Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Nghiên cứu thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing K46 đến K50 để đánh giá chương trình đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.92 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN
Đề tài
Viết kịch bản, phân vai đóng kịch trực tiếp trên lớp hoặc dựng một video thực
hiện các phương pháp phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn trực tiếp cá nhân
về đề tài “Nghiên cứu thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành
Marketing K46 đến K50 để đánh giá chương trình đào tạo”. Từ đó rút ra các ưu
nhược điểm của hai phương pháp phỏng vấn này trong thực tế. Báo các các kết
quả và dữ liệu thu thập được từ cuộc nghiên cứu bằng văn bản.

Giáo viên hướng dẫn:
Nhóm thực hiện:

7

Lớp học phần:

2001BMKT3911

HÀ NỘI, 2020
1


A. KỊCH BẢN PHỎNG VẤN
I. Kịch bản phỏng vấn qua điện thoại
1. Bối cảnh:
 Mỗi vấn viên làm việc độc lập với giấy bút để ghi chép, điện thoại, bảng câu

hỏi có sẵn và data đáp viên


 Vấn viên gọi điện trực tiếp cho đáp viên trả lời theo bảng câu hỏi có sẵn

2. Địa điểm:
Một căn phịng làm việc yên tĩnh, có đủ đồ đạc, có khoảng cách đủ lớn để không
bị lẫn tiếng, tạo sự hiệu quả khi làm việc.
3. Thời gian: từ 20h-21h30 trong ngày
4. Cách thức:
 Chia data cho vấn viên
 Phổ biến và thống nhất cách thức làm việc: gọi và chào hỏi vấn viên, hỏi nội

dung và dẫn dắt, cách thức ghi chép dữ liệu và báo cáo
 Mỗi vấn viên có mặt tại địa điểm thống nhất, đúng giờ, thực hiện các bước theo

quy trình đã được phổ biến và thực hiện gọi điện cho vấn viên trong khung giờ
đã xác định
5. Nhân sự tham gia
 Vấn viên: Tập trung làm việc, giọng nói chuẩn, rõ ràng, dễ nghe, ưu tiên có

kinh nghiệm.
 Quản lý giám sát: Giám sát thái độ làm việc của vấn viên.
 Hỗ trợ viên: Hỗ trợ cần thiết trong q trình phỏng vấn và cơng tác hậu cần.

6. Cách thức giao tiếp, đặt vấn đề
Phong cách trò chuyện thân thiện, cởi mở và nhiệt tình tạo bầu khơng khí thoải
mái để vấn viên có thể chia sẻ, trao đổi và cung cấp nhiều thông tin và các thông tin
thu được xác thực nhất, từ đó vấn viên ghi chép câu trả lời của đáp viên.
Đặt vấn đề theo bảng hỏi có sẵn tiết kiệm thời gian, cơng sức và tiện sắp xếp
phân loại thơng tin và có thể hướng dẫn giải thích câu hỏi và điều hướng để cho vấn
viên trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. Có thể sử dụng “kĩ thuật bóc hành” để đào sâu câu
trả lời khi cần thiết tránh lãng phí thời gian hay kéo dài phỏng vấn.



Thực hiện giao tiếp theo nguyên tắc 80/20, lắng nghe vấn viên trả lời 80%, đặt
câu hỏi 20%
7. Cách tiếp cận chào hỏi và thiết lập mối quan hệ với đối tượng:
Trước khi phỏng vấn việc thiết lập mối quan hệ và thông tin ban đầu là rất cần
thiết, giúp cho đáp viên tự tin, thoải mái để cung cấp thông tin theo câu hỏi để vấn viên
thu thập được thông tin phù hợp. Tiếp cận và thiết lập mối quan hệ theo các bước sau:
Chào hỏi: Chào hỏi và cảm ơn đáp viên đã dành thời gian nghe điện thoại, xác
thực thơng tin đáp viên tham gia phỏng vấn.
Trị chuyện với đáp viên: Giúp họ bắt đầu cuộc phỏng vấn tự nhiên, không bị áp
lực và thường được áp dụng trong phỏng vấn để tạo bầu khơng khí thoải mái nhưng
giới hạn trong 1 - 2 câu
Chia sẻ cho ho cách tiến hành phỏng vấn: Người phỏng vấn trao đổi với đáp
viên về dự án nghiên cứu cũng như cách thức tiến hành phỏng vấn, giúp đáp viên hiểu
và chủ động hơn.
8. Kịch bản chi tiết
Phần 1: Chào hỏi và xác định đối tượng
"Xin chào anh/chị, đây có phải là anh/chị X sinh viên khoá K(46 – 50) khoa
Marketing trường ĐH Thương Mại phải khơng ạ?
 Tình huống 1.1: Người được hỏi trả lời “không” – tức là họ khơng phải đối

tượng phỏng vấn, ngun nhân có thể là do số điện thoại không đúng (nhập số
sai, đối tượng đã thay đổi số điện thoại) hoặc họ không muốn trả lời thì vấn
viên lịch sự xin lỗi vì đã làm phiền như sau: “Dạ, xin lỗi anh/chị em gọi nhầm
máy ạ. Chúc anh chị buổi tối vui vẻ!”. Sau đó vấn viên kiểm tra lại số điện thoại
xem nhập đúng chưa, nếu chưa đúng thì sửa lại số điện thoại và thực hiện lại
bước 1, nếu sai chuyển qua số điện thoại khác.
 Tình huống 1.2: Câu trả lời là “có/đúng/ừ/,..” hoặc các từ tương đương xác định


thơng tin người đang được hỏi là mình. Như vậy, người được hỏi đã đúng là đối
tượng đáp viên cần phỏng vấn. Tiếp tục kịch bản chuyển qua bước 2.
Phần 2: Tiếp cận đối tượng và giới thiệu


Vấn viên giới thiệu như sau: “Dạ. Em đến từ nhóm Nghiên cứu thuộc trường
ĐH Thương Mại, hiện tại em đang hỗ trợ nghiên cứu về thực trạng việc làm của sinh
viên Marketing trường mình sau khi ra trường để đánh giá chương trình đào tạo cho
nhà trường. Bây giờ anh/chị có tiện trao đổi qua điện thoại khơng để em xin ít phút
thực hiện cuộc phỏng vấn này ạ? Em rất mong muốn có được sự giúp đỡ quan trọng
của anh/chị trong bài nghiên cứu này ạ. Mọi thông tin liên quan sẽ được bảo mật tuyệt
đối chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu ạ”.
 Tình huống 2.1: Đáp viên không tham gia trả lời.

2.1.1. Nếu đáp viên tỏ ý không muốn tham gia trả lời phỏng vấn và không muốn gọi lại
(nhận biết qua giọng điệu, nội dung câu trả lời và thái độ đáp viên), vấn viên lịch sự
xin lỗi vì đã làm phiền như sau: “Dạ, em xin lỗi vì đã làm phiền anh/chị ạ. Chúc
anh/chị buổi tối vui vẻ”.
2.1.2. Nếu đáp viên không tham gia trả lời được vì bận, vấn viên xin lại thời gian gọi phù
hợp rồi cảm ơn vấn viên, hẹn vấn viên vào thời gian đó để tiến hành phỏng vấn như
sau: “Dạ. Em rất xin lỗi vì làm phiền anh/chị lúc bận ạ, anh/chị có thể cho em biết thời
gian gần nhất anh chị có thể nghe điện thoại và trả lời phỏng vấn được không ạ?” Sau
khi đáp viên hẹn lại thời gian, vấn viên: “Dạ, em cảm ơn anh/chị ạ. Vậy anh/chị lưu ý
điện thoại giúp em vào ngày giờ đã hẹn để mình tiến hành phỏng vấn nhé ạ. Chúc
anh/chị buổi tối vui vẻ”.
Lưu ý: Cân nhắc với thời gian tiến hành nghiên cứu, nếu khung giờ u cầu
khơng phù hợp hoặc có thể lựa chọn loại bỏ đáp viên hoặc có thể lựa chọn vấn viên sẽ
chủ động gọi để phỏng vấn
 Tình huống 2.2: Đáp viên còn phân vân về việc tham gia trả lời


Dấu hiệu nhận biết tình huống này là việc đáp viên suy nghĩ khá lâu chưa đưa
ra sự lựa chọn, nội dung câu trả lời tương đương “Để anh/chị suy nghĩ đã,..”, vấn viên
xử lý như sau “Dạ, sự tham gia của anh/chị là một điều rất quan trọng đối với chúng
em trong bài nghiên cứu này ạ. Em rất hy vọng nhận được sự giúp đỡ từ anh/chị ạ”.
Nếu đáp viên khơng muốn tham gia, vấn viên nói như sau: “Dạ, em xin lỗi vì đã làm
phiền anh/chị ạ. Chúc anh/chị buổi tối vui vẻ”. Nếu đáp viên đồng ý tham gia trả lời
chuyển tiếp đến tình huống 2.3.
 Tình huống 2.3: Đáp viên đồng ý tham gia trả lời


Sau khi nhận được câu đồng ý từ đáp viên, vấn viên cảm ơn và dẫn dắt bắt đầu
cuộc phỏng vấn như sau: “Dạ, cảm ơn anh/chị đã tham gia phỏng vấn. Vậy, em xin
phép bắt đầu tiến hành cuộc phỏng vấn ạ”.
Phần 3: Tiến hành nội dung cuộc phỏng vấn
 Tình huống 3.1: Cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp từ đầu đến cuối, khơng có bất

cứ tình huống nào phát sinh đột ngột.
Vấn viên tiến hành hỏi lần lượt các câu hỏi theo bảng hỏi phỏng vấn cho đến
hết và tiến hành ghi chép câu trả lời của vấn viên theo mẫu đã hướng dẫn.
Bảng câu hỏi mẫu: Dựa trên mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Đối
với câu hỏi đóng để đánh giá định lượng, vấn viên nhắc báo trước cho đáp viên cách
trả lời câu hỏi, sau đó đọc câu hỏi và câu trả lời để đáp viên lựa chọn. Đối với câu hỏi
mở để đánh giá định tính, có thể định hướng cho cho vấn viên trả lời đúng trọng tâm
câu hỏi, sử dụng kĩ thuật ngắt câu và chuyển hướng khéo léo sang câu tiếp theo để sử
dụng hiệu quả thời gian hoặc khai thác thêm thông tin nếu đáp viên trả lời chưa rõ
ràng.
Câu 1: Hiện tại anh/chị đang làm công việc gì ạ? Anh chị nghe kỹ đáp án và chọn một
đáp án đúng nhất trong các đáp án dưới đây nhé ạ? Các đáp án là: Có việc làm đúng
ngành đào tạo; Có việc làm liên quan đến ngành đào tạo; Có việc làm khơng liên quan
đến ngành đào tạo; Chưa có việc làm nhưng đang tiếp tục học; Chưa có việc làm

Câu 2: Vị trí cơng việc hiện tại của anh/chị là gì ạ? Anh chị đang làm việc ở đâu ạ?
Anh chị vui lòng trả lời rõ tên công ty, khu vực làm việc nhé ạ?
Câu 3: Bao lâu sau khi tốt nghiệp anh/ chị tìm được việc làm ạ? Anh/chị làm việc này
được bao lâu rồi?
Câu 4: Anh/chị có ý định chuyển sang ngành khác khơng và lý do lựa chọn ạ?
Câu 5: Anh/chị tốtnghiệp chuyên ngành gì trong hai chuyên ngành Marketing thương
Mại, Marketing thương hiệu và xếp loại tốt nghiệp của anh chị ạ? (Trung bình, Khá,
Giỏi, Xuất sắc)
Câu 6: Đánh giá của anh/chị về mức độ vận dụng, áp dụng những kiến thức và kỹ
năng học được ở trường cho công việc hiện tại như thế nào? (Rất thấp, Thấp, Trung
Bình, Cao, Rất Cao) và giải thích lý do ạ?


Câu 7: Khoa đào tạo, Nhà trường có giúp anh/chị trong q trình mở ra cơ hội việc
làm khơng? (Cung cấp thông tin việc làm, giới thiệu các thông tin tuyển dụng của các
doanh nghiệp,..)


Câu 8: Mức thu nhập của anh/chị vào khoảng nào? (Dưới 5 triệu; 5-7.5 triệu; 7.5-10
triệu; Trên 10-15 triệu; Trên 15 triệu)
Câu 9: Anh/chị có ý kiến đóng góp gì về chương trình đào tạo của Khoa Marketing
nói riêng và nhà trường nói chung khơng ạ?
 Tình huống 3.2: Đáp viên bận giữa chừng

3.2.1. Đáp viên nói đang bận và vẫn giữ máy: Trong tình huống đáp viên bận
giữa chừng, vấn viên sẽ hỏi hẹn lại lịch phỏng vấn phần còn lại với đáp viên như sau:
“Dạ, vậy thời gian gần nhất anh/chị có thể sắp xếp được thời gian nghe điện thoại và
trả lời phỏng vấn là bao giờ ạ?”. Sau khi vấn viên trả lời khoảng thời gian, vấn viên:
“Dạ, em cảm ơn anh/chị ạ. Vậy anh/chị lưu ý điện thoại giúp em vào ngày giờ đã hẹn
để mình tiến hành phỏng vấn nhé ạ. Chúc anh/chị buổi tối vui vẻ”.

3.2.1. Đáp viên ngắt kết nối ngay: Nhắn tin hỏi lại lịch phù hợp của đáp viên:
“Dạ, em là người vừa phỏng vấn chị cho nghiên cứu vừa nãy ạ, nếu chị đang bận thì
có thể để lại lịch trả lời phù hợp gần nhất để em liên hệ lại và hồn thành nốt q trình
phỏng vấn nhé ạ”. Vấn viên nhắn tin hẹn lại lịch phỏng vấn sau đó theo lịch đã hẹn,
cảm ơn và nhắc nhở lịch phỏng vấn với đáp viên “Dạ, em cảm ơn anh/chị ạ. Vậy
anh/chị lưu ý điện thoại giúp em vào ngày giờ đã hẹn để mình tiến hành phỏng vấn
nhé ạ. Chúc anh/chị buổi tối vui vẻ”.
Trường hợp gọi phỏng vấn lại, vấn viên không cần thực hiện lại các bước như
ban đầu và đặt vấn đề trực tiếp như sau: “Xin chào anh/chị X, hơm vừa rồi chị có việc
bận nên hẹn lịch trả lời phỏng vấn nghiên cứu về thực trạng việc làm của sinh viên
Marketing ĐH Thương Mại sau khi ra trường để đánh giá chương trình đào tạo ạ là
hôm nay ạ”. Nếu chị không bận gì nữa thì em xin phép tiếp tục phỏng vấn ngay bây
giờ ạ”. Thực hành phỏng vấn như bình thường nếu đáp viên đồng ý, nếu khơng đồng ý
có thể xem xét đến việc hẹn lại lịch khác hoặc loại bỏ đáp viên.
Lưu ý: Cân nhắc với thời gian tiến hành nghiên cứu, nếu khung giờ yêu cầu
không phù hợp hoặc có thể lựa chọn loại bỏ đáp viên hoặc có thể lựa chọn vấn viên sẽ
chủ động gọi để phỏng vấn.
 Tình huống 3.3: Đường truyền có vấn đề hoặc bị ngắt kết nối

Trong trường hợp đường truyền có vấn đề, vấn viên kiểm tra lại nguyên nhân
gọi lại sau đó nếu đường truyền tiếp tục khơng ổn định hoặc ngắt kết nối, vấn viên


nhắn tin hỏi lại lịch phù hợp của đáp viên: “Dạ, em là người vừa phỏng vấn chị cho
nghiên cứu


vừa nãy ạ, hiện tại đường truyền có vấn đề nên chị có thể để lại lịch trả lời phù hợp
gần nhất để em liên hệ lại và hoàn thành nốt q trình phỏng vấn nhé ạ”. Sau đó xử lý
tương tự như tình huống 3.2.1.

 Tình huống 3.4: Đáp viên không hiểu câu hỏi hoặc chưa nghe rõ câu hỏi

Trong trường hợp đáp viên chưa nghe rõ câu hỏi do vấn viên nói nhỏ hoặc
nhanh, đáp viên có thể nhắc lại câu hỏi một lần nữa như sau: “Dạ, em xin phép được
nhắc lại câu hỏi vừa rồi”. Sau khi nhắc lại câu hỏi, vấn viên xác định lại xem đáp viên
đã nắm được thông tin hay chưa như sau “Dạ, anh/chị nghe rõ câu hỏi rồi chứ ạ?”, nếu
đáp viên đã nghe rõ, tiến hành phỏng vấn như bình thường, khơng thì tiếp tục nhắc lại.
Trong trường hợp đáp viên khơng hiểu câu hỏi, vấn viên có thể định hướng trả lời cho
đáp viên.
 Tình huống 3.5: Đáp viên trả lời khơng rõ

Với trường hợp đáp viên nói quá nhỏ hoặc nhanh, vấn viên có thể hỏi lại nội
dung câu trả lời như sau: “Dạ, xin lỗi anh/chị nhưng câu trả lời vừa rồi em không nghe
rõ/ghi chép kịp ạ! Mong anh/chị thơng cảm và vui lịng nhắc lại nội dung câu trả lời
giúp em ạ”. Vấn viên có thể đề xuất điều chỉnh tốc độ và giọng nói của đáp viên như
sau: “Dạ, anh/chị nói hơi nhanh/nhỏ,.. mình có thể nói to/chậm hơn một chút để em
tiện ghi chép không ạ? Em cảm ơn”.
Với trường hợp đáp viên ở trong khơng gian có âm thanh ồn ào cản trở, vấn
viên có thể đề xuất đáp viên di chuyển đến nơi yên tĩnh hơn như sau: “Có vẻ bên
anh/chị đang đang có nhiều âm thanh ảnh hưởng nên mình khó trao đổi ạ. Anh/chị có
thể chuyển đến khơng gian yên tĩnh hơn giúp em ạ. Em cảm ơn”. Nếu họ khơng tìm
được khơng gian n tĩnh thì xin phép hẹn lại lịch phỏng vấn có khơng gian phù hợp
và xử lý tiếp như tình huống mục 3.2.1.
Trường hợp đáp viên trả lời chưa rõ nội dung, vấn viên có thể đề xuất giải thích
rõ hơn nội dung như sau: “Dạ, anh chị có thể giải thích thêm câu trả lời trên được
không ạ?”
Phần 4: Cảm ơn và kết thúc buổi phỏng vấn
Cảm ơn anh/chị vì sự hỗ trợ nhiệt tình này. Câu trả lời của anh/chị sẽ góp phần
đánh giá chương trình đào tạo của khoa Marketing nói riêng và nhà trường nói chung
để ĐH Thương Mại có thể phát huy những điểm tốt và hoàn thiện hơn trong tương lai.

Chúc anh chị buổi tối vui vẻ


II. Kịch bản phỏng vấn trực tiếp cá nhân
1. Bối cảnh:
Liên hệ đến văn phịng quản lý, CEO cơng ty cựu sinh viên khoa Marketing
trường đại học Thương Mại thành lập. Cơng ty có thu hút tuyển dụng những sinh viên
khoa marketing Đại học Thương mại, tuyển dụng sinh viên TMU cùng tham gia công
tác tại công ty. Vào buổi sáng, xin phép CEO đến và phỏng vấn.
2. Địa điểm:
Tại nơi làm việc trực tiếp của đáp viên, phải đảm bảo chắc chắn rằng địa điểm
đó sẽ được yên tĩnh và thoải mái trong suốt thời gian phỏng vấn để đạt hiệu quả cao
nhất.
3. Thời gian:
Buổi sáng từ 7h đến 10h30 phỏng vấn trực tiếp trong khoảng 10 phút với mỗi
đáp viên.
4. Cách thức:
 Đến tham quan công ty, chia sẻ kinh nghiệm với các anh chị tiền bối.
 Mỗi phỏng vấn viên cần chuẩn bị sổ, bút để ghi chép lại thơng tin của người

được phỏng vấn. Có thể mang theo điện thoại để ghi âm nếu cần thiết.
 Mang theo bảng câu hỏi để phỏng vấn.
 Các vấn viên cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng liên quan đến đề tài nghiên cứu và

tính chất nghề nghiệp, lĩnh vực chun mơn của người được phỏng vấn.
 Các nhóm vấn viên có mặt tại địa điểm phỏng vấn đúng giờ, thực hiện phỏng

vấn khéo léo và tinh tế, đồng thời ghi chép những phản ứng một cách chính xác
theo những phương thức đã được hướng dẫn
5. Nhân sự tham gia:

 Vấn viên (10 sinh viên nhóm nghiên cứu)
 Hỗ trợ viên (hỗ trợ việc ghi chép các phản ứng)


6. Cách thức giao tiếp, đặt vấn đề:
 Phong cách trị chuyện thân mật, cởi mở, tạo bầu khơng khí thỏa mái để người

được phỏng vấn có thể dễ dàng chia sẻ và cung cấp thông tin cần thiết. Kĩ năng
đặt vấn đề và đưa ra câu hỏi cần kéo léo và tinh tế, theo dõi những phản ứng
của đáp viên trong suốt quá trình phỏng vấn.
 Người phỏng vấn có thể giải thích thêm cho người được phỏng vấn về mục đích

cuộc phỏng vấn, nội dung các câu hỏi để nâng cao tinh thần sẵn sàng trả lời của
người được phỏng vấn. Và bổ sung thêm các câu hỏi ngoài lề nếu cần thiết để
tăng độ thân mật.
 Thực hiện giao tiếp theo nguyên tắc 80/20, lắng nghe người được phỏng vẫn trả

lời 80%, đặt câu hỏi 20%
7. Cách tiếp cận chào hỏi và thiết lập mối quan hệ với đối tượng
 Các thông tin thu thập ban đầu về mẫu, liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp,

ngành nghề, học vấn của đáp viên hay đời sống của họ thông qua mạng xã hội
như Facebook, instagram,.. là cần thiết trong việc thiết lập mối quan hệ với
người được phỏng vấn.
 Tiếp cận và chào hỏi đáp viên một cách lịch sự, tỏ rõ sự tôn trọng. Cách xưng

hô tùy thuộc vào tuổi tác của người được phỏng vấn, khi chào hãy mỉm cười và
chủ động bắt tay với họ.
 Trong quá trình phỏng vấn, cố gắng nắm bắt tâm lý của đáp viên thông qua cử


chỉ, nét mặt của họ để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp; ln mỉm
cười, tạo sự chân thành và nhiệt tình.
8. Kịch bản chi tiết
Phần 1: Chào hỏi và xác định đối tượng
“ Em chào anh/chị ạ, anh/ chị là X sinh viên khóa (46-50) trường đại học Thương Mại
đúng khơng ạ. Chúng em là sinh viên của trường đại học Thương Mại đã có gọi điện
trước hẹn phỏng vấn anh/chị trước rồi đó ạ. Khơng biết hiện giờ mình có thể tiến hành
phỏng vấn luôn được không ạ?”


 Tình huống 1.1: Người được hỏi trả lời “hiện đang bận chút việc” thì vấn viên

sẽ trả lời như sau “dạ vâng vậy bọn em có thể đợi anh/chị hoặc xin một lịch hẹn
khác không ạ?” Sau khi vấn viên trả lời khoảng thời gian, vấn viên: “Dạ, em
cảm ơn anh/chị ạ. Đây là số điện thoại liên lạc của bọn em ạ, nếu có gì thay đổi
về lịch phỏng vấn thì anh/chị liên lạc vào số này giúp bọn em với ạ. Bọn em
cảm ơn anh/chị.”
 Tính huống 1.2: Người được hỏi sẵn sàng trả lời phỏng vấn ln thì vấn viên sẽ

lựa chọn một địa điểm phỏng vấn thích hợp (VD: Phịng nghỉ của nhân viên,
phịng làm việc riêng của đáp viên,…) để tiến hành phỏng vấn “em có thể mời
anh/chị sang địa điểm … để mình phỏng vấn được thoải mái hơn không ạ”
Phần 2: tiếp cận đối tượng và giới thiệu
“ Mục đích chính của cuộc phỏng vấn này là đánh giá chương trình đào tạo của khoa
Marketing nói riêng và trường Thương Mại nói chung và tìm kiếm những giải pháp cải
thiện phù hợp nhất đối với chương trình đào tạo của trường hiện nay. Bởi vậy, bọn em
rất mong nhận được những thông tin hữu ích từ anh/chị ạ”
Lưu ý: các vấn viên chuẩn bị nước uống cho đáp viên, thái độ thân thiện, tươi
cười, tạo sự thoải mái và sẵn sàng ghi chép kết quả phỏng vấn
Phần 3: Tiến hành nội dung buổi phỏng vấn

 Tình huống 3.1: Cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp từ đầu đến cuối, khơng có bất

cứ tình huống nào phát sinh đột ngột. Vấn viên tiến hành hỏi lần lượt các câu
hỏi theo bảng hỏi phỏng vấn cho đến hết và tiến hành ghi chép câu trả lời của
vấn viên theo mẫu đã hướng dẫn.
Câu 1: Theo thơng tin bọn em tìm hiểu được thì tên của anh/chị là…, tuổi… và tốt
nghiệp khoa Marketing chuyên ngành…. khóa … đúng khơng ạ? Anh/ chị có nhớ điểm
tích lũy của mình khơng ạ?..
(Mục đích chính là check lại và bổ sung các thông tin cơ bản của đáp viên và tạo sự
thân thiết)


Câu 2: Hiện chức vụ hiện tại của mình là gì vậy ạ? Và anh/chị có gặp khó khăn gì
trong q trình tìm việc khơng ạ?
Câu 3: Vậy những kiến thức chun ngành mình học được ở trường có vận dụng được
vào công việc hiện tại của anh/chị không ạ? Nếu có thì vận dụng ở những kía cạnh nào
ạ?
Câu 4: Là một sinh viên thì chắc hẳn anh/chị cũng đã từng trải qua khoảng thời gian
chạy deadline thảo luận hay thuyết trình của trường mình rồi đúng khơng ạ? Vậy
anh/chị suy nghĩ như thế nào về những hoạt động đó ạ?
Câu 5: Anh/chị có đánh giá như thế nào về quá trình và chương trình đào tạo của khoa
Marketing ạ? (về Phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất, các hoạt động ngoại khóa,..)
Câu 6: Khoa đào tạo, Nhà trường có giúp anh/chị trong q trình mở ra cơ hội việc
làm không ạ? (Cung cấp thông tin việc làm, giới thiệu các thông tin tuyển dụng của
các doanh nghiệp,..)
Câu 7: Theo anh/chị thì những hoạt động ngoại khóa, đào tạo của trường có bám sát
vào nhu cầu thực tế dành cho đào tạo nhân lực không ạ? Đặc biệt là khoa Marketing?
Nếu chưa bám sát thì trường nên thay đổi như thế nào?
Câu 8: Vậy với 3 mức thu nhập: -Dưới 5 triệu -5 đến 10 triệu và trên 10 triệu thì mức
lương của mình ở mức độ nào ạ? Có thể cho em xin con số chính xác khơng ạ?

 Tình huống 3.2: Đáp viên bận giữa chừng.

Vấn viên sẽ hẹn đáp viên một lịch phỏng vấn khác: “dạ vâng vậy bọn em có thể
đợi anh/chị hoặc xin một lịch hẹn khác không ạ?” Sau khi vấn viên trả lời khoảng thời
gian, vấn viên: “Dạ, em cảm ơn anh/chị ạ. Đây là số điện thoại liên lạc của bọn em ạ,
nếu có gì thay đổi về lịch phỏng vấn thì anh/chị liên lạc vào số này giúp bọn em với ạ.
Bọn em cảm ơn anh/chị.”
 Tình huống 3.4: Đáp viên không hiểu câu hỏi hoặc chưa nghe rõ câu hỏi


Trong trường hợp đáp viên chưa nghe rõ câu hỏi do vấn viên nói nhỏ hoặc
nhanh, đáp viên có thể nhắc lại câu hỏi một lần nữa như sau: “Dạ, em xin phép được
nhắc lại


câu hỏi vừa rồi”. Trong trường hợp đáp viên không hiểu câu hỏi, vấn viên có thể định
hướng trả lời cho đáp viên.
Phần 4: Cảm ơn và kết thúc buổi phỏng vấn
“Cảm ơn anh/chị đã tham gia vào cuộc phỏng vấn này, những thơng tin anh/chị
mang lại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chương trình đào tạo của khoa và
trường mình! Những thơng tin thu thập được ngày hôm nay bọn em xin cam kết sẽ chỉ
sử dụng vào q trình nghiên cứu. Chúc anh/ chị ln thành cơng trong cơng việc ạ.”
Lưu ý trong q trình phỏng vấn:
 Người phỏng vấn có thể giải thích thêm cho người được phỏng vấn về mục đích

cuộc phỏng vấn, nội dung các câu hỏi cũng như đặt thêm các câu hỏi ngồi lề
khi cần thiết
 Trong q trình phỏng vấn, cố gắng nắm bắt tâm lý của đáp viên thông qua cử

chỉ, nét mặt của họ để điều chỉnh cách hỏi của mình cho phù hợp

 Người phỏng vấn cần có kỹ năng giao tiếp; ăn mặc lịch sự, giọng nói, ngữ điệu

dễ nghe.


B. BÀI THẢO LUẬN
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 15
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 15
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu................................................. 16
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................... 17
1.1.

Đề tài nghiên cứu.............................................................................................. 17
1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ.................................................................. 17
1.1.2...................................................................................................................... Tổ
ng quan nghiên cứu và lựa chọn mơ hình nghiên cứu.............................22

1.2 Phương pháp phỏng vấn.................................................................................. 35
1.2.1

Khái niệm và đặc điểm của phương pháp phỏng vấn.........................35

1.2.2

Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại.............................................. 35

1.2.3

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân.......................................... 37


CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN
TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH MARKETING K46 – K50 ĐỂ ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.................................................................................. 39
2.1 Phương pháp chọn mẫu và mô tả khung mẫu................................................ 39
2.1.1 Phương pháp chọn mẫu............................................................................. 39
2.1.2 Mô tả khung mẫu....................................................................................... 40
2.2 Phương pháp giao tiếp..................................................................................... 41
2.3 Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn.................................................................. 41
2.4 Tiến hành phỏng vấn và thu thập thơng tin................................................... 42
2.5 Phân tích và xử lý các thông tin (dữ liệu đã được thu thập).........................45
2.6 Báo cáo kết quả nghiên cứu............................................................................. 45
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN...................................................................................... 46
3.2 Đánh giá ưu nhược điểm của các phương pháp............................................. 46


3.2.1 Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn qua điện thoại .46
3.2.2 Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân
................................................................................................................................47
3.3 Rút ra bài học................................................................................................... 48


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, việc làm là một trong những yếu
tố quan trọng hàng đầu, việc làm không chỉ là nhu cầu của con người mà là nguồn gốc
tạo ra của cải, vật chất của xã hội. Việc làm có vai trị quan trọng trong việc ổn định
tình hình kinh tế - xã hội, là giải pháp để xóa đói nghèo, là cách để thơng qua đó người
lao động tích cực góp phần xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề việc làm cũng là một vấn đề bức thiết của phần lớn

quốc gia đang phát triển, nơi có nguồn nhân lực dồi dào mà nền kinh tế phát triển cao,
do đó sẽ khơng cân xứng về cung - cầu trong phạm vi một nước, vấn đề việc làm của
sinh viên sau khi ra trường luôn được đặc biệt chú trọng. Các doanh nghiệp, cơ quan
luôn muốn tuyển chọn những sinh viên tốt về trình độ tay nghề, kỹ năng mềm và trình
độ ngoại ngữ trong khi sinh viên ngồi trên ghế nhà trường vẫn chưa tự chú trọng được
điều này. Vì thế, tình trạng việc làm của sinh viên sau khi ra trường cũng là một bức
thang để đánh giá chương trình giảng dạy của nhà trường nơi sinh viên đang theo học.
Chính vì những lý do trên, nhóm 7 đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng
việc làm làm của sinh viên tốt nghiệp ngành marketing đại học thương mại từ khóa 46
đến khóa 50 để đánh giá chương trình đào tạo”. Để giúp chúng ta có cái nhìn thực tiễn,
tồn diện và tổng thể về tình trạng việc làm của các sinh viên và có những đóng góp cụ
thể để cơng tác đào tạo của nhà trường đạt hiệu quả tốt hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu nhằm tìm ra thực trạng việc làm của sinh viên khoa Marketing từ
khóa 46 đến khóa 50 sau khi tốt nghiệp. Trên cơ sở đó có thể đưa ra những đánh giá
chính xác về chất lượng đào tạo của khoa Marketing – một bộ phận đào tạo quan trọng
của trường Đại học Thương mại.
- Mục đích nghiên cứu:


Từ thực trạng việc làm của sinh viên ngành Marketing K46-50 đại học Thương
Mại sau khi ra trường và những đánh giá của nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra được
các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo và hồn thiện hơn chương trình đào tạo
của Khoa Marketing, trường Đại học Thương Mại.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing K46
đến K50 trường Đại học Thương mại để đánh giá chương trình đào tạo.

3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc làm của sinh viên khoa Marketing khóa 46 đến

50 trường Đại học Thương mại.
- Đối tượng khảo sát là sinh viên tốt nghiệp khoa Marketing từ khóa 46 đến khóa 50

thuộc khách thể trường Đại học Thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu:

• Khơng gian: Trường Đại học Thương mại và tại các địa điểm phỏng vấn
• Thời gian: Nghiên cứu đề tài này dự tính trong 3 tháng.
4. Nội dung nghiên cứu
• Đánh giá thực trạng việc làm của sinh viên Marketing Đại học Thương Mại từ
khóa 46 đến khóa 50 qua các yếu tố thời gian có việc sau tốt nghiệp, thu nhập,
mơi trường làm việc,...
• Phân tích sự ảnh hưởng của chất lượng của chương trình đào tạo đến thực trạng
việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp qua những yếu tố cụ thể
• Thơng qua kết quả nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp giúp đại học thương
mại nâng cao chất lượng đào tạo và định hướng phát triển của chương trình đào
tạo trong tương lai.

5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: Phương pháp nghiên cứu
định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện
thơng


qua kỹ thuật phỏng vấn, thảo luận ý kiến với các sinh viên 46-50 đã tốt nghiệp chuyên
ngành marketing đại học Thương Mại. Nghiên cứu định lượng được thực hiện sau khi
thu thập được bảng câu hỏi và quy đổi.

- Phương pháp phân tích tài liệu

Sử dụng những tài liệu thu thập qua những luận văn thạc sỹ, đề tài cấp nhà
nước, những thông tin qua báo, đài và các phương tiện truyền thông đại chúng, các
sách chuyên khảo và giáo trình, tạp chí. Những tài liệu được chúng tơi tiếp cận sẽ được
chỉ rõ ra ở phần tổng quan vấn đề nghiên cứu và tìm được mơ hình gồm các giả thuyết
nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại.

Là phương pháp quan trọng để thu thập thông tin. Thực hiện cuộc phỏng vấn
trực tiếp cá nhân hoặc qua điện thoại với đối tượng là sinh viên đã tốt nghiệp chuyên
ngành Marketing từ K46 đến K50 trường Đại học Thương mại nhằm làm rõ hơn thực
trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, những yếu tố ảnh hưởng, chương trình
đào tạo và một số giải pháp cụ thể mà trong bảng hỏi chưa thực hiện được.. Nội dung
bảng hỏi bao gồm thông tin cá nhân, thực trạng việc làm, những yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên, các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao
chương trình đào tạo.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Đề tài nghiên cứu

1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ
1.1.1.1 Khái niệm sinh viên
Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc La-tinh “Student” có nghĩa là người làm
việc, học tập nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác tri thức. Nó được dùng cùng
nghĩa tương đương với từ “Student” trong tiếng Anh, “Etudiant” trong tiếng Pháp.
“Sinh viên” là để chỉ những người theo học ở bậc đại học và phân biệt vơi học sinh
đang theo học ở bậc phổ thông.
Theo ngôn ngữ Hán Việt, từ “Sinh viên” được diễn nghĩa ra là người bước vào

cuộc sống, cuộc đời. Còn theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm “sinh viên” được dùng để


chỉ người học ở bậc đại học. Theo Quy chế công tác Học sinh Sinh viên trong các
trường


đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì: “sinh viên” là người đang theo học hệ đại học
và cao đẳng trong và ngồi nước”.
Từ đó ta có thể hiểu: khái niệm “sinh viên” là những người đang học tập tại các
trường đại học, cao đẳng, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu
xã hội.
1.2.2. Khái niệm sinh viên tốt nghiệp
Khái niệm “sinh viên tốt nghiệp” dùng để chỉ nhóm đối tượng là người học đã
hồn thành chương trình đào tạo ở trường cao đẳng hoặc đại học, được công nhận và
cấp bằng tốt nghiệp, đồng thời có nhu cầu tham gia vào thị trường lao động.
1.1.1.2. Khái niệm việc làm
Tại điều 9, chương II Bộ luật Lao động (2012) thì khái niệm việc làm được hiểu
là: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Nhà
nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm,
bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm”. Người lao
động có các quyền sau đây: làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề,
nâng cao trình độ nghề nghiệp và khơng bị phân biệt đối xử; hưởng lương phù hợp với
trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ
lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ
theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể.
Việc làm phải bao gồm ba yếu tố sau:
- Là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần
- Hoạt động đó có mục đích và nhận được thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật.
- Hoạt động đó khơng bị pháp luật ngăn cấm


Việc làm và lao động là những khái niệm có liên quan chặt chẽ nhưng khơng
hồn tồn giống nhau. Việc làm có giới hạn về số lượng, nguồn lao động cũng có giới
hạn về số lượng và nhân khẩu học nhưng sức lao động thì khơng. Việc làm thể hiện
mối quan hệ giữa con người với những chỗ làm việc cụ thể, là những giới hạn xã hội
cần thiết, trong đó lao động diễn ra. Việc làm là điều kiện cần thiết để thỏa mãn nhu


cầu xã hội về lao động, là nội dung chính của hoạt động con người. Đứng ở góc độ
kinh tế việc


làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con
người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất. Như vậy, việc làm là một phạm trù
tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khẩu. Nó thuộc loại những vấn
đề chủ yếu nhất của tồn bộ đời sống xã hội.
Phân loại theo thời gian làm việc:
- Toàn thời gian: Là một định nghĩa chỉ một công việc làm 8 tiếng mỗi ngày, hoặc theo

giờ hành chính 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày trong tuần.
- Bán thời gian: Là một định nghĩa mô tả công việc làm khơng đủ thời gian giờ hành

chính quy định của nhà nước 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Thời gian làm việc
có thể dao động từ 0.5 đến 5 tiếng mỗi ngày và không liên tục.
- Làm thêm: Là một định nghĩa mô tả một công việc khơng chính thức, khơng thường

xun bên cạnh một cơng việc chính thức và ổn định.
1.1.1.3. Khái niệm thị trường lao động
Theo Adam Smith (viết 1826): “Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi
hàng hóa sức lao động (hoặc dịch vụ lao động) giữa một bên là người sử dụng lao

động và một bên là người lao động. Theo định nghĩa trên thì đối tượng trao đổi trên thị
trường lao động là sức lao động, chứ không phải là người lao động, người lao động chỉ
là chủ sở hữu sức lao động của mình và họ chỉ đem bán sức lao động
Theo một số khái niệm trong văn kiện Đại hội IX của Đảng là: "Thị trường mua
bán các dịch vụ của người lao động, về thực chất là mua bán sức lao động, trong một
phạm vi nhất định. Ở nước ta, hàng hóa sức lao động được sử dụng trong các doanh
nghiệp tư bản tư nhân, các doanh nghiệp tư bản nhà 24 nước, các doanh nghiệp tiểu
chủ, và trong các hộ gia đình neo đơn thuê mướn, người làm dịch vụ trong nhà. Trong
các trường hợp đó có người đi thuê, có người làm thuê, có giá cả sức lao động dưới
hình thức tiền lương, tiền cơng"
Mặc dù có nhiều điểm khác biệt, nhưng các định nghĩa về thị trường lao động
đều thống nhất với nhau về các nội dung cơ bản của thị trường lao động như sau: “Thị
trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ xã hội
giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động
(người


sử dụng sức lao động), thơng qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền


×