Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Tác động của đô thị hóa trên lĩnh vực văn hóa ở bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ' x
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐÔ THỊ VÀ PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TÁC ĐỘNG ĐÔ THỊ HĨA TRONG LĨNH VựC
VĂN HĨA Ở BÌNH DƯƠNG

Mã số: 03
Thuộc chương trình nghiên cứu: 20 năm đơ thị hóa
Bình Dương - Những vấn đề thực tiễn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Tơn Nữ Quỳnh Trân
Bình Dương, tháng 12/2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT '
x
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐÔ THỊ VÀ PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HĨA TRONG LĨNH VựC
VĂN HĨA Ở BÌNH DƯƠNG
Mã số: 03
Thuộc chương trình nghiên cứu: 20 năm đơ thị hóa Bình
Dương - Những vấn đề thực tiễn


Xác nhận của đơn vị chủ trì đề tài
(chữ ký, họ và tên)

PGS.TS Tơn Nữ Quỳnh Trân

Chủ nhiệm đề tài
(chữ ký, họ và tên)

PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân

Bình Dương, 12/2019
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Chủ nhiệm đề tài:
PGS.TS. Tôn Nữ Quỳnh Trân Cộng tác viên:

1


1.
2.
3.
4.
5.

ThS.NCS. Nguyễn Thị Thu Hiền
ThS. Nguyễn Văn San
ThS. Trương Thanh Thảo
Th.S Nguyễn Thu Hương
CN. Nguyễn Thị Xuân Trúc


2


MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG.........................................................................................................v
MỤC LỤC HÌNH ......................................................................................................... vi
A. PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1

. Tổng quan vấn đề nghiên cứu....................................................................................1
2. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................5
3. Mục tiêu của đề tài...................................................................................................6
3.1.
Mục tiêu chung ................................................................................................6
3.2.
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................6
4. Cách tiếp cận ..........................................................................................................6
5. Giả thuyết ...............................................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................7
6.1.
Phương pháp tổng hợp tư liệu............................................................................7
6.2.
Phương pháp xã hội học ...................................................................................7
6.3.
Phương pháp phỏng vấn sâu .............................................................................8
7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................8
7.1.
Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................8
7.2.
Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................8

B. PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................9
CHƯƠNG I: VĂN HÓA VẬT THỂ ĐỐI DIỆN VỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ.............9
1.1.
Trang phục của người dân dưới tác động trong q trình đơ thị hóa ...............9
1.1.1. Trang phục phụ nữ .....................................................................................9
1.1.2. Trang phục nam giới ................................................................................13
1.2.
Những tác động của đơ thị hóa đến nhà ở dân dụng.........................................16
1.2.1. Biến đổi về nhà ở .....................................................................................17
CHƯƠNG II: LĨNH VỰC VĂN HÓA PHI VẬT THỂ VỚI NHỮNG THAY ĐỔI
CÁC GIÁ TRỊ ............................................................................................................. 23
2.1.
Đời sống tín ngưỡng của người dân dưới tác động của q trình đơ thị hóa ...23
2.1.1. Đình làng .................................................................................................23
2.1.2. Chùa ........................................................................................................27
2.1.3. Miếu ........................................................................................................30
2.1.4. Nhà thờ ....................................................................................................32
2.2. Tác động của đơ thị hóa đến quan hệ gia đình, dịng tộc, xã hội, láng giềng 34
2.2.1 Gia đình ......................................................................................................34
2.2.2. Quan hệ láng giềng...................................................................................37
2.3. Phong tục, tập qn trong q trình đơ thị hóa.................................................. 38
2.3.1. Tang ma....................................................................................................38
2.3.2. Cưới hỏi....................................................................................................40
2.3.3. Biến đổi về ẩm thực .................................................................................43
2.3.4. Biến đổi về hoạt động giải trí....................................................................43
KẾT LUẬN.................................................................................................................53
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................55


TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................53



MỤC LỤC BẢNG, BIỂU
••~

MỤC LỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Số trang

Bảng 1.1

Trang phục đi đường của nữ giới

10

Bảng 1.2

Sự thay đổi trang phục dự lễ cưới của nữ giới

11

Bảng 2.3

Sự thay đổi trang phục ở nhà của nữ giới

12


Bảng 3.4

Sự thay đổi trang phục đi viếng đám ma của nữ
giới

13

Bảng 4.5

Sự thay đổi của trang phục đi đường của nam giới

14

Bảng 5.6

Sự thay đổi trang phục dự lễ cưới của nam giới

15

Bảng 6.7

Sự thay đổi của trang phục ở nhà của nam giới

15

Bảng 7.8

Sự thay đổi của trang phục đi viếng đám ma của
nam giới


16

Bảng 8.9

Biến đổi về loại hình nhà ở

18

Bảng 1.10

Xu thế lựa chọn xây dựng nhà ở của người dân

19

Bảng 2.1

Việc viếng thăm các cơ sở tín ngưỡng

23

Bảng 2.2

Kiến trúc đình cịn mang tính truyền thống

25

Bảng 2.3

Viếng thăm đình theo độ tuổi


26

Bảng 2.4

Mức độ viếng thăm chùa 10 năm trước so với hiện
nay theo độ tuổi (%)

29

Bảng 2.5

Mức độ viếng thăm đền, miếu 10 năm trước so với 31
hiện nay theo độ tuổi (%)

Bảng 2.6

Mức độ viếng thăm nhà thờ 10 năm trước so với
hiện nay theo độ tuổi (%)

33

Bảng 2.7

Thu nhập trung bình của người trả lời

34

Bảng 2.8

Thói quen mua sắm đồ dùng, thực phẩm của người 35

dân

Bảng 2.9

Người tìm đến khi cần giúp đỡ

36

Bảng 2.10

Các nghi lễ trong tang ma 10 năm trước và hiện
nay

38


Bảng 2.11

Thói quen ăn nhậu trong lễ tang

39

Bảng 2.12

Tập quán trong cưới hỏi

41

Bảng 2.13
Bảng 2.14


Số bữa cả nhà ăn chung (%)
Biến đổi trong hoạt động giải trí (đối với người tại
chổ)

49
50

Bảng 2.15

Biến đổ trong hoạt động giải trí (đối với người
nhập cư)

51

MỤC LỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ
STT
Tên biểu đồ
Biểu đồ 1.1 Biến đổi về loại hình nhà ở
Biểu đồ 1.2 Xu thế lựa chọn xây dựng nhà ở của người dân
Biểu đồ 2.1 Người tìm đến khi cần giúp đỡ
Biểu đồ 2.2 Các nghi lễ trong tang ma 10 năm trước và hiện
Biểu đồ 2.3 Tục ăn nhậu trong lễ tang
MỤC LỤC HÌNH
rp /V

STT
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 2.1

Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6

1

•Ă

J. À

Số trang
18
19
36
39
40

Tên hình
Nhà cổ ơng Trần Văn Hổ (Phường Phú Cương, TP. Thủ Dầu Một)
Một kiểu nhà mái thái
Đình Phú Long khu phố Hịa Long, P. Lái Thiêu, TX. Thuận An
Khn viên đình Tân An
Chùa Hội Khánh
Chùa Tây Tạng nhìn từ trên cao
Miếu Thiên Hậu tọa lạc số 04 Nguyễn Du, P. Phú Cường
Nhà thờ Chánh tòa giáo phận Phú Cường và chùa Bà Thiên Hậu

Số trang


17
20
24
25

28
29
31
33


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu Đơ thị và Phát triển

THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Các tác động của đơ thị hóa trên lĩnh vực văn hóa ở Bình Dương
- Mã số: 03
- Chủ nhiệm: PGS.TS. Tơn Nữ Quỳnh Trân
- Đơn vị chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 8 năm 2017
2. Mục tiêu
Chương trình nghiên cứu ‘ ‘ 20 năm đơ thị hóa tỉnh Bình Dương - những vấn đề
thực tiễn” đã đặt ra mục tiêu làm r con đường đô thị hóa của t nh Bình Dương, nắm bắt
quy luật của sự phát triển này, tìm hiểu những thay đổi trong lĩnh vực văn hóa do đơ thị
hóa tác động vào nhằm đưa ra những nhận định và biện pháp, kiến nghị vừa để giữ gìn
những giá trị truyền thống vừa làm phong phú đời sống văn hóa tại đây.
Đề tài này là một bộ phận của chương trình nghiên cứu 20 năm đơ thị hố Bình
Dương - những vấn đề lý luận và thực tiễn” nên cũng tuân thủ mục tiêu chung đó và cụ

thể hơn đi sâu tìm hiểu các khía cạnh của q trình đơ thị hóa ở Bình Dương trong hơn
2 thập niên qua, tìm hiểu những tác động của đơ thị hóa trên lĩnh vực văn hóa vật thể và
phi vật thể. Đồng thời đưa ra giải pháp bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hóa.
3. Tính mới và sáng tạo
- Đề tài có chủ đề nghiên cứu về đô thị và phát triển đơ thị tại Bình Dương khi
tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành nhân học, lịch sử, đô thị học.
- Nghiên cứu khái qt con đường đơ thị hóa của t nh Bình Dương qua 20 năm
(1997 - 2017) qua việc hệ thống số liệu, phân tích tài liệu, điều tra thực địa.
- Nhận diện những thay đổi của đô thị hóa qua những chuyển đổi cơ bản từ đó
có cái nhìn tồn diện hơn về đơ thị hóa của t nh Bình Dương.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến đơ thị, đơ thị hóa nói
chung và xác định những yếu tố của đơ thị hóa, từ đó làm cơ sở đánh giá tình hình đơ
thị hóa ở t nh Bình Dương trong 20 năm (1997-2017).
- Thứ hai, nêu bật những tác động đơ thị hóa đến lĩnh vực văn hóa ở t nh Bình
Dương từ năm 1997 - 2017


- Thứ ba, Q trình đơ thị hóa đã làm biến đổi đời sống văn hóa vật chất và tinh
thần của người dân Bình Dương trong hơn 20 năm qua và trong tương lai.
5. Sản phẩm
Bài đăng trong tập kỷ yếu hội thảo chung cho chương trình hội thảo nghiên cứu ‘
‘ 20 năm đơ thị hóa tỉnh Bình Dương - những vấn đề thực tiễn”.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng:
- Dùng làm tài liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành kiến
trúc, quy hoạch, xây dựng, đô thị học, lịch sử và địa lý.
- Thơng tin có thể chuyển giao đến các Sở ban ngành t nh Bình Dương tham
khảo cho cơng tác quy hoạch và định hướng phát triển đô thị hiện tại và tương lai.


Đơn vị chủ trì
(chữ ký, họ và tên)

Ngày tháng năm
Chủ nhiệm đề tài
(chữ ký, họ và tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

PGS.TS. Tôn Nữ Quỳnh Trân

PGS.TS. Tôn Nữ Quỳnh Trân


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
- Project title: The impacts of urbanization on cultural fields in Binh Duong
- Code number: 03
- Coordinator: Prof.Dr. Ton Nu Quynh Tran
- Implementing institution: Center For Urban & Development Studies
- Duration: From August 2016 to August 2017
2. Objective(s):
The research program "20 years of urbanization in Binh Duong province practical issues" has set a goal of clarifying the urbanization path of Binh Duong
province, grasp the laws of this development, learn about changes in the cultural
field due to urbanization are impacted to make judgments, measures and
recommendations to both preserve traditional values and enrich cultural life here.
This topic is part of the research program "20 years of urbanization of Binh
Duong - theoretical and practical issues", so it also follows that common goal and
more specifically delves into the aspects of The process of urbanization in Binh
Duong for more than 2 decades, exploring the effects of urbanization on the field

of tangible and intangible culture. At the same time offering solutions to protect
and preserve cultural heritage.
3. Creativeness and innovativeness:
- The thesis has a research topic on urban and urban development in Binh
Duong when approached from the perspective of anthropology, history and urban
studies.
- General research on urbanization path of Binh Duong province over 20
years (1997 - 2017) through the system of data, document analysis, field surveys.
- Identify changes in urbanization through fundamental changes, thereby
having a more comprehensive view on urbanization of Binh Duong province.
4. Research results
- Firstly, systematize issues related to urbanization, urbanization in general
and identify the factors of urbanization, thereby serving as a basis for assessing
the urbanization situation in Binh Duong Province in 20 year (19972017).
- Secondly, highlighting the impacts of urbanization on the cultural field in
Binh Duong province from 1997 - 2017


- Thirdly, the urbanization process has changed the physical and spiritual
cultural life of the people of Binh Duong over the past 20 years and in the future.
5. Products:
The article is written in the general conference proceedings for the research
workshop program "20 years of urbanization of Binh Duong province - practical
issues".
6. Efficiency, method of transferring research results and
applicability
- Used as a research document, reference for students of architecture,
planning, construction, urban studies, history and geography.
- Information can be transferred to departments of Binh Duong province
for reference on current and future urban development planning and orientations.



1

?

ĩ

A. PHẦN MỞ ĐẦU
'

. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Bình Dương là nơi nổi tiếng có một nền văn hóa vật thể và phi vật thể độc
đáo, vì thế có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hóa của Bình Dương. Bộ sưu
tập bưu ảnh thể hiện văn hóa Bình Dương về nhà ở, trang phục, phương tiện đi lại,
kiến trúc, văn hóa tinh thần như lễ hội, sinh hoạt đình chùa miếu, đặc biệt là
những hình ảnh về sản xuất thủ công nghiệp, sinh hoạt chợ từ trước năm 1975 đã
được Hội Khoa học lịch sử Bình Dương tập hợp và xuất bản thành sách Thủ Dầu
Một xưa qua địa chí 1910 ấn hành vào năm 2007 (Hội Khoa học lịch sử Bình
Dương, 2017).
Sách Mỹ thuật Bình Dương do Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương xuất
bản (2011), giới thiệu bằng hình ảnh một số chân dung nghệ nhân, họa sĩ, nhiếp
ảnh tiêu biểu của Bình Dương trong suốt quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật
của các nghệ sĩ tạo hình ở Bình Dương.
Ngồi ra cịn có Tuyển tập ảnh nghệ thuật Bình Dương 30 năm xây dựng
và phát triển (1985-2005), tập hợp những tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi sáng
tác ảnh nghệ thuật với chủ đề "Bình Dương trên con đường Cơng nghiệp hốHiện đại hóa" do Sở Văn hóa Thơng tin tỉnh Bình Dương tổ chức.
Cuốn Địa chí Bình Dương, Tập 4: Văn hóa- Xã hội (UBND tỉnh Bình
Dương, 2010) đã đưa ra những nét cơ bản về văn hóa vật chất cũng như văn hóa
tinh thần của Bình Dương, nêu lên những đặc thù của văn hóa vườn, văn hóa thủ

cơng nghiệp tại đây.
Về văn hóa thủ cơng nghiệp cũng có luận văn Làng nghề thủ cơng truyền
thống tại Bình Dương trong bối cảnh cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa, TP. Hồ Chí
Minh (Nguyễn Kim Hương, 2005), phân tích sự độc đáo và tài hoa của những thợ
thủ công ở các làng nghề truyền thống như làng nghề sơn mài, làng nghề gốm ở
Bình Dương.
Tài hoa của những người thợ Thủ công trong việc xây dụng những ngôi nhà dân
dụng được tác giả Phan Thanh Đào mơ tả trong sách ‘ 'Nhà cổ Bình Dương”, Hội
Văn học Nghệ thuật Bình Dương xuất bản (2004). Sách giới thiệu các ngơi nhà cổ
ở Bình Dương với kiến trúc, lịch sử hình thành cũng như việc bảo dưỡng của các
ngôi nhà đã trở thành di sản văn hóa q giá này của Bình Dương.
Vườn cây ăn quả Lái Thiêu đã có hàng trăm năm ở Thuận An là một nét
văn hóa sản xuất độc đáo của Bình Dương, trở thành chủ đề cho nhiều bài viết
1


khám phá nét văn hóa này như bài ‘ ‘ Miệt vườn cây trái Lái Thiêu” của Nguyễn
Vũ Thành Đạt (2015), ‘ ‘ Bình Dương khơi phục vườn cây đặc sản Lái Thiêu” của
Trịnh Bình và Lê Thẩm (2015); Cứu những vườn cây trái Lái Thiêu trăm tuổi” của
Minh Phương (2014).
Về đình làng ở Bình Dương, tác giả Lê Minh Tùng có bài ‘ ‘ Đình làng và
lễ hội đình làng Bình Dương” đăng trên Báo Bình Dương, số 623, ngày 9 tháng 2
năm 2001, giới thiệu về quá trình hình thành những nét văn hóa đình làng ở Bình
Dương và những hoạt động của nó.
Bài ‘ ‘ Đình và lễ hội đình Tân An, Thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương” của
Lê Giang - Hạ Trúc (2012), đăng trên trang sugia.vn của Hội khoa học lịch sử
Bình Dương. Người dân Tân An thế hệ trước truyền cho thế hệ sau từ ý nghĩa cho
tới nghi thức và lễ hội trở thành lễ hội cổ truyền, điển hình nơi đây, là phong tục
tập quán của địa phương. Nó đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng, là chỗ dựa tinh
thần của nhân dân (hy vọng thần luôn phù hộ cho dân làng sống bình yên...). Mỗi

năm và lễ Kỳ yên là dịp bà con trong làng tập trung về đông đủ, tỏ lịng thành
kính đối với người có cơng bảo vệ xóm làng, thể hiện tinh thần uống nước nhớ
nguồn, là kế thừa nét văn hóa cổ truyền cũng như thể hiện bản sắc văn hóa của cư
dân người Việt.
Bình Dương có các ngơi chùa cổ độc đáo, Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương
đã xuất bản cuốn sách có tựa đề ‘ ‘Những ngơi chùa ở Bình Dương - Q khứ và
hiện tại”, cuốn sách này do Nhà xuất bản Tôn giáo - Hà Nội ấn hành vào năm
2002, cuốn sách giới thiệu về lịch sử những ngôi chùa cổ ở Bình Dương.
Cũng trong nội dung về chùa có sách Tìm hiểu Liễn đối Hán - Nơm trong các
đình, chùa, miếu tỉnh Bình Dương do Huỳnh Ngọc Đáng chủ biên (2017), dịch lại ra
tiếng Việt hầu hết các liễn đối viết bằng chữ Hán trong các đình chùa ở Bình Dương làm
cho người đọc cảm thấy gần gũi với các cơng trình cổ kính này.

Về đề tài cơng giáo, tác giả T.T.S trên báo Bình Dương số 516, ngày 25
tháng 5 năm 2000 có bài ‘ ‘ Đồng bào cơng giáo Bình Dương với phong trào thi
đua u nước”, nói về các hoạt động của đồng bào công giáo như tích cực tham
gia các phong trào địa phương, xây dựng nhà tình thương, đầu tư cho khuyến
học... Điều này thể hiện sự gắn bó của đồng bào cơng giáo với dân tộc, phát huy
2


truyền thống đại đồn kết, phong trào u nước.
Cơng trình nghiên cứu ‘ ‘ Tín ngưỡng của người Việt ở Bình Dương trong
tiến trình đơ thị hóa” của Vũ Quang Hà và các cộng sự (2016) phân tích tín
ngưỡng dân gian ở Bình Dương như các tập quán, các điều kiêng kỵ. Bên cạnh
đó, các tác giả cũng đề ra biện pháp lưu ý đến tính đồng bộ trong việc thực hiện
các quy chế về hoạt động tín ngưỡng; về việc cần phân định chức năng quản lý
đối với từng ngành cụ thể, về nâng cao tầm hiểu biết cho ban quản trị về nghiệp
vụ, về chính sách của Đảng, về bản chất nhân văn của tín ngưỡng dân gian, về
tính hàng đầu của cơng tác vận động quần chúng.

Cơng trình ‘ ‘ Biến đổi đời sống văn hóa Bình Dương từ góc nhìn đương
đại” của tác giả Ngơ Minh Sang (2012), nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của cộng
đồng các cư dân Bình Dương trong bối cảnh hiện đại hóa xã hội. Qua kết quả của
cơng trình này, tác giả cho rằng sự biến đổi hệ thống các chuẩn mực trong văn hóa
Bình Dương có thể nhìn thấy rõ hơn sự biến đổi của hệ thống các giá trị. Các
chuẩn mực nhân văn đạo đức có chức năng điều tiết các quan hệ cá nhân với nhau
cũng đã biến đổi mạnh mẽ theo chiều hướng đa dạng hơn và cũng có nhiều khác
biệt hơn. Cũng như văn hóa Việt Nam, trong giá trị đời sống văn hóa Bình Dương
trước đây trọng già, kính lão đắc thọ ngày nay người ta trọng trẻ, sức trẻ. Xuất
hiện xu hướng chế độ đồng đẳng, con lấy cả họ cha, họ mẹ, chia của cho trai và
gái, nhà nào tiện thì ở, thường ở tách riêng với cha mẹ. Biến đổi đời sống văn hóa
ở Bình Dương hiện nay cịn thể hiện ở việc biến đổi các biểu tượng văn hóa và
các mẫu người văn hóa. Con người làng xã là sản phẩm của cấu trúc xã hội được
xây dựng trên nền tảng văn minh nông nghiệp dần được thay thế bằng con người
của kỹ thuật xây dựng trên nền tảng khoa học cơng nghệ, đặc biệt là cơng nghệ số
hóa. Biến đổi quan trọng nhất là sự xuất hiện và lan toả mạnh mẽ của văn hóa số.
Bên cạnh những thuật ngữ như văn hoá làng xã và văn minh lúa nước, đơ thị hố
và văn minh cơng nghiệp, gần đây, trên các phương tiện thơng tin đại chúng cịn
thấy xuất hiện khái niệm cư dân mạng và văn hoá số. Bên cạnh đó tác giả cho
rằng biến đổi đời sống văn hóa Bình Dương bên cạnh mặt tích cực,
giá trị cá nhân trong nền kinh tế thị trường đang dần dần đi vào chỗ cực đoan lấn
3


át giá tri cộng đồng là những hệ giá trị mang tính phổ quát của xã hội Việt Nam
truyền thống như lớp trẻ sớm tách ra khỏi sự ràng buộc của gia đình. Các giá trị
gia phong, gia giáo ngày càng mờ nhạt, người già sống cô đơn và bị coi thường,
tình trạng ly hơn gia tăng, các mối quan hệ trong gia đình hiện đại ngày càng lõng
lẽo hơn trên xu hướng tự do cá nhân cao, báo hiệu những rạn nứt khơng thể tránh
khỏi của gia đình truyền thống vốn đề cao chữ hiếu như một giá trị cốt l õ i

Danh mục các cơng trình nghiên cứu có liên quan
1. Hội Khoa học lịch sử Bình Dương(2017), Thủ Dầu Một xưa qua địa
chí 1910 và bưu ảnh, Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương ấn hành.
2. Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương (2011), Mỹ thuật Bình Dương.
3. Minh Phương, 2014, Cứu những vườn cây trái Lái Thiêu trăm tuổi”
từ truy cập
ngày 15/09/2014.
4. Nguyễn Kim Hương (2005), luận văn Thạc sĩ Làng nghề thủ công
truyền thống tại Bình Dương trong bối cảnh cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa,
bảo vệ tại TP. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Vũ Thành Đạt, 2015, Báo ảnh Việt Nam “Miệt vườn cây trái
Lái Thiêu”, từ laithieu/192188.html truy cập 15/6/2015.
6. Phan Thanh Đào (biên soạn) (2004), Nhà cổ Bình Dương, Nxb Hội
Văn học Nghệ thuật Bình Dương.
7. UBND tỉnh Bình Dương (2010), Địa chí Bình Dương, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
8. Sở Văn hóa Thơng tin tỉnh Bình Dương (2005), Tuyển tập ảnh nghệ
thuật Bình Dương 30 năm xây dựng và phát triển (1975-2005), Sở Văn hóa
Thơng tin tỉnh Bình Dương xuất bản.
9. Trần Ngọc Linh (luận văn Thạc sĩ) 2005, Tác động của nguồn vốn
đầu tư đến phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương, bảo vệ tại TP. Hồ Chí
Minh.
10. Trần Thanh Đạm, Người Bình Dương nhớ, Nxb Hội Nhà báo tỉnh
Bình Dương.
11. Trịnh Bình và Lê Thẩm 2015, ‘ ‘ Bình Dương khơi phục vườn cây
đặc
sản
Lái
Thiêu”,
Nhân

Dân
Điện
tử,
từ
/>

phuc-vuon-cay-dac-san-lai-thieu.html, truy cập ngày 08/07/2015.
12. Vương Mạnh Hùng (2004), luận văn thạc sĩ, Quá trình hình thành
phát triển các khu cơng nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố lao động
trong tỉnh Bình Dương.
2. Tính c ấp thiết của đề tài
Đơ thị hóa đang phát triển tại t nh Bình Dương và tác động mạnh đến văn
hóa Bình Dương. Đơ thị hóa, với những chuyển động của nó là chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển đổi việc sử dụng đất... đã làm thay
đổi t nh Bình Dương trên hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế đến xã hội, văn hóa, cảnh
quan, môi trường. Đề tài này xét đến trường hợp lĩnh vực văn hóa.
Văn hóa, với hai thành tố khơng tách rời là văn hóa vật thể và văn hóa phi
vật thể, đều cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi đô thị hóa. Văn hóa vật thể như nhà
ở, trang phục, ẩm thực cùng văn hóa phi vật thể như quan hệ xã hội, gia đình, dịng
tộc, láng giềng, đời sống tín ngưỡng, lễ hội đều có những chuyển đổi khó dự đốn,
nhanh chóng, diễn ra hàng ngày. Sự biến đổi mang tính chất có hệ thống với quy
mơ lớn và phức tạp, có những tích cực như làm cho con người thích nghi với hồn
cảnh vật chất mới, hiện đại hơn trước đây, nhưng đồng thời cũng làm mai một đi
những giá trị truyến thống đã bao đời gầy dựng, hun đúc mới có được
Những tác động của đơ thị hóa trong lĩnh vực văn hóa tại Bình Dương, cho
đến hiện nay, vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu phân tích về chuyển
động này. Vì vậy nghiên cứu vấn đề Tác động của đơ thị hóa trên lĩnh vực văn hóa
ở Bình Dương” là cần thiết để nắm bắt mọi nguyên nhân đưa đến các thay đổi
khác nhau của các giá trị văn hóa trong q trình tiếp biến với những nhân tố mới,
hiện đại, nắm bắt những biến thể mới của văn hóa truyền thống trong bối cảnh đơ

thị hóa.
3. Mục tiêu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung
- Tìm hiểu những thay đổi trong lĩnh vực văn hóa dưới tác động của đơ thị
hóa nhằm đưa ra những nhận định và biện pháp, kiến nghị vừa để giữ gìn những
giá trị truyền thống vừa làm phong phú đời sống văn hóa tại đây.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu những tác động của đơ thị hóa trên lĩnh vực văn hóa vật thể và
phi vật thể.
- Đưa ra giải pháp bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hóa.
5


4. Cách tiếp cận
Đề tài tiếp cận vấn đề Tác động của đơ thị hóa trên lĩnh vực văn hóa tại
Bình Dương” với góc nhìn văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn giữa
người và người, giữa người và thiên nhiên. Văn hóa sẽ được xem xét dưới hai
dạng là văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
Văn hóa vật thể là kết quả sáng tạo của con người, biến những vật và chất
thành những đồ vật có giá trị sử dụng và có tính thẩm mỹ nhằm phục vụ đời sống
vật chất và tinh thần của con người. Trên quan điểm này, đề tài trình bày những
văn hóa vật thể ở là văn hóa trang phục, kiến trúc nhà ở.
Văn hóa phi vật thể là những giá trị về mặt tinh thần do con người tạo ra mà trong
khn khổ đề tài là văn hóa tín ngưỡng, quan hệ gia đình dịng tộc, phong tục tập
quán.
Hai dạng văn hóa này được xem xét sự chuyển đổi biện chứng dưới tác
động của đơ thị hóa.
Đề tài cịn tiếp cận vấn đề từ góc nhìn đơ thị học, nhân học, lịch sử.
Với cách tiếp cận trên, các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra như sau:

1. Quá trình đơ thị hóa ở Bình Dương phải chăng đã tác động làm biến đổi
văn hóa vật thể của Bình Dương như là một sự thích nghi với đời sống đơ thị?
2. Các giá trị văn hóa phi vật thể đã biến đổi như thế nào dưới tác động
của quá trình đơ thị hóa?
5. Giả thuyết
Với những câu hỏi trên, chúng tơi nêu lên giả thuyết:
- Q trình đơ thị hóa đã làm biến đổi về đời sống văn hóa vật thể của
người dân như trang phục, nhà, đồng thời tạo nên sự mâu thuẫn giữa phát triển và
bảo tồn di sản văn hóa vật chất, di sản kiến trúc.
- Q trình đơ thị hóa đã làm thay đổi các giá trị văn hóa phi vật thể như
đời sống tín ngưỡng, quan hệ gia đình, dịng tộc, xã hội, láng giềng, phong tục,
tập quán.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
6.1. Phương pháp tổng hợp tư iệu
Thu thập những tài liệu nghiên cứu về sự chuyển biến trong lĩnh vực văn
hóa của tình Bình Dương ở các yếu tố vật thể như trang phục, nhà ở, nghể thủ
cơng, lễ hội, tơn giáo, tính ngưỡng... Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, sẽ đối
6


chiếu, tổng hợp với các dữ liệu từ các cuộc điều tra xã hội học, để nhận diện rõ nét
các chuyển động của văn hóa.
6.2. Phương pháp xã hội học
Địa bàn được chọn để khảo sát là những địa phương đã trở thành thành phố
và thị xã. Sự lựa chọn này là chọn điểm có chủ đích vì mục tiêu của đề tài là nhằm
đánh giá sự tác động của q trình đơ thị hóa với đời sống văn hóa như đời sống
văn hóa vật chất, tín ngưỡng, phong tục, tập quán... của người dân ở t nh Bình
Dương.
Điều tra định ượng:

Phương pháp điều tra bằng bản hỏi được thực hiện với dung lượng là 320
đơn vị mẫu được chọn theo nguyên tắc kết hợp giữa chọn mẫu cụm với cách chọn
mẫu ngẫu nhiên- hệ thống. Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Thủ Dầu
Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Tân Uyên.
Các tiêu chí thu thập thông tin bằng bản hỏi về sự thay đổi trong 20 năm
qua trong:
- Quan hệ xã hội, quan hệ gia đình, quan hệ dịng tộc, quan hệ láng giềng,
- Kiến trúc, nhà ở được ưa chuộng
- Đời sống tín ngưỡng,
- Trang phục,
- Ẩm thực
- Cưới, hỏi, tang ma
- Giải trí trong thời gian nhàn rỗi
- Việc sử dụng các thiết bị truyền thông,
- Các thể loại văn nghệ ưa thích...
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Để hiểu r hơn những thông tin liên quan tới quan niệm sống, động cơ và
nhu cầu của người dân, đề tài thực hiện 15 cuộc phỏng vấn sâu đối với các nhóm
người cung cấp thông tin khác nhau. Cách chọn mẫu được thực hiện theo ch tiêu.
Những người cung cấp thông tin định tính này bao gồm: 1 người cán bộ quản lý, 1
cán bộ phụ trách văn hóa- thơng tin, và 3 người dân (theo 2 nhóm nghề khác
nhau).
Các tiêu chí phục vụ cho các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc phụ thuộc vào
từng đối tượng được phỏng vấn. Những thông tin thu thập được sẽ được sử dụng
trong việc làm r hơn các nguyên nhận của hiện trạng và minh họa thêm cho các dữ
liệu định lượng.
7


7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tác động của đơ thị hóa trên hai
lĩnh vực văn hóa cả vật thể và phi vật thể
7.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là t nh Bình Dương trong giai đoạn từ 1997 đến năm
2018.

8


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNGI
VĂN HÓA VẬT THỂ ĐỐI DIỆN VỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
1.1. Trang phục của người dân dưới tác động trong q trình đơ thị hóa
Trang phục của cư dân Bình Dương là một trong những yếu tố phản ánh
các giai đoạn phát triển lịch sử của văn hóa Nam Bộ. Chợ Thủ Dầu Một thời kỳ
thuộc địa Pháp rất sấm uất, hàng hóa phong phú, đa dạng, có nhiều mặt hàng liên
quan đến trang phục, phục vụ cho người địa phương ở Bình Dương đương thời
(Địa chí Bình Dương, 2010).
Trang phục cư dân Bình Dương cả nam và nữ cũng như cả Nam Bộ giai
đoạn nửa đầu thế kỷ 20 thể hiện những nét chung là áo dài đen, tóc búi (riêng nam
giới khoảng 1920 trở đi mới dần dần cắt tóc ngắn như phương Tây).
Phụ nữ tóc bới ba vịng, cổ đèo vịng kiềng bằng vàng, bạc hoặc một bộ hai,
ba sợi dây chuyền vàng đeo từ ngắn tới dài với mặt hình trịn hay trái tim theo thời
trang phương Tây. Phụ nữ thuộc gia đình giàu có cịn đeo bộ dây chuyền ren nặng
cả lượng vàng, ở giữa có hình con bướm gắn ngọc. Thời trang hơn hết là bộ dây
chuyền nách với các sợi dây chuyền vàng vòng qua nách, tận cùng gắn chiếc đồng
hồ nhỏ (Địa chí Bình Dương, tập 4, tr.18-19).
Trang phục của nam giới là áo dài, khăn đóng, giày tây vào ngày trọng đại
như đám cưới, lễ hội.

Các bộ trang phục trên, theo thời gian dần dần khơng cịn được sử dụng phổ
biến, thay vào đó là những trang phục hiện đại. Ngày nay, trang phục hiện đại đã
trở nên quen thuộc trong đời sống của con người Bình Dương. Chiếc áo dài truyền
thống vẫn giữ vị trí của nó trong các ngày lễ, lễ cưới, lễ dạm ngõ.., các trang phục
khác như váy, áo đầm, quần short, jean, áo pull vẫn được ưa chuộng do tính chất
đơn giản, gọn gàng, tiện lợi của nó trong cuộc sống hiện đại.
1.1.1. Trang phục phụ nữ
Để nắm bắt được sự thay đổi trang phục của phụ nữ trong giai đoạn 10 năm từ trước
đến năm 2007, chúng tôi đặt những câu hỏi liên quan đến các trang phục thường được
sử dụng vào thập niên trước như quần đen/quần âu; áo bà ba/áo bông; đồ bộ.


1.1.1.1. Trang phục đi đường
Bảng 1.1. Trang phục đi đường của nữ giới
Trang phục đi đường

10 năm trước (%)

Quần đen
Áo bà ba
Đồ bộ
Quần âu
Áo hoa

34,4
36,3
32,5
28,1
29,1


Hiện nay (%)
21,
69,7
30,
0
51,
3
34,
4

Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài
Kết quả điều tra về trang phục đi đường của nữ cho ta thấy, ở thời điểm 10
năm trước, có 65% người cho biết khơng cịn dùng quần đen mỗi khi ra đường
nữa. Tỷ lệ này tăng lên đến 78,4% vào năm 2017. Có thể thấy rằng, chiếc quần
đen, một trang phục gần như là biểu tượng thời trang một thời của phụ nữ, đã dần
dần nhường chỗ cho các trang phục khác mà trong đó là chiếc quần âu, từ 28% nữ
diện” loại trang phục hiện đại này vào khoảng năm 2007, thì vào năm 2017 đã lên
lên đến 51,3%.
Chiếc áo bà ba cũng thay đổi theo chiều hướng giống như chiếc quần đen.
Vào năm 2007, có 63.8% phụ nữ khơng dùng áo bà ba khi có dịp ra ngồi thì đến
năm 2017 tỷ lệ khơng dùng lên đến gần 100% (90.3%). Chiếc áo bà ba được ca
tụng một thời trong câu ca, tiếng hò đã khơng cịn sức hút đối với nữ như trước
đây nữa.
Về chiếc áo hoa, tức loại áo có in hoa, là loại trang phục thuận tiện, có thể
mặc ở trong nhà hay ra đường, không thay đổi lắm theo thời gian. Tỷ lệ có sử dụng
trang phục này khi ra đường là xấp x 70%. Như vậy, khuynh hướng sử dụng loại
trang phục thuận tiện tỏ ra phổ biến đối với phụ nữ.
1.1.1.2. Trang phục đi dự ễ cưới
Lễ cưới là một dịp trang trọng, là một ngày vui chung, nên mọi người có
khuynh hướng chọn cho bản thân trang phục ưa thích nhất, đẹp nhất. Ngày nay, do

có sự du nhập của các loại trang phục từ phương Tây nên đã có nhiều thay đổi
trong trang phục nhất là trang phục đi dự đám cưới.
Khảo sát sự thay đổi của trang phục nữ khi đi dự lễ cưới trong thời gian qua
cho ta kết quả như bảng số liệu sau:


Bảng 1.2: Sự thay đổi trang phục dự lễ cưới của nữ giới
Nội dung: Trang
phục dự lễ cưới

10 năm trước

Khơn
g
(%)

Quần đen
27,2
72,8
Áo hoa
29,1
70,9
Nữ trang
36,7
63,3
Áo dài
67,7
32,3
Áo đầm
28,8

71,3
Đi guốc
32,8
67,2
Đi giày
54,7
45,3
Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài

Hiện nay

Khơng
(%)
(%)
16,6
15,6
45,3
46,3
77,8
31,3
65,6

83,4
84,4
54,7
53,8
22,2
68,8
34,4


Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy có những thay đổi theo thời gian trong
việc mặc các loại trang phục khi đi dự đám cưới.
Chiếc quần đen tiện dụng hàng ngày gần như khơng cịn được sử dụng
trong dịp này với tỷ lệ là 83%.
Chiếc áo hoa thuận tiện, có thể mặc chung với quần âu, được chị em sử
dụng ngày càng ít đi, từ 19.1% xuống 15.6%. Điều này có thể giải thích, là thị hiếu
thời trang của nữ giới có chú ý đến sự hài hòa trong trang phục. Một chiếc áo hoa
sặc sỡ không làm nên một bộ trang phục đẹp, mà nó phải nằm trong sự hài hịa
tổng thể với nữ trang, giày, váy, quần.
Việc đeo nữ trang có khuynh hướng tăng nhẹ, từ 36.7% đến 46.3%. Chi tiết
này có thể chứng tỏ mức sống của người dân có tăng lên trong 20 năm qua và điều
này ảnh hưởng đến trang phục của họ.
Một điểm đáng chú ý là, chiếc áo dài có khuynh hướng giảm xuống, từ6
7,7% ở khoảng năm 2007 xuống 46,3% vào năm 2017. Trong khi đó xu hướng
mặc áo đầm khi đi dự đám cưới ngày càng tăng, ch có 28,8% ở khoảng năm 2007
lên đến 77,8% vào thời điểm hiện nay. Đồng hành với áo dài, áo đầm là guốc hoặc
giày. Đôi guốc cũng giảm theo chiếc áo dài từ 32.8 % xuống 31.3% và đôi giày thì
tăng theo với áo đầm, từ 54.7% đến 65.6%.
Như vậy chúng ta thấy phụ nữ ở Bình Dương có xu hướng ngày càng ít mặc
áo dài khi đi dự đám cưới, trong khi đó xu hướng mặc đầm và mang nữ trang ngày
càng tăng.


Một trong những tính chất quan trọng của đơ thị là khả năng hội nhập với
cái mới của con người vùng đơ thị hóa. Con người trong vùng này, tiếp xúc với sự
thay đổi hàng ngày, tiếp thu phong cách ăn mặc quốc tế hóa mà điển hình là chiếc
áo đầm.
1.1.1.3. Trang phục ở nhà
Người phụ nữ Việt Nam nói chung, người phụ nữ Bình Dương nói riêng
thường có sự tách bạch rất rõ ràng giữa trang phục ở nhà và trang phục đi ra

đường, đi đám cưới hay đi dự lễ hội... Phụ nữ Bình Dương thường có quan niệm
rằng khi ở nhà thì ăn mặc làm sao thật tiện lợi và thỏai mái để làm những công
việc nội trợ. Chính vì vậy xu hướng mặc đồ bộ ngày càng gia tăng. Kết quả khảo
sát của đề tài cho ta thấy có tới 75,3% người được hỏi trả lời rằng họ mặc đồ bộ
khi ở nhà ở thời điểm 10 năm trước và 83,8% ở thời điểm hiện tại. Chính vì sự gia
tăng việc mặc đồ bộ khi ở nhà nên xu hướng mặc các loại đồ khác khi ở nhà ngày
càng giảm như áo bà ba, quần đen như trước đây khá phổ biến thì đến nay đã bớt
đi.
Bảng 1.3: Sự thay đổi trang phục ở nhà của nữ giới
Trang phục ở nhà 10 năm trước (%)
Quần đen
29,1
Áo lá
25,3
Đồ bộ
75,3

Hiện nay (%)
13,4
11,6
83,8

Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài
1.1.1.4. Trang phục đi dự ễ tang, ma chay
Đám tang, ma chay là một sự kiện buồn của gia chủ, theo tập quán của
người Việt Nam nói chung và người dân Bình Dương nói riêng thì những người đi
viếng là để thể hiện sự chia sẻ đau thương, mất mát với gia chủ. Vì vậy khi đến dự
đám ma, khách thường mặc những bộ đồ phù hợp để thể hiện sự chia sẻ ấy. Theo
thời gian thì phong cách ăn mặc này cũng có nhiều thay đổi, ở thời điểm 10 năm
trước thì có tới 43,8% người có sử dụng trang phục mặc quần đen khi đi viếng,

nhưng ở thời điểm hiện tại chỉ còn 30,6%. Một loại trang phục khá phổ biến được
mặc khi đi viếng đám ma trước đâylà áo bà ba trắng cũng ngày càng ít được mặc,
21,3% ở thời điểm 10 năm trước ch còn 10% hiện nay. Trong khi đó, xu hướng
mặc áo đen khi đi viếng đám ma lại có sự gia tăng đáng kể, tỷ lệ 51,6% vào 10
năm trước tăng lên 67,5% trong thời điểm hiện tại. Một số loại trang phục thường
hay được mặc để đi viếng đám ma khác như đồ bộ đen, đồ bộ màu, đồ bộ bông...


thì ít có thay đổi trong thời gian 10 năm trở lại đây.
Như vậy, đối với trang phục nữ thì trang phục đi viếng đám ma là loại trang
phục ít có sự thay đổi nhất so với các loại trang phục khác.
Bảng 2.4: Sự thay đổi trang phục đi viếng đám ma của nữ giới
Các trang phục đi viếng đám ma 10 năm trước
(%)
Quần đen
43,8
Áo bà ba trắng
21,3
Đồ bộ màu
5,3
Đồ bộ bông
3,1
Đồ bộ đen
33,1
Quần âu đen
30,6
Áo đen
51,6
Nguồn: kết quả điều tra của đề tài


Hiện nay
(%)
31,6
10,0
5,9
4,7
26,9
54,1
67,5

1.1.2. Trang phục nam giới
1.1.2.1. Trang phục khi đi đường
Trang phục khi ra đường của nam giới ở Bình Dương cũng rất đa dạng và
có những thay đổi khá nhanh trong thời gian 10 năm trở lại đây. Trước đây, khá
nhiều nam giới ở Bình Dương khi ra đường còn mặc chiếc áo bà ba, loại trang
phục có từ khá lâu đời của người dân Nam Bộ. Cuộc khảo sát cho ta thấy khi được
hỏi, 10 năm trước khi ra đường có mặc áo bà ba hay khơng thì có 16,6% người
được hỏi trả lời là họ có mặc áo bà ba khi ra đường, nhưng cũng với câu hỏi đó
nhưng ở thời điểm hiện tại thì ch cịn 3,1% trả lời là có sử dụng áo bà ba. Tương tự
như vậy với đồ bộ bà ba, có 20,9% vào mười năm trước, 3,1% hiện nay. R ràng,
loại trang phục thân quen đối với người dân Nam Bộ này đang ngày càng ít hiện
diện và được thay thế bằng những loại trang phục khác như quần âu và áo sơ mi
khi ra đường. Theo đó, qua 10 năm, tỷ lệ ý kiến chọn mặc quần âu khi ra đường đã
tăng thêm 13,5% (từ 55,9% lên 69,4% lựa chọn). Giống như vậy, tỉ lệ ý kiến chọn
mặc áo sơ mi khi ra đường đã tăng từ 60,3% lên 74,7% (tăng 14,4%)
Như vậy chúng ta thấy có sự thay đổi trong cách chọn trang phục của nam
giới ở Bình Dương khi đi đường diễn ra nhanh chóng ở Bình Dương những năm
gần đây. Từ một t nh chủ yếu người dân làm nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt
đã chuyển sang phát triển công nghiệp, người dân nông thôn trở thành những công
dân đô thị, tác phong ăn mặc khi đi đường trở nên ch n chu, phù hợp với môi

trường đô thị.
Bảng 3.5: Sự thay đổi của trang phục đi đường của nam giới


Trang phục đi đường 10 năm trước (%)
Áo bà ba
6,6
Đồ bộ bà ba
20,9
Quần âu
55,9
Áo sơ mi
60,3
Nguồn: kết quả điều tra của đề tài

Hiện nay (%)
3,1
3,1
69,4
74,7

1.1.2.2. Về trang phục khi đi dự ễ cưới, ễ hội
Về trang phục đi dự lễ cưới, qua số liệu điều tra, chúng ta thấy có sự thay
đổi đối với việc mang cà vạt, đi giày và mặc bộ đồ vét khi đi dự đám cưới. Cụ thể,
có 22,5 % số người trả lời chọn mang cà vạt khi đi dự đám cưới ở thời điểm 10
năm trước, 17,5% số người được hỏi trả lời chọn mặc bộ đồ vét khi đi dự đám cưới
và 54,7% trả lời chọn mang giày khi đi dự đám cưới. Nhưng cũng câu hỏi đó ở
thời điểm hiện tại,tỷ lệ chọn tăng lên đáng kể, lần lượt là 39,1% đối với cà vạt
(tăng 16,6%), 33,4% đối với chọn mặc đồ vét (tăng 15,9%) và 76,3% chọn mang
giày (tăng 21,6%) khi đi dự đám cưới. Như vậy chúng ta thấy việc mang cà vạt, bộ

đồ vét và mang giày khi đi dự đám cưới của đàn ơng Bình Dương đã có thay đổi
trong thời gian 10 năm trở lại đây, phong cách thời trang khi đi dự đám cưới của
nam giới dần phản ánh lối sống đô thị.
Về các loại trang phục khác như quần âu, áo sơ mi, là những trang phục vốn
đã phổ biến thì vẫn được sử dụng nhiều mà ít có sự thay đổi (xem bảng 1.6).
Bảng 1.6: Sự thay đổi trang phục dự lễ cưới của nam giới
Trang phục đi đám
10 năm trước (%)
cưới
Quần âu
70,9
Áo sơ mi
76,9
Cà vạt
22,5
Bộ đồ vét
17,5
Đi dép
31,3
Đi giày
54,7
Nguồn: kết quả điều tra của đề tài

Hiện nay (%)
74,7
77,2
39,1
33,4
8,1
76,3


1.1.2.3. Trang phục khi ở nhà
Kết quả điều tra cho thấy trang phục ở nhà của nam giới tại t nh Bình
Dương trong thời gian 10 năm trở lại đây có thay đổi. Ở thời điểm 10 năm trước
quần đen (48,8%), áo lá (31,6%) được chọn mặc nhiều hơn ở thời điểm hiện tại
(còn 38,4% đối với quần đen và 20% đối với áo lá). Vì có nhiều loại quần áo để
nam giới có thể lựa chọn, cùng với đó là người ta có xu hướng lựa chọn những loại
trang phục đơn giản, thỏa mái khi ở nhà.


×