Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Chính sách của mỹ đối với đông nam á thời kỳ tổng thống barack obama 2009 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
•••



NIÊN KHĨA: 2013 - 2017

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á
THỜI KỲ TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (2009 - 2016)

Chuyên ngành: SƯ PHẠM LỊCH SỬ
Giảng viên hướng dẫn: Th.S LÊ THỊ BÍCH NGỌC
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ HƯỜNG
MSSV: 1321402180005
Lớp: D13LSTG

Bình Dương, 04/2017


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Nhà trường - Đại học Thủ Dầu
Một, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hồn thành tốt đợt khóa luận tốt nghiệp này.
Để hồn thành khóa luận này, em cũng xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến cơ Lê
Thị Bích Ngọc, về sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Cơ trong suốt q trình em
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.


Em chân thành cảm ơn thầy, cô trong khoa Sử - Trường Đại học Thủ Dầu Một đã
tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập tại trường. Với vốn kiến
thức được tiếp thu trong quá trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu
khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự
tin.
Cuối cùng, em kính chúc q thầy, cơ ln dồi dào sức khỏe và thành cơng trong
sự nghiệp cao q của mình. Đồng kính chúc các bạn sinh viên trong khoa Sử nói
riêng và trường Đại học Thủ Dầu Một nói chung ln dồi dào sức khỏe, đạt được
nhiều thành tích trong quá trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn!.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SNG
BRIC

z-1J. A

r

A.



J./\

1 z\

Cộng đồng các quốc gia độc lập
Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi ở giai đoạn phát triển kinh tế

và quy mô tương đồng (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

EU

Liên minh châu Âu (nay là Cộng đồng châu Âu)

IMF

Quỹ tiền tệ Quốc tế

WB

Ngân hàng Thế giới

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (nay là Cộng đồng ASEAN)

OPEC

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa

PLA

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc


ASEAN+1

ASEAN với Trung Quốc

ASEAN+3

ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc

EAS

Hội nghị Cấp cao Đông Á

ADMM

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; mở rộng
(ADMM+)

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

ASEM

Diễn đàn hợp tác Á - Âu

SCO

Tổ chức hợp tác Thượng Hải

ARF


Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN

CSIS

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế

TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

CAFTA

Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN

TAC

Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á

MDG

Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

UNCLOS

Luật biển quốc tế

ACTI

Chương trình kết nối ASEAN về thương mại và đầu tư



PROGRESS Chương trình đối tác Mỹ - ASEAN về quản trị tốt, an ninh và phát
AEC

triển công bằng
Cộng đồng kinh tế ASEAN

QDR

Báo cáo Quốc phòng 4 năm của Mỹ

CARAT

Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng trên biển

SEACAT

Hợp tác huấn luyện Đông Nam Á

MoU

Biên bản ghi nhớ

COC

Bộ Quy tắc ứng xử biển Đông

DOC


Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đơng

EAI

Sáng kiến vì sự Năng động ASEAN

ACP

Kinh tế - thương mại và Kế hoạch Hợp tác ASEAN của Mỹ

FDI

Nguồn Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ASEM

Diễn đàn hợp tác Á - Âu


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau sự kiện ngày 11 tháng 9, Tổng thống thứ 43 của Mỹ George W. Bush đã phát
động cuộc chiến chống khủng bố trên phạm vi tồn cầu, Đơng Nam Á được xem là
mặt trận thứ hai trong cuộc chiến này. Tuy nhiên, Mỹ chỉ tập trung chính sách vào
Trung Đơng với mong muốn lật đổ chính quyền Hussein hay Taliban để tiêu diệt tận
gốc chủ nghĩa khủng bố. Sau hơn một thập kỷ sa lầy trong các cuộc chiến ở Iraq và
Afghanistan, Mỹ đã vơ tình tạo khoảng trống để châu Á - Thái Bình Dương nói
chung và Đơng Nam Á nói riêng chịu ảnh hưởng khá lớn của Trung Quốc.
Năm 2009, Tổng thống Barack Obama lên nắm quyền đã có những điều chỉnh
chiến lược mang tính bước ngoặt để duy trì và mở rộng vai trò lãnh đạo của Mỹ,

chuyển trọng tâm chiến lược từ Trung Đông sang khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, với tên thường gọi là chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng”. Trong
những thập kỷ gần đây, châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đơng Nam Á nói
riêng ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chiến lược và chính
sách đối ngoại của các cường quốc cả về kinh tế lẫn quân sự, trở thành một trong
những khu vực cạnh tranh quyền lực quyết liệt giữa các nước lớn, trong đó cạnh
tranh Mỹ - Trung ảnh hưởng khơng nhỏ đến chính sách ngoại giao của từng nước
Đông Nam Á.
Khu vực Đông Nam Á vốn là một bộ phận quan trọng, cấu thành chính sách châu
Á của Mỹ, cũng dần được chú trọng hơn trước. Chính quyền Barack Obama đã thúc
đẩy nhanh chiến lược “quay lại Đông Nam Á” với việc tăng cường quan hệ trên mọi
lĩnh vực, can dự có tính chất hợp tác vào các vấn đề tại khu vực, đặc biệt là coi trọng
hơn vị thế và vai trò của ASEAN trong các thể chế tại đây. Có thể nói, trong 8 năm
vừa qua Tổng thống Barack Obama đã nỗ lực hết sức nhằm tăng cường quan hệ của
Mỹ với khu vực Đông Nam Á. Điều này không chỉ giúp thay đổi hình ảnh một nước
Mỹ ngạo mạn trước đó mà cịn phần nào kiềm chế được Trung Quốc trong việc củng
cố vị thế, đảm bảo lợi ích chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á.
Trong thời gian qua, nước Mỹ đã bận rộn cho cuộc tranh cử vào Nhà Trắng đầy
căng thẳng và kịch tính để chọn ra ứng cử viên Tổng thống cho nước Mỹ sau nhiệm

6


kỳ của Tống thống Barack Obama, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đến vận
mệnh của Đông Nam Á hậu Obama. Liệu rằng người kế nhiệm tiếp theo có tiếp tục
duy trì chính sách Đơng Nam Á của Obama nữa hay khơng ?. Vì thế, việc nhìn lại di
sản của chính quyền Barack Obama là rất cần thiết để các nước Đơng Nam Á có thể
nhìn nhận lại sự thay đổi hay khác biệt chính sách Đơng Nam Á của Mỹ trong thời
gian tới và từ đó các nước Đơng Nam Á cũng cần có những chính sách đối ngoại cho
phù hợp với tình hình, trong đó Việt Nam - đối tác tiềm năng của Mỹ sẽ chịu ảnh

hưởng không nhỏ từ việc đổi chủ Nhà Trắng này. Do vậy, tác giả quyết định chọn
Chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thời kỳ Tổng thống Barack Obama (2009
— 2016) làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong khóa luận này, tác giả sẽ
mang lại cái nhìn tồn diện và cụ thể về chính sách của Mỹ trên tất cả các lĩnh vực
cũng như những tác động của chính sách này đối với chính nước Mỹ, đối với Đơng
Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, mặc dù sức mạnh của Mỹ bị suy giảm tương
đối nhưng Mỹ vẫn được nhìn nhận là một siêu cường có vai trị lãnh đạo và chi phối
trên tồn thế giới, các chính sách của Mỹ tác động khơng nhỏ đến tình hình chung
của thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách của Mỹ có ý nghĩa quan trọng cho
việc hoạch định chính sách đối ngoại ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Một số cơng trình nước ngồi như trong Usak Yearbook, Vol. 5, year 2012 có đề
cập cơng trình nghiên cứu của Hung MING-TE & Tony Tai-TING LIU “U.S.
Foreign policy in Southeast Asia under the Obama administration: Explaining
U.S return to Asia and its strategic implications” (“Chính sách ngoại giao của Mỹ
tại khu vực Đơng Nam Á dưới chính quyền Obama: Lý giải việc Mỹ trở lại châu Á và
ý nghĩa chiến lược của Mỹ”) đã tập hợp những bài diễn văn về những thay đổi chính
sách của Mỹ tại Đơng Nam Á và đánh giá những nhân tố quan trọng tác động đến sự
biến đổi chính sách này, đồng thời các tác giả cũng nghiên cứu sự chuyển giao và
khác biệt chính sách giữa chính quyền Bush và Obama.
Cơng trình của Prashanth Parameswaran “The Power of Balance: Advancing
US-ASEAN Realations under the Second Obama Administration” (“Tái cân bằng
quyền lực: Thúc đẩy quan hệ Mỹ - ASEAN dưới nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền
Obama”) trong The fletcher forum of world affairs, Vol. 37:I winter 2013 đưa ra
7


đánh giá những nỗ lực của chính quyền Obama trong quan hệ với ASEAN như kinh
tế, quân sự, văn hóa và việc tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc tại khu vực.

Nghiên cứu của Sheldon Simon và Carl Baker có tên “US-Southeast Asia
Relations: Obama Passes” nằm trong Comparative Connections - A Triannual EJournal on East Asian Bilateral Relations đã tập trung làm rõ việc gia tăng sự hiện
diện của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á thông qua việc củng cố quan hệ với
Philippines, mở rộng quan hệ đối tác với Malaysia, Indonesia, thúc đẩy đàm phán
TPP, quan hệ trở lại với Myanmar và hợp tác phát triển với Việt Nam. Cũng trong
năm 2014, Comparative Connections - A Triannual E-Journal on East Asian Bilateral
Relations tiếp tục có các cơng trình nghiên cứu khác như “US-Southeast Asia
Relations: A Strong Start to the New Year” (“Quan hệ Mỹ - Đông Nam Á: Một bắt
đầu mạnh mẽ vào năm mới”) của Catharin Dalpino đã đánh giá các chuyến thăm của
Chính quyền Mỹ tại Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, đặc biệt nhấn mạnh
duy trì vai trị trung tâm của ASEAN trong chính sách của Mỹ và hạn chế thực tế
trong quan hệ giữa Mỹ với Myanmar; “US-Southeast Asia Relations:Enhancing
the Rebalance” (“Quan hệ Mỹ - Đông Nam Á: tăng cường tái cân bằng”) của
Sheldon Simon đã đề cập đến những thành tựu chiến lược tái cân bằng của Mỹ, ngoại
giao trong vấn đề biển Đông và tăng cường quan hệ với Philippines, Việt Nam,
Indonesia, Thái Lan, Brunei.
Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam
Á có thể chia 3 nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất: các cơng trình nghiên cứu về chiến lược của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương như Nguyễn Nhâm, “Mỹ đẩy nhanh tiến độ “Tái cân bằng” khu
vực châu Á — Thái Bình Dương”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3(106) 9/2016,
tr. 40-50 đã đánh giá thực trạng chiến lược “Tái cân bằng châu Á - Thái Bình
Dương” của Mỹ, dẫn ra một số thách thức tại khu vực và khuyến nghị của Trung tâm
Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đối với chính quyền Mỹ; Nguyễn
Nhâm, Lê Thành, “Mỹ điều chỉnh chính sách đối ngoại với khu vực châu Á —
Thái Bình Dương”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 5/2010, tr. 46-49 đưa ra các nội
dung chủ yếu việc Mỹ điều chỉnh chính sách đối ngoại với khu vực châu Á - Thái
Bình Dương như tham vọng chấm dứt cuộc chiến ở Afghanistan, chính sách về kinh
tế và quân sự, củng cố quan hệ đồng minh, quan hệ giữa Mỹ - Trung, Mỹ - ASEAN;
8



Nguyễn Lan Hương, “Mỹ và trọng tâm chiến lược châu Á — Thái Bình Dương
trong năm 2011”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 9(174)/ 2012 đã làm rõ vai trị của
châu Á - Thái Bình Dương đối với lợi ích của Mỹ và trình bày chính sách châu Á Thái Bình Dương trên bốn vấn đề chính gồm chính trị ngoại giao, kinh tế, an ninh
quân sự và cấu trúc quản trị đa phương.
Nhóm thứ hai: các cơng trình nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Đơng
Nam Á thời kỳ Tổng thống Barack Obama như Lê Khương Thùy, “Sự điều chỉnh
chính sách Đơng Nam Á của chính quyền B. Obama”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay,
số 12(153)/2010 và số 1(154)/2011, tr.36-51 và tr. 50-54; Nguyễn Thiết Sơn,
“Obama và chính sách Đơng Nam Á của Mỹ hiện nay”, Tạp chí Châu Mỹ ngày
nay, số 3/2011, tr. 3-15 đưa ra những sự kiện quan trọng chứng minh sự điều chỉnh
của chính quyền Obama đối với Đơng Nam Á; Nguyễn Thái Yên Hương, Tạ Minh
Tuấn (đồng chủ biên) (2011), Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ, Nxb. Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội đã tập hợp nhiều bài viết tập trung vào các vấn đề lịch sử, văn hóa
- xã hội và đối ngoại của Mỹ, trong đó có bài viết đề cập đến một số đặc điểm chính
sách của Tổng thống Obama đối với Đông Nam Á so với các Tổng thống tiền nhiệm,
những lợi ích bất biến và những chuyển biến tại khu vực khiến Tổng thống Obama
có những điều chỉnh đối với Đông Nam Á; Nguyễn Thiết Sơn (2012), Quan hệ Hoa
Kỳ - ASEAN 2001 — 2020, Nxb. Từ điển Bách khoa đã trình bày thực trạng quan hệ
Hoa Kỳ - ASEAN trên các mặt như những điều chỉnh chiến lược của Mỹ đối với khu
vực các nước ASEAN, thực trạng quan hệ kinh tế, chính trị, an ninh quân sự; bên
cạnh đó, tác giả nêu ra những dự báo về triển vọng quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN đến
năm 2020 và những tác động của mối quan hệ song phương đối với sự phát triển của
các nước ASEAN cũng như Việt Nam; Nguyễn Văn Lan, “Đông Nam Á trong
chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay: sự triển khai và dự báo triển vọng”, Tạp
chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1(88) 3/2012, tr. 139-150 đã phân tích thuận lợi cũng như
những khó khăn, thách thức làm cơ sở để đưa ra một số dự báo triển vọng cho chính
sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á; Lê Đình Tĩnh, “Đơng Nam Á và chiến lược
“Tái cân bằng” của Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3(94) 9/2013, tr. 147-177
đã có những đánh giá chứng minh vì sao Mỹ quan tâm hơn tới Đơng Nam Á, điều

chỉnh chiến lược của Mỹ bao gồm những nội dung nào và điều này tác động ra sao
đến lựa chọn chính sách của các nước trong khu vực; Nguyễn Phú Tân Hương,
9


“Quan hệ Mỹ - ASEAN dưới thời Tổng thống B. Obama”, Tạp chí Nghiên cứu
Quốc tế, số 3(98) 9/2014, tr. 219-234 đã phân tích và đánh giá những nhân tố tác
động đến mối quan hệ Mỹ - ASEAN, thực trạng mối quan hệ hai bên trên các lĩnh
vực chính trị - ngoại giao, kinh tế và an ninh - quốc phịng, từ đó dự báo triển vọng
mối quan hệ Mỹ - ASEAN đến năm 2020; Phạm Quang Minh, Phạm Hoàng Tú
Linh, “Chiến lược triển khai “sức mạnh mềm” của Mỹ tại khu vực Đơng Nam Á
dưới thời chính quyền Barack Obama”, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số
1(178)/2015, tr. 46-52 tập trung làm rõ Mỹ đã sử dụng sức mạnh mềm của mình như
thế nào đối với Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng dưới thời Tổng thống
B.Obama. Ngồi ra, cịn có luận văn Thạc sĩ của cơ Lê Thị Bích Ngọc (2012) với đề
tài “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á từ
G.W.Bush đến B.Obama (từ năm 2001 — nay) ” - Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, tác giả đã phân tích sâu sắc những cơ sở, mục tiêu dẫn tới sự điều
chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực Đơng Nam Á từ thời kỳ
chính quyền Tổng thống G.W.Bush đến chính quyền Tổng thống B.Obama. Bên cạnh
đó, tác giả cũng làm rõ nội dung triển khai điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa
Kỳ; đưa ra nhận xét, đánh giá và chỉ ra những thành công cũng như hạn chế chính
sách Đơng Nam Á của Hoa Kỳ. Tiếp đó là đề tài “Chính sách an ninh của Mỹ đối
với khu vực Đông Nam Á dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009 — 2012)”
của tác giả Trần Thị Huyền Trang (2014) - Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội, luận văn tập trung nghiên cứu nguyên nhân khiến Tổng thống
Barack Obama có sự thay đổi chính sách an ninh đối với khu vực Đơng Nam Á, phân
tích nội dung, cách thức triển khai chính sách an ninh Đơng Nam Á của chính quyền
Obama so với chính quyền G. W. Bush và đánh giá tác động chính sách an ninh của
Mỹ đối với khu vực Đơng Nam Á trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama. Tuy

nhiên, đề tài chỉ bó hẹp trong lĩnh vực an ninh - qn sự.
Nhóm thứ ba: các cơng trình nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với một số nước
Đơng Nam Á như Trần Nguyễn Tuyên, “Điều chỉnh trong chính sách đối ngoại
của chính quyền Obama và quan hệ kinh tế Việt Nam — Hoa Kỳ hiện nay”, Tạp
chí châu Mỹ ngày nay, số 9/ 2009 đã trình bày một số điều chỉnh trong chính sách
đối ngoại của Mỹ và đưa ra nhận xét quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ trong 100
ngày cầm quyền của Chính quyền Obama; luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Thùy Dung
10


(7/2014), “Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Myanmar từ 2009 đến 2013:
nguyên nhân và tác động”, Học viện Ngoại giao, Hà Nội đã tập trung làm rõ những
nhân tố tác động việc Mỹ điều chỉnh chính sách đối với Myanmar, nhấn mạnh mục
tiêu, nội dung điều chỉnh chính sách và q trình triển khai từ năm 2009 đến năm
2012, đồng thời tác giả đánh giá những tác động cũng như dự báo triển vọng mối
quan hệ Mỹ - Myanmar và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam.
Gần đây nhất, cơng trình Luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Hồng Tú Linh —
“Chính sách đối với Đơng Nam Á của chính quyền Tổng thống Barack Obama
(2009 - 2016) ” - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong cơng trình này, tác giả đã làm rõ
bản chất, đặc điểm và nội dung q trình triển khai chính sách. Bên cạnh đó, tác giả
cịn đánh giá những tác động của chính sách đối với Mỹ, ASEAN và Việt Nam, từ đó
đưa ra một số dự báo về chính sách Đông Nam Á của Mỹ trong tương lai.
Mặc dù, đề tài của tác giả gần giống với cơng trình này nhưng tác giả tiếp cận
theo hướng thực tiễn của chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á cịn cơng trình
trên tiếp cận thiên theo hướng lý luận hơn về chính sách này.
Riêng đề tài khóa luận thực hiện lần này, tác giả nhận thấy chưa có một cơng
trình nào của sinh viên nghiên cứu cụ thể và phân tích trên từng lĩnh vực về chính
sách của Mỹ đối với Đông Nam Á trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống B.Obama. Có
chăng chỉ viết một vài khía cạnh riêng lẻ, chứ chưa cung cấp cái nhìn tồn diện và
khái quát trên các lĩnh vực về chính sách này; và nếu có viết trên nhiều lĩnh vực thì

cũng chỉ viết một nước nào đó trong khu vực Đơng Nam Á.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Khóa luận là một cơng trình nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam
Á thời kỳ Tổng thống Barack Obama giai đoạn 2009 - 2016 dưới góc độ nghiên cứu
của sinh viên. Thơng qua việc nghiên cứu, tác giả mong muốn tìm hiểu những vấn đề
sau:
+ Những nhân tố tác động đến chính sách “quay lại Đơng Nam Á” của chính

quyền Barack Obama.
+ Chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á trên các lĩnh vực, việc Mỹ triển khai

chính tại Đơng Nam Á có những thuận lợi và khó khăn nào và kết quả của
chính sách này.
11


+ Tác động chính sách Đơng Nam Á đối với nước Mỹ cũng như khu vực Đông

Nam Á và triển vọng chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á sau nhiệm kỳ
của Barack Obama.
Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung vào chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á trên nhiều lĩnh
vực, mở rộng quan hệ đối tác của Mỹ với các nước Đông Nam Á và cách tiếp cận
vào các vấn đề khu vực của Mỹ.
Việc Mỹ tăng cường can dự vào các vấn đề khu vực đều do yếu tố Trung Quốc,
do đó yếu tố Trung Quốc sẽ được tác giả đề cập trong phần nghiên cứu của mình,
nhất là vấn đề an ninh tại khu vực.
Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian, khóa luận nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á

nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung vì khu vực Đơng Nam Á nằm
trong chính sách “xoay trục” sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
Về thời gian, khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2016.
Về mặt nội dung, đề tài nhắm đến nhân tố tác động đến chính sách “quay lại
Đơng Nam Á”, các chính sách về chính trị, an ninh - quân sự, kinh tế, văn hóa - xã
hội và các vấn đề phi truyền thống của Mỹ đối với Đơng Nam Á. Đồng thời, bài viết
cũng phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa Mỹ với ASEAN và các quốc gia Đơng
Nam Á, tác động chính sách của Mỹ đối với khu vực và Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Phương pháp này, giúp cho tác giả có thể tìm hiểu vì sao Mỹ “quay lại Đơng
Nam Á”, q trình triển khai chính sách Đông Nam Á của Mỹ cũng như biện pháp
thực hiện và kết quả của chính sách này. Qua việc thu thập, phân tích và xử lý các
nguồn tài liệu, chính sách Đơng Nam Á của chính quyền Barack Obama có cùng một
mạch với chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng” sang châu Á - Thái Bình Dương
của Mỹ. Vì thế, khi nghiên cứu, tác giả sẽ nhận nhìn chính sách Đơng Nam Á trong
tổng thể chung của chính sách “xoay trục - tái cân bằng” sang châu Á - Thái Bình
Dương của Mỹ.
Phương pháp logic
Tác giả sẽ sử dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu tổng quát các sự kiện,
12


động thái của Mỹ để đi sâu tìm hiểu cái bản chất, mục tiêu chính sách của Mỹ đối
với khu vực Đơng Nam Á. Từ đó, giúp tác giả thấy được những tác động tích cực,
tiêu cực và làm cơ sở dự báo triển vọng về chính sách của Mỹ tại khu vực này.
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Tác giả sẽ sử dụng phương pháp này để phân tích nội dung các nguồn tài liệu như
sách, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; mỗi nguồn tài liệu sẽ có
những giá trị riêng và các quan điểm đánh giá về chính sách của Mỹ đối với Đông

Nam Á. Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, tác giả sẽ tổng hợp thành hệ
thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc về đề tài nghiên cứu, phát hiện những vấn đề còn
thiếu hoặc sai lệch; lựa chọn các tài liệu có nội dung đủ để xây dựng luận cứ phục vụ
cho đề tài; sắp xếp nội dung một cách lôgic để làm rõ chủ đề nghiên cứu, đưa ra
những phán đoán về bản chất chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á.
Ngồi ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu hệ thống, so sánh,
thống kê,...
Tất cả các phương pháp trên đều được chỉ đạo trên nền tảng quan điểm duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
5. Đóng góp và ý nghĩa thực tiễn của khóa luận
Đóng góp
Khóa luận tập trung phân tích chính sách và việc triển khai chính sách của Mỹ
đối với Đơng Nam Á trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và
các vấn đề khác, từ đó làm rõ mục đích chính sách Đơng Nam Á của Mỹ thời kỳ
Tổng thống Barack Obama và dự báo triển vọng chính sách Đơng Nam Á của Tân
Tổng thống thứ 45 của Mỹ. Xét về tình hình nghiên cứu của sinh viên, cái mới của
khóa luận khơng chỉ tập trung vào một nước Đông Nam Á hay một lĩnh vực nào đó
mà đem lại một cái nhìn tồn diện trên nhiều lĩnh vực thông qua hợp tác giữa Mỹ và
ASEAN; thực hư mối quan hệ giữa Mỹ với các nước Đơng Nam Á.
Khóa luận có thể sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên
quan tâm đến vấn đề này để phục vụ cho các học phần liên quan trong chương trình
đào tạo của nhà trường.
Tính thực tiễn
ASEAN là tổ chức có vai trị trung tâm trong việc thực hiện và giải quyết các vấn
đề tại khu vực Đông Nam Á, gồm 10 quốc gia thành viên tham gia, trong đó Việt
13


Nam được đánh giá là thành viên tham gia tích cực, trách nhiệm đối với chủ trương
và các chương trình của ASEAN. Vì thế, việc nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với

Đơng Nam Á hay nói cách khác là đối với ASEAN thời kỳ Barack Obama từ năm
2009 đến năm 2016 đều có tác động đến việc hoạch định và triển khai chính sách đối
ngoại của Việt Nam, nhất là cuộc bầu cử Tổng thống thứ 45 của Mỹ vừa qua. Việc
nghiên cứu đề tài này sẽ một phần nào giúp cho Việt Nam và ASEAN nhìn lại mối
quan hệ với Mỹ trong thời gian qua và định hướng những bước đi phù hợp trong
quan hệ đối ngoại giữa ASEAN cũng như Việt Nam với Mỹ trong thời gian tới.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Nội dung nghiên cứu trong chương 1 là các cơ sở cho thấy sự thay đổi
cách nhìn nhận của Tổng thống Barack Obama trong chính sách đối với Đơng Nam
Á thơng qua các yếu tố khách quan và chủ quan. Các yếu tố khách quan bao gồm
tình hình thế giới và khu vực (châu Á - Thái Bình Dương và Đơng Á), trong đó nhấn
mạnh sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các yếu tố chủ quan do Mỹ chịu tác động từ cuộc
khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 khiến nền kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn
và can thiệp quân sự nước ngoài trong hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan làm cho
nước Mỹ ngày càng suy giảm vị thế và vai trò của một cường quốc hàng đầu thế
giới. Vì vậy, các yếu tố trên là cơ sở cho sự điều chỉnh chính sách Đơng Nam Á của
chính quyền Obama.
Chương 2: Phân tích chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thời kỳ Tổng thống
Barack Obama (2009 - 2016) trên các khía cạnh: chính trị - ngoại giao, an ninh quân sự, kinh tế và các vấn đề khác; những thuận lợi cũng như khó khăn việc Mỹ
thực hiện chính sách tại Đơng Nam Á; các phương thức thực hiện để phát huy thuận
lợi và hạn chế những khó khăn trong chính sách Đơng Nam Á của Mỹ; Tăng cường
mở rộng quan hệ với các đối tác mới nhằm can dự sâu vào các vấn đề của khu vực.

Chương
Đơng
Nam
3:
ÁPhân


Việt
tích
Nam
những
cũng
tác
như
động
bản
chính
thân
sách
Mỹ.
của
Bên
Mỹ Đơng
đối
cạnh
với
đó,
Á
vàbài
đưa
viết
ra
triển
cũng
đánh
vọng

giá
của
chính
sách
củanước
này
Mỹ đối
trong
nhiệm
với
kỳ
tiếp
Nam
theo.

14


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỦA MỸ
ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á THỜI KỲ TỔNG THỐNG BARACK OBAMA
(2009 - 2016)
1.1.

Cơ sở khách quan

1.1.1. Nhân tố quốc tế
Sự suy giảm vị thế của Mỹ trên trường quốc tế: Năm 1991, hệ thống Xã hội Chủ
nghĩa sụp đổ, Liên bang Xô Viết tan rã đã đánh dấu sự chấm dứt của chiến tranh
Lạnh và trật tự hai cực kết thúc. Với ưu thế vượt trội cả về kinh tế, quân sự và khoa
học - công nghệ, Mỹ thực hiện ý đồ thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ giữ vai

trị lãnh đạo thế giới. Có thể nói, trên thế giới lúc ấy, không một quốc gia nào có thể
ngang tầm hay có thể thách thức được vị thế siêu cường của Mỹ. Điều này quá rõ
ràng khi, nước Nga vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng kéo dài do các
vấn đề về chính trị, kinh tế - xã hội sau chiến tranh Lạnh để lại, khiến cho Nga không
thể sánh kịp với các cường quốc khác; Nước Nhật được ví là người khổng lồ về kinh
tế nhưng lại là một “chú lùn” về chính trị vì phải chấp nhận chịu sự kiểm sốt của
Mỹ về an ninh quốc phòng; Tây Âu vẫn phải nhờ vào cái ơ vũ khí chiến lược của
Mỹ; Trung Quốc thì đang trong quá trình cải cách để phát triển đất nước nên việc tìm
kiếm một mơi trường hịa bình, giữ thái độ ơn hịa trong các vấn đề quốc tế được
xem là cách tốt nhất để Trung Quốc thực hiện chính sách “ẩn mình chờ thời” của
mình.
Bước sang thế kỷ XXI, quan hệ quốc tế đang diễn ra theo xu thế hịa bình, hợp
tác và phát triển thì nổ ra cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 tấn công vào Trung tâm
Thương mại thế giới ở New York và Lầu Năm góc đã đặt Mỹ và các quốc gia, dân
tộc khác trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố, gây ra những tác động to
lớn và diễn biến phức tạp trong quan hệ quốc tế. Chính từ cuộc khủng bố này, nước
Mỹ đã nhận ra rằng vị thế siêu cường duy nhất của mình đang bị đe dọa nghiêm
trọng. Vì thế, dựa vào sức mạnh vượt trội về quân sự của mình, Tổng thống G.W.
Bush đã đơn phương phát động cuộc chiến tại Afghanistan vào năm 2001 nhằm trừng
phạt chính quyền Taliban vì cho rằng quốc gia đã dung dưỡng cho trùm khủng bố Al-


Qaeda - Osama Bin Laden. Tiếp tục vịn cớ vào chống khủng bố, chính quyền
G.W.Bush đã tuyên bố chống chính quyền của Tổng thống Sadam Hussein vào năm
2003 vì tin rằng Iraq có chứa vũ khí hủy diệt hàng loạt làm đe dọa đến hịa bình của
khu vực Trung Đơng. Kể từ đó, Mỹ lao vào cuộc chiến với quy mơ qn đội cực kỳ
lớn, nhiều toan tính và đầy tham vọng.
Để thực hiện chiến lược chống chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi toàn cầu, Mỹ đã
ráo riết tái lập và mở rộng căn cứ quân sự tại Đông Nam Á, Trung Á, lập Bộ chỉ huy
quân sự châu Phi, cho hoạt động trở lại Hạm đội IV ở vùng Caribe,.. .lam cho nước

Mỹ từ chỗ khá “an bình” chuyển thành “quốc gia thời chiến” [29]. Từ đó, theo
Joseph Nye cho rằng, trong suốt 8 năm dưới sự lãnh đạo của chính quyền G.W.Bush,
Mỹ đã bỏ qua sức mạnh mềm và luôn cố gắng giải quyết mọi sự cố bằng sức mạnh
cứng [30]. Chính việc này đã làm cho hình ảnh nước Mỹ trong cộng đồng quốc tế
giảm đi sự hấp dẫn, thay vào đó là một hình ảnh nước Mỹ bảo thủ, đầy ngạo mạn và
chính sách đối ngoại của Mỹ cũng bị nhiều nước phản đối, trong đó có cả đồng minh
của Mỹ.
Từ lâu châu Âu vẫn được xem là những đồng minh thân cận với Mỹ trong việc
giải quyết các vấn đề quốc tế nhưng cũng tỏ ra khơng hài lịng với chính sách đơn
phương, độc đoán của Mỹ. Cụ thể là, họ đã cản trở Mỹ thông qua các nghị quyết về
xâm lược Iraq. Bản thân các nước châu Âu bắt đầu nhận thấy rằng giữa họ và Mỹ
khơng có cùng sự nhìn nhận về các mối đe dọa an ninh lớn nhất. Do đó, châu Âu
ngày càng ít tin tưởng lợi ích, chiến lược và chính sách của họ và Mỹ sẽ cùng song
trùng với nhau.
Ở các nước Mỹ Latinh, nơi Mỹ coi là “sân sau” của mình cũng nổi lên khẳng
định tính độc lập hơn trước ảnh hưởng của Mỹ như Brazil, Chile, Mexico,.thể hiện rõ
nét trong việc các nước này công khai phản đối hành động xâm lược của Mỹ tại Iraq
và ngăn cản các nghị quyết cứng rắn đối với Iraq do Mỹ đề xướng. Khu vực này
ngày càng muốn tách khỏi sự dính líu của Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề về
chính trị, tự chủ về nền kinh tế thông qua việc ký kết các hiệp định mậu dịch với các
nước khác và định hướng con đường riêng để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, uy tín và “sức mạnh mềm” của Mỹ tại các nước Cộng đồng các
quốc gia độc lập (SNG) cũng suy giảm, họ bắt đầu có xu hướng chống lại chính sách


can thiệp của Mỹ và ngày càng hoài nghi “giá trị Mỹ” tại các nước này. Ở Đơng Nam
Á, hình ảnh nước Mỹ trong cộng đồng các tín đồ Hồi giáo khơng cịn như trước, cụ
thể là trong một cuộc thăm dị cơng luận mang tên “Thế giới suy nghĩ gì trong năm
2002” tại Indonesia và Malaysia, có tới 70% số người được hỏi bày tỏ ngưỡng mộ
của họ về khoa học - công nghệ của Mỹ và 40% cuốn hút bởi truyền hình, phim ảnh,

âm nhạc, những ý tưởng về dân chủ và phương pháp kinh doanh của Mỹ. Nhưng sau
khi Mỹ tấn cơng Iraq (năm 2003) uy tín của Mỹ tại Indonesia giảm xuống dưới 15%
[29] và những người Hồi giáo bắt đầu có thiện cảm khơng tốt đối với nước Mỹ.
Sự suy giảm của Mỹ còn thể hiện trên các diễn đàn quốc tế, nhất là Liên Hợp
Quốc, Mỹ cũng khơng thể hiện tốt vai trị của mình với các vấn đề như giải pháp
chống tình trạng nóng lên của trái đất, thành lập Tịa án hình sự quốc tế. Thêm vào
đó, là việc Mỹ gia tăng bảo hộ mậu dịch từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008. Chính những điều trên đã làm quốc tế thất vọng về Mỹ, uy tín và quyền lực
của Mỹ theo đó cũng giảm đi tại các tổ chức quốc tế, khu vực và trên thế giới.
Có thể nói, vào thập niên đầu của thế kỷ XXI, tuy vị thế của Mỹ có suy giảm
tương đối nhưng Mỹ vẫn là quốc gia có sức mạnh vượt trội hơn hẳn so với các cường
quốc khác. Song, Mỹ cũng khơng thể hồn toàn chiếm ưu thế tuyệt đối bởi sức mạnh
của các trung tâm quyền lực khác ngày càng được nâng cao và vươn lên cạnh tranh
ngôi vị với Mỹ.
Sự nổi lên của các cường quốc khác làm thay đổi cán cân quyền lực trong các
thể chế quốc tế và khu vực: Trong bối cảnh nước Mỹ đang suy giảm tương đối vị thế
của mình trên trường quốc tế, nhiều quốc gia khác thì đang tăng cường thúc đẩy sự
tăng trưởng về kinh tế của mình thơng qua việc tận dụng mở cửa thị trường, tự do
lưu thơng hàng hóa và thành tựu về khoa học - công nghệ để vươn lên cạnh tranh
trực tiếp với Mỹ. Đặc biệt là các nước trong nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung
Quốc) trở thành bốn trụ cột trong nhóm các nước đang phát triển, đạt được tốc độ
tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới và ngày càng đóng vai trị quan trọng trong
nền kinh tế toàn cầu.
Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới cuối năm 2008,
các quốc gia trong BRIC có mức tăng trưởng trung bình 7-10% hàng năm và nằm
trong nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong năm 2008 tổng khối lượng


thương mại hai chiều của cả bốn nước là 260 tỷ USD. Năm 2009, GDP của BRIC
chiếm 15% tổng GDP, chiếm gần 25% sức mua và chiếm 40% dữ trự ngoại tệ của

tồn thế giới [31]. Cùng với đó, mỗi nước đều có những thế mạnh riêng mang tính bổ
trợ cho nhau tạo mối liên kết vững chắc hơn so với các tổ chức khác: Brazil phát
triển mạnh về nông nghiệp; Nga sở hữu tài nguyên năng lượng chiến lược; Ấn Độ có
trình độ phát triển cao về cơng nghệ - thơng tin; Trung Quốc trở thành nước có số
lượng xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Với sự phát triển ấn tượng này, các nước
BRIC ngày càng muốn có một vị trí xứng đáng hơn trên trường chính trị tồn cầu.
Điều này trở nên có trọng lượng hơn sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tồn
cầu năm 2008.
Có thể nói, sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, các nước trong nhóm BRIC
được đánh giá là những nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy phục hồi nền kinh tế
thế giới, duy trì tốc độ phát triển tương đối ổn định. Trong khi đó, nền kinh tế của
Mỹ và châu Âu có dấu hiệu phát triển chững lại và suy thoái. Tốc độ tăng trưởng
GDP của Mỹ ln duy trì ở mức âm từ q III/2008 đến quý III/2009 lần lượt là 3.7%; -8.9%; -6.7%; -0.7% [6,tr.124]. Còn Liên minh châu Âu (EU), tăng trưởng
kinh tế thì giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, với tốc độ tăng GDP đạt
1.4%. Trong đó, tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng Euro chỉ đạt 1.2% (giảm 1.3%
so với tốc độ tăng 2.6% năm 2007) [32]. Bên cạnh đó, châu Âu cịn đối diện với cuộc
khủng hoảng nợ cơng đang có xu hướng tăng vọt, điển hình là Hy Lạp và Italia đều ở
mức trên 115% vào năm 2009 [33,tr.103]. Chính từ cuộc khủng hoảng này, theo Giáo
sư Federico Steinberg - nhà nghiên cứu đầu ngành về kinh tế - thương mại quốc tế
của Viện Hoàng gia Elcano cho rằng, quá trình hồi phục của nền kinh tế thế giới sau
cuộc khủng hoảng diễn ra với hai tốc độ trái ngược: trong khi các nền kinh tế mới nổi
tiếp tục tăng trưởng nhờ biết đối phó một cách thông minh với khủng hoảng và gần
như lấy lại được tốc độ tăng trưởng có được trước khi diễn ra vụ ngân hàng Mỹ
Lehman Brothers đổ bể, thì các quốc gia phát triển lại bị chìm ngập trong nợ công và
tương lai mờ mịt [34]. Từ thực tế này, việc nước Mỹ và châu Âu trải thảm đỏ chào
đón nhóm BRIC tham gia vào sân khấu kinh tế, thương mại tồn cầu và cùng các
nước này định hình “luật chơi” cho nền kinh tế thế giới là điều hiển nhiên.
Hai hệ thống tiền tệ quốc tế là Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới



(WB) vốn lâu nay nằm dưới sự áp đặt và phục vụ cho lợi ích của Mỹ và phương Tây.
Thế nhưng tình thế bây giờ đã thay đổi, các nước BRIC đã bắt đầu địi quyền lợi, vị
trí xứng đáng cho mình bằng việc yêu cầu cải tổ lại hệ thống tiền tệ quốc tế và mở
rộng thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để các nước phát
triển tham gia vào quyết định những chính sách quan trọng của tồn cầu.
Ngồi nhóm BRIC, các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị khu vực khác như
ASEAN, OPEC,.. .ngày càng phát triển mạnh mẽ, có tiếng nói độc lập và vươn lên
khẳng định vị thế, vai trị của mình trong việc hoạch định nền kinh tế và giải quyết
các vấn đề trong khu vực và thế giới.
Như vậy, sự yếu đi của nước Mỹ và các đồng minh châu Âu sau cuộc khủng
hoảng đã thúc đẩy Mỹ thời kỳ Barack Obama cần có những điều chỉnh về chính sách
đối nội, đối ngoại mang tính bước ngoặt để phục hồi lại nền kinh tế trong nước; gia
tăng khẳng định sức mạnh, vị thế quốc tế và duy trì vai trị lãnh đạo thế giới.
Những điểm nóng về an ninh truyền thống chưa giải quyết dứt điểm; các vấn đề
an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng tác động và thách thức đến sự ổn định
của nhiều khu vực và thế giới.
Tình hình an ninh truyền thống ở Trung Đông tiếp tục căng thẳng với các vấn đề
bạo lực ở Iraq vẫn gia tăng trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị cho kế hoạch rút quân vào
năm 2011; xuất phát từ các mối đe dọa an ninh khiến Iran quyết tâm theo đuổi tham
vọng hạt nhân để răn đe các cuộc tấn cơng bên ngồi, nhất là Israel; cuộc xung đột
Israel - Palestine vẫn rơi vào bế tắc vì các bên ln bảo vệ quan điểm của mình và
luôn bác bỏ các đề nghị của Mỹ; các cuộc bạo lực kéo dài ở Syria.chưa có những cải
thiện mới, luôn bùng nổ hết sức phức tạp nhưng không vượt quá tầm kiểm soát của
các nước lớn. Đối với châu Á thì ln tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về quân sự khi cả hai
quốc gia Nam Á là Ấn Độ và Pakistan đều sở hữu vũ khí hạt nhận và vấn đề khủng
hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên vẫn chưa có lối thốt.
Bên cạnh đó, các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai,
dịch bệnh, vấn đề an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh năng lượng, an ninh
lương thực,.. .ngay càng diễn biến phức tạp; gây thiệt hại về vật chất, tính mạng của
con người; đặt ra nhiều thách thức đối với sự ổn định chính trị, xã hội của nhiều quốc

gia.


1.1.2. Thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương
Theo tác giả Fareed Zakaria trong cuốn “Thế giới hậu Mỹ” cho rằng chúng ta
đang sống trong một công cuộc chuyển giao quyền lực thứ ba thời hiện đại với “sự
trỗi dậy của phần còn lại”. Nhiều quốc gia đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao,
điều này có thể nhìn rõ rệt nhất ở châu Á. Tác giả khẳng định nếu gọi cuộc chuyển
giao này bằng cái tên “sự trỗi dậy ở châu Á” thì e rằng vẫn chưa miêu tả thật tồn
diện và chính xác.Tuy ở cấp độ chính trị - quân sự nước Mỹ duy trì một thế giới siêu
quyền lực duy nhất nhưng trong các lĩnh vực khác như cơng nghiệp, tài chính, giáo
dục, xã hội, văn hóa thì vị trí độc tơn của Mỹ đang bị lung lay. Chúng ta đang bước
vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên được nhiều nơi, nhiều con người xác lập và định
hướng [7]. Châu Á - Thái Bình Dương được xem như biểu hiện của kỷ nguyên mới
này với nhiều thế lực có ảnh hưởng tồn cầu chứ khơng phải một thế giới được định
hình và thống trị bởi một quốc gia duy nhất (Mỹ) như trước đây.
Khu vực phát triển năng động và đầy tiềm năng: Nhiều nhà nghiên cứu đã dự báo
thế kỷ XXI được coi là kỷ nguyên châu Á - Thái Bình Dương, nhất là sau cuộc
khủng hoảng kinh tế năm 2008, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là
khu vực có khả năng phục hồi kinh tế nhanh chóng và tốc độ tăng trưởng cao. Theo
Quỹ Tiền tệ quốc tế, GDP của toàn thế giới trong năm 2008 chỉ tăng khoảng 3%
trong khi GDP của Mỹ và EU ở mức âm thì GDP của Trung Quốc vẫn đạt mức 7-8%,
Ấn Độ 6%, Nga 5-6% và toàn châu lục là trên 5%. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc bỏ
ra 568 tỷ USD để kích thích nền kinh tế Trung Quốc và thế giới đã được Mỹ và các
nước EU đánh giá cao [35]. Sự tăng trưởng của khu vực đã góp phần thúc đẩy sự
phục hồi nền kinh tế thế giới và được xem là điểm sáng cho nền kinh tế tồn cầu.
Hơn nữa, khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm tới 40% diện tích tồn cầu;
41% dân số thế giới và 61% GDP của các nước cộng lại. Đây là khu vực phát triển
kinh tế năng động với 48% nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ngoài khu vực,
47% giao dịch thương mại quốc tế mỗi năm và quan trọng hơn, khu vực này còn tập

trung tới 65% nguồn nguyên liệu toàn cầu và nhiều tuyến đường hàng hải quốc tế
quan trọng [36]. Ngoài ra, khu vực cịn có nguồn tài ngun thiên nhiên phong phú,
có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn, nhân lực dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Không chỉ dừng lại ở vị thế hiện tại, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang


dần khẳng định vai trò trung tâm kinh tế thế giới và chiến trường chính cho các hoạt
động thương mại kinh tế toàn cầu trong thế kỷ XXI. Với triển vọng này, khu vực
châu Á - Thái Bình Dương sẽ góp phần đưa Mỹ vượt qua những vấn đề nội tại nan
giải như tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ, nợ cơng trầm trọng và thất nghiệp
tăng cao. Có thể nói, khu vực này có thể được xem là một “cứu cánh” quan trọng cho
nền kinh tế của Mỹ khi châu Âu vẫn chìm đắm trong khủng hoảng nợ cơng dai dẳng.
Thêm vào đó, là tình trạng an ninh bất ổn tại Trung Đông - Bắc Phi và xu hướng gia
tăng của phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh đã góp phần khiến cho chính quyền
B.Obama có những điều chỉnh chính sách đối ngoại tích cực sang khu vực châu Á Thái Bình Dương nói chung và Đơng Nam Á nói riêng.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc:Sau một thời gian thực hiện chủ trương “ẩn
mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình và điều chỉnh chiến lược “phát triển hịa bình”,
Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, chính trị - ngoại giao và
quân sự.
Về kinh tế, năm 2007, GDP của Trung Quốc đạt 3.280 tỷ nhân dân tệ (481 tỷ
USD) tương đương 23.7% GDP của Mỹ, 74.9% GDP của Nhật Bản và 99.5% GDP
của Đức; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2.170 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người
ở Trung Quốc đạt 2.360 USD đã đưa Trung Quốc từ nước có mức thu nhập thấp vào
danh sách những nước có thu nhập thấp trung bình [37]. Khơng chỉ thế, Trung Quốc
cịn là một trong những nước đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng của thế giới. Năm
2007, Trung Quốc đóng góp 17% vào tăng trưởng GDP thế giới (cao hơn Ấn Độ và
Nga với 3-4%). Theo dự báo của năm 2009, trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng
kinh tế, trong khi các nước phát triển chỉ tăng trưởng từ 0-1% thì Trung Quốc vẫn
duy trì mức tăng trưởng khoảng 8-10% [38]. Ngoài ra, xét về GDP năm 2010, Trung
Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thế hai trên thế giới (sau Mỹ).

Từ mức tăng trưởng này, Trung Quốc đang ngày càng vươn lên để cạnh tranh với các
nền kinh tế lớn thế giới như Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu.
Về quân sự, trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, từ sự phát triển về kinh tế kết
hợp với những thành tựu tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã cho phép
Trung Quốc thực hiện hiện đại hóa qn sự một cách tồn diện. Trung Quốc khơng
ngừng gia tăng ngân sách quốc phịng, theo báo cáo từ phía Trung Quốc, chi phí của


họ cho quốc phòng trong năm 2007 vào khoảng 52 tỷ USD và năm 2008 là 61 tỷ
USD [39]. Tuy nhiên, Mỹ cho rằng những con số mà Trung Quốc cơng bố rất thấp so
với con số ngồi thực tế.
Về hải quân, Trung Quốc dần hiện đại hóa các cảng biển, tăng số lượng tàu
ngầm, tàu chiến. Vào ngày 23/12/2008, hải qn Trung Quốc cũng đã cơng bố kế
hoạch đóng mới hai tàu sân bay (trọng tải 50 nghìn tấn) và được sử dụng năm 2015
[24,tr.38]. Về vũ trụ và khơng qn, đầu năm 2007, Trung Quốc đã cho phóng tên lửa
đạn đạo làm phá hủy một trong số các vệ tinh của nước này trong khơng gian. Từ đó,
năm 2011, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục duy trì đầu tư vào tên lửa hành trình
hiện đại, tên lửa đạn đạo tiêu chuẩn tầm ngắn và tầm trung, nâng cao năng lực quân
sự về không gian nhằm hỗ trợ cho vai trò và các chiến dịch ngày càng tăng của Quân
đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Để chứng minh năng lực được cải
thiện của mình, PLA đã thử nghiệm máy bay tàn hình J-20 đầu tiên; đưa tàu sân bay
đầu tiên chạy thử trên biển; hợp nhất sức mạnh phịng vệ trên khơng; chiến tranh
dưới đại dương; tấn công chiến thuật và ngăn chặn hạt nhân; nâng cao năng lực chỉ
huy và tác chiến [40]. Bên cạnh đó, Trung Quốc cịn phát triển hệ thống cơng nghệ
thông tin phục vụ trong vấn đề an ninh - quân sự để từng bước rút ngắn khoảng cách
với lực lượng vũ trang hiện đại của nước này.
Có thể nói, chiến lược hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đã từng bước khắc
phục những yếu kém và thu hẹp khoảng cách về sức mạnh quân sự với Mỹ, đưa nước
này trở thành quốc gia có vị thế và tầm ảnh hưởng ngày một tăng trong khu vực châu
Á - Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung. Mặc dù Mỹ vẫn là cường quốc

số 1 về khả năng quân sự nhưng Mỹ cũng phải dè chừng trước sự trỗi dậy về quân sự
của Trung Quốc vì bản thân Trung Quốc cũng đang gia tăng sức mạnh ra phạm vi
tồn cầu, có thể thách thức đến vai trị lãnh đạo thế giới của Mỹ trong tương lai.
Về lĩnh vực chính trị - ngoại giao, Trung Quốc ngày càng có ưu thế hơn Mỹ trong
việc lơi kéo các nước tại khu vực vào quỹ đạo của mình. Cụ thể là, các nước châu Á
đã bắt đầu dàn xếp quan hệ với Trung Quốc theo hướng tăng cường hợp tác, và nhất
là Trung Quốc cũng rất khéo léo làm ấm dần lên các mối quan hệ với Nhật Bản,
ASEAN, Nga, Hàn Quốc và Ấn Độ. Từ thực tế đó, tình hình ở châu Á đang diễn ra
theo hướng có lợi cho Trung Quốc và nếu các nước châu Á tăng cường nhận thức


hịa bình và thịnh vượng của khu vực khơng gắn với Mỹ thì vị trí và vai trị của Mỹ
sẽ suy giảm đáng kể [12,tr.42]. Có thể thấy rằng, Trung Quốc ngày càng trở thành
nhân tố quan trọng trong các vấn đề liên quan đến khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, đặc biệt là vấn đề an ninh ở Đài Loan, Bắc Triều Tiên, biển Đông và Hoa
Đông. Theo nhiều đánh giá, Trung Quốc đang trỗi dậy ở bốn điểm chính: thực lực
mạnh hơn, tầm nhìn xa hơn, chiến lược lớn hơn và ý chí quyết tâm hơn [14,tr.152].
Thực tế này khiến Mỹ phải thừa nhận rằng, về mặt chiến lược đã có sự cân bằng trên
các khu vực khác nhau trên thế giới, hàm ý là Mỹ đã không giành đủ sự quan tâm về
mặt chiến lược đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này buộc Mỹ dưới
chính quyền B. Obama cần có những tính tốn cho khu vực này trong trọng tâm
chiến lược tồn cầu của mình, nhất là mối quan hệ với Trung Quốc.
Sự phát triển mạnh mẽ của các cơ chế hợp tác tại khu vực: Thứ nhất, các cơ chế
do ASEAN giữ vai trò điều phối như ASEAN với Trung Quốc (ASEAN+1); ASEAN
với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3); Diễn đàn khu vực ASEAN
(ARF); Hội nghị Cấp cao Đơng Á (EAS); Hội nghị Bộ trưởng Quốc phịng các nước
ASEAN (ADMM) và mở rộng (ADMM+). Thứ hai, các cơ chế đa phương khác như
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Diễn đàn hợp tác Á Âu (ASEM); Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO),.. .Tất cả các cơ chế này không
ngừng gia tăng các cuộc hội đàm giữa các bên, ngày càng nâng cao ý thức cộng đồng
trong khu vực và có những sáng kiến nhằm xây dựng mơ hình phát triển cho khu

vực. Chính vì thế, nếu Mỹ tiếp tục “khơng quan tâm” đến các cơ chế này thì khả
năng Mỹ sẽ bị gạt bỏ ra khỏi các tổ chức kinh tế, chính trị này là điều có thể xảy ra.
Những thách thức an ninh tại khu vực: Vấn đề Đài Loan vẫn chưa thể tìm ra cách
giải quyết thỏa đáng, chứa đựng nhiều thách thức nguy hiểm. Trên thực tế, vấn đề
Đài Loan là mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, với những lý do của mình, cả hai
nước khơng thể từ bỏ Đài Loan. Trung Quốc coi Đài Loan là một bộ phận của mình,
nếu Trung Quốc “bng” Đài Loan thì sẽ tạo ra một hiệu ứng Domino tại các vùng
đòi ly khai như Tây Tạng và Tân Cương. Nếu Mỹ khơng giữ Đài Loan thì các nước
trong khu vực có thể đứng về phía Trung Quốc [20,tr.153], Mỹ sẽ mất dần cái cớ về
quân sự, an ninh (yếu tố đảm bảo tính tiếp tục trong chính sách của Mỹ) và tiếng nói
cũng giảm đi tại khu vực (khi các nước tự giải quyết được các vấn đề an ninh). Bên


cạnh đó, nếu mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Đài Loan xấu đi thì sẽ
ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình an ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương,
trong đó có Đơng Nam Á. Tiếp đó là vấn đề khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều
Tiên đã trở thành vấn đề mang tính quốc tế, từ đầu thế kỷ XXI đến nay, Triều Tiên
liên tục thử các vụ tên lửa làm đe dọa đến tình hình an ninh tại khu vực. Nhiều cuộc
tiếp xúc song phương, đa phương đã được mở ra nhưng vẫn chưa đạt được sự đồng
thuận giữa các bên liên quan. Bên cạnh đó, các vấn đề tranh chấp biển đảo ở biển
Đông và biển Hoa Đông vẫn cịn căng thẳng và phức tạp.
Để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, các nước trong khu vực sẽ có xu hướng
chạy đua vũ trang, việc này sẽ đe dọa đến sự ổn định tại khu vực mà lợi ích quốc gia
của Mỹ đang hiện diện sẽ gặp không ít khó khăn, nhất là sự trỗi dậy mạnh mẽ của
Trung Quốc tại khu vực này.
Tóm lại, việc xây dựng một cấu trúc an ninh cũng như một cơ cấu kinh tế hoàn
thiện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của
Mỹ nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Chính vì thế, việc Washington
“tái cân bằng” sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương (nhất là Đơng Nam Á) có ý
nghĩa quan trọng, đảm bảo mục tiêu duy trì vai trị lãnh đạo của Mỹ.

1.1.3. Tình hình và vị thế gia tăng của khu vực Đơng Nam Á
Vai trị gia tăng của ASEAN: ASEAN ngày càng đóng vai trị trung tâm và chủ
đạo trong các cơ chế kinh tế, chính trị - an ninh và văn hóa - xã hội, được các nước
lớn quan tâm và tăng cường can dự vào khu vực. Với mục tiêu xây dựng Cộng đồng
ASEAN vào năm 2015 vừa qua đã khẳng định những bước tiến quan trọng trong quá
trình phát triển của tổ chức; tăng cường hợp tác và thúc đẩy lòng tin trong nội khối
cũng như các đối tác bên ngoài khu vực; thúc đẩy quy tắc đồng thuận trong việc giải
quyết các vấn đề của khu vực, duy trì vai trị trung tâm trong cơ chế của khu vực và
nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
Khơng chỉ vậy, ASEAN cịn là hạt nhân trong các diễn đàn lớn như ARF, APEC,
ASEM,.... Tuy số lượng thành viên ASEAN tham gia ít hơn so với các nước đối tác
đối thoại của ARF nhưng ASEAN vẫn luôn khẳng định vai trò trung tâm, là người
dẫn dắt của Hiệp hội (nay là Cộng đồng) đối với các vấn đề an ninh và hợp tác ở khu
vực. Các nước ASEAN luôn bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở các tiến trình hợp


tác khu vực hiện có. Cùng với đó, ASEAN cịn tập trung xây dựng, bổ sung các thể
chế cũng như các cơ chế hợp tác mới để điều hòa lợi ích giữa các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á và giữa khu vực này với các nước lớn. Tích cực thúc đẩy hợp tác
khu vực đi vào thực chất, hiệu quả, đồn kết để cùng nhau đối phó với các thách thức
an chung [79]. Với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN đã
trở thành động lực để diễn đàn được triển khai đúng hướng, đúng thực chất và giúp
định hướng khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện tại và trong tương lai.
Các cường quốc mới nổi cạnh tranh chiến lược tại khu vực: Sau khi chiến tranh
Lạnh kết thúc, Mỹ rút khỏi hai căn cứ quân sự chủ chốt tại Philippines là Clark và
Subic. Sự thiếu vắng này, Mỹ đã vô tình tạo một khoảng trống quyền lực tại Đơng
Nam Á và mở ra cơ hội cho nhiều quốc gia bày tỏ tham vọng muốn lấp đầy khoảng
trống đó, mà tiêu biêu là Trung Quốc.
Trong khi Mỹ vẫn đang bận giải quyết các vấn đề tại Trung Đông, Trung Quốc đã
triển khai chính sách ngoại giao láng giềng, củng cố và mở rộng ảnh hưởng ra tồn

bộ khu vực Đơng Nam Á. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của
ASEAN, thiết lập “mối quan hệ đối tác chiến lược” và ký kết hàng loạt các văn kiện
pháp lý mang tính ràng buộc giữa hai bên.
Bên cạnh đó, các cường quốc khác như Ấn Độ đang tập trung tăng cường quan
hệ trên mọi lĩnh vực và mở rộng quan hệ với các nước lớn có lợi ích tại khu vực;
Nhật Bản mong muốn thực hiện ước mơ chuyển đổi sức mạnh kinh tế thành sức
mạnh chính trị, ngoại giao để hồn tồn thốt khỏi cái bóng của Mỹ về vấn đề đối
ngoại; Nga thì khởi động lại chính sách đối với Đơng Nam Á và nâng tầm hoạt động
ngoại giao lên một bước mới. Sự quan tâm của các cường quốc đối với Đông Nam Á
đã làm thay đổi tương quan lực lượng tại khu vực, khiến Đông Nam Á trở thành
“vùng đệm” vô cùng quan trọng trong chiến lược kiềm chế lẫn nhau của các nước
lớn [41].
Một trong những lý do khiến các nước lớn tăng cường mối quan tâm đến khu vực
Đơng Nam Á chính là giá trị địa chiến lược đang tăng lên của khu vực. Đông Nam Á
sở hữu 4 trong tổng số 16 tuyến hàng hải chiến lược của thế giới bao gồm Malaska,
Blombok, Sunda, Ombai Wetar. Đặc biệt eo biển Malaska là eo biển nhộn nhịp thứ
hai trên thế giới. Khu vực Đơng Nam Á là khu vực có 10 nền kinh tế tạo nên một thị


×