Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI TỈNH NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.11 KB, 14 trang )

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA CÁC
NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TẠI TỈNH
NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
ThS. Nguyễn Anh Tuấn
Khoa Tài chính - Ngân hàng
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

1. Mở đầu
Xã hội hóa nguồn lực tài chính cho Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) là một
chủ trương nhằm thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta, là xây dựng
một xã hội học tập, mọi người đều có quyền được học tập thường xuyên, học
tập suốt đời. Mục tiêu đó được thể hiện trong các Nghị quyết Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, VIII, IX, X. Xã hội hóa nguồn lực tài
chính cho GD&ĐT là việc huy động năng lực tài chính của toàn xã hội làm
GD&ĐT, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức cùng Nhà nước xây dựng
sự nghiệp GD&ĐT, dưới sự quản lý của Nhà nước. Xã hội hóa nguồn lực tài
chính cho GD&ĐT khơng có nghĩa là giảm nhẹ vai trò trách nhiệm của Nhà
nước. Trái lại, xã hội hóa nguồn lực tài chính cho GD&ĐT chỉ có thể thực
hiện được khi có sự lãnh đạo thường xuyên của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước và vai trò chủ động của ngành giáo dục.
Những năm qua, xã hội hố nguồn lực tài chính cho GD&ĐT đã được
triển khai rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An và thu được những kết quả
to lớn, huy động nguồn lực trong cộng đồng để phát triển sự nghiệp giáo dục.
Tuy vậy, cơng tác xã hội hóa nguồn lực tài chính cho GD&ĐT phát triển
chưa được đồng đều giữa các vùng miền, các địa bàn; một số địa phương
chưa có định hướng lâu dài, cụ thể trong xã hội hóa giáo dục. Thực hiện chủ
trương xã hội hoá nguồn lực tài chính cho GD&ĐT, tỉnh Nghệ An đã phát
động được phong trào đồng bộ, rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở phường, xã, xóm,
bản… huy động mọi người tham gia làm giáo dục có hiệu quả. Kết quả
ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá



là đơn vị xuất sắc liên tục nhiều năm liền, đó chính là nhờ một phần làm tốt
xã hội hố nguồn lực tài chính.
Những vấn đề về xã hội hố nguồn lực tài chính cho GD&ĐT đã có nhiều
nhà khoa học, nhiều nhà quản lý giáo dục trong và ngoài nước nghiên cứu.
Nghiên cứu về xã hội hoá nguồn lực tài chính cho giáo dục ở Nghệ An cũng
đã có cơng trình đề cập. Tuy nhiên, để đánh giá đúng thực trạng và tìm ra giải
pháp hữu hiệu tiếp tục thực hiện xã hội hố nguồn lực tài chính cho GD&ĐT
ở tỉnh Nghệ An thì chưa có cơng trình khoa học nào đầu tư nghiên cứu một
cách đầy đủ có hệ thống; góp phần làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn xã hội
hố nguồn lực tài chính cho GD&ĐT thúc đẩy chiến lược phát triển con
người. Cần phải vận dụng những lý luận xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa
nguồn lực tài chính cho GD&ĐT và căn cứ vào phân tích thực trạng xã hội
hóa nguồn lực tài chính cho GD&ĐT tại tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó đề xuất
giải pháp để tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa GD&ĐT và xã hội hóa
nguồn lực tài chính cho GD&ĐT tại tỉnh Nghệ An.
2. Thực trạng xã hội hóa nguồn lực tài chính cho Giáo dục - Đào tạo
tại tỉnh Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh
Thanh Hố với đường biên dài 196,13 km, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với
đường biên dài 92,6 km, phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419
km, phía Đơng giáp với biển Đơng với bờ biển dài 82 km.
Tỉnh Nghệ An có tổng diện tích tự nhiên là 16.498,5 km 2, gồm 20 đơn vị
hành chính trực thuộc, đó là: Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lị, Thị xã Thái
Hoà và 17 huyện. Dân số: Nghệ An có 3.103.400 người, tồn tỉnh có nhiều
dân tộc sinh sống như: Kinh, Khơ Mú, Sán Đìu, Thái, Mường, Ơ Đu..., mật
độ dân số trung bình: 188 người /km2.


Số liệu thống kê tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm qua đạt

9,75%, GDP bình quân đạt 14,16 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế dịch
chuyển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thu ngân sách hàng năm tăng khá, năm 2017 thu trên 7.000 tỷ đồng. Thu
hút đầu tư có bước chuyển biến tích cực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã
hội, từ 2015 - 2018 đã thu hút 224 dự án với tổng số vốn đăng ký 51,7 tỷ
đồng, trong đó có một số dự án có quy mơ lớn. Các cơng trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội được triển khai, nhiều cơng trình đã đưa vào khai thác sử
dụng
Kim ngạch xuất khẩu năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn
đạt 318 triệu USD tăng 44,5% so với năm 2016.
Tóm lại, về mặt yếu, Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, mức tăng trưởng
kinh tế còn thấp và chưa bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, lao
động thiếu việc làm còn lớn. Là một tỉnh còn nghèo, NSNN chi cho GD&ĐT
còn hạn hẹp, trong khi yêu cầu về kinh phí cho các trường học ngày càng lớn.
Sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng vùng lại khác nhau, trong đó rất nhiều
huyện, xã trình độ phát triển kinh tế thấp, khả năng huy động các nguồn lực
cho GD&ĐT rất hạn chế.
Thực trạng xã hội hóa nguồn lực tài chính cho GD&ĐT tại tỉnh Nghệ An
thời gian gần đây thể hiện rõ và cùng với quy mô phát triển nhanh, giáo dục
của tỉnh đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân, của các thế
hệ thanh thiếu niên và học viên trên toàn tỉnh.
2.1. Chi Ngân sách Nhà Nước cho Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2016 - 2018
Nguồn đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho GD&ĐT được tăng dần hàng
năm, về cơ bản nguồn chi của nhà nước bảo đảm chi trả tiền lương, phụ cấp,
các chương trình mục tiêu, các hoạt động giáo dục đào tạo, cơng tác xố mù,
phổ cập. Trong đó đã có tính đến cơ cấu nguồn chi để ưu tiên cho giáo dục
miền núi, vùng cao và vùng khó khăn.



Bảng 1: Chi NSNN cho GDĐT tại tỉnh Nghệ An
Tổng chi cho GD&ĐT

Tỷ lệ trong chi thường

(ĐVT: Triệu đồng)

xuyên NS tỉnh

2015

2.857.984

13,86 %

2

2016

3.450.435

12,43%

3

2017

4.942.647

15,01%


4

2018

5.491.402

15,94%

TT

Năm

1

(Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An - Cục thống kê Nghệ An)

Chúng ta có thể thấy, NSNN chi cho GD&ĐT tỉnh Nghệ An tăng dần
theo các năm, điều này cũng đúng, bởi vì số lượng trường học mở ra nhiều
hơn, số lượng người học ngày càng tăng lên, địi hỏi trường học, cơ sở nghiên
cứu cần phải có cơ sở vật chất tốt và lực lượng giáo viên đảm bảo. Do vậy,
cần có một nguồn đầu tư lớn hơn, mà tỷ trọng chính đó là nguồn từ NSNN.
Bên cạnh đó, qua số liệu này cũng khẳng định thêm, Nhà nước cũng như Ủy
ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có sự quan tâm sâu sắc đến sự phát triển của
GD&ĐT tỉnh nhà.
Bảng 2: Chi NSNN chi tiết cho từng loại hình GD&ĐT tại tỉnh Nghệ An
So sánh
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Cấp học
Đại học,

Cao đẳng
Giáo dục
phổ thông
Giáo dục
mầm non

(Triệu

(Triệu

(Triệu

đồng)

đồng)

đồng)

1.692.421

2.089.136

2.347.898

1.317.689

1.846.245

1.987.324


440.325

1.007.266

1.156.180

2017/2016 2018/2017
Tăng

Tăng

23,44%
Tăng

12,38%
Tăng

40,11%
Tăng

6,6%
Tăng

128,7%

14,78%

(Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An - Cục thống kê Nghệ An)

Qua bảng số liệu chi Ngân sách Nhà nước chi tiết cho từng cấp học, từng

loại hình đào tạo như trên, chúng ta có thể thêm mơt lần nữa khẳng định được
sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với nền GD&ĐT tỉnh nhà. Đây là một


điều đáng mừng cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo tỉnh nhà. Góp phần lớn
trong việc xã hội hóa GD&ĐT, và xã hội hóa nguồn lực tài chính cho
GD&ĐT tỉnh Nghệ An.
2.2. Các nguồn tài chính khác cho Giáo dục - Đào tạo tỉnh Nghệ An
trong giai đoạn 2016-2018
Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, ngân sách Nhà nước mới đảm bảo chi đủ
chế độ tiền lương cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và một phần cho
hoạt động thường xuyên của ngành. Ngoài nguồn đầu tư từ trái phiếu Chính
phủ để thực hiện kiên cố hố trường lớp thì nguồn đầu tư của tỉnh cho xây
dựng cơ sở vật chất cũng rất hạn chế. Vì vậy việc huy động nguồn lực từ mọi
đối tượng trong xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học là
một chủ trương đúng và được thực hiện khá hiệu quả. Nguồn lực huy động
ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục rất đa dạng. Có thể huy động sự
đóng góp bằng tiền mặt, có thể là ngày công, là vật liệu xây dựng, là quỹ đất,
là sự đầu tư cả cơng trình để phục vụ GD&ĐT. Đối tượng huy động cũng rất
phong phú: là phụ huynh, học sinh; là mọi người dân trong cộng đồng; là cơ
quan, doanh nghiệp, là những nhà hảo tâm đang quan tâm đến quê hương,
đến sự nghiệp GD&ĐT.
2.2.1. Nguồn vốn huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá
nhân trong và ngoài nước cho Giáo dục - Đào tạo.
Ngành giáo dục và đào tạo cũng đã động viên đội ngũ trích một phần tiền
lương để hỗ trợ giáo dục miền núi xây dựng nhà công vụ. Từ năm học 2014 2017, cán bộ giáo viên ngành GD&ĐT tỉnh nhà và các tỉnh bạn hỗ trợ với
tổng số tiền là 1.419 triệu đồng, xây dựng được 122 nhà công vụ và một số
thiết bị thuỷ điện nhỏ, cơng trình cấp nước sạch cho những trường vùng cao,
vùng đặc biệt khó khăn. Năm học 2016 - 2017 đã huy động sự đóng góp của
cán bộ giáo viên tồn ngành được 1.900 triệu đồng và tổ chức đầu tư, xây

dựng 12 ngơi nhà nội trú và một cơng trình cấp nước sạch cho 13 đơn vị


trường học vùng miền núi không được hưởng chế độ từ Chương trình 135 và
Chương trình “Kiên cố hố trường lớp và nhà công vụ giáo viên”. Các nhà
hảo tâm, các doanh nhân đầu tư, hỗ trợ cho giáo dục ở Nghệ An khơng có
nhiều. Tuy nhiên, có thể coi đây là những hạt nhân có tác dụng mở đường có
tính xã hội hố cao nhằm hỗ trợ, xây dựng các cơng trình trường học hiện đại
cho Nghệ An. Đó là doanh nhân Võ Văn Hồng, bác sỹ Nguyễn Minh Hồng,
những người đầu tiên đầu tư hàng tỷ đồng cho các trường học trên địa bàn
huyện Thanh Chương; đó là doanh nhân Lê Thanh Thản đầu tư toàn bộ
CSVC, thiết bị trường học cho Trường THPT tư thục Nguyễn Du ở Diễn
Châu với giá trị gần 10 tỷ đồng; là Công ty Cổ phần Xi măng 12/9 Anh Sơn
đã đầu tư 3,7 tỷ đồng, dành phần quỹ đất của công ty để xây dựng tồn bộ
khn viên trường Tiểu học và trường Mầm non Xi măng 12/9 Anh Sơn.
Nhờ làm tốt việc huy động các nguồn lực trong cộng đồng đã tạo điều kiện
phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; đặc biệt, đã có 487 trường
đạt chuẩn quốc gia ở các ngành học, cấp học.
2.2.2. Huy động nguồn tài chính thơng qua Hội Khuyến học
Trong 3 năm qua các cấp Hội Khuyến học ở Nghệ An đã huy động được
trên 130 tỷ đồng, đã tặng học bổng và khen thưởng trên 83 tỷ đồng cho trên
90 vạn lượt học sinh, sinh viên. Trong hơn 5 năm qua, các cấp hội đã phối
hợp với ngành GD&ĐT tham gia xây dựng và quản lý trên 477 trung tâm học
tập cộng đồng (đạt 99,6%). Hầu hết các trung tâm học tập cộng đồng đều bố
trí Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học xã tham gia làm Phó Giám đốc
trung tâm học tập cộng đồng. Đây cũng là một trong những lực lượng tâm
huyết, tích cực tham gia XHHGD ở cơ sở, thông qua hoạt động của trung tâm
học tập cộng đồng - là cơ sở Giáo dục thường xuyên tại xã, phường, thị trấn công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập.
2.2.3. Huy động nguồn đóng góp bằng hình thức thu học phí, thực
hiện các chính sách xã hội và khuyến khích học tập.



Trong 4 năm qua, UBND tỉnh đã ban hành 2 quyết định về việc điều
chỉnh mức thu học phí tại các trường bán công, lớp bán công trong trường
công lập thuộc ngành GD&ĐT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, góp phần tháo gỡ
khó khăn cho các trường trong việc trả lương cho giáo viên dạy các lớp bán
công, tạo điều kiện ổn định tình hình các trường học.
Bảng 3: Tổng nguồn thu học phí của các cơ sở GD&ĐT tại tỉnh Nghệ An
Tiền học phí

Tiền xây dựng trường

(ĐVT: 1.000 đồng)

(ĐVT:1.000 đồng)

2014 - 2015

210.667.279

Bỏ thu XDT

2

2015 - 2016

225.660.646

Bỏ thu XDT


3

2016 - 2017

238.122.361

Bỏ thu XDT

4

2017 - 2018

249.667.279

Bỏ thu XDT

TT

Năm học

1

(Nguồn: Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Nghệ An)

Như vậy, nguồn đóng góp xây dựng trường lớp và tiền học phí của người
học đã chiếm tỷ lệ từ 15% đến 17% nguồn kinh phí của Nhà nước cấp cho
giáo dục hàng năm. Đó là chưa tính đến sự đóng góp tự nguyện của người
dân ủng hộ các trường học, các cơ sở giáo dục.
Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng cơng cuộc xã
hội hóa nguồn lực tài chính cho GD&ĐT tỉnh Nghệ An đã có nhiều kết quả

đáng kể như:
- Cơng tác tun truyền về xã hội hóa GD&ĐT được đẩy mạnh và có kết
quả bước đầu.
- Nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo được tăng đáng kể và huy động
các nguồn lực ngoài Ngân sách Nhà nước để phát triển GD&ĐT.
- Công tác khuyến học, khuyến tài phát triển.
3. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực tài
chính cho Giáo dục - Đào tạo tại tỉnh Nghệ An


3.1. Phương hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động Giáo dục - Đào
tạo và xã hội hóa các nguồn lực tài chính cho phát triển Giáo dục - Đào
tạo của tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- Kế hoạch phát triển
+ Huy động 30% trẻ dưới 3 tuổi đến trường mầm non vào năm 2019 và
đạt tỷ lệ 35% vào năm 2020; trong đó trẻ học ở trường mầm non ngồi cơng
lập chiếm 70% tổng số trẻ đến trường.
+ Huy đông 85% trẻ từ 3-5 tuổi đến trường mầm non vào năm 2019 và
đạt tỷ lệ 90% vào năm 2020; trong đó trẻ học ở trường mầm non ngồi cơng
lập chiếm 70% tổng số trẻ đến trường; huy động 99% trẻ 5 tuổi đến lớp
trường mầm non vào năm 2019 và 99,5% vào năm 2020.
+ Bảo đảm tỷ lệ 99,5% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 vào năm 2019 và 99,7% vào
năm 2020; số học sinh tiểu học ngồi cơng lập chiếm 1% tổng số học sinh
tiểu học.
+ Huy động hết số học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6. Số học
sinh trung học cơ sở ngồi cơng lập chiếm 1% tổng số học sinh trung học cơ
sở.
+ Tuyển 65-70% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung
học phổ thông vào năm 2019 và 70-75% vào năm 2020; số học sinh trung
học phổ thông ngồi cơng lập chiếm 25-30% tổng số học sinh trung học phổ

thông.
+ Hàng năm, tuyển 7-10% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học
bổ túc trung học phổ thông, 5-10% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào
học trung học nghề.
+ Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp và sinh viên đại học, cao đẳng
ngồi cơng lập chiếm 30-35% tổng số học sinh, sinh viên của cấp học.
+ 100% số phường, xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng, 50%
trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có chất lượng tốt.


+ Hồn thành việc chuyển đổi trường bán cơng, dân lập theo quy định
của Luật Giáo dục trước năm 2019.
+ Đến năm 2019, có cơ sở GD&ĐT có chất lượng cao bằng 10% vốn đầu
tư nước ngoài.
- Nâng cao chất lượng giáo dục
+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong trường mầm non xuống còn
5% vào năm 2019 và 3% vào năm 2020.
+ Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi,
nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
+ Đến năm 2019, có thành phố Vinh, thị xã Cửa Lị và các huyện miền
xi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung
học; đến năm 2020, có thành phố Vinh và các thị xã, các huyện miền xi đạt
chuẩn.
+ Có 60% các trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia vào năm
2019; có 65% trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia vào năm
2020.
3.2. Các giải pháp tiếp tục thực hiện Xã hội hóa nguồn lực tài chính
cho giáo dục ở Nghệ An
- Đẩy mạnh cơng tác tun truyền cho tồn dân nói chung và trong ngành
Giáo dục - Đào tạo nói riêng về chủ trương xã hội hóa GD&ĐT và xã hội hóa

nguồn lực tài chính cho GD&ĐT.
Để thực hiện giải pháp này, cần làm tốt các công việc sau đây:
Thứ nhất, xây dựng nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội hóa
GD&ĐT và xã hội hóa nguồn lực tài chính cho GD&ĐT của tồn xã hội.
Thứ hai, lựa chọn hình thức tun truyền về xã hội hóa nguồn lực tài
chính một cách thích hợp cho từng vùng, miền, thời điểm cho mỗi người dân.
Thứ ba, tổ chức tuyên truyền xã hội hóa nguồn lực tài chính.


Thứ tư, nêu gương tập thể cá nhân thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa
nguồn lực tài chính.
- Đổi mới cơ chế, chính sách xã hội hóa nguồn lực tài chính cho
GD&ĐT. Để làm được điều này cần đặt ra những giải pháp cụ thể, như:
+ Đối với khu vực GD&ĐT công lập, cần đổi mới cơ cấu và phương thức
đầu tư của NSNN, đổi mới cơ chế thu học phí, từng bước tính đủ các chi phí
trong giá đó.
+ Đối với các đơn vị sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo ngồi cơng lập, cần
tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy XHH một số loại hình GDĐT ngồi
cơng lập, cần có chính sách riêng của tỉnh để huy động các nguồn lực tài
chính trong dân cư, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, các cá nhân là người
Nghệ An trong và ngoài nước đầu tư cho GDĐT tỉnh nhà. Và cần phải vận
dụng chính sách ưu đãi về đất đai và tín dụng cho phù hợp với đặc điểm của
địa phương.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động GD&ĐT của
tỉnh Nghệ An. Với mục tiêu là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng tốt, đi
kèm là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của Nhà nước và toàn thể xã hội
trong hoạt động GD&ĐT, UBND tỉnh Nghệ An cần tăng cường công tác
quản lý đối với sự nghiệp phát triển GD&ĐT của tỉnh nhà.
- Thực hiện tốt việc đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu cảu đổi
mới GD&ĐT. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT hay

nói cách khác là đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
- Tăng cường sư lãnh đạo của các cấp Ủy Đảng và Chính quyền các cấp
đối với việc thực hiện chủ trương XHH nguồn lực tài chính cho GD&ĐT trên
địa bàn tỉnh. Phát huy cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân
làm chủ” tạo sự chỉ đạo đồng bộ thống nhất từ tỉnh đến huyện đến các xóm
bản thực hiện có hiệu quả cơng tác XHH nguồn tài chính. Chỉ đạo thực hiện
XHH nguồn tài chính là một hoạt động thường xuyên được tiến hành trong
suốt năm học. Mọi hoạt động XHH nhằm mục đích tạo ra nguồn lực lớn nhất


để giáo dục học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam.
- Có chính sách tài chính phù hợp để phát triển Giáo dục - Đào tạo vùng
sâu, vùng xa của tỉnh. Để thực hiện tốt sự nghiệp GD&ĐT ở những vùng
kinh tế - xã hội cịn khó khăn thì ngành giáo dục phải đóng vai trị nịng cốt
cùng với cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các đồn thể kiên trì, bám dân, hiểu dân,
quan tâm đến đời sống kinh tế và đời sống tinh thần của mọi người dân trong
cộng đồng để từ đó có cách tuyên truyền vận động XHH nguồn lực tài chính
phù hợp.
4. Kết luận
Trong q trình nghiên cứu, triển khai, bài viết đã đánh giá thực trạng
vấn đề được nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt cơng tác
XHH nguồn lực tài chính cho giáo dục ở tỉnh Nghệ An. Từ kết quả nghiên
cứu, tôi rút ra một số kết luận sau đây:
- Nghệ An là một tỉnh nghèo nhưng có truyền thống hiếu học và tôn sư
trọng đạo, khuyến học và quý trọng hiền tài nên thực hiện công tác XHH
nguồn lực tài chính là một địi hỏi khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, cũng như yêu cầu phát triển bền vững sự
nghiệp giáo dục và đào tạo ở Nghệ An trong tương lai.
- Cần coi trọng nội dung và cách thức tuyên truyền vận động làm cho các

cấp, các ngành, mọi người dân hiểu rõ vị trí vai trị của giáo dục là "Quốc
sách hàng đầu" trong thời kỳ kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; làm cho
mọi tầng lớp nhân dân hiểu, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng, pháp luật của nhà nước về giáo dục và XHH nguồn lực tài chính để
đầu tư phát triển, vai trị tác dụng, tính tất yếu, nội dung, phương thức,
phương châm của công tác XHH nguồn lực tài chính từ đó mọi người tự
nguyện tích cực, trực tiếp tham gia vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà phát
triển.


- Muốn thực hiện tốt công tác XHH nguồn lực tài chính cho giáo dục ở
Nghệ An địi hỏi phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Như luận văn
đã đề xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. BCH Trung ương, số 242/TB - TW, ngày 15/4/2009, Thơng báo kết luận
của Bộ chính trị về "Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2- Khoá VIII,
phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020".
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án xây dựng XHHT ở Việt Nam 2004-2010
(Dự thảo lần thứ 9).
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng kết 10 năm thực hiện XHHGD của Bộ
GD&ĐT và CĐVN.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 1765- QĐ ngày 9/12/1981 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT về ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của hoạt
động giáo dục ở các cấp chính quyền địa phương, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Các báo cáo tham luận tại hội nghị sơ kết Nghị quyết 05/2005/NQCP của Bộ GD&ĐT.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư liên tịch số 35/TT-LT ngày
10/10/1990 của Bộ GD&ĐT và CĐGD Việt Nam.

6. BCH Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết số 07-Nghị quyết/TU ngày 09/10/2006
thông qua kế hoach triển khai thực hiện Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg
của Thủ Tướng Chính Phủ về phát triển Thành phố Vinh thành trung tâm
Kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung Bộ.
7. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 (2002), Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
8. Chính Phủ, Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 21/8/1997 về phương hướng
và chủ trương XHH các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hố.
11. Chính phủ, Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 về chính sách
khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục, Y
tế, Văn hố, Thể thao.
12. Chính phủ, Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh các hoạt động
XHH trong lĩnh vực Giáo dục và dạy nghề.


13. Chính phủ, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách
khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục, dạy
nghề, Y tế, Văn hoá, Thể thao, Môi trường.
14. Bạch Hưng Đào “Xây dựng Hội khuyến học Nghệ An vững mạnh góp
phần vào XHH sự nghiệp giáo dục”.
15. Nguyễn Xuân Đường (2004), Một số giải pháp quản lý giáo dục nhằm
xây dựng xã hội học tập ở Nghệ An.
16. Tỉnh uỷ Nghệ An, Nghị quyết Số 04 – NQ/TU ngày 11/7/2006 về thực
hiện giai đoạn II, đề án nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo, phục
vụ sự nghiệp CNH-HĐH.
17. UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 74/1999/QĐ-UB ngày 18/8/1999 về
việc ban hành quy định tạm thời về trường phổ thông dân lập.
18. UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 41/2003/QĐ-UB ngày 23/4/2003 về
việc ban hành quy định tổ chức và hoạt động trường THPT dân lập trên
địa bàn tỉnh Nghệ An.

19. UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 2434/QĐ-UB.VX ngày 1/7/2004 về
việc phê duyệt đề án "Xây dựng và phát triển các trung tâm học tập cộng
đồng góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và hướng tới
xã hội học tập ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2004 - 2010".
20. UBND tỉnh Nghệ An, Công văn số 658/UBND.TH ngày 15/2/2005 về
việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ/CP của Chính phủ về
đẩy mạnh xã hội hố các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể
thao.
21. UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 30/2007/QĐ-UB ngày 9/4/2007 về
việc ban hành quy định một số chế độ chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn
nhân lực chất lượng cao ở Nghệ An giai đoạn 2007 - 2010.



×