho dầu béo, 22 loài cây cho sợi và đan lát, 6 loài cây
cho chất nhuộm, 5 loài cây cho nhựa và 65 lồi cây cảnh và bóng mát.
c. Khu hệ động vật
Những khảo sát bước đầu ở Pù Hoạt đã thống kê được 193 lồi động vật có
xương sống thuộc 4 lớp.
Bảng 1.2. Thống kê động vật có xương sống trên cạn ở Khu đề xuất Pù Hoạt


7
Lớp


Bộ
6
10
2
1
19

Thú
Chim
Bị sát
Lưỡng cư
Tổng số

Họ
16
33
6
2
57

Lồi
45
131
11
6
193

1.2.6. Đặc điểm điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội
Trong phạm vi của Khu BTTN Pù Hoạt có 6 xã: Đồng Văn, Thơng Thu, Tiền
Phong, Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ thuộc huyện Quế Phong, bao gồm các dân tộc:

Thanh, Thái, Khơ-mú, Mường, H’mông và Kinh với tổng dân số 37.365 người.
Đời sống của dân ở đây chủ yếu dược vào khai thác các loại tài nguyên rừng (gỗ,
măng, tre, lá cọ, ong mật, cây thuốc, săn bắt động vật…), sản xuất nông nghiệp và
chăn nuôi. Việc sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương ở đây gặp nhiều khó
khăn do cịn thiếu phương tiện kỹ thuật, giống, phân bón…Do giao thơng trong khu
vực không thuận tiện nên sản phẩm sản xuất chủ yếu để tự cung tự cấp.
Bảng 1.3. Tình hình dân sinh các xã trong Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt
TT
1
2
3
4
5
6
Tổng


Đồng Văn
Thơng Thụ
Tiền Phong
Hạnh Dịch
Nậm Giải
Tri Lễ

Diện tích
(ha)
28.555
42.131
14.479
17.879

14.420
20.735
138.002

Đất nơng
nghiệp (ha)
516
783
1272
648
387
1157
4763

Dân số
(người)
4.784
4.980
11.900
3.585
1.665
10.214
37.365

Sử dụng đất nông nghiệp: Lương thực được sản xuất chủ yếu là lúa gồm lúa
nương rẫy và lúa nước với diện tích 2.885 ha, năng suất trung bình 17 ta/ha, ruộng bậc
thang có diện tích nhỏ ở các bản Sài, Mường Đán, bản Púc, sắn có diện tích 1.317 ha,
năng suất 63 ta/ha.



8
Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển trong
vùng kể cá số lượng và chất lượng, bình qn mỗi hộ có 1 đến 2 con trâu.
- Giáo dục, y tế: các xã trong vùng nghiên cứu đề có trường tiểu học và trung
học cơ sở. Tuy nhiên, vẫn chưa có trường THPT ở các xã, công tác phổ cập học sinh
trong độ tuổi đến trường vẫn chưa huy động hết, đội ngũ giáo viên cịn thiếu, chất
lượng dạy và học chưa cao. Trình độ văn hóa nói chung cịn thấp, ngun nhân chủ
yếu do kinh tế cịn khó khăn, cơ sở hạ tầng phục vụ giảng day cịn thiếu, giao thơng
khó khơng thuận lợi.
Mạng lưới y tế đã có tới các xã, 100% các xã trong vùng đều có trạm y tế với
nhà cấp 4 trở lên, nhưng cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn hạn chế, thuốc
chữa bệnh và cán bộ làm cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cịn thiếu.
- Giao thơng: Mạng lưới giao thơng trong vùng khá phát triển, các xã đều có
đường ơ tô đến trung tâm xã. Tuy nhiên vào mùa lũ giao thơng gặp nhiều khó khăn.


9
CHƯƠNG 2. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tư liệu
Phân tích 69 mẫu vật thu ở Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An.
Mẫu thu được đánh số và đựng trong hộp nhựa riêng, được bảo quản trong dung
dịch hỗn hợp gồm cồn 700 + formalin 10% với tỉ lệ 50 : 50; được lưu giữ tại Phòng thí
nghiệm Động vật - Trung tâm thực hành thí nghiệm, Trường Đại học Vinh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
2.2.1. Phân tích đặc điểm hình thái nịng nọc
- Hình dạng cơ thể: thân hình trịn, oval hoặc elíp tuỳ từng lồi và nhóm lồi.
Thân cao nếu chiều cao thân lớn hơn chiều rộng thân (H > W), thân trung bình (H =
W), thân dẹp (H < W).
- Mắt: lớn, nhỏ hay trung bình so với kích thước cơ thể; vị trí mắt ở mặt bên hay
mặt trên (hình 2.1).


a
b
Hình 2.1. Vị trí mắt của nịng nọc (theo theo McDiarmid R. W., Altig R., 1999, [7])
a. Phía bên; b. Phía trên
- Mũi: vị trí ở phía bên, phía trên hoặc trước.
- Đĩa miệng: hình dạng đĩa miệng: trịn hay elíp, bầu dục...; đĩa miệng có dạng
thuỳ bám, dạng phễu hút, dạng ăn mặt nước, dạng bám đáy (hình 2.2).

a

b

c

d

Hình 2.2. Các dạng đĩa miệng ở nòng nọc (a. Dạng thuỳ bám - Quasipaa; b. Dạng
phễu - Leptolalax; c. Dạng ăn mặt nước - Megophrys; d. Dạng bám đáy - Amolops)
- Vị trí đĩa miệng: ở trên (1800), dưới (00), trước (900) hoặc trước dưới (hình 2.3).


10

a

c

b


d

Hình 2.3. Vị trí của đĩa miệng ở nịng nọc lưỡng cư (theo Lê Thị Qúy, 2008 [4])
a. Miệng trên (Megophrys longipes); b. Miệng dưới (Amolops rickettii); c. Miệng
trước (Microhyla fissipes - Hendrix et al.); d. Miệng trước dưới (Leptobrachium sp.)
- Răng sừng: công thức răng (LTRF): số lượng răng sừng nguyên, chia ở môi
trên, môi dưới; hướng của răng sừng, hình dạng... (hình 2.4)

Hình 2.4. Cấu tạo đĩa miệng của nịng nọc
(theo McDiarmid R. W., Altig R., 1999[7])
AL: mơi trên; A-1 và A-2: hàng răng sừng đầu tiên và thứ hai; A-2 GAP:
khoảng trống giữa hàng răng thứ hai của mơi trên; LJ: bao hàm dưới; LP: khía
bên của bao hàm trên; M: miệng; MP: gai thịt ở phía bên; OD: đĩa miệng; PL:
môi dưới; P-1, P-2, và P-3: hàng răng đầu tiên, thứ hai và thứ ba của môi dưới;
SM: gai thịt gần mép; UJ: bao hàm trên.
- Gai thịt:
+ Hoàn toàn (bao quanh đĩa miệng); đứt đoạn (có ở phía bên, có ở trên, có ở phía
dưới, có ở phía bên và phía dưới...); hoặc khơng có (hình 2.5).


11

a

B

C

d


Hình 2.5. Các dạng gai thịt ở nịng nọc (theo Lê Thị Qúy, 2008 [4])
Gai thịt hoàn toàn (a); gai thịt viền hai bên và phía dưới (b), viền hai bên (c),
khơng có gai thịt (d)
+ Hình dạng gai thịt, mật độ, khoảng cách giữa các gai thịt; hướng của các gai
thịt, số hàng gai thịt...
- Bao hàm: hình dạng, độ lớn của bao hàm trên, bao hàm dưới... (hình 2.6)

Hình 2.6. Các dạng bao hàm ở nịng nọc
(theo McDiarmid R. W., Altig R., 1999[7])
B. Meristogenys arphnocnemis (Ranidae); C. Hyla femoralis (Hylodae); D. Rana
sphenocephala (Ranidae); E. Ceratophrys cornuta (Leptodactylidae); F.
Plectrohyla ixil (Hylidae); G. Mantidactylus lugubris (Rhacohporidae); H. Hyla
pictipes (Hylidae); I. Ansonia longidigita (Bufonidae); J. Heleophrynae
(Heleophrynidae)
- Lỗ thở: có dạng đơn (ở phía bên hoặc phía bụng) hoặc kép (trước - giữa - sau
bụng) (hình 2.7)
- Đi: hình dạng vây đi (thấp/ cao), nếp trên vây đuôi, nếp dưới vây đuôi; cơ
đi trịn/ dẹp/ dạng sợi..., dày hay mỏng...
- Màu sắc: khi sống, màu sắc bảo quản.


12

Hình 2.7. Các kiểu lỗ thở và vị trí lỗ thở ở nòng nọc lưỡng cư
(theo McDiarmid R. W., Altig R., 1999[7])
A. Lỗ thở đơn, bên trái (Dendrobates tinctorius); B. Lỗ thở đơn, bên trái với ống dài
(Otophryne pyburni); C. Lỗ thở kép, phía bên (Lepidobatrachus llanensis); D. Lỗ
thở kép, phía bên - bụng (Rhinophrynus dorsalis); E. Lỗ thở đơn, phía bụng sau
(Kaloula pulchra); F. Lỗ thở đơn, giữa bụng (Ascaphus truei)
2.3.4.2. Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái nịng nọc

Đặc điểm hình thái nịng nọc được phân tích theo Grosjean S. (2001) [12] và
được mơ tả ở (hình 2.8)

Hình 2.8. Phương pháp đo nịng nọc (theo Grosjean S., 2001 có bổ sung)
Kí hiệu:
bl: Dài thân (đo chiều dài từ mút mõm đến gốc đuôi);
bh: Cao thân (đo ở vị trí cao nhất của thân);


13
bw: Rộng thân (đo ở vị trí rộng nhất của thân);
ed: Đường kính mắt (đo chiều dài lớn nhất của mắt);
ht: Cao đi (đo ở vị trí cao nhất của đuôi);
lf: Chiều cao lớn nhất nếp dưới vây đuôi (đo ở vị trí cao nhất nếp dưới vây đi
từ mép dưới của cơ vây đuôi).
nn: Khoảng cách 2 mũi (đo khoảng cách giữa hai lỗ mũi).
np: Khoảng cách mắt - mũi (đo khoảng cách từ mũi đến giữa mắt).
odw: Rộng miệng (đo chiều rộng lớn nhất của đĩa miệng, kể cả viền miệng).
pp: Khoảng cách giữa hai mắt (đo khoảng cách giữa hai bờ của mắt).
rn: Khoảng cách từ mũi đến mõm (đo khoảng cách từ mút mõm đến mũi).
ss: Khoảng cách từ lỗ thở đến mõm (đo khoảng cách từ mút mõm đến mép trong
lỗ thở).
su: Khoảng cách mút mõm - nếp trên vây đuôi (đo khoảng cách từ mút mõm đến
khởi điểm nếp trên vây đuôi).
tl: Chiều dài từ mút mõm - đuôi (đo chiều dài từ mút mõm đến mút đuôi).
tail: Chiều dài đuôi (đo chiều dài từ gốc vây lưng đến mút đuôi).
uf: Chiều cao lớn nhất nếp trên vây đi (đo ở vị trí cao nhất nếp trên vây đuôi
kể từ mép trên của cơ vây đuôi).
vt: Chiều dài bụng - mút đuôi (đo chiều dài từ lỗ hậu môn đến mút đuôi).
tmh: Chiều cao cơ đi (đo ở vị trí cao nhất của cơ đi).

tmw: Dày đi (đo ở vị trí rộng nhất tại gốc đuôi).
fl: Dài chi trước (đo chiều dài từ gốc chi trước đến mút ngón tay dài nhất).
hl: Dài chi sau (đo chiều dài từ gốc đùi đến mút ngón chân dài nhất).
svl: chiều dài mõm - bụng (từ mút mõm đến lỗ mở của ống hậu môn).
LTRF: Công thức răng. Đơn vị đo: mm.
Các chỉ tiêu hình thái được đo bằng thước kẹp hiện số có độ chính xác đến
0,01mm dưới kính lúp điện tử soi nổi.
2.2.2. Phương pháp định loại
- Xác định các lồi nịng nọc dựa vào tài liệu của Bourret R. (1942) [10] và các
tài liệu nghiên cứu về nòng nọc lưỡng cư
- Tên khoa học các loài theo Nguyen Van Sang et al. (2009). [18].
2.2.3. Xác định các giai đoạn phát triển của nòng nọc
Các giai đoạn phát triển của nịng nọc (hình 2.9) được xác định theo Gosner
(1960) [theo tài liêu 4].
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học.


14

Hình 2.9. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng và biến thái của nòng nọc (26 - 46)
theo Gosner, 1960


15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đa dạng nòng nọc các lồi lưỡng cư ở KVNC
3.1.1. Danh lục nịng nọc các lồi lưỡng cư
Danh sách nịng nọc các lồi lưỡng cư ở KVNC được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.1. Danh mục nịng nọc các lồi lưỡng cư ở khu đề xuất BTTN Pù Hoạt
TT


Tên khoa học

Tên phổ thồng

Microhylidale

Họ Nhái bầu

1.

Microhyla butleri (Boulenger, 1900)

Nhái bầu bút lơ

2.

Microhyla achatina (Tschudi, 1838)

Nhái bầu achantina

Megophryidae

Họ Cóc bùn

3.

Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893)

Cóc mày bùn


4.

Leptolalax sp.

Cóc mày

5.

Xenophrys major ( Boulenger, 1908)

Cóc mắt lớn

6.

Leptoprachium chapaense

Cóc mày sa pa

7.

Leptoprachium sp1.

8.

Leptoprachium sp2.
Ranidae

Họ Ếch nhái


9.

Hylarana chalconota (Schlegel, 1837)

Ếch chalconota

10.

Hylarana nigrovittata (Blyth, 1855)

Ếch suối

11.

Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829)

Ngóe

Kết quả phân tích đã xác định được nịng nọc của 11 lồi thuộc 6 họ ở khu đề
xuất BTTN Pù Hoạt. Trong đó có 3 loài chưa được định danh gồm: Leptolalax,
Leptoprachium sp1, Leptoprachium sp2.
So sánh với các nghiên cứu trước đây về lưỡng cư và nòng nọc lưỡng cư ở Khu
đề xuất BTTN Pù Hoạt cho thấy trong số nịng nọc các lồi đã ghi nhận được thì các
lồi Microhyla achatina, Hylarana nigrovittata và Hylaana chalconota là những loài
bổ sung phân bố cho khu vực nghiên cứu.


16
3.1.2. Khóa định loại
Trên cơ sở đặc điểm hình thái các loài thu được mẫu, kết hợp tham khảo các tài

liệu trước đây nghiên cứu về nịng nọc, chúng tơi xây dựng khóa định loại cho nịng
nọc các lồi lưỡng cư ở KVNC như sau:
1(4) Lỗ thở đơn ở giữa bụng hoặc gần hậu mơn, khơng có bao hàm.
2(3) Khơng có phần đĩa miệng, miệng bé, khép kín, đi dài hơn, mút đi có dạng
sợi................................................................................................ Microhyla butleri
3(2) Đĩa miệng dạng phễu hình bán nguyệt, hướng lên trên............Microhyla achatina
4(1) Lỗ thở đơn ở bên trái, có bao hàm và răng sừng
5(14) Đĩa miệng hướng trước hoặc dưới
6(9) Miệng có dạng phễu hút, gai thịt hồn tồn.
7(8) Trên vây đi ở 2/3 phía sau có lốm đốm các hạt sẫm bé, LTRF: I(4+4)/(3+3)I ...
.......................................................................................... Leptolalax pelodytoides
8(7)

Trên vây đi có lốm đốm các hạt nhỏ màu trắng, LTRF: I(3+3)/
(2+2)I

..........................................................................................................

Leptolalax sp.
9(6) Miệng khơng có dạng phễu hút, gai thịt viền mơi trên có khoảng trống ở giữa.
10(11) Mơi trên có 7 hàng răng chia. LTRF: I(7+7)/(6+6)I...Leptoprachium chapaense
11(10) Mơi trên có ít hơn 7 hàng răng chia.
12(13) Thân nâu đen, pp/nn 1,62 ..................................................... Leptoprachium sp1
13(12) Thân nâu vàng, pp/nn 1,71.................................................... Leptoprachium sp2.
14(5) Miệng dạng phễu hướng lên trên, có bao hàm nhỏ.
15(16) Khơng có gai thịt viền quanh miệng, mút đuôi nhọn............... Xenophrys major
16(15) Gai thịt viền hai bên và phía dưới đĩa miệng.
17(20) Mơi trên 2 hàng răng, 1 hàng nguyên và 1 hàng chia.
18 (19) LTRF: I(1+1)/(1+1)II. Thân màu xám, phía sau vây đi có các vệt màu
nâu...


............................................................................................

Hylarana

nigrovittata
19(18) LTRF:I(1+1)/III. Thân và đầu màu nâu đen xám nhạt, gốc vây đuôi màu nâu.
Vây đuôi trắng có các đốm sẫm ở nửa trên ..................... Fejervarya limnocharis


17
20(17) Môi trên 5 hàng răng, 1 hàng ngyên và 4 hàng chia. Thân và đầu màu nâu, trên
vây đuôi có các chấm đen nhạt nhỏ ở gốc vây đi. ........... Hylarana chalconota
3.1.3. Đặc điểm hình thái nịng nọc các loài lưỡng cư ở KVNC
1. Nhái bầu bút lơ Microhyla butleri Boulenger, 1900
Microhyla butleri G.A. Boulenger,1900, Ann. Mag.Nat. Hist, London, Ser. 7,6: 188.
Tên phổ thông: Nhái bầu but lơ (Việt).
Mẫu vật: 9 mẫu vật, ở giai đoạn 30, 31, 32, 35, 36, 37, 42, 43.
Đặc điểm chẩn loại:
Miệng bé, khép kín, khơng có đĩa miệng. Thân hơi dẹp trên dưới, rộng hơn cao.
Mắt lớn, nằm ở phía bên. Lỗ mũi bé, lỗ thở ở phía bụng, nằm sát hậu mơn. Cơ đi
mảnh, mút đi nhọn, có dạng sợi phía sau. Cơ thể trong suốt, trên lưng có hoa văn
sẫm màu.
Mơ tả:
Đầu và thân nhìn từ trên có hình lục giác, dài hơn rộng, nhìn từ bên có hình oval.
Thân hơi dẹp theo hướng trên dưới, chiều rộng thân bằng 1,24 lần chiều cao thân
(bw/bh: 0.70-1.56) và bằng 0,77 lần chiều dài thân (bw/bl: 0.41- 0.88). Mắt lớn, nằm ở
phía bên, đường kính mắt bằng 0,22 lần chiều rộng thân (ed/bw: 0,19 - 0,54). Lỗ mũi
bé, nằm gần mút mõm hơn mắt một chút, khoảng cách giữa mũi - mõm bằng 0,60 lần
khoảng cách giữa mũi - mắt (rn/np: 0,50 - 0,77). Gian mũi hẹp hơn nhiều so với gian ổ

mắt, khoảng cách giữa hai mắt bằng 5,01 khoảng cách giữa hai mũi (pp/nn: 4,10 7,10). Lỗ thở nằm ở bụng, gần hậu môn hơn mút mõm, khoảng cách từ mút mõm đến
lỗ thở bằng 0.73 lần khoảng cách từ mút mõm đến lỗ mở của hậu môn (ss/svl: 0,70 0,76).
Cơ đuôi mảnh, chiều cao cơ đuôi lớn nhất bằng 0,35 chiều cao lớn nhất của thân
(tmh/bh: 0,28 - 0,40) và bằng 0,59 chiều cao đuôi (tmh/ht: 0,51 - 0,78). Vây đi trung
bình; chiều cao đi bằng 0,60 lần chiều cao thân. Mút đi nhọn, nếp trên và dưới
vây đi phía sau khơng màu nên nhìn rõ cơ đi phía sau mảnh tạo thành dạng sợi.
Đĩa miệng:


18

Hình 3.1. Đĩa miệng của Nhái bầu bút lơ Microhyla butleri (theo [4])
Khơng có phần đĩa miệng, miệng bé, khép kín. Chiều rộng miệng bằng 0,43 lần
chiều rộng thân (odw/bw: 0,34 - 0,77).
Màu sắc bảo quản:
Phía trên đầu, thân và cơ đuôi màu xám với hoa văn sẫm màu ở giữa thân nối với
mắt, kéo dài phía trước đến mõm, phía sau nối với gốc đi. Vây đi trắng đục ở nữa
phía trước và mút đi, phần giữa cho đến gần mút đuôi màu đen nhạt. Bụng trắng
nhạt. Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Microhyla butleri được trình bày ở bảng 1.
Bảng 3.2. Các tỉ lệ hình thái nòng nọc của Microhyla butleri (n=9)
GD
bl/bh
bl/bw
bl/tail
bl/hl
tail/bl
tail/ht
bw/bh
bw/bl
ht/bh

tmh/bh
tmh/ht
uf/ht
lf/ht
uf/lf
ed/bl
pp/nn
nn/pp
rn/np
ss/bl
ss/svl

30
1.48
1.14
0.59
10.05
1.708
4.85
1.30
0.88
0.52
0.28
0.53
0.32
0.43
0.74
0.16
4.32
0.23

0.53
0.78
0.70

31
1.87
1.20
0.58
6.59
1.712
4.07
1.56
0.84
0.79
0.40
0.51
0.14
0.29
0.50
0.18
4.73
0.21
0.77
0.79
0.76

32
1.70
1.22
5.56

1.39
0.82
0.62
0.38
0.61
0.34
0.43
0.78
0.15
4.22
0.24
0.57
0.72
0.71

35
1.59
1.23
0.52
3.99
1.915
4.57
1.29
0.81
0.67
0.34
0.51
0.15
0.32
0.48

0.16
4.69
0.21
0.62
0.71
0.74

36
1.45
1.28
0.53
2.19
1.876
5.85
1.13
0.78
0.47
0.36
0.78
0.32
0.32
1.00
0.15
7.23
0.14
0.70
0.80
0.76

37

1.50
1.17
0.62
1.25
1.607
4.67
1.29
0.86
0.52
0.32
0.61
0.31
0.41
0.76
0.17
5.81
0.17
0.52
0.80
0.71

42
1.70
2.44
0.63
0.60
1.576
4.51
0.70
0.41

0.59
0.36
0.60
0.26
0.29
0.89
0.22
4.10
0.24
0.50
0.87
0.74

TB
1.61
1.38
0.58
4.32
1.48
4.75
1.24
0.77
0.60
0.35
0.59
0.26
0.36
0.73
0.17
5.01

0.21
0.60
0.78
0.73


19

su/bl
odw/bl
odw/bw

0.68
0.30
0.35

0.66
0.31
0.37

0.69
0.33
0.40

0.66
0.31
0.38

0.80
0.29

0.37

0.68
0.29
0.34

0.56
0.31
0.77

0.68
0.31
0.43

2. Microhyla achatina Tschudi, 1838
Mẫu vật: 7 mẫu vật, ở giai đoạn 31, 33, 35, 36, 37[19].
Đặc điểm chẩn loại:
Đĩa miệng dạng phễu hình bán nguyệt, hướng lên trên. Khơng có gai thịt viền
quanh miêng, bao hàm trên trung bình và mảnh. Cơ thể dạng hình trụ, nhìn từ trên có
hình bầu dục, có màu trắng đục. Mắt trung bình, nằm phía bên. Lỗ thở đơn, nằm ở
bụng, gần hậu môn. Cơ đuôi và vây đuôi yếu, đuôi ngắn.
Mô tả:
Cơ thể dạng hình trụ, thân nhìn từ trên có hình bầu dục. Chiều rộng thân bằng
1,05 lần chiều cao thân (bw/bh: 0,89 - 1,51) và bằng 0,59 lần chiều dài thân (bw/bl:
0,51 - 0,65). Mắt trung bình, nằm ở phía trên, đường kính mắt bằng 0,15 lần chiều dài
thân (ed/bl:0,13 - 0,16). Lỗ mũi nằm gần mõm hơn mắt, khoảng cách giữa mũi - mõm
bằng 0,61 lần khoảng cách giữa mũi - mắt (rn/np: 0,56 - 0,63). Gian mũi bằng 0,30 lần
gian ổ mắt (nn/pp: 0,28 - 0,34). Lỗ thở đơn, ở phía bụng, nằm gần hậu mơn, khoảng
cách từ mút mõm đến lỗ thở bằng 0,69 lần khoảng cách từ mút mõm đến lỗ mở của
hậu môn (ss/svl:0,50 - 0,86) và bằng 0,72 lần chiều dài thân (ss/bl:0,53 - 0,95).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×