407
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012
TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
TẠI XÃ PHÚ THƯỢNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Phạm Thị Thanh Xuân, Nguyễn Văn Lạc
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Tóm tắt. Qua kết quả khảo sát 50 hộ nông dân trên địa bàn xã Phú Thượng cho
thấy, 100% các hộ nông dân đều chịu tác động từ quá trình đô thị hóa ở các mức độ
và phương diện khác nhau. Nguồn thu nhập và việc làm của hộ nông dân có sự
thay đổi mạnh. Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp đã trở thành nguồn thu
nhập chính trong khi thu nhập từ nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Bên cạnh đó,
một số hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, nâng cao thu
nhập. Vì vậy, việc tìm các giải pháp giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho
người dân là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
1. Đặt vấn đề
Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra sôi động không những ở các thành
phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, mà còn ở các thành phố khác trên cả nước, tỉnh
Thừa Thiên Huế cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Đặc biệt ở các xã vùng ven đô
quá trình đô thị hóa diễn ra sôi động hơn bao giờ hết, điều này đã tạo ra những diện mạo
mới cho bộ mặt nông thôn cũng như gây nhiều áp lực đối với người dân ở đây.
Xã Phú Thượng, huyện Phú Vang cách trung tâm thành phố Huế 3 Km về phía
Đông được xem một xã vùng ven. Quá trình đô thị hóa ở xã Phú Thượng diễn ra khá
sớm từ trước năm 2000, trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010 quá trình này diễn
ra một cách mạnh mẽ, được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt nhằm thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của vùng. Xã đã chuyển đổi mục đích sử dụng hơn
159,45 ha đất để phục vụ cho phát triển các công trình công cộng, giao thông, thủy lợi,
trường học và khu đô thị. Việc xây dựng các công trình như Khu đô thị mới An Vân
Dương, Khu đô thị Mỹ Thượng, Khu quy hoạch dân cư Ngọc Anh – Chiết Bi, Trường
phổ thông Huế Star, Dự án xây dựng Trung tâm Đào tạo cán bộ ngành ngân hàng Công
Thương khu vực miền Trung đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở đây.
Vì vậy, mục đích của nghiên cứu nhằm đi sâu tìm hiểu tác động của quá trình đô
thị hóa đến kinh tế người dân ở đây, gồm tác động đến việc làm, các hoạt động sản xuất,
quy mô và cơ cấu thu nhập.
408
2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã sử
dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Được sử dụng để thu thập và đánh
giá các thông tin liên quan đến quá trình thu hồi đất phục vụ cho đô thị hóa, tình hình
phát triển kinh tế, quy hoạch sử dụng đất, dự án phát triển các khu đô thị, định hướng
phát triển kinh tế xã hội của xã Phú Thượng.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Nghiên cứu tiến hành điều tra 50 nông hộ
tại xã Phú Thượng. Các hộ được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Những
thông tin thu thập bao gồm tình hình cơ bản của hộ, tình hình thu hồi đất đai đặc biệt là
đất nông nghiệp, những thay đổi của hộ về sử dụng lao động, hoạt động sản xuất, thu
nhập, những thuận lợi khó khăn hộ gặp phải từ quá trình đô thị hóa,
- Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để phân tích, đánh giá sự thay đổi
nguồn lực, hoạt động sản xuất, thu nhập của các hộ nông dân trước và sau quá trình đô thị
hóa.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Tình hình chung của các hộ điều tra
Kết quả điều tra cho thấy, các hộ dân ở đây đều chịu ảnh hưởng của quá trình đô
thị hóa ở các mức độ khác nhau. Hai nguồn lực chính của hộ là lao động và đất đai có
sự thay đổi rõ rệt. Số lao động bình quân hộ có sự gia tăng từ 2,5 lao động/hộ lên 3,0 lao
động/hộ nhưng tỷ lệ lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp lại có sự biến động trái
ngược nhau. Lao động nông nghiệp giảm từ 32,0% xuống 22,3% và lao động phi nông
nghiệp tăng từ 68,0 lên 77,7%.
Bảng 1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Trước đô thị hoá Sau đô thị hoá
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Số lượng % Số lượng %
Số hộ Hộ 50 50
1. Số lao động Người 2,5 100,0 3,0 100,0
- Lao động NN Người 0,8 32,0 0,7 22,3
- Lao động phi NN Người 1,7 68,0 2,3 77,7
2. Diện tích đất m
2
3.101 100,0 2.021 100,0
- Đất SX nông nghiệp m
2
2.653 85,6 1.623 80,3
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011).
409
Bình quân diện tích đất của hộ giảm đáng kể từ 3.101 m
2
xuống còn 2.021 m
2
,
diện
tích đất nông nghiệp giảm từ 2.653 m
2
xuống còn 1.623 m
2
. Trong đó, số hộ có quy
mô đất lớn giảm rõ rệt, trước thu hồi đất có 15 hộ có diện tích trung bình trên 5.000 m
2
chiếm 30%, sau thu hồi đất chỉ còn 3 hộ chiếm 6%. Số hộ có diện tích trung bình dưới
1.500 m
2
là chủ yếu chiếm 48%. Là một xã ven đô nhưng Phú Thượng vẫn là một xã
thuần nông, diện tích đất bị thu hồi phục vụ cho đô thị hóa chủ yếu từ đất nông nghiệp
mà chủ yếu là diện tích đất trồng lúa chính điều này đã tạo ra ra sự thay đổi lớn về nghề
nghiệp và thu nhập của các hộ dân ở đây.
3.2. Tình hình lao động, việc làm của lao động ở các hộ điều tra
Bảng 2. Cơ cấu nghề nghiệp của lực lượng lao động
Trước đô thị hoá Sau đô thị hoá
Chỉ tiêu
Số lượng % Số lượng %
Tổng 126 100,0 148 100,0
1. Nông nghiệp 37 29,4 22 14,9
2. Công nhân 18 14,3 29 19,6
3. Buôn bán 15 11,9 26 17,6
4. Cán bộ công chức 7 5,6 10 6,8
5. Thợ (thợ nề, may, mộc, ) 27 21,4 36 24,3
6. Khác 22 17,4 25 16,8
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011).
Sự hình thành các cụm công nghiệp, làng nghề mới trong quá trình đô thị hóa
cùng với phát triển các khu đô thị, nghề truyền thống tại địa phương đã thu hút một
lượng lao động trong tình trạng không có việc làm ổn định, mang tính thời vụ sang có
việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định. Cụ thể số lao động có việc làm thường xuyên
tăng từ 69% lên 75,7%, số lao động thời vụ giảm từ 19,8% xuống 8,1%.
Cùng với sự thay đổi việc làm, cơ cấu nghề nghiệp cũng có sự thay đổi rõ nét,
một lượng lớn lao động đã chuyển đổi ngành nghề sang buôn bán, công nhân và các
ngành nghề khác như thợ nề, thợ mộc, thợ may, Lao động nông nghiệp có sự chuyển
đổi mạnh nhất từ 29,4% trước đô thị hóa xuống còn 14,9% sau đô thị hóa. Mặt khác,
một số lao động còn gặp khó khăn trong chuyển đổi ngành nghề do hạn chế về trình độ
học vấn, tuổi tác và vốn để phát triển sản xuất. Chính điều này làm cho số người chưa
có việc làm và có việc làm không ổn định chiếm tới 16,8%, hầu hết đây thuộc nhóm
người tuổi cao, khả năng học nghề mới hoặc tham gia các ngành nghề khác là rất khó
khăn.
410
3.3. Thu nhập của các hộ điều tra
Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến lao động, việc làm từ đó ảnh hưởng trực tiếp
đến thu nhập, đời sống của người dân.
Bảng 3. Quy mô, cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra
ĐVT: 1.000 đồng
Trước đô thị hoá Sau đô thị hoá So sánh
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Tổng thu nhập 49.794 100,0 58.270 100,0 8.476 117,0
1. Nông nghiệp 23.893 48,0 18.787 32,2 - 5.106 78,6
2. KD – DV 14.185 28,5 21.268 36,5 7.083 149,9
3. Sản xuất TTCN 5.356 10,7 6.632 11,4 1.276 123,8
4. Lương 1.884 3,8 3.370 5,8 1.486 178,9
5. Khác 4.476 9,0 8.213 14,1 3.737 183,5
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011).
Qua số liệu bảng 3 cho thấy tổng thu nhập bình quân hộ có sự gia tăng đáng kể, từ
49.794 nghìn đồng/hộ lên 58.270 nghìn đồng/hộ tương ứng tăng 17%. Trong đó, số hộ có
mức thu nhập trên 50 triệu đồng/hộ/năm gia tăng từ 26% trước đô thị hóa lên 46% sau đô
thị hóa. Số hộ có mức thu nhập dưới 20 triệu đồng/hộ/năm giảm từ 21,7% xuống 5%.
Tỷ lệ đóng góp của các ngành nghề trong tổng thu nhập cũng có sự thay đổi, thu
nhập từ nông nghiệp của các hộ có xu hướng giảm từ 23.893 nghìn đồng/hộ xuống
18.787 nghìn đồng/hộ. Ngược lại, thu nhập từ kinh doanh buôn bán và tiểu thủ công
nghiệp có sự gia tăng, thu nhập từ kinh doanh dịch vụ tăng từ 14.185 nghìn đồng/hộ lên
21.268 nghìn đồng/hộ. Đây là những hộ có trình độ, có kinh nghiệm trong kinh doanh,
họ đã biết cách tận dụng thời cơ và nguồn vốn từ tiền đền bù để chuyển hướng sản xuất.
Sự thay đổi việc làm và thu nhập đã góp phần cải thiện đời sống của người dân.
Trong 50 hộ được phỏng vấn có 16 hộ chiếm 32% cho rằng đời sống và thu nhập của họ
có sự gia tăng đáng kể sau quá trình đô thị hóa. Số hộ có thu nhập giảm chiếm 22%, đây
chủ yếu là những hộ sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích như đã dùng tiền đền bù
để xây dựng nhà cửa, mua sắm xe máy, hoặc những hộ bị thu hồi đất nhưng không có
cơ hội tìm kiếm việc làm mới.
Sự thay đổi hoạt động sản xuất của hộ do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ
quan lẫn khách quan. Qua số liệu điều tra cho thấy 62% số hộ cho rằng mất đất sản xuất
nông nghiệp là nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi hoạt động sản xuất, 58% số hộ cho
rằng thay đổi hoạt động sản xuất do có cơ hội để tìm kiếm việc làm mới, việc làm phi
411
nông nghiệp. Số hộ do tình trạng sức khỏe, không tìm được việc làm chiếm 26%. Điều
này đặt ra cho chính quyền địa phương cần tìm các giải pháp thích hợp nhằm giúp các
hộ này tìm kiếm việc làm và ổn định cuộc sống.
4. Kết luận
Quá trình đô thị hóa đã tác động đến kinh tế của các hộ nông dân ở các xã vùng
ven đô. Qua kết quả phân tích cho thấy, hầu hết các hộ nông dân ở xã Phú Thượng đều
có sự thay đổi đáng kể về việc làm và thu nhập so với trước đô thị hóa. Bên cạnh đó,
vẫn còn nhiều hộ nông dân chưa thích nghi được với điều kiện mới để ổn định cuộc
sống. Lao động đã có xu hướng chuyển dịch theo hướng chuyển từ nông nghiệp sang
các ngành nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay ở xã Phú Thượng là
việc chuyển đổi lao động và ngành nghề sản xuất còn mang tính tự phát, thiếu bền vững,
tính ổn định chưa cao.
Vì vậy vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương là cần định hướng để
phát triển kinh tế ổn định cho người dân. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm
cần được quan tâm. Tập trung phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống của địa
phương như mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, nón lá, giày da, sản xuất vật liệu xây dựng,
nhằm tạo nhiều việc làm tại chỗ cho lao động địa phương nhằm phát triển kinh tế một
cách bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Du Phong, Thu nhập, đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi để
xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công
trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.
2. Nguyễn Văn Sửu, Tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sinh kế nông dân
Việt Nam: trường hợp một làng ven đô Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của UBND xã Phú Thượng, huyện Phú Vang
năm 2009, 2010.
4. Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Phú Thượng, huyện Phú Vang giai
đoạn 2005 – 2010.
5. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 – 2015
huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
412
IMPACT OF URBANIZATION ON FARM HOUSEHOLDS’ ECONOMIC
SITUATION IN PHU THUONG COMMUNE, PHU VANG DISTRICT, THUA
THIEN HUE
Pham Thi Thanh Xuan, Nguyen Van Lac
College of Economics, Hue University
Abstract. The survey of 50 farmer households in Phu Thuong commune shows
that 100 percent of the farmers are affected by the urbanization process at different
levels and spheres. Farmers’ income sources and job opportunities change
significantly. Revenue from non-farm activities becomes the main source of farm
households’ income while agricultural income decreases gradually. Moreover,
some farmer households have certain difficulty to find work for increasing their
income. Therefore, finding solutions for job creation and ensuring sustainable
income for farmer households becomes the key issue to solve.