Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Tình hình kinh tế , chính trị, xã hội, của vương quốc xiêm từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.85 KB, 42 trang )

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌ ĐỀ TÀI
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình , Thái Lan đã
nhiều lần khiến người ta phải chú ý tơi mình.Cuối thế kỷ XIX , khi mà
hầu hết các dân tộc khác ở Châu Á bị rơi vào ách đô hộ , nô dịch của
chủ nghĩa thưc dân tư bản phương tây , thì Thái Lan là nước duy nhất
Đong Nam Á bảo vệ đươc nền độc lập chính trị của nước mình . Chỉ
riêng điều đó thơi cũng đă khiến cho người ta cũng phải chú ý tới đất
nước Thái Lan .
Điều đáng chú ý tới hơn là , bằng những cuộc cải cách duy tân
có tính chất Tư Sản khơng phải là do giai cấp tư sản Xiêm thực hiện
mà đó là do triều đình phong kiến Xiêm đã tiến hành mở đường để
cho CNTB phát triển ở nước này trong giai đoạn dầu thế kỷ XVIII đến
cuối thế kỷ XIX và từ những định hướng ban đầu đó, và trải qua
những chặng đường phát triển củ mình thì ngày nay Thái Lan đã và
đang trên con đường “Vượt Ngũ Mơn “ để hóa rồng trong tương lai.
Nghiên cứu , tìm hiểu về tình hình kinh tế , chinh trị , xã hội của
Thái Lan trong thời điểm nói trên có thể giúp cho chúng ta tham
khảo , học hỏi được cái hay và những bài học kinh nghiệm thiết nghĩ
cũng là cần thiết cho Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước
trong giai đoạn hiện nay. Những bài học của Thái Lan tuy là những
bài học trong quá khứ song nếu được phát hiện và chứng nghiệm xác
đáng thì vẫn có giá trị nhất định , nhất là trong bối cảnh , chúng ta đag

1


đứng trước những cơp hội và những thách thức lớn của xu thế tồn
cầu hóa và nước ta cũng đang trong thời kỳ đổi mới đất nước và từng
bước đi lên để bắt nhịp cùng với sự phát triển chung của thế giới.


Về mặt khoa học thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài ,
chúng ta sẽ rút ra được những khái quát về tính chất , đặc điểm và tình
hình của đất nước Thái Lan để từ đó có thể so sánh và đối chiếu với
các nước khác trong khu vực nói chung và trên thế giới nói riêng ,
trong cùng thời đểm ( Như Nhật Bản , Trung Quốc ,…)và để từ đó có
được cái nhìn tổng , tồn diện về tình hình của nước Thai Lan dưới sự
xâm nhập của CNTD Phương Tây .
Chính những lý do trên đã khuyến khích chúng tơi chọn đề tài
“Tình hình kinh tế , chính trị, xã hội, của vương quốc Xiêm từ cuối thế
kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX “
2 . ĐỐI TƯỢNG , PHẠM VI , MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong lịch Thái Lan cũng giống như lịch sử của các nước khác
nói chung , cũng có những bước thăng trầm và phát triển của lịch sử .
Chính điều này làm cho chúng tơi muốn tìm hiểu kĩ càng hơn về lịch
sử của đất nước này trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ
XIX để tìm ra những nét độc đáo của Thái Lan. Khi mà cùng thời
điểm các nước trong khu vực đều bị CNTD phương tây xâm chiếm và
đơ hộ thì Thái Lan lại có được chính sách đối ngoại khéo léo để bảo
vệ độc lập chính trị cho quốc gia , đặt nền móng cơ bản cho Xiêm
bước vào quỹ đạo của CNTB thế giới.
Như vậy đối tượng nghiên cưu mà tiể luận hướng tới đó là tình
hình kinh tế , chính trị xã hội của vương quốc Xiêm trong giai đoạn

2


thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX và hệ quả của sự du nhập của CNTD
phương tây vào nước Xiêm .
Nhưng để có thể hiểu rõ hơn về những cuộc cải cách, thì chúng
ta khơng thể khơng đề cập đến bối cảnh và tình hình quốc tế, khu vực

cũng như là tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Xiêm, và trong một
mức độ vừa phải có đề cập đến những chính sách đối ngoại của Xiêm
cùng thời điểm diễn ra các cuộc cải cách là nhân tố quan trọng giúp
cho Xiêm có thể giữ được nền độc lập trước sự bao vây của CNTD
Phương Tây.
Với những trọng tâm như đã đề cập ở trên, với những nguồn tài
liệu thu thập được tiểu luận nhằm những mục đích sau:
- Trình bày bối cảnh quốc tế, khu vực nói chung vào giữa thế
kỷ XIX để làm rõ xu thế phát triển của thời đại lúc bấy giờ là sự phát
triển của phương thức sản xuất TBCN, hiện đang mang tính áp đảo,
tạo nên áp lực đối với các quốc gia Đông Nam Á, buộc các quốc gia
Đông Nam Á trong đó có Xiêm cần có thái độ, cách ứng xử cụ thể cho
phù hợp với hồn cảnh và tình hình hiện tại.
- Với những điều kiện khách quan cũng như là chủ quan hiện
có của mình thì liệu Xiêm có thể có được những cơ hội như thế nào và
phải vượt qua những thử thách như thế nào mà hoàn cảnh lịch sử
mang lại ?
- Hệ quả của quá trình thực hiện các chính sách ngoại giao của
Xiêm đối với các nước Tư bản Phương Tây và những chính sách của
các đời vua Xiêm để đối phó lại với tình hình hiện tại lúc bấy giờ.

3


3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về lịch sử nói chung và các vấn đề liên quan về lịch
sử Thái Lan nói riêng đã từ lâu thu hút được giới nghiên cứu lịch sử
trong nước và thế giới quan tâm tới.Tiêu biểu trong đó có giới nghiên
cứu nước Anh, Pháp, Nga, … và một số nước khác.
Còn ở Việt Nam sau hai mươi lăm năm mở rộng quan hệ với

Thái Lan, thì giới nghiên cứu của Việt Nam cũng bắt đầu có những
đóng góp đáng ghi nhận về việc nghiên cứu lịch sử Thái Lan nói
chung và các lĩnh vực cụ thể nói riêng.
Với chính sách mở cửa của Xiêm vào giữa thế kỷ XIX đến đầu
thế kỷ XX, các học giả nước ngồi cũng có những điều kiện thuận lợi
để tiếp cận, thu thập tài liệu cho các cơng trình nghiên cứu có giá trị
về Xiêm trên mọi lĩnh vực.
Đương thời, các tác giả nước ngoài đã có những cơng trình
nghiên cứu có giá trị về lịch sử Xiêm từ trước đến nay. Tiêu biểu nhất
phải kể đến các cơng trình nghiên cứu :
-“ The Kingdom and people of Siam” ( 1857) của John
Bowring, vốn là một vị đại sứ của nước Anh tại Xiêm. Tác phẩm này
được tác giả mô tả về vương quốc Xiêm và nhân dân Xiêm.
- Bec Din OE với tác phẩm “ Lịch sử Thái Lan” – NXB
Matxcova – 1976. Cơng trình này, tác giả đã khái quát lại về lịch sử
của đất nước Thái Lan từ cổ chí kim.
- Rebricova – với tác phẩm “ Lịch sử cận đại Thái Lan” ( 1768 –
1917) NXB Matxcơva 1976. Trong cuốn sách này tác giả mô tả chủ

4


yếu về lịch sử của Thái Lan thời cận đại theo quan điểm phân chia các
thời kỳ lịch sử ở Thái Lan của mình. Trong cơng trình nghiên cứu này,
phần về sự phát triển kinh tế, xã hội của Xiêm sau cải cách cũng được
đề cập đến.
Không những các tác giả nước ngồi mà người Thái Lan cũng
có các cơng trình nghiên cứu về lịch sử của đất nước mình có giá trị
cao, có thể dẫn ra đây một vài tác giả, tác phẩm như :
-“ Sự phát triển kinh tế Thái Lan 1850 – 1950” của Viện nghiên

cứu Châu Á thuộc trường Đại học Chu-la-long-con, đây là cơng trình
nghiên cứu về lịch sử và sự phát triển của kinh tế Thái Lan trên nhiều
lĩnh vực cũng với sự phát triển về kinh tế của khu vực và trên Thế
giới.
Một số các cơng trình nghiên cứu đáng chú ý nữa đó là :
-“ Lịch sử các nhà vua Xiêm” cuốn sách dưới dạng hồi ký của
Hoàng Chân Chula – Chacra – Bongse – ( con trai của vua Rama V)
về các công vua của triều đại Rama từ Rama I đến Rama VI đặc biệt
là về nhà vua Rama V. Qua cơng trình này chúng ta biết được thêm về
sự đóng góp, cơng lao khơng chỉ là của các đời vua Rama mà đặc biệt
là hai vị vua Rama IV và Rama V, và các vị hoàng tử ở Xiêm vào cuối
thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Giới sử học Việt Nam cũng có các chuyên gia nghiên cứu về
lịch sử khu vực Đơng Nam Á nói chung và lịch sử Thái Lan nói riêng.
Tiêu biểu là có các tác giả như :

5


- Giáo sư Vũ Dương Ninh với “Vương quốc Thái Lan lịch sử và
hiện tại” (1994) tủ sách Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đây là cuốn sách
chuyên đề trong phạm vi nghiên cứu dùng cho sinh viên chuyên ngành
lịch sử.
- “Lịch sử vương quốc Thái Lan” của Lê Văn Quang (1995)
NXB Thành phố Hồ Chí Minh là một cơng trình thơng sử về đất nước
Thái Lan.
-“Lịch sử Thái Lan” của hai tác giả Phạm Nguyên Long và
Nguyễn Tương Lai (1998) NXB Thơng tin khoa học xã hội
Ngồi ra, cịn có một số các tác phẩm khác của các nhà nghiên
cứu lịch sử khác như :

“Thái Lan – cuộc hành trình tới câu lạc bộ các nước cơng
nghiệp mới” (1995) của Nguyễn Thu Mĩ và Đặng Bích Hà. “ Thái Lan
– Truyền thống và văn hóa” của các tác giả ở Viện nghiên cứu Đơng
Nam Á (1999). “ Văn hóa Thái Lan” (1997) của Phó Đài Trang…và
nhiều cơng trình khác nghiên cứu chung về lịch sử, tơn giáo, thể chế
chính trị, văn hóa, của các quốc gia Đơng Nam Á hay từng nước riêng
lẻ : Lào, Campuchia, Mã Lai,… đó là nguồn tài liệu để có được cái
nhìn tổng thể về đề tài.
Với tất cả những cơng trình dẫn ra ở trên có thể nhận thấy một
vài điểm cơ bản trong nghiên cứu về lịch sử Thái Lan mà tiểu luận
hướng tới như sau :
Trước hết, các tác giả trong nước cũng như ngồi nước đã từ lâu
có những cơng trình nghiên cứu về những cuộc cải cách của các nhà

6


vua Xiêm cũng như là về lịch sử của đất nước này, và để tiếp tục tìm
hiểu về lịch sử của Thái Lan thì chúng tơi muốn tìm hiểu về đất nước
này một cách kỹ càng hơn, đầy đủ hơn. Đó chính là nội dung mà tiểu
luận này hướng tới.
Tóm lại, trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các
học giả, các nhà nghiên cứu đi trước, với khả năng nghiên cứu của
mình chúng tơi muốn giả quyết các vấn đề lịch sử của nước Xiêm về
mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa cho rõ rang hơn, kỹ càng hơn và
bước đầu đưa ra ý kiến của cá nhân về vấn đề này.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là một vấn đề lịch sử, do đó
cơ sở phương pháp luận được sử dung là hệ thống nhận thức của
Macxit, coi cơ sở kinh tế vật chất là yếu tố có vai trò quyết định cuối

cùng đối với mọi hiện tượng chính trị, văn hóa, xã hội.
Phương pháp nghiên cứu của tiểu luận là phương pháp bộ môn
tức là phương pháp lịch sử - logic, trình bày quá trình hình thành và
phát triển cúa các sự kiện bằng vấn đề, sự kiện điển hình, phân chia
các giai đoạn phát triển của lịch sử bằng các mốc lịch sử theo thời
gian, qua đó rút ra được kết luận khái quát.
Trong một chừng mực nhất định, tiểu luận cũng có sử dụng
phương pháp liên ngành, từ các bộ mơn có liên quan như : Địa lý,
Văn học, Tôn giáo, …để cho tiểu luận có được cái nhìn tổng qt.
Điều đặc biệt lưu ý là trong khi nghiên cứu cần quán triệt quan
điểm của Đảng ta, chủ nghĩa Mac- Lênin về vấn đề công tác nghiên

7


cứu lịch sử, trên cơ sở đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cần
thiết, bổ ích cho quá trình đổi mới của nước ta hiện nay.
5. NGUỒN TÀI LIỆU
Để hồn thành tiểu luận, chúng tơi có dựa trên các nguồn tài liệu
chủ yếu sau :
- Tư liệu gốc : “Lịch sử thế giới cận đại” của Vũ Dương Ninh –
Nguyễn Văn Hồng.
“Một số chuyên đề lịch sử thế giới” của Vũ Dương
Ninh, …..
-Tư liệu tham khảo là các bài viết có liên quan được lấy từ các
nguồn tài liệu ở các tạp chí, trên Internet…
6. BỐ CỤC CỦA TIỂU LUẬN
Tiểu luận với tiêu đề: “Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của
Vương quốc Xiêm từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX” được
cấu tạo như sau:

A.Phần mở đầu như đã trình bày trên.
B. Phần nội dung gồm có 3 chương :
Chương I : Bối cảnh quốc tế và khu vực
1.1.Bối cảnh quốc tế.
1.2. Bối cảnh khu vực.
Chương II : Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Xiêm vào
cuối thế kỷ

XVIII đến giữa thế kỷ XIX.

2.1. Tình hình kinh tế.

8


2.2. Tình hình chính trị, xã hội
2.2.1 Tình hình chính trị.
2.2.2 Tình hình xã hội
Chương III : Một số đánh giá, nhận xét.
A.Phần kết luận
B. Tài liệu tham khảo và phụ lục.
7. ĐÓNG GÓP CỦA TIỂU LUẬN
1. Tiểu luận nghiên cứu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
của Thái Lan nói chung, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài tiểu
luận đưa ra đồng thời đặt cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu về các
lĩnh vực khác nhau trong lịch sử Thái Lan sau này như : Tôn giáo, con
người, ….
2. Tiểu luận trên cơ sở phân tích, lý giải, các nhân tố tác động
đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Xiêm lúc bấy giờ và mạnh
dạn rút ra các ý kiến riêng của mình.

3. Những bài học kinh nghiệm mà tiểu luận rút ra có tính tham
khảo hoặc góp phần làm sáng tỏ thêm những luận điểm, lý luận mang
tính tư duy của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Những kết
luận mà tiểu luận rút ra chỉ là thành quả của một giai đoạn nghiên cứu
nhất định, nó cịn phải được tiếp tục chứng nghiệm.
4. Cuối cùng, nội dung và tư liệu của tiểu luận có thể sử dụng
vào mục đích phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử Thái Lan
nói riêng và lịch sử Đơng Nam Á nói chung cũng như phục vụ cho
nhu cầu tham khảo của bạn đọc quan tâm về lịch sử Thái Lan và lịch
sử Đông Nam Á.

9


CHƯƠNG I
BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC
1.1.BỐI CẢNH QUỐC TẾ
Sau cách mạng 1848 – 1809, khơng cịn nghi ngờ gì nữa những
thành trì phong kiến phản động ở Châu Âu đã bị giáng những địn chí
tử. Ở khắp nơi, tư tưởng dân chủ tư sản đã châm ngòi cho các khẩu
hiệu thống nhất dân tộc, xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, mở
đường cho những mầm mống kinh tế tư bản đang ngày càng lớn lên
trong lòng chế độ phong kiến già cỗi. Vào những thập kỷ 50 – 60 của
thế kỷ XIX Châu Âu được chứng kiến những thắng lợi mang tính áp
đảo của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến bằng việc ra đời
của các quốc gia tư sản Trung Âu và Nam Âu hùng mạnh như các
nước : Đức, Ý, …. Bằng việc nhà vua Nga là người chuyên chế, bảo
thủ nhất Châu Âu tuyên bố những cải cách tư sản (tuy hết sức hạn
chế) đã mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Những
thắng lợi trên lĩnh vực kinh tế đó là cuộc cách mạng cơng nghiệp hoàn

thành đầu tiên ở nước Anh, và bắt đầu phát triển với nhịp độ nhanh và
mạnh mẽ, khẩn trương ở hàng loạt các nước khác như Đức, Mỹ, Pháp,
Nga,… đã tạo nên đòn giáng quyết định của chế độ tư bản vào thành
trì của chế độ phong kiến Châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã trở thành xu
thế áp đảo, xu thế phát triển của lịch sử loài người thời cận thế, và trở
thành một hệ thống của thế giới.
Thập kỷ 70, chủ nghĩa tư bản đã hoàn toàn thắng thế trên phạm
vi thế giới, điều này thể hiện rõ ở chỗ nó khơng những chỉ dành thắng
lợi hồn tồn đối với chế độ phong kiến phản động ở Châu Âu mà còn

10


khuất phục cả những thành trì phong kiến bảo thủ, vững chắc, ngoan
cố ở Châu Á, ỏ phương Đông như : Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan,
…Chủ nghĩa tư bản với xu thế phát triển áp đảo của mình đã buộc
toàn thế giới phải chấp nhận nền văn minh của nó phát triển hơn, tiến
bộ hơn, so với những nền văn minh trước đó.
Giai cấp tư sản đã buộc các dân tộc khác phải thực hành phương
thức sản xuất tư bản, nếu khơng sẽ bị tiêu diệt. Nó buộc các dân tộc
khác phải du nhập cái gọi là “văn minh”, nghĩa là phải trở thành tư
bản,…bắt nông thôn phải phục tùng thành thị và buộc các nước “dã
man” hay “nửa dã man” phải phụ thuộc vào các nước văn minh,
….bắt phương Đơng phải phụ thuộc vào phương Tây.
Q trình phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây một phần
không nhỏ dựa vào sự bóc lột của các nước thuộc địa và các nước phụ
thuộc. Hiện nay, tất cả sinh lực của các nước tư bản đều chính hút và
lấy ở các xứ thuộc địa. Đó là nơi mà để cho chủ nghĩa tư bản khai thác
và bóc lột các nguồn nguyên nhiên liệu cho các nhà máy, xí nghiệp
của nó ở chính quốc, và đó là nơi để chủ nghĩa tư bản tiến hành đầu tư

tiêu thụ hàng hóa, mộ nguồn nhân công rẻ mạt phục vụ cho quá trình
sản xuất của chúng, và bổ sung vào đạo quân lao động của chúng.
Thế nhưng, bọn tư bản thực dân lại biện hộ cho sự nô dịch các
nước bằng luận điệu “khai hóa văn minh” và chúng đã thực hiện, thi
hành cái gọi là “sứ mạng khai hóa văn minh ấy ở khắp cả châu Phi,
châu Mỹ Latinh, châu Á”. Những nơi đó bọn chúng cho là những
mảnh đất cịn vắng chủ và chúng tự cho chúng là những ông chủ trên
mảnh đất ấy.

11


Chủ nghĩa tư bản Mỹ đã nô dịch nền kinh tế và đe dọa bằng
quân sự đối với các nước ở châu Mĩ La Tinh và biến các nước này trở
thành sân sau của Mỹ . Với nước Anh được mệnh danh là “công
xưởng của thế giới “ , tuy đã có được tiềm lực về kinh tế mạnh mẽ ,
tập trung được nhiều ngân hàng lớn chúng vẫn không từ bỏ đi tham
vọng của mình , và chúng đã can thiệp vào Ai Cập , XuĐăng ở Bắc
Phi , và tiến hành cuộc xâm chiếm vào Ấn Độ vào năm 1857địng thời
Anh cịn dịm ngó vào các nước ở Phương Đơng như Trung Quốc , …
Và trước tình hình như vậy thì thưc dân Hà Lan đã mất đi quyền lợi và
quyền kiểm soát ơ khu vực này .
Ba mươi năm cuối thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang
giai đoạn chủ nghĩa đé quốc , và vấn đè thuộc địa trở thành vấn đề
sống còn đối với chủ nghĩa đé quốc . Thuộc địa dối với chúng là hàng
đầu và tại các thuộc địa của chúng , chúng biến thành nơi tiêu thụ
hàng hóa ế thừa của chính quốc , địng thời là thị trường để các nhà tư
bản kếch xù “đổ “nguồn “tư bản “, khơng những vậy thuộc địa cịn là
hậu phương vững chắc , là nơi dự trữ chiến lược cho các cuộc chiến
tranh để phân chia lại thế giới .

Chủ nghĩa tư bản sẽ không tồn tạ và phát triển nếu chúng khơng
mở rộng phạm vi thống trị của nó , khơng khai phá những xứ sở mới
và lôi kéo những xứ sở đó vào guồng quay của chủ ngĩa tư bản , vào
cơn lốc kinh tế thế giới .
Trong thế kỷ XVII, XVIII nếu sự xâm lược của chủ nghĩa tư
bản thực dân phương Tây mới chỉ lẻ tẻ ở một vài khu vực, thì sang
đến thế kỷ XIX do những đòi hỏi cấp bách về nhu cầu thị trường,

12


nguồn nguyên nhiên liệu của cuộc cách mạng công nghiệp đang trên
đà phát triển mạnh mẽ thì cơng cuộc khai thác thuộc địa của chủ nghĩa
thực dân phương Tây lại càng được đẩy nhanh và mạnh mẽ hơn. Gánh
nặng được đè lên các nước thuộc địa và buộc các nước thuộc địa phải
cung cấp những yêu cầu mà của chủ nghĩa thực dân phương Tây đề ra.
1.2.BỐI CẢNH KHU VỰC
Với sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản phương Tây
như vậy, thì Đơng Nam
Á giữa thế kỷ XIX trở thành địa bàn tranh chấp quyết liệt của
nhiều tên thực dân, đế quốc. Bản đồ Châu Á giữa thế kỷ XIX đã bị
nhuốm màu đen bởi ách thống trị của thực dân phương Tây và dày đặc
những mũi tên tiến cơng từ phía đại dương vào lục địa. Khi đó, Tây
Ban Nha đã thống trị Philipin, thực dân Hà Lan đã chiếm xong
Indonesia, thực dân Anh đã cai quản Ấn Độ, thực dân Pháp đang ráo
riết chuẩn bị cho cuộc chiến tranh để thơn tính tồn bộ Việt Nam, rồi
mở rộng sang Lào và Campuchia.
Áp lực bành trướng của chủ nghĩa thực dân tư bản vào hồi giữa
thế kỷ XIX đối với Đông Nam Á là điều tất yếu. Trong tình hình đó
vận mệnh của vương quốc Xiêm đang bị đe dọa. Nhưng vấn đề đặt ra

là ở chỗ, trước tình hình như vậy các quốc gia Đơng Nam Á đã có con
đường nào cho phù hợp, đó là tự nguyện hội nhập (năng động hội
nhập) hay là cưỡng bức hội nhập (thụ động hội nhập).
Thời cận thế quy luật phát triển của kinh tế hàng hóa tư bản
chủ nghĩa là quy luật phát triển tất yếu của xã hội lồi người. Sự hội
nhập của các quốc gia Đơng Nam Á vào hệ thống kinh tế tư bản thế

13


giới là một sự tất yếu. Các quốc gia, dân tộc bị cuốn hút vào “cơn lốc
của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa” bằng những cách thức khác nhau đã
thức tỉnh, để từ đó giác ngơ, phát triển lớn mạnh và dành quyền tham
gia vào vận mệnh lịch sử cùng đóng góp cho sự phát triển của lịch sử
nhân loại nói chung.Chúng ta nhớ rằng , trong tac pham “Những kết
quả tương lai củ sự thống trị của Anh ở Ấn Độ ” Mác đã đưa ra hệ
luận người anh sẽ phải thực hiện hai sứ mệnh ở Ấn Độ . Sứ mệnh phá
hoại và sứ mệnh xây dựng – một mặt phá hoại xã hội Châu Á mặt
khác là đặt cơ sở vật chất cho xã hội phương tây ở Châ Á .
Đó là hai kết luận lịch sử có tính khách quan khoa học. Ai cũng
hiểu Mác là người lên án kịch liệt sự thống trị tàn bạo của thực dân
Anh , nhưng hệ luân lại nhắc đến một kết quả tất yếu sẽ phải nẩy sinh ,
nó nằm ngồi ý muốn của các ơng chủ thực dân .
Trước những áp lực của chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây,
các quốc gia, dân tộc lạc hậu kém phát triển đều đứng trước xu hướng
tất yếu phải hội nhập với những điều kiện những cơ hội, và những
thách thức to lớn. Một mặt là sự thách thức trong việc bảo vệ chủ
quyền của quốc gia để không bị nô dịch, không bị mất đi quyền độc
lập, mặt khác đó cũng là cơ hội to lớn để các nước hịa nhập vào nền
văn minh cơng nghiệp.

Nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các dân tộc phương Đông
đứng trước những cơ hội và những thách thức to lớn và có hai sự lựa
chọn diễn ra:
- Khép kín (đóng cửa) : trường hợp của các nước Trung Quốc,
Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philipin.

14


- Mở cửa : như trường hợp của các nước Nhật Bản, Thái Lan
(Xiêm).
Thực tế lịch sử đã cho thấy rằng trong bối cảnh và tình hình đó
nếu đóng cửa tức là tự sát bởi vậy chỉ có con đường mở cửa hội nhập
vào dòng chảy chung của nhân loại, nhưng hịa nhập chứ khơng hịa
tan.
Tất nhiên mở cửa để hội nhập cũng đồng thời phải gánh chịu
những tác động không đơn giản của các yếu tố khách quan bên ngồi
đó là quy luật.
Đối với vương quốc Xiêm, đã lựa chọn con đường mở cửa đề
hịa nhập tìm cơ hội tốt nhất để thích nghi và phát triển, đó là cách lựa
chọn tốt nhất cho Xiêm. Nhưng đến những năm cuối cùng của triều
đại Rama III (1824 – 1851) Xiêm lại đóng cửa, tuy nhiên đây vẫn
được xem như là hành động phản ứng tức thời của tác động của cuộc
chiến tranh thuốc phiện mà thực dân Anh gây ra ở Trung Quốc. Như
vậy vấn đề là ở chỗ Xiêm đã lựa chọn con đường “mở cửa” để hội
nhập song “mở cửa” như thế nào lại là một câu hỏi lớn mà các triều
đại Vua kế tiếp Rama III phải giả đáp, trong bối cảnh nền độc lập của
Xiêm đang bị đe dọa thực sự. Với tình hình như vậy địi hỏi nước
Xiêm phải có các chính sách của mình như thế nào cho phù hợp nếu
khơng thì nền độc lập của dân tộc sẽ bị xâm phạm. Nắm bắt được xu

thế phát triển của thời đại, Xiêm đã tự tìm ra một con đường đi riêng
độc đáo cho mình, một lối ứng xử của một quốc gia “nhược tiểu”
trước những cơ hội và những thách thức vô cùng to lớn. Con đường

15


độc đáo ấy chính là “mở cửa” với phương Tây, cách tân lại đất nước
để phát triển đi lên.
Nhìn xa hơn trong khu vực, năm 1885 ở Ấn Độ, Đảng Quốc Đại
của giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời với mục tiêu tự trị cho Ấn Độ trên cơ
sở phát triển kinh tế tư bản dân tộc. Còn năm 1898 cuộc cách mạng tư
sản đầu tiên trong khu vực Đơng Nam Á bùng nổ, có thể xem đó là
một sự kiện đáng ghi nhớ trong sự thức tỉnh, giác ngộ không chỉ của
nước Philipin mà là của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á trước xu
thế phát triển của thời đại, bắt đầu tham gia vào sự phát triển của lịch
sự loài người thời cận thế.
Tiểu Kết :
Như vậy, ta thấy trước tình hình của cả thế giới nói chung là sự
lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản và ngày càng bành trướng ra xung
quanh. Trong khu vực thì có những sự lựa chọn cho các quốc gia trước
sự đe dọa của chủ nghĩa thực dân phương Tây và con đường được đa
số các quốc gia trong khu vực lựa chọn là con đường “khép kín” hay
“đóng cửa” trước phương Tây. Nhưng đối với Xiêm thì lại lựa chọn
cho mình con đường mở cửa đón tiếp thực dân phương Tây, đây chính
là cái tầm nhìn xa của các Vua Xiêm, chính với việc mở cửa đón tiếp
phương Tây mà Thái Lan có thể giữ được nền độc lập cho dân tộc,
tránh được một cuộc chiến tranh mà Xiêm biết rằng sẽ thất bại trước
chủ nghĩa thực dân và tránh đi sự tổn thất về người và của.


16


CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA XIÊM
VÀO CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẦU THỀ KỶ XIX
2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ.
Từ triều địa Rama I đến triều đại Rama III, nền kinh tế của
Xiêm về cơ bản vẫn mang nặng tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp, vẫn
chưa thoát khỏi xã hội truyền thống thời Ayuthaya, tuy ở mức độ cao
hơn do điều kiện tự nhiên mà đa số dân cư vẫn sống bằng nghề nông,
yếu tố kinh tế hàng hóa đã xuất hiện nhưng chưa phát triển mạnh và
hoàn toàn do người Hoa đảm nhiệm.
Trong lĩnh vực thương mại như đã biết cuối thế kỷ XVI (1597)
thương nhân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan đã có mặt từ rất sớm
ở Xiêm và sau đó công ty buôn bán Đông Ấn – Hà đã dành được vị trí
độc quyền bn bán ở thị trường Xiêm . Việc mở cựa với Châu Âu
vào buổi đầu này đã đưa Xiêm từ nền kinh tế cổ truyền , khép kín tiến
tới một nền kinh tế hàng hóa .
Ngoại thương của Xiêm trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ
XVIII và nửa dầu thế kỷ XIX đã phát triển với quy mơ đáng kể, mang
lại khơng ít nguồn thu cho nhà nước với hai mặt hàng hóa bn bán
chủ yếu là lúa gạo và đường. Từ năm 1722, Trung Quốc đã mua của
Xiêm 18000 tấn gạo, nhưng việc xuất khẩu gạo một cách có hệ thống
của Xiêm sang Trung Quốc và các nước khác chỉ bắt đầu vào cuối thế
kỷ XVIII.

17



Trong hai mươi năm đầu của thế kỷ XIX, lượng gạo xuất khẩu
của Xiêm đã đứng thứ hai châu Á chỉ sau Bengan của Ấn Độ. Năm
1821, tổng khối lượng bn bán hàng hóa của Xiêm đối với Trung
Quốc tính theo tàu Trung Quốc là 35093 tấn, cịn tính bằng tàu của
Xiêm là 24562 tấn. Và đã có tới 140 tàu lớn tham gia vào việc buôn
bán của Xiêm đối với Trung Quốc và lợi nhuận trung bình lên tới
300%. Để tạo điều kiện cho việc thúc đẩy buôn bán giữa Xiêm và
Trung Quốc trong hai mươi lăm năm đầu của thế kỷ XIX, hàng năm
Xiêm đều cử ra các đoàn thương thuyền tới Quảng Châu (Trung
Quốc) và cứ ba năm một lần tới hoàng đế Trung Hoa để dân cống vật ,
những sứ đoàn như thế thường gồm hai tàu bn có trọng tải mỗi tàu
từ 900-1000 tấn, và được quyền miễn thuế. Chiếm vị trí thứ hai trong
bn bán của Xiêm là các tiểu vương quốc trên bán đảo Malatca và
quẩn đảo Indonesia. Vào năm 1725 đã có từ 30 đến 40 tàu của Xiêm
buôn bán tại Mã Lai, 26 tàu buôn bán tại Singapore, 6 tàu tới Giava và
Boocnêơ.
Thời kỳ này Xiêm cũng có quan hệ bn bán với các nước như
Lào, Campuchia và trong đó có Việt Nam, tàu Xiêm thường buôn bán
tại các hải cảng lớn như Sài Gòn, Huế, Hội An,…
Trong nửa đầu thế kỷ XIX, tổng giá trị buôn bán hàng năm
trong xuất khẩu của Xiêm có lúc lên tới 5,5 triệu bath, còn nhập khẩu
4,3 triệu bath. Hoạt động thương mại của Xiêm vào nửa đầu thế kỷ
XIX cũng khá sôi nổi với sự xuất hiện của nhiều tàu thuyền buôn bán
(cả người nước ngoài và cả Xiêm), nhiều cơ sở, trung tâm buôn bán
được xây dựng.

18


Trong các hoạt động thương mại thì người Hoa nắm chủ yếu do

những chính sách ưu đãi của Nhà nước nên người Hoa đến Xiêm rất
đông và nước Xiêm lúc đó như là một mảnh đất tốt đẹp hứa hẹn thực
sự trở thành nơi buôn bán của người Hoa. Người Hoa không chỉ đến
nước Xiêm để buôn bán mà họ còn chú ý tới việc đầu tư vào thị
trường của Xiêm, mối lợi mà họ nhận thấy là rất to lớn. Lúc đó họ lập
ra các nhà máy xay xát gạo, chế biến, đóng tàu, … Ước tính mỗi trọng
tải của tàu đóng ở Xiêm người Hoa lời được 18 đơ la Tây Ban Nha so
với các xưởng đóng tàu ở trong nước Trung Quốc. Bởi vì ở Xiêm có
sẵn nguồn nguyên liệu và nhân công đặc biệt là gỗ tếch, kết quả là
người Hoa ngày càng gia tăng về số lượng và cả về địa vị kinh tế của
họ tại Xiêm.
Về mặt tài chính, thời vua Rama III ngân sách nhà nước thu
được từ rất nhiều nguồn khác nhau, các loại thuế thường lấy đó là :
Thuế ruộng, thuế vườn, thuế rượu, … và lệ phí thuyền bè qua lại bn
bán, lệ phí đơn từ kiện cáo, …
Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh tế thương mại, cũng còn nhận
thấy một điểm là do chính sách ưu đãi người Hoa kiều của Nhà nước
Xiêm nên số người Hoa nhập cư vào Xiêm ngày càng đông đảo, đặc
biệt là lực lượng Hoa thương. Chính sách mở cửa cho người Tây vào
bn bán tự do từ những triều đại trước đó khơng chỉ làm nảy nở
những mầm mống kinh tế mới ở Xiêm mà còn tạo ra sự cạnh trạn giữa
các thương nhân, chủ các cơ sở chế biến khai thác Hoa kiều và thương
nhân, chủ khai thác nước ngoài.

19


Mỏ thiếc Phuket đã được người Hoa khai thác từ trước, khi
người Anh được tự do buôn bán sau hiệp ước Bowring, họ đồng thời
được chính quyền Xiêm cho phép bỏ vốn vào đầu tư các công ty khai

thác ở đây. Nửa đầu thế kỷ XIX những công trường khai thác mỏ ở
đây như đóng tàu,…có những cơng trường lên tới 200 cơng nhân. Có
cả những cơng trường của cả tư nhân và nhà nước. Công nhân được sử
dụng trong các công trường thủ công là các lao động tự do từ Trung
Quốc sang.
Năm 1788, mặc dù vua Rama I đã ban hành sắc lệnh giải phóng
nghĩa vụ lao dịch đối với Nhà nước cho các nô lệ về nợ, nhưng thực tế
các nô lệ ấy vẫn chưa phải là người tự do để họ có thể tự bán sức lao
động vì họ vẫn chưa được giải phóng về thân phận. Cịn một bộ phận
lớn nơng dân Xiêm vẫn phụ thuộc vào Nhà nước và vào các lãnh chúa.
Việc giải phóng nơ lệ và những nơng dân phụ thuộc giờ đây
cùng chính là địi hỏi của sự phát triển của kinh tế Xiêm. Với chính
sách mở cửa cho người Tây vào bn bán, đầu tư, chính sách ưu đãi
đối với Hoa thương, đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của nền kinh tế
Xiêm lúc bấy giờ.
Nông nghiệp truyền thống của Xiêm là tăng nhanh lượng gạo
sản xuất ra và lượng gạo xuất khẩu. Khơng những vậy nhà nước cịn
đầu tư, sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp như đường, …và nhà
Vua lại tuyên bố khôi phục quyền kiềm sốt của Nhà nước đối với
việc bn bán nên đã làm cho giá cả của một số mặt hàng tăng lên và
làm cho thương nhân nước ngoài phản ứng một cách quyết liệt và gay
gắt.

20


Việc khơi phục trở lại quyển kiểm sốt của Nhà nước trong
thương mại là giải pháp nhằm cứu vãn nguy cơ cạn kiệt nguồn tài
chính chủ yếu của Nhà nước, bù vào những mất mát khi độc quyền
thương mại của nhà Vua đang bị phương Tây “vơ hiệu hóa”. Nhưng

đó là điều không thể ngăn cản được của sự phát triển kinh tế hàng hóa
đó là tư nhân hóa ngày càng mạnh mẽ về mặt kinh tế.
Bởi vậy, chính sách đó của Nhà nước Xiêm đã hàm chứa sự thay
đổi các thiết chế, nói một cách khác là phải có một chinh sách vừa giải
phóng được những rào cản đối với sự phát triển của nền kinh tế hàng
hóa đồng thời vẫn đảm bảo nguồn thu cho Nhà nước. Những chính
sách đó khơng đơn giản chỉ là việc tăng thêm các sắc thuế, cho tự do
buôn bán các mặt hàng, Nhà nước kiểm sốt hai mặt hàng chính là lúa
gạo và đường, cũng không chỉ là việc Nhà nước bỏ vốn nhảy vào các
hoạt động bn bán kinh doanh.
Chính sách tư nhân hóa kinh tế mới là câu trả lời mà nền kinh tế
Xiêm lúc bấy giờ địi hỏi, đó cũng chính là các vấn đề mà lịch sử đặt
ra cho các vị vua Xiêm sau khi lên nắm ngôi.
2.2 TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ.
Ngày 20/4/1782 Chao-pia-chakri cùng lực lượng qn đội hùng
hậu tiến về thôn Buri lật đổ vương triều Pia-tac-xin và bước lên ngai
vàng lấy vương hiệu là Rama I, và trở thành ông vua đầu tiên sáng lập
ra triều đại Rama tồn tại đến ngày nay. Sau những năm tháng khói lửa
của chiến tranh triền miên thì Xiêm giờ đây đã bắt đầu bước vào thời
kỳ thống nhất, củng cố và phát triển vững mạnh.

21


Từ triều đại Rama I đến Rama III, các vua Xiêm bằng những
kinh nghiệm và uy tín cao trong nhân dân và quần chúng, giai cấp
thống trị đã quyết tâm khơi phục lại cả về sức mạnh lẫn uy tín của
vương quốc Xiêm (như thời Ayu-thaya). Việc làm đầu tiên thể hiện
quyết tâm to lớn đó là vua Rama I, Rama II, Rama III đã dời kinh đô
từ Ayu-thaya về Bangkoc. Cuộc di chuyển này bắt đầu từ khi vua

Rama II lên ngơi và được xây dựng, hồn thiện trong các triều đại tiếp
theo. Kinh đô mới là Bangkoc lúc bấy giờ chỉ là một làng đánh cá ven
sông nhưng nó có ưu thế về điều kiện tự nhiên cả về phòng ngự quân
sự lẫn phát triển kinh tế, … và có tiềm năng phát triển to lớn.
Về mặt kiến trức, kinh đô Bangkoc được xây dựng như sự hồi
tưởng lại kinh đô Ayu-thaya trước kia. Sự suy vong của triều đại Ayuthaya ở giai đoạn cuối và cuộc chiến tranh của Miễn Điện đã đưa nước
Xiêm đến trước một hồn cảnh mới đó là : vừa khơi phục lại, xây
dựng lại hầu như toàn bộ đất nước, lại vừa tiếp tục cuộc chiến tranh.
Bộ máy Nhà nước được xây dựng lại giống như thời kỳ Ayu-thaya,
nhưng lại mang tính chất trung ương tập quyền mạnh mẽ hơn. Vua
Xiêm là người đứng đầu Nhà nước và có quyền lực rất lớn, nhà Vua
thể hiện quyền lực của mình thơng qua bộ máy (Krơm) gồm có 6 bộ:
1. Krơm mahatai (Bộ nội vụ) đóng vai trị lãnh đạo chung đối
với các bộ dân sự .
2. Krômna (Bộ nông nghiệp) phụ trách vấn đề ruộng đất, vấn đề
thuế khóa, … và các nghi lễ nông nghiệp.

22


3. Krơmphaka-la (Bộ tài chính) phụ trách ngân khố của hồng
cung, thu thuế, kiểm sốt và thu chi của các bộ khác, đồng thời phụ
trách đối nội và ngoại thương.
4. Krơmva phụ trách cơng việc hồng gia và các nghi lễ quốc
gia.
5. Krômương phụ trách vùng thủ đô và trung tâm hồng cung.
6. Krơmkhalakhơn (Bộ qn sự) chịu trách nhiệm lãnh đạo lưc
lượng quân đội của quốc gia.
Cùng với việc kiện tồn bộ máy trung ương thì bộ máy địa
phương cũng được sắp xếp lại. Toàn bộ lãnh thổ được chia làm ba khu

vực :
1. Các tỉnh nội , các tỉnh xung quanh thủ đô , do nhà bua trực
tiếp đieuf hành tối cao , giúp việc cho vua là các quan lại tối cao , tại
các tỉnh này chế độ quân dchj theo kiểu “ngụ binh ư nông” , gồm có
các tỉnh:Pichitr , Nakỏn, Sa Ưan , KamPeng Petch.
2. Các tỉnh ngoại : các tỉnh xa trung tâm (vẫn nằm trong vùng
lãnh thổ chính của Xiêm ). Ở đây đứng đầu là các tỉnh trưởng do vua
cử , cai quản , gồm có các tỉnh :Rạbủi, Pétchaburi, Petchabun , Pre.
3. Vùng độc lập (chư hầu ):Vùng lãnh thổ gồm tiểu quốc nước
ngoài chịu ảnh hưởng của Xiêm , hàn năm nộp cống vật , chịu lễ tấn
phong , có nghĩa vụ hỗ trợ về quân sự cho vùng trung tâm khi có chiến
tranh xảy ra.Vùng này do các chúa vương , lãnh chúa tự quản lý , đó
là các vùng lãnh thổ của các vương quốc xung quanh Xiêm : Luông
Phra băng , Viêng chăn , Malâc , Ligo, joho, …. Đơn vị hành chính cơ

23


sở là xã , đứng đầu các xã là người có uy tín cao trong làng xã ấy, họ
co nhiệm vụ thu và nập đủ thuêú cho nhà nước, họ cịn có nhiệm vụ
chiêu tập dân binh khi cần thiết. Quan chức cấp thấp ở xã đều theo lễ
“cha truyền con nối”.
Nhìn vào bộ máy hành chính của Xiêm qua các đời vua trị vì có
thể nhìn thấy tính chất trung ương tập quyền cao độ, điều này rất phù
hợp với tính chất của nước Xiêm qua các thời kỳ lịch sử. Nhưng với
bộ máy hành chính như thế sẽ có nhiều điểm hạn chế trong bối cảnh
mà nền kinh tế đang mở cửa với bên ngoài (nhất là trong nơng nghiệp
và thương nghiệp) đã có nhiều sự chuyển dịch mạnh mẽ, nhiều vùng
kinh tế phát triển mà tại đó những người thay mặt vua có thể tự điều
hành tất cả nhất là việc thu thuế. Và tất nhiên nhà nước sẽ khơng thể

kiểm sốt được nguồn thu chi tại đó, việc thuế khóa bị thất thu là điều
sẽ dễ xảy ra. Hơn nữa tại các tỉnh độc lập những vùng thuộc Xiêm thì
sự kiểm sốt của Nhà nước lại càng trở nên khó khăn hơn.
Như vây, cũng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở Xiêm
trong bối cảnh hội nhập vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản đã chịu sự
tác động mạnh mẽ về mọi mặt của nền văn minh phương Tây, tự bản
thân bộ máy hành chính ấy phải thay đổi, phải cải tổ để có thể kiểm
sốt được tồn bộ lãnh thổ đất nước từ trung ương đến tận các địa
phương.
Dưới các triều đại Râm đầu tiên , vẫn cịn tồn tại hệ thơng đẳng
cấp phong kiến khá phức tạp được quy định trong luật pháp thời vua
Bôroona trai lôkân (Trai lốc :1448-1488), hết sức chặt chẽ gồm 5 giai
tầng được sắp xếp theo các thứ bậc: các quý tộc giòng dõi , các quan

24


lại , nhà sư là ba tầng lớp có nhiều quyền lợi và được “tự do” ; tầng
lớp nô lệ và dân thường .Ngay trong hàng ngũ của quý tộc thì tước
hiệu cũng chỉ dành cho những người thuộc trực hệ của nhà vua và
không qua thế hệ thứ năm . cụ thể là: con trai vua(Hoàng tử )được
phong tước Chao Pha (Tương đương với Đại công tước ở Phương
Tây); cháu vua được phong Pra ông Chao ; chắt vua được phong Mom
Chao; thế hệ thứ tư được phong Mom rat van , thế hệ thứ năm là Mom
luông.
Quan lại được hưởng những đặc quyền của giai cấp thống trị
phong kiến, nhưng tất cả các đặc quyền của giai cấp sẽ mất đi khi họ
mất chức vụ của mình.
Về mặt luật pháp , năm 1805 sau sáu tháng làm việc các nhà
thông thái , các chuyên gia luật pháp của Xiêm đã xây dựng được bộ

luật mới , trên cơ sở giư lại khoảng 1\10 của bộ luật cũ thời Trai Lốc ,
gọi là bộ luật “Ba con dấu”, bộ luật này là sự khẳng định về mặt luật
pháp quyền lực tối cao của nhà vua, những quy định chặt chẽ về trật tự
chế độ phong kiến , nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến
…Bộ luật này được thi hành đến triều đại vua Rama V mới bị phế bỏ.
Không những vậy, về mặt đối nội vào năm 1788 dưới sự
kiểm tra và giám sát của nhà vua một công tác tổ chức rộng lớn nhằm
tổ chức lại Phật giáo đã được thực hiện. Các sư sãi do chiến tranh mà
chạy trốn đi thì nay được tập hợp trở lại, ai vi phạm tội gì thì bị phạt
đày lao động khổ sai. Cũng trong năm 1788, nhà Vua ra lệnh triều tập
hội nghị Phật giáo để chỉnh lý bộ Kinh Tam Tạng ở chùa Đại xá lị
(wat-madhatu) ngôi chùa này do em trai nhà Vua xây dựng. Sau khi

25


×