Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng người”. Vận dụng quan điểm đó trong việc phát triển Giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 23 trang )

Chào mừng cô giáo
và các bạn đến với
bài thảo luận
Bộ môn
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhóm thảo luận : Nhóm 7
Lớp học phần : 1453
Giảng viên hướng dẫn :
Nguyễn Thị Thu Hà
Đề tài
Quan điểm của Hồ Chí
Minh về vai trò của
con người và chiến lược
“trồng người”.
Vận dụng quan điểm đó
trong việc phát triển
Giáo dục đào tạo ở
nước ta hiện nay.
Chương 1. Quan điểm của
Hồ Chí Minh về vai trò của con người
và chiến lược trồng người.
1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai
trò của con người.
1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến
lược “trồng người” .
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về
vai trò của con người.
1.1.2. Con người vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của cách mạng; phải coi
trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con


người.
1.1.1. Con người là vốn quý nhất,
nhân tố quyết định thành công của sự
nghiệp cách mạng.
1.1.1. Con người là vốn quý nhất, nhân tố
quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.
Tấm lòng của Hồ Chí Minh luôn hướng về con người. Với Hồ Chí Minh
“lòng thương yêu nhân dân,thương yêu nhân loại” là “không bao giờ thay đổi”.
Tin vào quần chúng, theo quan điểm của Hồ Chí Minh: “Con người là vốn
quý nhất - nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng…”
+ Nhận thức về con người: Con người phải hiểu rõ cả hai phương diện: Tính lịch
sử - cụ thể và tính xã hội. Hồ Chí Minh thường nói đến con người trong phạm vi
dân tộc. Hồ Chí Minh đề cập đến con người theo phạm vi và nhiều nghĩa rộng, hẹp
khác nhau.
Nói đến con người, Hồ Chí Minh xem xét trong các mối quan hệ xã hội, quan
hệ giai cấp; theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp; trong khối thống nhất của cộng
đồng dân tộc và quan hệ quốc tế.
1.1.1. Con người là vốn quý nhất, nhân tố
quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.
+ Hồ Chí Minh có tình yêu thương vô hạn đối với con người. Thương nước,
thương dân, thương nhân loại bị áp bức và Bác ham muốn tột bậc là “nước ta
được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành”.
+ Tin vào sức mạnh, phẩm giá và tính sáng tạo của con người. Hồ Chí Minh
yêu dân còn thể hiện ở niềm tin vào dân “đằng sau sự phục tùng tiêu cực,
người Đông dương dấu cái gì đang sục sôi, đang gào thét và sẽ bùng nổ khi thời
cơ đến”. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, phải tin dân, dựa
vào dân.
+ Lòng khoan dung rộng lớn. Đoàn kết lâu dài và rộng rãi các lực lượng là thể
hiện lòng nhân ái bao dung cao cả. Lòng nhân ái bao la còn thể hiện ở nguyên

tắc đánh kẻ chạy đi, không đánh người quay lại.
1.1.2. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy
nhân tố con người.
+ Hồ Chí Minh khẳng định, mục tiêu của cách mạng là giải phóng
con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người.
+ Sự nghiệp giải phóng là do chính bản thân con người thực hiện.
Nghĩa là con người là động lực của cách mạng. Vì vậy, phải tăng
cường giáo dục nhân dân, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cách
mạng.
+ Giữa con người - mục tiêu và con người - động lực có mối quan
hệ biện chứng với nhau. Càng chăm lo cho con người - mục tiêu tốt
bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người - động lực tốt bấy nhiêu. Ngược
lại, tăng cường sức mạnh của con người - động lực sẽ nhanh chóng
đạt được mục tiêu cách mạng.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh
về chiến lược “ trồng người”.
1.2.1 “Trồng người” là yêu cầu khách
quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của
cách mạng.
1.2.2. “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã
hội, trước hết cần có những con
người xã hội chủ nghĩa”
1.2.3 Chiến lược “trồng người” là một
trọng tâm, một bộ phận hợp thành
của chiến lược phát triển kinh tế- xã
hội.
1.2.1. “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp
bách, vừa lâu dài của cách mạng.
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào

tạo và rèn luyện con người. Từ khi có chính quyền, Hồ Chí Minh
đã thực hiện một sự nghiệp “khai dân trí” chưa từng có trong
lịch sử nước ta và thu được những thành công hét sức to lớn. “Vì
lợi ích mười năm trồng cây - Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Tất cả những điều này phản ánh tư tưởng lớn về tầm
quan trọng có tính quyết định của nhân tố con người; tất cả vì
con người, do con người.
Con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong
chiến lược giáo dục đào tạo theo nghĩa hẹp.
1.2.2. “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội,
trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”

Chủ nghĩa xã hội là một xã hội mới mang bản chất tốt đẹp có khả
năng giải phóng con người triệt để nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát
triển toàn diện cá nhân . Hồ Chí Minh nêu rõ:"Chủ nghĩa xã hội là xã hội
ngày càng tiến tới vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt".
Con người xã hội chủ nghĩa đương nhiên phải do chủ nghĩa xã hội
tạo ra. Nhưng ở đây trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội thì “ trước
hết cần có những có những con người xã hội chủ nghĩa”.
Mỗi bước xây dựng những con người như vậy là một nấc thang xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa “xây dựng chủ
nghĩa xã hội” và “ con người xã hội chủ nghĩa”.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa có hai
mặt gắn bó chặt chẽ với nhau.
Vị trí của con người trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội là không thể
phủ nhận. Xã hội thể hiện ở những con người cùng mối quan hệ của những
người đó với nhau.
1.2.3. Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm,
một bộ phận hợp thành của chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội.

Để kinh tế -xã hội của một quốc gia phát triển thì con người của
quốc gia đó phải phát triển một cách toàn diện về cả học thức, tâm
hồn, văn hóa để có thể cống hiến tốt nhất cho tổ quốc.

Chiến lược “trồng người” chính là để khiến cho ai cũng trở thành
con người như vậy. Bác cũng đánh giá rất cao những người giáo viên.
Người thầy giáo tốt- thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ
vang nhất.

Việc giáo dục về cả nội dung và phương pháp phải toàn diện trên
tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ và phải đặt đạo đức lí tưởng, tình cảm
cách mạng và lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu.

Tư tưởng “trồng người” của Bác rất khoa học và toàn diện, thể
hiện được tài trí của Bác. Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng “việc học là
không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.
Chương 2. Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của
con người và chiến lược “trồng người” trong việc phát triển
Giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay.
2.2 Vận dụng quan điểm của Hồ Chí
Minh về chiến lược trồng người
trong việc phát triển giáo dục – đào
tạo ở nước ta hiện nay.
2.1 Vận dụng những quan điểm của Hồ Chí
Minh về vai trò của con người trong phát
triển giáo dục đào tạo của nước ta hiện
nay
2.3 Mục tiêu phát triển giáo dục –

đào tạo năm 2014.
2.1. Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của
con người trong phát triển giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay.

Hiện nay, việc giáo dục- đào tạo, phát triển con người toàn diện ở nước
ta đang có sự lệch hướng khá lớn. Điều đó đang làm lệch lạc sự phát
triển con người theo tư tưởng của Bác.

Theo Người: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết
là làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có
công ăn việc làm, được ấm no và được sống đời hạnh phúc”.

Vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là nội dung
trọng tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người. Người
nói: “Con người vừa là mục tiêu, đồng thời vừa là động lực của sự nghiệp
giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người”.

Xuất phát từ những luận điểm trên, tư tưởng về con người của Hồ Chí
Minh thông qua thực tiễn cách mạng, đã trở thành một sức mạnh vật
chất to lớn và là nhân tố quyết định thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng,
trong đó không thể không bàn đến sự nghiệp cách mạng giáo dục nước
nhà.
2.2. Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về
chiến lược trồng người trong việc phát triển
giáo dục – đào tạo ở nước ta hiện nay
Những quan điểm chỉ đạo về đổi mới sự nghiệp giáo
dục - đào tạo:
1.Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
2.Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học,
hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

3. Phát triển giáo dục – đào tạo phải gắn với nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học – công nghệ, củng cố
quốc phòng – an ninh.
4. Giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của
toàn dân
2.3 Mục tiêu
phát triển giáo
dục – đào tạo
năm 2014.

Đẩy mạnh việc rà soát, bổ sung, ban hành
đồng bộ hệ thống văn bản về quản lý
giáo dục từ Trung ương đến địa phương;
triển khai công tác dự báo, kế hoạch
phát triển giáo dục và đào tạo đáp ứng
nhu cầu nhân lực của xã hội.

Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý Nhà nước về giáo dục
theo quy định của Chính phủ.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục các cấp;
nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của
cơ sở giáo dục

Xây dựng và phát triển hệ thống dữ liệu quản lý thống nhất
trong toàn ngành.

Chủ động báo cáo, đề xuất, tham mưu với các cấp ủy đảng,
chính quyền, phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội để
xây dựng môi trường sư phạm xanh lành mạnh.

2.3.1 Về công tác
quản lý giáo dục
và đào tạo.

Tiếp tục học và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, bồi dưỡng ý
thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả
công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục; giáo dục đạo đức,
lối sống, kỹ năng sống cho học sinh

Đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục mầm non, củng cố kết
quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, thực hiện
xóa mù chữ, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập.

Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện ở các cấp học

Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi
đối với học sinh diện chính sách xã hội, học sinh ở miền núi,
vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Thông tin, truyền thông kịp thời các chủ trương, giái pháp
trong quản lý và đổi mới giáo dục.
2.3.2 Về tổ chức hoạt
động
giáo dục.

Tổ chức quán triệt trong đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục các

chủ trương của Đảng, Chính phủ về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo .

Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác bồi dưỡng nâng
cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong việc
thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá.

Nghiên cứu để chuyển việc đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý
cơ sở giáo dục từ chú trọng bằng cấp sang chú trọng năng lực.

Tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với các
nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
2.3.3 Về phát triển
đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý
giáo dục.
Kết luận
Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt
xuất, không chỉ vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới và một
nền văn hóa mới ở Việt Nam, mà còn là vì những đóng góp mới
của Người vào lý luận và sự phát triển chung của văn hóa nhân
loại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của con người, tiến tới
việc xây dựng con người mới và chiến lược “trồng người” với nội
dung sâu sắc và mới mẻ, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự

nghiệp giáo dục và đào tạo con người Việt Nam.
Muốn con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự
nghiệp cách mạng thì phải phát huy vai trò của giáo dục và đào tạo.
“Trồng người” là nhằm phát triển toàn diện con người, nâng cao
trình độ “người”, hướng con người tới Chân – Thiện – Mỹ.
Cảm ơn cô giáo
và các bạn đã chú ý
theo dõi

×