Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại công ty tnhh thương mại tổng hợp phước hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.55 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

PHẠM VĂN BẮC

BÁO CÁO THỰC TẬP

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP PHƯỚC HẢI

Kon Tum, tháng 6 năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP PHƯỚC HẢI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ HOA
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: PHẠM VĂN BẮC

LỚP


: K11TM

MSSV

: 17152340121008

Kon Tum, tháng 6 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế thuộc trường Đại học
Đà Nẵng Phân hiệu Kon Tum đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức cần thiết
trong suốt những năm học vừa qua, đặc biệt là giảng viên Nguyễn Thị Hoa đã
chỉ bảo tận tình giúp em hồn thành tốt chun đề thực tập lần này lời cảm ơn
sâu sắc nhất.
Trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện báo cáo tốt nghiệp, em xin
chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công Ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp
Phước Hải đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành quá trình
thực tập tại cơng ty.
Trong q trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực
tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cơ bỏ qua. Đồng thời do trình độ
lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cũng
như q cơng ty cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành
bài chuyên đề tốt được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Phạm Văn Bắc



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ĐỒ THỊ, HÌNH ..................... iii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2
5. Cấu trúc chuyên đề:................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING ....... 4
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MARKETING ......................................................... 4
1.1.1. Khái niệm Marketing ....................................................................................... 4
1.1.2. Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh ......................................... 5
1.1.3. Các chức năng cơ bản của hoạt động Marketing ............................................. 5
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG MARKETING............................... 6
1.2.1. Phân tích cơ hội thị trường .............................................................................. 6
1.2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu .......................................................................... 6
1.2.3. Hoạch định chiến lược Marketing ................................................................... 7
1.2.4. Triển khai Marketing – Mix ............................................................................ 7
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETINGTẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP PHƯỚC HẢI ............................................... 14
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG
HỢP PHƯỚC HẢI .................................................................................................... 14
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương Mại Tổng
Hợp Phước Hải ............................................................................................................ 14
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty ................................ 14
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: .................................................................... 14
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: ...................................................... 15
2.1.5. Các sản phẩm kinh doanh của công ty: .......................................................... 17
2.1.6. Năng lực kinh doanh của Cơng ty ................................................................. 18

2.1.7. Tình hình kinh doanh của cơng ty: ................................................................ 21
2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY ......................... 22
2.2.1. Hoạt động thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường ................................. 22
2.2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu ........................................................................ 23
2.2.3. Hoạch định chiến lược Marketing ................................................................. 27
2.2.4. Triển khai Marketing – Mix .......................................................................... 27
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING
TẠI CÔNG TY .......................................................................................................... 32
2.3.1. Những thành tựu ............................................................................................ 32
2.3.2. Một số tồn tại................................................................................................. 33
i


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP PHƯỚC
HẢI ............................................................................................................................. 35
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY
TRONG THỜI GIAN TỚI........................................................................................ 35
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING.......... 36
3.2.1 Giải pháp 1: Hồn thiện chính sách sản phẩm, mở rộng khai thác thị
trường Lào ............................................................................................................... 36
3.2.2 Hoàn chiến lược về giá cả .............................................................................. 37
3.2.3 Hoàn thiện mạng lưới phân phối: ................................................................... 38
3.2.4 Cải thiện chính sách xúc tiến hỗn hợp: ........................................................... 39
3.3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CƠNG TÁC CUNG ỨNG HÀNG
HỐ ............................................................................................................................ 42
3.4. GIẢM CHI PHÍ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ...... 42
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO


ii


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Số hiệu
NỘI DUNG

Trang

BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1.a

Một số sản phẩm của công ty

17

Bảng 2.1.b

Bảng cơ cấu nhân sự theo độ tuổi

18

Bảng 2.1.c

Phân tích tình hình tài sản của cơng ty TNHH TMTH
Phước Hải từ năm 2019 đến 2020

20

Bảng 2.2


Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

21

Bảng 2.3

Doanh thu bán hàng theo nhóm khách hàng tại Cơng ty

24

Bảng 2.4

Doanh số bán hàng theo nhóm sản phẩm

25

Bảng 2.5

Doanh số tiêu thụ theo thời gian

28

Bảng 2.6

Số lượng kênh phân phối

31

Bảng 2.7


Ngân sách cho từng công cụ truyền thơng của Cơng ty

32

Bảng 3.1

Tỷ lệ chiết giá thanh tốn

37

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1.

Cấu trúc của Marketing – Mix

8

Sơ đồ 1.2

Các kênh phân phối sản phẩm

11

Sơ đồ 1.3

Tổ chức hoạt động Marketing theo chức năng

12


Sơ đồ 1.4

Tổ chức hoạt động Marketing theo nguyên tắc địa lý

12

Sơ đồ 1.5

Tổ chức hoạt động Marketing theo mặt hàng sản xuất

13

Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.3.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TM tổng hợp
Phước Hải
Hệ thống kênh bán hàng của Công ty.

15
31

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1

Biểu đồ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế

iii

22



MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây khi mà các doanh nghiệp đang kinh doanh trong một
mơi trường đầy biến động: đó là sự biến đổi nhanh chóng về khoa học cơng nghệ,
những đạo luật mới, những chính sách mới của Nhà nước được ban hành và liên tục
điều chỉnh không ngừng để phù hợp với sự phát triển chung của thế giới; sự thay đổi
nhanh chóng về thu nhập của dân cư, bên cạnh đó tập qn và văn hóa tiêu dùng cũng
khơng ngừng thay đổi. Nền kinh tế chuyển từ cạnh tranh thông qua giá sang cạnh
tranh phi giá cả khiến các doanh nghiệp nói chung chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đó là
ứng dụng các quan điểm triết lý marketing hiện đại thay thế cho quan điểm
marketing định hướng sản xuất và bán hàng trước đây, nghĩa là “làm cho việc bán
hàng trở nên khơng cần thiết” do đó vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp đang
kinh doanh trong bối cảnh hiện nay là làm thế nào để tạo ra được những sản phẩm có
chất lượng, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu cho khách hàng mục tiêu. Thêm vào đó
là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cuộc chạy đua không ngừng về chất
lượng, giá cả và thời gian ngày càng quyết liệt, phương pháp cạnh tranh và những
tiêu chuẩn cạnh tranh cũng khơng ngừng thay đổi… Vì vậy, có thể nói vai trị của
marketing trong doanh nghiệp là rất quan trọng. Trong chính sách marketing, ngồi
việc phát triển qua các sản phẩm mới định giá hợp lý, thiết lập hệ thống phân phối
hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải tổ chức và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
thông qua hoạt động truyền thơng với các hình thức như: quảng cáo, khuyến mãi,
marketing trực tiếp, quan hệ công chúng, … Tuy nhiên vấn đề đặt ra cho các doanh
nghiệp là phải thực hiện theo cách nào để đạt được hiệu quả cao nhất.
Chính vì thế việc xây dựng chính sách Marketing cổ động có ý nghĩa vơ cùng to
lớn trong việc phát triển và quảng bá thương hiệu của công ty. Để xây dựng được vị
thế vững chắc trên thị trường ngành dược địi hỏi Cơng ty TNHH Thương Mại Tổng
Hợp Phước Hải phải luôn cố gắng, nỗ lực khơng ngừng, thực thi các chính sách
marketing để phát triển một cách bền vững trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.

Xuất phát từ thực tiễn trên, em chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động
Marketing tại Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phước Hải” với mong muốn
đưa ra được một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing, góp phần vào sự
phát triển của Cơng ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu cơ sở khoa học về hoạt động Marketing tại Công
ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phước Hải.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa các lý luận về Marketing và hoạt động Marketing.
- Đánh giá, phân tích thực trạng Marketing của Công ty TNHH Thương Mại
Tổng Hợp Phước Hải
- Một số đề xuất đẩy mạnh hoạt động Marketing tại Công ty TNHH Thương Mại
1


Tổng Hợp Phước Hải.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng Marketing của Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phước Hải
b. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung phân tích thực trạng Marketing của Công ty TNHH
Thương Mại Tổng Hợp Phước Hải từ năm 2019 -2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo thực tập sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng kết
hợp với logic và lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp khoa học thống kê, so sánh, tổng hợp. Bên cạnh đó, Báo cáo thực tập dựa
trên lý thuyết chung và thực tế tại Công ty để đưa ra một số đề xuất và đẩy mạnh hoạt
động Marketing trong cơ chế thị trường, kết hợp phân tích tổng hợp và các nghiên cứu
thực tiễn.
5. Cấu trúc chuyên đề:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp được trình bày thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động Marketing
Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty TNHH Thương Mại
Tổng Hợp Phước Hải
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing tại Công ty TNHH
Thương Mại Tổng Hợp Phước Hải

2


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MARKETING
1.1.1. Khái niệm Marketing
Theo ông Peter Drucker, một trong những nhà lý luận hàng dầu về các vấn đề
quản trị đã nói rằng: “Mục đích của Marketing khơng cần phải đẩy mạnh tiêu thụ. Mục
đích của nó là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức hàng hóa hay dịch vụ sẽ đáp
ứng đúng thị hiếu của khách hàng và tự nó được tiêu thụ”. Điều này cho thấy
Marketing khơng chỉ hồn tồn có nghĩa là việc đẩy mạnh và kích thích tiêu thụ.
a. Các định nghĩa về Marketing
* Hiệp hội Marketing Hoa kỳ định nghĩa: “Marketing là một quá trình hoạch
định và quản lý thực hiện việc định giá và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ
tạo ra các giao dịch để thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân, của tổ chức và của xã
hội”.
* Theo Philip Kotler định nghĩa: “Marketing là hoạt động của con người hướng
tới việc thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi”.
* Theo D. Lindon định nghĩa: “Marketing là toàn bộ những phương tiện mà các
doanh nghiệp sử dụng để xây dựng và bảo vệ thị trường của họ, hoặc những khách
hàng của họ”.
Nhìn chung các định nghĩa Marketing có sự khác nhau về quan điểm, góc nhìn

nhận nhưng hầu hết đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trao đổi lợi ích, qua đó
thỏa mãn các mục tiêu của cả người mua lẫn người bán.
Nói tóm lại, Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thỏa mãn nhu
cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
b. Các quan điểm về Marketing
Lý thuyết Marketing ra đời đã làm nền tảng cho những tư duy mới trong quản trị
kinh doanh. Tuy nhiên, không phải các doanh nghiệp ngay từ đầu đã chấp nhận ngay
triết lý Marketing. Sự hình thành triết lý Marketing đã trải qua 5 giai đoạn phát triển
tương ứng với 5 quan điểm về kinh doanh.
* Quan điểm sản xuất: cho rằng “Người tiêu dùng thường thích có nhiều sản
phẩm được bán rộng rãi với giá cả thấp. Vì vậy, những nhà quản trị doanh nghiệp theo
quan điểm này cần phải tập trung vào việc tăng qui mô sản xuất và mở rộng phạm vi
tiêu thụ”.
* Quan điểm sản phẩm: khẳng định “Khách hàng thường ưa thích những sản
phẩm có chất lượng hồn hảo. Vì vậy, doanh nghiệp muốn thành công cần phải tập
trung mọi nguồn lực vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm”.
* Quan điểm bán hàng: cho rằng “Người tiêu dùng nói chung thường có thái độ
e dè, bảo thủ khi mua sắm hàng hóa. Vì vậy, để thành công các doanh nghiệp phải tập
trung mọi nguồn lực và sự cố gắng của mình vào việc thúc đẩy tiêu thụ”.

4


* Quan điểm Marketing: khẳng định “Chìa khóa để đạt được mục tiêu của
doanh nghiệp là xác định những nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu, đảm
bảo thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức, những cách
thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh”.
* Quan điểm Marketing xã hội: cho rằng “Nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác
định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu trên cơ sở đó đảm
bảo thỏa mãn những biện pháp cao hơn của đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, giữ nguyên

hoặc củng cố mức sống sung túc của toàn xã hội”.
Tùy theo đặc điểm kinh doanh mà nhà quản trị doanh nghiệp lựa chọn một quan
điểm kinh doanh hoặc có thể cùng lúc kết hợp các quan điểm với nhau trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
1.1.2. Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh
a. Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh
Vai trò của Marketing là kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị
trường, nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị
trường, biết lấy thị trường – nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững
chắc cho mọi quyết định kinh doanh.
b. Mối quan hệ giữa chức năng Marketing và các chức năng khác
Marketing phản ánh một chức năng cơ bản của kinh doanh, giống như chức năng
sản xuất, tài chính, nhân lực… Những chức năng này đều là những bộ phận tất yếu về
mặt tổ chức của một doanh nghiệp.
Như vậy, xét về yếu tố cấu thành của nội dung quản lý thì Marketing là một chức
năng thống nhất hữu cơ với các chức năng khác trong doanh nghiệp, giữa chúng có
mối liên hệ với nhau nhưng khơng thể thay thế cho nhau.
1.1.3. Các chức năng cơ bản của hoạt động Marketing
a. Chức năng thích ứng
Chức năng thích ứng là nhằm làm cho sản phẩm của doanh nghiệp luôn phù hợp
và thích ứng với nhu cầu cũng như xu hướng mới của thị trường.
+ Cung cấp thông tin về nhu cầu thị trường, về đối thủ cạnh tranh.
+ Định hướng cho lãnh đạo về chủng loại sản phẩm, về khối lượng sản phẩm, về
thời điểm tung sản phẩm ra thị trường, về tìm kiếm cơng nghệ.
+ Liên kết, phối hợp các hoạt động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
b. Chức năng phân phối
Chức năng phân phối là nhằm tổ chức vận chuyển tối ưu sản phẩm và dịch vụ từ
sau khi kết thúc quá trình sản xuất cho đến khi nó được giao cho các cửa hàng bán
bn, bán lẻ hoặc người tiêu dùng cuối cùng.
+ Xác định số cấp, số lượng và lựa chọn các nhà, kênh phân phối

+ Hướng dẫn khách hàng về thủ tục mua bán, giao nhận
+ Tổ chức vận chuyển hàng hóa đến hệ thống kho hàng bến bãi.

5


c. Chức năng tiêu thụ
Chức năng tiêu thụ là nhằm thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường
thông qua việc xác lập nguyên tắc giá và biên độ giao động giá, xác định chính sách
chiết khấu và các điều kiện thanh toán.
+ Xây dựng nguyên tắc lập giá và hệ thống bảng giá.
+ Xây dựng điều kiện thanh toán và điều kiện giao nhận
+ Xây dựng hệ thống chiết khấu và chế độ kiểm soát giá.
d. Chức năng tuyên truyền cổ động
Chức năng tuyên truyền cổ động là lựa chọn các phương tiện và cách thức thông
tin nhằm tuyên truyền, hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm thông qua các tác động lên
tâm lý và thị hiếu của khách hàng.
+ Các hoạt động quảng cáo
+ Xây dựng mối quan hệ công chúng
+ Xúc tiến hoạt động bán.
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG MARKETING
Theo quan điểm của Philip Kotler, tiến trình quản trị Marketing là một q trình
bao gồm các bước cơng việc sau:
1.2.1. Phân tích cơ hội thị trường
Phân tích cơ hội thị trường là q trình phân tích các yếu tó trong mơi trường
Marketing, sự thay đổi của các yếu tố đó có thể tạo ra những cơ hội thuận lợi hoặc
cũng có thể gây ra những nguy cơ đối với hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Điều cơ bản là phải phân tích và nhận biết được những biến đổi nào có thể trở thành cơ
hội để doanh nghiệp khai thác hoặc những tác động nào của mơi trường có thể tạo ra
những nguy cơ và mức độ tác động của các nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.
1.2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Việc lựa chọn thị trường mục tiêu được thực hiện qua 4 bước:
a. Đo lường và dự báo nhu cầu
Để có thể xây dựng các phương án chiến lược Marketing thích hợp, doanh
nghiệp cần phải dự báo một cách khá toàn diện các vấn đề liên quan đến thị trường, xu
hướng tiêu dùng, tình hình cạnh tranh, … Doanh nghiệp cần ước lượng nhu cầu hiện
tại, nhu cầu tương lai của sản phẩm cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu đó. Vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với các quyết định liên quan đến
quy mô và cách thức thâm nhập thị trường của doanh nghiệp.
b. Phân khúc thị trường
Đoạn thị trường là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với
cùng một tập hợp các kích thích Marketing. Phân đoạn thị trường là chia thị trường
tổng thể thành những đoạn thị trường khác nhau, giúp cho doanh nghiệp lựa chọn một
hoặc một vài đoạn thị trường mục tiêu để làm đối tượng ưu tiên cho các nỗ lực

6


Marketing. Tuy nhiên, đoạn thị trường được chia phải đáp ứng được những yêu cầu
sau thì mới đạt hiệu quả:
+ Tính đo lường được, tức là qui mơ và hiệu quả của đoạn thị trường đó phải đo
lường được.
+ Tính tiếp cận được, tức là doanh nghiệp phải nhận biết và phục vụ được đoạn
thị trường đã phân theo những tiêu thức nhất định.
+ Tính quan trọng, nghĩa là các đoạn thị trường phải bao gồm các khách hàng có
nhu cầu đồng nhất với qui mơ đủ lớn để có khả năng sinh lời được.
+ Tính khả thi, tức là có đủ nguồn lực để hình thành và triển khai chương trình
Marketing riêng biệt cho từng đoạn thị trường đã được phân chia.
c. Lựa chọn thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu là đoạn thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu
và mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng thời có khả năng tạo ra
ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh và đạt được mục tiêu Marketing đã định.
Khi tiến hành lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể lựa chọn
theo một trong các phương án sau:
+ Tập trung và một đoạn thị trường
+ Chun mơn hóa tuyển chọn
+ Chun mơn hóa theo sản phẩm
+ Chun mơn hóa theo thị trường
+ Bao phủ toàn bộ thị trường.
Khi đã lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu thì doanh nghiệp có thể lựa chọn
một trong ba phương án để chiếm lĩnh thị trường: Marketing không phân biệt,
Marketing phân biệt và Marketing tập trung.
d. Định vị thị trường
Doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành định vị thị trường để xác định các lợi thế
cạnh tranh về sản phẩm so với đối thủ. Qua đó, nhằm xây dựng chiến lược Marketing
có khả năng tạo ra nhiều lợi thế hơn trong việc thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn
của khách hàng, cũng như góp phần hồn thành các mục tiêu chiến lược của doanh
nghiệp mọt cách có hiệu quả nhất.
1.2.3. Hoạch định chiến lược Marketing
Hoạch định chiến lược Marketing là một q trình phân tích tổng hợp các nguồn
lực bên trong của doanh nghiệp, dự đốn sự biến đổi của mơi trường bên ngoài, nhận
dạng các cơ hội và đe dọa để quyết định những việc cần làm cho hiện tại và cho tương
lai.
1.2.4. Triển khai Marketing – Mix
Có nhiều cơng cụ khác nhau được sử dụng trong Marketing – Mix, nhưng theo
J.Me. Carthy có thể nhóm gộp thành 4 yếu tố gọi là 4P: Sản phẩm (Product), Giá cả
(Price), Phân phối (Place), Xúc tiến hỗn hợp (Promotion).

7



Marketing Sản phẩm
Chủng loại, chất
lượng, tính năng, mẫu
mã, nhãn hiệu, bao bì,
kích cỡ, dịch vụ, bảo
hành.

Mix
Giá cả
Giá cả quy định, chiết
khấu, điều chỉnh, thời
hạn thanh toán, điều
kiện tả chậm.
Phân phối
Kênh, các kênh trung gian,
phạm vi bao phủ, địa điểm, dự
trữ vận chuyển.

Xúc tiến hỗn hợp
Quảng cáo, khuyến mãi,
PR, bán hang cá nhân,
quan hệ công chúng.

Thị trường mục tiêu

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của Marketing – Mix
(Nguồn: Giáo trình “Lý thuyết Marketing” – PGS.TS Trần Minh Đạo – NXB
Thống kê)

Trong các biến số trong Marketing – Mix không phải tất cả đều điều chỉnh được
trong thời gian ngắn. Thường thị doanh nghiệp có thể thay đổi trong ngắn hạn các biến
số như giá cả, quy mô lực lượng bán hàng và chi phí bán hàng. Cịn phát triển sản
phẩm mới hay thay đổi theo kênh phân phối địi hỏi phải có thời gian dài hơn. Vì thế
trong ngắn hạn doanh nghiệp thường không thay đổi phương án Marketing – Mix đã
lựa chọn, mà chỉ điều chỉnh một số các biến số trong đó mà thơi.
Có thể thiết kế các nội dung của từng biến số trong Marketing – Mix bằng các
chính sách. Cụ thể nội dung từng chính sách như sau:
a. Chính sách sản phẩm
* Chính sách sản phẩm: Sản phẩm bao gồm tất cả những yếu tố có thể thỏa mãn
nhu cầu hay mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có khả
năng đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng
hay tiêu dùng. Theo quan điểm này, sản phẩm bao hàm cả những vật thể hữu hình và
vơ hình, bao gồm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất.
Mỗi đơn vị sản phẩm là một chủ thể hoàn chỉnh chứa đựng những yếu tố khác
nhau. Những yếu tố, đặc tính và thơng tin đó có thể có những chức năng khác nhau và
được phân thành 3 cấp độ.
+ Sản phẩm ý tưởng: Đây là cấp độ đầu tiên và quan trọng nhất có chức năng trả
lời cho câu hỏi: Về thực chất sản phẩm thỏa mãn những lợi ích cơ bản nào cho khách
hàng? Và chính đó là những giá trị cốt lõi mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng.
+ Sản phẩm hiện thực: Đây là cấp độ phản ánh sự có mặt trên thực tế của sản
phẩm, nó bao gồm những yếu tố như các thuộc tính phản ánh chất lượng, đặc tính, bao
bì, nhãn hiệu.
8


+ Sản phẩm hoàn chỉnh: Bao gồm các yếu tố như tính tiện lợi cho việc lắp đặt,
những dịch vụ bổ sung sau khi bán, các điều kiện bảo hành, … khi mua những lợi ích
cơ bản bất kỳ khách hàng nào cũng muốn mua nó ở mức độ hồn chỉnh nhất và các
yếu tố bổ sung này trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh giữa các nhãn hiệu

sản phẩm.
* Các quyết định liên quan đến sản phẩm: Khi một sản phẩm tung ra thị trường
thì ngồi các yếu tố trên doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các quyết định có liên
quan đến sản phẩm như:
+ Quyết định về bao gói: Bao gói thường có 4 yếu tố cấu thành như lớp tiếp xúc
trực tiếp với hàng hóa, lớp bảo vệ lớp tiếp xúc, bao bì vận chuyển, nhãn hiệu và các
thơng tin mơ tả hàng hóa trên bao gói.
+ Quyết định về dịch vụ khách hàng: Khi quyết định về dịch vụ, doanh nghiệp
phải căn cứ vào 3 yếu tố chính là nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và khả
năng của doanh nghiệp.
+ Quyết định về nhãn hiệu: Nhãn hiệu bao gồm tên gọi, biểu tượng, hình vẽ màu
sắc hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhập và phân biệt sản phẩm của
doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
b. Chính sách giá cả
* Mục tiêu định giá: Xác định mục tiêu định giá phải xuất phát từ mục tiêu
Marketing và chiến lược định vị sản phẩm mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
+ Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tức là doanh nghiệp sẽ cố gắng ấn định giá cả
theo xu hướng mức giá đó đem lại doanh thu và lợi nhuận tối đa.
+ Mục tiêu dẫn đầu về thị phần, tức là doanh nghiệp thường định giá theo xu
hướng đặt mức giá thấp, hy vọng đạt được quy mô thị trường lớn nhất.
+ Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng, tức là doanh nghiệp sẽ ấn định một mức giá
cao. Một mặt, nhằm trang trải cho những chi phí tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đó.
Mặt khác, sử dụng cặp quan hệ chất lượng – giá cả để gây ảnh hưởng tới sự cảm nhận
của khách hàng về chất lượng cao của hàng hóa.
+ Các mục tiêu khác: định giá thấp để ngăn chặn đối thủ cạnh tranh tham gia thị
trường và để thu hút khách hàng khi cung ứng sản phẩm mới.
* Phương pháp định giá: Các phương pháp định giá cơ bản mà Marketing
thường sử dụng bao gồm:
+ Phương pháp định giá dựa vào chi phí: Sau đây là một số phương pháp cụ thể
để định giá sản phẩm dựa vào chi phí:

- Định giá bằng cách cộng lãi vào chi phí
Giá dự kiến = (1 + m) x chi phí đơn vị sản phẩm
Trong đó: m là tỉ lệ lãi trên chi phí

9


Chi phí đơn vị
sản phẩm
(chi phí trung bình)

Chi
=
phí
biến đổi

Chi phí cố định
+

Số lượng sản
phẩm tiêu thụ

- Định giá theo lợi nhuận mục tiêu
Giá theo
Chi phí cố định
lợi
Chi phí đơn
=
+
Số lượng sản phẩm

nhuận
vị sản phẩm
tiêu thụ
mục tiêu
+ Phương pháp định giá theo giá trị cảm nhận khách hàng: Doanh nghiệp sử
dụng thông tin thu thập được từ khách hàng để xác định mức giá tối ưu mà khơng dựa
trên chi phí.
+ Phương pháp định giá theo giá hiện hành hay định giá cạnh tranh: Khi xác định
giá theo mức giá hiện hành, các doanh nghiệp sẽ lấy giá cho đối thủ cạnh tranh làm cơ
sở cho việc định giá.
d. Chính sách phân phối
Q trình chuyển giao hàng hóa được thực hiện thông qua kênh phân phối. Tham
gia vào kênh phân phối có các trung gian thương mại và thực hiện các chức năng khác
nhau. Dưới đây là các trung gian thương mại chủ yếu:
+ Nhà bán buôn: là những tổ chức trung gian bán hàng và dịch vụ cho các trung gian
khác, bán cho nhà bán lẻ hoặc bán cho những nhà sử dụng để phục vụ cho sản xuất.
+ Nhà bán lẻ là những tổ chức trung gian hoặc cá nhân bán hàng hóa và dịch vụ
trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
+ Đại lý và mô giới là những nhà trung gian có quyền hành động hợp pháp thay
mặt cho nhà sản xuất.
Thông thường doanh nghiệp thường sử dụng các kênh phân phối sau:

10


Nhà
sản xuất

Nhà
sản xuất


Nhà
sản xuất

Nhà
sản xuất
Đại lý

Nhà
Bán buôn

Người tiêu
dùng

Nhà
Bán buôn

Nhà
Bán lẻ

Nhà
Bán lẻ

Nhà
Bán lẻ

Người tiêu
dùng

Người tiêu

dùng

Người tiêu
dùng

Sơ đồ 1.2. Các kênh phân phối sản phẩm
(Nguồn: Giáo trình “Lý thuyết Marketing” – PGS.TS Trần Minh Đạo – NXB
Thống kê)
+ Kênh phân phối trực tiếp: Đưa hàng hóa trực tiếp từ người sản xuất đến người
tiêu dùng cuối cùng như kênh phân phối A.
+ Kênh phân phối gián tiếp: Đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng
cuối cùng thông qua các trung gian khác như kênh phân phói B, C, D.
d. Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Hệ thống xúc tiến hỗn hợp gồm 5 loại công cụ như:
* Quảng cáo: Là một nghệ thuật giới thiệu hàng hóa hay dịch vụ nhằm tới những
thị trường mục tiêu. Quảng cáo có 3 chức năng chính: chức năng thơng tin, chức năng
thuyết phục, chức năng gợi nhớ, nhắc nhở.
* Khuyến mãi: Là những khích lệ ngắn hạn dưới hình thức thường để khuyến
khích dùng thử hoặc mua một sản phẩm hay dịch vụ.
* Bán hàng trực tiếp: Đây là hình thức cổ động trực tiếp giữa nhân viên bán
hàng và khách hàng nhằm thuyết phục họ mua sản phẩm.
* Quan hệ với công chúng: Là cách tạo dựng, duy trì và phát triển các mối quan
hệ với các loại công chúng khác nhau qua các cơng cụ như các báo cáo, các bìa thuyết
trình, các tài liệu, số liệu, hình ảnh, âm thanh và những hoạt động dịch vụ khác.
* Marketing trực tiếp: là những hoạt động xúc tiến bán thông qua các cơng cụ
giao tiếp phi con người, ví dụ như catalog giới thiệu hàng hóa, qua thư điện tử và
internet, …

11



1.2.5. Tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động Marketing
a. Tổ chức thực hiện
* Tổ chức hoạt động Marketing theo chức năng
Phó giám đốc phụ trách Marketing

Nhà quản
trị hành
chính
Marketing

Chun
viên quảng
cáo

Chuyên
viên tiêu
thụ

Chuyên
viên
nghiên cứu
Marketing

Chuyên
viên
nghiên cứu
mặt hàng
mới


Sơ đồ 1.3. Tổ chức hoạt động Marketing theo chức năng
(Nguồn: Phòng Marketing)
* Tổ chức hoạt động Marketing theo nguyên tắc địa lý
Phó giám đốc phụ trách Marketing

Nhà quản
trị hành
chính
Marketing

Chuyên
viên quảng
cáo

Chuyên
viên tiêu
thụ

Chuyên
viên
nghiên cứu
Marketing

Chuyên
viên
nghiên cứu
mặt hàng
mới

- Chuyên viên tiêu thụ khu vực

- Chuyên viên tiêu thụ tỉnh, thành phố
- Chuyên viên tiêu thụ quận, huyện
- Đại lý bán hàng

Sơ đồ 1.4. Tổ chức hoạt động Marketing theo nguyên tắc địa lý
(Nguồn: Giáo trình “Lý thuyết Marketing” – PGS.TS Trần Minh Đạo –
NXB Thống kê)

12


* Tổ chức hoạt động Marketing theo mặt hàng sản xuất
Phó giám đốc phụ trách Marketing

Nhà quản
trị hành
chính
Marketing

Chun
viên quảng
cáo

Chun
viên tiêu
thụ

Chun
viên
nghiên cứu

Marketing

Chuyên
viên
nghiên cứu
mặt hàng
mới

Phó giám đốc phụ trách Marketing
Các chuyên viên quản trị một mặt hàng

Sơ đồ 1.5. Tổ chức hoạt động Marketing theo mặt hàng sản xuất
(Nguồn: Giáo trình “Lý thuyết Marketing” – PGS.TS Trần Minh Đạo – NXB
Thống kê)
b. Kiểm tra hoạt động Marketing
Có 3 loại kiểm tra hoạt động Marketing là: kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch
năm, kiểm tra khả năng sinh lãi và kiểm tra chiến lược. Nhờ hệ thống kiểm tra này, các
doanh nghiệp sẽ tiến hành điều chỉnh sự thay đổi kịp thời nhằm đưa ra các quyết định
Marketing để cải thiện, khắc phục, thay đổi hoạt động Marketing theo hướng ngày
càng nâng cao hiệu quả.

13


CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP PHƯỚC HẢI
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP
PHƯỚC HẢI
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương Mại

Tổng Hợp Phước Hải
Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Phước Hải thành lập vào ngày 03/01/2019
tại Khu cơng nghiệp Hịa Bình, P. Lê Lợi, TP Kon Tum, Tỉnh Kon Tum. Là nhà phân
phối chính thức cho nhiều cơng ty khác nhau trong lĩnh vực hàng tiêu dùng với các
thương hiệu lớn: Unilever, Unicharm, URC, Danisa, Micoem, …
Từ tháng 10/2019, Phước Hải mở 1 văn phòng đại diện tại Huyện Ngọc Hồi.
Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Phước Hải luôn không ngừng tạo một môi
trường làm việc năng động, sáng tạo, thân ái, đoàn kết cho nhân viên; Nhiều cơ hội
phát triển nghề nghiệp bản thân như học tập, tăng lương, thăng tiến, chế độ lương,
phúc lợi công bằng, cạnh tranh. Hoạt động ngoại khóa, giao lưu thể thao, văn nghệ
thường niên, …
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
Sản xuất đúng ngành nghề được giao trong giấy phép kinh doanh.
Tiếp tục nâng cao điều kiện sản xuất và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị
trường, nâng cao tay nghề và năng suất lao động, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn
định và chăm lo cho tinh thần đời sống người lao động.
Tích cực nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường, nâng cao khả năng phát triển
thương hiệu, mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty và cho xã hội.
Thực hiện nguyên tắc phân phối nguồn lực giữa các cá nhân, đơn vị sao cho cơng
bằng và hợp lý.
Bảo tồn và phát triển nguồn vốn của nhà nước giao.
Thực hiện hạch toán kế toán và báo cáo thường xuyên trung thực theo quy định
của Nhà Nước.
Bảo vệ công ty, sản xuất, bảo vệ mơi trường, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã
hội tại địa phương
Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty được sắp xếp theo kiểu trực tuyến
chức năng và nhiệm vụ tương ứng với các phòng ban đảm bảo tính tự chủ năng động
sáng tạo trong sự thống nhất và phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau.


14


Nguồn: Phịng kế tốn hành chính nhân sự
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TM tổng hợp Phước Hải
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
* Hội đồng thành viên
Chức năng: Là cơ quan quản lý cao nhất cơng ty, có tồn quyền nhân danh công
ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng ty trừ các vấn
đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Nhiệm vụ:
+ Dự kiến lợi nhuận, chia lãi cổ phần và đưa ra phương hướng phát triển, kế
hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của công ty.
+ Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát các hoạt động của giám đốc.
+ Kiến nghị sửa đổi và bổ sung điều lệ công ty.
* Ban Giám đốc:
Là người đại diện theo pháp luật của công ty, tổ chức điều hành công ty theo kế
hoạch, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, nghị
quyết Hội đồng quản trị công ty.
Nhiệm vụ:
+ Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh và lao động của tồn cơng
ty trình Hội đồng thành viên
15


+ Tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Đại hội đồng
cổ đông và nghị quyết Hội đồng thành viêncông ty đề ra.
+ Cung cấp đầy đủ các nguồn lực để thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến hệ

thống quản lý chất lượng.
* Phịng Kế tốn – hành chính nhân sự:
Là khối thuộc nhóm lĩnh vực tổ chức bộ máy – hỗ trợ, gồm có:
+ Kế tốn: Quản lý những cơng việc thuộc nghiệp vụ kế toán theo đúng quy định
pháp luật và tham mưu về cơng tác kế tốn quản trị của Cơng ty. Có chức năng quản lý
tài chính, ngân quỹ và chứng từ có giá.
+ Hành chính nhân sự có các chức năng như sau: Hoạch định nguồn nhân lực,
tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quản lý nguồn nhân lực và tham
mưu cho ban lãnh đạo về cơng tác thiết lập các chính sách liên quan đến nguồn nhân
lực.
+ Hành chính: Quản lý văn thư và cơng tác lễ tân, chi phí và y tế, quản lý tài sản
và cơng tác hành chính phục vụ, cơng tác dịch thuật, phiên dịch, quản lý thương hiệu
và sử dụng xe.
+ Bảo vệ: Bảo vệ mục tiêu an ninh và kiểm soát bàn cân xe ra vào cổng, phối
hợp thực hiện cơng tác an tồn và vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
* Phòng Kho vận: Quản lý kho vật tư và kho thành phẩm, quản lý và điều hành
đội xe vận tải cùng công tác vận chuyển sản phẩm cho khách hàng hoặc theo yêu cầu
(nếu có).

16


2.1.5. Các sản phẩm kinh doanh của công ty:
Bảng 2.1.a Một số sản phẩm của công ty
Lăn khử mùi Dove.
Lăn khử mùi Rexona.
Sữa rửa mặt Dove.
Dưỡng ẩm Hazeline.
Nhóm BE


Nhóm HAIR

Nhóm HHCF

Nhóm LDRY

Nhóm OP

-

Sữa rửa mặt Hazeline.

-

Sữa rửa mặt Ponds.
Nước hoa hồng Ponds.
Kem dưỡng trắng da Ponds.
Sữa rửa mặt Vaseline Men.
Sữa tắm Hazeline.
Sữa dưỡng thể Vaseline.
Dầu gội đầu Clear.
Dầu gội đầu Sunsilk.
Dầu gội đầu Dove
Dầu gội đầu Lifebuoy.
Hạt nêm Knorr.
Nước rửa chén Sunlight.
Nước lau sàn Sunlight.
Vim vệ sinh.
Kem tẩy đa năng Cif.
Trà Lipton.

Nước xả vải Comfort.
Bột giặt Omo.
Bột giặt Viso.
Bột giặt Surf.
Nước súc miệng P/S.
Xà phòng tắm Dove.
Sữa tắm Dove.
Sữa tắm Hazeline.

-

Xà phòng tắm Lifebuoy cục.

Sữa tắm Lux.
Xà phòng tắm Lux cục.
Bàn chải đánh răng P/S,
Double care, thơng
minh, sạch tồn diện, X-sorf
Kem đánh răng P/S
Kem đánh răng Close-up
17


2.1.6. Năng lực kinh doanh của Công ty
a. Đặc điểm về nguồn nhân lực
Bảng 2.1.b: Bảng cơ cấu nhân sự theo độ tuổi
Trình Độ

SL


%

(người)
Tổng số
nhân viên
Lao động
phổ thơng
1. Phân loại
theo giới tính
Nam
Nữ
2. Phân loại
theo độ tuổi
25-30
30-40

SL

%

SL
(người)

TL (%)

(người)

45

100,00


70

100,00

25

55.6

21

46.67%

23

32.86%

2

71.4

25
20

55.56%
44.44%

40
30


57.14%
42.86%

20
10

80
50

30
15

66.67%
33.33%

52
74.29%
22
73.3
18
25.71%
16
106
( Nguồn: Phịng kế tốn- hành chính nhân sự)
Qua các số liệu 2019 - 2020 ta thấy rằng lực lượng lao động tại Công ty hầu hết
là lao động trẻ đều dưới 40 tuổi, với số lượng dưới 30 tuổi chiếm khoảng 25% - 33%
đặc biệt độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi chiếm tỷ trọng cao 66% - 74% ổn định qua các năm.
Năm 2020 có sự thay đổi đáng kể về số lượng trọng lao động dưới 30 tuổi, tăng
22 lao động so với năm 2018 tương ứng tỷ trọng tăng từ 66,67% lên 74,29%. Số lao
động từ 30 đến 40 tuổi ổn định ở mức tỷ trọng từ 33,33% với 18 lao động ở độ tuổi

này năm 2020. Đây là một ưu thế của Cơng ty vì độ tuổi người lao động đã có kinh
nghiệm và xác định gắn bó với công ty lâu dài. Với độ tuổi người lao động như trên sẽ
mang lại cho công ty những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm: những người trẻ tuổi thì năng động sáng tạo, ham học hỏi dễ dàng tiếp
cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, khao khát thể hiện năng lực bản thân. Lao động trẻ
tuổi còn là nguồn nhân lực kế thừa trong tương lai. Bên cạnh đó đội ngũ lao động từ
30 đến 40 tuổi thì có nhiều kinh nghiệm thực tế, am hiểu chun mơn công việc nhiều
hơn và sẵn sàng chỉ bảo hướng dẫn nhân viên mới.
Nhược điểm: lao động trẻ thường thiếu kinh nghiệm và hay nóng vội, nếu là
những nhân viên mới thì lại mất thời gian học hỏi làm quen với cơng việc. Họ cịn có
tâm lý đứng núi này trơng núi nọ.
Thực tế tại Công ty vẫn tồn tại một bơ phận người lao động làm theo ý thích bản
thân, thường xuyên nghỉ việc không xin phép làm ảnh hưởng đến kinh doanh. Nhân sự
tại các Công ty thường xuyên phải làm công tác chỉ dẫn nội quy làm việc để người lao
động đi vào khuôn khổ.

18


Tuy nhiên để đánh giá một cách khách quan hơn, cần đi sâu vào phân tích lực
lượng lao động theo trình độ.
Mức lương trung bình hiện nay của mỗi cơng nhân viên là 4,3 triệu
đồng/người/tháng. Thời gian lao động không quá 8h/ngày và không quá 48h/tuần, đối
với bộ phận quản lý ngày nghỉ chính thức vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.
Công ty đã thành lập các quỹ như quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ bảo hiểm,
bảo hiểm y tế...dành cho cán bộ nhân viên; Quỹ phúc lợi bao gồm các khoản trợ cấp
ốm đau, phụ cấp.

19



b. Tình hình tài chính của cơng ty:
Bảng 2.1.c: Phân tích tình hình tài sản của cơng ty TNHH TMTH Phước Hải từ năm 2019 đến 2020
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2019
CHỈ TIÊU
A. Tài sản CĐ & đầu tư
NH
I.Tiền
1.Tiền tại quỹ
2.Tiền gửi NH
II.Các khoản phải thu
1.Phải thu của KH
2. Trả trước cho NB
3. Thuế GTGT được khấu trừ
III. Hàng tồn kho
IV.Tài sản LĐ khác
B.TS cố định & đầu tư DH
1.TSCĐ hữu hình
2. Ngun giá
3. Gía trị hao mịn lũy kế
TỔNG TS

Q 1

Q 2

Năm 2020
Quý 3


Quý 1

Quý 2

Quý 3

Q12020/
Q12019

Tỷ lệ (%)
Q22020/
Q22019

Q32020/
Q32019

11.780

10.838

10.784

11.517

12.134

12.236

97,8


112

113,5

1.543
1.444
99
589
488

350
317
33
653
653

349
43
306
653
653

179,7
237,2
171,6
116,7
116,7

0


627
102
525
762
762
0

170
174,1
130,3
222,4
222,4

0

595
552
43
1.452
1.452
0

108
108,6
100
106,1
107,4

0


1.667
1.568
99
625
524
0

101
9.928
0

0
9.582
252

0
9.543
898

5.152

6.789

0
9.635
452
6.781

0
9.972

875
6.934

100
92,9

5.290

101
9.225
0
6.808

128,7

100,6
179,4
131,6

0
104,5
97,4
102,1

2.647
3.345
-702
17.070

2.576

3.394
-818
15.990

3.394
3.954
-559
17.573

3.548
3.862
-602
18.325

3.462
3.924
-605
18.915

3.465
4.254
-785
19.170

134
115,5
85,8
107,4

134,4

115,6
74
118,3

102,1
107,6
140,4
109,1

20


×