Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tiểu luận văn học hiện đại cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của xuân diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.76 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

Bài tiểu luận môn Văn học hiện đại 2

ĐỀ TÀI:

GVHD:
SVTH :
MSSV :

Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC


MỤC LỤC..................................................................................................................... 2
DẪN NHẬP................................................................................................................... 3
1.

Lí do chọn đề tài.................................................................................................3

2.

Lịch sử vấn đề.....................................................................................................4

3.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................6

4.



Phương pháp nghiên cứu....................................................................................7

NỘI DUNG...................................................................................................................8
I.

Khái niệm nhân văn................................................................................................8

II. Quan niệm của Xuân Diệu về con người..............................................................11
1.

Quan điểm nghệ thuật về con người nói chung.................................................11

2.

Quan niệm của Xuân Diệu về con người..........................................................12

III. Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu..................15
1.

Cảm hứng nhân văn trước u cầu giải phóng cá nhân.....................................15
a.

Cái tơi trong phong trào Thơ mới..................................................................15

b.

Cái tôi trong thơ Xuân Diệu..........................................................................17

2.


Cảm hứng nhân văn trước khát vọng sống của con người................................24
a.

Khát khao giao cảm với đời, say mê cuộc sống và yêu thương con người....24

b.

Nhu cầu hưởng thụ chính đáng của con người..............................................29

3.

Cảm hứng nhân văn trước số phận những con người nhỏ bé............................32
a.

Số phận những con người nghèo khổ, lay lắt, lầm than.................................32

b.

Số phận những con người mờ nhạt................................................................35

c.

Nghệ thuật truyện ngắn.................................................................................36

KẾT LUẬN.................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................41

Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
2


Trang


DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
“Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê. Tóc như mây vương trên
đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm
lòng sẵn sàng ưu ái. Chàng đi trên con đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước
chân, những hương sắc nảy ra bởi ánh sáng của lòng chàng. Thơ thơ là cụm đầu mùa
chàng tặng cho nhân gian. Và từ đây chúng ta hãy hiểu con người ấy.” – Đó là những
lời hay nhất, đẹp nhất mà Thế Lữ đã ban tặng cho nhà thơ Xuân Diệu khi ông viết lời
tựa tập Thơ thơ.
Như chúng ta đã biết, Xuân Diệu là một trong số 9 tác gia lớn của nền văn học
Việt Nam. Không chỉ là đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới 1932 – 1945 mà cịn
là một nhà nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật uyên thâm.
Có thể nói Xuân Diệu là một hiện tượng phong phú và đa dạng, không những về
thể loại sáng tác, về đề tài phản ánh mà còn về cả bút pháp nghệ thuật. Cuộc đời và sự
nghiệp sáng tác của Xuân Diệu đã trở thành đề tài cho biết bao cơng trình nghiên cứu.
Nhiều tác phẩm của Xuân Diệu đã được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông.
Bởi hơn bao giờ hết, những tác phẩm ấy có giá trị nhận thức rất cao.
Tiểu luận chọn đề tài “Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân
Diệu” nhằm mục đích thấy được những giá trị đặc sắc, thấy được chức năng giáo dục,
thấy được tài năng và tâm huyết của nhà thơ “một người của đời, một người ở giữa
cuộc đời”. Đồng thời khẳng định một lần nữa chức năng, nhiệm vụ cao quý của tác
phẩm văn chương “văn học là nhân học”- đúng như lời của nhà văn vô sản vĩ đại của
nước Nga- Maxim Gorki.
Trong q trình tìm hiểu, chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót. Người viết mong
nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.


Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
3

Trang


2. Lịch sử vấn đề
Là nhà thơ có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam. Trong cuộc đời cầm
bút của mình Xuân Diệu đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ và đặc sắc,
phong phú và đa dạng: thơ, văn xi, phê bình, dịch thuật.
Như trên đã nói, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu đã trở thành đề tài
thu hút sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu. Điểm qua những bài viết về phương
diện mà đề tài tìm hiểu có thể thấy nổi bật lên những vấn đề sau:
Trong cuốn “Sơ thảo Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945” của Viện văn học,
Nxb Văn học Hà Nội 1946 các tác giả nhận xét “Xuân Diệu có một niềm đau xót nhất
định đối với cuộc sống của những người xấu số”, “Xuân Diệu là một tâm hồn nhạy
bén”.
Phan Cự Đệ trong phần “Nỗi niềm riêng chung” tác giả cho rằng “Nhà thơ nhắc
đến những giọt lệ đau buồn ngày xưa…. Bấy giờ nhà thơ cũng bị xúc động tràn trề.
Nhưng không phải là giọt lệ tê tái, bùi ngùi của ngày xưa mà là giọt lệ bắt nguồn từ
bao la vĩ đại, từ nghĩa lớn của nhân quần sơng núi, chan chứa tình người”.
Nguyễn Đăng Mạnh trong phần cuối của bài “Xuân Diệu khát khao giao cảm với
đời” đã viết: “Khơng có sự giao cảm giữa những con người thì cuộc đời chỉ là sa mạc,
chỉ là hư vơ. Nào ở đâu, ở đâu có ai cịn chưa biết sự có mặt của Xn Diệu trên đời
này với trái tim tha thiết yêu đương?”
Lưu Khánh Thơ trong bài “Nghệ thuật cấu tứ trong thơ tình Xuân Diệu” cũng
nhận xét: “Trong tất cả các nhà thơ hiện đại, có lẽ Xuân Diệu là người đưa lại cho ta
nhiều hơn cả một nhận thức về tình u khơng phải trong cơ đơn và khoảng cách mà
cịn là trong bù đắp và mất mát, trong hạnh phúc và khổ đau, bởi lẽ trước hết ông là thi
sĩ số một của tình yêu người tràn đầy niềm khao khát giao cảm với đời, ảc tinh thần và

vật chất”.
Nguyễn Xuân Sanh khi nghĩ về Xuân Diệu cũng nhận xét: “Tập thơ đầu của Xuân
Diệu ca ngợi tình yêu và cái bơ vơ cơ quạnh thống buồn xao xuyến của tình người, ca
ngợi các không gian và thời gian man mác của mùa thu” và khẳng định Xuân Diệu là
nhà thơ bảo vệ cho đến cuối đời những giá trị nhân bản, nhân văn và trau dồi phẩm

Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
4

Trang


chất cao đẹp của cái đẹp con người, nhân cách cũng như trách nhiệm của nhà thơ, tác
giả”.
Tác giả người Pháp Mirây Găngxen nhận xét: “Tình thương mênh mơng cảm xúc
ln mới mẻ, anh mang trong lịng nỗi đau thương của bà mẹ bị vùi dập do lễ giáo
phong kiến” và tác giả khẳng định: “anh nói về phụ nữ bằng trái tim trẻ thơ, quý trọng
vô cùng và thương yêu dịu dàng”.
Như vậy có thể nói việc nghiên cứu về cảm hứng nhân văn trong các sáng tác của
Xuân Diệu đã được các tác giả đề cập đến dù ở góc độ này hay ở góc độ khác. Tuy
nhiên, nhìn chung vấn đề ấy chưa được các tác giả đặt ra một cách có hệ thống, chưa
thực sự trở thành một nội dung có tính chất riêng.
Đề tài sẽ làm rõ cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào một số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu trên cả hai lĩnh vực: thơ
trữ tình và văn xi.
Ở thể loại thơ trữ tình: “Lời kỹ nữ”, “Vội vàng” và một số bài thơ tiêu biểu khác.
Ở thể loại văn xi: “Toả nhị kiều”, “Thương vay”, “Chó hoang”, “Mèo hoang”
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu về “Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân

Diệu”, người viết sử dụng phương pháp đọc tài liệu, phân tích, so sánh, tổng
hợp.
NỘI DUNG
I. Khái niệm nhân văn
Nói đến “nhân văn”, khơng thể khơng nói đến những thuật ngữ gần nghĩa có
liên quan mật thiết là “nhân bản” và “nhân đạo”.
“Nhân bản” là lấy con người làm gốc. Chủ nghĩa nhân bản là chủ nghĩa coi
trọng con người với thực thể hiện hữu của nó – sự sống cịn và bản chất con người.
Như vậy, có thể thấy “chủ nghĩa nhân bản” nhấn mạnh đến khía cạnh bản thể của con
người.

Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
5

Trang


“Nhân đạo” là lòng yêu thương, quý trọng và ưu ái đến số phận con người, nhất
là những số phận bị hắt hủi, đày đọa trong xã hội cũ, đồng thời mong muốn giải thoát,
cứu vớt con người, mong mỏi cho con người được sung sướng, được hạnh phúc. “Chủ
nghĩa nhân đạo” nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức của con người.
Về thuật ngữ “nhân văn” có thể hiểu theo từng từ tố: “nhân” là người, “văn” là
vẻ đẹp. “Nhân văn” có thể hiểu như là những giá trị đẹp đẽ của con người. Một tác
phẩm văn học có tính nhân văn là tác phẩm văn học thể hiện con người với những nét
đẹp của nó, đặc biệt là những giá trị tinh thần như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phẩm
chất, nhân cách… Tác phẩm đó hướng đến khẳng định, đề cao vẻ đẹp của con người.
Như vậy, chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, tình cảm
quý trọng các giá trị của con người như trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp.
Chủ nghĩa nhân văn không những là một khái niệm đạo đức đơn thuần mà cịn bao
hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản

chất) trong các quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại.
Ở phương Tây, khái niệm “nhân văn” được bắt nguồn từ chữ “humanus” trong
tiếng Latinh, có nghĩa là coi trọng con người, nhưng mãi tới thế kỷ thứ XVI – XVII,
chủ nghĩa nhân văn mới trở thành hệ tư tưởng chủ đạo của nền văn học Phục hưng.
Theo Vônghi: “Chủ nghĩa nhân văn là tồn bộ những quan niệm đạo đức, chính trị bắt
nguồn khơng phải từ cái gì siêu nhiên kì ảo hay từ những nguyên lý ngoài đời sống
nhân loại mà từ con người tồn tại thực tế trên mặt đất những nhu cầu, những khả năng
trần thế thiết thực của nó. Những nhu cầu, những khả năng ấy đòi hỏi phải được phát
triển đầy đủ, phải được thoả mãn”.
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng là chủ trương
giải phóng con người rời khỏi xiềng xích phong kiến và nhà thờ để họ tự do phát triển
những khả năng của mình, trả con người về thế giới trần tục để họ tận hưởng những
khát vọng khổng lồ về vật chất cũng như về tinh thần.
Nói tóm lại: Chủ nghĩa nhân văn là lý luận và phương pháp đấu tranh của con
người để mang lại văn minh, hạnh phúc cho con người, cho nhân loại nói chung.
Thực ra những nhân tố của chủ nghĩa nhân văn đã từng tồn tại trong nền văn
học dân gian, trong gia tài văn hoá tinh thần của nhiều dân tộc thời cổ. Đó là niềm tin
Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
6

Trang


vào sức mạnh và khả năng con người, vào tương lai, lịng nhân ái, đức hy sinh, tình
cương nghị, óc thơng minh và những nguyện vọng về tự do, bình đẳng, công lý…
Phản ánh sự trưởng thành của con người trong quá trình lao động, đấu tranh với thiên
nhiên, với xã hội. Nhưng phải đến thời Phục hưng ở Phương Tây thì chủ nghĩa nhân
văn mới xuất hiện với đầy đủ tư cách là hệ thống những quan điểm bao trùm lên tất cả
các mặt triết học – đạo đức, chính trị - xã hội của nó. Và cũng từ đây, thuật ngữ chủ
nghĩa nhân văn mới thật sự ra đời. Ăngghen cho rằng, thế kỷ XV – XVI là thời kỳ Tây

Âu bước vào một “cuộc đảo lộn tiến bộ nhất mà từ xưa đến nay nhân loại chưa từng
thấy”. Cuộc đảo lộn ấy thể hiện ở chỗ các nhà văn đề cao con người. Têrăngxơ “Tôi là
một con người, khơng có cái gì có tính chất người là xa lạ đối với tôi”; Mirăngđon
“Con người là thợ rèn rèn ra hạnh phúc của mình”, Sếchxpia “ Con người là vẻ đẹp
của thế gian, kiểu mẫu của mn lồi”.
Bằng tình u mến con người, đặt tồn bộ niềm tin vào khả năng của con
người, chủ nghĩa nhân văn đã giáng một đòn mạnh mẽ, quyết liệt vào chế độ phong
kiến, Giáo hội và hệ tư tưởng tơn giáo, góp phần quan trọng vào việc giải phóng con
người đưa đến tiến bộ xã hội.
Có thể nói sự ra đời của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng là một bước ngoặt
quan trọng trong q trình giải phóng tinh thần và tự ý thức của nhân loại. Từ thời
Phục hưng trở về sau, trong văn học nghệ thuật, chủ nghĩa nhân văn đã bước sang một
giai đoạn phát triển mới: từng bước gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng con người
về các phương diện chính trị - xã hội và các phương diện khác thuộc nhiều lĩnh vực
hoạt động của đời sống. Nó trở thành lý tưởng thẩm mỹ có sức định hướng cho những
tìm tịi sáng tạo nghệ thuật và quy định bản chất của mỗi nền văn học nghệ thuật.
Trong sáng tác văn học nghệ thuật, hình thái và mức độ biểu hiện của chủ nghĩa
nhân văn hết sức phong phú, đa dạng, độc đáo. Vì thế khi tiếp nhận tác phẩm văn học
phải tìm ra những sắc thái biểu hiện tinh tế, độc đáo, cụ thể trong thái độ và cảm xúc
thẩm mỹ của tác giả đối với con người và cuộc sống.
Nếu chủ nghĩa nhân văn Phương Tây mang đậm tính triết học thiên về vũ trụ
quan (tức là nêu lên mối quan hệ giữa con người và vũ trụ, khẳng định con người là

Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
7

Trang


trung tâm của vũ trụ) thì Phương Đơng nói chung và văn học Việt Nam nói riêng thiên

về đạo đức (tức là nêu lên mối quan hệ giữa con người với con người).
Ở Việt Nam, tư tưởng nhân văn không bộc phát rầm rộ như ở phương Tây thời
Phục hưng mà nó như một dịng mạch, ngấm ngầm chảy trong các giai đoạn văn học
từ xưa đến nay. Dòng mạch ấy khởi nguồn từ những dòng sữa ngọt ngào thấm đẫm
tình u thương của văn học dân gian. Có thể nói yếu tố nhân văn trong văn học Việt
Nam đã được hình thành, ni dưỡng cùng với q trình dựng nước, giữ nước.
Đa số các nhà nghiên cứu thường coi các sáng tác của Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Du thế kỷ XVII – XIX là đỉnh cao của chủ nghĩa nhân văn trong văn học Việt
Nam.
Chủ nghĩa nhân văn là dòng suối trong lành chảy qua thời gian, thấm vào trong
từng tác phẩm. Đó chính là biểu hiện vẻ đẹp, lịng nhân hậu, năng lực và trí tuệ con
người Việt Nam, văn hố Việt Nam.
Văn học là một mơn học về con người, văn học hướng dẫn và tìm hiểu con
người, cho nên từ lâu người ta đã nhấn mạnh tính nhân bản của văn chương nghệ
thuật, coi chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn là tinh thần của văn chương nghệ
thuật.
Văn chương nghệ thuật giữ gìn và bồi dưỡng chất “người” cho con người, làm
cho con người luôn luôn là con “người”; giúp cho con người hiểu về bản thân mình
hơn, biết thơng cảm với những nỗi đau của con người, biết sống ý nghĩa hơn với cuộc
đời này, đúng như nhà văn Maxim Gorki đã khẳng định “văn học là nhân học”.
II. Quan niệm của Xuân Diệu về con người
1. Quan điểm nghệ thuật về con người nói chung
Con người là một thực thể xã hội, mang bản chất xã hội đồng thời lại là một
thực thể tự nhiên, có cấu trúc sinh vật học. Con người có những nhu cầu vật chất cần
được thỏa mãn trong đó có những lợi ích vật chất chi phối lí trí, tình cảm con người.
Con người chịu tác động của xã hội nên bản chất của con người là tổng hoà các mối
quan hệ xã hội.

Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
8


Trang


Con người vừa mang tính thời đại, vừa mang tính lịch sử. Con người bao giờ
cũng gắn với một thời đại. Thời đại nào, con người ấy.
Như chúng ta đã biết, nếu cảm hứng chủ đạo thiên về nội dung tình cảm của tác phẩm
thì quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người bộc lộ chiều sâu triết lý của tác
phẩm đó. Khơng phải nhà văn nào cũng là một nhà tư tưởng nhưng mỗi tác phẩm đích
thực đều ẩn chứa một nội dung triết lý nhất định. Quan niệm nghệ thuật về thế giới và
con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lý của tác phẩm. Tuy nhiên,
chúng ta không nên đồng nhất quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người với quan
điểm sáng tác của nhà văn.
Nhà văn không nhằm tái hiện chân xác lịch sử và bình luận về nó như một sử
gia mà nhằm bày tỏ một cách nhìn về lịch sử và qua đó gửi gắm tâm sự và ước vọng
của mình về cuộc đời và con người. Nói đến quan niệm nghệ thuật là nói đến ý hướng
của nhà văn hướng đến thế giới và con người ngay trong khi sáng tác văn học. Đây
không phải là sự cảm thụ hay tiếp nhận cuộc sống đơn thuần mà là một quan niệm
nghệ thuật có tính chất độc lập của nhà văn. Bởi vì nói đến quan niệm nghệ thuật là
nói đến quan niệm của cái tơi, nghĩa là quan niệm của một cá tính sáng tạo. Điều này
có nghĩa là đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo, quan niệm nghệ thuật trong tác phẩm đều
phải có tính chất độc đáo vì nó được soi sáng bởi cái nhìn riêng về thế giới.

2. Quan niệm của Xuân Diệu về con người
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng hoa tuyết núi sơng”
Thế giới và con người từ lâu đã trở thành đối tượng để các thi nhân xem xét
đánh giá, nhìn nhận. Nhưng có điều, ở mỗi thời đại, cách nhìn nhận, đánh giá lại có sự
khác nhau.


Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
9

Trang


Do bị chi phối bởi dấu ấn của văn học trung đại, nên các nhà thơ trung đại đều
nhìn nhận thế giới có sự vận động, đổi thay. Nhưng khơng phải là sự vận động đổi thay
theo chiều hướng đi lên, đột biến mà là đổi thay trong sự tồn tại, vĩnh hằng của nó.
Nghĩa là thế giới vận động theo quy luật khách quan, tuần hoàn:
“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”
(Nguyễn Trãi)
Hết xuân sang hạ, hết thu sang đông, cỏ cây đất trời cùng tuần hoàn theo chu kỳ
bởi các nhà thơ xưa tin vào quy luật “vạn vật nhất thể” (thơ Đường), tin vào quy luật
luân hồi, chuyển kiếp trong vũ trụ. Chính vì thế giới bao la, vơ cùng vơ tận như vậy
nên con người ln cảm thấy mình nhỏ bé. Và đơi lúc, họ cảm thấy một cái gì đó như
mất mát, như ngậm ngùi, nuối tiếc. Hoa đào mỗi năm lại trổ hoa như cũ, hoa đào vẫn
còn đó nhưng người xưa bây giờ ở đâu?
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu xn phong
(Năm ngối hơm nay trong cửa này
Mặt người và hoa đào màu hồng ánh lẫn nhau
Mặt người không biết đi đâu
Hoa đào vẫn cười trước gió xn cũ)
(Thơi Hộ)
Đến Thơ mới, quan niệm về thế giới và con người đã có nhiều thay đổi. Lưu
Trọng Lư đã nói về sự thay đổi ấy: “Các cụ ta thích cái bóng trăng vàng vọt trên mặt

nước, ta lại chỉ thích cái ánh mặt trời buổi sáng lấp lánh, vui vẻ đầu ngọn tre xanh. Các
cụ ta chỉ ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt. Một dòng máu chảy
làm cho các cụ rùng mình thì một quan tài phát giấy đỏ, lững thững đi giữa bóng mặt
trời trưa lại làm cho ta rởn óc. Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta lại nao
nao vì tiếng gà gáy lúc đúng ngọ. Nhìn một cơ gái xinh xắn ngây thơ, các cụ coi như
Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
10

Trang


đã làm một điều tội lỗi, ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái
ái tình của các cụ chỉ là sự hơn nhân, với ta thì trăm hình mn trạng”. Và Lưu Trọng
Lư cũng đã giải thích cái sự khác nhau đó: “Các cụ xưa sống trong một cuộc đời giản
dị, êm đềm, sinh hoạt dễ dàng, tiếp xúc ít ỏi cho nên tâm hồn của các cụ cũng đơn sơ
nghèo nàn, phẳng lặng, khô khan như cuộc đời của các cụ”.
Quả vậy! Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX chứng kiến nhiều cuộc biến đổi sâu
sắc về kinh tế, chính trị, tư tưởng, thị hiếu thẩm mỹ. Dưới tác động của văn hoá
Phương Tây, đặc biệt là văn hoá Pháp, văn học Việt Nam thời kỳ này có nhiều cái
“mới”.
Quan niệm về thế giới và về con người đã có nhiều thay đổi. Nhưng khơng phải
là sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột. Khơng phải một sớm một chiều có thể phủ nhận
tất cả. Chính Xn Diệu đã từng nhìn nhận thế giới tồn tại muôn đời, ấy là ánh trăng
với sự tồn tại mãi mãi:
“Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ”
(Ca tụng)
Nhưng nhìn một cách tổng quan, Xuân Diệu nhìn nhận về thế giới và con người
trong sự đổi thay. Thế giới ấy gắn liền với sự sống, tình yêu và hạnh phúc của con
người. Và con người trong thơ Xuân Diệu là một con người “động”. Con người ở đây
không phải là con người như trong văn thơ trung đại: buồn, ngậm ngùi, nuối tiếc cho

nhân gian, thế sự; con người hướng vào cảnh vật thiên nhiên, con người tồn tại khơng
có sự thay đổi mà con người ở đây là con người sôi nổi, mạnh mẽ, khát khao sự sống,
yêu sự sống đến cháy bỏng. Con người ấy cần phải tự khẳng định mình, phải nhận
thức được vị trí và vai trị của mình trước thế giới ấy:
“Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Khơng có chi bè bạn nổi cùng ta”
(Hy Mã Lạp Sơn)
Cũng chính vì thế, Xuân Diệu luôn sống trong “vội vàng”, gấp gáp
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”
(Vội vàng)

Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
11

Trang


Và đúng như lời nhận xét: “Thi nhân cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang
ngày trước. Chữ Ta với họ rộng quá. Tâm hồn của họ chỉ vừa thu trong khn khổ chữ
Tơi. Đừng tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của một thi nhân đời xưa như Lý Thái
Bạch, trong trời đất chỉ biết có thơ”. Con người phải biết tự khẳng định chính mình,
thốt ra khỏi cuộc sống tù đọng, tẻ nhạt:
“Lòng rộng quá không chịu khung nào hết
Chân tự do đạp phăng cả hàng rào
Ta mong hồn trèo lên những đỉnh cao
Để hóng gió của ngàn phương thổi tới”
(Mênh mơng)
Con người cần phải sống hết mình, yêu hết mình, phải khát khao giao cảm hết
mình với cuộc đời này. Bởi vì:
“Thà một phút huy hồng rồi chợt tắt

Cịn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
(Giục giã)
“ Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”. Ông đã mang lại cho
văn học hiện đại những quan niệm mới mẻ đầy chất nhân văn về thế giới và con người.
Có thể nói rằng ông là người đi tiên phong trong việc đề cao con người cá nhân trong
thời đại mình.
III. Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu
1. Cảm hứng nhân văn trước yêu cầu giải phóng cá nhân
a. Cái tơi trong phong trào Thơ mới
Do ảnh hưởng của tinh thần Phi ngã của Nho giáo và Phật giáo nên nhìn chung
“cái tơi” trong văn học Việt Nam thời trung đại chưa có mặt.
Đến Nguyễn Du, Hồ Xn Hương, Nguyễn Cơng Trứ ít nhiều “cái tơi” đã có
mặt nhưng mới chỉ là “cái tơi cựa quậy”, chỉ mới dừng lại ở chỗ xưng tên tự của mình
trước thiên hạ mà thơi:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
12

Trang


(Mời trầu – Hồ Xuân Hương)
Hay như Nguyễn Du:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng)
(Độc tiểu Thanh kí)
Lý Hồi Thu cho rằng “Ý thức hệ phong kiến chi phối quan niệm văn chương

đã tạo ra một nền văn học phi ngã theo kiểu Á Đông. Một đất nước hàng trăm năm
sống lặng lẽ, cam chịu trong những tôn ti trật tự của lễ giáo phong kiến thì việc khẳng
định và đề cao “cái tôi”, cái bản ngã cá nhân được coi là trái đạo”. Chính vì lẽ đó, ngay
cả những tình cảm riêng tư cũng phải uốn nắn theo một khuôn mẫu sẵn có.
Điều này cũng dễ hiểu. Bởi một lẽ các cụ ta ngày xưa chỉ biết hàng ngày đóng
cửa thư phịng, nghiền ngẫm sách thánh hiền với những đạo lí truyền lại từ ngàn đời.
Nào là “Kinh thi”, nào là “Binh pháp tơn tử”, là “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, là “tam tịng,
tứ đức”. các cụ khơng giao lưu với đời sống bên ngồi, khơng tiếp xúc nhiều với nhân
dân. Bên cạnh đó, những tình cảm riêng tư từ lâu đã được uốn nắn theo một khn khổ
có sẵn cho nên chưa có nhà văn, nhà thơ nào dám đi sâu vào những khía cạnh tâm hồn,
chưa đào xới được những biểu hiện hết sức phong phú đa dạng của đời sống tình cảm
của con người nên bức thành phong kiến vẫn ăn sâu bám chặt, neo lại một cách vững
chắc trong quan niệm của một lớp nhà văn nhà thơ ấy. Chính vì lẽ đó “cái tơi” cá nhân
chưa có điều kiện phát triển. Con người phải sống lặng lẽ, cam chịu trong một khn
khổ có sẵn cho đến hết cuộc đời.
Đến phong trào Thơ mới 1932 – 1945, “cái tơi” cá nhân có điều kiện phát triển
và phát triển một cách nhanh chóng, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hoài Thanh gọi đây là
“ một thời đại mới trong thơ ca”. Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
những năm đầu thế kỷ XX đã làm cho xã hội Việt Nam biến đổi một cách sâu sắc.
“Một cơn gió mạnh bỗng từ xa thổi đến. Cả nền tảng xưa bị một phen điên đảo, lung
lay. Sự gặp gỡ Phương Tây là một biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy
mươi thế kỷ”.
Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
13

Trang


Xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều giai cấp, tầng lớp mới. Từ đó nảy sinh một bộ
phận văn học mới phù hợp với những nhu cầu tâm lí, cách sống mới. Trong đó phải kể

đến là nhu cầu thốt ra khỏi những khn khổ của tình cảm ngày một trở nên gay gắt
và bắt đầu đến cao trào. Thanh niên thời này đã tự ý thức được rằng họ “khơng cịn có
thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu ghét giận hờn nhất nhất như
ngày trước”. Họ đi tìm cái bản ngã của mình, cái “thành thực” của mình. Họ có khát
vọng được bày tỏ, được nói lên những điều sâu kín nhất trong tâm tư, tình cảm của
mình. Và “một cuộc cách mạng trong thơ ca” đã bắt đầu. Đó là cuộc cách mạng với
mục đích cuối cùng là sự giải thốt cho “cái tôi”. Giúp “cái tôi” ấy tự đứng lên, tự
khẳng định mình trong cuộc sống một cách táo bạo, chân thành, sôi nổi và tha thiết.
Trong cuốn “thi nhân Việt Nam” Hồi Thanh đã nhận định: “Tơi quyết rằng
trong lịch sử thơ ca Việt Nam chưa có một thời đại nào phong phú như thời đại này.
Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ,
mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn
Nhật Pháp, ảo não như Huy Cận, q mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên
và tha thiết, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. Mỗi nhà Thơ mới một dáng vẻ, một
tính cách. Nhưng họ đã gặp nhau một điểm: đó là họ đã nói lên một cách rất đầy đủ
“nhũng tính tình và cảm giác của tâm hồn ta ở thời đại mới” (Huy Cận)
Tóm lại: Thơ mới là thơ của “cái tôi”, là thời đại của “chữ tôi” là một quan
niệm “chưa từng thấy ở xứ sở này”. Và “cái tôi” vừa thể hiện niềm vui, khát vọng sống
thiết tha mãnh liệt vừa mang một nỗi cô đơn gắn chặt với số phận mỗi con người.
b. Cái tôi trong thơ Xuân Diệu
Có thể nói rằng Xuân Diệu là một trong những nhà thơ đi tiên phong trong việc
đề cao con người cá nhân trong thời đại mình. Cái tôi của Xuân Diệu là cái tôi độc
đáo, mới mẻ là cái tôi yêu thương con người và cuộc sống thiết tha.
 Đề cao sự tồn tại của con người
Như trên đã nói: cái tơi trong Thơ mới vừa thể hiện được niềm vui ước mơ, khát
vọng sống, vừa mang một nỗi cô đơn như đã trở thành “nghiệp dĩ” với số phận con
người.

Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
14


Trang


Cái buồn trong Thơ mới là cái buồn phổ biến “Đời chúng ta nằm trong vịng
chữ tơi. Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh. Cả trời thực
trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta. Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là
xơn xao như thế”.
Ấy là Vũ Đình Liên với những nỗi niềm hồi cổ trong “Ơng Đồ”, là Nguyễn
Bính, Anh Thơ gắn liền với luỹ tre làng, dịng sơng, bến đị xưa, là Thế Lữ ni giấc
mộng lên tiên với Bồng lai, Hạc trắng, là Chế Lan Viên với ước muốn được ẩn mình
trong tinh cầu giá lạnh. Ấy là Lưu Trọng Lư chìm đắm trong tình yêu, là Thâm Tâm ấp
ủ giấc mộng ly khách một sáng qua sơng khơng trở lại…
Mỗi nhà thơ đều tìm cho mình một cách thốt ly riêng để trốn đời. Nỗi buồn
của họ thật đáng thương. Bởi họ mang trong lòng tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất
nước nhưng “họ bị giam hãm trong một môi trường thiếu năng lượng, thiếu chất đốt
trong lòng tin”. Họ chưa đủ sức dấn thân vào con đường cách mạng, họ chưa thực sự
gần gũi với nhân dân.
Riêng Xuân Diệu, con người yêu đời yêu cuộc sống tha thiết ấy không đi đâu cả
mà ở lại với cuộc đời thực của mình. Bởi:
“Ta ơm bó cánh tay ta làm rắn
Làm dây da quấn quýt cả mình xn
Khơng muốn đi mãi mãi ở vườn trần
Chân hố rễ để hút mùn dưới đất”
(Thanh niên)
Mặc dù, trước đây có lần Xuân Diệu đã quan niệm:
“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”
Cao hơn hết vẫn là một tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống, khát khao giao cảm
với đời một cách nồng cháy, thiết tha. Xuân Diệu là “một người của đời, một người ở

giữa lồi người. Lầu thơ của ơng xây trên đất của một tấm lịng trần gian. Ơng đã
khơng trốn tránh mà cịn quyến luyến cõi đời” (Thế Lữ)
Chính vì thế mà “Ta thốt lên tiên cùng Thế Lữ. Ta phiêu lưu trong trường tình
cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên” nhưng động tiên
Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
15

Trang


đã khép, tình u khơng bền, say đắm rồi tỉnh, tỉnh lại bơ vơ. Xuân Diệu đã đốt cảnh
bồng lai và đưa ai nấy về hạ giới.
Bởi trần gian là thiên đường. Là nơi đẹp nhất của cuộc đời. Không nên tìm
kiếm đâu xa xơi những ảo tưởng. Mà hãy tìm niềm vui ngay chính nơi mình đang
sống. Nơi ấy có con người, là trung tâm của vũ trụ, là đẹp nhất trên hết thảy.Với ơng,
chỉ có cuộc sống trần gian mới tạo được niềm say mê quyến luyến. Và ơng đã tìm đủ
mọi cách để níu kéo, để quấn quýt lấy cuộc đời và con người. Ta bỗng nhớ đến Tago.
Nhà thơ lỗi lạc của nhân dân Ấn Độ. Tago cũng cho rằng cuộc đời thực của chúng ta là
thiên đường. Và trong thiên đường ấy, con người là đẹp nhất, là cao q nhất. Thiên
đường khơng phải tìm đâu xa xơi. Thiên đường ngay trong chính trái tim người mẹ, là
nụ cười, là vòng tay âu yếm của người mẹ, là vẻ đẹp của thiên nhiên, là trong ánh mắt
ngây thơ của trẻ. Tago đã kêu gọi người dân Ấn Độ - những con người bọ bao phủ bởi
tôn giáo – những con người suốt cuộc đời thân hành trên những con đường dài để đến
với dòng nước thiêng liêng của sông Hằng, những con người tự nguyện sống cuộc đời
khổ hạnh để được lên thiên đàng, được đến cõi siêu nhiên – trở về với cuộc sống thực
với trần gian. Về đặc điểm này giữa Xuân Diệu và Tago có sự gặp gỡ tương đồng dù
hai nhà thơ ở hai thời đại và hai đất nước khác nhau.
Vậy con người trong thơ Xuân Diệu như thế nào? Có những điểm gì nổi bật?
Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng “ý nghĩa nhân bản lớn của tư tưởng Xuân Diệu” đó là
ơng muốn khẳng định cái tơi của mình trong niềm khao khát được hồ nhập với cuộc

đời chứ khơng lẩn trốn cuộc đời. Xuân Diệu đề cao sự tồn tại của con người. Con
người trong thơ Xuân Diệu trước hết là con người cá nhân đầy ý thức về sự tồn tại của
mình, là một thực thể độc lập trong vũ trụ.
Đối với Xuân Diệu, con người đang sống, đang hiện hữu là một tiểu vũ trụ tồn
tại trong đại vũ trụ của thiên nhiên chứ không lẫn vào thiên nhiên như quan niệm trước
đây:
“Ta đứng đây vĩnh viễn giữa mùa đơng
Tuyết trên đầu vĩnh viễn chố từng khơng
Trán vĩnh viễn nặng mai sầu trái đất
Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
16

Trang


Khơng có chi bè bạn nổi cùng ta
Bởi ghen trời, ta ngạo nghễ xông pha”
(Hi Mã Lạp Sơn)
Hay:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tơi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
(Vội vàng)
Một ước muốn táo bạo, muốn đoạt quyền tạo hoá. Muốn làm chủ thiên nhiên,
muốn “buộc nắng, tắt gió” để khẳng định mình, khẳng định cái tôi tồn tại trong cuộc
đời này như là một sự tự ý thức đầy đủ về bản thân mình. Ở đây con người làm chủ
thiên nhiên. Con người to lớn, vĩ đại chứ không phải là con người nhỏ bé trong thơ
xưa nữa. Và những con người ấy, đôi khi, sự ý thức về mình của họ đến độ nghênh

ngang, ngạo nghễ:

“Lòng rộng quá chẳng chịu khung nào hết
Chân tự do đạp phăng cả hàng rào”
(Mênh mông)
 Con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thế giới
Xuân Diệu đề cao con người, khẳng định con người là trung tâm của thế giới, của
vũ trụ. Và trong cái thế giới ấy, con người là đẹp nhất, là mẫu mực, là thước đo. Đây là
một cách tân nghệ thuật tiêu biểu của phong trào thơ mới mà Xuân Diệu là người đi
tiên phong. “Xuân Diệu đã lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thế giới, của
vũ trụ”.
Trong thơ ca truyền thống, do ảnh hưởng của nghệ thuật ước lệ, tượng trưng nên
khi miêu tả con người, các nhà văn, nhà thơ thường dùng hình ảnh của thiên nhiên.
Thế giới tự nhiên được xem là chuẩn mực là thước đo cho con người.
Chẳng hạn khi miêu tả những cô gái đẹp thì dùng: mây, tuyết, núi, hoa
Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
17

Trang


“Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
(Nguyễn Du)
Miêu tả những trang anh hùng hảo hớn thì dùng :
“Râu hùm, hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”
(Nguyễn Du)
Đến Xuân Diệu, ông đã đảo ngược trở lại. Trong con mắt thẩm mỹ của nhà thơ,
con người đã trở thành thước đo, chuẩn mực cho thế giới:

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
(Vội vàng)
Hay :
“Lá liễu dài như một nét mi”
( Nhị hồ )
Hay:
“Em đẹp quá khi mày em nhíu lại
Cặp mày xanh như rừng biếc chen cây”
Con người là chủ thể của thế giới. Vẻ đẹp của con người là chuẩn mực của vẻ
đẹp của thế giới. Con người chính là trung tâm của vũ trụ bao la. Đó là quan niệm mới
mẻ, đầy chất nhân văn trong thơ trữ tình Xuân Diệu.
Thiên nhiên, tạo vật không chỉ mang nét đẹp, nét duyên của con người mà còn
mang cả niềm vui, nỗi buồn, hành động của con người. Hành động của con người trở
thành chuẩn mực của thiên nhiên:
“Cánh hồng kết những nụ cười tươi”
(Nụ cười xn)
Hay:
“Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
Vài tiếng đêm u uất lẫn trong cành”
(Tương tư chiều)

Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
18

Trang


Vì ln đề cao con người cá nhân mà trong thơ Xn Diệu ln đầy ắp hình
ảnh của âm:“Những thanh sắc của thời tươi”:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến oanh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
(Vội Vàng)
Thiên nhiên cảnh vật trong thơ ông bao giờ cũng thấm đẫm chất say mê của
cuộc đời trần gian vì trần gian chính là thiên đường tốt nhất, đáng được hưởng thụ
nhất. Đối với Xuân Diệu, cảm hứng nhân văn trong việc giải phóng cá nhân là phải
thoả mãn tối đa những nhu cầu của cuộc sống vật chất, của những tình cảm, cảm giác
phức tạp, mãnh liệt của cái tơi. Vì thế, thơ Xn Diệu tốt lên một nhu cầu mãnh liệt:
được cảm thông. Cái tôi ấy khơng chỉ biết có mình mà cịn là một cái tôi rộng mở đối
với cuộc đời. Cái tôi ấy “phơi trải”, “trình bày”, “mời mọc”:
“Khách ngồi lại cùng em đây gối lả
Tay em đây mời khách ngả đầu say
Đây rượu nồng và hồn của em đây
Em cung kính đặt dưới chân hồng tử”
(Lời kĩ nữ)
Cái tơi ấy ln rộng mở với cuộc đời, mong mỏi được giao cảm với những tâm
hồn đồng điệu:
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều…”
(Vội vàng)
Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
19


Trang


Có thể nói rằng thế giới tự nhiên trong thơ Xuân Diệu mang đậm chất sống của
cuộc đời, con người.
 Cảm nhận sâu sắc về thân phận người nghệ sĩ trước cuộc đời
Cảm hứng nhân văn trước yêu cầu giải phóng cá nhân trong thơ Xn Diệu
cịn được thể hiện ở “cái tôi” biết cảm nhận sâu sắc về thân phận mình, về tầng lớp trí
thức và nghệ sĩ như mình nhưng ở lĩnh vực tinh thần. Nếu Tản Đà từng than thở:
“Văn chương hạ giới rẻ như bèo”
(Hầu trời)
Thì Xuân Diệu đã đề cập đến một lĩnh vực khác của người nghệ sĩ – đó là lĩnh
vực tinh thần.
Trong bài “Lời kĩ nữ” ông đã miêu tả sâu sắc nỗi lịng cơ đơn của người kĩ nữ:
“Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa
Vội vàng chi trăng sáng quá khách ơi
Đêm nay rằm yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở lịng em cơ độc q”
(Lời kĩ nữ)

Lịng kĩ nữ cũng sầu như biển lớn
Chớ để riêng em phải gặp lòng em.
(Lời kĩ nữ)
Ở đây nhà thơ đã xác lập mối quan hệ du khách – kĩ nữ - nhà thơ trong mối
tương quan đặc biệt. Lưu Khánh Thơ đã có nhận xét: “ Sinh thời khi nói về bài thơ này
Xuân Diệu cho biết người kĩ nữ trong thơ cũng chính là mình. Mối quan hệ du khách –
nhà thơ – người kĩ nữ được thể hiện trong một mối tương quan đặc biệt. Tác giả đã
hồn tồn hố thân và đồng nhất với thân phận người kĩ nữ. Hai người đều có những
điểm tương đồng. Cả hai đều đem lời thơ, tiếng hát của mình đến với cuộc đời một
cách chân thành tha thiết nhưng đều gặp phải sự thờ ơ, lạnh nhạt, hờ hững của người

đời, luôn đối mặt với sự cô đơn và luôn muốn chạy trốn khỏi chính mình”.
“ Người giai nhân bến đợi dưới cây già
Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
20

Trang


Tình du khách thuyền qua khơng buộc chặt”.
(Lời kĩ nữ)
Để rồi cuối cùng:
“Xao xác tiếng gà trăng ngà lạnh buốt
Mắt run mờ kĩ nữ thấy sông trôi
Du khách đi – du khách đã đi rồi”.
Ta bỗng nhớ tới người kĩ nữ trong “ Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị, Tiểu Thanh
trong “Độc tiểu thanh kí”, người ca nữ trong “ Long Thành cầm giả ca” của Nguyễn
Du. Họ cùng là những con người tài sắc, họ muốn đem đến cho cuộc đời này những gì
chân thành, những gì đẹp đẽ nhất nhưng lại bị người đời hắt hủi, thờ ơ. Ở hai câu cuối
trong bài “Độc tiểu thanh kí”, Nguyễn Du từ chỗ khóc thương cho số phận bạc bẽo của
nàng Tiểu Thanh đã đột ngột chuyển sang khóc mình, thương mình:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
(Ba trăm năm lẻ nửa ai đâu biết
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)
Những người kĩ nữ là những người rất đáng thương, đáng cảm thông. Nhà thơ
khóc thương cho số phận, cho cuộc đời của họ cũng chính là tự thương mình. Đó
chính là giá trị nhân bản trong thơ Xuân Diệu.
2. Cảm hứng nhân văn trước khát vọng sống của con người
a.


Khát khao giao cảm với đời, say mê cuộc sống và yêu thương con
người

Hoài Thanh đã viết về Xuân Diệu: “Thơ Xuân Diệu là nguồn sống rào rạt chưa
từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh
trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình”.
“ Tơi là con chim đến từ núi lạ
Ngứa cổ hót chơi ”
(Lời thơ vào tập Gửi hương)

Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
21

Trang


Dẫu những lời thơ của XD trước cách mạng ít nhiều thể hiện sự ngoảnh mặt trước
cuộc đời, thế nhưng với một tâm hồn lãng mạn và đa cảm, nhà thơ luôn thể hiện một
niềm giao cảm khát khao đến tận cùng:
“ Hãy để cho tôi được giã từ
Vẫy chào cõi thực để vào hư
Trong hơi thở chót dâng trời đất
Cũng vẫn si tình đến ngất ngư”
( Chấp nhận )
Ngay bài thơ vào đầu tập “Thơ thơ” , ông đã cho rằng cuộc đời chính là nguồn
“cảm xúc” mãnh liệt, là một khối đá nam châm, hút chặt lấy niềm say mê, yêu đời của
ông :
“Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm

Sao lại trách người thơ tình lơi lả”
(Cảm xúc)
Có thể nói rằng Thơ thơ là tiếng thơ dào dạt của một tâm hồn trẻ tuổi, lúc nào
cũng thèm yêu, khát sống, muốn tận hưởng cuộc đời này một cách say sưa, nồng nhiệt
nhất. Tiếng thơ ấy là tiếng thơ mở đầu cho một “nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở
chốn nước non lặng lẽ này ” (Hoài Thanh)
Với nguồn cảm xúc ban đầu ấy, thơ Xuân Diệu đã mở ra cả một thế giới tràn trề
nhựa sống với tất cả sự say mê, cuồng nhiệt :
“Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời
Kẻ đựng trái tim trìu máu đất
Hai tay chín móng bám vào đời”
Hay :
“ Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
22

Trang


Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước và cây và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng ! Ta muốn cắn vào ngươi”
(Vội Vàng)
Có thể nói rằng, thế giới thơ Xuân Diệu là thế giới của hình ảnh, âm thanh, màu
sắc, rộn ràng, tươi mới. Thông qua thế giới thơ ấy, nhà thơ như muốn thể hiện nỗi lòng

say mê, hăm hở, rạo rực của một con người khát sống, say sống không lúc nào nguôi.
Ấy là nỗi khát thèm đến cháy bỏng:
“ Biển đắng khôn nguôi nỗi khát thèm
Nên lúc môi ta kề miệng thắm
Trời ơi ta muốn uống hồn em”
(Vơ biên)
Chính vì say mê, ham sống, khát khao sự sống đến cuồng nhiệt nên Xuân Diệu
lúc nào cũng ham muốn tìm kiếm sự vơ biên, tuyệt đích:
“Anh thèm muốn vơ biên và tuyệt đích
Em biết khơng? Anh tìm kiếm em hồi”
(Phải nói)
Ơng say sưa vội vã hưởng thụ những ân tình nồng nàn của cuộc đời:
“Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!
Hãy trộn nhau đơi mái tóc ngắn dài
Những cánh tay! Hãy quấn riết đơi vai
Hãy dâng cả tình u lên sóng mắt”
(Xa cách)
Và Xuân Diệu đã sống bằng tất cả những gì mình có. Sống bằng cả trái tim và
khối óc của mình:
“Sống tồn tim! Tồn trí! Tồn hồn
Sống tồn thân và thức nhọn giác quan
Và thức cả trong giấc nồng phải ngủ
Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
23

Trang


Sống, tất cả sống, chẳng bao giờ đủ
Chất chen cho mộng chắc với tình bền

Để đến ngày thanh niên vội lên yên”
(Thanh niên)
Vì yêu cuộc sống tha thiết mãnh liệt như vậy nên Xuân Diệu đã có những ước
muốn táo bạo:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
(Vội vàng)
Nhà thơ muốn “tắt nắng”, “buộc gió” là muốn lưu giữ màu sắc, hương thơm của
cuộc đời. Nhà thơ muốn làm chủ thiên nhiên, muốn đoạt quyền tạo hóa để có thể giữ
mãi cho thế giới này luôn tươi mới, trẻ trung. Ước muốn có vẻ ngơng cuồng nhưng
thực ra nó xuất phát từ trái tim yêu cuộc sống, khát khao giao cảm với đời.
Cũng chính vì u cuộc sống thiết tha nên Xuân Diệu lúc nào cũng sợ thời gian
qua mau, tuổi trẻ phai tàn:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất…”
(Vội vàng)
Xuân Diệu cảm nhận về thời gian trôi mau. Giọng thơ tranh luận, biện bác –
một dạng thức triết học đã thấm nhuần cảm xúc của nhà thơ. Xuân Diệu là nhà thơ của
thời gian. Theo Xn Diệu thời gian có tính chất tuyến tính, thời gian như dịng chảy
xi chiều một đi khơng trở lại. Quan niệm của về thời gian của Xuân Diệu xuất phát
từ cái nhìn “động”. Chính vì thế cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận
đầy tính mất mát. Xn Diệu khơng đồng tình với quan niệm về thời gian của người
xưa. Với người xưa, thời gian có tính chất tuần hồn. Quan niệm về thời gian của
người xưa xuất phát từ cái nhìn “tĩnh”, có phần siêu hình, và lấy sinh mệnh vũ trụ làm

Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
24


Trang


thước đo thời gian. Nhà thơ dùng lối định nghĩa như để chỉ ra thật cụ thể sự thật hiển
nhiên khơng thể phủ nhận:
“Xn đương tới nghĩa là…
Xn cịn non nghĩa là…
Mà xuân hết nghĩa là…”
(Vội vàng)
Và cùng với sự ra đi của thời gian là sự tàn phai của đất trời vạn vật:
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phơi
Khắp sơng núi vẫn than thầm tiễn biệt
Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi
Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa…”
(Vội vàng)
Bằng tất cả các giác quan, Xuân Diệu đã cảm nhận một cách tinh tế sự ra đi của
thời gian. Mỗi khoảnh khắc trôi qua là cả một sự mất mát. Dòng thời gian được nhìn
như một như một chuỗi vơ tận của những mất mát chia phôi, cho nên thời gian thấm
đẫm hương vị của sự chia lìa. Khắp vũ trụ là lời thở than của vạn vật, là không gian
đang tiễn biệt thời gian. Mỗi sự vật đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính
nó. Cùng với sự ra đi của thời gian là sự phai tàn của từng cá thể.
Không thể thắng được bước đi của thời gian, Xuân Diệu đã chọn một phương
thức sống mới. Ấy là sống “vội vàng”, sống “cuống quýt” để tận hưởng tuổi trẻ và thời
gian, khơng sống hồi, sống phí:
“Mau đi thơi! Mùa chưa ngả chiều hôm”
Sống “vội vàng” ở đây không phải là sống nhanh, sống vội, sống cẩu thả, sống
bất cần. Ấy chính là lối sống biết quý trọng thời gian, biết quý trọng những gì mà cuộc

sống mang lại cho chúng ta, sống có ý nghĩa, có ích cho cuộc đời. Nói như Paven: “đời
người chỉ có một lần, hãy sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận vì những năm tháng đã
sống hồi, sống phí”.

Cảm hứng nhân văn trong một số tác phẩm của Xuân Diệu
25

Trang


×