Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Chính sách xoay trục của mỹ sang khu vực châu á thái bình dương và tác động của chính sách đó tới việt nam từ năm 2009 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.89 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
•••

NIÊN KHĨA 2011 - 2015

CHÍNH SÁCH XOAY TRỤC CỦA MỸ SANG
KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐĨ TỚI VIỆT
••

NAM TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: SƯ PHẠM LỊCH SỬ
Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÝ VĂN NGOAN
Sinh viên thực hiện: KHÚC THỊ THÙY LINH
•••

Mã số sinh viên: 1156020016
Lớp: D11LS01
BÌNH DƯƠNG, 05/2015

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ từ Giảng

1


viên hướng dẫn là Thạc sĩ Lý Văn Ngoan. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong
đề tài là trung thực và chưa được cơng bố trong cơng trình nghiên cứu nào trước


đây. Những số liệu trong khóa luận phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được tác giả thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau có ghi trong phần tài liệu
tham khảo. Ngồi ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và được thể hiện trong phần tài liệu tham
khảo.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội
đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Bình Dương, tháng 5 năm 2015
rp

L-

-•2

Tác giả

Khúc Thị Thùy Linh

2


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài “Chính sách xoay trục của Mỹ sang khu vực Châu
Á- Thái Bình Dương và tác động của chính sách đó tới Việt Nam từ năm 2009
đến nay”, tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân và gia đình đã ln động viên, ủng
hộ tôi, đến tất cả bạn bè đã giúp đỡ tơi trong việc tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo
và đưa ra những ý kiến đóng góp cho khóa luận của tơi được hồn thiện hơn.
Đồng thời, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô trong khoa
Sử và thầy cô trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
học tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Lý Văn Ngoan- người
trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp, thầy đã tận tình chỉ bảo và
từng bước hướng dẫn tơi trong suốt q trình từ soạn thảo đề cương cho đến lúc
hồn thiện khóa luận.
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của bản thân
cho nên khóa luận sẽ khơng tránh khỏi những khiếm khuyết cần được góp ý, sửa
chữa. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ để khóa luận được hồn
thiện hơn.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN


MỤC LỤC
Trang
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của đề tài

7. Bố cục của đề tài
NỘI DUNG
Chương 1. NGUYÊN NHÂN CHÍNH SÁCH XOAY TRỤC CỦA MỸ
SANG CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY
1.1. Khái quát chính sách đối ngoại của Mỹ từ năm 1993 đến năm 2009
1.1.1. Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton
(1993- 2001) 12
1.1.2. Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống George
Wallker Bush (2001- 2009)
1.1.3. Nhận xét
1.2. Nguyên nhân Mỹ thực hiện chính sách xoay trục sang khu vực Châu
Á- Thái Bình Dương
1.2.1. Vai trị của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
1.2.1.1. Khái quát về khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
1.2.1.2. Vai trị của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
1.2.2. Sự nổi lên của Trung Quốc
1.2.3. Vấn đề Triều Tiên
1.2.4. Lợi ích của Mỹ ở Châu Á- Thái Bình Dương
1.2.4.1. Lợi ích về kinh tế 24

1
2
3
5
6
6
8
8
10
10

10
10
12
12
12

14
17
17
17
18
19
21
23
24

1.2.4.2. Lợi ích về chính trị, quân sự 25 Chương 2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH
XOAY TRỤC CỦA MỸ SANG
KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY 28
2.1. Nội dung chính sách xoay trục của Mỹ

28

2.2. Những hoạt động cụ thể trong chính sách xoay trục của Mỹ

30

2.2.1. Giai đoạn 2009- 2012

30


2.2.1.1. Trong lĩnh vực kinh tế

30

2.2.1.2. Về vấn đề thúc đẩy dân chủ và nhân quyền

32

2.2.1.3. Trong lĩnh vực chính trị, quân sự

33


2.2.2. Giai đoạn 2013- 2015

35

Chương 3. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH XOAY
TRỤC CỦA MỸ SANG KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG
TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY

38

3.1. Đối với khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

38

3.1.1. Các nước đồng minh của Mỹ


38

3.1.2. Trung Quốc

39

3.1.3. Các nước Đông Nam Á- Tổ chức ASEAN

41

3.2. Đối với Mỹ

43

3.3. Việt Nam trong chính sách xoay trục của Mỹ

44

3.3.1. Vai trị của Việt Nam đối với Mỹ

44

3.3.1.1. Vai trò kinh tế

44

3.3.1.2. Vai trị chính trị

45


3.3.2.

47

Tác động chính sách xoay trục của Mỹ đối với Việt Nam

3.3.2.1. Những mặt thuận lợi

47

3.3.2.2. Những khó khăn, thách thức

52

KẾT LUẬN

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

56


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
APEC

rpA

rri*


r

Al

rpA

rri*

r

<7* i_

Tên Tiếng Anh
Tên Tiếng Việt
Asia-Pacific
Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu
Cooperation

Á- Thái Bình Dương

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các Quốc gia Đông

Nations

Nam Á

ARF


ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực ASEAN

ASEM

The Asia-Europe Meeting

Diễn đàn hợp tác Á-Âu

DOC

Declaration on Conduct of the

Tuyên bố về ứng xử của các bên

Parties in the Bien Dong Sea

ở Biển Đông

EU

European Union

Liên minh châu Âu

FED

Federal Reserve System- Fed


Cục dự trữ liên bang Mỹ

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GE

General Electric

Công ty General Electric của Mỹ

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

NATO

North Atlantic Treaty Organization

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây

ASEAN

Dương

TAC

TPP

UNCLOS

USAID

Treaty of Amity and Cooperation in Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác
Southeast Asia

ở Đông Nam Á

Trans-Pacific Strategic Economic

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến

Partnership Agreement

lược xuyên Thái Bình Dương

United Nations Convention on Law

Công ước Liên Hiệp Quốc về

of the Sea

Luật biển

Agency


for

International Cơ quan phát triển quốc tế của

Development of the United States

chính phủ Mỹ

government
WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WEF

World Economic Forum

Diễn đàn Kinh tế thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

MỞ ĐẦU



1. Lý do chọn đề tài
Nếu so với các quốc gia Anh, Pháp, Đức thì Mỹ là một quốc gia non trẻ ra đời
vào năm 1776, nhưng với tinh thần tự lực tự cường và những chính sách ngoại giao
khơn khéo, nước Mỹ đã nhanh chóng vượt qua Anh, Pháp, Đức và trở thành quốc gia
số một thế giới về sức mạnh kinh tế, chính trị. Đặc biệt, trong hai cuộc chiến tranh thế
giới thứ nhất và thứ hai, khi mà tất cả các nước trên thế giới đều chịu thiệt hại bởi
chiến tranh, chỉ riêng nước Mỹ không bị thiệt hại sau chiến tranh mà thậm chí cịn
giàu lên nhanh chóng nhờ bn bán vũ khí và những chính sách ngoại giao thông
minh. Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới bước vào thời kỳ chiến
tranh lạnh, nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa
đang lan rộng, Mỹ và Liên Xô liên tục chạy đua vũ trang và viện trợ kinh tế cho các
nước trong hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Chính điều này, làm cho
tiềm lực của nước Mỹ ngày càng đi xuống, Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa bị
tan rã. Năm 1991, chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới bước sang thời kỳ hịa bình, ổn
định, hợp tác và phát triển. Lúc này, nổi lên những trung tâm sức mạnh thách thức vị
trí số một của Mỹ như sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu, Nhật Bản, sự trỗi dậy của
Trung quốc... Do mải mê chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh nên nền kinh tế
của Mỹ đã giảm sút nặng nề. Năm 1993, Bill Clinton (B.Clinton) nhậm chức Tổng
thống Mỹ, nhằm đưa nền kinh tế Mỹ phát triển trở lại, ông đã tập trung phát triển
kinh tế, quan tâm giải quyết những vấn đề trong nước. Những chính sách này của
Tổng thống B.Clinton đã đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế sau hơn 40
năm chạy đua vũ trang, bước đầu củng cố và khơi phục dần lại vị trí số một của Mỹ.
Năm 2001, George Walker Bush (G.W.Bush) lên làm Tổng thống tình hình
nước Mỹ hồn tồn thay đổi, nhất là sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, nước Mỹđại diện là chính quyền Tổng thống G.W.Bush đã có sự điều chỉnh về chiến lược,
chính sách đối ngoại của mình và phát động cuộc chiến chống khủng bố. Sự kiện
ngày 11/9/2001 buộc Mỹ phải điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, tập trung
vào vấn đề an ninh quốc gia hơn là phát triển kinh tế. Điển hình là tiến hành một loạt
những cuộc chiến tranh chống khủng bố và áp đặt chính sách đơn phương trong các
chiến lược ngoại giao. Điều này đã làm cho vị trí số một của Mỹ bị thách thức thêm

một lần nữa. Trải qua tám năm cầm quyền (2001- 2009), Tổng thống G.W.Bush đã để
lại cho Tổng thống Barack Hussein Obama (Obama) một gia tài không mấy khả


quan, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 bắt nguồn từ nước Mỹ, kéo
theo là cuộc khủng hoảng trên tồn thế giới. Tình hình đó buộc chính quyền Tổng
thống Obama phải xem xét lại những chính sách đối nội, đối ngoại, nhất là chính sách
ngoại giao với các nước, các tổ chức trong khu vực và thế giới, giảm dần vai trò ở
Châu Âu, từng được mệnh danh là trung tâm của thế giới với sự tập trung chính sách
đối ngoại của các đời Tổng thống Mỹ trước đó và chuyển sang một khu vực khác với
những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, mức độ tăng trưởng kinh tế trong khu
vực ngày càng cao, đó chính là khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Ở khu vực này,
đang tồn tại những lợi ích chiến lược đối với Mỹ mà Mỹ không thể bỏ qua. Nhất là
các vấn đề ln là điểm nóng trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung như:
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, sự nổi lên của Trung (Quốc... Vì vậy, chiến
lược ngoại giao mới của Mỹ là “chính sách xoay trục” sang Châu Á- Thái Bình
Dương. Để có sự điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới theo hướng tăng cường
xem trọng Châu Á- Thái Bình Dương và giảm dần sự tập trung vào Châu Âu, Mỹ đã
xác định khu vực này đang tồn tại những lợi ích sống cịn của Mỹ về kinh tế, chính
trị, quân sự, đối ngoại.
Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay với sự phát triển của các nước, các khu vực,
các tổ chức. cần sự hợp tác để giảm thiểu xung đột, mâu thuẫn, coi hợp tác phát triển
kinh tế, ổn định chính trị, an ninh xã hội là trọng tâm. Lấy hợp tác đa phương thay thế
hợp tác đơn phương trên cơ sở xây dựng thế giới đa cực.
Chính vì vậy, Mỹ đã có những điều chỉnh chiến lược như thế nào với khu vực
Châu Á- Thái Bình Dương trong bối cảnh thế giới hiện nay? Nội dung chính sách
xoay trục ra sao? Thêm vào đó là tác động chính sách xoay trục của Mỹ đối với khu
vực Châu Á- Thái Bình Dương như thế nào? Bên cạnh đó, là một cơng dân nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tơi muốn tìm hiểu về vai trị của Việt Nam trong
chính sách đối ngoại mới của một nước được gọi là cường quốc số một thế giới và

những tác động của “Chiến lược xoay trục” tới Việt Nam ra sao? Những vấn đề trên
đã thôi thúc tơi quyết định chọn đề tài “Chính sách xoay trục của Mỹ sang khu vực
Châu Á- Thái Bình Dương và tác động của chính sách đó tới Việt Nam từ năm
2009 đến nay)” làm đề tài nghiên cứu và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm hướng tới các mục đích cốt lõi sau:


Thứ nhất, những nguyên nhân dẫn tới sự ra đời chính sách xoay trục của Mỹ từ
năm 2009 đến nay.
Thứ hai, nội dung cơ bản của chính sách xoay trục sang Châu Á- Thái Bình
Dương của Mỹ.
Thứ ba, bước đầu đưa ra đánh giá sơ bộ về tác động chính sách xoay trục của
Mỹ từ năm 2009 đến năm 2015 đối với nước Mỹ nói riêng và khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương nói chung. Ngồi ra, cịn đánh giá tác động của chính sách xoay trục tới
Việt Nam và vai trị của Việt Nam trong chính sách xoay trục của Mỹ.
3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ tính chất tác động nhanh chóng và sâu sắc, chiến lược đối ngoại
của Mỹ đối với các nước trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực Châu ÁThái Bình Dương nói riêng trong thời kỳ mới đã và luôn trở thành vấn đề được các
nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn
đề này như:
“Nước Mỹ cuộc chuyển giao quyền lực lịch sử” của Quốc Thiều- Hiến Lương,
Nxb Qn đội nhân dân, năm 2009. Cơng trình này nêu rõ tình hình nước Mỹ trước
khi Tổng thống Obama lên nắm quyền suy thoái về mọi mặt kinh tế, chính trị, quân
sự, vị thế nước Mỹ trong mắt thế giới.
“Mỹ chủ chương chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương” của Lê Thế Mẫu đăng trong Tạp chí Cộng sản, trong đó nêu lên sự phát triển
của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương dẫn tới sự điều chỉnh trọng tâm chiến lược
toàn cầu sang khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
“Những yếu tố góp phần định hình chiến lược xoay trục sang Châu Á- Thái

Bình Dương của chính quyền Obama” của ThS.Nguyễn Thị Hồng Minh và Nguyễn
Đình Ngân trong Tạp chí Châu Mỹ ngày nay. Trong đó phân tích rõ những ngun
nhân chính sách xoay trục của Mỹ.
Đặc biệt là bài phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton “Thế kỷ Thái Bình
Dương của Hoa Kỳ” được dịch sang Tiếng Việt và đăng trong Tạp chí Châu Mỹ ngày
nay. Trong đó nhấn mạnh rõ tầm quan trọng của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
trong chính sách ngoại giao của Mỹ, đã vượt qua vị trí trung tâm của Châu Âu trong
các chính sách ngoại giao của Mỹ thời trước đó.
Ngồi ra, cịn các cơng trình “Sự điều chỉnh chính sách Đơng Nam Á của chính


quyền B.Obama” của TS.Lê Khương Thùy, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay; “Nhật Bản
và chính sách Châu Á- Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama” của
ThS.Nguyễn Ngọc Mạnh, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay; “Obama và chính sách Đơng
Nam Á hiện nay” của Nguyễn Thiết Sơn, tạp chí Châu Mỹ ngày nay...
Bên cạnh đó, có những tác phẩm liên quan tới đề tài như: “Quan hệ Hoa KỳASEAN 2001- 2020” của GS.TS.Nguyễn Thiết Sơn, Nxb Từ điển Bách khoa, năm
2012; “Quan hệ kinh tế Việt Nam- Hoa Kỳ vấn đề, chính sách và xu hướng” của
GS.TS.Nguyễn Thiết Sơn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2011.
Nhìn chung, qua các cơng trình, đã nêu rõ sự chuyển hướng chính sách ngoại
giao của Mỹ sau khi Obama lên làm Tổng thống. Tuy nhiên, các bài viết, cơng trình
hầu hết đều nhấn mạnh vào chính sách ngoại giao của Mỹ sau năm 2009 hoặc nội
dung sự điều chỉnh chiến lược ngoại giao của Mỹ mà khơng có sự kết nối giữa các
thời kỳ. Đề tài “Chính sách xoay trục của Mỹ sang khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương và tác động của chính sách đó tới Việt Nam từ năm 2009 đến nay)” của
tác giả khái quát những chính sách ngoại giao của Mỹ trước năm 2009 để thấy rõ sự
khác biệt trong các chính sách ngoại giao của các đời Tổng thống Mỹ. Nội dung cốt
lõi của đề tài tập trung phân tích những nguyên nhân tác động đến chính sách ngoại
giao của Mỹ và nội dung của chính sách xoay trục. Sau đó, đề tài đưa ra những đánh
giá sơ bộ về tác động của chính sách xoay trục đối với Mỹ nói riêng và khu vực Châu
Á- Thái Bình Dương nói chung. Ngồi ra, tác giả cịn tìm hiểu một nhân tố góp phần

khơng nhỏ trong sự điều chỉnh chiến lược ngoại giao của Mỹ đó là Việt Nam, về vai
trò của Việt Nam và những tác động của chính sách xoay trục tới Việt Nam. Đề tài
dựa trên cơ sở kế thừa những gì các nhà nghiên cứu đi trước đã tìm hiểu, có sự phát
triển và làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu
Nội dung trọng tâm đi vào phân tích chính sách xoay trục của Mỹ ở khu vực

Châu Á- Thái Bình Dương trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống đương nhiệm
B.Obama.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích chính sách xoay trục của Mỹ dưới thời Tổng thống

Obama sang khu vực Châu Á- Thái Bình Dương từ năm 2009 đến nay trên các lĩnh


vực kinh tế, chính trị, quân sự...
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với phương
pháp logic nhằm làm nổi bật nội dung cốt lõi của vấn đề. Ngoài ra, tác giả cịn kết
hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh tài liệu... từ đó đưa ra những nhận
xét riêng để làm rõ vấn đề và cho người đọc có cái nhìn tổng quan về chính sách xoay
trục của Mỹ giai đoạn từ năm 2009 đến nay.
6. Đóng góp của đề tài
Thơng qua việc phân tích và làm rõ chính sách xoay trục của Mỹ để thấy được
vai trị và vị trí của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong chiến lược tồn cầu mới

của Mỹ. Qua đó khẳng định vai trò của Việt Nam trong chiến lược ngoại giao mới
của Mỹ và những tác động của chính sách này đối với Việt Nam.
Qua những vấn đề mà tác giả tập trung làm rõ, khóa luận có thể trở thành tài
liệu tham khảo hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu và quan tâm đến vấn
đề này.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài có
kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Nguyên nhân chính sách xoay trục của Mỹ sang khu vực Châu ÁThái Bình Dương từ năm 2009 đến nay
Ở chương này, trước hết tác giả đi vào khái quát chính sách ngoại giao trước khi
Tổng thống Obama lên cầm quyền để thấy được sự khác biệt trong chính sách ngoại
giao của các đời Tổng thống trước khi đưa ra chiến lược xoay trục sang khu vực Châu
Á- Thái Bình Dương. Sau đó, nêu rõ những ngun nhân chính khiến Mỹ thực hiện
chính sách xoay trục sang khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Chương 2. Nội dung chính sách xoay trục của Mỹ sang khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương từ năm 2009 đến nay
Chương này tác giả tập trung đi vào nghiên cứu nội dung và những hoạt động
trong chính sách xoay trục của Mỹ trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống
Obama (2009- 2015).
Chương 3. Đánh giá sơ bộ về tác động chính sách xoay trục của Mỹ sang khu
vực Châu Á- Thái Bình Dương từ năm 2009 đến nay


Bước đầu đưa ra đánh giá về tác động chính sách đối ngoại của chính quyền
Tổng thống Obama đối với Mỹ nói riêng và khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nói
chung. Đặc biệt là trường hợp Việt Nam, vai trị của Việt Nam trong chính sách xoay
trục của Mỹ và tác động chính sách xoay trục tới Việt Nam.


NỘI DUNG

Chương 1. NGUYÊN NHÂN CHÍNH SÁCH XOAY TRỤC CỦA MỸ
SANG KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY

1.1. Khái quát chính sách đối ngoại của Mỹ từ năm 1993 đến năm 2009
1.1.1.

Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton

(1993- 2001)
Năm 1993, Tổng thống Bill Clinton (B.Clinton) lên cầm quyền trong bối cảnh
chiến tranh lạnh kết thúc, nước Mỹ với vai trò là người thắng trận, nhưng do trải qua
hơn 40 năm với gánh nặng chạy đua vũ trang và “bao” về chi tiêu quân sự hầu khắp
thế giới (Mỹ phải gánh chịu từ 50 đến 55% chi tiêu quân sự của toàn thế giới) nên
nước Mỹ đã bị “suy giảm thế mạnh” về nhiều mặt so với các nước khác. Trong thời
gian Mỹ và Liên Xô ráo riết chạy đua vũ trang để khẳng định sức mạnh của mình, đã
tạo điều kiện cho các nước khác phát triển kinh tế, nổi lên các trung tâm kinh tế và
tài chính lớn: Tây Âu và Nhật Bản trở thành trong hai trong ba trung tâm kinh tế- tài
chính lớn nhất thế giới (sau Mỹ). Cả Tây Âu và Nhật Bản trong thời gian này đều trở
thành những đối thủ cạnh tranh vai trò số một thế giới với Mỹ.
Nhận thức rõ tình hình, sau khi nên nắm quyền Tổng thống B.Clinton đã ngay
lập tức ưu tiên thực hiện chính sách về kinh tế, xem đó là nhân tố hàng đầu của an
ninh quốc gia. Ông đề ra chiến lược “phục hưng nền kinh tế Mỹ”. Các chính sách
phát triển khoa học và cơng nghệ được chính phủ Mỹ hết sức chú trọng, nhằm tạo
nên ưu thế tuyệt đối cho sự cạnh tranh kinh tế của Mỹ. Với chính sách đó B.Clinton
đã đưa nước Mỹ thốt khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế sau chiến tranh lạnh và
đưa nước Mỹ phát triển trở lại: Tăng trưởng kinh tế đạt mức trung bình 2,5%/năm và
đang có chiều hướng tăng lên (cao hơn mức trung bình của 25 năm qua); Thâm hụt
ngân sách giảm từ 290 tỷ USD xuống còn 121 tỷ USD/năm; Tạo ra được 10,5 triệu
việc làm so với 1,7 triệu trong nhiệm kỳ Tổng thống Georgy Herbert Walker Bush
(G.H.Bush); Thu nhập bình quân đầu người sau khi tính thuế tăng 6% (G.H.Bush

2,5%) [25; 431].


Song song với những chính sách phát triển kinh tế, chiến lược đối ngoại của
Tổng thống B.Clinton được hình thành trên cơ sở duy trì vị trí số một của Mỹ. Tháng
2 năm 1995, chính quyền B.Clinton đề ra chiến lược toàn cầu mới “Chiến lược an
ninh quốc gia cam kết và mở rộng” theo hướng Mỹ cam kết tiếp tục can dự vào các
công việc của thế giới với tư cách “người lãnh đạo thế giới”, nhưng chú trọng hơn
vào vai trò “trọng tài” mà giảm dần vai trò “sen đầm”. Mở rộng cộng đồng các quốc
gia dân chủ, đề cao vai trò của các thể chế đa phương, trong đó Mỹ là hạt nhân.
Chiến lược mới đó được thể hiện qua ba mục tiêu cơ bản: Một là, phục hưng nền
kinh tế Mỹ; Hai là, duy trì và phát triển ưu thế quân sự của Mỹ trên thế giới; Ba là,
thúc đẩy dân chủ và thị trường tự do ở bên ngồi.
Thứ tự ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Mỹ trong thời kỳ này cũng
không thay đổi: Châu Âu vẫn là khu vực quan trọng và được đưa lên hàng đầu. Trong
bài phát biểu điều trần nhậm chức ngày 13/1/1993, Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Warren
Christopher đã sắp xếp thứ tự ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ lần lượt là:
Châu Âu, Châu Á, Trung Đông, Châu Mỹ la tinh, Châu Phi [19; 27].
Đối với Châu Âu: Mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược an ninh mới của Mỹ là
đặt trọng tâm vào Châu Âu. Châu Âu là “hạt nhân” lợi ích chiến lược của Mỹ. Tại
Hội nghị cấp cao NATO, Tổng thống B.Clinton đã nhận định “an ninh của thế hệ
chúng ta được quyết định bằng công cuộc cải cách ở các miền Đông Châu Âu thành
công hay thất bại”. Mối quan tâm của Mỹ tới khu vực này được thể hiện rất rõ thông
qua các chuyến thăm cấp cao tới các nước ở Châu Âu như; Cộng hịa Czech, Nga,
Hungary, Ukraine... Chính quyền B.Clinton luôn khẳng định khu vực Châu Âu là
“hạt nhân” và là “trung tâm” lợi ích an ninh của Mỹ. Mỹ tiếp tục củng cố và tăng
cường quan hệ với các nước đồng minh, đồng thời mở rộng NATO về hướng đông,
kết nạp thêm các nước Đông Âu cũ vào NATO như Ba Lan, Hungary, Cộng hòa
Czech năm 1999. Chính sách Châu Âu của chính quyền B.Clinton theo đuổi hai mục
tiêu cơ bản: Xây dựng một Châu Âu thực sự liên kết, dân chủ, thịnh vượng và hịa

bình; Liên kết các đồng minh và đối tác ở bên kia Đại Tây Dương để giải quyết
những thách thức toàn cầu. Mỹ đưa ra sáng kiến “đối tác kinh tế xuyên Đại Tây
Dương” nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế và củng cố quan hệ của Mỹ với
các nước Châu Âu.
Đối với Châu Á: Bảo đảm vai trò và vị trí của Mỹ ở khu vực Châu Á- Thái


Bình Dương. Mỹ cam kết ngày càng gắn bó chặt chẽ với các đồng minh của mình ở
khu vực này như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin, Thái Lan, Australia. Nhưng vị trí
Châu Á- Thái Bình Dương trong thời gian này đối với Mỹ không thể so sánh với khu
vực Châu Âu. Châu Âu vẫn giữ vị trí hàng đầu, là trung tâm trong các ưu tiên chính
sách ngoại giao của Mỹ.
Đối với Trung Đơng: Mỹ tích cực tham gia giải quyết các xung đột ở khu vực
này như vấn đề hịa bình giữa nhà nước Palestine và Isarel. Trong giai đoạn này,
Trung Đông chưa thật sự nổi lên những vấn đề nổi bật để trở thành sự quan tâm đối
với Mỹ.
Đối với Châu Mỹ La tinh: Đã từ lâu Mỹ luôn coi khu vực Mỹ La tinh là “sân
sau”, thuộc quyền kiểm sốt của riêng mình, với khẩu hiệu “Châu Mỹ là của người
Mỹ”. Vì thế, Mỹ đã thi hành các chính sách đối với khu vực này về kinh tế như mở
rộng đầu tư buôn bán với các nước Mỹ La tinh và thực hiện liên kết giữa Mỹ với các
nước trong khu vực.
Đối với Châu Phi: Chính quyền B.Clinton có những động thái tích cực trong
việc tham gia thúc đẩy giải quyết các vấn đề ở khu vực Châu Phi như cuộc xung đột
ở khu vực Hồ lớn Châu Phi, thông qua tổ chức Liên Hợp Quốc; Tham gia giải quyết
xung đột ở Angola; Đồng thời Mỹ đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố ở Sudan...
Nhìn chung, trong thời kỳ này, những chính sách ngoại giao của Mỹ khơng thật
sự nổi bật vì chính quyền Tổng thống B.Clinton chỉ thực sự quan tâm phát triển kinh
tế và khôi phục tình hình nước Mỹ sau chiến tranh lạnh. Với chiến lược “cam kết và
mở rộng” trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn là Châu Âu. Vì vậy, vai
trị và vị trí của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương hầu như khơng được nước Mỹ

quan tâm.
1.1.2. Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống George Walker
Bush (2001- 2009)
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều biến đổi phức
tạp. Thế giới vẫn đang trong thời kỳ quá độ sang một trật tự mới theo xu hướng đa
cực. Quan hệ quốc tế phát triển theo xu hướng đan xen phức tạp, tác động đa chiều
đến mối quan hệ song phương cũng như đa phương của các quốc gia dân tộc. Các
mâu thuẫn của thời đại vẫn tiếp tục dưới nhiều hình thức và nội dung mới như: xung
đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, hoạt động khủng bố


phát triển mạnh mẽ...
Ngày 20 tháng 1 năm 2001, G.W.Bush chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ
đời thứ 43. Ơng được thừa hưởng những thành quả về kinh tế đáng nể mà Chính
quyền B.Clinton để lại, trong đó có khoảng thặng dư liên bang 128 tỉ USD [31; 68].
Sau khi lên nắm chính quyền, Tổng thống G.W.Bush vẫn giữ khẩu hiệu duy trì vị trí
số một của Mỹ, nhưng nếu chính quyền B.Clinton coi trọng sự phát triển kinh tế, đầu
tư cho phát triển kinh tế thì chính quyền của Tổng thống G.W.Bush lại coi trọng vấn
đề chính trị, quân sự hơn kinh tế. Nhất là sau sự kiện ngày 11/9/2001, “Chiến lược an
ninh quốc gia trong thế kỷ mới” của Mỹ được đề ra. Chiến lược đó nhấn mạnh quyền
tự do hành động của Mỹ, “ngăn chặn sự thống trị của kẻ thù đối với những khu vực
quan trọng như: Châu Âu, Trung Đơng, Đơng Nam Á. Chính sách ngoại giao của
chính quyền G.W.Bush nổi lên một số nội dung sau:
Thứ nhất, chống khủng bố trở thành ưu tiên an ninh quốc gia hàng đầu. Ưu tiên
chiến lược này xuất phát từ sự xác định lại các mối đe dọa đối với Mỹ. Với việc nhận
thức lại về vấn đề này, chính quyền G.W.Bush đã xác định chủ nghĩa khủng bố quốc
tế trở thành kẻ thù số một của nước Mỹ; Nước Mỹ sẽ chiến đấu trong một thời gian
dài, khơng hạn định trên phạm vi tồn cầu để tiêu diệt các tổ chức khủng bố [12;
110]. Ngân sách quốc phòng của Mỹ liên tục tăng mạnh: năm 2000 là 311,7 tỉ USD,
năm 2001 là 307,8 tỉ USD đã tăng lên tới hơn 404 tỉ USD vào năm 2003 [20; 44].

Điều đó khẳng định mức độ quan trọng của cuộc chiến chống khủng bố cũng như
quyết tâm của Mỹ trong cuộc chiến này. Ưu tiên chống khủng bố sẽ chi phối và xác
định những chính sách đối ngoại của Mỹ tới từng vấn đề, từng khu vực và từng đối
tượng cụ thể. Chiếm vai trò là trọng tâm cho cuộc chiến này đó là hai khu vực Trung
Đơng và Đơng Nam Á, nơi có rất nhiều người dân theo đạo Hồi sinh sống. Trong đó,
nổi bật là Mỹ đã tiến hành hai cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq.
Thứ hai, thực hiện chiến lược tấn cơng đánh địn phủ đầu. Chính quyền Tổng
thống G.W.Bush cho rằng: khơng thể cho phép mình chờ đợi bị đánh trước rồi mới
đánh trả, nhất là khi các kẻ thù không hiện hữu và không tấn công trực diện. Học
thuyết quân sự mới này cho phép thực hiện các hành động quân sự thậm chí ngay cả
khi chưa chắc chắn về thời điểm và vị trí tấn cơng của kẻ thù. Điều này chứng tỏ
chính quyền Tổng thống G.W.Bush rất lo sợ trước sự tấn công của chủ nghĩa khủng
bố sau sự kiện 11/9/2001.


Thứ ba, chủ nghĩa đơn phương là một trong những xu hướng đối ngoại nổi trội
của chính quyền G.W.Bush với phương châm “Nếu các nước đi theo Mỹ thì tiến
hành chủ nghĩa đa phương, nếu khơng đi theo thì Mỹ làm riêng”. Minh chứng cụ thể
cho chủ nghĩa đơn phương ở Mỹ là tiến hành cuộc chiến ở Afghanistan bác bỏ sự
phản đối của dư luận và Liên Hợp Quốc; Thêm nữa, tháng 12/2001, chính quyền
G.W.Bush tuyên bố đơn phương từ bỏ Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM; quyết
định triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) và Hệ thống phòng thủ
tên lửa chiến trường (TMD) [20; 45]. Quan điểm của Mỹ là trong khi tìm kiếm sự
ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Mỹ cũng sẽ khơng ngần ngại đơn phương hành động
một mình khi cần thiết. Việc Mỹ theo đuổi chủ nghĩa đơn phương trong điều kiện
khơng có đối trọng để kiềm chế trong tình hình này là mối lo ngại lớn đối với sự ổn
định quốc tế.
Trong tám năm cầm quyền của mình (2001- 2009), chiến lược ngoại giao bao
trùm lên các hoạt động của Tổng thống G.W.Bush là tiến hành những cuộc chiến
tranh chống khủng bố, bỏ quên đi nhiệm vụ phát triển kinh tế. Tổng thống G.W.Bush

lãng quên một chân lý: Tất cả những bước đi ngoại giao của các Tổng thống Mỹ đều
phải phục vụ một lợi ích đó là lợi ích về kinh tế, ngoại giao là bước dọn đường cho
kinh tế phát triển. Tổng thống G.W.Bush cho rằng chỉ có giữ vững an ninh chính trị
mới có thể giữ vững được vị trí số một của Mỹ trên thế giới. Điều này thật sự sai
lầm, ông đã làm cho tình hình nước Mỹ một lần nữa đi xuống khi ơng rời khỏi nhà
Trắng, điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008 bắt đầu từ ngành
ngân hàng, sau đó lan ra tất cả các ngành khác, cuối cùng bùng nổ thành cuộc đại
khủng hoảng lan ra toàn thế giới. Người ta cho rằng mức độ tồi tệ của cuộc suy thoái
kinh tế lần này có thể cịn vượt cả cuộc đại suy thối lịch sử ở nước Mỹ trong những
năm 1929- 1933.
1.1.3.

Nhận xét
Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình nước Mỹ bị suy giảm, với chính sách “cam

kết và mở rộng” chính quyền B.Clinton ưu tiên phát triển kinh tế hơn các chính sách
ngoại giao để vực dậy nền kinh tế. Bên cạnh đó, những chính sách ngoại giao của
chính quyền B.Clinton vẫn khơng đề cao vai trị của Châu Á- Thái Bình Dương, mà
ưu tiên cho khu vực Châu Âu- đây vẫn là khu vực có vị trí trung tâm và cốt lõi trong
những chính sách ngoại giao của B.Clinton.


Sang thời Tổng thống G.W.Bush, đặc biệt sau sự kiện 11/9/2001 các chính sách
ngoại giao của chính quyền Tổng thống G.W.Bush thay đổi, chủ yếu tập trung vào
vấn đề chống khủng bố và những hành động đơn phương, trọng tâm là khu vực
Trung Đơng và Đơng Nam Á. Vai trị của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương vẫn
chưa được các vị Tổng thống Mỹ quan tâm.
Cả hai đời Tổng thống Mỹ: B.Clinton và G.W.Bush (từ năm 1993 đến năm
2009) đều khơng đặt nặng vai trị của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong các
chính sách đối ngoại của Mỹ. Chính vì vậy, sau khi lên nắm chính quyền Mỹ, Tổng

thống Obama đã nhìn nhận lại lịch sử nước Mỹ, tình hình thế giới một cách cẩn trọng
và có những bước đi dè dặt trong quan hệ quốc tế. Rút ra được bài học quý báu từ
những người đồng cấp của mình, Tổng thống Obama khơng cịn duy trì sức mạnh
cứng như chính quyền của Tổng thống G.W.Bush trong các vấn đề ngoại giao. Mà
thay vào đó là việc sử dụng sức mạnh thông minh (kết hợp cả quyền lực cứng và
quyền lực mềm) trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Thực hiện chiến lược tái cân
bằng, hay còn gọi là “chiến lược xoay trục” sang khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Vì giờ đây, cuộc chiến chống khủng bố phải được đặt qua một bên, hơn nữa Châu Âu
khơng cịn được coi là trung tâm của thế giới bởi sự vươn lên mạnh mẽ và khẳng
định vị trí của các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Chính vì những lý
do đó buộc Mỹ phải điều chỉnh chiến lược ngoại giao của mình để phù hợp với tình
hình mới.
1.2. Ngun nhân Mỹ thực hiện chính sách xoay trục sang khu vực Châu
Á- Thái Bình Dương
1.2.1. Vai trị của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
ì.2.1.1. Khái quát về khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
Thuật ngữ Châu Á- Thái Bình Dương mới được sử dụng rộng rãi từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai, để chỉ một khu vực bao gồm các nước thuộc vành đai Thái
Bình Dương. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Châu Á- Thái Bình Dương là khu
vực gồm tất cả các nước Châu Á và các quốc gia thuộc lịng chảo Thái Bình Dương
với tổng số 80 nước và vùng lãnh thổ. Như vậy, trên thực tế khái niệm Châu Á- Thái
Bình Dương gắn với những biến động về kinh tế, chính trị nên có phạm vi rộng hẹp
khác nhau tùy theo góc độ xem xét trên các lĩnh vực địa- tự nhiên, địa- kinh tế, địa-


chính trị. Ở đây tác giả đồng ý với quan điểm cho rằng Châu Á- Thái Bình Dương
bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc vùng vành đai và vùng lịng chảo Thái
Bình Dương. Theo quan niệm này thì Châu Á- Thái Bình Dương được hợp thành bởi
21 quốc gia ven biển Thái Bình Dương với khoảng 20 triệu km 2 (chiếm 1/3 diện tích
thế giới); Dân số gần 3 tỷ người (chiếm gần 1/2 dân số thế giới) [14; 36].

Về mặt địa lý, Châu Á- Thái Bình Dương là một khu vực rộng lớn với nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú về khoáng sản và hải sản, đặc biệt là trữ lượng dầu
mỏ và khí đốt rất lớn. Biển Đông nằm trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có
trữ lượng dầu mỏ lớn chưa được thăm dò và khai thác nhiều. Đây là khu vực sinh
sống của nhiều lồi cá và có nhiều ngư trường nước nóng (chiếm một nửa số ngư
trường nước nóng trên thế giới). Khu vực này có Biển Đơng nối liền Thái Bình
Dương, Ấn Độ Dương, Châu Phi, Trung Đơng và các khu vực khác với Đông Á. Đây
là tuyến hàng hải quan trọng về kinh tế, chiến lược không chỉ đối với các nước trong
khu vực mà cả thế giới. Hàng năm, một số lượng lớn dầu mỏ được chuyên chở qua
tuyến đường biển này, cung ứng cho các nước thiếu năng lượng như Nhật Bản, Trung
Quốc.
Về văn hóa, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có một số quốc gia thuộc Châu
Á nằm trong vành đai Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền văn
minh lớn như: Trung Hoa, Ấn Độ cổ đại. Nơi đây sớm có mặt các tôn giáo lớn như:
Phật giáo, Ấn Độ giáo sau đó là Đạo Hồi, Thiên Chúa giáo. Các tơn giáo này đã trở
thành quốc giáo ở một số nước như: Thái Lan (Phật giáo), Brunei (Đạo Hồi),
Philippin (Thiên Chúa giáo). Sự tác động mạnh mẽ của các tôn giáo đã để lại ấn
tượng sâu đậm trong đời sống cư dân và cũng góp phần tạo nên sự thống nhất trong
đa dạng về văn hóa khu vực.
Về lịch sử, trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, đa số các quốc gia trong khu
vực đều bị xâm lược bởi chủ nghĩa thực dân Phương Tây. Sau chiến tranh, phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ dẫn đến nhiều quốc gia độc lập
ra đời như: Việt Nam, Singapo, Indonexia...
Về thể chế chính trị, hầu hết các nước theo hệ thống tư bản chủ nghĩa như: Mỹ,
Canada. Chỉ có hai quốc gia theo chủ nghĩa xã hội là Việt Nam và Trung Quốc.
Về kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các nước hết sức đa dạng. Có những
nước cơng nghiệp phát triển hàng đầu thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Canada. Các nước


và vùng lãnh thổ công nghiệp mới như: Hồng Công, Hàn Quốc, Singapo. Những

nước có trình độ phát triển thấp như ba nước Đơng Dương.
Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong những năm đầu thế kỷ XXI đang tồn
tại những bất đồng, trở ngại. Do đó, cần phải có sự can thiệp của các nước lớn, đặc
biệt trong đó có nước Mỹ. Từ quan hệ giữa hai miền Nam- Bắc Triều Tiên, vấn đề
Biển Đông, chủ nghĩa khủng bố ở khu vực. và từ những lợi ích của Mỹ ở khu vực
này nên chính quyền của Tổng thống Obama đã thực hiện chính sách xoay trục hay
nói cách khác là tái cân bằng về khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Trong các bài
phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton, của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta
và đặc biệt là của Tổng thống Obama trong chuyến công du lịch sử đến Châu Á và
Australia hồi tháng 11/2011 đã liên tục khẳng định rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất
trong thập niên tới của Mỹ là tăng cường đầu tư bền vững về ngoại giao, kinh tế,
chiến lược và những vấn đề khác tại Châu Á- Thái Bình Dương. Đây là những minh
chứng cụ thể cho việc Mỹ thực hiện chiến lược xoay trục sang khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương.
1.2.1.2. Vai trị của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
Người ta biết đến sự phát triển của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang
thật sự nổi bật với những nền kinh tế được coi là năng động nhất thế giới. Nếu như ở
thế kỷ trước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương khơng có gì là nổi bật để các nước
lớn quan tâm tới khu vực này thì bước sang thế kỷ XXI khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương có những thay đổi quan trọng. Tại khu vực này có bốn trung tâm sức mạnh và
kinh tế của thế giới: Mỹ, Nga, Nhật Bản và Trung Quốc; Các nước công nghiệp mới
NICS: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo... Sức mạnh chính trị và tốc độ phát triển kinh
tế của khu vực này tăng lên nhanh chóng so với các khu vực khác trên thế giới. Hiện
nay xuất khẩu của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương chiếm 30% tổng lượng xuất
khẩu của thế giới, kim ngạch thương mại mỗi năm giữa khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương và Mỹ vượt 1.000 tỉ USD, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3 tổng lượng của thế giới
[34]; Trong khu vực cịn có sự trỗi dậy của Trung Quốc một mặt đã đem đến cơ hội
để phát triển kinh tế các nước xung quanh, mặt khác lại làm cho họ cảm thấy e ngại
và lo lắng trước sự cạnh tranh gay gắt thậm chí là sự lấn át trên nhiều phương diện (ở
mục sau tác giả sẽ đề cập rõ hơn về vấn đề này).

Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang khẳng định là nơi có mức sống cao


nhất trên thế giới. Số triệu phú đô la (USD) ở Châu Á- Thái Bình Dương đang gia
tăng với tốc độ nhanh hơn so với các nước phát triển. Số triệu phú ở Châu Á- Thái
Bình Dương đã lên tới 3 triệu người trong năm 2009, tăng 25,8% so với năm trước
đó và lần đầu tiên vượt Châu Âu. Cá nhân có tài sản rịng cao HNWI (đủ để đầu tư ít
nhất 1 triệu USD) của Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục vượt xa các nền kinh tế phát
triển. Theo đại diện Thương mại Mỹ, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương chiếm gần
60% GDP tồn cầu, gần 50% giá trị thương mại quốc tế. Theo IMF, Châu Á- Thái
Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới hiện nay,
với tốc độ tăng GDP thực tế ở các quốc gia Châu Á đang phát triển ở mức 6,3%
trong năm 2013. Các quốc gia thành viên APEC chiếm khoảng 44% thương mại thế
giới [16; 104]. Năm 2010, theo đánh giá của tạp chí Wall Street Journal và Quỹ
Heritage, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đã chiếm 4 vị trí dẫn đầu trong top 10
quốc gia và vùng lãnh thổ tại cuộc khảo sát thường niên về tự do kinh tế, bao gồm:
Hongkong, Singapo, Australia và New Zealand. Đánh giá dựa trên các chính sách
trong những lĩnh vực gồm có kinh doanh, thương mại, quyền sở hữu tài sản, khơng
có tham nhũng và quyền tự do lao động [16; 36]. Châu Á- Thái Bình Dương là khu
vực phục hồi nhanh nhất và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất sau những tác động sâu
sắc của cuộc khủng hoảng tài chính- kinh tế tồn cầu năm 2008. Sự tăng trưởng
chung của khu vực này dự báo vượt tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nhờ
nhu cầu nội địa và thương mại nội khối tăng giúp bù đắp sự suy giảm xuất khẩu sang
các nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, những thách thức mới trên lĩnh vực an ninh đối với khu vực này
đang rất đáng lo ngại, bởi Châu Á- Thái Bình Dương là khu vực hết sức quan trọng
về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh... trên thế giới. Những vụ tranh chấp về biển,
đảo giữa các nước ở khu vực Đông Bắc Á vẫn tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng trong các
mối quan hệ song phương hoặc đa phương về an ninh ở Châu Á- Thái Bình Dương.
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc ln đặt qn đội trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng

cho một cuộc chiến tranh. Những động thái đó đã làm bật lên những thách thức lớn
về an ninh đối với khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Đồng thời, khu vực này cịn là một trong những khu vực có lực lượng quân sự
dày đặc nhất, tiềm lực phát triển quân sự lớn nhất và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân
nghiêm trọng nhất thế giới. Các quốc gia sở hữu hạt nhân ở khu vực Châu Á- Thái


Bình Dương khơng ngừng tăng lên, sự theo đuổi của các tổ chức phi chính phủ đối
với vũ khí hủy diệt hàng loạt và việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo
của Mỹ ở khu vực này, đều có khả năng dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực
Châu Á- Thái Bình Dương.
Chính những tình hình này đã làm bật lên vai trị của Mỹ đối với khu vực, buộc
các nhà lãnh đạo Mỹ phải điều chỉnh chiến lược của mình tới khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương.
1.2.2.

Sự nổi lên của Trung Quốc
Năm 221 Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, đặt tên nước là Trung Hoa

có nghĩa là “trung tâm của vũ trụ”. Ngay từ những ngày đầu thành lập nhà nước đầu
tiên, người Trung Quốc ln muốn mình trở thành bá chủ của thế giới có sức mạnh
tổng hợp về tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội.
Trung Quốc tiến hành cải cách và mở cửa từ năm 1978, họ luôn đặt nhiệm vụ
phát triển kinh tế lên hàng đầu, tập trung mọi nguồn lực vào mục tiêu tăng trưởng và
nâng cao thu nhập quốc dân. Trong khi đó, hai cường quốc lúc bấy giờ là Mỹ và Liên
Xô lại mải mê trong cuộc chạy đua vũ trang. Để trống khoảng thời gian dài cho các
nước tập trung phát triển kinh tế nhất là Trung Quốc.
Như vậy, mơ ước của Trung Quốc đã thực sự đạt được. Trung Quốc đang dần
trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu trên thế giới,
chỉ xếp sau Mỹ. Trong giai đoạn 2001- 2010 tăng trưởng bình quân của Trung Quốc

đạt 10,39%, cao hơn nhiều so với các nước, khu vực phát triển như Mỹ, EU, Nhật
Bản. Năm 2010, tổng lượng kinh tế của Trung Quốc đạt 5.879 tỷ USD, vượt qua
Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Trung Quốc đã
trở thành nước đứng đầu thế giới về công nghiệp, đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, đứng thứ ba về mậu dịch. Trung Quốc chiếm 5 trong tổng số 20 cảng
hàng đầu thế giới. Tính đến tháng 7 năm 2006, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt
954,5 tỷ USD, đứng đầu thế giới. Hơn nữa, Trung Quốc còn là chủ nợ lớn nhất của
Mỹ. Tính đến tháng 12/2013 Trung Quốc đã mua tổng cộng 1.300 tỷ USD trái phiếu
chính phủ của Mỹ [17; 36]. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc cũng không
ngừng tăng lên trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI: Năm 2000, GDP của Trung Quốc
đạt 949 USD; đến năm 2011 tăng lên 5.414 USD [3; 20]. Xét về tổng thể sức mạnh,
Trung Quốc là nước có tổng thể sức mạnh lớn thứ hai thế giới. Khoảng cách sức


mạnh tổng thể của Trung Quốc và Mỹ đã giảm từ 5 lần vào năm 1980 xuống còn 2,5
lần vào năm 2000.
Cùng với sức mạnh kinh tế đang tăng lên nhanh chóng, uy tín của Trung Quốc
trên thế giới nói chung và Châu Á- Thái Bình Dương nói riêng khơng ngừng được
nâng cao. Một cuộc thăm dò ý kiến của cơ quan nghiên cứu Bộ Ngoại giao Mỹ tiến
hành vào tháng 7 và tháng 8 năm 2003 cho kết quả là: 54% số người được hỏi ở Nhật
Bản, 68% số người được hỏi ở Hàn Quốc, 67% số người được hỏi ở Australia có
thiện cảm với Trung Quốc. Người Nhật Bản và Hàn Quốc coi Trung Quốc là nước có
ảnh hưởng nhất trong vòng từ 5 đến 10 năm nữa. Trong khi đó, thiện cảm của Châu
Á với Mỹ giảm xuống. Mỹ bị coi là nước gây thêm căng thẳng ở khu vực. Số người
ủng hộ Mỹ ở Nhật Bản giảm từ 75% năm 2005 xuống còn 25% năm 2007.
Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, Trung Quốc cũng chú trọng tới phát triển xã
hội, tăng cường đầu tư cho phát triển xã hội. Đầu tư cho an ninh xã hội tăng từ
3,93%/GDP lên 5,96%/GDP trong 10 năm đầu thế kỷ XXI. Đầu tư cho giáo dục từ
1,91%/GDP năm 1999 tăng lên 3,13%/GDP năm 2010, đầu tư cho y tế tăng từ
4,51%/GDP năm 1999 lên 5,07%/GDP năm 2010. Theo phát ngơn của Bộ trưởng Bộ

Tài chính Trung Quốc ngày 7 tháng 3 năm 2011: Trong năm 2011 ngân sách tài chính
của Chính phủ Trung ương tăng cường đầu tư vào vấn đề dân sinh, chi tài chính cho
dân sinh, chiếm khoảng 2/3 tổng chi ngân sách tài chính của Chính phủ Trung ương
Trung Quốc [17; 38]. Trung Quốc là nước rất chú trọng tới sự phát triển bền vững và
những chính sách của Trung Quốc cũng đã nói lên điều đó. Sự phát triển về kinh tế
đã kéo theo sự phát triển về mặt xã hội làm cho Trung Quốc vươn lên và trở thành
cường quốc thứ hai trên thế giới, có thể cạnh tranh với Mỹ.
Tham vọng của Trung Quốc không chỉ muốn làm bá chủ trong khu vực Châu
Á- Thái Bình Dương mà cịn làm bá chủ cả thế giới. Để đạt được tham vọng đó, song
song với những chính sách phát triển kinh tế, Trung Quốc còn chú trọng xây dựng và
phát triển các mối quan hệ với các nước trong khu vực như: Ấn Độ, Nga... Mặt khác,
Trung Quốc là đang tiến hành thực hiện tham vọng thâu tóm khu vực Biển Đơng và
biến Biển Đơng thành “sân nhà” của mình.
Nói tóm lại, bối cảnh quốc tế ngày càng khơng có lợi cho Mỹ, vì vậy yêu cầu
tất yếu Mỹ phải thay đổi chiến lược để phát triển kinh kế và đảm bảo vai trò vị thế


×