Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

GIÁO TRÌNH THÁO LẮP, ĐIỀU CHỈNH VÀ SỬA CHỮA Ổ TRỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 65 trang )

TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

LỜI NÓI ĐẦU
Trường trung cấp kỹ thuật Yên Thành hiện nay đang thực hiện đề án nâng
cao chất lượng đào tạo, nhằm mục tiêu đáp ứng nguồn nhân lực có tay nghề cho
các cơng ty, doanh nghiệp.
Để thực hiện được mục tiêu đó thì việc chuẩn hóa chương trình đào tạo,
giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy là một điều hết sức quan trọng. Hiện nay
việc xây dựng giáo trình dựa trên những thiết bị hiện có tại trường và một số
kiến thức nâng cao là một yêu cầu rất thiết thực nhằm hiện thực hóa q trình
dạy học “học đi đơi với hành”
Trong quá trình giảng dạy chuyên ngành “Nguội lắp ráp cơ khí” bản
thân cũng đã kết hợp giảng dạy lý thuyết kết hợp giảng dạy thực hành ở một số
mô đun, đặc biệt là các mô đun tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa có rất ít tài liệu
để học sinh tham khảo. Chính vì vậy tác giả đã mạnh dạn biện soạn giáo trình
“Tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục” nhằm trang bị cho người học những
kiến thức cơ bản và một phần nội dung nâng cao trong việc thực hành bảo trì,
bảo dưỡng máy và thiết bị cơ khí. Một trong những vấn đề mà các công ty,
doanh nghiệp đặc biệt là các nhà máy chế tạo, các dây chuyền sản xuất đều chú
trọng.
Giáo trình là nguồn tài liệu cho người học và giảng viên giảng dạy
chun ngành “Nguội lắp ráp cơ khí, cơng nghệ ơ tơ..”. Giáo trình khơng chỉ
trang bị những kiến thức về bảo trì, bảo dưỡng máy và thiết bị cơ khí mà cịn
nâng cao kỹ năng chuẩn đốn các dạng hư hỏng thường gặp của các cơ cấu, bộ
phận đặc biệt là các sai hỏng của ổ trục.
Tác giả hy vọng giáo trình sẽ phù hợp với mức độ cũng như trình độ của
người học tại trường và rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
Nhà giáo, đồng nghiệp để từng bước hồn thiện giáo trình trong các lần tái bản
sau.
Tác giả
Trần Xuân Hùng



Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục

1


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

Mô đun: Tháo lắp và bảo dưỡng ổ trục
Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun được bố trí sau khi đã học xong mơ đun MĐ8, MĐ11,
MĐ13, MĐ17 và có thể bố trí học song song với các mơn học/mơ đun khác
trong chương trình
- Tính chất: Mơ đun chun mơn nghề bắt buộc, gồm các kiến thức và kỹ
năng cơ bản về Tháo lắp và bảo dưỡng ổ trục, ứng dụng trong việc lắp ráp và
bảo dưỡng các cơ cấu máy và thiết bị cơ khí.
Mục tiêu mơ đun:
* Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi sử dụng của các
loại ổ trục
- Giải thích được các ký hiệu về ổ trục và chọn được các loại ổ trục đúng
yêu cầu kỹ thuật
- Lập được qui trình cơng nghệ Tháo lắp và bảo dưỡng ổ trục
* Kỹ năng:
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị dùng trong lắp ráp và điều
chỉnh ổ trục.
- Xác định được các sai dạng sai hỏng của ổ trục;
- Lắp ráp và bảo dưỡng được các loại ổ trượt, ổ lăn và cách kiểm tra điều
kiện làm việc của các loại ổ trục;
- Bảo đảm an toàn và vệ sinh công nghiệp

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Nhận thức được tầm quan trọng của mô đun nghề, có trách nhiệm trong
q trình học tập, trong việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ tháo lắp và kiểm tra.
- Có năng lực làm việc độc lập và làm việc theo nhóm trong việc áp dụng
một số nội dung trong chuẩn kỹ năng về Tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục
vào học tập, lao động và các hoạt động khác.

2

Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

Bài 1: Kí hiệu, phân loại và cách lựa chọn ổ lăn
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được cách phân loại ổ lăn, qui ước kí hiêu của các loại ổ lăn
và phạm vi sử dụng các loại ổ lăn
- Lựa chọn được ổ lăn theo yêu cầu lắp ráp đúng tiêu chuẩn và đúng kí
hiệu ổ
- Chuyển đổi kí hiệu ổ lăn giữa một số nước, hãng sản xuất
Nội dung bài:
1. Giới thiệu chung về ổ lăn
1.1. Khái niệm
Ổ lăn dùng để đỡ các trục quay, nhận tải trọng từ trục, truyền đến giá đỡ.
Ổ lăn được tiêu chuẩn hóa rất cao. Hầu như tất cả các ổ lăn được chế tạo trong
nhà máy chun mơn hóa. Do đó chất lượng ổ lăn tương đối cao, giá thành
không cao lắm. Ổ lăn được dùng rất nhiều trong hầu hết các loại máy, thuộc các
ngành công nghiệp khác nhau.
Dạng ma sát trong ổ lăn là ma sát lăn. Nói chung hệ số ma sát lăn tương

đối nhỏ, tổn thất cơng suất ít.
1.2. Cấu tạo của ổ lăn

Vịng ngồi
Vịng trong

Vịng ngồi
Vịng trong
Ngõng trục

Con lăn
Con lăn
Vịng cách
Vịng cách
Giá đỡ
Hình 1.1. Cấu tạo của ổ lăn

Bản vẽ kết cấu, cấu tạo của ổ lăn được trình bày trên (hình 1.1). Về cơ bản
vịng bi được cấu tạo bởi các bộ phận chính sau:
Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục

3


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

- Vòng trong (innerring)
- Vịng ngồi (outer ring)
- Con lăn (Ballroller)
- Vịng cách (Cagelretainer)

* Vòng cách:
Thường được làm bằng thép cứng, thép hợp kim
Giúp giữ các con lăn một khoảng cố định, cố định vị trí giữa các con lăn,
đảm bảo hành trình con lăn và giảm số lượng con lăn.
* Vòng trong & vịng ngồi:
Cấu tạo thường có rãnh, vịng trong lắp với ngõng trục, vịng ngồi lắp
với gối trục (vỏ máy, thân máy,…)
* Con lăn:
Con lăn có thể là bi hoặc đũa, lăn
trên rãnh lăn, rãnh có tác dụng làm giảm
bớt ứng suất tiếp xúc của con lăn, hạn
chế con lăn tiếp xúc dọc trục.
Vật liệu làm con lăn phụ thuộc
vào tải trọng tác động, tuy nhiên thành
phần đặc trưng chủ yếu là các thép
carbon chứa một lượng crom, mangan
nhất định.
Dưới dạng sơ đồ, ổ lăn được biểu
diễn như trên (hình 1.2)

Hình 1.2. Cách biểu diễn ổ lăn

1.2. Nguyên tắc làm việc
Ổ lăn được lắp trên giá đỡ,
vòng trong của ổ được lắp với
ngõng trục. Giữa vịng trong và
vịng ngồi có con lăn, để tạo dạng
ma sát lăn trong ổ. Vòng cách
trong ổ lăn có tác dụng ngăn cách
khơng cho các con lăn tiếp xúc với

4

Hình 1.3. Ổ lăn lắp lên trục

Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

nhau, để giảm mòn cho con lăn. Nếu khơng có vịng cách, tại điểm tiếp xúc giữa
hai con lăn có vận tốc trượt rất lớn.
2. Phân loại ổ lăn
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, ổ lăn được chia thành một số loại sau:
2.1. Tuỳ theo khả năng chịu tải, có các loại:
- Ổ đỡ, là ổ chỉ có khả năng chịu lực hướng tâm (hình 1.4a, b, d, h).
- Ổ đỡ chặn, là ổ vừa có khả năng chịu lực hướng tâm, vừa có khả năng
chịu lực dọc trục (hình 1.4c, e).
- Ổ chặn, là ổ chỉ có khả năng chịu lực dọc trục (hình 1.4j, k).
2.2. Theo hình dạng của con lăn trong ổ, chia ra:
- Ổ bi, con lăn có dạng hình cầu (hình 1.4a, b, c)
- Ổ cơn, con lăn có dạng hình nón cụt (hình 1.4e)
- Ổ đũa, con lăn có dạng hình trụ ngắn (hình 1.4d)
- Ổ kim, con lăn có dạng hình trụ dài (hình 1.4h)

a)

c)

b)


d)

e)

j)

g)

k)

h)
Hình 1.4. Ổ lăn lắp lên trục

Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục

5


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

2.3. Theo khả năng tự lựa của ổ, người ta chia ra:
- Ổ lòng cầu, mặt trong của vịng ngồi là mặt cầu, ổ có khả năng tự lựa
hướng tâm. Khi trục bị biến dạng, uốn cong, ổ sẽ lựa theo để làm việc bình
thường (hình 1.4b, g)
- Ổ tự lựa dọc trục (hình 1.4d), ổ có khả năng tự lựa theo phương dọc
trục. Khi trục bị biến dạng, dãn dài thêm một lượng, ổ sẽ lựa theo để làm việc
bình thường.
2.4. Theo số dãy con lăn trong ổ, người ta chia ra:
- Ổ có 01 dãy con lăn (hình 1.4a, d)
- Ổ có hai dãy con lăn (hình 1.4b, g)

- Ổ bi có nhiều dãy con lăn. Số dãy con lăn tăng lên, khả năng tải của ổ
cũng tăng.
3. Kích thước chủ yếu của ổ lăn
Ổ lăn là chi tiết được tiêu chuẩn hóa rất cao, do đó chúng ta chỉ quan tâm
đến một số kích thước chính liên quan đến mối ghép ổ với các chi tiết máy khác
Đường kính lỗ của vịng trong d, mm.
Kích thước d phải lấy theo dãy số tiêu chuẩn.
Ví dụ: 8; 9; 10; 12; 15; 17; 20; 25; 30; 35;
40; 45; 50; 55; 60; 65; 70; 75; 80; 85; 90; 95;
100
Đường kính ngồi của vịng ngồi D,
mm. Ứng với mỗi kích thước d tiêu chuẩn
quy định một số giá trị D, số lượng không
quá 4.

d

D

Chiều rộng ổ B, mm. Ứng với mỗi
kích thước d tiêu chuẩn quy định một số giá
trị B, số lượng quy định khơng q 4.
Với cùng một kích thước đường kính
d, các ổ lăn có kích thước D khác nhau, được
chia thành các cỡ: Nặng, trung bình, nhẹ,
Đặc biệt nhẹ. Cỡ nặng có giá trị D lớn nhất
6

B


Hình 1.5. Kích thước ổ lăn

Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

4. Các loại ổ lăn được dùng nhiều trong thực tế
- Ổ bi đỡ một dãy (Hình 1.6a). Loại này được chế tạo với số lượng rất lớn,
giá thành tương đối rẻ so với các loại khác. Ổ chịu được lực hướng tâm là chính.
Có thể chịu được một ít lực dọc trục, bằng 70% lực hướng tâm chưa dùng đến.
- Ổ bi lòng cầu hai dãy (Hình 1.6 b). Loại này cho phép trục xoay một góc
lớn đến 300. Khả năng tải lớn hơn ổ bi đỡ một dãy có cùng kích thước d. Chịu
được lực hướng tâm là chính. Chịu được một ít lực dọc trục, bằng 20% lực
hướng tâm chưa dùng đến.

a)

b)

d)

c)

e)
Hình 1.6. Các loại ổ lăn thường dùng

- Ổ đũa trụ ngắn một dãy (Hình 1.6c). Ổ chỉ chịu được lực hướng tâm.
Hầu như không chịu lực dọc trục, Khả năng tải lớn hơn ổ bi đỡ một dãy có cùng
kích thước d, gấp khoảng 1,7 lần.

- Ổ bi đỡ chặn một dãy (Hình 1.6d). Ổ chịu được lực hướng tâm và cả lực
dọc trục. Khả năng tải lớn hơn ổ bi đỡ một dãy có cùng kích thước d, gấp
khoảng 1,4 lần. Ổ được chế tạo với các giá trị góc α = 120, 260 và 360.
- Ổ cơn đỡ chặn một dãy (Hình 1.6e). Ổ chịu được lực hướng tâm và cả
Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục

7


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

lực dọc trục. Khả năng tải lớn hơn ổ bi đỡ một dãy có cùng kích thước d. Ổ
được chế tạo thành hai nhóm với các giá trị góc α = 100 ÷ 160 và α = 250 ÷ 300.
5. Ký hiệu ổ lăn trên bản vẽ
Ổ lăn trên bản vẽ được ký hiệu gồm cả chữ và số. Thí dụ, một ổ lăn có ký
hiệu: P6 08 3 6 09. Trong đó:
- Cặp chữ số P6 chỉ cấp chính xác của ổ (có thể chỉ ghi số 6 không cần ghi
chữ P, nếu ổ có cấp chính xác 0 thì khơng cần ghi chữ P0 trong ký hiệu).
- Cặp số 08 chỉ đặc điểm của ổ có hai vịng che bụi (nếu có một vịng che
bụi thì ghi 06, ổ có vai ghi 34, nếu là ổ đỡ chặn thì ghi trị số của góc tiếp xúc α).
- Số 3 chỉ loại ổ đũa trụ đỡ tự lựa (nếu là ổ bi đỡ một dãy thi ghi số 0, ổ bi
đỡ tự lựa thì ghi số 1, ổ đũa trụ ngắn đỡ ghi số 2, ổ kim hoặc trụ dài ghi số 4, ổ
đũa trụ xoắn đỡ ghi số 5, ổ bi đỡ chặn ghi số 6, ổ đũa côn ghi số 7, ổ bi chặn ghi
số 8, ổ đũa chặn ghi số 9).
- Số 6 chỉ cỡ ổ trung bình rộng (cỡ
rất nhẹ ghi số 1, cỡ nhẹ ghi số 2, cỡ trung
bình ghi số 3, cỡ nặng ghi số 4, cỡ nhẹ
rộng ghi số 5, nếu ổ lăn có đường kính
ngồi D không tiêu chuẩn ghi số 7, chiều
rộng B không tiêu chuẩn ghi số 8, nếu ổ có

đường kính lỗ vịng trong d<10mm thi ghi
số 9).

Hình 1.7. Ổ lăn có ký hiệu 6305

- Cặp số 09 chỉ đường kính trong của ổ d = 9×5 = 45mm (các ổ có đường
kính trong d<10 mm thì ghi trị số thực của đường kính d, nếu đường kính trong
bằng 10 mm thì ghi là 00, đường kính trong bằng 12 mm thì ghi là 01, đường
kính trong bằng 15 mm thì ghi là 02, đường kính trong là 17 mm thì ghi 03, các
ổ có đường kính d ≥ 20 mm thì ghi số “hiệu của phép chia giá trị của đường kính
chia cho 5”, ví dụ d = 35 mm thì ghi là 07).
6. Một số điểm lưu ý khi chọn ổ lăn
- Trong các loại ổ lăn có thể dùng, ưu tiên chọn loại ổ dễ tìm kiếm, có giá
rẻ nhất, dễ dàng tháo lắp.
- Ổ bi rẻ hơn ổ đũa cùng kích thước. Ổ đũa có khả năng tải cao hơn ổ bi
cùng cỡ.
8

Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

- Ổ đỡ làm việc với số vòng quay lớn, bền hơn so với ổ đỡ chặn.
- Khi làm việc với số vòng quay lớn, ổ chặn mau mịn. Do đó đối với trục
có số vòng quay quá lớn, chỉ chịu lực dọc trục, cũng không nên dùng ổ chặn, mà
nên dùng ổ đỡ chặn.
- Các ổ lịng cầu cho phép trục lệch góc rất lớn. Khi hai gối đỡ của trục
khó đảm bảo độ đồng tâm, nên chọn ổ lòng cầu.
- Ổ đũa chịu lực va đập tốt hơn ổ bi. Ổ có con lăn bằng lò xo chịu va đập

tốt nhất
...........................................................................................
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày cấu tạo, công dụng của ổ lăn
Câu 2: Trình bày cách phân loại của ổ lăn? Có hình vẽ minh họa?
Cầu 3: Giải thích các ký hiệu của ổ lăn: 3602, P4 06 43 07,....Trình bày cách lựa
chọn ổ lăn?

Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục

9


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

Bài 2: Lắp ráp ổ lăn
Mục tiêu của bài:
- Kiểm tra được ổ lăn trước khi lắp ráp: Xác định được chủng loại mối lắp
- Lập được qui trính cơng nghệ cho việc lắp ráp ổ lắn đúng yêu cầu kỹ
thuật
- Lắp ráp được ổ lăn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Kiểm tra được mối lắp ghép ổ sau khi lắp ráp xong
- Bảo đảm an tồn và vệ sinh cơng nghiệp
Nội dung bài:
1. Tháo, lắp các loại ổ lăn
1.1. Dụng cụ tháo, lắp

b)

a)


c)
Hình 2.1. Các loại dụng cụ tháo, lắp ổ lăn
a. Vam (cảo) cơ khí; b. Dụng cụ lắp ổ lăn; c. Cảo thủy lực

10

Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

Hiện nay dụng cụ tháo ổ lăn rất đa dạng nhưng chủ yếu người ta thường
dùng các loại vam (cảo) cơ khí hoặc thủy lực để thực hiện việc tháo ổ lăn đảm
bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
1.2. Các yêu cầu khi tháo ổ lăn
- Khi tháo các loại ổ
lăn nên hạn chế dùng lực
động như dùng búa để đóng
vv....mà nên ưu tiên sử dụng
đồ gá tháo dùng lực tĩnh như
các loại cảo, máy ép.
Để tháo vịng ngồi của
ổ đũa cơn, dùng đồ gá tháo
bằng vịng đệm và bu-lơng
đai ốc (hình 2.2)

Hình 2.2. Đồ gá tháo vịng bị ngồi ổ đũa cơn

- Khi tháo các ổ lăn lắp chặt trên trục, phải nung nóng ổ tới nhiệt độ

80°C÷100°C trong dầu hoặc dùng thiết bị gia nhiệt cảm ứng, khơng làm nóng
trục (hình 2.3).

Gang tay
chịu nhiệt

Dầu đun sơi
Ổ lăn

Cảo

Khay đựng dầu

Hình 2.3. Nung nóng ổ lăn để tháo

Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục

11


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

Cũng có thể sử dụng đồ gá tháo là máy ép thủy lực (hình 2.4). Cần (trục)
của máy ép tì lên trục và đẩy trục ra khỏi ổ lăn. Phía dưới ổ lăn đặt một tấm kê
(đỡ vòng trong ổ lăn) sao cho lực ép chỉ tác động vào vòng trong. Sau khi ép
xong không được để trục và ổ lăn rơi xuống đất. Để tháo ổ lăn thường dùng máy
ép thủy lực.

Đầu ép
Trục

Ổ lăn
Tấm đỡ vịng
trong ổ lăn
Thân máy ép

Hình 2.4. Tháo ổ lăn bằng máy ép thủy lực

Lưu ý:
- Khi tháo ổ, lực tháo phải đặt trên chi tiết đang có bề mặt lắp. Có nghĩa là
khi tháo ổ lăn ra khỏi trục thì phải tác dụng lực lên vịng trong để tháo ổ lăn, khi
tháo ổ lăn ra khỏi vỏ hộp thì phải tác dụng lực lên vịng ngồi để tháo
- Khi sử dụng vam (cảo) 3 chấu để tháo ổ lăn cần phải chú ý đến chiều dài
ngàm của vam....vì có nhiều trường hợp tháo ổ lăn ra khỏi trục nhưng ngàm của
vam q ngắn khơng tới được đường kính trong của ổ.
3. Kỹ thuật lắp ráp một số ổ lăn
Khi lắp ổ lăn ta phải lắp hai mối ghép cố định: vòng trong của ổ lăn với
trục và vòng ngoài với vỏ hộp. Tuỳ thuộc vào đặc trưng làm việc của ổ lăn, Ổ bi
và Ổ bi đũa ta sẽ có cơng nghệ lắp thích hợp.
3.1. Lắp ổ bi
Chỉ được lấy ổ bi khỏi bao gói trước khi lắp. Nếu bao gói khơng bị rách,
thủng, dầu chưa khơ thì không cần rửa ổ bi. Đối với ổ bi dùng lại, sau khi rửa
12

Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

sạch, cũng nên bao gói và chỉ lấy ra khi lắp. Nếu bao gói bị thủng, rách hoặc dầu
đã khơ thì phải đem rửa ổ bi bằng xăng hoặc dầu ma dút nóng. Cách rửa như

sau; đổ một lượng xăng đủ vào thùng sạch và pha thêm 6÷8% dầu khống nhẹ
(dầu cơng nghiệp số 12 hoặc 20) so với thể tích của xăng. Nhúng ổ bi vào dung
dịch xăng dầu. Giữ chặt vòng trong và lấy tay quay nhẹ vịng ngồi cho đến khi
sạch hết lớp dầu đã bị khô.
Nếu ổ bi bị bẩn nhiều, chỉ nên nhúng xuống rồi lại nhấc lên vài lần cho
đến khi bong hết chất bẩn mà không nên quay vịng ngồi nhằm tránh làm xước
bề mặt làm việc của ổ bi.
Nếu rửa trong dầu nóng, nên dùng dầu cơng nghiệp số 12 hoặc số 20 và
đun nóng đến 95÷100°C. Nên đặt ổ bi trên lưới mắt cáo được giăng ở phía trên
đáy thùng vì tại đáy thùng có nhiều chất lắng cặn.
Sau khi rửa, đặt ổ bi lên bàn sạch để cho dầu chảy ra hết. Chỉ lắp ổ bi sau
khi đã chuẩn bị và kiểm tra chỗ lắp ổ bi trên trục và vỏ hộp. Chỗ lắp ổ bi phải
sạch, trơn nhẵn, khơng có vết xước, gỉ.
Phải bôi một lớp dầu mỏng và tránh không làm bẩn chỗ lắp ổ bi trên trục
và vỏ hộp ngay trước khi lắp.
Mặt khác phải luộc ổ bi trong thùng dầu có nhiệt độ khơng vượt q
100°C trong thời gian 15÷20 phút trước khi ép ổ bi vào trục.
Để tránh làm hỏng rãnh lăn, làm sứt các viên bi và làm nghiêng vòng ổ bi,
khi lắp ép ta chỉ được đánh búa vào vành trong của ổ bi. Tốt nhất là dùng máy
ép hoặc đồ gá chuyên dùng.
Nếu lắp vòng bi lên trục mà ở đoạn đầu mút của trục có ren thì tốt nhất là
dùng ngay ren đó để tạo lực ép khi lắp (hình 2.5). Đồ gá để lắp gồm đai ốc có
tay quay số 1, vịng đệm hoặc bi số 3. Dùng tay quay số 1 vặn đai ốc số 2, làm
cho nó vừa xoay vừa tịnh tiến và tạo ra lực ép đẩy vòng bi vào vị trí lắp.
Kiểm tra chất lượng lắp vịng bi gồm nhiều bước. Trình tự các bước như
sau:
- Lấy tay quay, nhẹ vịng bi. Nếu thấy vịng bi quay êm, khơng bị kẹt,
tiếng ồn nhỏ chứng tỏ là lắp tốt.
- Kiểm tra khe hở giữa vai trục, và mặt đầu của vòng bi. Trong một vài
trường hợp, trị số khe hở này có thể đạt tới 0,05mm trên một chiều dài cung

Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục

13


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

bằng 30÷40% chu vi trục.

1

2

3

Hình 2.5. Dùng ren trên trục để tạo lực ép khi lắp vòng bi

Một phương pháp đơn giản để xác định khe hở hướng kính trong ổ bi sau
khi lắp lên trục hoặc vỏ hộp là kiểm tra vòng ổ bi xem có bị lắc nhiều khơng (vì
giữa khe hở hướng kính và chiều trục có mối quan hộ tương hỗ, (hình 2.6a). Đối
với ổ bi có một hàng bi, lượng dịch chuyển chiều trục lớn gấp 12÷20 lần lượng
dịch chuyển hướng kính và thường bằng 0,l÷0,7mm nên rất dễ nhận biết.
Tuy nhiên khi lắp cụm vịng bi có độ chính xác cao, nên dùng dụng cụ đo
như trong sơ đồ (hình 2.6b) để kiểm tra. Khi quay nhẹ nhàng vịng ngồi, khe hở
hướng kính và chiều trục được phản ảnh ngay trên đồng hồ so.

a)
b)
Hình 2.6. Kiểm tra khe hở của vịng trong sau khi lắp lên trục


14

Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

3.2. Láp ổ lăn đỡ chặn
Ổ lăn đỡ chặn cho phép chịu tải trọng lớn theo phương hướng kính và cả
phương chiều trục. Khe hở trong các ổ lăn này không phụ thuộc vào việc lắp ổ
lên trục hoặc lắp vào vỏ hộp. Trị số khe hở này được tạo ra khi lắp bằng cách
điều chỉnh cụm lắp.
Điều chỉnh khe hở trong ổ lăn đỡ chặn là một nguyên công lắp ráp quan
trọng trong quá trình lắp ráp. Khe hở này quá lớn hoặc quá bé đều làm cho ổ lăn
bị mòn trước hạn định. Nếu khe hở quá nhỏ, các con lăn thường bị kẹt giữa 2
vòng lăn. Nếu khe hở quá lớn dễ sinh ra tải trọng va đập phụ.
Ta thường lắp riêng vịng ngồi với vỏ hộp, cịn vịng trong cùng với con
lăn và vòng cách được lắp ép lên trục (hình 2.7).

Hình 2.7. Lắp ổ lăn đỡ chặn

Lắp ép vịng trong lên ngõng trục giống như các phương pháp lắp mối
ghép lắp chặt và đã trình bày ở các phần trên. Nhưng lắp ép vịng ngồi vào võ
hộp có đặc điểm riêng. Để tránh cho vịng ngồi khỏi bị nghiêng ta phải dùng đồ
gá chuyên dùng để đảm bảo tính tự lựa của ổ.
Điều chỉnh khe hở hướng kính của ổ lăn đỡ chặn bằng cách xê dịch vịng
ngồi đi một lượng c (hình 2.8). Quan hệ giữa lượng dịch chuyển chiều trục c
của vịng ngồi với khe hở hướng kính e và khe hở theo phương pháp tuyến λ.
Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục


15


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

với mặt lăn như sau:
;
Trong đó: β là góc nghiêng của ổ lăn.

c

β
c

c

β
a

a’

Hình 2.8. Sơ đồ điều chỉnh khe hở hướng kính của ổ lăn đỡ chặn

Để lắp ổ lăn vào thân hộp có thể dùng các vịng đệm có chiều dày khác
nhau để điều chỉnh khe hở cần thiết trong ổ hoặc dùng đai ốc điều chỉnh (hình
2.9). Khi điều chỉnh khe hở bằng các vịng đệm số 1 (hình 2.9a), đầu tiên nên
dùng các miếng đêm bằng chì để lót. Khơng cần dùng cả miếng tròn to, chỉ cần
mấy miếng nhỏ xếp quanh chỗ bắt bulơng. Sau đó vặn bulơng dần dần cho tới
khi xoay quanh trục thấy nặng tay. Lúc này các ổ lăn đã bị găng, khơng cịn một
chút khe hở hướng kính nào. Tháo bulơng, lấy các miếng chì bị ép bẹp ra và

dùng thước đo chiều dày của chúng. Thơng qua trị số chiều dày miếng chì này
xác định chiều dày vịng đệm làm cho ổ lăn khơng còn khe hở. Bây giờ ta lấy
thêm một số vòng đệm với tổng chiều dày đúng bằng trị số khe hở c mà ta vừa
chọn. Kết hợp lại sẽ có bộ vòng đệm để cho khi lắp ổ lăn đảm bảo được trị số
khe hở cần thiết trong ổ. Cũng có thể khơng dùng miếng đệm bằng chì mà dùng
căn lá để xác định trị số khe hở. Khi đó ta cũng xiết chặt bulông như trên và khi
thấy xoay trục nặng tay thì ngừng xiết bulơng. Dùng căn lá đo khe hở giữa thành
hộp với mặt tiếp giáp của nắp ổ lăn. Trị số khe hở này chính bằng chiều dày
vịng đệm làm cho ổ lăn khơng cịn khe hở hướng kính. Sau đó chọn thêm đệm
như trường hợp trên.
Các vòng đệm được chế tạo từ vật liệu tấm, có chiều dày định sẵn. Các lỗ
16

Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

trên vòng đệm dùng để xỏ bulơng hoặc vít cấy có đường kính lớn hơn đường
kính của bulơng hoặc vít cấy khoảng l,5÷2,0mm. Mỗi bộ vịng đệm gồm vài
chiếc có chiều dày thay đổi từ 0,1 đến 0,5mm sao cho trị số xác định phù hợp
với lượng điều chỉnh theo yêu cầu của ổ. Nếu vịng đệm được chế tạo bằng
cactơng (bìa cứng) nên lấy chiều dày cactông lớn hơn so với trị số khe hở cần
điều chỉnh từ 0,02÷0,03mm để phịng khi xiết chặt bulơng các vịng đệm này bị
ép mỏng đi.
1
2

a)


b)

Hình 2.9. Các phương pháp điều chỉnh khe hở trong ổ lăn đỡ chặn

Khi điều chỉnh khe hở bằng đai ốc (hình 2.9b), đầu tiên vặn đai ốc từ từ
cho tới khi ổ lăn bị găng và xoay trục thấy nặng tay (vừa vặn đai ốc, vừa xoay
thử trục) thì vạch một dấu làm cữ. Sau đó quay đai ốc theo chiều ngược lại và
tháo hẳn ra ngoài. Chú ý: vừa xoay đai ốc ra, vừa đếm số vòng quay của đại ốc
(dựa vào cữ vừa vạch dấu ở trên) sau lấy tổng số vòng quay của đai ốc. Lắp
vòng đệm vào (có chiều dày đúng bằng trị số c chọn trong bảng) rồi lắp các chi
tiết khác. Khi siết chặt đai ốc lại phải đếm số vòng quay của đai ốc. Số vòng
quay bây giờ phải trừ bớt đi một số vòng quay tương ứng với bước ren của đai
ốc và chiều dày của vòng đệm. Giả sử để tạo được một khe hở là 0,2mm, đai ốc
có bước ren là lmm, vậy phải giảm số vòng quay của đai ốc đi 1/5 vịng.
Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục

17


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

3.3. Lắp ổ kim
Ổ kim gồm các chi tiết sau: vịng trong, vịng ngồi cùng với gờ chặn và
con lăn kim (hình 2.10a). Có loại ổ kim khơng có vịng trong (hình 2.10b, c, d).
Gờ chặn trong ổ kim có thể là một chi tiết riêng (hình 2.10d) hoặc là các vai của
chi tiết lắp ghép (hình 2.10a, b, c). Ổ kim khơng có vòng cách nên con lăn trong
ổ dễ bị cong vênh. Vì vậy cần phải xếp kín các con lăn trên vịng lăn của nó.

a)


b)

c)

d)

Hình 2.10. Kết cấu của một số loại ổ kim

Tổng trị số khe hở ban
đầu KV, giữa con lăn đầu tiên
và cuối cùng trên vịng lăn
(hình 2.11) khơng được vượt
q 0,5÷2mm. Khe hở đường
kính K trong ổ kim lớn hơn
nhiều so với ổ bi đỡ hoặc ổ
lăn đỡ chặn.


KV
K

d

Hình 2.11. Khe hở trong ổ kim

Để lắp ổ kim được dễ dàng, nên bôi một lớp mỡ xôlidôn lên mặt lăn của
trục hoặc lỗ để tránh không cho các con lăn rơi ra ngoài và dùng một bạc đệm
hoặc trục giả để lắp các con lăn vào trong ổ (hình 2.12a). Bạc đệm này có đường
18


Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

kính nhỏ hơn đường kính thực của trục hoặc của vịng trong khoảng 0,1÷0,2mm.
Lần lượt đưa con lăn vào khe hở giữa vịng ngồi và bạc đệm. Con lăn cuối cùng
phải chui dễ dàng vào trong ổ. Sau khi đã lắp các con lăn và đặt vịng chặn vào 2
đầu của ổ, có thể lắp trục thực (hoặc vòng trong) bằng cách đẩy bạc đệm ra
ngồi (hình 2.12b) cịn con lăn và vịng chặn vẫn ở nguyên chỗ cũ. Sau khi lắp,
cần kiểm tra về khả năng quay: các vịng trong và vịng ngồi phải quay dễ dàng
không bị kẹt. Một vài sai số thường gặp khi lắp ổ này cũng tương tự như khi lắp
các ổ bi khác.
Vịng chặn bi
Bi kim

Trục giả

a)

b)
Hình 2.12. Lắp ổ kim bằng bạc đệm

4. Yêu cầu khi lắp ráp ổ lăn
Độ chính xác của các kích thước ổ lăn được xác định bằng sai lệch cho
phép của đường kính trong, đường kính ngồi và chiều rộng ổ.
Độ chính xác của ổ lăn được đặc trưng bằng các thông số sau:
- Độ đảo vịng trong,vịng ngồi và kẹt vịng
- Độ đảo cạnh mặt mút vòng trong
- Độ đảo cạnh theo đường lăn của vịng trong và vịng ngồi

Đường kính danh nghĩa của ổ chặn là đường kính trong của vịng quay tự
do.
Đường kính trung bình của mặt trụ ngồi Dtb và mặt trụ trong dtb được xác
định bằng trung bình số học của giá trị đường kính lớn và nhỏ nhất đo ở hai mép
của mặt mút của ổ lăn.
Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục

19


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

* Lắp ghép ổ bi vào trục theo hệ thống lỗ và vào thân theo hệ thống trục.
Ổ lăn được lấy ra từ bao gói ra để lắp. Nếu bao gói khơng bị rách,dầu
khơng bị chảyra ngồi,ổ lăn khơng cần phải rửa; nếu bao gói bị rách, ổ phải
được rửa bằng xăng hay dầu mỏ nung nóng.
Việc rửa bằng xăng được thực hiện như sau: trong thùng sạch được đổ đủ
số lượng xăng và 6÷8% (theo dung tích xăng) dầu mỏ nhẹ (dầu cơng nghiệp 12
hay 20); sau đó ngâm ổ lăn (kích thước trung bình và nhỏ) vào xăng, giữ vịng
trong, xoay chậm vịng ngồi cho đến khi tồn bộ ổ được làm sạch các lớp dầu.
Nếu ổ bẩn quá, để tránh việc làm sây sát các bề mặt của ổ do các hạt
cứng, trước hết phải rửa cẩn thận trong xăng để tẩy đi phần lớn các bụi bẩn và
không được xoay.
Khi cần rửa đồng thời số lượng lớn ổ lăn, nên có hai thùng rửa: một thùng
rửa sơ bộ; một thùng rửa lần cuối: ổ đã được rửa phải để chảy hết xăng sau đó
phải sấy khơ và bọc vào giấy sạch.
Rửa ổ lăn trong dầu nóng được thực hiện trong các thùng bằng kim loại
có nung nóng bằng hơi hay bằng điện. Trong thùng có chứa dầu mỏ sạch (dầu
cơng nghiệp 12 hay 20) và được nung nóng đến nhiệt độ 95÷100°. Để tránh cho
ổ lăn tiếp xúc với đáy thùng nóng và bụi lắng, phải xếp ổ lăn vào các lưới hay

treo bằng móc. Tùy theo kích thước của ổ, việc rửa kéo dài từ 5÷20 phút.
Sau khi rửa ổ lăn phải được xếp trên giá để chảy hết xăng dầu.
Để rửa một lúc nhiều ổ lăn kích thước nhỏ nên dùng nhiều loại khay, chế
tạo bằng day thép. Ổ lăn được xếp vào khay, ngâm vào thùng chứa dầu và lắc
đều để rửa cho nhanh.
Để tránh cho các ổ lăn đã rửa sạch bị ăn mịn, khơng được cầm bằng tay,
phải dùng giấy hoặc khăn sạch.
Việc lắp ổ lăn chỉ được tiến hành sau khi đã chuẩn bị và kiểm tra chỗ lắp
ghép trên trục và trên thân.
Chỗ lắp ghép phải được gia công đạt độ nhẵn cần thiết.
Nếu sau khi quan sát phát hiện thấy có các vết lõm, vết rỉ hay vết trầy
xước phải giũa sạch, sau đó đánh nhẵn bằng giấy nhám mịn N0000.
Tất cả các rãnh dầu trên trục và trên thân phải kiểm tra làm sạch và thổi
20

Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

sạch bụi bằng khí nén.
Sau khi đã khắc phục hết các khuyết tật của gia cơng cơ khí tại chỗ lắp
phải làm sạch các phoi, mạt giũa, bụi bẩn, rửa bằng dầu hỏa, sấy khô và lau sạch
bằng khăn lau sạch và kiểm tra:
- Độ thẳng của trục, độ ôvan và độ côn tại chỗ lắp ổ lăn trên trục (trên
máy tiện hay trên các giá đỡ đặc biệt)
- Lỗ lắp ghép trên thân (bằng calíp đo trong hay dưỡng)
- Độ vng góc của mặt tỳ với trục quay
- Bán kính gờ lượn trên vai trục phải nhỏ hơn bán kính lượn trên ổ lăn.
Chỗ lắp ráp của trục và thân cũng như chỗ tiếp xúc với ổ lăn của chi tiết

trước khi lắp phải phủ một lớp dầu nhẹ để phòng bị xước
* Lắp ổ lăn vào bộ phận máy được thực hiện như sau:
- Lắp căng trên trục
- Lắp căng vào thân
- Lắp căng cả vào trục và thân.
Khi lắp trên trục, để lắp ráp nhẹ nhàng và tránh hư hỏng chổ lắp của trục,
tất cả ổ lắp nhẹ và trung bình thường chọn kiểu lắp trung gian và tất cả các ổ có
kích thước lớn ở bất kì lắp ghép nào cũng phải nung nóng trong dầu mỏ. Nhiệt
độ dầu khơng quá 1000C
Để tránh làm vênh vành, vỡ bi hay làm hỏng đường lăn khi ép ổ lăn vào
trục hay thân nghiêm cấm việc đập búa vào vòng trong hay vòng ngoài.
Để lắp ổ lăn nên dùng các loại máy ép. Máy ép đảm bảo ép ổ lăn nhịp
nhàng, không va đập và lắp chính xác, đảm bảo an tồn chỗ lắp ghép với ổ lăn.
* Khi lắp ổ lăn vào trục kích thước khơng lớn có thể thực hiện bằng hai cách:
- Ép ổ lăn vào trục đứng yên
- Ép trục lên ổ lăn đứng yên (hình 2.13a)
Khi ép ổ lăn cần phải đảm bảo độ đồng trục giữa ổ và trục vì nếu vịng
trong bi nghiêng so với trục sẽ rất khó lắp và tạo nên sự sai lệch hình dạng lắp
ghép của ngõng trục, có khi cịn làm vỡ vịng trong của ổ lăn. Trong trường hợp
khơng có máy ép hay khơng thể có điều kiện lắp ráp ổ lăn như hướng dẫn, có thể
Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục

21


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

dùng ống lắp ráp đặc biệt (hình 2.13b, hình 2.13c)

Trục

Ống lắp

Ổ lăn
Vành đệm

a)

b)

c)

Trục

Hình 2.13. Yêu cầu khi lắp ổ lăn vào trục

Đường kính trong của ống lắp ráp phải lớn đường kính ngõng trục một
chút cịn mặt đầu phải gia cơng phẳng và vng góc với tâm ống. Khi thao tác
búa phải đập đúng tâm của ống lắp ráp. Nếu ổ lăn được lắp chặt vào thân (lắp
lỏng vào trục) có thể dùng tất cả các phương pháp đã nêu trên. Để lắp ổ lăn vào
thân, đa số trường hợp cũng dùng ống lắp ráp có kết cấu tương tự như ống lắp
ráp ổ lăn vào trục với kích thước thay đổi tương ứng.
Khi lắp ổ lăn vào trục và vào thân có độ dơi, để truyền lực từ ống lắp ráp
lên hai vịng của ổ, dùng trục gá đặc biệt. Để lắp ráp nhẹ nhàng và tránh cho chỗ
lắp ráp bị hư hại khi lắp trung gian của vành ngoài của ổ vào thân, phải nung
nóng thân đến nhiệt độ 1000C trong thùng dầu (khi kích thước q lớn) hay
trong lị nung cách lửa (lò múp).
Khi lắp ráp phải đảm bảo sao cho ổ lăn phải tỳ sát vào mặt tỳ của vai trục.
Để kiểm tra sự tiếp xúc của ổ lăn với mặt tỳ của vai trục dùng căn lá dày 0,3
mm. Nếu lắp đúng căn lá không thể đi qua khe hở tiếp xúc của ổ lăn và mặt tỳ
của vai trục hay thân. Nếu không đạt, ổ lăn phải được ép thêm bằng cách đập

búa thông qua đệm bằng đồng.
5. Các dạng hỏng của ổ lăn
Trong quá trình làm việc ổ lăn có thể bị hỏng ở các dạng sau:
- Mòn ổ. Mòn làm tăng khe hở của ổ, tăng độ lệch tâm, giảm số lượng con
22

Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

lăn tham gia chịu tải. Khi lượng mịn chưa nhiều, có thể điều chỉnh khe hở để ổ
làm việc tốt trở lại. Mòn quá mức quy định, ổ bị hỏng, nên thay ổ khác.
- Tróc rỗ bề mặt ổ. Ổ được bơi trơn đầy đủ, sau một thời gian dài sử dụng,
trên bề mặt ổ và các con lăn xuất hiện lỗ rỗ. Chất lượng bề mặt giảm, ổ làm việc
không tốt nữa. Rỗ là do hiện tượng mỏi bề mặt, vết nứt xuất hiện, phát triển làm
tróc ra một miếng kim loại, để lại vết rỗ trên bề mặt.
- Kẹt ổ, ổ không quay được, hoặc quay rất nặng. Nguyên nhân: có thể do
trục biến dạng lớn quá, hoặc do dãn nở nhiệt, hoặc do lắp ghép có độ dơi q
lớn. Kẹt làm ổ mịn cục bộ, tổn hao cơng suất lớn.
- Vỡ con lăn, vòng cách, do mỏi hoặc do lực va đập lớn. Các mảnh vỡ rơi
vào ổ, gây nên kẹt tắc, ổ không tiếp tục làm việc được nữa.
- Vỡ các vịng ổ, do lắp ghép với độ dơi q lớn, hoặc va đập quá mạnh.
Các vòng ổ bị vỡ, ổ không làm việc tiếp tục được nữa.
6. Nguyên nhân và cách khắc phục các sai hỏng khi lắp và trong q trình
sử dụng
6.1. Các vết lõm
Thơng thường các vết lõm xuất hiện khi vòng bi lắp đặt sai hoặc do q
tải
Dấu vết cịn sót lại

Các vết lõm xuất hiện
trên cả vịng trong và
vịng ngồi của vịng
bi và cách đều nhau
một khoảng bằng
khoảng cách giữa các
con lăn (hoặc viên bi)

Nguyên nhân
hỏng hóc

Biện pháp khắc phục

Lực tác dụng quá
lớn khi lắp

Khi lắp nên sử dụng dụng cụ
lắp đặt hợp lý như: Bộ đóng
vịng bi, thiết bị gia nhiệt…
Trong trường hợp khơng có
các dụng cụ này, khi lắp nên
tác dụng lực đều lên cả 2 vịng
của vịng bi

Vịng bi lỗ cơn bị
lắp q căng

Khi lắp vịng bi lỗ cơn, nên
làm theo hướng dẫn cụ thể về
lắp đặt vịng bi lỗ cơn.


Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục

23


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH

Chịu tải trọng tĩnh Ngăn ngừa các nguồn rung
do bị rung động khi động tác dụng lên thiết bị khi
chưa hoạt động
thiết bị chưa hoạt động

Hình 2.14. Các dạng vết lõm

6.2. Tróc bề mặt kim loại
Hiện tượng tróc bề mặt kim loại thường do những nguyên nhân sau: Do
tải trọng ban đầu quá lớn, do vịng bi bị bóp méo, oval, do lực ép dọc trục q
lớn, do vịng bi lắp lệch trục
6.2.1. Tróc bề mặt kim loại do tải trọng ban đầu quá lớn
Nếu đặt lực quá lớn vào vòng bi lắp trên bạc hoặc trục cơn, vịng bi sẽ bị
q tải và gây ra sự tróc rỗ bề mặt
Dấu vết cịn sót lại

Nguyên nhân hỏng
hóc

Biện pháp khắc phục

Vết lăn in đậm trên Tải trọng ban đầu quá Kiểm tra lại dung sai lắp

rãnh lăn của vòng lớn do mối lắp quá chặt ghép hoặc sử dụng vịng bi
trong và vịng ngồi
có khe hở cho phép lớn hơn
Các vết tróc thường Vịng bi lỗ cơn bị lắp Khi lắp vịng bi lỗ cơn, nên
xuất hiện tại các vùng quá căng
làm theo hướng dẫn cụ thể
chịu tải của vòng bi
về lắp đặt vòng bi lỗ cơn
Vịng bi cơn hoặc vịng Điều chỉnh lại khe hở dọc
bi đỡ chặn bị đặt dự trục và dự ứng lực theo yêu
ứng lực quá lớn
cầu
24

Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục


TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT N THÀNH

Hình 2.15. Tróc bề mặt kim loại do tải trọng

6.2.2. Tróc bề mặt kim loại do vịng bi bị bóp méo, oval:
Dấu vết cịn sót lại

Xuất hiện các vết lăn
in đậm trên vịng
trong hoặc vịng
ngồi của vịng bi tại
những vị trí đối xứng
nhau


Ngun nhân hỏng hóc

Biện pháp khắc phục

Trục hoặc ổ đỡ bị oval

Kiểm tra lại độ oval của trục
hoặc ổ đỡ. Lỗi này thường
gặp đối với ổ đỡ 2 nửa.

Ổ đỡ đặt trên một bề mặt
khơng phẳng, do đó
trong q trình siết chặt
các bulong chân đế ổ đỡ
sẽ làm cho ổ đỡ bị oval

Cần kiểm tra lại độ phẳng
của mặt phẳng tiếp xúc với
đế ổ đỡ. Có thể dùng đồng
hồ so để kiểm tra

Hình 2.14. Tróc bề mặt kim loại do vịng bi bị bóp méo

Giáo trình tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục

25



×