Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng người”. Vận dụng quan điểm đó trong việc phát triển giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.14 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO THẢO LUẬN
HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của con người và chiến lược
trồng người”. Vận dụng quan điểm đó trong việc phát triển giáo dục, đào tạo ở
nước ta hiện nay?

Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Thu Hà
Nhóm: 02
Lớp HP:

Hà Nội - năm 2019


LỜI MỞ ĐẦU
Khi nói về con người, M.Gorki, nhà văn lỗi lạc của nước Nga Xô Viết đã từng thốt
lên: “... Con người! Tiếng ấy thật tuyệt diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng
tráng biết bao...” (Dưới đáy), vì thế, từ xưa đến nay, các bậc vĩ nhân, các nhà triết
học, các nhà tư tưởng, các nhà khai sáng ra các tôn giáo lớn trên thế giới... đều vì
con người, hướng về con người bằng tất cả tấm lòng yêu thương, trân trọng. Con
người đã trở thành trung tâm của mọi hoạt động nghiên cứu. Đặc biệt, với chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì vấn đề con người được nhìn nhận
và đánh giá một cách khách quan, đúng bản chất của nó hơn cả.
Để có được quan niệm khoa học về con người trong thời đại Hồ Chí Minh, lịch sử
đã từng tiếp cận vấn đề con người bằng những phương pháp khác nhau:


Chủ nghĩa duy tâm quan niệm: Con người là một thực thể linh hồn, cái giá
trị lớn nhất ở con người là phần hồn, phần hồn là cái sống mãi, cái vĩnh


hằng, cịn phần xác chỉ là cái gì ngắn ngủi thoảng qua, nó rồi cũng nhanh
chóng ra đi trở về với cát bụi. Quan niệm duy tâm về con người đã ảnh
hưởng đến một bộ phận không nhỏ, khiến họ khước từ cuộc sống hiện thực,
một cuộc sống phải sản xuất, đấu tranh để tồn tại vì hạnh phúc con người, để



hướng về một thế giới hư vơ, phó thác cuộc đời cho số phận.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình quan niệm: Con người là một sinh vật, cái giá
trị nhất ở con người là cái sinh vật, bản chất người là bản chất sinh vật. Còn
những cái như tư tưởng, tình cảm, ước mơ, hồi bão... chỉ là thứ trừu tượng,
mơ hồ... khơng có giá trị hiện sinh. Với quan niệm coi bản chất con người là
sình vật, chủ nghĩa duy vật siêu hình về con người đẩy tới việc giải quyết
vấn đề con người chỉ là sự thỏa mãn về nhu cầu vật chất, nhu cầu sinh vật
của con người, kích thích con người lao vào cuộc sống vật chất tầm thường,
đẩy một bộ phận người chạy theo lối "sống gấp" - lối sống theo nhịp điệu


hối hả, sống tranh thủ, gấp gáp, sống nhanh lên sống vượt lên thời gian, vượt
ra khơng gian, sống ích kỷ, sống chỉ biết mình, khơng biết đến đồng loại...
Cả hai cách tiếp cận trên về con người đều dẫn đến chủ nghĩa cực đoan về con
người: Họ đã từ tuyệt đối hóa đến thần bí hóa mặt tinh thần của con người, hạ thấp
mặt sinh vật (phần xác) và ngược lại, không thấy được con người là một thể thống
nhất giữa mặt vật chất và mặt tinh thần. Quan niệm mácxít về con người là vấn đề
cơ bản nhất của cuộc đấu tranh quan điểm giữa chủ nghĩa nhân văn tư sản và chủ
nghĩa nhân đạo XHCN. C.Mác viết: “Sự thay thế xã hội tư bản với những giai cấp
và đối kháng giai cấp của nó xuất hiện một liên hợp trong đó sự phát triển tự do của
mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” Luận điểm bất
hủ trên đây về con người chỉ ra rằng, quan điểm triết học về giải phóng tồn bộ xã
hội phải được bắt đầu từ việc giải phóng cho mỗi cá nhân, rằng tương lai khơng chỉ

là cái gì nối tiếp hiện tại, mà còn là bộ phận của hiện tại và cấu thành cái hiện tại,
rằng đây là cơ sở thế giới quan “định hướng mục tiêu” của sự phát triển xã hội và
đó là hạnh phúc con người, là phương thức cụ thể của q trình giải phóng con
người.
Với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng nhân đạo giải
phóng con người khỏi áp bức bóc lột không tồn tại trừu tượng, mà được tạo ra bởi
những tiền đề vật chất - đó là việc thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất bằng chế độ sở hữu xã hội để của cải xã hội sản xuất ra được sử dụng cho việc
thúc đẩy sự phát triển năng lực trí tuệ của con người. Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh không dựa trên lý tưởng nhân đạo chủ nghĩa trừu tượng về con
người, mà xem xét con người một cách thực tế, như họ xây dựng cuộc sống ra sao,
băn khoăn, trăn trở cuộc sống như thế nào và ở chỗ nào... Quan điểm Mác - Lê nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh cịn chỉ rõ rằng, trong hoạt động của mình, con người tạo
ra các mối quan hệ xã hội khách quan và lịch sử và với những quan hệ đó, con
người tự khẳng định mình - tiền đề của “làm chủ bản thân”. Như vậy, con người


sinh ra từ một tầng lớp, giai cấp nhất định và bao giờ cũng chịu ảnh hưởng đạo đức
của giai cấp xuất thân. Và, mỗi con người tồn tại bao giờ cũng đụng chạm hàng loạt
vấn đề có liên quan đến sản xuất, hoàn cảnh thực tế. Những vấn đề đó ln được
biến đổi bởi thế hệ mới và quy định những điều kiện tồn tại của chính thế hệ đó.
Vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm,
xuyên suốt trong tồn bộ nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh. Tin ở dân, dựa vào
dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát
huy mọi năng lực của dân (ở từng cá nhân riêng lẻ và của cả cộng đồng), đó là tư
tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh
cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước. Tư tưởng đó cũng
chính là nội dung cơ bản của tồn bộ tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Con
người trong tư tưởng Hồ Chí Minh khơng tồn tại như một phạm trù bản thể luận có
tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là

nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới
ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ
nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những “người nơ lệ mất nước” và “người
cùng khổ”. Lơgíc phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước
để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Theo
lơgíc phát triển tư tưởng ấy, khái niệm “con người” của Hồ Chí Minh tiếp cận với
khái niệm “giai cấp vơ sản cách mạng”. Người đề cập đến giai cấp vô sản cách
mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân
lao động khác (đặc biệt là nông dân). Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ
có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp và tồn thể nhân loại khỏi mọi sự nơ dịch, áp bức. Tồn bộ các
tư tưởng, lý luận (chiếm một khối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về
cách mạng (chiến lược giải pháp; bàn về người cách mạng và đạo đức cách mạng,
về hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con


người v.v...) về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người
của Hồ Chí Minh.
Để làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của con người và chiến lược
trơng người, nhóm mình đã chọn phân tích đề tài: “Quan điểm của Hồ Chí Minh về
vai trị của con người và chiến lược “trồng người”. Vận dụng quan điểm đó trong
việc phát triển giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay?”.


NỘI DUNG
I. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
a) Con người được nhìn nhận như mặt chỉnh thể
- Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực,
thế lực và các hoạt động của nó. Con người ln có xu hướng vươn lên cái Chân Thiện - Mỹ mặc dù "có thế này, thế khác".
Hồ Chí Minh có cách nhìn nhận, xem xét con người trong tính đa dạng của

nó: đa dạng trong quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí,
đồng bào...): đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng cũng như
năm ngón tay dài, ngắn khác nhau, nhưng đều hợp nhau lại nơi bàn tay: mấy mươi
triệu người Việt Nam, có người thế này, thế khác, nhưng đều cùng là nòi giống Lạc
Hồng: đa dạng trong hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống, làm việc ..
- Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập:
thiện và ác hay và dở, tốt và xấu, hiền và dữ,... bao gồm cả tính người - mặt xã hội
và tính bản năng - mặt sinh học của con người. Theo Hồ Chí Minh, con người có
tốt có xấu, nhưng "dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình"1.
b) Con người cụ thể lịch sử
Hồ Chí Minh cũng dùng khái niệm "con người" theo nghĩa rộng trong một số
trường hợp ("phẩm giá con người", "giải phóng con người", "người ta", "con
người", "ai"...), nhưng đặt trong một bối cảnh cụ thể và một tư duy chung, còn phần
lớn. Người xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp, theo
giới tính (thanh niên, phụ nữ), theo lứa tuổi (phụ lão, nhi đồng), nghề nghiệp (cơng
nhân, nơng dân, trí thức...), trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc (sĩ, nông,


công, thương) và quan hệ quốc tế (bầu bạn năm châu, các dân tộc bị áp bức, bốn
phương vô sản). Đó là con người hiện thực, cụ thể, khách quan.

c) Bản chất con người mang tính xã hội
- Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất. Trong quá trình lao động,
sản xuất, con người dần nhận thức được các hiện tượng, quy luật của tự nhiên, của
xã hội: hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau..., xác lập các mối quan hệ giữa người
với người.
- Con người là sản phẩm của xã hội. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, con
người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu bao gồm các
quan hệ: anh, em: họ hàng: bầu bạn: đồng bào, lồi người.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò con người và chiến lược "trồng

người"
2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của con người:
- Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành cơng của sự nghiệp
cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, "trong bầu trời khơng q bằng nhân dân. trong thế giới
khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân". Vì vậy, "Vơ luận việc gì,
đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả". Người cho rằng
"việc dễ mấy khơng có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong".
Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần. Hồ Chí Minh tổng
kết ngắn gọn: dân ta tốt lắm. Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của dân từ lòng
trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không sợ gian khổ, tù đày, hy
sinh đến việc dân nhường cơm sẻ áo, chở che, đùm bọc, bảo vệ, nuôi nấng bộ đội
và cán bộ cách mạng.


Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết "giải quyết nhiều vấn đề một
cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đồn thể to lớn,
nghĩ mãi khơng ra". Đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái của dân để thực hiện con
đường cách mạng. Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc rằng với tinh thần quật
cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của
nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất
định thắng lợi.
Nhân dân là yếu tố quyết định thành cơng của cách mạng. "Lịng u nước
và sự đồn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi".
- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng: phải coi trọng,
chăm sóc, phát huy nhân tố con người.
Vì sống gần dân, với dân, giữa lịng dân, hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý, Hồ
Chí Minh thấy rõ yêu cầu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng lao
động xã hội. Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Năm 1911,
giữa lúc đất nước đang bị xâm lược, nhân dân phải chịu cảnh lầm than. Người ra đi

với ý chí "quyết giải phóng gơng ta được hồn tồn độc lập, dân ta được hồn tồn
tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được cùm nô lệ cho đồng bào”.
Người xác định rõ trách nhiệm của Người cũng là của Đảng và Chính phủ là "làm
sao cho nước học hành".
Ở Hồ Chí Minh, có sự cảm nhận, thơng cảm sâu sắc với thân phận những
người cùng khổ và nô lệ lầm than. Nhưng không phải là sự cảm thông kiểu tơn
giáo; ngược lại, Người có niềm tin vững chắc và trí tuệ, bản lĩnh của con người, ở
khả năng tự giải phóng của chính bản thân con người. Người làm hết sức để xây
dựng, rèn luyện con người và quyết tâm đấu tranh để đem lại độc lập, tự do, hạnh
phúc cho con người. Người xác định con người là mục tiêu trong điều kiện cụ thể
của từng giai đoạn cách mạng. Khi đất nước cịn nơ lệ, lầm than thì mục tiêu trước
hết trên hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc. Sau khi chính quyền đã về


tay nhân dân, thì mục tiêu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên
hơn, bởi vì, "nếu nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập
cũng chẳng có nghĩa lý gì". Vì vậy chúng ta phải thực hiện ngay: Làm cho dân có
ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành. Đến Di
chúc, Người viết: "Đầu tiên là công việc đối với con người".
Con người là mục tiêu của cách mạng nên mọi chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Có thể là lợi ích
lâu dài, lợi ích trước mắt: lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng
lớp và cá nhân. Với hoạt động thực tiễn thì việc gì lợi cho dân, dù nhỏ mấy - ta phải
hết sức làm. Việc gì hại cho dân, dù nhỏ mấy - ta phải hết sức tránh.
Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo
của quần chúng.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh đã nhận rõ: "Muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa", "có dân thì
có tất cả"...
Niềm tin vào sức mạnh của dân còn được nhận thức từ mối quan hệ giữa

nhân dân với Đảng và Chính phủ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nếu khơng có nhân dân thì
Chính phủ khơng đủ lực lượng: nếu khơng có Chính phủ thì nhân dân khơng có ai
dẫn đường. Đảng lãnh đạo nhưng nhân dân là chủ. Dân như nước, bộ đội như cá.
Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết. Tin dân, học dân, tôn trọng dân, dựa vào dân
theo đúng đường lối quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh vơ địch. Bởi vì, sự nghiệp
cách mạng giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thực hiện
được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng
nhân dân.


Hồ Chí Minh tin ở dân cịn xuất phát từ niềm tin vào tình người. Đã là nguời
cộng sản thì phải tin nhân dân và niềm tin quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh cho
người cộng sản. Người nói: dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.
Trong khi giữ vững niềm tin vào dân thì phải chống các bệnh: xa nhân dân,
khinh nhân dân, sợ nhân dân; không tin cậy nhân dân: không hiểu biết nhân dân;
không yêu thương nhân dân. Không yêu thương và tin tưởng nhân dân là nguyên
nhân của căn bệnh nguy hiểm - bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Bệnh này sẽ dẫn đến kết
quả là "hỏng việc".
Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước,
tồn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nơng dân. Điều này có
ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhà nước mới theo tư tưởng của Hồ Chí Minh lấy cơng - nơng - trí làm nền tảng.
Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười phải nhìn nhận và đánh giá đúng giai cấp
đứng ở trung tâm của thời đại mới,đó là giai cấp cơng nhân. Chỉ có giai cấp công
nhân với những đặc điểm chung và riêng mới lãnh đạo được dân tộc đào mồ chôn
chủ nghĩa tư bản. Muốn vậy giai cấp cơng nhân chỉ có liên minh với giai cấp nơng
dân và gắn bó với dân tộc mới trở thành lực lượng hùng mạnh.
Không phải mọi con người đều trở thành động lực mà phải là những con
người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức,
được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân

tộc Việt Nam... Chính trị, văn hóa, tinh thần là động lực cơ bản trong động lực con
người.
Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức, có
lãnh đạo. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Giữa con người - mục tiêu và con người - động lực có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Càng chăm lo cho con người - mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo


thành con người -động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của
con người - động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng.
Phải kiên quyết khắc phục kịp thời các phản động lực trong con người và tổ
chức. Đó là chủ nghĩa cá nhân. Thứ vi trùng rất độc này đẻ ra hàng trăm thứ bệnh:
thói quen truyền thống lạc hậu, tàn tích xã hội cũ để lại, bảo thủ, rụt rè không dám
nói. khơng dám làm, khơng dám đề ra ý kiến, tóm lại khơng dám đổi mới và sáng
tạo.
2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược "trồng người":
- "Trồng người" là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách
mạng.
Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách
mạng. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con
người. Người nói đến "lợi ích trăm năm" và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là
những quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản, lâu dài, nhưng cũng rất cấp
bách. Nó liên quan đến nhiệm vụ "trước hết cần có những con người xã hội chủ
nghĩa" và "trồng người". Tất cả những điều này phản ánh tư tưởng lớn về tầm quan
trọng có tính quyết định của nhân tố con người: tất cả vì con nguời, do con người.
Như vậy con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó
vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng,
vừa nằm trong chiến lược giáo dục và đào tạo theo nghĩa hẹp.
- "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã
hội chủ nghĩa"

+ Con người xã hội chủ nghĩa đương nhiên phải do chủ nghĩa xã hội tạo ra.
Nhưng ở đây trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội thì "trước hết cần có những
con người xã hội chủ nghĩa". Điều này cần đươc hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra


nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩmchất cơ bản, tiêu biểu cho con người
mới xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội. Công việc này là một q trình
lâu dài, khơng ngừng hồn thiện, nâng cao và thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà
nước, gia đình, cá nhân mỗi người.
+ Mỗi bước xây dựng những con người như vậy là một nấc thang xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa "xây dựng chủ nghĩa xã hội"
và "con người xã hội chủ nghĩa".
+ Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa có hai
mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người
truyền thống (Việt Nam và phương Đơng). Hai là, hình thành những phẩm chất mới
như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa: có đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản
lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên...); có tác phong xã hội chủ
nghĩa; có lịng nhân ái, vị tha, độ lượng.
- Chiến lược "trồng người" là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Để thực hiện chiến lược "trồng người", cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo
dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì giáo dục tốt sẽ tạo ra tính
thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh
hưởng xấu đến thanh niên.
Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện về cả đức, trí, thể, mỹ,
phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên
hàng đầu. Hai mặt đức, tài thống nhất với nhau, không tách rời nhau, trong đó đức
là gốc, là nền tảng cho tài năng phát triển. Phải kết hợp giữa nhận thức và hành
động, lời nói với việc làm... có như vậy mới có thể "học để làm người".
"Trồng người" là cơng việc "trăm năm", khơng thể nóng vội "một sớm một

chiều", không phải làm một lúc là xong cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến


đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt
cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí
Minh cho rằng: "Việc học khơng bao giờ cùng, còn sống còn phải học".
3. Vận dụng quan điểm đó trong việc phát triển giáo dục, đào tạo ở nước ta
hiện nay:
- “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã trở thành một
phương châm đối với tất cả công dân Việt Nam.
Hồ Chí Minh khơng chỉ là một nhà đạo đức học lỗi lạc mà cịn là một tấm
gương đạo đức vơ song. Chính điều này đã đem lại cho tư tưởng và tấm gương đạo
đức của người có một sức sống mãnh liệt và sự cổ vũ lớn lao không chỉ với nhân
dân Việt Nam mà còn cả với nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và
tiến bộ xã hội. Để trở thành người có ích cho xã hội, người chủ tương lai của nước
nhà thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên, thanh niên trí thức nói riêng cần
phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Dưới đây là một số nội
dung cơ bản:
Một là, học trung với nước, hiếu với"dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp giải phóng con người.
Hai là học cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, đòi riêng trong sáng, nếp
sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân
và hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân; ln nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân
hậu với con người.
Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt
qua mọi thứ thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.


Trong tình hình hiện nay để phong trào "Học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh" của sinh viên có hiệu quả địi hỏi phải có sự phối kết hợp của
nhiều nhân tố: sự giáo dục và việc tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; sự nêu
gương của mọi người trong xã hội, của bố mẹ trong gia đình, của cán bộ, đảng
viên, của các thầy, cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục và sự hướng dẫn của dư
luận xã hội và pháp luật. Nếu coi thường một trong những nhân tố trên, việc học
tập và rèn luyện sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn.
+ Là cơ sở lý luận cho việc xây dựng nền giáo dục mới mang tính dân tộc,
khoa học và đại chúng đã được Đảng và Nhà nước ta xây dựng và phát triển.
+ Là ngọn cờ lý luận soi đường cho cách mạng Việt Nam hơn 60 năm qua.


Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo con người mới Việt Nam thực
sự ngày càng được thực hiện hóa trong cuộc sống sinh động.

- Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi Đảng, Nhà nước và các đoàn thể cần tiếp tục quan
tâm, chăm lo hơn nữa tới việc bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ.
+ Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục, bồi
dưỡng thế hệ trẻ.
+ Hai là, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục; nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo thanh niên.
+ Ba là, xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Đội vững mạnh, hoạt động có chất
lượng.
+ Bốn là, phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động trong tự học, rèn luyện
của thanh niên.
- Quán triệt và vận dụng sáng tạo nội dung tư tưởng Hồ Chí Minhlà vấn đề có
tính nguyên tắc, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và thành công của sự nghiệp
đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.


- Chúng ta cần phải đào tạo những công dân tốt, cán bộ tốt cho nước nhà, những

người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân giao phó. Do đó,
các ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn
nữa đến sự nghiệp này về mọi mặt, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước lên những bước
phát triển mới.

-

Bên cạnh đó, chúng ta vẫn cịn nhiều hạn chế:
Mơ hình tổ chức Giáo dục – Đào tạo vẫn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành.
Công tác quản lý Giáo dục ở nước ta cịn ơm đồm, chưa phát huy quyền chủ

-

động, linh hoạt của các cấp.
Sự mất cân đối giữa các ngành học, bậc học, tạo ra mâu thuẫn gay gắt giữa

-

quy mô, chất lượng và hiệu quả.
Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta còn hạn chế.
Đạo dức, nhân cách của thế hệ trẻ đang có chiều hướng xấu. phương pháp

-

dạy và học ở các cấp còn lạc hậu.
Giải pháp khắc phục:
Tiếp tục đẩy mạnh học tập, nghiên cứu thấu đáo tư tưởng Hồ Chí Minh về






xây dựng một nền giáo dục thật sự của dân, vì dân, cho dân; mọi người được
quyền bình đẳng hưởng thụ thành quả của nền giáo dục và có nghĩa vụ đóng
-

góp xây dựng và phát triển giáo dục.
Tiếp tục hoàn thiện Luật Giáo dục, bảo đảm phù hợp với hoàn cảnh, điều

-

kiện phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
Xây dựng cho được một đội ngũ người thầy ngang tầm. Trong đó, mỗi người

-

thầy phải hội đủ hai phẩm chất cơ bản là vừa “hồng”, vừa “chun”.
Khơng nên xem trường ngồi cơng lập là một doanh nghiệp để tính thuế,

-

đánh thuế cơ sở giáo dục – mà thực chất là đánh thuế vào người học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu để có sự điều chỉnh, thậm chí kiên
quyết hủy bỏ những quy định khơng cịn phù hợp trong lĩnh vực giáo dục –
đào tạo.


KẾT LUẬN
"Trồng người" là công việc "trăm năm", không thể nóng vội "một sớm một
chiều", khơng thể làm một lúc là xong, cũng không phải tuỳ tiện, đến đâu hay đến

đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩ thường trực, bền bỉ trong suốt
cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Vì vậy
khơng được coi nhẹ sao nhãng sự nghiệp giáo dục. Cả cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí
Minh là một hình mẫu nhân văn của thời đại mới. Trong con người. Chủ tịch là sự
thống nhất giữa lòng yêu thương con người với lòng tin, sự tơn trọng và ý chí cùng
hành động triệt để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lấy chủ nghĩa
Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động. Tư tưởng về con người của Đảng Cộng sản Việt Nam nhất quán với tư
tưởng về con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự nhất quán ấy được thể hiện qua
đường lối lãnh đạo cách mạng và qua các chủ trương chính sách của Đảng trong
suốt q trình Đảng lãnh đạo cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, tư tưởng đó
tiếp tục được Đảng quán triệt và vận dụng và phát triển. Con người Việt Nam là
trung tâm trong "chiến lược phát triển toàn diện", đang là động lực của công cuộc
xã hội mới với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững
bước đi lên xã hội chủ nghĩa".

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (2017)


2.

Trang web: />
3.

do-trong-viec-35229/

Trang web: />

MỤC LỤC


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 2

(Tuần 7)
I.

II.
III.

IV.

Thành viên tham gia:
1. Lương Thị Hằng (Nhóm trưởng)
2. Đỗ Thị Thu Nguyệt (Thư ký)
3. Ngô Thị Thu Hiền
4. Nguyễn Thị Hiền
5. Nguyễn Hào Hiệp
6. Ngô Thị Hường
7. Nguyễn Thị Thu Hường
8. Vũ Quang Huy
9. Đỗ Trọng Đạt
Mục đích cuộc họp:
Phân chia công việc chung ban đầu

Nội dung công việc:
1. Thời gian : 8/10/2019
2. Địa điểm: Dãy giữa C13
3. Nhiệm vụchung của cả nhóm: Tìm các tài liệu liên quan về đề tài
4. Nhiệm vụ riêng của từng thành viên nhóm: Các thành viên đều tham gia
góp ý, nhóm trưởng tổng hợp lại ý kiến của các thành viên.
Đánh giá chung:
Buổi họp nhóm sơi nổi, các thành viên đều tham gia góp ý và đưa ra các ý
tưởng hay.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 2

(Tuần 8)
I.

II.
III.

IV.

Thành viên tham gia:
1. Lương Thị Hằng (Nhóm trưởng)
2. Đỗ Thị Thu Nguyệt (Thư ký)
3. Ngô Thị Thu Hiền
4. Nguyễn Thị Hiền
5. Nguyễn Hào Hiệp

6. Ngô Thị Hường
7. NguyễnThị Thu Hường
8. Vũ Quang Huy
9. Đỗ Trọng Đạt
Mục đích cuộc họp:
Chia cơng việc cụ thể cho từng thành viên.
Nội dung công việc:
1. Thời gian : 15/10/2019
2. Địa điểm: Dãy giữa C13
3. Nhiệm vụ của từng thành viên nhóm:
a. Tổng hợp word đề tài 2 ( Lương Thị Hằng)
b. Thư kí ghi biên bản thảo luận + biên bản phản biện + Tìm câu hỏi phản
biện ( ĐỗThị Thu Nguyệt)
c. Tìm nội dung đề tài 1 (Nguyễn Thị Hiền +Ngơ Thị Hường)
d. Tìm nội dung đề tài 2 (Ngô Thị Thu Hiền + Đỗ Trọng Đạt)
e. Tổng hợp word đề tài 1 + Tóm tắt (chỉ phần nội dung) (Nguyễn Hào Hiệp)
f. Làm powerpoint đề tài 1 (Vũ Quang Huy)
g. Thuyết trình đề tài 1 (NguyễnThị Thu Hường)
Đánh giá chung:
Buổi họp nhóm sơi nổi, các thành viên đều thống nhất về công việc của mình
và tham gia góp ý và đưa ra các ý tưởng hay.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 2

(Tuần 11)
20



I. Thành viên tham gia:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Lương Thị Hằng (Nhóm trưởng)
Đỗ Thị Thu Nguyệt (Thư ký)
Ngô Thị Thu Hiền
Nguyễn Thị Hiền
Nguyễn Hào Hiệp
Ngô Thị Hường
Nguyễn Thị Thu Hường
Vũ Quang Huy
Đỗ Trọng Đạt

II. Mục đích cuộc họp:
Thành viên nộp lại sản phẩm của mình cho nhóm trưởng.
III. Nội dung cơng việc:
1. Thời gian : 29/10/2019
2. Địa điểm: Dãy giữa C13
3. Nhiệm vụ chung của cả nhóm: Bình xét điểm cho thành viên và phân chia

cơng việc cho buổi thuyết trình.
4. Nhiệm vụ riêng của từng thành viên nhóm:

a. Thư kí ghi biên bản phản biện + câu hỏi phản biện của từng nhóm. (Đỗ

Thị Thu Nguyệt)
b. Đỗ Trọng Đạt (mang laptop)
c. Tìm và trả lời câu hỏi phản biện (Cả nhóm)
IV.Đánh giá chung:
Buổi họp nhóm sơi nổi, tích cực, các thành viên đều hồn thành tốt cơng việc
của mình.
Họ Tên

Mã SV

1. Lương Thị Hằng
(Nhóm trưởng)

18D160226

2. Đỗ Thị Thu
Nguyệt (Thư ký)
3. Ngơ Thị Thu
Hiền
4. Nguyễn Thị Hiền

15D160068
18D160229
18D160230

Cơng Việc
Tổng hợp word đề tài 2
Thư kí ghi biên bản thảo luận +

biên bản phản biện + Tìm câu
hỏi phản biện
Tìm nội dung đề tài 2
Tìm nội dung đề tài 1
21

Điểm
nhóm
đánh giá

Điểm cơ
đánh giá

Gh
Ch


5. Nguyễn Hào Hiệp

16D190130

6. Ngô Thị Hường
7. Nguyễn T.Thu
Hường
8. Vũ Quang Huy
9. Đỗ Trọng Đạt

18D160237
17D160078
18D160233

17D160308

Tổng hợp word đề tài 1 + Tóm
tắt (chỉ phần nội dung)
Tìm nội dung đề tài 1
Thuyết trình đề tài 1
Làm powerpoint đề tài 1
Tìm nội dung đề tài 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

22


BIÊN BẢN PHẢN BIỆN
Lớp học phần: 1966HCMI0111
Nhóm thực hiện: 2
Đề tài thảo luận: Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước
thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. Để xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay cần chú ý những vấn đề gì?

NHĨM
1.

2.

Kỹ năng
thuyết
trình
Kỹ năng

thiết kế
slide

3.

Bố cục
trình bày

4.

Nội dung
trình bày

5.

Câu hỏi
phản biện
(Đáp án
ngắn gọn)

BIÊN BẢN PHẢN BIỆN
23


Lớp học phần: 1966HCMI0111
Nhóm thực hiện: 2
Đề tài thảo luận: Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước
thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. Để xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay cần chú ý những vấn đề gì?


NHĨM
6.

7.

Kỹ năng
thuyết
trình
Kỹ năng
thiết kế
slide

8.

Bố cục
trình bày

9.

Nội dung
trình bày

10.

Câu hỏi
phản biện
(Đáp án
ngắn gọn)

BIÊN BẢN PHẢN BIỆN

Lớp học phần: 1966HCMI0111
24


Nhóm thực hiện: 2
Đề tài thảo luận: Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước
thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. Để xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay cần chú ý những vấn đề gì?

NHĨM
Kỹ năng
thuyết
trình
12. Kỹ năng
thiết kế
slide
11.

13.

Bố cục
trình bày

14.

Nội dung
trình bày

15.


Câu hỏi
phản biện
(Đáp án
ngắn gọn)

BIÊN BẢN PHẢN BIỆN
Lớp học phần: 1966HCMI0111
Nhóm thực hiện: 2
25


×