Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Giải phóng mặt bằng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.24 KB, 13 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I
Cơ sở lý luận về giải phóng mặt bằng:
1.1. Lý luận chung về quy hoạch, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ
trợ tái định cư:
Mục đích của sự phát triển đất nước là làm thế nào cho đất nước ta ngày
càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế văn hóa, xã hội đảm bảo an ninh,
chính trị trật tự an toàn xã hội. kinh tế càng phát triển thì đòi hỏi phải xây dựng về
cơ sở hạ tầng nhà máy xí nghiệp công trình công cộng…để phục vụ lại cho kinh tế.
muốn xây dựng được thì đòi hỏi phải có một quỷ đất lớn đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá con người không thể tạo ra nó được,
mà con người trong quá trình khai thác sử dụng làm tăng thêm giá trị của đất đai vì
vậy giá trị của đất đai là kết tinh sức lao động của con người tạo ra do đó khi Nhà
Nước cần sử dụng đất đai thì Nhà Nước giải phóng mặt bằng thu hồi đất làm ảnh
hưởng đến lợi ích và đời sống của người sử dụng đất, bởi vậy nhà nước phải bồi
thường, hổ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất có đất bị thu hồi, để thực hiện
công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất Nhà Nước ban hành nhiều chính sách
pháp luật nhằm điều chỉnh mối quan hệ về đất đai trong đó có quy định thẩm quyền
trình tự thủ tục thực hiện làm thế nào để người dân vùng giải phóng mặt bằng thực
hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo được lợi ích giảm bớt những
khó khăn tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, cộng đồng
xã hội.
Vấn đề quy hoạch đất đai, giải phóng mặt bằng sử dụng cho các mục
đích đặc biệt là mục đích công cộng, khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế và bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân vùng giải phóng mặt bằng là hai vấn đề
quan trọng ngang nhau. Giải quyết được hai vấn đề này cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hết sức cân nhắc xem xét tổng quan về lợi ích xã hội, lợi ích của nhà đầu tư,
lợi ích của người dân ở vùng phải giải phóng mặt bằng, cùng với sự hổ trợ tích cực
nhất trí đồng thuận cao của ngươi dân, vấn đề là làm thế nào cho lợi ích được hài
hòa không mâu thuẩn nhau, đảm bảo cho mục đích quy hoạch là phát triển kinh tế
xã hội của đất nước phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà Nước, làm thế nào


hạn chế những tổn thất cho người dân vùng giải phóng mặt bằng, làm thế nào cho
người dân vùng giải phóng mặt bằng có được cuộc sống tốt hơn sau khi tái định cư,
làm thế nào cho trật tự đời sống xã hội của người dân không bị xáo trộn. Ông bà
xưa thường nói “ an cư mới lập nghiệp” sự du canh, du cư của của con người khó
làm nên sự nghiệp vì vậy quá trình quy hoạch giải phóng mặt bằng một phần gây ra
sự du canh du cư làm cho người sử dụng đất trong vùng giải phóng mặt bằng gặp
rất nhiều khó khăn trong cuôc sống hiện tại cũng như trong tương lai. Với tầm quan
trọng đó pháp luât về đền bù giải phóng mặt bằng, bồi thường, hổ trợ tái định cư đã
đặc ra từ rất sớm từ năm 1959 có Nghị Định 151/TTg ngày14/4/1959 ban hành
“Quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất” và từ đó đến nay có nhiều văn
bản Luật và dưới Luật ban hành để điều chỉnh vấn đề quan hệ xã hội khó khăn này.
Sau Hiến Pháp 1946, 1959, Hiến Pháp năm 1980 Hiến Pháp 1992 ra đời là cơ sở
hiến định cho việc cụ thể hóa các quy định của pháp luật sau này, trong quá hình
thành và phát triển về vấn đề quy hoạch, giải phóng mặt bằng bồi thường hổ trợ tái
định cư song song là các văn bản pháp luật làm hành lang pháp lý cụ thể hóa các
khái niệm quy định có liên quan, Luật Đất Đai năm 1987, 1993, 2003 ra đời cụ thể
hóa Luật là các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Nghị Định 90/CP năm 1994,
Nghị Định 22/CP năm 1998, Nghị Định 197/2004/NĐ-CP, Nghị Định
181/2004/NĐ-CP, Nghị Định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng và gần đây
là nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định về bồi thường, hổ trợ, tái định cư, trình tự
thủ tục bồi thường, giải quyết khiếu nại khiếu kiện có liên quan đến giải phóng mặt
bằng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch, giải phóng mặt
bằng, bồi thường, hổ trợ, tái định cư bên cạnh những thuận lợi cũng gặp không ít
những khó khăn tồn tại, cần phải có những chính sách pháp luật phù hợp với tình
hình mới, đặc biệt là trong thời kỳ đất nước ta hội nhập kinh tế thế giới, có nền kinh
tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, pháp luật của nước ta phải là xương
sống là động lực thúc đẩy kinh tế của Quốc Gia ta phát triển, giử vững an ninh
chính trị, ổn định trật tự xã hội, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho Nhân Dân,
đảm bảo đời sống an ninh an toàn cho người dân, tăng uy tín và vai trò lảnh đạo
của Đảng, chống lại những thế lực thù địch lợi dụng tình hinh tranh chấp khiếu kiện

về đất đai để kích động lôi kéo biểu tình chống phá chủ trương đường lối chính
sách của Đảng Nhà Nước ta.
Để giải quyết được tốt mối quan hệ này là cả một quá trình lâu dài và khó
khăn không phải một sớm một chiều mà làm được, hiện tại Nhà Nước ta đã và đang
khắc phục những khó khăn yếu kém trong quản lý điều hành, từng bước sửa đổi bổ
sung cơ sở pháp lý trong giải phóng mặt bằng, thu hồi đất tạo tiền đề cho hoạch
định chính sách chiến lược lâu dài. Nhà Nước ta là “Nhà Nước của dân do dân và
vì dân” vì vậy pháp luật nước ta một phần do nhân dân đóng góp xây dựng nên,
xuất phát từ ý chí nguyện vọng của nhân dân để xây dựng Nhà Nước Pháp Quyền
Xã Hội Chủ Nghĩa bên cạnh những lợi ích chung ( lợi ích của giai cấp, lợi ích cộng
đồng, lợi ích xã hội…) lợi ích cá nhân cũng là một đối tượng cần được bảo vệ công
bằng và bình đẳng, “mục đích chính sách kinh tế của Nhà Nước là làm cho dân
giàu Nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân
dân…”( điều 16 HP 1992) khi xem xét lợi ích cá nhân cần đặt trong mối quan hệ
tổng thể giai cấp, cộng đồng, xã hội và phong tục tập quán lâu đời của người dân
được mọi người chấp nhận, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất phục vụ các mục đích
không thể để người này bị thiệt hại mà người người khác được hưởng lợi từ chính
sách đó, “ mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (điều 52 HP1992) trong
thực tế vấn đề giải phóng mặt bằng bồi thường hổ trợ tái định cư từng lúc từng nơi
2
chưa thật sự làm tốt, ngưới sử dụng đất vùng giải phóng mặt bằng bên cạnh những
thuận lợi còn gặp không ích khó khăn chưa giải quyết được. Thành Phố Cà Mau là
một trong những đơn vị thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trong nhiều năm
qua và cũng trong nhiều năm qua có những trường hợp khiếu kiện về đất đai kéo
dài, để khắc phục những khó khăn tạo thuận lợi cho người sử dụng đất trong vùng
giải phóng mặt bằng, tôi muốn nghiên cứu những quy định của pháp luật có liên
quan tìm ra những giải pháp tích cực góp phần thực hiện chính sách kinh tế của
Nhà Nước làm cho “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
1.2. Tìm hiểu một số khái niệm về quy hoạch, thu hồi đất, bồi thường,
hổ trợ, tái định cư.

Đất đai:
Khái niệm đất đai:
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên, là tài sản Quốc Gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là
địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa an ninh và quốc
phòng.
Đất đai là tài sản vì đất đai có đầy đủ thuộc tính của một tài sản như: đáp
ứng được nhu cầu nào đó của con người tức là có giá trị sử dụng, con người có khả
năng chiếm hữu, là đối tượng trao đổi mua bán (tức là có tham gia vào giao lưu dân
sự)… do vậy tài sản đất đai có thể mang ra trao đổi như hàng hóa thông thường.
Đất đai còn được coi là một tài sản đặc biệt vì bản thân nó không do lao
động làm ra, mà lao động tác động vào đất đai để biến nó từ trạng thái hoang hóa,
trở thành sử dụng vào đa mục đích (đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến định giá
đất). đất đai được coi là tài sản đặc biệt của mỗi Quốc Gia, của mỗi gia đình và
chuyển tiếp qua các thế hệ, là một trong những phương thức tích lũy của cải, vật
chất và được thừa kế hoặc trao đổi.
Đất đai cố định về vị trí, có giới hạn về không gian (diện tích) và vô hạn
về thời hạn sử dụng. bên cạnh đó đất đai có khả năng sinh lợi vì trong quá trình sử
dụng, nếu biết sử dụng và sử dụng một cách hợp lý thì giá trị của đất (đã được khai
thác sử dụng) không những không mất đi mà có xu hướng tăng lên. Khác với các
tài sản thông thường khác, trong quá trình sử dụng, thì đất đai không phải khấu hao
giá trị của đất không những không bị mất đi mà ngày càng có xu hướng tăng lên
1
,
( giáo trình Định Giá Đất của Sở Giáo Dục và Đào Tạo HÀ NỘI trang 7 TS Hồ Thị
Lam Trà chủ biên và Hoàng Văn Hùng).
Để sử dụng đất đai có hiệu quả đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, lợi ích
quốc phòng, an ninh nhằm tiết kiệm tránh lãng phí đất đai thúc đẩy kinh tế phát
triển thì sử dụng đất cần phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với đặc
điểm tình hình của mổi Quốc Gia, ở nước ta vấn đề quy hoạch kế hoạch sử dụng

đất được quy định trong các văn bản pháp luật ở mỗi giai đoạn phù hợp với tình
3
hình đất nước và hiện nay một số quy định pháp luật hiện hành về đất đai được sửa
đổi bổ sung ngày càng tiến bộ hơn, cụ thể hơn quyền và lợi ích của người dân được
bảo vệ công bằng hơn. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển thì đòi hỏi quốc gia
đó phải có kiến trúc hạ tầng hoàn chỉnh phù hợp với quy luật phát triển khách quan
khoa học, kinh tế phát triển kèm theo đô thị thị hóa các Thành Phố làng mạc khu
dân cư các vùng kinh tế trọng điểm là điều kiện thúc đẩy các vùng lân cận phát
triển theo và hổ trợ ngược trở lại vùng kinh tế trọng điểm, bảo vệ môi trường cảnh
quan thiên nhiên, tạo thành mối quan hệ biện chứng kích câu nền kinh tế của toàn
quốc gia phát triển lên theo định hướng của một chế độ chính trị. Vì vậy Nhà Nước
cần phải định hướng một chiến lược lâu dài bền vững bằng cách hoạch định những
chính sách sát với thực tế và chiến lược trong tương lai. Trước hết phải có một quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm
pháp luật làm hành lang pháp lý cho công tác quy hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị:
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị,
hệ thống công trình hạ tầng kỷ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở đễ tạo lập
môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông
qua đồ án quy hoạch đô thị
2
,

(khoản 4 điều 3 Luật Quy Hoạch Đô Thị ngày
17/6/2009). Quy hoạch đô thị có quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết.
Quy hoạch chung xây dựng đô thị:
Là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tâng kỷ thuật, hạ tầng
Xã Hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch
phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng và của Quốc Gia
trong từng thời kỳ

3
. (khoản 11 điều 3 Luật Xây Dựng 2003).
Đối với việc quy hoạch xây dựng đô thị là việc định hướng chiến lược dài
hạn và ngắn hạn về việc sử dụng đất xây dựng trong ranh giới của đô thị, phù hợp
với quy hoạch tổng thể phát triển Kinh Tế- Xã Hội và quy hoạch xây dựng vùng;
có xem xét đến các quy hoạch xây dựng nông thôn, chuyên ngành và quy hoạch
xây dựng các đô thị lân cận, liền kề, làm tiền đề để phát triển đô thị, đáp ứng tốt
nhất các nhu cầu của cư dân đô thị
4
.(giáo trình Luật hành chính đô thị nông thôn ts
phan trung hiền)
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:
Là việc cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung xây dựng đô thị, là cơ
sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp giấy phép xây
dựng công trình, giao đất cho thuê đất để triển khai các dự án đầu tư xây dựng công
trình
5
. ( khoản 12 điều 3 luật xây dựng 2003)
Quy hoạch xây dựng:
Là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống
công trình hạ tầng kỷ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho
4
người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích Quốc
Gia với lợi ích công cộng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, quốc
phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua
đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh
6
.
( khoản 9 điều 3 luật xây dựng 2003)
Quy hoạch xây dựng vùng:

Là việc tổ chức hệ thống điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỷ
thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một Tỉnh hoặc liên Tỉnh phù
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ
7
. (khoản 10 điều 3 luật
xây dựng 2003)
Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:
Là việc tổ chức không gian, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội của điểm dân cư nông thôn
8
. (khoản 13 điều 3 luật xây dựng 2003)
khu dân cư nông thôn, điểm dân cư nông thôn:
Theo quy chuẩn xây dựng ban hành kèm theo quyết định số 682/BXD
ngày 14/2/1996 của Bộ Xây Dựng, nông thôn là khu vực đân cư tập trung chủ yếu
làm nghề nông ; phân biệt với Thành Thị, ngoài các đơn vị hành chính đồng thời là
các đô thị như: Thành Phố trực thuộc Trung ương, Thành Phố thuộc Tỉnh, Thị Xã
và Thị Trấn,và các khu công nghiệp tập trung…các đơn vị hành chính Xã được xác
định là các khu dân cư nông thôn.
Quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn là quy hoạch được tạo lập cho
các đơn vị hành chính Xã, nhằm tạo lập môi trường sống tốt, phù hợp với phong
tục tập quán địa phương, sử dụng tốt đất đai tài nguyên để phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương,. Quy hoạch khu dân cư nông thôn tập trung trước hết vấn đề
chổ ở và nơi định cư cho các khu vực sống của nhân dân Xã.
Theo luật xây dựng năm 2003 không dùng khái niệm khu dân cư nông
thôn mà thay vào đó là điểm dân cư nông thôn, đó là nơi cư trú tập trung của nhiều
hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác
trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm Xã, Thôn, Làng, Ấp, Bản,
Buôn, Phum, Sóc ( gọi chung là Thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều
kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác
9

. ( khoản 14
điều 3 luật xây dựng 2003);
Kinh tế đất nước vận động theo quy luật của sự phát triển, vấn đề quy
hoạch lại quy hoạch mới các khu đô thị, khu dân cư nông thôn là điều cần thiết
không thể thiếu, đi kèm với quy luật ấy thì thu hồi đất là yếu tố cần thiết để phục vụ
cho quy hoạch khả thi.
Thu hồi đất:
5

×