Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Đánh giá hiệu quả của bù dịch sau vận động bằng nước dừa non, oresol và nước khoáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.43 KB, 41 trang )

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong tập luyện thể dục thể thao thì tiêu hao năng lượng và sự trao đổi
chất của cơ thể lúc tập luyện lớn gấp 10- 20 lần so với lúc nghỉ ngơi. Phần lớn
năng lượng tiêu hao cho hoạt động cơ bắp, phần khác cho q trình chuyển hố.
Lượng vận động tập luyện càng lớn, sinh nhiệt càng nhiều, thân nhiệt càng cao.
Do đó để điều hòa thân nhiệt, cơ thể phải tăng thải nhiệt bằng tăng bài tiết mồ
hơi, vì thế sẽ xảy ra tình trạng cơ thể mất nước và điện giải [1]. Lượng nước mà
cơ thể mất trong tập luyện có thể vượt quá 1lít nước 1giờ (Costill, 1977). Mất
nước và điện giải sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch, giảm thể
tích máu, giảm bài tiết nước tiểu, gây rối loạn chuyển hoá tế bào, làm tăng ure
máu, gây đau và co cứng cơ [1, 3].
Sự bù đắp nước và điện giải trước và trong quá trình vận động là không đủ
để bù lại lượng chất lỏng đã bị mất nhất là trong điều kiện tập luyện với cường
độ cao và khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam. Ngoài ra, phục hồi sự mất nước sau
tập luyện không chỉ yêu cầu bù lượng nước đã tổn hao mà cịn cần tính đến bù
đủ điện giải đã mất. Do vậy, để giúp cơ thể chóng hồi phục cân bằng nước và
điện giải, cần bù đắp một lượng nước và điện giải sau vận động. Một trong
những yêu cầu để phục hồi được lượng dịch đã mất sau tập luyện thể dục thể
thao là lượng dịch uống bù vào phải lớn hơn lượng dịch đã tổn hao ( Shirreffs và
cộng sự 1996). Bởi lý do này, cảm quan của nước uống rất quan trọng vì nó sẽ
kích thích vị giác của người uống giúp uống được nhiều hơn [10].
Tại Việt Nam thì theo khảo sát của Trung tâm dinh dưỡng và Sở Thể dục
Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh thì đa số vận động viên bù nước một cách tự
phát do khát chứ chưa ý thức rõ ràng về việc bù nước để phục hồi cân bằng chất
lỏng cho cơ thể [8]. Trên thế giới cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu về bù
dịch cho vận động viên sau vận động như “đánh giá hiệu quả bù dịch của nước
dừa với đồ uống giải khát chứa carbonhydrate, hay “ phục hồi sự mất nước sau
vận động với nước giải khát thông thường và nước tinh khiết”. Dù vậy, số lượng
các nghiên cứu về vấn đề này cịn ít, các loại dịch dùng để bù nước và điện giải
sau vận động cũng chưa phong phú và đặc biệt là khơng thích hợp cho điều kiện


của Việt Nam. Để làm phong phú thêm các nghiên cứu cho vấn đề này và đưa ra
được gợi ý cho việc lựa chọn và sử dụng một loại dịch phù hợp nhằm phục hồi
tổn hao chất lỏng và điện giải sau vận động chúng tôi thực hiện nghiên cứu:
“Đánh giá hiệu quả của bù dịch sau vận động bằng nước dừa non, oresol và
nước khoáng”
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1


- Đánh giá hiệu quả bù dịch sau vận động của nước dừa non, dung dịch
Oresol và nước khoáng
- So sánh hiệu quả bù dịch sau vận động giữa nước dừa non với dung dịch
Oresol và với nước khoáng.
Chương 1: Tổng quan tài liệu
I. Nước trong cơ thể
1.1. Phân bố nước trong cơ thể
Lượng nước toàn phần trong cơ thể phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể,
tuổi, giống. Nước chiếm 74% trọng luợng cơ thể khi mới sinh ra, 55- 60% ở
người trưởng thành nam, và 45- 50% ở trưởng thành nữ, người già 45- 50%. Sự
thay đổi lượng nước nhanh sảy ra phần lớn ở ngoài tế bào. Trong cơ thể cơ quan
nào càng hoạt động thì càng chứa nhiều nước như ở não, tim… có tỷ lệ nước trên
70%, sụn xương dưới 40%.
Bảng 1: Tỷ lệ nước trong cơ thể trẻ em và người trưởng thành
Đối tượng (năm tuổi)
% n ư ớc
Trẻ em
Sơ sinh

75


1

58

6–7
Nam trưởng thành

62

16- 30

58,9

31- 60

54,7

61- 69
Nữ trưởng thành

51,6

16- 30

50,9

31- 91

45,2


Có thể chia sự phân bố nước trong cơ thể làm 2 phần chính: Trong tế bào
và ngoài tế bào.
2


Chất
Nước (tính bằng %
khối lượng)

Lịng mạch
5

Gian bào
15

Tế bào
50

Nước trong và ngoài tế bào bị phân cách bởi màng bán thấm của tế bào;
màng này cho phép nước đi qua một cách có chọn lọc.
Nước ngồi tế bào được chia làm hai loại: Nước trong mạch máu và nước
gian bào. Giữa hai phần được phân cách bởi thành mạch máu; thành mạch cũng
cho nước đi qua một cách chọn lọc và kiểm sốt chặt chẽ những chất hố học đi
qua.
Thể tích nước trong mạch máu và trong tế bào tương đối hằng định; Trong
khi nước gian bào có thể tăng hoặc giảm đáp ứng với tổng lượng nước trong cơ
thể. Trong trường hợp này phần lớn nước gian bào được coi như là một ‘‘vùng
đệm’’, từ dó nước có thể vào trong tế bào hoặc ra ngoài tế bào, nhằm đề phịng
những thay đổi lớn phần trong và ngồi tế bào trong cơ thể.
Nước được di chuyển giữa các vùng trong cơ thể theo cơ chế khuếch tán

thụ động. Nó di chuyển từ vùng có nồng độ phân tử nước cao tới vùng có nồng
độ nước thấp. Con đường này được gọi là quá trình thẩm thấu. Hướng di chuyển
của nước khi thâm thấu phụ thuộc vào nồng độ chất hoà tan trong dung dịch, áp
lực thẩm thấu và phụ thuộc vào mặt trong hay ngoài của màng thẩm thấu. Sự di
chuyển của nước sẽ ngùng lại khi áp lục thẩm thấu của hai màng tế bào cân bằng
nhau. Như vậy nươc có thể di chuyển qua màng tế bào một cách tự do nhằm cân
bằng áp lực thẩm thấu trong và ngoài màng tế bào. Đây là con đường cơ bản của
việc tự điều hoà áp lực thẩm thấu của cơ thể, điều hoà nước giữa các khoang của
cơ thể, giũa trong và ngoài tế bào.
1.2 Chức năng nước trong cơ thể
1.2.1. Là dung môi
Dung môi là một dung dịch lỏng để hồ tan nhiều chất hố học khác nhau;
nước là một dung mơi sống. Khơng có dung dịch nước, rất ít các phản ứng hố
học có thể xảy ra, các chức năng sống của cơ thể không thể điều hoà và thực hiện
được. Nhờ việc hoà tan trong dung mơi trong hoặc ngồi tế bào mà các chất hố
học của cơ thể sống có thể tồn tại và linh động thực hiện các chức năng trong
cuộc sống.
Khi thực phẩm vào cơ thể, nó sẽ được tiếp xúc ngay với các dịch tiêu
hoá(chứa nhiều nước) tại nước bọt, trong dạ dày, ruột non. Thực phẩm được
nhào trộn và phản ứng với các chất hoá học thực hiện chức năng tiêu hoá. Các
3


chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu vào máu: máu chứa khoảng 3 lít nước. Nước
trong mạch máu giúp cho máu có dạng lỏng và hồ tan các chất dinh dưỡng, vận
chuyển chúng đến các mô và tế bào của cơ thể, Nước trong mách máu cịn có vai
trị quan trọng trong việc vận chuyển nhiều chất quan trọng khác như hôcmon,
các kháng thể từ nơi tổng hợp đến tận cơ quan sử dụng chúng. Những chất thừa
sinh ra trong q trình chuyển hố như cacbon dioxit, ure….. cũng được hoà tan
trong nước của máu và được chuyển đến thận và phổi để vận chuyển ra ngồi.

Có khoảng 12lít nước gian bào, nơi chứa các chất dinh dưỡng do mạch
máu chuyển đến sau đó sẽ đi qua màng tế bào vào cơ thể. Những sản phẩm thừa
của quá trình chuyển hoá trong tế bào sẽ đi theo con đường ngược lại để ra khỏi
tế bào. Nước trong tế bào là một môi trường để các chất dinh dưỡng tham gia
vào các phản ứng sinh hoá nhằm xây dựng và duy trì tế bào. Nước cũng là mơi
trường để các chất chuyển hoá được vận chuyểnt từ các cơ quan khác nhau trong
tế bào, tạo nên môi trường thuận lợi cho các phản ứng xảy ra tropng tế bào.
Nước đóng vai trị quan trọng trong việc trong việc duy trì cấu trúc và hình
dạng của màng tế bào. sự tương tác chọn lọc giữa phân tử nước và phần ưa nước
của màng tế bào tạo nên một lực đẩy chuỗi hydrocacbon kỵ nước, tạo nên và duy
trì cấu trúc của màng tế bào.
1.2.2, Chất phản ứng
Các chất tham gia vào phản ứng hoá học được gọi là chất phản ứng. Trong
quá trình hoạt động, chất phản ứng biến đổi và tham gia vào sản phẩm. Nước là
một chất phản ứng tham gia vào các phản ứng khác nhau của cơ thể. Trong quá
trình phản ứng, phân tử nước thường bị phân tách, cho nguyên tử H, ion H +,
nguyên tử O, Ion Oõ,nhóm OH hoặc OH- tham gia vào các phản ứng. Một ví dụ
chung nhất là phản ứng thủy phân, trong đó các phần tử có trọng lượng lớn như
polysacchariede, chất béo, đạm được phân cách thành các phần tử nhỏ hơn khi
phản ứng với nước. Trong quá trình thủy phân, nguyên tử H từ nươc được tách ra
và gắn vào các phần tử nhỏ mới tạo thành, trong khi đó phần OH cịn lại sẽ gắn
với các sản phẩm khác của phản ứng. Nước còn tham gia vào nhiều sản phảm
khác của của phản ứng trong tế bào như q trình cơ đặc.
1.2.3. Chất bơi trơn
Các dung dịch lỏng có tính bơi trơn do chúng dễ dàng bao phủ lên các
chất khác, nước có tác dụng bơi trơn quan trọng của có thể, đặc biệt là nơi tiếp
xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương
và sụn, màng phổi cơ hồng và miệng.
1.2.4. Điều hịa nhiệt độ
4



Nước có một vai trị quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ thể
thơng qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Hơi nóng sinh ra do quá trình chuyển
hố, oxy hố sinh năng lượng của các chất ding dưỡng. Năng lượng sinh ra có
tác dụng duy trì nhiệt độ của cơ thể ở 37 0C và giúp cơ thể thục hiện các hoạt
động thể lực. Nhiệt độ sinh ra thường vượt quá nhu cầu duy trì nhiệt độ của cơ
thể, nhiệt độ thừa sẽ được toả ra ngoài theo đường truyền trực tiếp hoăc phát
nhiệt, một trong những cách toả nhiệt có hiêu quả là qua đường hô hấp hoặc qua
da. Khi nước bay hơi từ dạng nước sang dạng hơi, chúng hấp thụ và mang theo
nhiệt. Bay hơi 1 lít qua đường mồ hơi của da làm mất 600Kcal nhiệt lượng của
cơ thể. Trong điều kiện bình thường, cơ thể tự làm lạnh bằng bay mồ hơi qua da,
tương đương 25% năng lượng chuyển hố cơ bản. Khi mất 350 đến 700 ml/ngày
trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường được gọi là bài tiết mồ hôi không
cản thấy
Chất béo dưới da làm giảm tốc độ mất nhiệt của da. Chúc năng này có tác
dụng thuận lợi trong điều kiện thời tiết lạnh, nhưng bất lợi trong điều kiện nóng.
Tốc độ toả nhiệt cịn phụ thuộc vào tốc độ lưu thơngvà thể tích của máu đi tới bề
mặt của da. Khi cơ thể quá nóng, những mao mạch dưới da giãn nở, làm tăng thể
tích máu đi tới và làm tăng tốc độ toả nhiệt. Khi cơ thể quá lạnh, các mao mạch
máu co lại và làm giảm mất nhiệt. Trong điều kiện nóng, những người béo trệ
cảm thấy khó chịu hơn những người khơng béo trệ do họ có lớp mỡ dưới da dày
hơn, và sự toả nhiệt từ các mao mạch dưới da bị cản trở.
1.2.5. Nước cung cấp nguồn chất khoáng cho cơ thể.
Dù thành phần của nước là hydro va oxy, nhưng nước ma chúng ta sử
dụng hàng ngày chứa một lượng đáng kể các chất khoáng: calci, magiê, mangan,
natri, đồng, flo. Tỷ lệ các chất khoáng này phụ thuộc vào nguồn nước và các nhà
sản xuất. Nước cứng là nước có chứa từ 50 mg cacli và 120 mg magiê/lít; nước
mền là nước có chứa thấp hơn các chất khống trên nhưng lượng natri cao hơn
250mg/lít.

Các chất khống trong nước có lợi cho cơ thể nhưng cũng có thể có hại
cho sức khoẻ. Hai lít nước cứng có thể cung cấp trên 240mg magiê, chiếm 2/3
nhu cầu đề nghị/ngày. Tiêu thụ nước cúng có liên quan đến việc giảm các bệnh
tim mạch. Nước mềm, có chứa trên 250 mg natri/lít, khi tiêu thụ nước mềm có
thể liên quan tơi việc tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Vì nước là dung mơi hồ
tan nhiều chất khống và các phản ứng hố học trong cơ thể, nó cũng có thể là
dung mơi mang nhiều chất độc như chì, cađimium, chất trừ sâu diệt cỏ, chất thải
công nghiệp. Do vậy, việc theo dõi giám sát chất lượng nước cung cấp cho cơ thể
là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
5


1.3. Nhu cầu nước
Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2 lit nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại
lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Ngay trong những điều kiện mất
nước ít nhất, lượng nước cung cấp cũng cần khoảng 1,5 lít. Nhu cầu này phụ
thuộc vào trọng lượng cơ thể và cách sống của mỗi ngườiBảng sau trình bày sự
cân bằng nước ở người trưởng thành.
Bảng 2: Cân bằng nước ở người trưởng thành
Số lượng(ml)
Nguồn nước
Đồ uống

1100

Thực phẩm rắn

500- 1100

Nước chuyển hoá


300- 400

Tổng số
Mất nước

1900- 2500

Nước tiểu

900- 1300

Qua da

500

Mồ hôi và phổi

300- 500

Phân

200

Tổng số

1900- 2500

Nước được đưa vào cơ thể bằng ba con đường chính:
Hấp thu

Số lượng ml nước/ ngày
% tổng lượng cơ thể
hấp thụ
Nước uống

1200-1500

54

Thực phẩm

700-1000

37

Nước biến dưỡng

200-300

9

Tổng cộng

2100-2800

100

6



Trong đó nước biến dưỡng có nguồn gốc từ:
- 100 gam chất béo đốt cháy bởi sự oxy hoá cho ra 107 gam nước
- 55 gam đường và đạm là 41 gam nước
1.4. Nguồn nước của cơ thể
Nước có thể được sử được sử dụng từ nguồn tự nhiên, đồ uống chế biến,
từ thực phẩm. Khác với cac chất dinh dưỡng khác, nước cón được cung cấp từ
chính các sản phẩm của q trình chuyển hố trong cơ thể. Trẻ em cần một lượng
nước lón hơn người lớn. Người sống ở xứ nóng tiêu thụ nước nhiều hơn xứ lạnh
do nước bị bay hơi để toả nhiệt nhiều hơn. Những người làm việc thể lực nhiều
hơn sẽ tiêu thụ nhiều nước hơn. Lượng nươc tiêu thụ hằng ngày ở người trưởng
thành từ khoảng 900ml đến 1500ml, trung bình 1100ml trong điều kiện bình
thường, chiếm 55% lượng nước cung cấp hàng ngày. Những đồ uống chứa cồn,
trà, cà phê là nguồn nước nhưng do có tác dụng lợi tiểu, nên chúng làm tăng tốc
độ mất nươc qua da và thận.
Nhũng thực phẩm hàng ngày khác cũng có thể chứa tới 96% nước, đại đa
số chiếm trên 50%trong luọng nước, cung cấp 30% lượng nước hàng ngày. một
chế độ ăn cung cấp 2000 kcal từ thực phẩm rắn cũng cung cấp khoảng 500- 800
ml nước.
Nước từ nguồn chuyển hoá của cơ thể (từ protein, chất béo, glucid,
alcohol, carbon dioxit) cũng là nguồn đáng chú ý, chiếm 15% (khoảng 269 ml)
lượng nước cung caaps hàng ngày (13,5ml/100 kcal).
Bảng 3. Nước sinh ra từ các sản phẩm chuyển hoá với chế độ ăn 2000Kcal
Nguồn Kcal

% Kcal

Kcal trong
2000 Kcal

Trọng

Nước sinh
lượng thức ra (ml/g)
ăn(g)
275
0.6

Bột đường

55

1100

Chất béo

30

600

67

1.07

72

Protein

15

300


75

0.42

321

7

Tổng nước
sinh ra
ml/200 Kcal
165


2. CÁC CHẤT ĐIÊN GIẢI TRONG CƠ THỂ
2.1 Phân bố chất điện giải trong cơ thể
Cơ thể có thể thực hiện mơt số chức năng kiểm sốt cân bằng thẩm thấu.
Một trong những chức năng quan trọng nhất là kiểm soát chuyển động của nươc
phối hợp với nồng độ của một số ion kim loại trong và ngoài màng tế bào. Một
số ion này mang điện tích dương được gọi là cation, một số khác tích điện âm
được gọi là anion. Các ion này tồn tại tự do trong các dung dịch của cơ thể
nhưng khi chúng kết hợp với các phân tử trung tính sẽ tạo nên các dung dịch
muối, thành phần có Na+, Cl-, K+, Ca. Các ion này khi hoà tan trong nước được
gọi là các chất điện giải do chúng có tính dẫn điện. Các chất điện giải có ở mọi
nơi trong cơ thể nhưng chúng được chia thành 2 khu vực chính là trong và ngoài
tế bào. Ngoài tế bào lại chia làm khu vực gian bào và khu vực lịng mạch. Các
cơng trình nghiên cứu về sự phân bố điện giải trong các khu vực đó đã cho
những con số trung bình có thể tóm tắt trong bảng sau:
Chất
Cation:

Na

4 mEq
5 mEq

++

3 mEq

Mg++
Anion:
Cl

PO4

Tế bào

140 mEq

10 mEq

3,8 mEq

150 mEq

4 mEq

2 mEq

5 mEq


28 mEq
15 mEq

114 mEq

10 mEq

29 mEq

140 mEq

2 mEq

10 mEq

109 mEq

-

28 mEq

HCO3-

Gian bào

147 mEq

+


K+
Ca

Lòng mạch

2 mEq

-

1 mEq

SO4-

1 mEq

Nhìn vào các con số trong bảng có thể thấy:
- Về điện giải: có sự khác biệt cơ bản giữa 3 khu vực của một số ion, đó là
protein lịng mạch cao hơn ngồi gian bào, Na + trong tế bào thấp hơn ngoài trong
khi K+ cao hơn rõ rệt; trái lại Cl- ngồi tế bào thì cao mà PO4- bên trong lại nhiều
8


hơn. Trong khi đó, nếu tính tổng số anion và cation trong từng khu vực, thì ở mỗi
khu vực, chúng tương đương với nhau. Tình trạng này có được là do đặc điểm
hoạt động của các màng ngăn cách.
2.2 Vai trò của một số chất điện giải trong cơ thể
2.2.1 Natri
Natri (Na) là một kim loại kiềm có rất nhiều và quan trọng trong cơ thể,
Na tồn tại trong cơ thể chủ yếu là hóa hợp với clorua, bicacbonat và photphat,
một phần kết hợp với axit hưu cơ va protein. Na còn tồn tại ở các gian bào và ở

các dịch thể như: máu, bạch huyết Na được thu nhận vào cơ thể chủ yếu dưới
dạng muối NạCl.
Natri đóng vai trò rất quan trọng trong sự cân bằng điện giải trong cơ
thể .Cùng với chloride và kali, Natri bảo đảm đúng thành phần của các nước bên
trong xung và quanh tế bào và máu, vì thế nó đóng trị quan trọng trong hoạt
động của hệ thần kinh và cơ bắp. Natri cũng hỗ trợ cơ thể hấp thu glucose và một
số axit amin từ ruột.
Gần như 100% Na được hấp thu qua ruột. Khoảng 50% Natri được tìm
thấy trong máu và xung quanh tế bào. 10% Natri được tìm thấy trong tế bào và
phần cịn lại được tìm thấy ở dạng ký gởi trong trong xương.Yêu cầu hàng ngày
của cơ thể là khoảng 5-10g Na+ cho người lớn. Chuyển hóa Natri chịu sự điều
hịa của hooc mơn tuyến thượng thận.
Thường mỗi ngày thi mỗi người trưởng thành thì cần khoảng 4- 5 g Na
tương ứng với 10- 12,5g muối NaCl ăn được đưa vào cơ thể. Đưa nhiều Na vào
cơ thể là khơng có lợi. Ở trẻ em trong trường hợp này thân nhiệt sẽ bị tăng lên
cao ta gọi là sốt muối. Na được thải ra ngoài theo đường nước tiểu (khoảng 45%
Na đã được nhận vào). Na được thải ra theo mồ hôi không được nhiều. Tuy vậy
khi mà nhiệt độ xung quanh tăng lên cao, thì lượng Na sẽ mất đi theo mồ hơi là
rất lớn. Vì vây, ta nên sử dụng dung dịch NaCl ưu trương để giảm bớt sự bài tiết
mô hôi.
2.2.2 Kali
Trong cơ thể, kali (K) tồn tại chủ yếu trong các tế bào và dưới dạng muối
clorua và bicacbonat. Cơ là kho dự trữ K, khi thức ăn mà thiếu K, thì K dự trữ sẽ
được lấy ra sử dụng. Muối K thường có trong thức ăn thực vật. Hàm lượng K có
cao nhất là trong các mô tuyến, mô thần kinh, mô xương. K được đưa vào cơ thể
hàng ngày khoảng 2- 3 g chủ yếu là theo thức ăn. trong khoai tây và thức ăn thực
vật có nhiều K, lượng K trong máu giảm đi là do tác động của thuốc. K mà thải
9



nhiều theo nước tiểu sẽ gây rối loạn các chức năng sinh lý của cơ tim. K vai trò
rất quan trọng trong sự cân bằng điện giải trong cơ thể vì thế nó đóng trị quan
trọng trong hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp. Cân bằng kali liên quan chặt
chẽ với natri ở huyết tương cũng như ở thận.
2.2.3 Canxi
Calcium là chất khoáng nhiều nhất của cơ thể (2% trọng lượng cơ thể).
Tổng lượng calcium của cơ thể là 1 - 1,5 kg hay hay 10-20 g/kg trọng lượng cơ
thể. Calcium là cation nhiều nhất của cơ thể, 99% ở trong xương dưới dạng
phosphate hay carbonate, còn lại ở trong dịch ngoại bào. Ca có ảnh hưỏng đến
nhiều phản ứng của các enzim trong cơ thể. Ca có vai trị rất quan trọng trong
q trình đơng máu và trong hoạt động của hệ cơ và hệ thần kinh nói chung. Ca
cịn có vai trị quan trọng trong cấu tạo của hệ xương Hàng ngày, cơ thể nhận
800 - 3000 mg calci, 1/3 hấp thu qua ruột non chủ động (tùy theo vitamine D),
hay thụ động.. Phần lớn calcium thải qua ruột trong phân và khoảng 200 mg qua
nước tiểu.
Sự điều hòa calcium ở nội bào so với ngoại bào theo tỉ lệ 10.000: 1. Bình
thường calcium máu là 8,5-10,2 mg/dl và điều hịa nhờ hormone tuyến phó giáp,
chất chuyển hóa của sinh tố D (1,25-dihydroxyvitamine D3 hay calcitriol) và
calcitonin.
2.2.4 Clo
Clo (Cl) trong cơ thể chủ yếu dưới dạng muối NaCl và một phần ở dạng
muối KCl. Cl còn có trong dịch vị ở dạng HCl. Cl được đưa vào cơ thể chủ yếu
dưới dạng muối NaCl. Khi cơ thể nhận được nhiều muối ăn thì Cl sẽ được dự trữ
dưới da. Cl được đào thải ra ngoài cơ thể là theo nước tiểu, phân và một ít theo
mồ hơi. Cl tham gia vào q trình cân bằng các ion giữa nội và ngoại bào bảo
đảm đúng thành phần của các nước bên trong xung và quanh tế bào và máu. Nếu
thiếu Cl con vật sẽ kém ăn và nếu thừa Cl thì có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Bổ
sung Cl cho cơ thể chủ yếu là muối NaCl. Mỗi ngày mỗi người cần khoảng 10 –
12,5 g NaCl.
2.3 Nguồn gốc của các chất khoáng trong cơ thể

Do nguồn thức ăn từ động vật và thực vật đưa vào. Mỗi loại thức ăn có
một hàm lượng chất khống khác nhau. Do đó muốn cơ thể được cung cấp đầy
đủ các chất khống thì phải ăn các loại thức ăn đa dạng
2.4 Sự đào thải chất khoáng
10


Các chất khống được đào thải ra ngồi chủ yếu theo nước tiểu, mồ hôi và
phân. Khi hoạt động cơ bắp, cùng với sự mất nhiều nước cơ thể còn mất đi một
lượng lớn chât skhống. trong đó dặc biệt là Na và Ka. Cũng như nước, từng
chất điện giải được hấp thu và đào thải cân bằng nhau. Thừa ứ hay thiếu hụt
chúng trong cơ thể đều có thể gây những rối loạn. Khi vào cơ thể, trong các dịch,
các chất điện giải có xu hướng làm tăng áp lực thẩm thấu (gây cảm giác khát) cơ
thể phải hấp thụ một lượng nước thích hợp để đưa áp lực thẩm thấu trở về đẳng
trương. Ví dụ đưa vào cơ thể 9 g NaCl, cảm giác khát sẽ giúp ta uống vào 1 lít
nước. Đó là cách thích nghi tạm thời, về cơ bản, để khỏi tích luy chúng, cơ thể sẽ
thải chúng qua thận.
III. SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI CỦA CƠ THỂ
1. Trao đổi nước và điện giải qua màng tế bào
Màng tế bào có vai trị vô cùng quan trọng trong hoạt động của tế bào, tham
gia trực tiếp vào mọi q trình chuyển hố của tế bào.
Màng tế bào được cấu tạo bởi lipoprotein, trên màng tế bào có lỗ nhỏ (đường
kính 5,5 – 8,0 Ao) để cho các chất có thể qua màng theo cách khuếch tán thông
thường. ở mặt trong của màng tế bào có hệ thống men và có thể có các chất vận
chuyển trung gian (bản chất chưa rõ) để vận chuyển tích cực các chất đi ngược
bậc thang nồng độ (đó là hệ thống bao gồm ATPaza, ATP và chất chuyển trung
gian ).
Sự trao đổi nước và điện giải qua màng tế bào rất phức tạp, cịn nhiều điểm
chưa rõ.
Bình thường mặt trong tế bào tích điện âm, nên để các ion trái dấu qua và đẩy

các ion cùng dấu ra, các ion nhiều hoá trị như protein, HPO4--, SO4-- là những
ion không khuếch tán được và bị giữ trong tế bào.
Các ion Cl-, HCO3- không vào được bên trong vì chúng cùng dấu với
màng tế bào. tuy nhiên riêng với Cl- thì trong điều kiện hoạt động điện tích của
màng tế bào thay đổi thì lúc đó Cl- có thể vào trong tế bào cùng với Na+ .
Ion K+ trong tế bào có thể ra dịch gian bào dễ dàng (vận chuyển thụ
động); cịn khi từ ngồi vào trong tế bào do ngược với bậc thang nồng độ nên sự
xâm nhập có khó khăn và phải vận chuyển tích cực (trong q trình này có tiêu
thụ ATP).
Về ion Na+ , màng tế bào không chỉ thấm riêng đối với K+ mà còn cả đối
với Na+ (đồng thời kèm theo cả vận chuyển đường, axit amin vào trong tế bào )
cịn khi từ trong tế bào ra ngồi ngược với bạc thang nồng độ, Na+ cũng như K+
được vận chuyển tích cực nhờ “bơm Na – K”. Tóm lại, các ion qua màng tế bào
tương đối khó khăn , phức tạp , chậm chạp và tiêu hao năng lượng. Còn nước thì
11


qua lại rất dễ dàng, cho nên sự trao đổi nước và điện giải ở đây chủ yếu và thực
chất là q trình di chuyển nước giữa trong và ngồi tế bào. nước vạn chuyển
qua màng tế bào là do sự chênh lệch áp lực thẩm thấu giữa 2 khu vực : bên nào
áp lực thẩm thấu cao (chủ yếu là do nồng độ Na+ quyết định) thì nước sẽ di
chuyển về bên đó: ưu trương ngoại bào gây mất nước tế bào, trái lại nhược
trương nhoại bào gây ngấm nước tế bào.
2. Trao đổi nước và điện giải qua thành mao mạch
Thành mao mạch là màng ngăn cách giữ gian bào và lòng mạch. Màng này
với những khe, lỗ nhỏ cho phép nước, ion và các phần tử nhỏ (M<68.000),
khuếch tán qua lại, tự do. Vì vậy bình thường Protein trong lòng mạch cao hơn
hẳn trong dịch gian bào, cịn thành phần điện giải thì tương tự nhau. Trên thực tế,
thành phần điện giải giữa chúng có hơi khác nhau vì do protein mang điện tích
âm nên đã đẩy một số anion sang gian bào (Cl-, HCO3-) và hấp dẫn một số Cation

(Na+, Ca++). Tuy vậy khi cân bằng Donnan đã xác lập thì tổng lượng điện giải
giữa hai khu vực vẫn tương đương, do đó áp lực thẩm thấu 2 bên vẫn bằng nhau
(đẳng trương).Khi mất cân bằng về khối lượng nước và điện giải xảy ra giữa hai
khu vực này. Và khi đưa một lượng nước và muối vào cơ thể thì có sự trao đổi cả
nước lẫn điện giải để lập lại cân bằng.
- Vai trò của áp lực thủy tĩnh và áp lực thẩm thấu keo trong trao đổi nước
giữa hai khu vực.
Đầu mao mạch ln có dịng nước đi ra gian bào và cuối mao mạch liên
tục có dịng nước từ gian bào đi vào lịng mạch vì số mao mạch rất lớn nên lượng
nước trao đổi nói trên lên tới hàng nghìn lít mỗi ngày.
Cơ chế của hiện tượng trên là tim trái co bóp tạo ra một áp lực máu (áp lực
thủy tĩnh), áp lực này giảm dần khi càng xa tim. Đến đầu mao mạch áp lực này
còn 40 mmHg, rồi 28mmHg ở cuối mao mạch, nó có xu hướng đẩy nước ra gian
bào. Protein trong lòng mạch (chủ yếu do albumin đảm nhiệm) tạo ra một áp lực
thẩm thấu keo, đạt giá trị: 28mmHg có xu hướng kéo nước từ gian bào vào, Sự
cân bằng giữa 2 áp lực làm cho lượng nước thoát ra khỏi mao mạch tương đương
lượng nước được kéo vào. Một lượng rất nhỏ (3-5 lít) không trơt về mao mạch
ngay mà theo đường bạch huyết về tuần hoàn chung. Khi cân bằng trên, giữa áp
lực thẩm thấu – keo và áp lực thủy tĩnh bị thay đổi hay mao mạch tăng thấm với
protein thì cân bằng vận chuyển nước và điện giải ơ mao mạch sẽ bị phá vỡ, sẽ
bị rối loạn.
IV. SỰ MẤT NƯỚC CỦA CƠ THỂ:

12


Mất nước xảy ra khi mất cân bằng giữa lượng nước nhập và xuất hoặc
cung cấp không đủ hoặc do mất ra ngồi q nhiều.
1. Phân loại:
Để đánh giá tình trạng, bản chất của sự mất nước, ta có thể phân loại mất

nước theo các cách sau:
Theo mức độ: Người ta cân người bệnh mất nước cấp để đánh giá mức độ
mất nước. Mất nước mà trọng lượng cơ thể giảm 5% thì các dấu hiệu rối loạn bắt
đầu xuất hiện. Bở vậy, về mức dộ, người ta phân loại căn cứ vào lượng nước đã
mất, ở một người nặng 60Kg nếu:
+ Mất dưới 4 lít: Mất nước độ I (mất khoảng 75 lit đối với người nặng 70
kg. Ngoài cảm giác khát– dấu hiệu sớm nhất và quan trọng nhất của mất nước tế
bào– khơng có dấu hiệu nào khác).
+ Mất từ trên 4-6 lít: Mất nước độ II mất 4– 4,5 lit nước. Khá tnhiều, suy
nhược, miệng và lưỡi khơ, khó nuốt do thiếu nước bọt, thiểu niệu, khả năng lao
động vẫn cịn. Sốt là dấu hiệu tồn thân quan trọng nhất và đặc biệt là của mất
nước tế bào, tiếp tế đầy đủ nước thấy sốt lui ngay.
+ Mất từ trên 6- 8 lít: Mất nước độ III mất 5– 10 lit nước. Các triệu chứng
kể trên nặng hơn, khả năng lao động (trí óc và chân tay) giảm sút, phát sinh
nhiều rối loạn thần kinh và tâm thần (ngủ gà, vật vã, vô cảm, chuột rút, ngủ lịm,
ảo giác, hôn mê, vv...).
Tất cả các triệu chứng này là do mất nước tế bào, đặc biệt là tế bào hệ thần
kinh trung ương nhạy cảm nhất đối với rối loạn chuyển hoá nước
Và người ta coi rằng giảm 1 Kg coi là mất nước, khi mất 20- 25% lượng
nước (trên 8 lít) thì rất nguy hiểm vì các rối loạn huyết động và chuyển hóa đều
rất nặng và hình thành vịng xoắn bệnh lý vững chắc.
- Căn cứ lượng nước điện giải kèm theo nước, người ta chia.
+ Mất nước ưu trương: Khi mất nước nhiều hơn mất nước điện giải, gây ra
tình trạng ưu trương trong cơ thể, có thể gặp các trường hợp: mất nước do đái
nhạt, do tăng khơng khí, do sốt, do mồ hôi, tiếp nước không cho người mất
nước… hậu quả là không những giảm khối lượng ngoại bào mà giảm cản]ơcs nội
bào (do nước bị kéo ra ngoại tế bào) người bệnh khác dữ dội. Cách điều trị đúng
là cho uống nước nhược trương, tiêm truyền các dịch chứa ít điện giải (Glucose)
và cần tính tốn chính xác.
13



+ Mất nước đẳng trương: Thường do nôn, ỉa lỏng, mất máu, mất huyết
tương (bỏng)… ở những trường hợp này người bệnh mất đồng thời cả nước và
chất điện giải. Tình trạng kéo dài sẽ đẫn đến troy tim mạch, hạ huyết áp và
nhiễm độc thần kinh.
+ Mất nước nhược trương: Khi lượng điện giải mất nhiều hơn mất nước,
làm cho dịch cơ thể thành nhược trương, mà hậu quả là do ngoại bào xâm nhập
vào tế bào, gây phù tế bào với các triệu chứng khá đặc trưng (xem phần dưới),
đó là các trường hợp: Suy then trường điễn, bệnh Addison. Hoặc còn do sai lầm
trong điều trị do mất mồ hôi nhiều mà chỉ bù bằng nước không kèm muối, tiếp
nước (glucoza) có q ít điện giải cho người mất nước đẳng trương, rửa dạ dày
quá lâu bằng dịch nhược trương. Hậu quả sẽ là Na+ ngoại bào giảm, nước gian
bào vào tế bào, màng tế bào sẻ để K+ thốt ra ngồi.
- Dựa vào khu vực mất nước có thể chia ra:
+ Mất nước ngoại bào: gặp trong đa số các trường hợp vì khu vực ngoại
bào trực tiếp trao đổi nước với môi trường. Triệu chứng nổi bật là giảm khối
lượng tuần hoàn. Giảm 1/3 là nguy hiểm, giảm 2/3 thường đẫn đến tử vong.
Huyết áp giảm có thể đưa đến trụy tim mạch, do giảm hoạch ngừng bài tiết ở
then. Tổn thương hoại tử ống then do kém nuoi dưỡng, do thiếu ooxy vì vậy tích
đọng lại các chất đào thải và các acid, gây nhiễm độc. Lưu lượng tuần hồn giảm
gây thiếu ơxy, chuyển hóa yếm khí sinh ra ngồi sản phẩm acid, gan giảm choc
năng chống độc, não thiếu oxy và dẫn đến nhiễm độc thần kinh
Tuỳ mức độ nặng nhẹ ,mất nước ngoại bào có thể chia làm 3 độ :
Độ 1 : (khi mất không quá 4 lităng nước đối với một người nặng 70 kg)
bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, da khô, nhăn nheo, thiểu niệu , huyết áp giảm.
Độ 2 : (khi mất 4 -6 lit nước ) các triệu chứng kể trên nặng hơn, ngồi ra
cịn phát sinh rối loạn thần kinh (giảm lao động trí óc và chân tay, đau đầu,
chóng mặt,vv... )
Độ 3 : (khi mất 6 – 10 lit nước ) bệnh nhân sắc mặt xám lại, mũi hin, mắt

hõm lại, ở trong trạng thái vơ tình cảm và sững sờ. Huyết áp dưới 90 mmHg,
thường có nơn làm cho trạng thái mmất nước thêm nặng
+ Mất nước nội bào: nước trong tế bào kéo ra ngồi do tình trạng ưu
trương ngoại bào (khi ứ muối hoặc mất nước ưu trương ở ngoại bào). Tình trạng
này gặp khi bù không đủ nước trong sốt, trong mổ ống tiêu hóa, giảm chức năng
thận làm giữ lại Na+, ưu năng thượng thận gây tăng aldosteron, đái nhạt… Tùy
mức độ biểu hiện bằng các dấu hiệu:
14


Khát : Khi mất 2,5% dịch nội bào
Mệt mỏi, khô miệng, thiểu niệu khi mất 4-7%
Buồn ngủ, chuột rút, ảo giác, tăng thân nhiệt, mê man khi mất 7- 14%
2, Các con đường mất nước của cơ thể
Nước bị mất qua các con đường thở, qua da, qua phân và nước tiểu.
2.1. Qua nước tiểu
Nước tiểu chiếm 97% lượng nước đào thải hàng ngày do máu được lọc
qua thận với tốc độ 125 ml/phút tạo nên. Trước khi được thải ra khỏi cơ thể,
nước còn được tái hấp thụ tại thận nhằm đảm bảo thể tích máu ổn định. Lượng
nước tiểu đào thải trung bình 1- 2 lít/ngày, phụ thuộc vào lượng nước cung cấp
qua đường ăn và uống.
Hàng ngày cần phải có một lượng tối thiểu nước tiểu khoảng 300- 500ml,
được bài tiết cùng với các sản phẩm chuyển hoá của cơ thể. Khi lượng nước tiểu
thấp hơn lương tối thiểu, những sản phảm chuyển hố có thể tích trữ lại trong
máu và gây hại cho cơ thể. Thận của trẻ e chưa hoàn thiện các chức năng trong
việc bài tiết các chất điện giải, vì vậy khi cung cấp một lượng thừa natri, protein,
hoặc khi ăn khẩu phần chứa q đặc hoặc q lỗng các vi khống có thể gây
nên quá tải cho thận trẻ em.
2.2. Qua da
Mất nước qua da vào khoảng 350- 700 ml/ngày, có thể đạt tới 2500 ml/giờ

trong điều kiện nóng và ẩm. Nếu lượng nước này không được bù lại đủ sẽ dẫn
đến hiện tượng mất nước. Vì tỷ lệ mất nước của trẻ qua da lớn hơn người lớn nên
trong điều kiện nóng bức và ẩm hoặc trẻ bị sốt cần phải bù đủ nước cho trẻ.
2.3 Qua phổi
Nước bị mất liên tục qua phổi trong quá trình thở,bình quân khoảng 300
ml/ngày. Trong điều kiện khí hậu khơ khác thường, lượng nước mất qua phổi và
da có thể nhiều hơn qua đường nước tiểu.
2.4. Qua phân
Mỗi ngày có khoảng 8-10 lít nước được bài tiết vào đường tiêu hố,3,7 lít
nước được coi là lượng tối thiểu. Hầu hết các dịch này được tái hấp thụ,chỉ còn
15


khoảng 200 ml được bài tiết qua phân hàng ngày. Lượng dịch bài tiết hàng ngày
phu thuộc vào lượng nước có trong thực phẩm. Nước bọt được bài tiết nhiều nhất
khi thức ăn khơ,ít nhất khi thức ăn chứa nhiều nước. Lượng dịch tiêu hố của dạ
dày,tụy, ruột cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào lượng nước trong thực phẩm.
Lượng mật bài tiết phụ thuộc vào lượng mỡ có trong thực phẩm.
Tiêu chảy cũng làm mất một lượng nước đáng chú ý qua đường phân, nôn
cũng làm mất nước của cơ thể. Tình trạng mất nước sẽ gây nguy hiểm nếu như
không bồi phụ kịp thời natri và nước
.3. Hậu quả của mất nước trong thể thao
Sự mất nước bắt đầu từ nhẹ đến nặng, khởi đầu là nước ở gian bào giảm
trong trường hợp này chỉ cần uống nước vào cơ thể là trở lại bình thường.
Trường hợp nặng, nước ở gian bào và nội bào bị mất đưa đến sự giảm bài tiết
nước trong cơ thể. Trong trường hợp cơ thể mất 500ml nước sẽ đưa đến những
ảnh hưởng sau:
- Giảm số lượng huyết thanh từ 3000ml xuống còn 2500ml
- Giảm tổng lượng máu trong cơ thể từ 5000ml xuống con 4500ml.
- Số lượng huyết cầu trong máu lưu thơng chậm vì bị đặc lại

- Đưa đến số lượng chất đạm trong máu gia tăng, đưa đến sự tăng thẩm
thấu làm cho tế bào thiếu nước.
- Làm mất một số lượmg chất điện giải
- Biểu hiện cơ thể khi bị thiếu nước:
% tổng lượng nước mất

Biểu hiện cơ thể

2% ( 500ml)
4% ( 1200ml)
5% ( 1500ml)
10% ( 3000ml)

Khát nước, lơ mơ, ăn mất ngon và tiểu ít
Buồn nơn, tim đập nhanh, huyết áp thấp bí đai
Mất tập trung rối loạn chuyển hố
Co cơ, mê man, đe doạ tính mạng

- Trong hoạt động thể lực mức sinh nhiệt có thể tăng lên gấp 20 lần do
tăng chuyển hoá trong các cơ hoạt động và do chuyển động cơ học của cơ. Sự
tăng sản nhiệt trong hoạt đông cơ bắp làm cho thân nhiệt tăng lên. Khi nhiệt độ
tăng 0,20C đã kích thích trung khu điều nhiệt làm tăng tiết mồ hôi. Sự mất nước
16


và điện giải qua mồ hơi có thể đạt tới 2-2,5 l/h. Mặt khác trong khi vận động và
thi đấu cơ thể mất một lượng nước tương đương với 2% trọng lượng cơ thể.
Trong mồ hôi nước chiếm 93- 99% do vậy trong tập luyện mồ hơi mất đi có thể
gây nên tổn hao chất lỏng cơ thể vượt quá 1 lít nước bằng 2% trọng lượng cơ thể
qua việc đổ mồ hôi. Mất nước và chất điện giải sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tim

mạch, giảm thể tích máu, giảm bài tiết nước tiểu, gây rối loạn chuyển hóa tế bào
làm tăng ure, gây đau cơ co cứng
- Rối loạn do nóng là vấn đề thường gặp nhất ở vận động viên trong quá
trình luyện tập và thi đấu. Khi cơ thể hoạt động, chỉ có 20- 25% năng lượng dự
trữ của glycogen hay chất béo chuyển sang hoạt động của cơ bắp, trong khi phần
còn lại 70- 80% bị mất đi dưới dạng nhiệt và dẫn đến tình trạng mất nước của cơ
thể. Cơ thể có thể tăng thân nhiệt lên 100C mỗi 5-8 phút.
- Hậu quả của việc mất nước tùy thuộc vào mức độ thiếu và thường được
đánh giá bằng việc giảm trọng lượng cơ thể. Ngay việc thiếu nước chỉ 2% trọng
lượng cơ thể đã ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch và sự điều nhiệt.
Nhiệt độ tăng thêm 0,4- 0,5 0C khi mỗi 1% trọng lượng cơ thể giảm đi. Giảm 4%
trọng lượng cơ thể làm giảm khả năng vận động mất nước sẽ dẫn đến giảm thể
tích máu, tăng nhịp mạch và tăng nhiệt, gây lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng và
giảm sút ý chí thi đấu. Mất Natri sẽ dẫn đến đau cơ co cứng (vọp bẻ), tiểu ít,
giảm cân. Tất cả những triệu chứng này biểu hiện mất nước từ 1-2% cân nặng cơ
thể.
Mất nước do vận động ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh hoá, sinh lý
máu:
+ Nồng độ các chất điện giải trong máu ( Na, Ka, Ca, Cl) tăng do trong
quá trình vận động sẽ xảy ra hiện tượng mất nước nhược trương( mất nước nhiều
hơn mất muối) nên nồng độ các chất điện giải tăng lên do máu bị cơ đặc
+ Trong q trình vận động để đáp ứng với nhu cầu vận động thì số lượng
hồng cầu tăng lên làm nhiệm vụ vận chuyển oxy cho tổ chức và tế bào hoạt
động. Sự tăng hồng cầu trong vận động dẫn đến sự tăng hàm lượng Hb, Hct
trong máu
Mất nước do vận động ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh hoá nước tiểu:
Sau khi vận động dẫn đến tình trạng mất nước kết quả là tỉ trọng nước tiểu và độ
pH nước tiểu tăng là do hoạt động cơ bắp gây nên những ảnh hưởng rõ rệt đối
với các cơ quan bài tiết. Như đã trình bày ở phần trên, khi hoạt động cơ bắp,
trong cơ thể sảy ra quá trình phân bổ lại máu. Lượng máu đi đến thận giảm đi.

Nếu trong điều khiện bình thường dịng máu thận vào khoảng 1l/phút thì trong
17


hoạt động thể lực nặng lượng máu này có thể giảm đến 0,25l/phút. Do lượng
máu cung cấp cho thận giảm nên lượng nước tiểu được tạo ra trong vận động
được giảm đáng kể. Một số nghiên cứu đã cho thấy, sau khi chạy maratơng đơi
khi sự tạo nước tiểu cịn ngừng hoàn toàn trong khoảng 40 - 60 phút. Bên cạnh
việc cung cấp ít máu hơn cho thận, lượng nước trong hoạt động cơ bắp bị mất
nhiều do mất mồ hôi sẽ làm cho tuyến yên tiết nhiều vazoprexin. dưới tác dụng
của hocmon này, sự tái hấp thụ nước ở các ống thận được tăng cường và vì vậy
lượng nước tiểu lại càng giảm đi.
Ngoài số lượng, trong hoạt động cơ bắp thành phần nước tiểu cũng thay
đổi. Do thiếu oxy, vì được cung cấp ít máu, tính thấm của lớp niêm mạc thận
thay đổi khiến một số chất, nhất là protein của huyết tương, lọt vào nước tiểu.
Việc tăng cường quá trình trao đổi chất cũng làm cho hàm lượng các sản phẩm
axit và sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi đạm cũng được thải thêm vào
nước tiểu điều này dẫn đến tỉ trọng của nước tiểu sau khi vận động tăng. Độ axit
của nước tiểu tăng do nồng độ axit lactic và axit photphoric trong nước tiểu tăng
do đó pH cua nước tiểu nhỏ hơn 7.
Khi mất nước nhiều chức năng sinh lý của cơ thể và chức năng vận động
giảm. Cơ thể mất khoảng 2% thì năng lực sức bền giảm, mất 4% thì giảm sức
bền và sức mạnh cơ, mất 7% nước sẽ gây ảo giác mà mất 10% sẽ gây đột quỵ và
mất nhiều hơn nữa thì tuần hồn máu yếu có thể dân đến tử vong.Cơ sở sinh lý
của vấn để này là: mất nước thì lượng nước trong cơ thể giảm dẫn đến giảm lưu
lượng tâm thu không đáp ứng được nhu cầu luyện tập của cơ thể. Khi tập luyện
cơ thể cần duy trì một lượng máu đầy đủ
Khát nước; nước tiểu ít, vàng sậm; chuột rút là ba triệu chứng chiếm tỉ lệ
cao nhất sau tập luyện ở VĐV. Điều đó cho thấy tình trạng mất nước khơng được
bù đủ của họ trong tập luyện và thi đấu.

V. PHƯƠNG PHÁP BÙ NƯỚC
Khi bổ sung lượng nước cần uống một lượng nước vừa đủ và cho uống
cách quãng.Có nghĩa là trong khi uống nên uống ít nước (150-200ml) và chia
làm nhiều lần mỗi lần cách nhau 20- 30 phút. Đây là cách đưa nước từ từ vào cơ
thể làm dung lượng máu của cơ thể không thay đổi đột ngột, nội môi cân bằng
không tăng gánh nặng cho tim và d dy
+ Phơng pháp tính lợng dịch cần bù do mất nớc và
chất điện giải sau khi vận động:

18


Lợng dịch cần bù = ([Lợng cân nặng bị mất trong thời
gian vận động (lợng cân nặng ở điều kiện vừa vận động
xong lợng cân nặng ở điều kiƯn vËn ®éng sau 2 giê)]
+ Bù nước bằng đường uống:
- Nếu thi đấu, luyện tập ngắn (ít hơn 60 phút) chỉ cần nước lọc, hoặc uống
các loại nước nào mà bạn ưa thích.
- Nếu thi đấu, luyện tập kéo dài trên 60 phút hoặc ngắn hơn nhưng cường
độ cao: nên uống nước có đường 4-8%.
- Trong điều kiện mất nước kèm mất điện giải như thi đấu kéo dài trên 4-5
giờ, bị vọp bẻ, hoặc tập luyện ngắn hơn nhưng trong điều kiện khí hậu q nắng,
nóng, ẩm: nên uống những loại nước có chất điện giải thấp cùng với nước có
đường 4-8%.
Các loại dung dịch uống thường dùng:
- Các loại dung dịch đường uống bao gồm Oesol (ORS) pha với nước đun
sôi để nguội. Dung dịch này thay thế (8 thìa cà phê đường, một thìa nhỏ muối
pha trong một lít nước; hoặc nước nấu cháo nấu từ 50g gạo và một nhúm khoảng
3,5g muối; hoặc nước dừa non có pha một nhúm muối)
- Nước ép trái cây 1 phần nước ép trái cây cộng với 2 phần nước.

- Nước ép từ rau (ví dụ: rau má…) một phần nước ép rau cộng với một
phần nước.
- Các nước được gọi là “tăng lực “ 1 phần pha loãng với 3-4 phần nước.
- Sử dụng nước uống thể thao:Thành phần của nước uống thể thao ngồi
thành phần chính là nước cịn có carbohydrate giúp ngăn ngừa giảm đường huyết
xuống dưới mức quá thấp, đồng thời giúp duy trì nguồn dự trữ trong cơ thể.
Trong nước uống thể thao, carbohydrate ở nhiều dạng, glucose, fructose, đường
saccharose hay maltodexin và chúng được tính tốn để phối hợp theo một tỷ lệ
cụ thể. Chất điện giải natri, kali cũng với thành phần thích hợp; ngồi ra cịn có
các chất điều chỉnh độ chua, hương liệu, chất màu, chất bảo quản… Nước uống
thể thao có chứa protein tốt hơn trong việc cải thiện thành tích của vận động
viên. Nghiên cứu đăng trong tạp chí của Hội Dinh Dưỡng Thể Thao Quốc Tế của
BioMed Central đã chứng minh rằng nước uống có chứa hỗn hợp cacbonhydrat
và protein thì tốt hơn nước uống chỉ có cacbonhydrat trong việc cải thiện sự hồi
phục sau khi luyện tập của vận động viên xe đạp
19


+ Bù dung dịch bằng đường truyền:
Nhóm cung cấp các chất điện giải, ding trong trường hợp mất nước. Đo là
các dung dịch Lactate Ringer, natri clorua 0,9%, natri bicarbonate 1,4%. Dịch
muối 0,9% hay dịch mặn, gòm nước và muối ăn, dùng để bù dịch cho cơ thể khi
mất nước. Độ mặn của dịch bằng độ mặn của máu. Hầu như sử dụng trong mọii
loại chỉ định đối với tình trạng mất nước cuả cơ thể như tiêu chảy, nôn. Các loại
dịch truyền thường được người ta gọi một cách thông thường là :nước biển
+ Bù nước bằng nguồn thức ăn: Trong các loại thức ăn cho người thì đã
có tương đối đầy đủ các loại muối khoáng cần cho con người trừ muối NaCl. Do
đó cần phải bổ sung và cho thêm vào thức ăn hàng ngày.
VI. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BÙ DỊCH SAU VẬN ĐỘNG Ở
VỊÊT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam thì việc nghiên cứu sư mất dịch của cơ thể sau vận động đang
là vấn đề quan tâm của các nhà khoa học. Tuy nhiên việc nghiên cứu chỉ mới tiến
hành ở mức khảo sát các loại dịch mà vận động viên thường uống sau khi tập
luyện tập như Cuộc khảo sát do Trung tâm Dinh dưỡng và Sở Thể dục thể thao
TP HCM phối hợp tiến hành từ tháng 5/2002. Nội dung nghiên cứu tình trạng
mất nước của VĐV ở các bộ môn: điền kinh, bơi lội, quần vợt, taekwondo tuyến
dự tuyển, VĐV bóng đá nữ quốc gia và VĐV bóng đá tuyến năng khiếu tập
trung. đã đưa ra kết quả của một cuộc khảo sát cho thấy khi bị mất nước, các vận
động viên (VĐV) thường sụt trung bình 2,1% so với trọng lượng ban đầu. Thực
tế chỉ cần mất 1% trọng lượng cơ thể vì lý do này cũng đủ ảnh hưởng xấu đến
thành tích đỉnh cao. Cuộc nghiên cứu cịn đưa ra những kết quả đáng lo ngại
hơn: hầu hết VĐV bù nước một cách tự phát do khát, chứ chưa có ý thức rõ ràng
về việc bù nước để nâng cao thành tích. 100 % nước uống cho các VĐV tại sân
tập là trà đá (rẻ tiền và dễ thực hiện) chứ khơng phải những loại có mùi vị thơm
ngon, ướp lạnh theo khẩu vị ưa thích để họ uống được nhiều hơn. Trong 4/5 bộ
môn được khảo sát, huấn luyện viên không cấm nhưng cũng không nhắc nhở
VĐV uống nước thường xuyên, nên chưa làm giảm được tình trạng mất nước.
Cụ thể đội tuyển bơi lội, sau 150 phút tập luyện căng thẳng dưới hồ bơi Yết
Kiêu, nhiệt độ trung bình 27oC, thời tiết có mưa nhẹ và nắng vừa phải (theo các
huấn luyện viên đây là loại thời tiết mát mẻ), thế nhưng VĐV đã sụt cân dao
động 1-2kg. Điều đáng nói là một số huấn luyện viên cịn cấm VĐV uống nước
khi tập luyện vì sợ làm giảm khả năng thi đấu.

20


Việc xác định loại dịch nào có thể bù đắp nhanh nhất lượng tổn hao chất
lỏng sau vận thì hầu như chưa có nghiên cứu cụ thể nào. Việc xác định các loại
dịch cần bù sau vận động chủ yếu dựa vào cơ chế mất nước trong bệnh học.

Theo PGS. TS Lê Quý Phượng- trung tâm y học thể dục thể thao thì vận động
viên phải được bổ sung nước một cách hợp lý trước trong và ngay sau khi tập
luyện. Nước trái cây là nguồn cung cấp năng lượng tốt nhất hoặc là là uống dung
dịch glucô 8% rất có lợi cho VĐV, đặc biệt là VĐV ở các mơn thể thao có thời
gian tập luyện và thi đấu kéo dài hơn 90 phút.. Tiếp tục bù nước dựa trên sự căng
cơ hay theo dõi nước tiểu, nếu đậm màu là thiếu nước.
Như vậy việc nghiên cứu bù dịch sau vận động ở Việt Nam mới chỉ dừng
lại ở việc điều tra khảo sát các loại đồ uống mà vận động viên thường uống
trước, trong và sau qua trình vận động.
2. Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới
Bù dich sau vận động là một vấn đề được rất nhiều nươc trên thế giới quan
tâm và đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này
Một trong những nghiên cứu đầu tiên liên quan đến sự mât dịch của cơ
thể trong các mơi trường nóng đã được tiến hành vào năm 1938, Adolph và Dill
phân tích các tổn thất chất dịch thông qua nước tiểu trong tập thể dục trên sa mạc
(mơi trường nóng và khơ) kết quả cho thấy lượng nước tiểu giảm và tỉ trọng
nước tiểu tăng.Trong chiến tranh thế giới thứ 2 thì nước dừa được sử dụng làm
dung dịch truyền bởi thành phần của nước dừa giống với thành phần của dịch
truyền lúc bấy giờ.
Theo nghiên cứu “Tác động của mất mồ hôi đến dịch cơ thẻ” của
Kozlowski S, Saltin B (1964) thì thấy rằng mất mồ hơi thì sẽ dẫn đến mất một
lượng nước và chất điện giải quan trọng của cơ thể.
Theo Costill DL, Sparks KE (1973) thì ơng thấy rằng cần phải nhanh chóng
thay thế lựợng chất lỏng sau khi mất nước do tập luyện trong môi trường nhiệt.
Theo Chavalittamrong, Pidatcha, Thavisri (1982) ông tiến hành nghiên cứu
hàm lượng các chất điện giải, đường, độ pH của nước giải khát và nước dừa thì
ơng thấy rằng trong nước dừa hàm lượng các chất điện giải, đường, độ pH cao
hơn trong nước giải khát.
Theo nghiên cứu của Gonzale- Alonzo và cs (1992) thì ơng tiến hành bù
dich sau vận động bằng nước lọc, coca cola và dồ uống có chứa cacbonhydro thì

nhận thấy hiệu quả bù dịch sau vận động bằng đồ uống có cacbonhydro chứa là
tốt nhất .
21


Theo nghiên cứu của Lamberts CP, Costill DL, McConell GK, Benedict
MA Lambert GP, Robergs RA, Fink WJ (1992) thì thấy rằng việc sử dụng đồ
uống có chứa Carbohydrate có tác dụng bù dịch tốt hơn đồ uống không chứa
Carbohydrate trong trưịng hợp cơ thể mất nước vì đồ uống có chứa Carbohydrate
làm tăng nồng độ glucose trong máu, nồng độ huyết tương và hàm lượng các chất
điện giải tốt hơn so với đồ uống không chứa Carbohydrate.
Theo nghiên cứu “ Tác động của Natri trong đồ uóng lên phục hồi sự mất
nước trong tập luyện ở người đàn ông” của Maughan RJ, Leiper JB (1995) thì
ơng cho rằng lượng chất lỏng được hấp thụ vào cơ thể nhiều hay ít phụ thuộc vào
nồng độ Natri trong đồ uống
Theo nghiên cứu của Campbell-Faick, Thomas , Faick TM, Tutuo, Clem K
(2000) thì cho rằng sử dụng nước dừa tươi như là một chất lỏng tốt thay thế cho
sự mất nước của cơ thể. Nghiên cứu được tiến hành trên đảo Tarawa, Gilbert ở
Thái Bình Dương, ơng sử dụng 50 mẫu nước dừa để truyền cho bệnh nhân bị
bệnh tả thì ơng thấy rằng sự mất nước của cơ thể được phục hồi nhanh chóng vì
trong thành phần của nước dừa có hàm lượng muối Kali, đường cao và hàm
lượng Natri clorua và Natri bicarbonate thấp, hàm lượng các chất trong nước dừa
tương đương với các dịch bù mất mất nước bằng đường uống sử dụng trong bệnh
tả. Và ông cũng đề nghị khi sử dụng nước dừa để truyền thì nên bổ sung thêm
hàm lượng muối Natri.
Theo Mohamed Saat và cs (2002) thì cho rằng sau khi vận động nên bù
dịch bằng nước dừa non là phục hồi cân bằng chất lỏng của cơ thể nhanh nhất.
Theo nhiên cứu của các nhà TDTT Trung Quốc thì sau khi vận động nên
uống loại nước được bổ sung các chất làm giảm thất thoát điện giải trong mau thì
sẽ nhanh chóng phục hồi được tổn hao chất lỏng sau vận động,

Chương 2: Phương pháp và đối tượng nghiên cứu
2.1. Thể loại nghiên cứu:
Đây là một nghiên cứu giao chéo với hình thức nghiên cứu trước sau nhằm
đánh giá hiệu quả bù nước và điện giải của nước dừa non ,ORESOL và nước
khoáng.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại trường Cao đẳng Thể dục Thể thao Thanh
Hoá. Đối tượng nghiên cứu là nam sinh viên năm thứ nhất của trường Cao đẳng
TDTT Thanh Hoá.
22


2.3 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu :
2.3.1 Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được tính tốn dựa vào cơng thức:

n =

2C (1-r)

2 x 7,85 x (1-0,6)

----------- =

--------------------- = 23,26

(ES)2

(2,5/4,8)2

Trong đó: n là số đối tượng cần nghiên cứu

C: Hằng số sai sót
r: Hệ số tương quan giữa 2 đo lường
ES: Hệ số ảnh hưởng
Cơng thức tính ES = d/s với d là chỉ số trung bình, s là độ lệch chuẩn.
2.3.2 Phương pháp chọn mẫu:
Chọn ngẫu nhiên 25 nam sinh viên từ tất cả nam sinh viên năm thứ nhất
khoẻ mạnh, đang học tập tại trường Cao đẳng Thể dục Thể thao Thanh Hố tình
nguyện tham gia nghiên cứu. Tất cả các đối tượng tham gia thử nghiệm được
giải thích về mục đích và cách thức tiến hành thử nghiệm trước khi ký và bản
cam kết tham gia thử nghiệm.
2.4. Thiết kế thử nghiệm:
Mỗi nam sinh viên tham gia thử nghiệm được xác định VO2max thơng
qua test Cooper. Từ đó chúng tôi xác định tốc độ chạy ở mức 60% của VO2max
trên máy tập chạy. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được thử nghiệm 3 lần
khác nhau cách nhau ít nhất 1 tuần. Các loại nước dùng để bù dịch được lần lượt
thử nghiệm là: nước dừa non, dung dịch bù điện giải ORESOL và nước khoáng
Lavie.
Tất các các thử nghiệm được tiến hành vào buổi sáng và 2-3 giờ sau khi
các đối tượng được ăn sáng và uống 500ml nước để đảm bảo cân bằng nước
trước khi thử nghiệm. Các đối tượng tham gia thử nghiệm cũng được yêu cầu
không tham gia các hoạt động thể lực cường độ cao trong vòng 48h trước khi
tham gia thử nghiệm.Các thông số cân nặng, mẫu máu và mẫu nước tiểu được
thu thập như mơ hình 1.
23


Trước khi tập luyện các đối tượng được nghỉ ngơi thoải mái trong vịng 15
phút Sau đó cho các đối tượng chạy trên máy tập chạy với tốc độ chạy ở mức
60% VO2max trong vòng 90 phút ở điều kiện nhiệt độ mơi trường từ 29oC- 31oC
Sau đó các đối tượng nghiên cứu được nghỉ ngơi thoải mái và hồi phục lại tại vị

trí trong vịng 2giờ.
Thời điểm lấy máu: Lấy máu trước khi vận dộng, ngay sau khi vận động
và tại thời điểm 0, 60, 120 phút của thời kỳ bù dịch
Thời điểm lấy nước tiểu : Lấy nước tiểu trước khi vận động và tại thời
điểm 0, 60,120 phút của thời kỳ bù dịch
Thời điểm cân thể trọng trần : Vào thời điểm trước khi vận động và ngay
sau khi vận động và tại thời điểm 0,120 phút của thời kỳ bù dịch
Thời gian bù dịch ngay sau khi kết thúc tập luyện và trong vòng 2h : ở 0
phút bù 50% lượng dịch mất, 30 phút bù 40% lượng dịch mất và 60 phút bù 30%
lượng dịch mất
Lấy mẫu trước khi vận động, và tại thời điểm 0, 60, 120 của thời kỳ bù dịch

Nghỉ ngơi
15phút

Thời kỳ nghỉ ngơi

Chạy với cường độ 60% VO2 max

Nghỉ

90phút

30phút 0

3
0

6
0


9
0

12
0

Ở 0 phút bù 50% lượng dịch mất, 30 phút bù 40% lượng dịch mất và
60 phút bù 30% lượng dịch mất

Cảm giác bù dịch
Lấy nước tiểu ở thời điểm trước vân động và 0,30, 60, 90, 120 phút của thời kỳ bù
dịch
Cân thể trọng trần ở thời điểm trước vận động, ngay sau khi vận động và ở 0,
120 phút của thời kỳ bù dịch

24


2.5 Phương pháp xác định cân nặng
Thu thập các thay đổi số đo cân nặng của đối tượng nghiên cứu trong suốt
quá trình tiến hành thử nghiệm .Xác định cân nặng của đối tượng bằng cân điện
tử. Đối tượng nghiên cứu đựoc cân thể trọng trần, lên xuống bàn chân nhẹ nhàng.
Khi kim đồng hồ khơng chuyển động nửa thì đọc kết quả.Đơn vị là kg
2.6. Phưong pháp phân tích các chỉ tiêu sinh lý
Tiến hành lấy máu ở tĩnh mạch khuỷu tay của đối tượng nghiên cứu. Sau
khi lấy máu xong thì bỏ kim tiêm,bơm từ từ vào thành ống đựng máu để tránh
bọt, ghi thời điểm lấy máu vào nhãn ống đựng. Các chỉ tiêu huyết học được tiến
hành trên máy phân tích tự động tại khoa xét nghiệm bệnh viện K71 Thanh Hố.
- Phân tích mẫu máu:

+ Định lượng hemoglobin (Hb): Là hàm lượng Hb có trong 1lít máu
tồn phần. Hàm lượng hemoglobin được xác định bằng phương pháp quang phổ
đo cyanmethemoglobin trực tiếp, đơn vị tính: gam/ lít (g/l).
+ Hematocrit- Hct (%): Là số phần trăm thể tích tương đối đúng (gần
đúng) của hồng cầu. Đơn vị: l/ l
2.7. Phưong pháp phân tích các chỉ tiêu sinh hoá
+ Điện giải đồ máu : Xác định nồng độ các chất điện giải K+, Na+, Ca2+, Cltrong huyết thanh trước khi vận động và vào thời điểm 0, 60, 90 phút của thời kỳ
bù dịch.

25


×