Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TIỂU LUẬN văn học tiểu thuyết “gia đình bé mọn” của dạ ngân là chân chất mộc mạc nam bộ hay là sex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.71 KB, 14 trang )

Tiếp nhận văn học

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................1
MỞ ĐẦU................................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................2
2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................3
NỘI DUNG.............................................................................................................4
1. Dạ Ngân - cuộc sống và văn chương.........................................................4
2. “Gia đình bé mọn” - bức chân dung về sự chân chất mộc mạc của Tiệp một người phụ nữ Nam Bộ................................................................................4
2.1. Quyết tâm từ bỏ cuộc hơn nhân khơng có hạnh phúc.............................5
2.2. Mong muốn hạnh phúc, khao khát được “chính danh” với người mình
u..................................................................................................................7
2. 3. Tư cách làm mẹ bị giằn vặt đau đớn......................................................9
2.4. Thân phận con người dưới sức ép của chiến tranh, của xã hội bao cấp
thời hậu chiến...............................................................................................10
3. Ngôn ngữ Nam Bộ trong “Gia đình bé mọn”..............................................12
KẾT LUẬN...........................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................14

Trang 1


Tiếp nhận văn học

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Xưa nay nỗi khổ của người ta khơng gì bằng chữ tình mà cái khó ở đời khơng gì
bằng sự gặp gỡ” (Cao Bá Quát). Sự gặp gỡ ở đời đã khó vậy, sự gặp gỡ trong thế giới văn


chương nghệ thuật lại càng khó khăn mn phần. Sáng tác như nhu cầu tự biểu hiện của
cái tôi người nghệ sĩ, qua mỗi đá con tinh thần chủ thể sáng tạo gởi gắm biết bao nỗi
niềm trăn trở trước cuộc đời, nhân sinh. Với ý nghĩa như vậy, tác phẩm văn học không
đơn thuần chỉ là sản phẩm của một quá trình thai nghén, “mang nặng đẻ đau” của tác giả
mà đó cịn là nhịp cầu nối giữa người với người, là “điệu hồn đi tìm hồn đồng điệu”. Nếu
nhà văn xem tác phẩm như nơi kí thác nỗi lịng thì với người đọc mỗi cơng trình nghệ
thuật ngơn từ là một thế giới mới cần chiếm lĩnh và chinh phục. Đến với những tác phẩm
văn chương trước hết xuất phát từ nhu cầu bản thân cần tích lũy vốn tri thức, hiểu biết, để
rồi thơng qua các hình tượng văn học, độc giả tự giải mã thông điệp của tác giả từ đó cất
tiếng đồng vọng tri ân. Nhưng “tri âm thật khó thay…, hoạ hoằn gặp được nghìn năm có
một” (ý của Lưu Hiển).
Hiện lên như một cây bút nữ đầy cá tính, Dạ Ngân và những tác phẩm của mình đã
mang đến cho nền văn học đương đại Việt Nam một nguồn cảm hứng mới. Với lối viết
văn đầy tinh tế khi cảm thụ cuộc đời, Dạ Ngân luôn mở ra cho người đọc những con
đường tiếp nhận mới cho tác phẩm với nhiều luồng ý kiến tiếp nhận khác nhau, thậm chí
là trái ngược nhau. Trong đó tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” đã gây xơn xao làng văn Việt
Nam những năm gần đây. Từ bề mặt văn bản mỗi người mỗi ý kiến, mỗi người một quan
niệm, có kẻ khen, người chê. Tất cả tạo nên một làn sóng dư luận sơi nổi, một hiệu ứng
đọc ít thấy từ lâu.
Lựa chọn đề tài Tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân là chân chất mộc mạc
Nam Bộ hay là sex?, người viết muốn đi sâu nghiên cứu hiện tượng văn học trẻ này ở
phương diện phong cách nghệ thuật và tư tưởng sáng tác. Theo ý kiến riêng của người
viết, tác phẩm của Dạ Ngân có một bề dày lịch sử và một chiều sâu tâm lý khiến cho nó
nghiễm nhiên trở thành chứng từ khắc hoạ một thời kỳ gian khó, qua những lời tự thú
chân thật và chân thành về nhiều mặt (chứ khơng chỉ ở khía cạnh khát khao tình dục).

Trang 2


Tiếp nhận văn học


2. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này chúng tơi xác định đối tượng nghiên cứu chính là vấn đề lí luận tiếp
nhận tác phẩm văn học, mà cụ thể trong bài viết này chính là quá trình tiếp nhận tiểu
thuyết “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lí luận về tếp nhận văn học, cụ thể hơn là
mối quan hệ giữa bộ ba: nhà văn - tác phẩm - người đọc. Bên cạnh đó, người viết vận
dụng tiếp nhận tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân cùng với phong cách nghệ
thuật của nhà văn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích chứng minh
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp tổng hợp

Trang 3


Tiếp nhận văn học

NỘI DUNG
1. Dạ Ngân - cuộc sống và văn chương
Nhà văn Dạ Ngân tên thật là Trần Hồng Nga, sinh năm 1953. Chị là đứa con đẻ của
mảnh đất miền Nam nên văn chương của chị chân chất Nam Bộ, từ đề tài, ngôn ngữ,
giọng điệu đến nhân vật, cách nhìn nhận cuộc sống… Tên tuổi của chị gắn liền với những
tác phẩm như: “Quảng đời ấm áp” (1986), “Ngày của một đời” (1989), “Con chó và vụ ly
hơn” (1990)… Tất cả đều tốt lên một vẻ Nam Bộ mộc mạc, tình nghĩa, yêu thương…

Văn chương của Dạ Ngân đã đạt đến một độ chín ngọt ngào, là sự cộng hưởng giữa
lối hành văn dung dị của người phương Nam với sự đằm thắm, đẹp đẽ của hơi hướng văn
chương xứ Bắc.
Với những trải nghiệm của bản thân, lối viết giản dị, dễ đọc, dễ hiểu,giọng văn tâm
tình, tiểu thuyết tự thuật “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân là quan niệm về cuộc đời, về ý
nghĩa và mục đích cuộc sống của nhà văn. Đó cũng là điều tạo nên sức hút của tác phẩm
với bạn đọc.
2. “Gia đình bé mọn” - bức chân dung về sự chân chất mộc mạc của Tiệp - một
người phụ nữ Nam Bộ
“Gia đình bé mọn” trước hết là cuốn tiểu thuyết kể chuyện gia đình. Đúng hơn là kể
chuyện những gia đình của nhân vật trung tâm - nữ nhà văn Mỹ Tiệp. Gia đình 1: là gia
đình mà Tiệp đã sinh ra và lớn lên, gia đình của những người đàn bà góa hoặc khơng
chồng, ln phải gồng mình gánh chịu bất hạnh và cả sự kiêu hãnh của một mái nhà thiếu
hơi ấm đàn ông, lấy gia phong khổ hạnh làm nền tảng. Gia đình 2: gia đình mà Tiệp và
người chồng tên Tuyên là những vật liệu xây dựng chẳng có chút kết dính nào ở những
phẩm chất cơ bản, và tan vỡ là kết cục tất yếu. Gia đình 3: tập hai trong đời sống vợ
chồng của Tiệp. Cùng với Tiệp làm nên gia đình này là gã nhà văn lãng tử có tên Viết
Đính, cùng Tiệp đi qua 11 năm yêu đương, trong cái đói rách đáng rùng mình của một
thời, trong cả những điều tiếng tàn nhẫn của xã hội. Con đường đời của Tiệp là đi từ gia
đình 1 đến gia đình 3, đằng đẵng, chơng chênh, nghẹt thở. Để có được gia đình 3, Tiệp đã
phải trả giá: trước hết là sự từ bỏ - từ những người đàn bà góa ở gia đình 1, tiếp đến là sự
lên án và xa lánh của bộ phận xã hội khư khư thứ luân lý cổ hủ và nặng nề hơn hết là sự
dằn vặt bản thân, khi phải cân nhắc giữa tình mẫu tử và tình u đơi lứa. Vượt lên trên tất
cả, tác giả cho thấy một mẫu hình phụ nữ chủ động lèo lái con thuyền cuộc đời mình,
kiên nhẫn tới mức lì lợm để sống thật với nhu cầu tinh thần của mình.
Chắc có lẽ rằng nhân vật nữ - nhà văn Mỹ Tiệp trong truyện - đã từng cầm sung chiến
đấu - nên chị vừa được khắc họa với tính chất mộc mạc, giản dị; vừa được khắc họa với
chất “Út Tịch” của người phụ nữ Nam Bộ ngay trong thời bình, thể hiện trong sự phản
kháng để giành lại hạnh phúc cho bản thân, cho cuộc đời mình.
Thiên truyện kể Gia đình bé mọn, như ghi chú ngồi bìa, là một cuốn tiểu thuyết.

Nhưng tiểu thuyết nào mà khơng gói ghém ít nhiều chất liệu rút ra từ trải nghiệm, từ cuộc
đời của tác giả? Khác nhau chăng là ở chỗ chất liệu này thể hiện rõ nét trên trang sách,
hay đã hoá trang biến dạng chẳng ít thì nhiều.

Trang 4


Tiếp nhận văn học

Tóm lại, qua Gia đình bé mọn, chúng tôi thấy quan niệm của tác giả về cuộc đời, về ý
nghĩa và mục đích cuộc sống khơng xuất phát từ một đạo lý, hay một triết thuyết cao xa Dạ Ngân khiêm nhường, biết rõ rằng mình khơng thể có thứ cao vọng đó, mà bắt nguồn
từ kinh nghiệm chính mình đã trải qua.
2.1. Quyết tâm từ bỏ cuộc hơn nhân khơng có hạnh phúc
Tiểu thuyết lần theo cuộc đời của Lê Thị Mỹ Tiệp, người đàn bà từng có một thời con
gái là nữ du kích góp phần vào cuộc chiến tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và một
xã hội lý tưởng, đến tuổi trưởng thành, lại đấu tranh cho giải phóng con người và tình yêu
cá nhân. Hành trình của cái “gia đình bé mọn” của Tiệp trùng hợp với hành trình của đất
nước nàng từ đoạn chót của cuộc chiến Việt – Mỹ đến thế kỷ 21, từ ngày đầu cuộc giải
phóng và tái thống nhất đất nước (ít nhất cũng cho bên chiến thắng) đến sự vỡ mộng và
suy thoái do những chính sách hậu chiến có tác dụng khuyến khích tham nhũng, sự làm
ăn kém hiệu quả, tiếp tục lòng hận thù giữa kẻ thua người thắng và cuối cùng là đến tận
thời Đổi Mới, thời kỳ được cho là đất nước đang hướng tới sửa chữa nhiều sai lầm trong
quá khứ - khi thành công khi không nhưng luôn luôn phải đối mặt với những phức tạp
mới.
Trong khi câu chuyện của Tiệp xẩy ra giữa và có thể tương ứng cho ba thời kỳ này –
giải phóng, suy thối, và đổi mới – bản thân Tiệp không bao giờ chỉ là vai trò tượng
trưng: Dạ Ngân đã sáng tạo ra một cá nhân hiện thực đầy đặn, một sự đối lập của kiểu
nhân vật thuần túy mang lý tưởng cách mạng rất có giá trong chiến tranh và sau chiến
tranh và trước thời kỳ đổi mới, trong văn học Việt Nam cũng như trong tư tưởng Khổng
giáo với người phụ nữ tam tòng tứ đức. Tác giả đã làm chúng ta nhận thức được cuộc đấu

tranh là có tính cá nhân như thế nào khi bà xây dựng nhân vật Tiệp là một nhà văn, và
một vài nhân vật khác như vậy nữa – không giống chút nào với những phần cịn lại của
cái gia đình quy ước của nàng – những nhân vật mà chân trời và ý nghĩa của sự lựa chọn
đã rộng mở, được phơi bày ra trong văn chương của bà:
“Quả tình, giữa nàng và những người thân là hai thế giới, phía kia khơng có Tầng
đầu địa ngục, khơng có Sơng Đơng êm đềm, khơng có Người Tình, khơng có
cả Rơbinxơn và Những người khốn khổ cịn nàng thì lúc nào cũng sách vở bút mực, xê
dịch và ham muốn. Những lúc như lúc nầy Tiệp thấy cơng việc viết lách của mình thật dị
thường, những suy nghiệm của mình thật phù phiếm, những việc khiến mình đau khổ
hoặc khát thèm thật vơ bổ. Những người đàn bà rất biết tận dụng sự chi phối ấy chỉ quan
tâm đến tôn ti và trật tự, đến công dung và ngôn hạnh cổ truyền, đến yên ổn và sung túc,
ai là cán bộ thì phải làm rạng danh thân tộc bằng cương vị ngày một cao hơn, ai là nơng
dân thì phải chăm chỉ và giỏi nhang đèn. Những bài báo của nàng cịn có thể hiểu được,
thứ văn chương mà nàng lọm cọm hằng đêm kia thì thật đáng hồi nghi vì nó khơng có
hình thù, khơng có quyền lợi, suy ra nó hư vơ và không quan trọng.”
Tiệp, luôn là một nhà cách mạng và ln là một độc giả, từ chối nhìn thế giới qua cái
lăng kính của truyền thống hay ý thức hệ. Chẳng hạn, có một thời kỳ khi mọi người bị
cấm nói điều tốt cho những người Việt Nam từng ở phía bên kia cuộc chiến, và mặc dầu
bản thân nàng cũng từng chiến đấu chống lại họ, nàng vẫn ngưỡng mộ lịng chung thủy
và tính cách mạnh mẽ của người vợ và con gái của một cựu đại tá Nam Việt Nam không

Trang 5


Tiếp nhận văn học

cịn nhà ở và nghèo đói đến tận cùng vì đã từng dính líu đến phía thất trận, hơn cả những
con người máy và đạo đức giả cùng cơ quan. Bằng cách này hay những cách khác, cuốn
tiểu thuyết dựng lên hai hoàn cảnh xã hội – nơi lằn chia cắt đất nước vẫn còn giữ lại một
thời gian sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975 – và sự mạnh mẽ của tính cách nhân vật

Tiệp.
Gia đình nội ngoại của Tiệp, những người miền Nam bắt nguồn từ vùng châu thổ
sơng Mekong đều có truyền thống nho giáo và cách mạng. Sau khi cha nàng chết trong
lao tù của chính quyền Nam Việt Nam trong chiến tranh, nàng và tất cả anh chị em bắt
mối với những người được gọi là Việt Cộng, những du kích của Mặt trận giải phóng miền
Nam đang chiến đấu chống lại chính phủ và người Mỹ, cuộc chiến chính nàng cũng tham
gia từ năm 16 tuổi. Khi gặp Tuyên lần đầu tiên, người đàn ông sau này thành chồng nàng,
anh ta cũng là một chiến sĩ Mặt Trận, thì mối quan hệ của họ càng khăng khít hơn và thực
ra – như sau này nàng kể lại – phải chăng cũng vì chiến tranh mỗi ngày càng ác liệt:
“Nàng rụt sâu xuống hơn trong cái công sự với người thanh niên có thể chết cùng
với mình bởi một quả pháo chụp pháo đào hay pháo trộn gì đó. Dàn đồng ca của súng
đạn, đơ la và giàu có chừng như bất tận, không mệt mỏi, như chúng muốn băm vằm cái
ngã ba và cái cây trâm bầu trên đầu họ ra. Tai Tiệp ù đặc, mắt nàng long lanh cảm thán
vì Tun đã nắm được tóc nàng kéo lên đúng lúc và đã ấn nàng xuống cái công sự như
cái lỗ huyệt nầy. Nàng cười sằng sặc rồi nàng mếu máo khóc, bỗng nàng nín bặt vì nghe
thấy có hai bàn tay đang áp vào, hàng nút áo bung ra tự bao giờ, hai trái ngực nàng
đang săn lên run rẩy bởi đôi bàn tay ngốn ngấu trong thứ nước màu sữa đục, lạ quá,
cảm giác được mơn trớn mà cũng được dày vò nâng lên hạ xuống trong mặt nước có mùi
âm phủ, lạ q. Hình như anh ta có hào hển rằng đã có ý với nàng từ lâu, ngay hồi mới
đầu quân về cơ quan, đã chấm nàng và mơ được cưới nàng làm vợ... Không gian bỗng
lịm đi, tai hoạ đã qua thật, nàng tót lên miệng công sự chống tay lên mép đất ngồi thở.
Mùi của đất đai cây cỏ bị huỷ diệt, mùi môi của người thanh niên vừa khám phá được
phân nửa nàng dưới công sự, mùi của thân xác lần đầu nghe thấy nó cồn từ bên trong ra,
cấp rấp, kêu gào sống sót rồi, phơi bày rồi, tận hưởng đi bng xuôi đi. Tuyên dựng
nàng đứng lên: “Giờ phải đi coi chiếc xuồng rồi kiếm chỗ, tụi nó cho pháo dọn bãi, thế
nào hồi nữa cũng có đổ qn nhảy giị!” Thế là có ân tình, có kỷ niệm sống chết và có cả
chữ tín trong sự trao gửi tiết trinh...”
Ở chỗ này Dạ Ngân trở thành một trong số ít nhà văn hiện đại Việt Nam phơi bày một
cách trực tiếp sợi tóc mong manh giữa cái chết và tình dục phát lộ ra trong thời chiến và
cũng có ý ám chỉ sự mù lòa đầy quyến rũ của bản thân chiến tranh. Người tình đậm đà,

đầy dũng cảm chiến trận trở thành tay quan liêu tự mãn, cuồng tín và một người cha
người chồng bàng quan trong những năm hịa bình sau chiến thắng, “mẫn cán, cần cù và
hồn toàn đáng thương hại”. Chủ nghĩa lý tưởng nồng nhiệt xã thân cho đại nghĩa và sự
gần kề cái chết đã từng làm họ yêu nhau, làm tình với nhau lần đầu trong nỗi kích động
mạnh mẽ đã khơng sống sót nổi trước áp lực của cuộc sống trong hịa bình và Dạ Ngân
dùng cuộc sống tình dục của Tiệp như là của đánh cược cho nỗi thất vọng đó:
“Sau đó, cái ngày có giặc đổ qn lị cị bằng trực thăng đó, những cái hơn đầu ma
lực khơng sao ngờ nổi và thân xác cũng lần đầu tham dự, sau đó thì lúc nào Tun cũng
dư thừa điều kiện vì hai người chung một mái nhà chịi Cứ, chung một chiếc xuồng,

Trang 6


Tiếp nhận văn học

chung chết chóc, chung từng ngày sống và cái chính là chung sự địi hỏi trai gái khi cái
chết và sự sống được tính bằng ngày và bằng giờ. Đời sống tình dục bí ẩn bỗng trở nên
nhàm chán sau khi có Vĩnh Chuyên, nỗi thất vọng về tính cách và tâm hồn, và cả trữ
lượng nhân tính ít ỏi của chồng khiến nàng mặc cho Tuyên cư xử một cách đại khái với
mình…”
Trong khi nhiều nhà văn Việt Nam, từ Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều và vào thế kỷ
18, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã đi trước dùng tình dục để thám hiểm tính cách và tập tục
xã hội (và ngược lại), chuyện mô tả tình dục một cách trực tiếp của Tiệp là hiếm hoi, ít
nhất cũng trong những tác phẩm văn học Việt Nam đã được dịch ra tiếng Anh mà chúng
ta có dịp đọc. Tiệp đã khơng thỏa mãn với Tun và cơ ấy đi tìm một tình u lý tưởng,
xúc động và đầy cảm hứng hơn, tự buộc vào những chuyện rắc rối tệ hại, thậm chí lâm
vào những thách thức còn tồi tệ hơn nhiều khi muốn làm lành với chồng.
“Gia đình bé mọn” là câu chuyện về cuộc đời của Mỹ Tiệp trong một xã hội không
ngừng chuyển mình từng giây từng phút, dầu vậy vẫn cứ khư khư phịng giữ nền nếp hủ
lậu cổ truyền. Nhưng cơ đã can đảm dám vùng vẫy, tự mình cởi trói cho mình, để cuối

cùng toại nguyện sau bao nhiêu năm trời thử thách dằn vặt về thể xác và tinh thần. Cùng
với cuộc đời Mỹ Tiệp, là cuộc đời của cô Tư Ràng, Hai Tuyên, Hai Khâm… nổi bật lên
giữa một xã hội với bao hệ lụy của tình trạng bao cấp. Họ chứng nhân trực tiếp, đã thật sự
trải nghiệm thời kỳ này trong máu huyết của mình, mà cũng có người là kẻ mê say tiếp
tay để hành tội người khác. Qua họ ta cảm thấy thân phận con người quá bé mọn, bé mọn
đến bất lực, cuộc sống thì giả dối, khắc nghiệt, tình u khơng lãng mạn, đẹp đẽ mà trần
trụi.
2.2. Mong muốn hạnh phúc, khao khát được “chính danh” với người mình u
Cơ gái Mỹ Tiệp trải nghiệm cuộc đời thanh xuân của mình ở một nơi không xa lắm,
nhưng ngụp đầy xáo trộn - vào một thời kỳ không xa lắm, nhưng biến động tràn trề trong một xã hội khơng ngừng chuyển mình từng giây từng phút, dầu vậy vẫn cứ khư khư
phòng giữ nền nếp hủ lậu cổ truyền.
Vậy mà cô gái gầy gò yếu ớt ấy - ba mươi tám cân - đã đủ phẫn nộ, đủ tính, đủ bản
lĩnh, đủ can đảm để dám vùng vằng và vùng vẫy, khi cương, khi nhu, kiên trì lần hồi bẻ
gãy trọn mớ xiềng xích bủa vây mình, tự mình cởi trói cho mình, để cuối cùng toại
nguyện sau bao nhiêu năm trời thử thách, thất bại và dằn vặt lẫn lộn, thể xác băm vằm và
tinh thần bầm vập.
Trong Gia đình bé mọn, Tiệp là người phụ nữ có tâm hồn (cơ là một nhà văn, có thế
giới nội tâm giàu tri thức và cảm xúc). Cô nổi loạn, chống lại cái bế tắc do thời bao cấp
gây ra, hay cô là người phụ nữ địi quyền được sống như mình quan niệm? Thời bao cấp
dường như không chịu trách nhiệm về những bất hạnh của cô. Việc cô lấy chồng lần thứ
nhất mà khơng có tình u chỉ là một tai nạn, một lầm lỡ trong hoàn cảnh chiến tranh và
chiến tranh cũng khơng phải là thủ phạm. Vì chiến tranh khơng “buộc cơ” đi đến tình u
đó mà là xúc cảm nhất thời. Người chồng thứ nhất của cô là một kẻ nhàm chán, một sự
nhàm chán ít nhiều liên quan đến nguồn gốc viên chức của anh ta. Anh ta đáng ghét và
đáng khinh như tất cả các quan chức khác của địa phương: kẻ thì tiếp nhà văn với bộ
quần áo ngủ, kẻ thì cấp một căn hộ như cấp một mớ rau, nhưng kẻ nào cũng ham tiền,

Trang 7



Tiếp nhận văn học

hiếu danh, thiếu nhân tính trong cư xử. Nhưng cái thời mà Tiệp chán đến tận cổ ấy vẫn
cho cơ được sống và kiếm tìm được hạnh phúc khác.
Ngay từ lần một, lần hai gặp Đính, nàng đã cảm thấy một sức mạnh rủ rê ở người đàn
ơng đó. Anh ta đã gây cho nàng cảm giác muốn đi, muốn khám phá, muốn phiêu bồng,
bên nhau, chân trời góc biển…Cơ cảm nhận được đấy là tình u thực sự của cô, cô
muốn vượt qua tất cả để đến với người mình u, mong muốn “chính danh” là vợ của
Đính chứ khơng phải là một tình u vụng trộm. Năm tháng đầy lên cùng những lần gặp
gỡ, Tiệp đã hạnh phúc khi được ở bên anh, từ những chuyến với chiếc Cá Xanh cọc cạch
vừa đi vừa giỏ đồ nghề ra chữa, từ những bài thơ mà Đính chép tay cho nàng thuộc vì
nàng bị mất tuổi học và tuổi đọc bởi chiến tranh, từ những người bạn mà anh đưa nàng đi
hay kéo họ đến để nàng được thâm nhập và thụ hưởng trữ lượng tinh thần của Hà Nội bị
vùi dập, cả những bữa bún bữa rươi mà anh phải tự tay vào bếp, hay cách anh ngồi xé
từng rẻo lá chuối khô của chiếc bánh gai ở trước cổng Văn Miếu để giới thiệu với nàng
sự tinh tế cội nguồn… Anh và nàng đã yêu nhau thật say đắm và thiết tha…
Khi Tiệp nghe Vĩnh Chuyên nói về ba đã có người khác, Tiệp tức tốc viết cho Tuyên
một lá thư ngắn: “Anh còn nợ tơi một phiên tịa để cả tơi và anh được yêu người khác
một cách đàng hoàng…” – Bức thư thể hiện chị là một người phụ nữ khao khát “chính
danh” với người mình u thực sự, địi hỏi quyền bình đẳng của phụ nữ…
Trải qua bao gian lao thử thách, từ khoảng cách Bắc - Nam đến xã hội, bạn bè, người
thân, gia đình và của chính bản thân cơ và Đính… suốt một khoảng thời gian dài, từ khi
Thu Thi đang cịn là một cơ bé 7 - 8 tuổi đến khi nó đã có người yêu, đã lên xe hoa, Đính
và Tiệp mới đến được với nhau… Chứng tỏ rằng ngọn lửa tình u ln bừng cháy trong
họ, và họ ln nhen nhóm ngọn lửa ấy để nó được vững bền trước bao sóng gió của cuộc
đời…
Cơ đã ra được Hà Nội, dù trải qua nhiều trắc trở, để đồn tụ với người mình u. Cơ
và Đính đến với nhau bằng một tình yêu tuy muộn mằn nhưng chân chính và mãnh liệt,
điều đó lý giải rằng vì sao giữa hai người không cần “sợi dây” ràng buộc do con cái tạo
thành… Xã hội tuy không ban phát cho cơ mọi điều như ý, nhưng cơ vẫn có thể xây dựng

cho mình một gia đình bé mọn, theo nghĩa là một hạnh phúc riêng tư. Vậy thì con đường
đi đến hạnh phúc không phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài, vào những chướng
ngại xã hội hay tộc họ mà chỉ phụ thuộc vào chính cơ, người đã trải qua một cuộc tranh
đấu không hề bé mọn để có được nửa kia đích thực của mình. Hạnh phúc nằm trong tay
ta.
Tiệp không phải là người phụ nữ trong trắng (văn học Việt Nam hay viết về sự trong
trắng của người phụ nữ), ngồi chồng mình, Tiệp u Đính, người đàn ông cũng không
hẳn là tốt, cứ để Tiệp chờ mãi mà không chịu bỏ vợ, nhưng Tiệp vẫn chờ đợi vì chỉ với
Đính, Tiệp mới thoả mãn được lý tưởng về người đàn ông, về hạnh phúc, về khát vọng
văn chương. Tiệp vừa có ưu điểm vừa có khuyết điểm, hăng hái, nổi loạn, vừa nghĩ thế
này đã lại nghĩ thế khác, chính vì thế nhân vật trở nên hay.

Trang 8


Tiếp nhận văn học

2. 3. Tư cách làm mẹ bị giằn vặt đau đớn
Nhưng vào những giây phút tưởng chừng hạnh phúc đã mỉm cười với nàng, được
sống bên cạnh người mình u, chính danh, trọn vẹn như nàng từng ao ước, giữa lòng
một Hà Nội xinh đẹp và bao dung đã cưu mang mối tình của nàng, nàng vẫn khơng cảm
thấy sung sướng. Nàng buồn vì nỗi tha hương, trong đó, nỗi đau lớn nhất là nỗi đau đã
“bỏ con mà đi”. Vậy là nàng đã có dịp để kiểm chứng một trong những nỗi đau vì tình
của nàng Anna xưa kia. Nàng không nhắc, nhưng tôi nghĩ, vào những giây phút lang
thang, trôi nổi ở Hà Nội giữa những chuyến đi về, khổ sở với những ri-đô, gác xép, toilet
công cộng và những chuyến tàu đêm, nàng chắc cịn đau khổ vì nhớ nắng gió phương
Nam, nhớ sơng nước tràn trề, cỏ cây xanh thắm, nhớ miệt vườn kỳ diệu với hương thơm
cây trái của quê nhà.
Hình như, để có được hạnh phúc, người phụ nữ phải đi con đường dài gấp ngàn lần
hành trình của người đàn ông, bởi họ là người mẹ: “Nàng nghẹt thở bên Đính khơng phải

vì tâm trạng của một nàng dâu, một người vợ chính danh mà vì nàng là một người mẹ đã
bỏ vãi các con ở xa mình hang nghìn cây số để đi lấy chồng, ý nghĩa ấy càng lúc càng
cộm lên như giữa nàng và Đính đang có một cái dằm… nếu có kiếp sau thì nàng sẽ chọn
gì, tình u hay tình mẫu tử? Phải, nếu có kiếp sau ấy thì nàng sẽ chọn sao cho hai thứ
tình ấy có trong nhau, sinh ra cho nhau vè vì nhau mãi mãi, suốt đời”. Quá nhiều day dứt
và đau đớn, khi đã đến được cái đích hạnh phúc mà mình hằng đeo đuổi hơn chục năm
cũng là lúc mặc cảm mẫu tử trỗi dậy mãnh liệt nhất. Nó gào thét, cắn xé, sơi sục, nó hất
tung cả những rung cảm bồi hồi ngây ngất, nó đeo đuổi dai dẳng qua mọi khoảng không
gian, thời gian, mọi quãng đời đau khổ hay hạnh phúc, luồn lách vào mọi ngõ ngách tâm
hồn, nó chập chờn hiện lên trong nỗi sợ về nghiệp quả sẽ ập tới một ngày không xa. Nỗi
ám ảnh của một người mẹ bỏ con ra đi, dẫu là nước chảy cũng khơng mịn, dẫu là cái
vuốt ve tình tứ nhất của người mình u cũng khơng thể xoa dịu.
Có một bóng ma tên là mặc cảm mẫu tử dồn đuổi nhân vật, dồn đuổi người đọc từ
đầu tới những trang cuối cùng: “Tình duyên lận đận, học hành dở ương, con cái nhỏ dại,
cái vòng của nàng chưa khép lại mà vòng tròn của con gái nàng đã chồng lên, cái bong
của nàng, cái bi kịch của nàng và đó cũng là phần thiếu hụt mà nàng luôn cảm thất khi
chưa đi hết con đường mẫu tử của mình”.
Cuốn tiểu thuyết kết thúc ở cảnh Tiệp phải trở lại miền Nam, giúp con gái của cô,
người vừa có một bước đi sai lầm trong việc thiết kế một “gia đình bé mọn” của riêng
mình. Hình như nó lại lặp lại những lầm lẫn của cơ, trong một hồn cảnh nào đó (cơ
thống nghĩ đến cha nó). Nhưng cơ bình tĩnh: đã là con người chứ khơng phải là thánh thì
sai lầm như nó và như cơ là dĩ nhiên. Điều quan trọng là hãy đừng gục ngã, đừng qn
mình muốn gì. Chắc cơ sẽ nói điều tương tự với con gái cô…

Trang 9


Tiếp nhận văn học

“Gia đình bé mọn” chính là một câu chuyện buồn, rất buồn về nhân tình thế thái của

cuộc đời này. Dù sao, Mỹ Tiệp cũng vẫn may mắn hơn nàng Anna đã chết ở Nga hay
nàng Souad từng bị thiêu sống ở Jordanie. Không chỉ là một cuốn sách để chia sẻ nỗi
lòng với bạn đọc, “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân cịn đánh thức suy nghĩ của họ và
bằng cách ấy sẽ đóng góp một phần đáng kể vào cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng giới –
một cuộc đấu tranh dai dẳng và dường như là chẳng bao giờ có kết thúc. Chỉ bao nhiêu
đó cũng đã đủ để Dạ Ngân được yêu thương và ngưỡng mộ.
Dịch giả Rosemary Nguyễn đã thốt lên rằng, nhân vật nữ chính- nhà văn Tiệp - là
một trong những nhân vật phức tạp và con người nhất so với tất cả những nhân vật mà
ông đã đọc từ văn học Việt Nam.
2.4. Thân phận con người dưới sức ép của chiến tranh, của xã hội bao cấp thời
hậu chiến
“Gia đình bé mọn” là cuốn tiểu thuyết về đề tài hậu chiến. Sống trong đất nước của
những cuộc chiến kéo dài, thân phận người Việt nào cũng có một quá khứ chung là chiến
tranh, chiến tranh ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ, còn dấu vết cho tới tận bây giờ. Nhìn
“Gia đình bé mọn” ở một đề tài rộng lớn hơn, có thể xem đó là thân phận con người dưới
sức ép chiến tranh. Hãy đọc lại: cảnh góa bụa của những người đàn bà trong gia đình 1
của Tiệp là sản phẩm của chiến tranh; cuộc hôn nhân để từ đó có gia đình 2 mà Tiệp phải
mất bao thời gian và nghị lực để rũ bỏ cũng là do môi giới của chiến tranh. Và rồi, vào
thời hậu chiến, thì những người có quyền sinh quyền sát trong tay, những người làm khổ
Tiệp (như Tuyên - chồng nàng, Hai Khâm - trưởng ban tuyên huấn tỉnh) chẳng phải là
những sản vật mà chiến tranh nhào nặn hay sao? Chiến tranh làm xã hội kiệt quệ, mở
đường cho nghèo đói và từ đó, những vết rạn nhân cách xuất hiện. Tác giả tỏ ra nhạy cảm
với điều này và chính vì vậy mà nhà văn vượt lên trên chủ nghĩa tả khổ, kêu khổ thơng
thường.
Nhìn rộng ra, bối cảnh cuộc sống mà tác giả đã miêu tả với hàng loạt chi tiết dở khóc
dở cười, đau có, buồn có, hài hước có – cái bối cảnh mà ta quen gọi là thời kỳ bao cấp ấy,
tất nhiên là được sản sinh từ một định hướng phát triển xã hội mù mờ, song khơng phải
khơng có phần can dự của chiến tranh: chiến tranh làm xã hội kiệt quệ, mở đường cho
nghèo đói xộc tới, và từ đó, những vết rạn trên bề mặt nhân cách xuất hiện.
Theo dòng truyện kể, chúng ta biết rằng, người chồng cũ của Tiệp khơng chỉ là một

người chồng mà cịn là một cán bộ tuyên huấn của thời bao cấp. Vậy thì sự nhàm chán
của anh ta khơng hẳn chỉ là sự nhàm chán do bản tính mà cịn có thể do giáo dục, do hồn
cảnh cơng tác, do lịng ham muốn quyền lực, nhất là sự ham muốn quyền lực này lại từ
nguyên tắc xin-cho tạo nên, khiến anh ta nhiễm thói quan lại phong kiến, nịnh hót, bợ đỡ
cấp trên…Từ đó, ta có thể suy ra rằng, sự đổ vỡ của cuộc hôn nhân đầu của Tiệp không

Trang 10


Tiếp nhận văn học

chỉ có nguồn gốc từ cá nhân mà có thể cịn có ngun nhân xã hội: cái thời bao cấp đáng
ghét (mà chúng ta đã từ biệt) khó chấp nhận một kiểu tình u nào đó. Đây khơng phải là
lời Dạ Ngân trực tiếp nói ra (theo kiểu tự truyện) mà là một chuỗi hình ảnh nhất định
trong cuốn tiểu thuyết của chị nói với chúng ta như thế.
Tác giả tỏ ra nhạy cảm với điều này (và chính vì thế mà bà vượt lên trên chủ nghĩa tả
khổ, kêu khổ thông thường), ta hãy đọc chi tiết: Sau một ngày vất vả vét cám ở kho (để
nuôi lợn cải thiện đời sống), Tiệp và con gái mang về nhà bao cám mới, đứa con gái Tiệp
“mừng bao cám mới còn hơn mừng ba đi vắng về, cũng như ba nó thường xuyên quý heo
hơn là quý nó”.
Tóm lại, chiến tranh đã khắc dấu ấn của nó lên đời sống xã hội, lên nhân tính, lên tình
u của một thời kỳ đằng đẵng ngay cả khi tiếng súng chiến tranh đã chấm dứt. Là người
từng ở “cứ” nhiều năm, sau đó lại kinh qua thời bao cấp như hàng triệu người dân Việt
Nam khác, nhà văn Dạ Ngân thấu hiểu điều này và có lẽ, “Gia đình bé mọn” chính là kết
quả của cả một q trình mà bà đã suy ngẫm về chiến tranh, tất nhiên, theo cách riêng của
bà...
Trong khi phải đối mặt với một Việt Nam sau cảnh hoang tàn chiến tranh nặng nề,
cảm nhận thất vọng của Tiệp khi thấy những chiến sĩ từng đánh giặc rất hiệu quả, thì lại
kém cỏi tạo dựng một xã hội mà con người có thể sống được, cảm nhận ấy lan toả khắp
nơi và bi đát. Gia đình bé mọn tràn ngập mơ tả sinh động những pha nhỏ nhặt chuyện

tham nhũng, đạo đức giả và ăn trên ngồi trốc, sự nghèo đói tột cùng và cảnh xếp hàng vơ
tận để có chút hàng hóa và thực phẩm sau chiến tranh:
Tiệp hỏi Đính: “Nếu anh làm cơng trình xã hội học về Hà Nội thời kỳ nầy thì anh đắc
ý những hình ảnh nào nhất?” Đính trầm ngâm chép miệng, dấu hiệu bắt đầu cái giọng
“giấm ớt” quen thuộc: “Cơng trình ấy nhất thiết phải có minh hoạ. Anh sẽ vẽ một dãy
loằn ngoằn những gạch vỡ, nón mê, làn cũ, chỗi cùn, dép sứt, can nhựa hỏng, áo rách...
đó là những vật hình rất hay được dùng để thay thế con người trong dãy xếp hàng ở chỗ
người ta qui định cho đám đông, anh nghĩ nếu đứng riêng trong một cái phơng thật tĩnh
thì cái dãy ấy rất sinh động, chúng có thân phận, có dấu ấn, có ước vọng, có linh hồn,
chúng có diện mạo của những người như anh, như em gái anh, như bạn bè, như các con
anh sau nầy. Em chưa bao giờ được ngắm một dãy xếp hàng ngộ nghĩnh như vậy, nhỉ,
trong Nam của em dễ chịu hơn nhiều, nhỉ?”
Tiệp đấu tranh để được sống với người mình yêu, vật lộn để xác định rõ tình yêu của
mình cũng như khn dạng con người nàng cần phải có trong đời, thì nước Việt Nam của
nàng cũng phải đấu tranh để khẳng định bản thân mình và tương lai mà nó muốn đạt tới
như thế. Tiệp phạm sai lầm, học hỏi để lớn lên, bị biến đổi như thế nào thì đất nước của
nàng cũng vậy. Nếu đến thăm thủ đô Việt Nam hôm nay, thăm đường phố với san sát cửa
hàng, những khách sạn và quán cà phê tràn ngập cùng với những con người kiên nghị và

Trang 11


Tiếp nhận văn học

một tinh thần năng động có mặt ở khắp nơi, ai còn tưởng tượng được cái nghèo triền
miên và cảnh đói khát của những năm bảy mươi, hơn nữa có thể tưởng tượng là những
quả bom đã từng được rải xuống chính những đường phố này trong những năm chiến
tranh. Vẫn cịn đói nghèo và bất cập cùng tất cả những vấn đề mới mẻ đồng hành một
cách căng thẳng giữa hiện đại và truyền thống trong bước ban đầu của tồn cầu hóa. Thế
nhưng cũng đã có những biến đổi hầu như kỳ diệu. Cuốn tiểu thuyết đến với chúng ta

năm 2005, với Tiệp và Đính, với đất nước của họ, vẫn còn nhức nhối bao vấn đề chưa có
lối thốt, vẫn cịn cuộc vật lộn để tự khẳng định mình, nhưng thời chiến tranh đã đi xa và
sự hoang tàn cũng đã đi theo nó. Cũng như bản thân Hà Nội, đang cuộn lên với những
đợt sóng ngầm của một thời đại mới: rào cản được hạ xuống, ý tưởng dám nghĩ dám làm
được khởi sắc, những ý kiến được nói to, giây trói được cởi bỏ, hy vọng đang ló dạng…
3. Ngơn ngữ Nam Bộ trong “Gia đình bé mọn”
Gia đình bé mọn là tiểu thuyết thứ hai của Dạ Ngân. Nhiều người yêu văn học vẫn
nhớ tới Dạ Ngân của những truyện ngắn như Con chó và vụ ly hơn, Cõi nhà, Thời gian vĩ
đại, Nhà khơng có đàn ơng, Vịng trịn im lặng... hơn là một Dạ Ngân tác giả tiểu thuyết
Ngày của một đời. Bản thân 5 truyện ngắn trên đã cùng hội nhập trong cuốn tiểu thuyết
thứ hai này ở những tình tiết và nhân vật nhất định - là sự hội nhập hữu cơ trong một
chỉnh thể thẩm mỹ chứ không chỉ là một số cộng giản đơn. Điều đó cho thấy Gia đình bé
mọn đã được thai nghén trong một thời gian dài. Một lần nữa người ta lại thấy ở Dạ Ngân
những phẩm chất từng làm nên thế mạnh ngòi bút của bà: sự cẩn trọng và tinh tế trong
câu chữ; khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa mỹ văn và ngôn ngữ đời thường của người
Nam Bộ; sự sắc sảo trong phác họa nhân vật bằng một vài chi tiết đắt giá, nhanh gọn; và
sau cùng là một cái nhìn - dù với sự phê phán - những vẫn luôn đôn hậu.

Trang 12


Tiếp nhận văn học

KẾT LUẬN
M. Gorki đã từng khẳng định về vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học: “Người tạo nên
tác phẩm là tác giả, nhưng người quyết định số phận tác phẩm lại là độc giả”. Tiếp nhận
văn học luôn mang đến cho độc giả những khám phá mới lạ về tác phẩm văn chương.
Thông qua thế giới nghệ thuật mà người nghệ sĩ tạo nên trong những đứa con tinh thần,
chúng ta có cơ hội tiếp cận với những luồng tri thức mới, đối diện bức tranh hiện thực
cuộc sống phong phú này. Có thể nói càng đi sâu chirm lĩnh “đứa con tinh thần” của chủ

thể sáng tạo, tâm hồn ta như đạt đến gần những chân giá trị Chân - Thiện - Mỹ. “Gia
đình bé mọn” là cuốn tiểu thuyết độc đáo về chủ đề tình yêu và gia đình thời hiện đại.
Câu chuyện về một người phụ nữ với nhiều mối dây liên hệ chằng chịt, móc nối vào nhau
tạo nên những mâu thuẫn dù không gay gắt nhưng cũng khiến trăn trở và day dứt khôn
nguôi. Cái độc đáo, cuốn hút của “Gia đình bé mọn” là khả năng đi sâu vào hiện thực cả
hiện thực cuộc sống và hiện thực trong tâm tưởng tạo nên sự giằng xé bức bối giữa các
lớp người, các thế hệ và cả sự thức nhận về phẩm hạnh, về đạo đức, lối sống. Chính điều
này đã tạo nên giá trị nhân văn cao đẹp của cuốn truyện. Với một văn phong giản dị,
trong sáng, nhà văn đã thực sự thổi hồn vào tác phẩm, sống cùng nhân vật từ những tình
huống phức tạp đến những suy nghĩ tưởng như nhỏ nhặt nhât... “Gia đình bé mọn” của
Dạ Ngân thực sự là cuốn tiểu thuyết được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ chắt lọc, nhịp điệu
nhanh với lượng thông tin nén chặt. Khác hẳn với chiều hướng lảng tránh hiện thực tạo
nên một thứ văn chương tào lao đầy rẫy trên văn đàn hiện nay, nhà văn Dạ Ngân thực sự
đã dũng cảm rọi đèn vào những góc tối, những góc khuất của cuộc sống, làm hiện rõ toàn
cảnh bức tranh xã hội đầy nhức nhối hiện nay.
“Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân là chân chất mộc mạc Nam Bộ khi kể về cuộc đời
của nữ nhà văn Mỹ Tiệp. Thực sự người đọc đã tìm thấy ở đây tình yêu, bi kịch, khát
vọng và một giai đoạn của Việt Nam.

Trang 13


Tiếp nhận văn học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương Lựu(2006), Lí luận văn học, Nxb giáo dục.
2. Hà Minh Đức (chủ biên, 2006), Lí luận văn học, Nxb giáo dục.
3. Trần Đình Sử (2004), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.
4. Dạ Ngân (2010), Gia đình bé mọn, Nxb Thanh niên.
5. www. google.com.vn


Trang 14



×