Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

15 câu hỏi thi tìm hiểu về mặt trận tổ quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.15 KB, 10 trang )

ĐÁP ÁN THAM KHẢO
CỦA 15 CÂU HỎI MỞ
Gợi ý trong phần thi viết và thi thuyết trình.
Câu 1:
Xuất xứ và ý nghĩa của câu nói “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết. Thành
cơng, thành cơng, đại thành cơng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cơng tác Mặt
trận tại cơ sở hoặc Quận Huyện câu nói này được vận dụng vào thực tiễn như thế
nào?
Đáp án
a/
Phần lý thuyết:
- Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết,
đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành coâng” được
Người phát biểu lần đầu tiên và ghi bút tích trong cuốn sổ danh dự của Đại hội tồn
quốc Thống nhất Việt Minh – Liên Việt khai mạc ngày 3.3.1951 tại chiến khu Việt Bắc.
Báo Cứu Quốc ngày 2.4.1951 đ chụp và đăng bút tích đó.
- Tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần II (25.4.1961) Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhắc lại “ năm 1951, cuộc kháng chiến của chúng ta gặp những điều kiện cực
ký gay go nhưng trong cuộc Đại hội hợp nhất Việt Minh – Liên Việt tơi có nói “Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại
thành công ” Những thắng lợi trong mấy năm qua đã chứng thực điều đó.
- Câu nói trên của Người khơng chỉ là sự tổng kết thực tiễn sâu sắc mà còn như
một lời nhắc nhở, một khẩu hiệu định hướng mang tầm chiến lược đối với toàn Đảng,
toàn quân và dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Theo thống kê sơ bộ, trong số 1921 bài in trong 10 tập sách Hồ Chí Minh tồn
tập, xuất bản lần 1 ( NXB Sự thật ). Năm 1980 đã có 839 bài ( chiếm 43,67% ) đề cập
đến vấn đề đoàn kết; số lần xuất hiện cụm từ “ đoàn kết” “ đại đoàn kết ” là 1809 lần.
b/
Liên hệ thực tiễn
Câu 2:
Chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam trong tập hợp khối đại đoàn kết


toàn dân tộc. Ở địa bàn công tác của anh(chị) những nội dung trên được thể hiện
như thế nào?
Đáp án
a/ Phần lý thuyết
- Chức năng , nhiệm vụ chủ yếu của công tác Mặt trận thực chất là công tác vận
động quần chúng, vận động, thu thập xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; tham gia xây
dựng Đảng, nhà nước; là tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua
u nước… Nói tới cơng tác Mặt trận là nói tới việc tổ chức, lao động hiệp thương,
phối hợp và thống nhất hành động giữa Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các thành viên, các
cá nhân tiêu biểu trong tổ chức liên minh chính trị; liên hiệp tự nguyện … nhằm phát
huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc hướng tới thực hiện mục tiêu chung.
- Nói một cách cụ thể hơn là cơng tác Mặt trận là công tác vận động quần chúng,
vận động nhân dân, thơng qua các giới , các đồn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã
hội … để thực hiện đường lối chủ trương của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước.
Trong thực tế, công tác vận động cũng thường tiến hành vận động riêng trong từng giới,
từng đồn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội mới có hiệu quả nhưng cũng có nhiều
1


cơng tác cần có Mặt trận phối hợp, thống nhất, hành động chung giữa các giới, các tổ
chức đoàn thể mới mang lại hiệu quả .
- Trong bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác Mặt trận, Người nói :
“ Cơng tác Mặt trận là một là một cơng tác rất quan trọng trong tồn bộ công tác cách
mạng”.
- Tại Đại hội III Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ( 1971 ) đồng chí Trường Chinh, Ủy
viên Bộ chính trị / Ban chấp hành trung ương Đảng đó nói : “ Cơng tác Mặt trận là công
tác dân vận. Coi nhẹ công tác Mặt trận cũng tức là coi nhẹ công tác dân vận và coi nhẹ
công tác dân vận là không tin ở quần chúng, đánh giá thấp vai trò quần chúng trong sự
nghiệp cách mạng, coi nhẹ quyền làm chủ tập thể của nhân dân.”
b/

Phần liên hệ thực tiễn
Câu 3:
Anh ( chị ) hãy trình bày về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Ban
công tác Mặt trận ở khu dân cư; Muốn xây dựng một Ban Công tác Mặt trận ở
khu dân cư xuất sắc cần phải tiến hành những công việc gì, những vấn đề gì cần
đặc biệt chú ý, hãy giới thiệu sơ nét về hoạt động của Ban công tác Mặt trận khu
dân cư nơi anh (chị) sinh sống.
Đáp án:
a/
Phần lý thuyết:
- Sau Đại hội lần I Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ( 2/1977), 4/1977 UB.MTTQ Việt
Nam đã có thơng tư hướng dẫn thành lập MTTQ cơ sở ( UB.MTTQ cấp Phường xã ) ở
các xã phường thị trấn trên phạm vị cả nước. 12/1977, UB.MTTQ Việt Nam tiếp tục chỉ
đạo thí điểm thành lập tổ Cơng tác Mặt trận dưới UB.MTTQ cấp cơ sở, tức ở các khu
dân cư ( thí điểm tại tỉnh Hà Nam Ninh ).
- Tổ công tác Mặt trận lúc ban đầu ở những địa phương khác nhau có tên gọi khác
nhau như: tổ Mặt trận, tổ Đoàn Kết, Ban cán sự Mặt trận, Ban chỉ đạo Mặt trận, Ban
công tác Mặt trận … về tổ chức: một thơn, xóm, bản, làng, khóm, ấp, khu phố… thường
được gọi chung là khu dân cư và tương ứng có một tổ cơng tác Mặt trận. Song tùy điều
kiện và cách bố trí, có nơi một khu dân cư lại có từ 2 – 3 tổ cơng tác Mặt trận.
- Cùng với q trình đổi mới về tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam, hình
thức Tổ Cơng tác mặt trận ở khu dân cư cũng có những biến đổi và ngày càng “hội ”
được các yếu tố chung như tính thiết thực, hiệu quả, gần dân, sát dân, khả năng bao
quát… Từ các tên gọi khác nhau như nói trên, tên gọi “ Ban Cơng tác Mặt trận ” cũng
dần được định hình và có sự thống nhất chung. Điều lệ MTTQ Việt Nam được Đai hội
V và Đại hội VI thông qua đã thống nhất một tên gọi và chính thức có một điều khoản
riêng khẳng định vị trí, nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, “ Ban công
tác Mặt trận được thành lập ở thôn, làng, bản, ấp, bn, phun, sóc, khu phố ( gọi chung
là khu dân cư )”( Điều 27, Chương IV Điều lệ MTTQ Việt Nam ).
- Cơ cấu của Ban công tác Mặt trận bao gồm: Ủy viên UB.MTTQ Việt Nam

Phường xã, thị trấn cư trú tại thôn, làng, bản, tổ dân phố… đại diện Chi ủy, những
người đứng đầu các phân, Chi hội đoàn thể thanh niên, phụ nữ… một số người tiêu biểu
trong các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư. UB.MTTQ cấp xã phường ra quyết định
thành lập Ban cơng tác Mặt trận trong đó có chức danh Trưởng, phó ban.

2


- Ban cơng tác Mặt trận có chức năng phối hợp và thống nhất một hành động giữa
các thành viên; phối hợp với Trưởng thôn, làng, ấp, bản, khu phố… để thực hiện 4
nhiệm vụ:
 Một là: Trực tiếp vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật Nhà nước, Nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND, chương
trình hành động của Mặt trận các cấp.
 Hai là: Thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân ở khu dân
cư với cấp ủy Đảng và UB.MTTQ Việt Nam xã phường thị trấn.
 Ba là: Động viên nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu
dân cử, cán bộ công chức Nhà nước.
 Bốn là: Phối hợp thực hiện qui chế dân chủ và hoạt động tự quản ở công đồng
dân cư.
b/
Liên hệ thực tiễn.
Câu 4:
Những nội dung công tác tuyên truyền vận động nhân dân của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam?
Đáp án:
a/
Phần lý thuyết:
Nội dung tuyên truyền vận động nhân dân của MTTQ:
- Tại Điều 7, chương II, Luật MTTQ Việt Nam có quy định 5 nội dung liên quan

đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân của MTTQ như sau:
 Một: Tham gia tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
 Hai: Phối hợp tham gia với cơ quan Nhà nước tổ chức các cuộc vận động,
các phong trào thi đua yêu nước, vận động nhân dân đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau phát
triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nền
quốc phịng tồn dân, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.
 Ba: Tham gia với HĐND, UBND cùng cấp tổ chức vận động nhân dân thực
hiện dân chủ ở cơ sở, hướng dẫn nhân dân xây dựng hương ước, quy ước về nếp sống
tự quản ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố, cộng đồng dân cư khác ở cơ sở phù hợp với
pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân.
 Bốn: Tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa
giải.
 Năm: Tổng hợp, nghiên cứu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh,
kiến nghị với Đảng và Nhà nước.
b/
Liên hệ thực tiễn.
Câu 5:
Trình bày mục đích, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản thực hiện Cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam ”? Theo anh(chị) làm thế nào để
người tiêu dùng ủng hộ hàng Việt?
a/

Đáp án:
Phần lý thuyết:
3


1/ Mục đích :
Cuộc vận động là phát huy mạnh mẽ lịng u nước, ý chí tự lực tự cường, tự tơn

dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt
Nam có chất lượng sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu.
2/ Nhiệm vụ:
- Đẩy mạnh công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền, vận động, làm cho người
tiêu dùng trong nước và nước ngoài nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; vận
động người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân, coi đó là
thể hiện lịng u nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam; các cơ
quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua
sắm công; các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong nước khi triển khai thực
hiện các dự án, cơng trình sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu nội địa và dịch vụ
có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập để sản xuất và kinh doanh.
Tuyên truyền,vận động các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm; nâng
cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam
kết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nhiều
sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.
- Rà sốt, ban hành bổ sung luật pháp, cơ chế, chính sách bảo vệ thị trường
người tiêu dùng trong nước, sản xuất trong nước không trái với các quy định của WTO,
khuyến khích và định hướng tiêu dùng của nhân dân; kiểm soát chặc chẽ việc chi tiêu
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn ngân sách quốc gia; xử lý nghiêm
những đơn vị, cá nhân không gương mẫu thực hành tiết kiệm, lãng phí trong chi tiêu.
3/ Giải pháp cơ bản thực hiện Cuộc vận động:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong một số hoạt động: Tổ chức điều tra, khảo sát
thị trường, điều tra người tiêu dùng, mạng lưới phân phối, tổ chức hội thảo, triển lãm,
hội chợ sản phẩm hàng hóa của Việt Nam; hỗ trợ đưa hàng Việt Nam về bán ở nông
thôn, các khu công nghiệp, khu chế xuất; xúc tiến thương mại trên thị trường nội địa,
tăng cường hệ thống phân phối bán lẻ, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, nông thơn; sản
xuất hàng hóa dịch vụ chất lượng cao và xây dựng thương hiệu hàng hóa, dịch vụ Việt
Nam.

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh các hoạt động quản lý thị
trường, hải quan, thuế; công bố thường xuyên, kịp thời các tiêu chuẩn về chất lượng, giá
cả sản phẩm, hàng hóa Việt Nam sản xuất và ngoại nhập trên các phương tiện thông tin
đại chúng, nhất là các loại sản phẩm, hàng hóa liên quan trực tiếp đến đời sống con
người, như lương thực, thực phẩm; xử lý nghiêm hành vi vi phạm về chất lượng sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
b/
Liên hệ thực tiễn
Câu 6:
MTTQ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm như thế nào với người tham gia hoạt động tín ngưỡng tơn giáo. Sự khác
nhau giữa tín đồ, nhà tu hành và chức sắc tôn giáo. Anh ( Chị ) có suy nghĩ gì về
thực trạng tín ngưỡng tôn giáo và công tác vận động của Mặt trận trong lĩnh vực
này ở địa bàn Quận Huyện, phường, xã nơi Anh ( Chị )đang cư trú.

4


a/

Phần lý thuyết:
- Theo Pháp lệnh Tín ngưỡng tơn giáo được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
(Khóa XI ) thơng qua ngày 18/6/2004, tại Điều 7, chương 1 quy định thì MTTQ Việt
Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình sẽ có trách nhiệm như sau:
 Tập hợp đồng bào tín ngưỡng, tơn giáo và đồng bào khơng có tín ngưỡng, tơn
giáo xây dựng khối đồn kết tồn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Phản ảnh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân về các vấn đề có
liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
 Tham gia tuyên truyền, vận động chức sắc, nhà tu hành, tín đồ, người có tín
ngưỡng, các tổ chức tôn giáo và nhân dân thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo.

Trong q trình thực hiện theo trách nhiệm nói trên, UB.MTTQ Việt Nam các
cấp cùng các tổ chức thành viên phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước cũng
như phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện đúng chính sách và pháp luật về tín
ngưỡng, tơn giáo đúng theo truyền thống và phong tục, tập quán của Việt Nam.
- Sự khác nhau giữa tín đồ, nhà tu và chức sắc tơn giáo:
 Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận.
 Nhà tu hành là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo
lý, giáo luật của tơn giáo mà mình tin theo.
 Chức sắc tơn giáo là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong hoạt động tôn giáo.
b/
Liên hệ thực tiễn.
Câu 7:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với công tác bảo đảm trật tự, an tồn giao
thơng?
Đáp án:
- Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên phối hợp với chính
quyền, Ban An tồn giao thơng tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về
bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng; tun truyền về nguy cơ, hiểm họa của tai nạn giao
thông, các biện pháp phịng ngừa tai nạn giao thơng; các quy định về quản lý Nhà nước
đối với xử phạt vi phạm để đảm bảo trật tự an toàn giao thông; quy định về đội mũ bảo
hiểm khi đi xe gắn máy, quy định về bảo vệ hành lang an tồn giao thơng.
- Ban cơng tác Mặt trận ở khu dân cư phát huy vai trị của mình đẩy mạnh thực
hiện nội dung phong trào “ Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an tồn giao thơng”, gắn
với cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”
- Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên tích cực vận động đoàn
viên, hội viên ủng hộ các cơ quan chức năng của Nhà nước xử lý nghiêm những người
cố tình vi phạm pháp luật và các quy định về đảm bảo trật tự an tồn giao thơng. Phát
huy vai trò giám sát cán bộ, cơ quan nhà nước, các ngành chức năng trong việc thực thi
pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.
- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của Mặt trận nhằm biểu dương, nhân rộng

những điển hình, mơ hình làm tốt cơng tác tự quản bảo đảm trật tự, an tồn giao thông;
nhắc nhở những cơ sở, khu dân cư chưa tham gia thực hiện tốt nội dung cuộc vận động.
- Tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc gắn liền với nội dung khu dân cư an
toàn giao thơng, đây được xem là một tiêu chí giúp cho việc bình bầu các danh hiệu “
Gia đình văn hóa ”, “ Khu dân cư tiên tiến ”, “ Khu dân cư văn hóa ”.
5


Câu 8:
Anh ( Chị ) đề xuất biện pháp nào để xử lý tình hình xả rác đang được dư
luận quan tâm hiện nay trên 4 tuyến đường kiểu mẫu, 11 tuyến đường xây dựng
điểm cấp Thành phố đang vận động “ Tuyến đường không rác ” trong thực hiện
chủ đề năm 2010 “ Xây dựng nếp sống văn minh mỹ quan đô thị ”. Theo Anh ( Chị
) để giải quyết vấn đề này, Nhà nước và nhân dân cần tập trung vào những cơng
việc cụ thể gì.
Câu 9:
Tại Đại hội VII MTTQ Việt Nam trong bài phát biểu của Đ/c Tổng Bí thư
Nơng Đức Mạnh có đề nghị Mặt trận cần tập trung làm tốt một số việc, theo Anh
( Chị ) đó là những việc gì ( nêu tóm tắt ), trong đó cơng việc nào mà Anh ( Chị )
tâm đắc nhất, tại sao?
Đáp án:
a/
Phần lý thuyết:
( Tài liệu tham khảo: Kỷ yếu Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ VII )
- Trong bài phát biểu tại Đại hội VII MTTQ Việt Nam, đồng chí Tổng Bí thư đã
nói “ … tơi đề nghị trong nhiệm kỳ VII ( 2009 – 2014 ), Mặt trận cần tập trung làm tốt
cơng việc sau ” ( tóm tắt ):
 …, MTTQ Việt Nam phát huy hơn nữa vai trị, vị trí của mình trong việc tiếp tục
củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ, tăng cường sự
đồng thuận xã hội, thực hiện đại đoàn kết từ cơ sở, trong từng cộng đồng dân cư đến

toàn dân, toàn quân trên phạm vi tồn quốc.
 MTTQ Việt Nam làm tốt cơng tác động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham
gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế
xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, phát huy mọi nguồn lực đẩy mạnh CNH, HĐH,
sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
 Mặt trận tổ chức và hướng dẫn nhân dân phát huy quyền làm chủ, chủ động và
tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh, nhất là ở cơ sở…
Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác Thanh tra nhân dân; thực hiện tốt chức
năng giám sát và phản biện xã hội theo quy định của pháp luật.
Để đưa chương trình hành động cuộc sống, đòi hỏi quan trọng là Mặt trận cần
tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hiệu quả hoạt
động theo hướng tập trung về cơ sở, đa dạng hóa các hình thức tập hợp và phát huy tối
đa mọi nguồn lực trong các tầng lớp nhân dân kể cả người Việt Nam ở nước ngồi.
b/
Liên hệ thực tiễn.
Câu 10:
Chương trình hành động của MTTQ VN Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ
IX (2009 – 2014 ) có 6 nội dung. Theo Anh ( Chị ) nội dung tâm đắc nhất, tại sao?
Nếu là người được giao nhiệm vụ tham mưu triển khai thực hiện trong hệ thống
MTTQ từ Thành phố đến cơ sở Anh ( Chị ) sẽ đề ra kế hoạch triển khai nội dung
đó như thế nào? Các giải pháp thực hiện ra sao?
6


Đáp án:
a/
Phần lý thuyết:
( Tài liệu tham khảo: Kỷ yếu Đại hội MTTQ Việt Nam Thành phố lần thứ
IX )
6 chương trình hành động của MTTQ Việt Nam Thành phố HCM nhiệm kỳ

(2009 – 2014 )
- Một là: Tăng cường tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân,
tạo sự ổn định chính trị, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, xây dựng Thành phố
XHCN văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
- Hai là: Phối hợp hành động, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận
động, các hoạt động xã hội, huy động mọi nguồn lực góp phần thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Thành phố.
- Ba là: Phối hợp với chính quyền các cấp chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của nhân dân, phát huy dân chủ, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng
chính quyền của dân, do dân và vì dân; tăng cường vai trị giám sát và thực hiện phản
biện xã hội, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.
- Bốn là: Mở rộng đối ngoại nhân dân, tăng cường đồn kết quốc tế.
- Năm là: Cơng tác dân tộc, tôn giáo.
- Sáu là: Mở rộng và tăng cường Ủy ban MTTQ từ Thành phố đến cơ sở, kiện toàn
tổ chức và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao tính thiết thực và hiệu
quả.
b/
Liên hệ thực tiễn.
Câu 11:
“ Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ” ở khu dân cư ( 18/11 ) ra đời vào năm
nào? Mục đích, ý nghĩa Ngày hội như thế nào? Chủ trương về “ Ngày hội đại đoàn
kết toàn dân tộc ” theo Điều lệ MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ VII có gì mới?
Đáp án
a/
Lý thuyết:
- Nhân kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam
( 18/11/1930 – 18/11/1997), Ban Thường trực UB.TWMTTQ Việt Nam có Hướng dẫn
số 337/MTTW, ngày 6/10/1997 hướng dẫn các địa phương tổ chức “ Ngày hội đại
đoàn kết tồn dân tộc ” với mục đích ơn lại truyền thống u nước, đồn kết. Đây là
một hình thức hoạt động rất có ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận Dân

tộc thống nhất Việt Nam. Chủ trương mới nói trên được nhiều địa phương đồng tình,
quan tâm triển khai tổ chức thực hiện và được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng
ứng, hoan nghênh. Vào dịp này, nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước,
Mặt trận cũng đã quan tâm về cơ sở tham dự “ Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ”
được tổ chức ở các khu dân cư.
- Để việc tổ chức “ Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ” hàng năm, vào dịp kỷ
niệm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam ( 18/11 ), có được sự thống
nhất thành phong trào chung ở các địa phương trên cả nước, ngày 1/8/2003 Đồn chủ
tịch UB.TWMTTQ Việt Nam chính thức ban hành Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW
về việc tổ chức “ Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ” ở khu dân cư vào dịp 18/11 hàng
năm.
- Mục đích của việc tổ chức “ Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ” nhằm:
7


 Ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của Mặt trận.
 Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng,
pháp luật Nhà nước.
 Không ngừng mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
 Đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước.
 Tổng kết cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư”, cuộc vận động “ Vì người nghèo” hàng năm và bàn biện pháp nâng cao hiệu
quả cuộc vận động của năm tới.
 Biểu dương tập thể, cá nhân tiên tiến, xuất sắc.
 Đây cũng là dịp Mặt trận cơ sở nhìn nhận, đánh giá lại các hoạt động của mình
trong suốt một năm qua.
b/
Liên hệ thực tiễn.
Câu 12:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc tham gia lấy phiếu tín nhiệm đối với

Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND cấp x?
Đáp án:
Qua những năm đầu thực hiện cho thấy, việc lấy phiếu tín nhiệm đã đạt những
kết quả đáng khích lệ:
- Trước khi lấy phiếu tín nhiệm, ban Cơng tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn,
Tổ trưởng Tổ dân phố tổ chức để đóng góp vào bản kiểm điểm tự phê bình của Chủ tịch
HĐND, Chủ tịch UBND cấp xã. Việc làm này được xem như một lần góp ý kiến phê
bình được nhân dân phấn khởi và đồng tình ủng hộ.
- Thơng qua việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đã giúp cho cấp ủy Đảng, chính
quyền các cấp trong việc đánh giá cán bộ do cấp mình quản lý để có chính sách bồi
dưỡng, đào tạo và sử dụng cán bộ cơ sở tốt hơn. Đồng thời cũng giúp cho những người
được lấy phiếu tín nhiệm tự nhìn nhận, đánh giá bản thân mình để phát huy ưu điểm sửa
chữa khuyết điểm.
- Việc tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm cũng là dịp để nâng cao vị trí, vai trị của
MTTQ cấp cơ sở và Ban Cơng tác Mặt trận, đồng thời góp phần nâng cao năng lực,
phẩm chất, đạo đức cho cán bộ Mặt trận.
- Điều 26 ( chương V ) Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn quy định:
+ Hai năm một lần, trong mỗi nhiệm kỳ của HĐND cấp xã, Ban Thường trực
UBMTTQ cấp xã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND,
Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp xã.
+ Thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm gồm: thành viên UBMTTQ cấp xã,
thành viên Ban Thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, Trưởng Ban Thanh
tra nhân dân, Trưởng ban Giám sát đầu tư của cộng đồng ( nếu có ), Bí thư Chi bộ,
Trưởng thơn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố.
Ban Thường trực UBMTTQ cấp xã gởi kết quả lấy phiếu tín nhiệm và kiến nghị của
mình tới HĐND cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Câu 13:

8



Cuộc vận động “ Ngày Vì người nghèo ” và Quỹ “ Vì người nghèo ” của
MTTQ Việt Nam?
Đáp án:
- Hưởng ứng chủ trương chống đói nghèo của Liên hiệp quốc, ngày 17/10/2000
Đoàn Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam đã phát động cuộc vận động ( cvđ ) “
Ngày vì người nghèo ” và vận động các tầng lớp nhân dân góp Quỹ “ Vì người nghèo ”.
Từ ngày 17/10 đến 18/11 hàng năm được xem là ngày cao điểm cả nước hướng về
người nghèo, chăm lo cho người nghèo.
- Quỹ “ Vì người nghèo ” chính thức được triển khai thực hiện ( theo quyết định số
235/2000/QĐ-MTTW, ngày 15/12/2000 của Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt
Nam ). Quỹ “ Vì người nghèo ” được hình thành trên cơ sở vận động sự tự nguyện ủng
hộ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Quỹ hoạt động khơng vì mục đích lợi
nhuận mà áp dụng hình thức trợ giúp cho người nghèo, hộ nghèo theo chuẩn mực của
Nhà nước công bố theo từng thời kỳ.
- Quỹ “ Vì người nghèo ” được thành lập ở 4 cấp: Trung ương, tỉnh ( thành phố),
huyện ( quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ), xã ( phường, thị trấn ). Ở mỗi cấp có
Ban Vận động xây dựng, quản lý và điều hành quỹ, gọi chung là Ban Vận động Quỹ “
Vì người nghèo ”; Ban Vận động quỹ các cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ
chức, quản lý và điều hành quỹ.
- Quỹ “ Vì người nghèo ” dùng để: hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo tiền mua vật
tư nông nghiệp, như: giống cây, con… trợ giúp xây dựng mới và sửa chữa nhà ở; trợ
giúp cho con em người nghèo đi học; trợ giúp chữa bệnh khi ốm đau nằm viện dài ngày;
trợ giúp cứu đói khi cần thiết. Mức chi cụ thể cho các nội dung nêu trên do Ban Vận
động Quỹ từng cấp quyết định, sau khi có ý kiến thống nhất của các thành viên Ban
Vận động quỹ, đảm bảo phù hợp với tình hìng thực tế và khả năng của Quỹ. Đối với các
dự án được tài trợ, nội dung và mức chi thực hiện theo thỏa thuận hoặc văn bản ký kết
giữa Quỹ và nhà tài trợ. Mức chi cho hoạt động quản lý quỹ theo quy định, không vượt
quá 5% tổng số tiền thu hàng năm của quỹ ở từng cấp.

- Quỹ “ Vì người nghèo ” các cấp tổ chức và thực hiện công tác kế toán, thống kê
theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. Việc hạch toán kế toán, quyết tốn
kinh phí của Quỹ “ Vì người nghèo ” được thực hiện theo chế độ kế tốn hành chính sự
nghiệp hiện hành. Nghiêm cấm việc để ngoài sổ sách kế toán bất kỳ khoản thu, chi,
hoặc loại tài sản, tiền quỹ, cơng nợ hay khoản đóng góp nào của các đơn vị, tổ chức, cá
nhân. Đối với các nguồn viện trợ, thực hiện theo dõi hạch toán và quyết toán theo đúng
các quy định hiện hànhn của Nhà nước về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn
viện trợ.
Câu 14:
Phân biệt Tổ chức tôn giáo, Tổ chức tôn giáo cơ sở và Cơ sở tôn giáo?
Đáp án:
- Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý,
giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận.
- Tổ chức tôn giáo cơ sở là đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo bao gồm: ban hộ tự
hoặc ban quản trị chùa của đạo Phật; giáo xứ của đạo Công giáo; chi hội của đạo Tin

9


Lành, họ đạo của đạo Cao Đài; Ban Trị sự xã, phường, thị trấn của Phật giáo Hòa Hảo
và đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo khác.
- Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn
giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công
nhận.
Câu 15:
Các tôn giáo ( cùng hệ phái ) chính thức được Nhà nước Việt Nam công
nhận (tư cách pháp nhân ) hiện nay?
Đáp án:
Nhà nước Việt Nam đã chính thức cơng nhận ( tư cách pháp nhân ) cho các tôn
giáo ( cùng hệ phái ) sau:

1. Phật giáo
2. Công giáo
3. Đạo Tin lành, gồm 9 hệ phái được Nhà nước Việt Nam công nhận:
Hội thánh Tin lành Việt Nam ( miền Nam )
Hội thánh Tin lành Việt Nam ( miền Bắc )
Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam
Tổng hội Báp tít Việt Nam ( Ân điển, Nam phương )
Hội thánh Báp tít Việt Nam ( Nam phương )
Hội thánh Tin lành Trưởng lão Việt Nam
Giáo hội cơ đốc phục lâm Việt Nam
Hội thánh Mennonite Việt Nam
Hội thánh Liên hữu cơ đốc Việt Nam
4.
Đạo Cao đài gồm 9 hội thánh được Nhà nước Việt Nam công nhận:
Hội thánh Cao đài Tây Ninh
Hội thánh Cao đài Ban Chỉnh đạo
Hội thánh Cao đài Tiên Thiên
Hội thánh Truyền giáo Cao đài
Hội thánh Cao đài Minh chơn đạo
Hội thánh Cao đài Chiếu Minh Long Châu
Hội thánh Cao đài Cầu kho Tam quan
Hội thánh Cao đài Chơn Lý
Hội thánh Cao đài Bạch y
5.
Phật giáo Hòa Hảo
6.
Đạo Hồi ( Hồi giáo )
7.
Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam
8.

Đạo Baha’i
9.
Đạo Bửu Sơn kỳ hương
10. Đạo Tứ Ân Hiếu nghĩa
11. Minh sư đạo
12. Minh lý đạo
13. Đạo Bà la môn.

10



×