TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
••
CHUN NGÀNH: SƯ PHẠM LỊCH SỬ
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI STIÊNG TẠI
••
THƠN BOM BO, XÃ BÌNH MINH,
HUYỆN BÙ ĐĂNG,TỈNH BÌNH PHƯỚC
CHÂU HỮU TÚ
BÌNH DƯƠNG, 05/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHĨA 2012 - 2016
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI STIÊNG TẠI
THƠN BOM BO, XÃ BÌNH MINH,
HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chuyên Ngành
: SƯ PHẠM LỊCH SỬ
Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN HẠNH MINH PHƯƠNG
Sinh viên thực hiện : CHÂU HỮU TÚ
MSSV
:
1220820078
Lớp
:
D12LS02
BÌNH DƯƠNG, 5/2016
MỤC LỤC
••
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.................................................................3
4. Cách tiếp cận và phương nghiên cứu, nguồn tư liệu ..........................................4
CHƯƠNG 1.............................................................................................................. 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA
BÀN NGHIÊN CỨU .............................................................................................6
1.1.
Các khái niệm liên quan............................................................................6
1.1.1. Cộng đồng: .........................................................................................6
1.1.2. Tộc người.............................................................................................7
1.2.
Tổng quan tình hình nghiên cứu. .............................................................7
1.3.
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ..........................................................11
CHƯƠNG 2............................................................................................................ 14
LỊCH SỬ CỘNG ĐỒNG STIÊNG Ở THƠN BOM BO.....................................14
2.1.
Nguồn gốc hình thành cộng đồng tộc người ..........................................14
2.2.
Lịch sử cộng đồng ....................................................................................15
2.2.1. Buổi đầu lập làng ..............................................................................15
2.2.2. Từ thời Pháp thuộc đến năm 1975...................................................17
2.2.3. Từ sau năm 1975 đến nay ................................................................31
CHƯƠNG 3............................................................................................................ 34
NHẬN DIỆN NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG STIÊNG Ở THÔN
BOM BO HIỆN NAY............................................................................................34
3.1 Đxặc điểm về kinh tế.............................................................................................34
3.1.1 Hoạt động kinh tế của người Stiêng thôn BomBo ..........................34
3.1.2 Nguồn nhân lực tại thôn BomBo.......................................................36
3.2 Đặc điểm về xã hội ...............................................................................................37
3.2.1 Tổ chức xã hội....................................................................................37
3.2.2 Sự phân hóa xã hội của người Stiêng ở sok Bom Bo.......................38
3.2.3. Biến cố về xã hội ...............................................................................40
3.3 Đặc điểm về văn hóa .......................................................................................41
3.3.1 Trang phục ........................................................................................41
3.3.2 Ăn uống, nhà ở, phương tiện vận chuyển........................................42
3.3.3 Hôn nhân, tang ma ...........................................................................48
3.3.4 Tín ngưỡng - tơn giáo........................................................................55
3.3.5 Lễ hội .................................................................................................57
3.3.6 Biến cố về văn hóa. ............................................................................63
Kết Luận................................................................................................................65
Tài Liệu Tham Khảo.............................................................................................67
Phụ lục.................................................................................................................... 70
MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ngồi những nét văn hố chung, mỗi
tộc người có đặc điểm riêng, tất cả góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong
phú và đa dạng. Trong đó văn hố truyền thống của người Stiêng cũng có đóng góp
khá quan trọng vào nền văn hố của các dân tộc Việt Nam.
Bình Phước nói chung và huyện Bù Đăng nói riêng là một vùng đất mới được
thành lập năm 1975, giàu tiềm năng về kinh tế, có vị trí chiến lược về quốc phịng.
Nơi đây rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cư trú và đã tạo nên bức tranh văn hóa
đa màu sắc, mang nét đặc sắc của văn hóa Bình Phước.
Tộc người Stiêng là tộc người bản địa, cư trú khá lâu đời ở Bình Phước. Là
tộc người thuộc ngữ hệ Mơn - Khmer có mối quan hệ và nhiều nét tương đồng với
các tộc người ở Trường Sơn - Tây Nguyên như người Mnông, người Raglai. Theo
kết quả điều tra dân số năm 2009 cộng đồng này chiếm 17,4% dân số toàn tỉnh (Cục
thống kê tỉnh Bình Phước, 2009). Đây là tộc người bản địa có số lượng dân cư đơng
nhất. Trong q trình định cư, cùng chung sống và phát triển với các dân tộc khác tại
địa bàn, người Stiêng có những nét đặc trưng và độc đáo riêng, tuy nhiên cũng như
các tộc người khác, do nhiều biến cố lịch sử diễn ra người Stiêng đã và đang hội
nhập mạnh mẽ đã dẫn đến những thay đổi lớn lao cả về kinh tế lẫn văn hóa xã hội
một cách rõ nét. Những thay đổi lớn lao đó vừa giúp các dân tộc có điều kiện tiếp
cận với những giá trị văn hóa mới tiến bộ hơn. Nhưng song song đó sự phát triển hội
nhập cũng đặt ra những thách thức cho quá trình bảo tồn và giữ gìn những bản sắc
văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa của người dân tộc tiểu số. Trong đó có tộc người
Stiêng có những giá trị văn hóa có nguy cơ mai một dần. Chính vì vậy, tìm hiểu và
nghiên cứu những giá trị của người Stiêng là một việc làm hết sức cần thiết trong
thời điểm hiện tại.
Quá trình hình thành cộng đồng dân tộc Stiêng ở Bình Phước do phân bố rãi
rác, hay di chuyển, và trải qua nhiều biến cố nên kho tàng văn hóa chưa được nghiên
cứu nhiều, có nguy cơ bị phai tàn và mai mọt khi phát triển qua các thời kì lịch sử.
Bản sắc riêng của dân tộc này là gì và thế nào để gìn giữ bản sắc đó là vấn đề nghiêm
1
trọng cần nghiên cứu, tạo điều kiện duy trì và phát triển trong giai đoạn xây dựng
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày nay.
Huyện Bù Đăng, là nơi dân tộc Stiêng sinh sống rất đông và phân bố hầu hết
ở các xã, đặc biệt là người Stiêng ở thơn Bom Bo, xã Bình Minh là cộng đồng cư trú
lâu đời có dân số đơng nhất có dân số đứng thứ 2 sau người Việt. Người Stiêng ở
thôn Bom Bo đã có nhiều đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ để bảo vệ tổ quốc và có những đóng góp quan trọng trọng việc hình thành
nên diện mạo của thơn Bom Bo như hiện nay. Cộng đồng người Stiêng ở thôn Bom
Bo là một trong những phương diện quan trọng mang tính bao quát và phản ánh đầy
đủ các giá trị, đặc trưng của một nền văn hóa, thể hiện rõ sự khác biệt văn hóa của
từng tộc người. Vì vậy, nghiên cứu sự biến đổi của cộng đồng chính là nghiên cứu về
sự biến đổi văn hóa. Việc nghiên cứu văn hóa của từng tộc người chính là bước tiến
quyết trong việc đề xuất và thực thi các chính sách dân tộc sau này.
Thôn Bom Bo là một trong những địa bàn cư trú lâu đời của người Stiêng và
cũng là một trong những nơi sự biến đổi văn hóa thể hiện vơ cùng rõ nét. Tôi là sinh
viên chuyên ngành lịch sử đã được đào tạo chun sâu. Vì thế tơi phải có ý thức
trách nhiệm vào việc giử gìn bản sắc của dân tộc mình. Vì muốn nghiên cứu sự biến
đổi văn hóa tộc người ngay từ nơi nền văn hóa đó hình thành, phát triển biến đổi nên
tơi đã quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Cộng đồng người Stiêng tại thơn Bom
Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”.
Mục tiêu nghiên cứu
Lịch sử hình thành và phát triển của một cộng đồng cụ thể ở một địa bàn xác
định. Từ mục tiêu chung này đề tài triển khai những vấn đề:
Cung cấp thông tin một cách tổng hợp và tương đối đầy đủ về lịch sử hình
thành cộng đồng người Stiêng tại thơn Bom Bo. Cung cấp cho người đọc biết được
những đặc điểm cơ bản của cộng đồng người Stiêng tại thôn Bom Bo ngày xưa.
Nhận diện những thay đổi đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng
người Stiêng tại thơn Bom Bo hiện nay.
Phân tích và đánh giá những biến cố đã tác động làm thay đổi lớn đến đời
sống của cộng đồng trên một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội từ đó đưa ra các
nhóm giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị đó.
2
Đề tài được triển khai nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cộng đồng của
người Stiêng. Đưa ra những kiến nghĩ cá nhân về việc bảo tồn cộng đồng người
Stiêng trước những tác động từ bên ngoài, và những biến cố đó. Có bước đi đúng đắn
trong việc thực hiện các chính sách dân tộc nhằm duy trì, bảo tồn văn hóa cộng đồng
của người Stiêng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Người Stiêng tại thôn Bom Bo
Phạm vi nghiên cứu: thôn Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Về khoa học
Đề tài áp dụng lối tiếp cận lịch sử xã hội “là một lĩnh vực nghiên cứu lịch
sử, nhìn nhận những sự kiện lịch sử từ quan điểm của những khuynh hướng phát
triển xã hội và phân tích các khía cạnh của xã hội dân sự để thấy được sự tiến triển
của những chuẩn mực và hành vi xã hội (Constantin Iordachi, 2006)Việt Nam đang
trải qua những biến đổi lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, những biến đổi này tác động
lớn đến đời sống của mỗi con người Việt Nam và sử học phải phản ánh thực tế sinh
động ấy nhưng sử học Việt Nam hiện nay phần lớn chỉ tập trung nghiên cứu lịch sử
chính trị và lịch sử chiến tranh, trong khi đó lịch sử xã hội, mảnh đất màu mỡ cịn
tương đối mới và xa lạ, ít người khai thác. Với đề tài này chúng tôi hy vọng góp một
phần nhỏ nhoi vào một hướng nghiên cứu lịch sử mới, nghiên cứu sâu lịch sử một
cộng đồng dưới góc nhìn văn hóa xã hội, khơng nặng về biến cố chính trị.
Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ lịch sử địa phương. Cung
cấp nguồn tư liệu khá đầy đủ về một cộng đồng cụ thể ở địa phương: lịch sử hình
thành cộng đồng, về hiện trạng của cộng đồng hiện nay thể hiện qua các mặt: kinh tế,
văn hóa, xã hội, về xu hướng phát triển của cộng đồng giúp chính quyền địa phương
có những chính sách phù hợp với cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng
tức là làm cho địa phương phát triển.
4. Cách tiếp cận và phương nghiên cứu, nguồn tư liệu
Phương Pháp nghiên cứu
3
Để thực hiện đề tài “Cộng Đồng Người Stiêng tại thơn Bom Bo, xã Bình
Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước” chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu liên ngành:
Phương pháp lịch sử: là nghiên cứu cộng đồng theo chiều lịch đại từ ngày xưa
đến ngày nay, tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển cộng đồng, gắn lịch sử của
cộng đồng với lịch sử của địa phương.
Phương pháp điền dã dân tộc học: phỏng vấn hồi cố, phỏng vấn sâu, quan sát
tham dự để thu thập thông tin về hiện trạng của cộng đồng trên các mặt kinh tế, văn
hóa, xã hội.
Phương pháp quan sát - tham dự và phỏng vấn sâu là phương pháp chính được
tiến hành chủ yếu trong đề tài này vì việc quan sát sẽ giúp chúng ta thấy được những
biểu hiện cụ thể hơn về sự biến đổi về văn hóa. Với việc áp dụng “ba cùng” cùng ăn
cùng ở, cùng sinh hoạt với các hộ gia đình. Thơng qua đó chúng tơi đã có những
thơng tin về việc biến đổi của cộng đồng của người Stiêng như phong tục, tín
ngưỡng, lễ tết, tổ chức làng xã.. .cách chúng tơi có thể nhận ra được nó biến đổi như
thế nào, nó biến đổi ra sao.
Phương pháp phỏng vấn sau: tiến hành phỏng vấn từ những người lớn tuổi
nhất, những người có chức cao nhất trong làng cho đến những người dân bình
thường nhất nhằm tìm hiểu các vấn đề về tập tục, lễ tết, tổ chức làng xã để chúng tôi
biết sâu hơn về sự biến đổi và những nguyên nhân biến đổi. .
Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh là phương pháp cần thiết trong đề
tài. Vì phương pháp này giúp ta so sánh được nét văn hóa ngày xưa và ngày nay khác
nhau ở chỗ nào, và so sánh tại sao nó lại có điểm khác biệt đó.
Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài khóa luận này, chúng tơi đã tiến hành tập hợp tư liệu từ
nhiều nguồn khác nhau.
Trước hết là nguồn tư liệu thành văn như tham khảo các tài liệu lý luận
chuyên ngành dân tộc học và văn hóa học và sử học và các nguồn tài liệu của các học
giả trong và ngoài nước liên quan đến cộng đồng người Stiêng ở Bình Phước đã
được cơng bố, có trích dẫn rõ ràng, các niên giám, số liệu thống kê và tài liệu liên
quan đến đề tài, và qua các tài liệu được tập hợp từ các thư viện, Ban tuyên giáo tỉnh
4
Bình Phước, Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước, Ban Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh
Bình Phước, phương tiện truyền thông đại chúng, trên mạng internet..
Quan trọng hơn là những ghi chép điền dã do chính tác giả thực hiện tại thơn
Bom Bo xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước từ ngày 4/1 đến ngày 20/1/
2016.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Cộng đồng: Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa cộng
đồng là “toàn thể những người sống thành một xã hội, nói chung có những điểm
giống nhau gắn bó thành một khối. Như Cộng đồng ngơn ngữ, cộng đồng tộc
người’” (Hoàng Phê, 1996, tr.205). Hay “cộng đồng - một nhóm người sống trong
một khu vực địa lý nhất định, một tập hợp từ tất cả các thành phần trong cộng đồng”
(, Truy cập ngày 20-3-2016). Đó là cách định nghĩa thơng thường.
Phạm Hồng Tung(2009) đã trình bày rõ ràng về từ nguyên và nội hàm khái
niệm của từ “cộng đồng” trong bài viết “Cộng đồng: khái niệm, cách tiếp cận và
phân loại nghiên cứu”
Trong lĩnh vực xã hội học theo ông Toennies, “cộng đồng” là một thực thể xã
hội có gắn kết và bền vững hơn so với “hiệp hội” vì “cộng đồng” được đặc trưng bởi
“sự đồng thuận về ý chí” của các thành viên của cộng đồng. Ý thức cộng đồng được
hình thành trên cơ sở của việc mỗi thành viên của cộng đồng cảm nhận được rằng
mình là một bộ phận của cộng đồng. Hình thái cộng đồng phổ biến và nhỏ nhất chính
là gia đình trong đó có ba loại quan hệ cho thấy sự hình thành tình cảm và ý chí cộng
đồng gia đình. Đó là mối quan hệ giữa mẹ và con, mối quan hệ giữa vợ và chồng, và
mối quan hệ giữa các anh chị em. Tiếp cận theo hướng này có ba loại cộng đồng cơ
bản: “cộng đồng dựa trên quan hệ huyết thống, cộng đồng dựa trên quan hệ láng
giềng và cộng đồng dựa trên quan hệ gắn kết về tinh thần” (Phạm Hồng Tung, 2009,
tr.22).
Từ những khái niệm về cộng đồng nêu trên ta có thể đi đến một định nghĩa
chung nhất như sau về “cộng đồng”: “cộng đồng là tập hợp người có sức bền cố kết
nội tại cao, với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên
sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành
viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết với cộng đồng và với các thành viên khác
của cộng đồng” (Phạm Hồng Tung, 2009, tr.24).
Cho dù có tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau, có thể coi những dấu hiệu cốt
ý nhất sau đây để nhận biết hay định nghĩa một cộng đồng:
+ Cộng đồng phải là một tập hợp của một số đơng người.
+ Mỗi cộng đồng phải có một bản sắc hoặc một bản thể riêng.
+ Mỗi cộng đồng đều có các tiêu chí bên ngồi để nhận biết về cộng đồng và
có những quy tắc chế định hoạt động và ứng xử chung của cộng đồng.
+ Có thể có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc và sức bền gắn kết cộng đồng, nhưng
quan trọng nhất chính là sự thống nhất về ý chí và chia sẻ về tình cảm, tạo nên ý thức
cộng đồng.
1.1.2. Tộc người
“Tộc người là một tập đồn xã hội riêng biệt khơng phải do ý chí của con
người mà là kết quả của q trình lịch sử tự nhiên. Tộc người dựa trên những mối
liên hệ chung về địa vực cư trú, tiếng nói, sinh hoạt, kinh tế, các đặc điểm sinh hoạt văn hóa, trên cơ sở những mối liên hệ đó, mỗi tộc người có một ý thức về thành phần
tộc người và tên gọi riêng của mình” (Đặng Nghiêm Vạn, năm 2000, tr.20).
Có thể hiểu tộc người là một tập thể người sống chung với nhau, một tộc
người nào đó thì họ có những đặc điểm chung với nhau, mỗi tộc người đều có một
đặc điểm riêng biệt của mình khơng nhầm lẫn vào tộc người khác, và mỗi tộc người
đều có một ngơn ngữ có ý thức và văn hóa riêng để làm nên tộc người của mình.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu về vấn đề biến đổi văn hóa của
đồng bào người Stiêng, rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước đã tiếp cận với
nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau có thể kể đến:
“Có những tư liệu được biết đến sớm nhất về người Stiêng là những ghi chép
trong các thư tịch bằng chữ Hán của quốc sử quán nhà Nguyễn. Trong số đó có bản
đồ nước Đại Nam (Đại Nam nhất thống toàn đồ) được dẫn lại trong sách “Hồng
Việt dư địa chí” của Phan Huy Chú khắc in 1983, có ghi một địa danh “Xương Tinh
thành” có lẽ là phiên âm chữ Hán của từ “Stiêng”. Sách Đại Nam nhất thống chí” của
Quốc sử quán Triều Nguyễn có nhắc đến việc Minh Mạng (1820 - 1840) ban các họ
Điểu, Nhạn, Ngưu, Mã... cho các “thổ dân” ở huyện Phước Long, Phước Bình, tỉnh
Biên Hịa. Những ghi chép rất ít ỏi này cho thấy, tộc người Stiêng đã được biết đến
khá sớm và là một trong những tộc người khá lớn mạnh ở Nam Tây Nguyên” (Dẫn
theo Phan An, 2007, tr.10).
“Ngay từ những năm cuối thế kỉ XIX các nhà truyền giáo đã có mặt rất sớm ở
vùng núi Stiêng, nơi ngọn nguồn sông Bé và sông Đồng Nai. Tác giả người phương
Tây đầu tiên nhắc đến vùng Stiêng là Taber: Trong bản đồ “An Nam Đại quốc họa
đồ” ấn hành năm 1983, Taber có ghi một địa danh là Xương Tinh thành và ghi chú
trong ngoặc là “Nước Stiêng”. Năm 1887, tại Sài Gòn, H. AZémar xuất bản tác phẩm
“Dictionnaire Stiêng” gồm khoảng 2.500 từ dịch ra tiếng Pháp. Đây khơng phải là
cơng trình đầu tiên viết về người Stiêng của các học giả nước ngồi, mà cịn là những
cơng trình sớm nhất của người Pháp viết về các dân tộc ít người ở Tây Nguyên”
(Dẫn theo Phan An, 2007, tr.10).
Cơng trình “Coutumier Stiêng” (Luật tục Stiêng) được cơng bố vào năm 1951
của th. Gerber là một trong số những bài viết có nhiều giá trị về người Stiêng. Tác
phẩm này giúp cho người đọc hiểu biết về luật tục, tư duy xã hội và một số truyền
thuyết về người Stiêng (Phan An, 2007, tr.12). Ngoài các tác giả nêu trên, cịn có một
số tác giả người Pháp khác như P. De Barthélémy, P Raulin. đều có những bài viết
liên quan đến vùng Stiêng và người Stiêng. Những bài viết này nghiêng về miêu tả
các phong tục tập quán, một số khía cạnh kinh tế, văn hóa.Trong tập sách dày nhiều
chương “Minority groups in the Republic of Viet Nam” được biên soạn xuất bản năm
1966, có dành một chương riêng để giới thiệu về người Stiêng ở Việt Nam (Phan An,
2007, tr.14).
Trong thời gian trước ngày giải phóng miền Nam 1975, một số cơng trình
nghiên cứu bằng Việt Ngữ về người Stiêng của một số tác giả người Việt được xuất
bản tại Sài Gịn. Số lượng những cơng trình này không nhiều, và chủ yếu giới thiệu
sơ lược, khái quát về phong tục, tập quán, con người, cuộc sống.của người Stiêng.
Từ sau năm 1975, một số các cơng trình nghiên cứu về tình hình kinh tế, xã
hội của người Stiêng đã được cơng bố trên các tạp chí, các hội nghị khoa học của các
viện nghiên cứu thuộc ủy ban khoa học xã hội Việt Nam.
Các tác giả Hữu Ứng, Nguyễn Duy Thiệu, Ninh Lê Hiệp đã có những cuộc
khảo sát điền giả tại các “poh” Stiêng ở xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng tỉnh Sơng Bé
để tìm hiểu các ngôi nhà dài, các quan hệ thân thuộc, một số vấn đề xã hội của người
Stiêng và đã công bố một số kết quả trên các tạp chí “Dân tộc học”, “Xã hội học”..
.Trần Tất Chủng, trong bài viết “Góp thêm tài liệu nghiên cứu người Stiêng” đã giới
thiệu một số kết quả điều tra điền giả của tác giả tại Poh Stiêng thuộc hai vùng Bùlơ
và Bùđek” (Phan An, 2007, tr.15).
Trong tập sách “Các dân tộc ít người ở Việt Nam” và trong “Sổ tay các dân
tộc ít người ở Việt Nam”, do viện dân tộc học ở Hà Nội biên soạn, đều có các bài viết
giới thiệu khái quát về người Stiêng.
Gần đây nhất là “Hệ thống xã hội tộc người Stiêng ở Việt Nam” là đề tài làm
luận án phó giáo sư tiến sĩ khoa học lịch sử chuyên ngành Dân tộc học của tác giả
Phan An hoàn thành vào năm 1992, đây là cơng trình nghiên cứu chun sâu của tác
giả về hệ thống xã hội tộc người Stiêng. Trong nội dung của luận án tác giả cũng đã
miêu tả rõ nét về đời sống văn hóa, tổ chức gia đình, dòng họ, các tập hợp người, cơ
chế vận hành.người Stiêng trong sự so sánh đối chiếu giữa người Stiêng Bùlơ và
Stiêng Bùđék. Có thể nói đây là một cơng trình mang tính chuyên sâu, chi tiết dựa
trên những quan sát ghi chép, tỉ mỉ về người Stiêng và là cơ sở quan trọng để các nhà
nghiên cứu sau này tham khảo và đối chiếu sự biến đổi văn hóa.
“Phục dựng trang phục và ẩm thực truyền thống của đồng bào dân tộc Stiêng
tỉnh Bình Phước” Huỳnh Thanh làm chủ nhiệm, (2012). Đề tài thuộc nhóm các đề tài
nghiên cứu khoa học của sở Khoa học và cơng nghệ tỉnh Bình Phước. Trong cơng
trình này, những giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật trong trang phục và ẩm thực
người Stiêng được nêu ra và làm rõ. Tác giả cũng phân tích những tác động, nguyên
nhân khiến các giá trị bị mai một từ đó đưa ra các biện pháp nhằm phục dựng trang
phục và ẩm thực truyền thống của đồng bào.
“Đời sống văn hóa người Stiêng tỉnh Bình Phước”. Đây là một trong những
đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ doTiến sĩ Trần Văn Ánh làm chủ nhiệm (2010).
Đề tài đã giới thiệu về các giá trị văn hóa cơ bản của người Stiêng, đưa ra các nhận
định, đề xuất các giải pháp để bảo tồn và phát huy đời sống văn hóa người Stiêng tại
Bình Phước.
“Những vấn đề dân tộc ở Sông Bé” năm 1984, ủy ban nhân dân tỉnh sông bé
tổ chức một đợt khảo xác và nghiên cứu các dân tộc ít người trong tỉnh, đặc biệt là
người Stiêng, một dân tộc ít người cư trú và tập trung huyện phía Bắc. Đây là một
cuộc khảo xác rộng rãi và chuyên về một số vấn đề văn hóa, kinh tế, xã hội của
người Stiêng từ sau năm 1975. Kết quả của đợt nghiên cứu đã được cơng bố với một
số cơng trình trong sách “Vấn đề dân tộc sông bé” của tập thể tác giả do Mạc Đường
chủ biên.Tập sách đã bổ sung vào hệ thống một số tài liệu điều tra, phân tích khoa
học về người Stiêng ở Sơng Bé, góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều khía cạnh văn hóa,
kinh tế, xã hội của người Stiêng.
Năm 1991, nhà xuất bản tổng hợp Sơng Bé đã ấn hành “Địa chí tỉnh Sơng
Bé”, trong sách có bài viết “miền núi tỉnh Sơng Bé: Lịch sử phát triển xã hội và đời
sống các dân tộc” của giáo sư Mạc Đường, trong bài viết, tác giả đã dành nhiều trang
đề cập đến các đặc điểm, kinh tế, xã hội, về điểm xuất phát và con đường phát triển
xã hội của người Stiêng cũng như các dân tộc miền núi tỉnh Sông Bé.
Gần đây nhất, ngày 27/6/2008, Hội đồng khoa học tỉnh Bình Phước đã
nghiệm thu đề tài khoa học “Xây dựng hệ thống chữ viết tiếng Stiêng và biên soạn từ
điển đối chiếu Stiêng - Việt, Việt - Stiêng”. Sau gần 2 năm triển khai, đề tài do Tiến
Sĩ Lê Khắc Cường Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành Phố Hồ Chí
Minh làm chủ nhiệm, đã hệ thống chữ viết tiếng Stiêng mới gồm có 38 chữ cái, trong
đó có 15 chữ ghi nguyên âm, và 23 chữ ghi phụ âm.
Ngoài ra cịn có những bài báo viết về cuộc sống, văn hóa của người Stiêng
như “Ngày xuân trên sok Bom Bo” của tác giả Thùy Trang, được đăng trên trang
Petrotime( bài báo viết về cuộc sống có nhiều đổi mới của người dân tại thôn
Bom Bo, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
“Quan niệm làm nhà ở truyền thống của người Stiêng tỉnh Bình Phước”
(Trang thơng tin Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch tỉnh bình Phước ngày 18/05/2012)
của tác giả Đình Nho Dương và Phạm Hữu Tiến. Bài viết nay cho chúng ta thấy các
quan niệm về nhà ở của người Stiêng, sự cấp thiết có chính sách bảo tồn những ngôi
nhà truyền thống của người Stiêng đang dần có nguy cơ mai một theo thời gian.
Nhìn chung, tất cả các cơng trình nghiên cứu trên đã giới thiệu khái quát văn
hóa cổ truyền và những biến đổi của người Stiêng bằng các phương pháp tiếp cận và
các mục đích nghiên cứu khác nhau. Các cơng trình này tiếp cận theo hướng dân tộc
học, văn hóa học, ngơn ngữ.. .nhưng chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu những
biến động lớn của lịch sử tác động đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng
đồng người Stiêng tại thôn Bom Bo.
Đề tài nghiên cứu “Cộng đồng người Stiêng tại thơn Bom Bo, xã Bình Minh,
huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước” được thực hiện sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu
của những người đi trước đồng thời áp dụng các quan điểm nghiên cứu sử học để đưa
ra những biến động lịch sử làm thay đổi Cộng đồng người Stiêng tại thôn Bom Bo.
Qua các bài viết trên, chúng tôi đã tham khảo được rất nhiều thơng tin cần
thiết cho đề tài của mình. Đề tài của chúng tơi nghiên cứu sẽ góp thêm những tư liệu
khoa học vào việc tìm hiểu văn hóa cũng như những biến động của cộng đồng của
người Stiêng tại thôn Bom Bo.
1
.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
“Tổng diện tích thơn Bom Bo là 926,5ha (theo điều tra năm 2014 của Trưởng
thơn Bom Bo), với diện tích đất rộng như vậy nhưng dân số ở đây cịn rất ít và thưa
thớt. Theo điều tra dân số, tổng dân số tại xã Bình Minh năm 2015 có 368 hộ gia
đình và có 1786 dân. Và tại thơn Bom Bo, theo kết quả điều tra năm 2015 có 175 hộ,
và 995 dân. Trong đó dân tộc Stiêng đã chiếm 161 hộ và 592 dân, qua điều tra cho
thấy ở thôn Bom Bo chủ yếu là đồng bào người Stiêng sinh sống” (V.M.H, sinh năm
1955, trưởng thôn Bom Bo). Mật độ dân số ở thôn Bom Bo phân bố không đồng đều,
chỉ chủ yếu tập trung hai bên đường nhựa đi vào thôn Bom Bo và xung quanh nhà
của già làng Điểu Lên. Cịn đi vào các con hẻm thì rất thưa thớt nhà. Nhìn chung nhà
của đồng bào Stiêng nơi đây cũng đã hiện đại rất nhiều, đa số nhà ở đều là nhà xây,
chứ khơng cịn sàn nhà gỗ như ngày xưa.
Theo quan sát của chúng tơi, địa hình của xã Bình Minh chủ yếu là đồi núi
thấp với độ cao địa hình khoảng từ 100m đến 300m. Địa hình có độ dốc dưới 15 0
thuận lợi cho việc sử dụng đất nơng nghiệp và mục đích sử dụng khác chiếm
59,31%. Tại những ngọn đồi này người dân có thể chạy xe lên đồi. Tại xã Bình Minh
có ba loại đất chính như Feralit, bazan, đất đen. Khí hậu tại thôn Bom Bo nằm trong
vùng Tây Nguyên nên phần nào khí hậu nơi đây cũng rất mát mẽ, và khơng nắng
nóng. Về nguồn nước ngầm ở đây khá tốt nhà nào cũng có giếng nước riêng và dễ
dàng đào giếng ở bất cứ nơi nào. Chính những điều kiện đã nêu trên đã tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế như trồng và phát triển các loại cây công nghiệp, đặc
biệt là cây công nghiệp lâu năm như điều, cao su, cà phê, ca cao.. .Tại thơn Bom Bo,
nhìn chung người dân sống dựa vào kinh tế trồng cây công nghiệp là chủ yếu, người
đồng bào nơi đây chỉ biết phát triển dựa trên sức lao động tay chân chứ khơng có
ngành nghề nào khác.Tuy nhiên thu nhập hàng năm của các hộ dân ở đây tương đối
cao, do sự cần cù, chịu khó lao động của đồng bào nơi đây (Ghi chép điền dã, thôn
Bom Bo, ngày10/1/2016).
Ngày nay với sự phát triển cơ sở hạ tầng, từ quốc lộ 14 ngã ba Minh Hưng đi
đến thôn Bom Bo đã được trải nhựa, đó là con đường chính để vào thơn, hai bên
đường đi vào đã có rất nhiều ngơi nhà được xây dựng lên rất khang trang, để đi qua
được thôn Bom Bo phải đi ngang một chiếc cầu bắt ngang qua một con sông rất to.
Đến với thôn Bom Bo, tại xã Bình Minh, ta thấy được một sự n bình, tĩnh lặng của
một vùng q, đâu đó vẫn thấy những người phụ nữ trên lưng mang chiếc gùi, đi
chân đất, hay những người mẹ đèo con trên lưng để ra ruộng làm việc. Buổi sáng
người dân ở đây dậy rất sớm 5 giờ sáng đã dậy, vào bếp nấu đồ ăn cho buổi sáng cho
cả gia đình cùng ăn trước khi đi làm. Đến 7 giờ thì tất cả mọi người đều đi làm rất ít
ai ở nhà, người thì lên rẫy, người thì đi chăn trâu. buổi sáng nơi đây rất vắng lặng
(Ghi chép điền dã, thôn Bom Bo, ngày12/1/2016).
Như vậy, dựa theo thông tin phỏng vấn hồi cố những vị cao niên trong thôn
Bom Bo. Thơn Bom Bo đã có từ lâu đời, trước khi Pháp xâm lược, sok Bom Bo
trước đây có tên gọi là Bum Bo do trước đây đồng bào Stiêng lập sok ở bên cạnh một
con suối có tên là Bum Bo. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, do nơi đây thường
xuyên bị địch dùng bom mìn phá hoại nên người ta đặc lại tên thành Bom Bo (Bom bom đạn).
Vào những năm 1962 - 1963, quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa dồn dân lập ấp
chiến lược nhưng cả sok Bom Bo kiên quyết không vào ấp chiến lược. Đến giữa năm
1963, hơn 100 người dân của sok Bom Bo đã lặng lẽ băng rừng, vượt suối vào căn cứ
"Nửa Lon" bên dòng suối Đăk Nhau và Đăk Liêng để lập ra sok mới cũng mang tên
sok Bom Bo. Từ đó địa danh sok Bom Bo là hồn tồn thống nhất cho đến ngày nay.
Thôn Bom Bo là địa bàn cư trú lâu đời của người Stiêng đồng thời cũng là
một trong những địa danh nổi tiếng của tỉnh Bình Phước. Dưới thời triều Nguyễn địa
danh Bom Bo thuộc trấn Biên Hòa, đến giữa thế kĩ XIX khi thực dân pháp chiếm
được Nam kì và chia nơi này thành bốn khu vực lớn là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long
Bát Xắc thì Bom Bo thuộc về tiểu khu Thủ Dầu Một của khu vực Sài Gịn (Cục
thống kê tỉnh Bình Phước, 2009).
Sau khi tỉnh Bình Phước tái lập ( 01\01\1997), chính phủ đã ký quyết định số
119 về việc thành lập xã Bom Bo dựa trên cơ sơ tách ra của xã Đăk Nhau và 1 phần
xã Minh Hưng, trực thuộc huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước vào ngày 28\12\1997.
Tiếp theo đó, vào ngày 01\01\2008 theo nghị định số 22\2008\NĐ - CP về việc địa
giới hành chính, xã Bình Minh được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 12386,34 ha
diện tích đất tự nhiên và 11201 nhân khẩu của xã Bom Bo (Cục thống kê tỉnh Bình
Phước, 2009).
Tính đến tháng 12 năm 2015 có khoảng 592 nhân khẩu phân bố chủ yếu ở
thơn Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (V.M.H, sinh năm
1955, trưởng thơn Bom Bo).
Trải qua nhiều thay đổi do việc phân chia địa giới hành chính. Từ năm 1998
cho đến năm 2011 sok Bom Bo được đổi tên thành thơn 1 thuộc xã Bình Minh. Đến
năm 2012, thể theo nguyện vọng của người dân, UBND tỉnh Bình Phước đổi tên thơn
1 thành thơn Bom Bo
Về địa giới hành chính thơn Bom Bo giáp với:
-
Phía Đơng giáp với xã Đồn Kết
-
Phía Tây Nam giáp với xã Minh Hưng
-
Phía Bắc giáp với thơn 2
Vì nhiều lý do hiện nay thơn Bom Bo khơng cịn nằm trong địa phận của xã
Bom Bo trước đây dẫn đến nhiều nhầm lẫn cho du khách và những người muốn tìm
hiểu về văn hóa và lịch sử tại địa danh này
CHƯƠNG 2
LỊCH SỬ CỘNG ĐỒNG STIÊNG Ở THƠN BOM BO • •
2.1. Nguồn gốc hình thành cộng đồng tộc người
Theo truyền thuyết sưu tầm được ở vùng cư trú của người Stiêng thuộc các
huyện Phước Long, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước kể lại thì ơng tổ của người
Stiêng là một con trai của một vị thần ở trên trời đã kết hôn với một người đàn bà ở
trần thế, truyền thuyết này gần với truyền thuyết được nhắc đến trong quyển
“Minoryty groups in the Republic ở Việt Nam”. Theo truyền thuyết thì Djieng là
người con trai trong cuộc hơn nhân giữa thần và người trần gian, được đưa về nuôi
nấng, huấn luyện thành thạo các nghề rèn kim khí, các nghề thủ cơng và kĩ thuật gieo
trồng. Chính Djieng sau khi từ trời chở lại trần gian đã dạy lại cho đồng bào mình
những nghề mà ơng đã học được trên trời. Cũng có truyền thuyết, thì dân tộc Stiêng
vốn có nguồn gốc ở Phía Bắc Đơng Dương, rồi thiện cư ở vùng đất hiện nay. Đó là
vùng núi tiếp giáp giữa cao nguyên Phước Long - An Lộc và những bậc thềm cổ của
hệ thống sông Đồng Nai, nay thuộc địa phận tỉnh Sông Bé (cũ) và một phần của các
tỉnh Tây Ninh (Viện nghiên cứu văn hóa, 2004, tr.7).
Các nhà truyền giáo của Thiên Chúa Giáo đã sớm đến vùng Stiêng. Theo giáo
sĩ H.Azemar đã ghi lại vùng cư trú của người Stiêng trước thế kỉ XIX rộng lớn hơn
bây giờ. Từ núi Bà Rá đến núi Bà Đen, từ cao nguyên Đăk Nông đến vùng Thủ Dầu
Một, xưa kia có lẽ là vùng cư trú của người Stiêng. Tuy nhiên do những biến cố lịch
sử từ đầu thế kỉ XIX, nhất là từ khi có sự hiện diện của Pháp vào đầu thế kỷ XX, địa
bàn cư trú của người Stiêng dần bị thu hẹp dần.
Những nơi cư trú của người Stiêng phần lớn là những vùng có khí hậu khắc
nghiệt và nắng nóng nhưng với kinh nghiệm cộng với sức chịu đựng của mình họ đã
dần thích nghi dược với mơi trường đó và biết khai thác rừng để tồn tại và phát triển.
Phía Bắc Tây Nguyên là nơi cư trú của người Stiêng, ranh giới giáp cao
nguyên Đăk Nông, huyện Bù Đăng. Phước Long là sự cư trú xen lẫn giữa người
Stiêng và người Mnông. Người Stiêng ở phía Bắc này nói khá rành rọt tiếng Mnông,
họ đã trao đổi giao tiếp với nhau trong hoạt động văn hóa.
Phía Nam, Tây Nam là nơi cư trú của người Stiêng với người Khơme, và
người Việt, cùng với đó là sự xuất hiện của người Kinh vào cuối thế kỉ XVII, tuy là
mối quan hệ được thiết lập sau cùng nhưng sự giao lưu kinh tế, văn hóa lại khá sâu
rộng.
Về mặt nhân chủng thì người Stiêng được xếp vào nhóm Nam Á, với các loại
hình nổi bật là: mắt 2 mí, cánh mũi nở, màu da sậm nâu, tóc quăn gợn sóng với chiều
cao trung bình là 1m60. Người Stiêng có sức khỏe tốt và cơ bắp rắn, chắc.
Người Stiêng chia thành hai nhóm chính là Stiêng Bù Đek và Stiêng Bù Lơ.
Hai nhóm này có những đặc điểm khác nhau cơ bản như: Nhà của Stiêng Bù Lơ là
loại nhà nền đất, mái nhà chạm gần sát đất, cửa ra vào chính ở hai đầu, góc nhà hình
trịn. Còn nhà của Stiêng Bù Đek là loại nhà sàn, mặt sàn cách đất từ 1,5 đến 2m,
vách nhà hơi nghiêng ra bên ngồi. Đàn ơng Stiêng Bù Đek khơng xỏ lỗ tai và đeo
vòng tai như người Bù Lơ. Ở Stiêng Bù Lơ người Stiêng thường nấu ăn trong các
ống tre lồ ô lớn. Ở người Stiêng Bù Lơ, việc nộp sính lễ cho nhà gái khá tốn kém,
nếu không người con trai phải ở bên nhà vợ, khi nào trả đủ mới được về nhà. Ở vùng
Bù Đek, sau khi cưới cặp vợ chồng trẻ cư trú bên nhà vợ.
2.2. Lịch sử cộng đồng
2.2.1. Buổi đầu lập làng
Tộc người Stiêng là cư dân bản địa cư trú lâu đời tại Bình Phước. Người
Stiêng có nhiều nhóm địa phương, một số nhóm địa phương phổ biến như Stiêng
Bùlơ (người Stiêng vùng cao), Stiêng Bùđek (người Stiêng vùng thấp), Bùđip,
Bùfle...Người Stiêng tại thôn Bom Bo mà chúng tôi nghiên cứu là người Stiêng
Bùlơ.
Theo Đ.L (sinh năm 1945, Già Làng của thơn Bom Bo) thì cộng đồng người
Stiêng ở thơn Bom Bo đã có từ rất lâu, nhưng khơng thể xác định được thời gian. Gia
đình ơng đã trải qua 5 đời sinh sống ở đây. Đời đầu tiên cũng là đời lập nên sok này
là đời của ơng Ít, lúc đó sok Bom Bo chỉ có khoảng 10 người sinh sống với nhau.
Ngồi dịng họ của ơng Ít ra thì cịn có nhiều dịng họ khác cùng sinh sống ở đây, họ
chung sống với nhau một thời gian lâu dài sau đó lấy nhau và sinh ra con cháu như
ngày nay. Th'o Đ.L (sinh năm 1945, già làng thôn Bom Bo) ơng cũng khơng xác định
rõ là ơng Ít sinh năm bao nhiêu và mất năm bao nhiêu, ông chỉ biết là ơng Ít lớn tuổi
hơn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày xưa thì mỗi gia đình sinh con ra rất nhiều trung
bình từ 8 đến 9 người nhưng về sau chỉ còn lại hai ba người. Ngày xưa, cả một gia
đình chục người sống trong một ngơi nhà dài đều ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt
đều trong ngôi nhà đó. Các gia đình khác cũng lập nên những ngôi nhà gần nhau, ba
bốn ngôi nhà dài nằm chung quanh nhau. Khi đến đây họ đã lập nên sok Bom
Bo.Theo Đ.L (sinh năm 1945,già làng thơn Bom Bo) thì sok Bom Bo của ngày xưa
khơng nằm ở vị trí như ngày nay mà nó nằm sau bên trong nữa, cách thôn Bom Bo
ngày nay khoảng 2 km, và mảnh đất đó bây giờ là rẫy của nhà ơng Điểu Lên nó nằm
gần con suối. Sok đã trải qua 2 lần dời đổi sok, lần thứ nhất dời từ chỗ mới lập là
thơn Bom Bo ngày nay vào sâu hơn cách đó 10km đó thuộc xã Đăk Nhau hiện tại,
sau một thời gian ổn định chuyển lại vị trí cũ là nằm cạnh con suối thôn Bom Bo và
sok này giữ nguyên cho đến ngày nay không di dời thêm lần nào nữa. Lý do của sự
dời đổi sok là do chiến tranh, bom nổ làm cháy nhà, và do sự càng quét của quân
địch nên buộc phải di dời sok vào sâu hơn để tránh sự dịm ngó của địch để ta lập ấp
chiến lược.
Theo Đ.L (sinh năm 1945, già làng của thơn Bom Bo) cho biết vị trí thơn
Bom Bo mà chúng tôi đang sinh sống hiện nay là chúng tôi đang sống trên mảnh đất
mà của ông tổ bao đời để lại, từ thời ơng Nội và Ơng ngoại đã sống cố định và hạn
chế việc di dời sok vì mồ mã của ơng bà tổ tiên ở đó nên họ không muốn di chuyển
sok đến nơi khác. Và từ đời ơng Nội thì sok Bom Bo đã cố định ở vị trí đó cho đến
ngày nay. Qua lời kể của Điểu Lên thì có thể thấy được từ xưa đến nay chỉ có duy
nhất nhóm Stiêng Bùlơ sinh sống ở đây.
Sau đời Ơng Ít là đến đời của Ông Srăn, sau đó đến đời Ông Xéc và bây giờ
đến đời của Ơng Điểu Lên. Đời của ơng Điểu Lên là đời thứ 4 đời của ơng có 8 anh
em, Điểu Lên là người anh đầu, sau đó đến Điểu Thị xarit, đến Điểu Sen, Điểu Thị
Mai, Điểu Thị Pơ Rắp, Điểu Bắp, Điểu Dem, và một người đã mất. Điểu Lên có 8
người con đó là Điểu Dố, Điểu Điền, Điểu Lành, Điểu Thị Duyên, Điểu Đon, Điểu
Thị Xia, Điểu Thị Bá, Điểu Khôn và cuối cùng là Điểu Thị Lục. Theo lời kể Điểu
Xia thì ơng Nội của Chị là Ông Xéc sinh năm 1912, và Ông Ngoại là Điểu Dố sinh
năm 1918, từ thời ông Nội và Ông ngoại của chị đã sống cố định và hạn chế việc di
dời sok vì mồ mã của ơng bà tổ tiên ở đó nên họ khơng muốn di chuyển sok đến nơi
khác. Và từ đời ơng Nội thì cộng đồng người Stiêng đã có mặtở sok Bom Bo đúng vị
trí Bom Bo ngày nay.
2.2.2. Từ thời Pháp thuộc đến năm 1975
Trong những năm trước xâm lược của thực dân Pháp đồng bào dân tộc Stiêng
ở thôn Bom Bo thuộc trấn Biên Hòa. Sau khi xâm chiếm các tỉnh Biên Hòa, Định
Tường, Gia Định, thực dân Pháp đã mở những cuộc thảm sát lên vùng rừng núi Đông
Bắc Sài Gòn và Nam Tây Nguyên để tiếp tục những cuộc xâm lược của chúng. Để
thực hiện ý đồ của mình, thực dân Pháp dùng nhiều thủ đoạn để mua chuộc các già
làng, tù trưởng rồi dùng các biện pháp vũ lực xua đuổi họ rời bỏ bn làng, cướp bóc
ruộng đất của họ, dựng nên lớp tay sai, gây chia rẽ giữa các tộc người. Sự mất mát
quyền lợi thân thiết hàng ngày cùng với nhiều đau khổ mà thực dân Pháp gây ra đã
làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc chống lại chúng.
Từ năm 1925, thực dân Pháp tiến hành bắt bớ đồng bào dân tộc ở vùng Nam
Tây Nguyên nói chung và Bom Bo nói riêng đi lao dịch mở đường 14 với những
chính sách hết sức khắc nghiệt. Căm phẫn trước hành động áp bức tàn ác của giặc,
được sự hướng dẫn của các già làng, chủ sok, đông đảo đồng bào dân tộc của Bom
Bo đã chống lại lệnh của các tên chỉ huy, tổ chức đánh chặn một số lính Pháp đi thúc
ép bắt lao dịch. Những phong trào này đều bị đàn áp dã man song cuộc đấu tranh của
đồng bào khơng vì thế mà bị dập tắt (Đảng Cộng sản Việt Nam Ban chấp hành Đảng
bộ xã Bom Bo, 2001, tr.27).
Tóm lại, các phong trào đấu tranh, phản kháng quyết liệt của đồng bào dân tộc
Bom Bo đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược trước năm 1945 diễn ra khá gay gắt
nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tự phát với mục đích bảo vệ núi rừng, bn rẫy, vì cuộc
sống của đồng bào chứ chưa có ý thức gì về chính trị. Tuy nhiên, đây cũng là những
bước tập dượt đầu tiên cho cả quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài về sau này.
Sau cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp quay trở lại nước ta, tìm cách
chiếm lại những vùng địa bàn đã mất đặc biệt là vùng rừng núi. Chúng mua chuộc
đồng bào bằng cách mang theo muối, vải, dầu,...để làm quà cho đồng bào, lập theo
các tổng, xã để siết chặt sự kìm kẹp, phá vỡ khối đồn kết Kinh - Thượng. về phía ta,
vấn đề mở rộng căn cứ và xây dựng phong trào kháng chiến trong vùng đồng bào dân
tộc được quan tâm. Cuối năm 1947, Ủy ban Hành chính Kháng chiến tỉnh Biên Hịa
đã cử những đội võ trang tuyên truyền lên xây dựng cơ sở cách mạng trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số nhưng mới chỉ dừng ở tổng Bình Cách (Đồng Xồi), chưa
gây ảnh hưởng đến vùng Bù Đăng do việc đi lại khó khăn, sự chia rẽ giữa các tộc
người. Mãi đến cuối năm 1948, nhờ có cai tổng Bình Cách là Thạch Tam thuyết phục
Tổng nhiều cai quản vùng Bùđek khiến cho phong trào cách mạng lan đến Buđek và
từ đó lan rộng đến các vùng khác như Bù Nard, Đa Kia, Tà Lài và các vùng đồng bào
dân tộc ở Bù Đăng trong đó có Bom Bo. Đầu năm 1950, cán bộ Phịng quốc dân
thiểu số và các chiến sĩ trung đồn 310 đã có mặt trên vùng rừng núi miền Đơng
Nam Bộ. Một đội vũ trang tuyên truyền được cử đến vùng Bom Bo để tuyên truyền
đồng bào hiểu rõ âm mưu xâm lược của giặc Pháp, chính sách của Mặt trận Việt
Minh, vận động đồng bào đứng lên thắt chặt mối đoàn kết Kinh - Thượng, kháng
chiến đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập. Vốn có truyền thống đấu tranh, đồng bào
Bom Bo đã che chở, đùm bọc các đội vũ trang. Nhưng sau đó do lộ bí mật, bị thực
dân Pháp truy đuổi ráo riết nhân dân chiến đấu anh dũng hi sinh đến người cuối
cùng, để lại hình ảnh tốt đẹp về người chiến sĩ Việt Minh trong lòng đồng bào cách
mạng. Trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, vì điều kiện khách quan nên đồng
bào tham gia với những hình thức cụ thể như chạy nạn vào rừng trốn bắt lính, không
chịu làm bia đỡ đạn cho thực dân Pháp, đấu tranh chống các chế độ lao dịch, phu
phen, góp phần vào chiến thắng của quân và dân ta (Đảng Cộng sản Việt Nam Ban
chấp hành Đảng bộ xã Bom Bo, 2001, tr.33).
Nhìn chung, chính sách của thực dân Pháp cũng khơng làm ảnh hưởng gì đến
nền văn hóa của cộng đồng người Stiêng ở nơi đây. Chính sách cai trị mà người Pháp
đưa ra cũng nhằm duy trì nguyên trạng xã hội truyền thống của người Stiêng chứ
khơng làm nó mất đi. “Những biến động xã hội của người Stiêng trong suốt thời gian
thống trị của Thực dân Pháp làm đẩy mạnh sự phân hóa trong nội bộ của người
Stiêng giữa người giàu và người nghèo. Đa phần người Stiêng vẫn trong tình trạng
nghèo đói, lạc hậu. Xã hội Stiêng tiếp tục trong sự ngưng đọng, trì trệ” (Theo Phan
An, 2007, tr.116).
Người dân Bom Bo tham gia kháng chiến chống Mỹ
Hiệp định Giơnevơ được kí kết đã tạo ra một luồng sinh khí mới cho đồng
bào dân tộc Nam Tây Nguyên nói chung và vùng Bom Bo - Đường 10 nói riêng. Họ
tổ chức những đêm hội ăn mừng được làm chủ bon sok, tích cực sản xuất chờ ngày
tổng tuyển cử thống nhất Tổ quốc. Thế nhưng, đế quốc Mỹ tiến hành phá hoại, chia
cắt lâu dài đất nước, gây ra bao cảnh núi xương sông máu. Đồng bào Việt Nam nói
chung và đồng bào dân tộc Bom Bo nói riêng, khơng cịn cách nào khác phải đồn
kết cùng nhau đứng lên đấu tranh giành lại độc lập tự do, giữ lấy núi rừng. Vùng
Bom Bo - Đường 10 nói riêng và Nam Tây nguyên nói chung có vị trí địa lý hết sức
quan trọng, là vùng rừng núi hiểm trở, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ cách
mạng, là vùng đệm bảo vệ căn cứ chiến khu Đ. Vì thế, chính quyền Ngụy thành lập
tỉnh Phước Long với 4 quận trong đó, Bom Bo thuộc quận Đức Phong, thực hiện nền
quân sự hóa, thực hiện thống trị bằng hệ thống chính quyền - tộc quyền - thần quyền.
Về chính quyền chúng xây dựng hệ thống tay sai là người bản địa, lập các đồn bót,
về tộc quyền chúng đề cao những gia tộc giàu có, tích cực làm tay sai cho chúng, về
thần quyền thì chúng ra sức lợi dụng thần thánh, dị đoan để gây hoang mang trong
nhân dân. Những thủ đoạn thống trị đó đã trở thành cơng cụ đắc lực của chính quyền
Mỹ - Ngụy, người dân đều bị kìm kẹp.
Trước âm mưu của địch lúc này, đồng chí Hai Một đã đề ra nhiệm vụ cụ thể:
Một là, nắm vững tình hình địch và tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Hai là, hướng
dẫn quần chúng đấu tranh thơng qua các tổ tiên gia địi làm kinh tế tự túc. Nhờ những
chủ trương đúng đắn đó mà cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh của nhân dân
sok Bom Bo huyện Bù Đăng đã mang lại kết quả, trong khi phong trào đang có bước
phát triển thì chính quyền Ngơ Đình Diệm thi hành luật 10/59 lê máy chém khắp
miền Nam, Xứ ủy Nam Bộ đã họp lại đề ra nhiệm vụ mới, phải kết hợp đấu tranh
chính trị với đấu tranh vũ trang góp phần thúc đẩy mạnh phong trào đồng khởi trên
toàn Miền Nam. Đảng ủy và Ban chỉ huy quân sự quyết định tấn công vào quận lỵ
Đức Phong từ ngày 26 đến 28/6/1960. Ban chỉ huy trận đánh gồm đồng chí Nguyễn
Việt Hồng chỉ huy trưởng, Nguyễn Huy Phong chỉ huy phó, và Nguyễn Trọng Tâm.
Ta tấn cơng vào dinh điền Vĩnh Thiện Đức Phong, đồng chí Vũ Hùng đã anh dũng hy
sinh. Kết quả thu được 30 súng các loại và 18 tấn gạo. Đây là thắng lợi mở đầu cho
thời kỳ đấu tranh ở địa phương.
Trong những năm 50, Bom Bo còn là vùng rừng núi hoang vu, sự ảnh hưởng
cách mạng vẫn chưa đến nơi đây một cách sâu sắc, người dân chỉ biết cách mạng
thông qua kết quả Đại hội các dân tộc thiểu số Tây nguyên (1946) hoặc những đồn
cán bộ cách mạng đi cơng tác ngang qua. Tháng 6/1957, thực hiện nhiệm vụ đề ra
của Xứ ủy, Tỉnh ủy Thủ - Biên thành lập Ban cán sự Đảng vùng Tân Thuận - Bù Na
do đồng chí Ba Phú làm Bí thư cùng với các đồng chí khác được cài lại sau hiệp
định. Các đồng chí đã tích cực xây dựng phong trào cách mạng vùng sâu, miền núi
huyện Sông Bé (nay thuộc địa bàn huyện Bù Đăng và một phần huyện Đồng Phú),
xây dựng cơ sở cách mạng ở phía Nam Bù Đăng (nay thuộc xã Nghĩa Trung) và dọc
sông Đồng Nai. Sau khi các cơ sở này vững mạnh, các đồng chí tiếp tục xây dựng cơ
sở ở phía đơng Bù Đăng gồm các khu vực Đường 10 - Bom Bo - Đak Liêng - Đak
Nung (nay thuộc xã Đak Nhau). Đến tháng 12/1956 đã có 3 chi bộ Đảng được thành
lập tại khu vực Bù Đăng, hoạt động đơn tuyến với nhau. Để tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng, Ban cán sự Đảng được thành lập ở vùng dân tộc Bù Na, Tân Thuận do
đồng chí Ba Phú làm Bí thư.
Tháng 3/1959 Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra chỉ thị về nhiệm vụ xây dựng
căn cứ cách mạng ở Tây Nguyên và vùng núi Đông Bắc Nam bộ, tháng 5/1959 Quân
ủy Trung ương thành lập đoàn 559 tổ chức mở đường chiến lược Bắc Nam, phục vụ
cách mạng, đoàn B90 tiến hành thực hiện nhiệm vụ tiền trạm. Trong khi đó khu ủy
miền đơng thành lập các đồn từ chiến khu Đ đi lên hướng Tây Ngun đón đồn
B90. Ở phía Tây có đồn mở đường đầu tiên do đồng chí Lâm Quốc Đăng phụ trách
từ chiến khu Đ về hướng Bom Bo - Đar Liêng tiến ra hướng bắc. Trong quá trình mở
đường, đồn gặp khơng ít khó khăn do địa bàn hiểm trở, hệ thống đồn bốt gắt gao
dọc tuyến đường 14. Đoàn vừa “xoi” đường vừa gây dựng cơ sở cách mạng. Tháng
6/1960 Đảng bộ tỉnh Phước Long được thành lập do đồng chí Phạm Thuận làm Bí
thư, trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân tỉnh Phước Long và thay
đồn cơng tác của đồng chí Lâm Quốc Đăng trước đây. Đồng chí Tư Quý được Tỉnh
ủy giao nhiệm vụ phụ trách đồn cơng tác tìm bắt liên lạc với cánh mở đường và
chuẩn bị xây dựng lực lượng, hậu cần để lập thế xây dựng căn cứ cách mạng lâu dài
tại vùng đồng bào dân tộc. Tổ công tác đi đến đâu đều nhận được sự che dấu, giúp
đỡ, đùm bọc của nhân dân. Đội võ trang tuyên truyền do đồng chí Phạm Thuận chỉ
huy mở đường Bù Đăng chia thành nhiều mũi, trong đó có đồng chí Ba Phú dẫn một
tổ cắt đường rừng rịng rã hơn 1 tháng nhưng vẫn không bắt được liên lạc với đoàn
B90 từ Bắc vào. Bấy giờ, lương thực đã cạn, sức khỏe cán bộ đã giảm nên đã quay
về vùng Đak Nhau, Bom Bo dừng chân, vận động quần chúng xây dựng cơ sở cách
mạng. Trong những ngày tháng đầu tiên, nơi đây đầy khó khăn gian khổ, lương thực
thiếu thốn, vừa lo tự túc lương thực vừa hỗ trợ giúp đỡ đồng bào, xây dựng cơ sở
cách mạng. Mỗi bữa ăn chỉ dùng nửa lon gạo nấu cháo, hình thành nên vùng “Căn cứ
nửa lon” anh hùng.
Chào mừng Đại hội Đảng lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam thành công,
khắp nơi trong cả nước tổ chức sôi nổi các phong trào cách mạng. Đối với đồng bào
dân tộc thiểu số Bù Đăng nói chung và Bom Bo nói riêng, các đồn cơ sở đã tích cực
thực hiện công tác vận động quần chúng dân tộc thiểu số. Nhờ có sự hoạt động tích
cực mà phong trào quần chúng ở vùng phía Bắc và Tây Bắc Bù Đăng (Bom Bo, Đak
Liêng, Đak Nhau) bước đầu được xây dựng và phát triển, một bộ phận dân cư sống ở
vùng tự do đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng cơ sở, căn cứ cách mạng,
thanh niên tham gia đội vũ trang tuyên truyền, lao động xây dựng căn cứ. Đồng bào
vùng bị địch kiềm chế, kiểm soát của địch tại các ấp dân sinh, một số người bỏ ấp trở
về cuộc sống tự do vùng cách mạng, số cịn lại sống trong sự quản lí của địch song
ln tìm cách để liên lạc, cung cấp thơng tin, lương thực, thuốc men cho vùng cách
mạng.
Trước những thắng lợi của cách mạng miền Nam, quân mỹ tiến hành chiến
lược chiến tranh đặc biệt hịng bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, ráo riết dồn
dân lập ấp, đẩy mạnh các hoạt động quân sự. Trên địa bàn huyện Bù Đăng, Mỹ tích
cực thực hiện nhiều biện pháp nhằm kiểm sốt vùng Đơng - Đơng Bắc Bù Đăng như
tăng cường lực lượng quân đóng chốt tại đây, thiết lập thế bố hình vịng cung, dồn
dân lập ấp... Do sự kìm kẹp hà khắc của địch, đồng bào thấy được bản chất âm mưu
của địch, một số tranh thủ đêm xuống phá rào lẻn trốn về bon sok cũ.
Tại vùng căn cứ Nửa lon thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ, vừa tích cực thi
đua lao động sản xuất vừa phục vụ nhiệm vụ kháng chiến, cán bộ chiến sĩ đã tích cực
vận động quần chúng nhân dân, thực hiện cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân,
hướng dẫn người dân xóa bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đập tan những
âm mưu li gián của địch. Nhờ đó vùng kháng chiến ngày càng mở rộng, bắt đầu từ
sok Bom Bo, lấn dần khắp nơi đến tận vùng giáp ranh biên giới. Cuối năm 1961, chi
bộ Đảng người dân tộc đầu tiên của tỉnh Phước Long được thành lập tại các sok Bom
Bo do đồng chí Điểu Beo làm bí thư. Kể từ đây, phong trào đấu tranh cách mạng của
quân và dân Bom Bo có ánh sáng soi đường của Đảng. Thời điểm này, vùng tự do
Bắc và Đơng Bắc Bù Đăng có tên gọi là Bom Bo. Theo đó, sok Bom Bo chạy dài từ
Đường 10 đến vùng căn cứ với 30 hộ gồm 80 người. Là sok có chi bộ Đảng đầu tiên
của K, Bom Bo được tổ chức như: làng kháng chiến, có du kích, an ninh, tất cả con
em trong sok đều tham gia vào các tổ chức của K và tỉnh. Điển hình là ơng Điểu Beo,
Điểu Lết, Điểu Briêng, Điểu Lên..
Tháng 4/1962, lần đầu tiên địch tổ chức càn quét vào vùng căn cứ với lực