Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

thực trạng trồng lạc tại xã nghi liên –TP vinh –nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.13 KB, 34 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài em xin chân thành cảm ơn các thầy cô ơ
phòng thí nghiệm di truyền và hóa sinh học, các cô chú ơ sơ nông nghiệp
tỉnh Nghệ An, đặc biệt là thầy Thạc sỹ Nguyễn Đình Châu. Và các bạn
sinh viên lớp 48 bsinh.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú ơ xã Nghi Liên –TP Vinh –Nghệ
An. Đã cho em một số tài liệu về lạc, và cung cấp một số thông tin về lạc.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu trên.


1. Lý do chọn đề tài
Cây lạc (Arachis hypogea L.) là cây cơng nghiệp ngắn ngày, cây lấy
dầu có giá trị kinh tế cao. Thuộc họ phụ cánh bướm Pailionodeae, bộ đậu
Legumilo. Ở nước ta lạc là cây công nghiệp quan trọng. Cây lạc chiếm một
vị rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ được gieo trồng trên
diện tích lớn ở hơn 100 nước, mà cịn vì hạt lạc được sử dụng rất rộng rãi
để làm thực phẩm và nguồn nguyên liệu cho công nghiệp.
Hạt lạc chứa trung bình 50% chất lipít (dầu), 22-25% protein, một số
vitamin và chất khoáng. Dầu lạc là một loại lipit dễ tiêu, làm dầu ăn tốt nếu
được lọc cẩn thận. Protein của lạc chứa nhiều axit amin qúy, lạc là thức ăn
bổ sung cho ngũ cốc. Thân lá tươi chứa 0,3% protein, khô dầu lạc sau khi
ép dầu làm thức ăn chăn ni tốt cho trâu bị sữa.[5]
Theo tác giải Võ Thị Kim Thanh cho biết dùng thân, lá lạc ủ làm thức
ăn cho lợn đã làm giảm chi phí so với rau xanh. Thân lá lạc bị hỏng rất
nhanh, qua ủ có thể dự trữ trong một thời gian dài mà vẫn đảm bảo khi cho
lợn ăn hàng ngày.
Hiện nay trong công nghiệp dầu lạc được sử dụng nhiều. Đặc biệt là
trong công nghiệp thực phẩm. Lạc là một loại cây trồng luân canh cải tạo
đất tốt. Sau khi thu hoạch, lạc để lại cho đất một lượng đạm khá lớn từ đạm
do nốt sần của bộ rễ và do thân lá. Cho nên các cây trồng sau lạc đều sinh
trưởng tốt và cho năng suất cao.


Bên cạnh giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế, cây lạc còn có nhiều
giá trị trong y học. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả cho biết: Trong dầu
lạc chứa nhiều axít béo khơng no bão hồ nên có tác dụng phịng ngừa bệnh
tim. Các chất từ màng bọc ngoài nhân lạc được dùng để điều trị bệnh xuất
huyết, bệnh máu chậm đông và bệnh xuất huyết nội tạng .


Lạc có thể trồng xen giữa các cây hàng rộng. Đối với các cây vùng
đồi (như chè, sắn) dễ bị xói mịn, có thể dùng các giống lạc dạng bụi thân lá
sinh trưởng mạnh vừa làm cây phủ đất chống xói mịn vừa lấy thân lá làm
phân xanh tại chỗ cho các vùng đồi.
Ở Việt Nam lạc đã trở thành thực phẩm thơng dụng từ đời xưa. Diện
tích trồng lạc tập trung nhiều ở khu IV cũ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh)
rồi tới đồng bằng và trung du Bắc Bộ (Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam
Định, Ninh Bình ). Từ năm 1970 Nghệ Tĩnh đã xây dựng được vùng lạc tập
trung, chủ yếu ở vùng đất cát ven biển từ Quỳnh Lưu tới Nghi Lộc, mà điển
hình là vùng Diễn Châu (diện tích vùng đất cát ven biển Nghệ An lớn tới
300 ha).
Năng suất lạc nói chung cũng thấp dao động ở mức trên dưới 10
tạ/ha. Vùng Nghệ An, năng suất khá hơn, có năm đạt tới 12-13tạ/ha [3, tr.
11]. Người dân Nghệ An có truyền thống trồng lạc từ lâu đời, từ lâu đã có
những cánh đồng lạc nổi tiếng như Diễn Thành, Diễn Thịnh, Nghi Liên,
Nghi Trung...vv. Những năm 60 của thế kỷ XX, lạc Nghệ An đã đứng đầu
miền Bắc. Người ta nói “Nghệ An trên trời dưới lạc” để nói diện tích lạc
rộng ở Nghệ An.
Do những thành tựu lớn trong công tác lai tạo giống, những tiến bộ
trong việc phòng diệt cỏ dại và sâu bệnh đã cho phép ngành trồng lạc trên
thế giới đạt những thành tích vững chắc và đạt được năng suất cao. Đồng
thời những thành tựu về cơ giới hóa nhất là trong thu hoạch và xử lý sau thu
hoạch khiến cho ngành trồng lạc không phải tốn nhiều công thu hoạch. Ở

nhiều nơi, trồng 1ha chỉ tốn 40-50h lao động
Qua điều tra tình hình sản xuất lạc ở một số nơi có diện tích trồng lạc
lớn như: Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An đại diện cho các tỉnh phía Bắc và
Tây Ninh, Long An đại diện cho Các tỉnh phía Nam cho thấy: Nguyên nhân


chủ yếu hạn chế sản xuất lạc ở Việt Nam là do sự kết hợp các yếu tố kinh tế xã hội, yếu tố sinh học và yếu tố phi sinh học cùng tác động
Chúng ta đã biết Nghệ An là tỉnh thuộc miền trung, chịu ảnh hưởng
của gió tây nam, gió mùa đơng bắc đất đai khơng thuận lợi cho việc sản
xuất, nắng mưa thất thường. nhưng với tính cần cù chịu khó trong bươn trải
trong khó khăn đồng thời tận dụng những tiềm năng sẵn có để phát triển vì
vậy hiện nay đã phát triển trồng lạc ở nhiều huyện điển hình như :Diễn
Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Thanh trương …
Để đạt được năng xuất cao mang lại cuộc sống ấm no cho người dân
cung như góp phần vào tăng trưởng kinh tế nên hiện nay Nghệ An nói riêng
và cả nước nói chung đã ra sức đầu tư giống lạc, tăng kỹ thuật thâm canh
và phòng trừ sâu bệnh đến mức tố ưu. Với những lý do đó và cũng để góp
phần nhỏ bé vào việc điều tra , nghiên cưú giống lạc nên tôi đã chọn đề
tài này : thực trạng trồng lạc tại xã Nghi Liên –TP Vinh –Nghệ An.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu theo dõi một số chỉ tiêu hình thái than, lá, quả sự sinh
trưởng, phát triển và hàm lượng dầu, diệp lục trên hai giống lạc đang trồng
trên đất cát pha tại Nghi Liên –TP Vinh - Nghệ An.
2.2. Yêu cầu
-Điều tra giống và kỹ thuật trồng lạc ở Nghi Liên –TP Vinh –Nghệ
An.
-Trồng thử hai giống lạc đang nghiên cứu ở phịng thí nghiệm.
-Theo dõi các đặc điểm hình thái than, lá, quả của giống lạc.
-Xác định hàm lượng diệp lục, hàm lượng dầu.



Chương 1.
TỔNG QUAN
1. Nguồn gốc cây lạc (Arachis hypogeae L.)
Nguồn gốc cây lạc có nhiều quan điểm khác nhau. Lạc, còn được gọi
là đậu phộng hay đậu phụng (danh pháp khoa học: Arachis hypogaea), là
một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ.
Nó là lồi cây thân thảo hàng năm tăng có thể cao từ 3-50 cm. Lá mọc đối,
kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1-7 cm và rộng 13 cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài
2-4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3-7
cm, chứa 1-4 hạt (ánh), và quả (củ) thường dấu xuống đất để phát triển.
Trong danh pháp khoa học của loài cây này thì phần tên chỉ tính chất
lồi có hypogaea nghĩa là "dưới đất" để chỉ đặc điểm quả được dấu dưới
đất. Ở cuối thế kỷ XIX nhiều tác giả cho rằng cây lạc có nguồn gốc từ châu
phi. Căn cứ vào sự mô tả của Theopraste và Pline họ đã dung từ Hy Lạp
Arakos và Latin Arachidna để gọi một cây thộc bộ đậu có bộ phận dưới đất
ăn được và được trồng ở Ai Cập và một nsoos vùng Địa Trung Hải.
Đầu thế kỷ XX người ta mới khăng định cây được gọi là Arakos và
Arachidna trước đây không phải là cây lạc mà là cây Latyrus tuberose.
Theo B.B.Hirgrinys trung tâm trồng lạc nguyên thủy là vùng Cran
chaco nằn trong thung lũng ở Paraguay và Prafia nghiên cưu về trung tâm
khởi nguyên cây trồng. Nhá bác học Liên Xô Vavilov nhận định Baraxin và
Paraguay là trung tâm trồng lạc nguyên thủy. trong khi đó một số tác giả lại
cho rằng lạc có nguồn gốc từ miền đơng Boolovia.
Dùng cacsbon phóng xạ nhiều nhà khoa học rằng cây lạc được trồng
cách đây 3200-3500 năm. Cây lạc được ghib vào sử sách từ thế kỷ 16.


Nhiều dẫn liệu cho rằng cây lạc đưa vào Châu Âu từ thế kỷ XVI năm

1576 NicolasMlardes một nhà vật lý đã mô tả cây lạc và ghi chú cây này.
Đầu thế kỷ XVIII Nisole đã trồng lạc trong vườn thực vật Montpellier
và năm 1723 đã thông báo cho viện hàn lâm Pháp. Năm 1753 Linne đã mô
tả dưới tên “Arachis hypogeae”.
Đầu thế kỷ 16, người Bồ Đào Nha đã nhập cây lạc vào bờ biển Tây
Phi do các thuyền bn bán no lệ . Có lẽ cũng trong thời gian đó người Tây
Ban Nha đã dưa cây lạc từ bờ biển tây Meehyco đến Philipin. Từ đó lạc
được đưa sang Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á và bờ biển phía
đơng nước Uc.
Ở Việt Nam lịch sử trồng lạc chưa được xác định rõ, mặc dù trong
“Vân Đài Ngoại Ngữ “ của Lê Qúy Đôn viết cuối thế kỷ XVIII đã nói tới
gần 100 cây trồng nhưng cũng chưa đề cập đến cây lạc. Nếu căn cứ vào tên
gọi thì từ “Lac”có thể do từ hán “Lạc hoa sinh” của người Trung Quốc
thường gọi là lạc. Vì vậy cây lạc có thể đến từ Trung Quốc vào khoảng thế
kỷ XVII-XVIII. Nhưng xét về mặt địa lý có lẽ lạc vào nước ta theo các nhà
buôn và các nhà truyền giáo Châu Âu(theo tìm hiểu của Phạm Thị Thanh
Thái ).
Năm 1841 nhà bác học pháp Roussean lần đầu tiên đã nhận vào
Pháp 70 tấn lạc cho nhà máy ép dầu ở Rouen. Năm đó được xem là năm
đánh dấu bước đầu việc sử dụng lạc cho công nghiệp và buôn bán trên thế
giới.[5][8][10]
2. Gía trị cây lạc
Lạc là cây cơng nghiệp rất quan trọng, đồng thời nó là cây trồng
ngắn ngày có giá trị kinh tế cao gắn bó với đời sống nhân dân.
Trong lạc chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng .


Theo Nguyễn Danh Đông 1984 cho thấy trong quả lạc có thành
phần các chất dinh dưỡng sau :
Thành phần

Gluxit
Protein
Lipit
Xenlulo

Vỏ quả
80-90%
4-7%
2-3%

Vỏ lụa

Lá mầm

13%
1%
18%

30%
50%

Theo Trần Mỹ Lý (1990) phân tích một số nguyên liệu có dầu cho
thấy lạc có tỷ lệ các chất dinh dưỡng so với một số cây trồng kết quả như
sau:
Cây trồng
Đậu Tương
Lạc
Vừng
Cơm dừa tươi


Lipit(%)
12-21
45-50
50-55
35

Protein(%)
32-51
24-27
17-20
4-5

Cây lạc không chỉ là nguồn thực phẩm cho con người mà nó cịn dung
cho chăn ni gia súc, gia cầm. Nó cịn góp phần to lớn vào cải tạo đất do
rễ lạc có nhiều nốt sần trong đó có các vi khuẩn cố định đạm.
Ngồi ra cây lạc có thể trồng ln canh với các laoij cây trơng khác
như :mía, ngơ, khoai, sắn…vừa có tác dụng chống sói mịn vừa cung cấp
đạm cho cây khác. [7][9][11]
3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lạc trong nước và trên thế giới
3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới
Cây lạc tuy đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng cho đến
cuối thế kỷ XVIII, sản xuất lạc vẫn mang tính tự cung tự cấp cho từng vùng.
Cho tới khi công nghiệp ép dầu lạc phát triển mạnh, việc buôn lạc trở nên
tấp nập và thành động lực sản xuất lạc.


Vào những năm 1948-1949 sản lượng lạc 9.500.000 tấn, Năm 19631964:15.000.000 tấn, Năm 1977:19.153.000 tấn. Sản lượng lạc tăng chủ
yếu do diện tích tăng :1948-1949:11.300.000 ha,1977:19.129.000 ha.
Năm 2000 - 2001 diện tích trồng lạc trên thế giới là 21,35 triệu ha
năng suất bình quân 1,43 tấn/ha, sản lượng 30,53 triệu tấn.

Khoảng 90% diện tích trồng lạc tập trung ở lục địa Á Phi , ở châu Á
60% và châu Phi 30%. Châu Á bao giờ cũng đứng đầu thế giới về sản lượng
lạc (chiếm trên 70% sản lượng của thế giới trong thời gian trước đại chiến
thế giới thứ hai).
Trên 60% sản lượng lạc thuộc về 5 nước sản xuất chính: Ấn Độ
( chiếm khoảng 31% sản lượng tồn thế giới) Trung Quốc 15%, Xênêgan,
Nigiêria và Mỹ. Xênêgan là nước có diện tích trồng lạc lớn (trên dưới
1000000 ha), chếm 50% diện tích canh tác
Về năng suất, những nước có diện tích trồng lạc lớn, lại có năng suất
thấp và mức tăng năng suất không đáng kể trong thời gian qua. Trong thời
gian sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, năng suất lạc của châu Mỹ La
Tinh giảm 2% trong khi ở Viễn Đông tăng 3%, Cận Đông 15%, châu Phi
19%, Bắc Mỹ 47%, châu Âu 60% và châu Đại Dương 67%. Một số nước
sản xuất lạc chính, mức tăng năng suất không nhiều. Ấn Độ chỉ tăng 12%,
Trung Quốc năng suất hầu như không tăng, Xênêgan tăng khoảng 10%.
Tình trạng chênh lệch năng suất giữa các nước rất đáng kể. Trong khi năng
suất lạc của Ixraen trong 20 năm vẫn luôn ổn định ở mức trên dưới 35 tạ/ha
(trên diện tích nhỏ đạt tới 65 tạ/ha) nhiều nước ở châu Phi và châu Á chỉ
đạt năng suất 5 - 6 tạ/ha.
Tuy nhiên, số nước có năng suất lạc bình qn cả nước trên dưới 20
tạ/ha khơng phải ít: Đảo Mơrixơ: Trong vịng 30 năm đã tăng gần 2,7 lần.
Có nhiều vùng như Virginia, Crroli năng suất bình quân đã đạt tới 21 tạ/ha


trên 11 - 12 vạn ha (1965 - 1967) ở Oklahoma đã có năng suất kỷ lục 5630
kg/ha trên 21,8 ha trong vòng 3 năm liền.
Lưu lượng xuất khẩu hàng năm trên thế giới: 1,3 - 1,7 triệu tấn lạc
quả, 350000 - 400000 tấn dầu lạc, các nước xuất khẩu nhiều là: Xênêgan,
Nigiêria.
Yêu cầu nhập khẩu về lạc và các sản phẩm từ lạc cũng tăng hơn

nhiều, dầu lạc có thể được dùng để thay thế cho mỡ động vật. Dầu lạc cũng
là sản phẩm chính trong hơn 600 sản phẩm được chế biến từ lạc và cây lạc
[12].
Từ vùng nguyên sản ở Nam Mỹ, bằng nhiều con đường lạc đã được
đưa đi khắp nơi trên thế giới và nó nhanh chóng thích ứng với vùng nhiệt
đới, á nhiệt đới và các vùng có khí hậu ẩm. Đặc biệt lạc đã tìm được mảnh
đất phát triển thuận lợi ở châu Phi và vùng nhiệt đới châu Á. Lạc được
trồng rộng rãi ở châu Phi rồi từ đây, theo thuyền buồm nô lệ, lạc lại được
đưa trở lại châu Mỹ (cả Bắc Mỹ và Nam Mỹ) và châu Âu. Chính sự giao lưu
chéo rộng rãi này đó hình thành nhiều vùng gen thứ cấp và làm phong phú
thêm hệ gen của lạc.
3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ơ Việt Nam
Trong 25 nước trồng lạc ở Châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ 5 về sản
lượng nhưng năng suất vẫn còn thấp. Năm 1990, năng suất lạc bình quân đạt
10 tạ/ha và sản lượng đạt 218 ngàn tấn, năm 1995, năng suất lạc đạt 13 tạ/ha,
sản lượng 335 ngàn tấn, đến năm 2000 năng suất đạt 18 tạ/ha sản lượng gần
400 ngàn tấn và năm 2005 sản lượng đạt đã đạt 451 ngàn tấn, mặc dù diện
tích tăng khơng đáng kể. Tuy năng suất lạc ở Việt Nam ngày càng tăng nhưng
chỉ bằng 65% năng suất lạc của Trung Quốc và Mỹ.(Thông tin KH và CN
Nghệ An ).


Lạc được trồng hầu hết ở các vùng sinh thái nơng nghiệp Việt Nam. Diện tích
lạc chiếm 28% tổng diện tích cây cơng nghiệp hàng năm. Tuy nhiên có 6 vùng
sản xuất chính như sau:
Vùng Đồng bằng sơng Hồng: Lạc được trồng chủ yếu ở các tỉnh Hà Nội,
Vĩnh Phúc, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình với diện tích 31400 ha, chiếm 29,3%
Vùng Đông Bắc: Lạc được trồng chủ yếu ở Bắc Giang, Phú Thọ, Thái
Nguyên với diện tích 31000 ha, chiếm 28,9%.
Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ là vùng trọng điểm của các tỉnh phía Bắc

với diện tích 74000 ha (chiếm 30,5%), tập trung ở các tỉnh Thanh Hoá (16800
ha), Nghệ An (22600 ha), Hà Tĩnh(19900 ha).
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Diện tích trồng 23100 ha (chiếm
9,5%), được trồng ở hai tỉnh Quảng Nam, Bình Định.
Vùng Tây Nguyên: Diện tích trồng 22900 ha (chiếm 9,4%), chủ yếu ở
tỉnh Đắc Lắc (18200 ha)
Vùng Đông Nam Bộ: Lạc được trồng ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận,
Bình Dương với tổng diện tích 42000 ha.
Trong vịng 10 năm qua, sản xuất lạc ở Việt Nam đã có những chuyển
biến tích cực về năng suất và sản lượng, nhưng diện tích trồng không tăng
(niên giám thống kê năm 2003). Tuy nhiên, diện tích lạc ở các tỉnh phía Bắc có
xu hướng tăng dần từ 112,3 ngàn ha năm 1995 lên 250,0 ngàn ha năm 2003
(tăng 17%). Ở tỉnh phía Bắc, diện tích lạc tăng chủ yếu ở các tỉnh Nam Định,
Ninh Bình, Thanh Hóa và Hà Tĩnh. Diện tích trồng lạc ở các tỉnh phía Nam
giảm từ 136,6 ngàn ha năm 1995 xuống 98,5 ngàn ha năm 2003, diện tích
giảm mạnh nhất ở tỉnh Tây Ninh ( từ 41,1 ngàn ha năm 1995 xuống cịn 19,8
ngàn ha năm 2003) và tiếp đó ở tỉnh Long An. Diện tích lạc ở các tỉnh phía
Nam giảm do cây ăn quả và cây cà phê phát triển ồ ạt.


Năng suất lạc ở các tỉnh phía Bắc thường thấp hơn năng suất lạc ở các
tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, bước đầu đã có một số tỉnh đạt năng suất lạc bình
quân cao như: Nam Định 37,7 tạ/ha, Hưng Yên 27,7 tạ/ha, Thành phố Hồ Chí
Minh 28,7 tạ/ha, Trà Vinh 28,8 tạ/ha, Khánh Hoà 26,0 tạ/ha [14]
Bảng. Diễn biến diện tích năng suất sản lượng lạc trồng ở Việt Nam
(1994 - 2004)
Năm
1994
1995
1996

1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004

Diện tích (1000 ha)
248,2
259,8
262,8
253,5
269,4
247,6
244,9
241,4
246,8
250,0
254,6

Năng suất (tạ/ha)
11,9
12,9
13,6
13,9
14,3
12,8
14,5

14,6
16,1
16,6
17,9

Sản lượng (1000 tấn)
294,4
334,5
357,7
351,3
386,0
318,1
355,3
352,8
397,0
417,5
462,0

Nguồn: Tổng cục thống kê,
MARD
Trong 25 nước trồng lạc ở châu Á thì Việt Nam đứng thứ 5. Cây lạc
hiện nay đã được trồng trên nhiều loại đất đai với địa hình khác nhau nên
năng suất và diện tích lạc của nước ta tăng lên đáng kể. Mặc dù vậy, diện tích,
sản lượng và năng suất lạc cịn thấp so với thế giới, chỉ đạt bình quân 10 tạ/ha
(1995). So với nhiều loại cây trồng khác như lúa, ngô, đậu tương... thì tốc độ
tăng trưởng năng suất lạc vô cùng chậm [2].
Kế hoạch nhà nước đưa sản lượng cả nước lên 900000 tấn năm 2010.
Để đạt được mục tiêu trên chúng ta phải mở rộng diện tích cả nước lên
360000 ha năm 2000 và 400000 ha năm 2005 và 2010 [11] .



Ở nước ta, cây lạc được đánh giá có hiệu quả kinh tế cao về nhiều mặt:
Thực phẩm cho người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp,
nông sản xuất khẩu, cây luân canh cải tạo đất.
Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong mấy năm nay đã đóng góp
đáng kể vào ngành sản xuất lạc như xác định thời vụ, mật độ, khoảng cách, trừ
bệnh, bón phân v.v... các giống lạc tốt như trạm xuyên đã được phổ biến ở một
số tỉnh như Thanh Hoá, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình thay dần cho giống lạc
địa phương năng suất thấp.
Gần đây người ta đã tận dụng mọi điều kiện đất đai để trồng lạc. Những
đất trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng cây lâm nghiệp khi cây cịn nhỏ, có
thể trồng xen lạc giữa hàng, để tăng thu nhập (lấy ngắn nuôi dài) vừa làm cây
phủ đất và cây phân xanh vùi tại chỗ. Các đất đồi trồng các cây dễ bị xói mịn
như sắn đã được trồng xen lạc.
Trong một tương lai không xa cây lạc sẽ được trồng trên hàng vạn hecta
ở các vùng sản xuất tập trung khắp nước ta [3].
3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ơ Nghệ An.
Nghệ An là vùng trồng lạc lớn nhất Việt Nam với diện tích 24000 ha 25000 ha, sản lượng hàng năm đạt khoảng 4,5 vạn tấn lạc vỏ, tương đương 3
vạn tấn lạc nhân. Năm 2005, cả tỉnh xuất khẩu được trên 2 vạn tấn lạc nhân
theo đường chính ngạch, chủ yếu sang Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc và
khoảng 1 vạn tấn theo đường tiểu ngạch, chưa kể số lạc tiêu thụ nội địa, để
giống. Kim ngạch xuất khẩu hơn 10 triệu USD, đứng đầu trong danh sách các
mặt hàng nông sản xuất khẩu của Nghệ An. Cây lạc đã trở thành cây trồng chủ
lực của nhiều huyện như Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn
Châu [7].
Tình hình xuất khẩu lạc Nghệ An (1999 - 2001) (tấn) [5]


Tổng sản lượng hàng hoá
Lượng thu mua

Lạc xuất khẩu

1999
31652
23452
16872

2000
2001
36717
36013
25939
25628
7954
10000
Nguồn: Phan Đình Lan

Vụ xuân 2008, sản lượng lạc toàn tỉnh Nghện An ước đạt 50.000 tấn.
Nghi Lộc là địa phương dẫn đầu của tỉnh về năng suất lẫn diện tích trồng lạc
với 6300 ha, sản lượng hàng năm xấp xỉ 15.000 tấn. Nhiều xã kinh doanh về
cây này có năng suất cao là Nghi Phong, Nghi liên, Nghi Văn... bình quân mỗi
ha đất canh tác có từ 25 - 27 tạ và với kết quả này cây lạc đã có chỗ đứng trên
đất Nghi Lộc. Đặc biệt từ sau vụ Xuân được mùa cả về năng suất và sản
lượng, không chỉ ở Nghi Lộc mà nhiều vùng “đất lạc” khác như Diễn Châu,
Quỳnh Lưu... nông dân đã mạnh dạn đầu tư vào kinh doanh loại cây này [8]
Hiện nay Nghệ An sản xuất 3 vụ lạc/năm. Vụ lạc Xuân (vụ chính) có
diện tích trên dưới 20 ngàn ha, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu; vụ
thu đông chủ yếu cung cấp giống cho vụ chính và một phần làm hàng hố cho
các tỉnh bạn; vụ lạc hè diện tích hàng năm trên dưới 2 ngàn ha, sản phẩm chủ
yếu phục vụ tiêu dùng, chế biến và một phần được dùng để làm giống. [5]



4. Sự sinh trương phát triển của cây lạc :
4.1 Sự nảy mầm của hạt :
Đây là giai đoại đầu tiên của đời sống cây lạc đây là giai đoạn lạc
chuyển từ giai đoạn tiềm sinh sang giai đoạn sống .
Sự nảy mầm của hạt lạc biểu hiện bên ngoài đầu tiên của quá trình nảy
mầm là trục phôi dài ra đâm thủng vỏ hạt lộ ra bê ngoài. Các quá trình chủ
yếu của sự nảy mầm bao gồm 3 giai đoạn +Sự hút nước của hạt
+Hoạt động của các men phân giải
+Các phản ứng sinh hóa của lạc
4.2. Sự phát triển của thân cành :
4.2.1. Sự phát triển của thân về chiều cao :
Thân lạc tương đối cao, theo Minkevich thân lạc có thể cao tới
2m. Nhưng quan sát ở nước ta cho thấy :chiều cao phụ thuộc vào đặc điểm di
truyền của từng giống và điều kiện ngoại cảnh, Nói chung những giống có
dạng bụi thường thường có chiều cao đạt khoảng 70-150 cm. Dạng đứng có
chiều cao 40-80cm. dạng bò chiều cao thân chỉ đạt 25-40cm.
Từ khi mọc đén khi đâm tia rộ tốc độ tăng trưởng chiều cao thann
tăng dần. Chiều cao thân chính ở mức độ nhất định có thể là chỉ tiêu để đánh
giá sinh trưởng và khả năng cho năng suất của cây lạc.
4.2.2. Sự phát triển cành
Lạc có khả năng đâm cành khá lớn, nhất là những giống thuộc thân
bò. Ở nước ta, các giống lạc trồng chủ yếu thuộc các nhóm Spanish, thân,
thường chỉ có 2 cấp cành.
+cành cấp 1:thường có khoảng 2-6 cành hai cành đầu tiên
mọc từ nách lá mầm nên mọc đối, thường xuất hiện khi cành có 3 lá thật. Các
cành tiếp theo có thể mọc từ các lá thứ 3, thứ 4…



+Cành cấp 2: Thường trên cây lạc có thể có 4 cành cấp 2
mọc trên 2 cành số 1 và số 2. Cành cấp 2 thường ngắn, đơi khi khó nhận biết.
Lá trên những cành này cũng nhỏ hơn và có ít khả năng quang hợp. Ở nước ta
cành cấp 2 ít thấy [5]
4.2.3. Sự phát triển của bộ lá :
Trên thân chính số lá có thể đạt 20-28 lá, tổng số lá trên cây có thể đạt
50-80 lá vào thời kỳ thu hoạch nhưng do khi thu hoạch một só lá già bị rụng,
cho nên số lá xanh tồn tai trên cây khi cao nhất chỉ khoảng 40-60 lá.
Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại Học Nông Nghiệp I, vào thời
kỳ hình thành quả diện tích lá đạt cao nhất có thể đạt tới 20-23dm 2 /cây với tốc
độ phát triển lá từng thời kỳ như sau :3-5 lá tốc độ phát triển diện tích lá đạt
0,07dm 2 /ngày, từ 5 lá đến ra hoa 0,18-0,2dm 2 /ngày và thời kỳ hết hoa đến
hình thành quả, tốc độ tăng trưởng của lá cao nhất có thể đạt 0,6-0,8dm 2
/ngày.
Tương quan giữa chỉ số diện tích lá và năng xuất lạc(Trường ĐHNN1972)
Chỉ số diện tích lá thời kỳ đâm tia –Năng uất sinh vật (tạ/ha) Năng xuất kinh tế
làm quả
2,0-2,5

40,4-44,8

20,0-25,3

2,5-3,0

50,6-50,8

25,2-31,3

3,5-4,0


91,3-93,5

31,8-41,1

4,0-4,5

89,1-129,5

35,0-47,3

4.2.4 sự phát triển của bộ rễ :
Rễ lạc là rễ cọc gồm một rễ chính ăn sâu và một hệ thống rễ bên rất
phát triển sự tăng trưởng của diện tích lá và trọng lượng rễ có liên quan đến
nhau nếu diên tích lá tăng thì trọng lượng rễ tăng theo và ngược lại. Trong


thời gian từ mọc đến 3-4 lá, trọng lượng rễ chiếm khoảng 30-45%tổng trọng
lượng khô của cả cây.
Trọng lượng rễ lạc thay đổi tùy thuộc vào điều kiện canh tác, tính chất
đất đai. Ở đất nhẹ tơi xốp bộ rễ phát triển rất thuận lợi, ăn sâu, rễ ra nhiều và
khả năng hấp thụ dinh dưỡng lớn.[5]
4.2.5 Sự hình thành nốt sần và sự cố định Ntơ của vi khuẩn nốt sần :
Nốt sần ở lạc so với cây họ đậu khác thì nó hình thành tương đối chậm
hơn. Thường thi khi lạc có 4-5 lá thì nốt sần hình thành, những nốt sần đầu
tiên thường nhỏ, dịch nốt sần mầu hồng nhạt.
Từ thời kỳ ra hoa đến khi đâm tia hình thành quả thì lượng nốt sần tăng
nhanh, có kích thước lớn hơn có mầu hồng thẫm. Lượng nốt sần lớn nhất có
thể đạt 800-4000 cái vào thời kỳ hình thành quả. Sau đó nững nốt sần già khơ
dần, dịch nốt sần chuyển sang mầu tím đen rồi nốt sần bị vỡ ra, do đó làm

tăng số lượng nốt sần trên cây. Khi thu hoạch lượng nốt sần chỉ còn khoảng
20-50%. Nốt sần tập trung phần lớn ở rễ phụ gần rễ chính và ở độ sâu 025cm.
Vi khuẩn nốt sần Rhizobium vigne trong đất nhờ sự phân giải xác thực
vật (sống hoại sinh ). Sau khi trồng lạc, nhờ sự hoạt động hô hấp của bộ rễ lạc
đã tiết ra một số chất hưu cơ có tác dụng hấp dẫn và kích thích vi sinh vật nốt
sần phát triển ở rễ lạc. Loại vi khuẩn này xâm nhập vào rễ lạc ở miền lơng
hút, sau đó theo mạch dẫn vào sâu trong rễ bằng các dây xâp nhập. Do sự xâm
nhập của vi khuẩn rễ phát triển không bình thường, long hút rụng đi, ở một số
vùng rễ , tế bào phân chia mạnh nhằm khu chú vi khuẩn, tạo những nốt sần.[5]
4.2.5 Sự ra hoa đâm tia và sự hình thành quả.
* Sự ra hoa của lạc.


Lạc là cây có phản ứng gần gần trung tính với quang chu kỳ vì vậy yếu
tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ngày ra hoa của lạc là nhiệt độ trung bình
trong thời kỳ cây con.
Thời gian ra hoa của lạc thường kéo dài 25-40 ngày tùy giống và điều
kiện sinh trưởng, cung có khi lạc ra hoa kéo dài cho đến khi thu hoạch. Số
lượng hoa có thể thay đổi từ 50-200 hoa. Thời gian ra hoa của lạc có thể chia
làm 3 giai đoạn:
+giai đoạn chớm hoa:kéo dài 2-3 ngày
+gai đoạn ra hoa rộ :kéo dài 25-30 ngày
+giai đoạn kết hoa :thường kéo dài 5-15 ngày
*Thụ tinh, thụ phấn, đâm tia và làm quả của hạt
Hoa lạc thường nở vào lúc 7-9 giờ sáng, nhưng sự thụ phấn đã tiến
hành trước khi hoa nở là 7-10 giờ nghĩa là xào khoảng nửa đêm. Do sự thu
tinh tiến hành sớm, trước khi hoa nở nên hoa chủ yếu tự thụ phấn.
Điều kiện đâù tiên và chủ yếu để tia thành quả là bong tối và độ ẩm.
Ngoài ra nó cịn phụ thuộc vào lượng oxi và khả năng hấp thụ chất dinh
dưỡng.

*quá trình chín và hình thành quả lạc
Sau khi đâm tia xuống đất.
5-6 ngày : Đầu tia băt đầu phình ngang
9 ngày :Qủa lớn nhanh thấy rõ hạt ở gần cuống
12 ngày :Qủa tăng kích thước gấp đôi khi 9 ngày
20 ngày :Qủa định hình nhưng vỏ quả còn mọng nước, hai hạt đã thấy
rõ.
30 ngày :Vỏ quả cứng, săn lại – hạt định hình
45 ngày : Vỏ quả khơ, có gân rõ, vỏ quả bị thu hẹp rõ dệt
60 ngày :Hạt chín hồn tồn, có thể thu hoạch được


Trong điều kiện bình thường, thời gian từ khi hoa nở đến khi hạt chín
hồn tồn khoảng 65-70 ngày. Thời gian này có thể rút ngắn với hoa ra muộn.
Khi quả chín vỏ quả bị ép mỏng ra phía ngồi và bị mất nước, vỏ hạt cũng
mỏng và mang mầu sắc điển hình, hạt chứa chủ yếu các chất như Protein,
Lipit.[5]
5.Yêu cầu của cây lạc đối với các điều kiện sinh thái.
5.1 Yêu cầu về nhiệt độ.
Như ta đã biết lạc là cây ưa nóng. Nói trung nhiệt độ trung bình là 2530 0 C trong tất cả các thời kỳ sinh trưởng có thể thích hợp để lạc sinh trưởng,
phát triển và cho năng xuất tương đối khá. Nếu nhiệt nhiệt độ cao quá hoặc
thấp quá sẽ làm giảm số hoa có ích của lạc. Nếu nhiệt độ thấp lạc kéo dài thời
gian sinh trưởng, cản trở quá trình tích lũy chất khơ và q trình phân hóa
mầm hoa.[5]
5.2 Ánh sáng.
Ánh sáng làm giảm tốc độ hút nước của hạt và sự sinh trưởng của rễ phôi và
trục phôi.Trong quá trình phát dực quả,nếu quả được chiếu sáng sẽ phát triển
kém thậm chí tia sẽ khơng hình thành quả được.Theo Bùi Huy Đát (1961) đã
làm thí nghiệm gieo hạt các đợt khác nhau trong năm,kết quả cũng cho
thấy:thời gian của thời kì cây con phụ thuộc vào nhiệt độ trung bình mà hầu

như không chịu ảnh hưởng của quang chu kì
5.3 Yêu cầu về nước.
Ở mỗi thời kì nhất định thì Lạc có khả năng chịu hạn tương đối,khi
thiếu nước ở các thời kì thì ảnh hưởng đến năng suất thì nước là nhân tố quan
trọng thứ 2 trong thời gian nảy mầm. Sau nhiệt độ trong điều kiện đồng ruộng,
hạt lạc nảy mầm tốt nhất ở độ ẩm 70%-80%. Nếu độ ẩm quá lớn sẽ làm hạt bị
thối do thiếu Ôxy trong quá trình nảy mầm. Độ ẩm thấp dưới 60% đã kéo dài
thời gian nảy mầm và hạt không nảy mầm được ở độ ẩm 40%-45%. Trong điều


kiện bị hạn,hạt có thể nằm trong đất tới 30 ngày nhưng không nảy mầm nhưng
hạt vẫn không bị thối nhất là nhiệt đọ thấp.
Trong các thời kỳ sinh trưởng, độ ẩm đất rất ảnh hưởng rất lớn tới sự
sinh trưởng của lạc. Rễ lạc sẽ sinh trưởng kém trong điều kiện độ ẩm thấp.
Biểu hiện bề ngoài khi lạc bị hạn ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng rõ rệt nhất là
ở bộ lá. Khi độ ẩm đất giảm dần lá lạc nhỏ và dày hơn, có thể mang màu xanh
đậm rồi sang màu xanh nhạt do diệp lục bị phá hủy. Trong giai đoạn hình
thành quả do diện tích lá đạt đỉnh cao nhất, tốc độ chất khơ tích trữ tăng cao
cho nên cần lượng nước lớn nhất so với các giai đoạn khác trong chu kỳ sinh
trưởng.
Do vậy,nhu cầu về lượng mưa trong vụ lạc còn phụ thuộc vào khả năng
giữ nước và thoát nước của đât. Đối với đất dễ bị rẽ,khó thốt nước như đất
thịt nặng thì đòi hỏi lượng mưa trong vụ thất. Cịn đối với đất cát,đất đá và đất
dễ thốt nước thì cần lượng mưa lớn trong vụ.[5]
5.4 Đất.
Lạc thích nghi với nhiều loại đất như đất các ven biển, đất badan, đất dốc
tụ… Miễn là thốt nước mà khơng phải là đất thịt nặng. Lạc là cây chịu đất
hơi chua hay trung tính, thích hợp với độ PH từ 4-8. Nếu đất chua q thì bón
vơi tăng PH.
5.5 Dinh dưỡng khoáng.

Cây lạc hút các nguyên tố khoáng trong đất nhờ rễ và tia khống
nhưng lạc cũng có thể hút các nguyên tố dinh dưỡng.
Ở mỗi vùng, địa phương đều đã có quy trình sản xuất lạc, trong đó đã
nói đến việc bón bao nhiêu phân chuồng, bao nhiêu vơi, bao nhiêu phân NPK,
và bón vào lúc nào. Chúng tơi chỉ muốn phân tích thêm một số yếu tố dinh
dưỡng mà nếu không quan tâm đúng mức sẽ gây ra những khác biệt, hoặc
không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của cây lạc.


Nguyên liệu cung cấp canxi cho cây lạc và nâng cao pH đất chủ yếu
được nhắc đến là vôi. Nhưng nếu sử dụng vơi khơng đúng cách sẽ có một số
khiếm khuyết sau:
Nếu bón q nhiều vơi sẽ gây hiện tượng thiếu sắt (Fe) và Bo (B) cho
cây lạc, và đây cũng là vấn đề thường gặp phải trong sản xuất.
Bón vơi và phân NPK nếu khơng quan tâm đến lưu huỳnh (S) trong
thành phần phân bón khiến cây lạc giảm năng suất và chất lượng hạt.
Cây lạc là cây trồng cần rất nhiều đạm để hình thành thân lá và sản
phẩm quả, hạt. Người ta thấy rằng 1kg đạm (N) chỉ hình thành được 36kg
thân, lá, củ lạc (biomass), trong khi cũng 1kg N lại có thể hình thành được tới
120kg thân lá cây cao lương. Chính vì vậy các bộ phận thân, lá, củ của cây lạc
có giá trị dinh dưỡng rất cao so với các cây hòa thảo khác.
Tuy vậy, nhờ khả năng cố định đạm của nốt sần rễ cây nên phần lớn nhu
cầu N của cây (khoảng 80%) đã được cây tự đáp ứng nếu việc hình thành nốt
sần xảy ra bình thường. Trong nhiều trường hợp nốt sần rất khó hình thành,
như trồng lạc trên đất mới, trên đất sau khi trồng lúa nước v.v. Trong trường
hợp như vậy ta phải có giải pháp xử lý hạt bằng các chế phẩm vi sinh
rhizobium và mycorrhizae, hoặc phải tăng lượng cung cấp phân đạm trực tiếp
cho lạc nếu khơng có điều kiện xử lý.
Một vấn đề khác, đặc tính cây lạc là hấp thu canxi chủ yếu bằng củ khi
củ đang lớn, nên việc bón vơi cho cây phải bón vào vùng quanh gốc cây (vùng

tia lạc đâm xuống) thì cây mới hấp thu dễ dàng, vì canxi trong đất rất khó di
chuyển. Thiếu canxi củ lạc sẽ bị ốp (tức củ rỗng) và mất năng suất.
Lưu huỳnh (S) giúp cây chống lại các bệnh nấm và tăng hàm lượng
protein trong hạt. Trong thành phần phân bón phải tính đủ lượng S cho cây. Có
thể dùng các loại phân có chứa S như super lân, phân đạm SA hay dùng canxi
dưới dạng thạch cao để bón. Lượng lưu huỳnh phải đạt khoảng 30-50kg S/ha.


Một số trường hợp cây lạc có thể bị thiếu sắt gây bệnh bạc lá, nhưng ít gặp
ở nước ta, nếu ta khơng bón q nhiều vơi. Nếu gặp trường hợp này có thể
khắc phục bằng cách phun sắt sulfat (FeSO4.7H2O) cho cây với nồng độ
khoảng 0,2%, hoặc dùng loại chế phẩm phân bón lá giầu sắt để phun. Trong
trường hợp thiếu sắt kiểu này có thể kèm theo việc thiếu Bo (B), nên phun kèm
với Bo để khắc phục sự cố này. Dùng borax pha khoảng 10g/bình 10 lít để
phun.(theo Theo nongnghiep.vn)
6. Hình thái học cây lạc
6.1. Rễ
Rễ cây lạc thuộc loại rễ cọc và gồm 3 phần là cổ rễ, rễ chính và rễ phụ. Sauk
hi mọc cổ rễ vươn dài lên 2-4 cm đưa lá mầm lên trên mặt đất. Nếu hạt bị lấp
đất sâu quá thì lá mần khó mọc lên khỏi mặt đất.
Rễ lạc khơng có biểu bì, khơng có long hút thật. Nước và chất dinh dương vào
trong cây trực tiếp qua nhu mô vỏ, nhưng đơi khi ta cũng thấy rễ lạc có long
hút. Từ lúc cây bắt đầu mọc đến khi có 5 lá, rễ mọc nhanh hơn thân lá.[5]
6.2. Thân và cành
Cây lạc lớn lên nhờ mần sinh trưởng ở ngọn cây và ngọn cành. Thân lạc mềm,
lúc còn non thì trịn, lúc già có cạnh và rỗng ruột. Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển của thân cành cây lạc, ở nhiệt độ cao thì thân và cành mọc
nhanh nhưng khơng được cao q, cịn nhiệt độ thấp thì thân mọc chậm.
Cây lạc phân cành ngay từ gốc, cặp cành thứ nhất và 4 cành phụ làm ra
60%tổng số quả chắc trên cây còn cành thứ 3 và 4 làm ra 33%.

6.3. Lá
Lá lạc thuộc loại lá kép hình lơng chim. Mỗi lá thường có 4-6 lá chét.Tùy theo
mỗi giống lá chét có thể to hay nhỏ, xanh đạm hay nhạt, có hình bầu dục hay
hình trứng, mũi nhọn hay tròn.


Số lượng lá trên cây thay đổi tùy theo thời vụ. Trong vụ xuân lúc lá thứ nhất và
hai nhú ra đến khi phiến lá mở phẳng mất khoảng 3 ngày, lá thứ 3 mất khoảng
5-6 ngày lai được thêm một lá trừ lá thứ 7 và lá thứ 10 có ra chậm hơn một
chút.[5]
6.4. Hoa
Hoa lạc gồm các bộ phận chính như đài hoa, tràng hoa, nhị đực, nhị cái. Khi
cây ra hoa các bộ phận dinh dưỡng hoạt động mạnh nhất, lá có diện tích và
trọng lượng khơ lớn nhất, thân cây và rễ mọc nhanh nhất, quang hợp và thoát
hơi nước diễn ra mạnh nhất. Hoa nở chụi nhiều ảnh hưởng của yếu tố ngoại
cảnh đặc biệt là ánh sáng và nhiệt độ, chất dinh dưỡng và các yếu tố bên trong
như đặc tính nở hoa của mỗi giống.
Hoa lạc có đặc điểm nở hoa ở trên cành, nhưng lại làm quả ở dưới đất. Do đó
nhiều hoa không đậu thành quả được vì hoa ra muộn, không đủ thời gian làm
quả, tia không xuống được dưới đất, hoặc xuống dưới đất mặt đất đóng váng
cứng, tia không vào trong đất làm quả được. [5]
6.5 Qủa
Qủa lạc hình kén, dài từ 1-8 cm, rộng từ 0.5-2cm một đầu có vết đính với tia,
một đầu là mỏ quả phần giữa thắt lại, ngăn cánh hai hạt. vỏ quả chứa 27.93%
lignin, chiếm từ 20-30% trọng lượng quả.
Qủa lạc hình thành từ ngoài vào trong vỏ trước , hạt sau. Trong giai đoạn quả
hình thành, thể tích quả lớn nhanh, vì lớp vỏ quả trong nằn giữa noãn và vỏ
quả ngồi lớn nhanh làm thành một tầng mơ mềm rất dày. Mặt trong vỏ quả
ngày càng chứa nhiều tannin và chuyển mầu nâu. Hạt càng già mầu lâu càng
thẫm.[5]

6.6 Hạt
Trong mỗi quả lạc, hạt ở cuống có trước, hạt ở mỏ quả có sau. Mỗi hạt nặng
0.2-5g. Hạt lạc cũng hình thành từ ngoài vào trong, vỏ trước, vỏ sau. Hoa nở


được 40 ngày hạt đạt thể tích lớn nhất. Hạt lạc gồm mầm và hai lá mầm. Mầm
lạc có trục trên lá mầm và rễ mầm. Rễ mầm gồm rễ sơ cấp và cổ rễ.
Hạt có kích thước, hình dạng, mầu vỏ lụa khác nhau. Vỏ lụa rất mỏng cấu tạo
gồm ba lớp : lớp biều bì hoặc nhu mô cứng bên ngồi, tiếp đến là lớp nhu mơ
giữa và bên trong. Chiều dài hạt 7-21mm đường kính 5-12mm.
Trọng lượng hạt: đây là chỉ tiêu kinh tế và phân loại quan trọng.

2.4 Những biện pháp thâm canh tăng năng suất.
* Chọn giống lạc.
Từ lâu đời người nông dân đã biết chọn những giống lạc có năng suất
cao, thích hợp với sản xuất địa phương,có chất lượng tốt, có dạng quả, hạt đẹp
đủ tiêu chuẩn cho xuất khẩu và tiêu dung nội địa. Có tỉ lệ mọc cao khi gieo
trồng.
Hiện nay thì người nông dân trồng rất nhiều giống lạc nhưng chủ yếu là
giống: L14 , Sen nghệ An, Sen Chùm, Sen lai 75/23.
*Đất trồng lạc và kỹ thuật trồng lạc
Tùy vào điều kiện đất đai mà ta chọn các giống cho phù hợp nhưng yêu cầu
chung của đất là đất tơi xốp, thoáng, sạch cỏ dại và bằng phẳng.
Trước khi trồng phải cày bừa làm tơi xốp đất, bón vơi
* Thời vụ trồng lạc.
Lạc là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, nhiều nghiên cứu trong nước
và ngoài nước đều khẳng định lạc mẫn cảm với điều kiện nhiệt độ, giờ nắng và
điều kiện độ đất. Nhưng cây lạc có thể gieo được 3 thời vụ.
- vụ đông xuân: từ 5/2- 15/2 dương lịch
- vụ hè: từ 20/6- 5/7

- vụ đông: từ 20/9- 5/10


Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng địa phương, giống gieo trồng để
bố trí đất gieo trồng cho phù hợp tránh được mưa lớn, hạn hán, rét và tránh
được sâu bệnh.
*Mật độ và khoảng cách .
Bố trí mật độ khoảng cách thích hợp tạo mối tương quan tốt giữa cá thể
và quần thể cho năng suất cao nhất.
Tùy thuộc vào giống, thời vụ, đất đai mà trồng với mật độ khoảng cách
khác nhau, nên trồng trong khoảng 25-30 cây/m 2 .
* Quản lý chăm sóc
Bao gồm các khâu từ khi đặt hạt đến khi thu hoạch. Xới và vun hợp với bón
phân, phịng trừ sâu bệnh, quản lý nước.
-Quản lý thời kỳ mọc : Lạc mọc không đều thường do hạt giống quá non
hay quá già, đất quá khô hoặc quá ẩm, sâu bệnh phát triển nhiều, kỹ thuật
gieo khơng đảm bảo như đất q to, bóc vỏ sớm, trồng quá nông, quá sâu
và vùi lấp hạt không kỹ.
-Xới và vun.
Xới cho lạc tốt là đảm bảo cho lạc ra quả dưới đất thuận lợi.
Xới và vun cho lạc có 4 lần chính
Lần 1:Sau khi mọc đều u cầu xới mỏng, nhỏ đất, bằng mặt, làm cho gốc
lạc thoáng phát triển cặp cành 1 và cặp cành , diệt mầm cỏ, giữ độ ẩm đất.
Lần 2: Khi cây 4-5 lá yêu cầu xới 6-7 cm, xới sát gốc, phẳng mặt thoáng
gốc cho cặp cành 2 phát triển để tăng hoa và quả, lần này nên kết hợp bón
phân dể kích thích lạc phát triển.
Lần 3: Khi lạc bắt đầu ra hoa, tạo điều kiện đất xốp cho lạc đâm tia làm
quả.
Lần 4:Kết hợp vun cao và bón vơi tạo điều kiện cho quả phát triển.
*Phòng trống úng, hạn.



Để chống úng, hạn, càn xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu nước tốt,
quy hoạch vùng trồng, phải có hệ thống luồng trồng, luống lên cao khoảng
20cm. Nếu lạc bị khô hạn cần tưới nước nên tưới vào lúc sáng sớm hoặc
chiều tối.
*Thu hoạch.
Thu hoạch lạc là phần tốn công nhiều nhất trong nghề trồng lạc. xác
định ngày thu hoạch lạc là vấn đề khó vì quả lạc ở dươí đất hơn nữa lạc
mẫn cảm vơí nhiệt độ nên thời gian sinh trưởng theo mùa vụ, theo vùng.
Muốn có ngày thu hoạch chính xác cần kiểm tra độ chín quan xát đồng
ruộng.
Lạc chín khoảng 80-90% nên thu hoạch để tránh mưa xuống lạc nảy mần
nhiều.


×