Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Đánh giá năng lực, kiến thức và kĩ năng của sinh viên tốt nghiệp các trường nghề: Cơ sở để phát triển hợp tác đào tạo giữa trường nghề và doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 23 trang )

1


ACKNOWLEDGEMENT

On completion of this study, the author has received significant support and
collaboration from many organizations and individuals.
First and foremost, I would like to thank the leader team and the staff of ten
universities and colleges of MOIT, including Hanoi University of Industry, Ho Chi Minh City
University of Food Industry, Ho Chi Minh City University of Industry, Hue Industrial
College, Nam Dinh Industrial College, Vietnam-Germany Industrial College, Industrial
Economic – Technology College, College of Industrial Techniques, Constructional and
Industrial College, Vocational College of Commerce as well as Vocational College of
Agricultural Mechanics (Ministry of Agriculture and Rural Development) and Vietnam-Korea
Vocational College of Engineering (Nghe An province) for sharing information and
cooperating in the survey.
I have to acknowledge the contributions of my colleagues and students at Hanoi
University of Industry in the process of distributing and collecting questionnaires from over
230 enterprises. Without this support, I could not have gathered such huge database for
research and analysis.
I would like to express my appreciation to the support from the leaders of Hanoi
University of Industry. The university has created necessary conditions including time, budget
and other priorities for me to complete the DBA course and the final thesis on time. Thanks
for the support and encouragement from the fellows and teachers at Hanoi University of
Industry, especially comments on expertise from colleagues in Faculty of Business
Administration.
A special thanks goes to Thai Nguyen University and Southern Luzon State University
for their cooperation in this training program which provides me with an opportunity to
participate in and conduct the project that I have long cherished.
I take this opportunity to express my profound gratitude and deep regards to my guide
Dr. A. Walberto Macaraan from Southern Luzon State University for his exemplary guidance,


monitoring and constant encouragement throughout the course of this thesis.
Last but not least, many thanks go to my family. They are always beside me and
encourage me through the duration of my studies. I am also indebted this achievement to my
beloved wife and two daughters for their great help and support.

Sincerely thank you.
.
Thai Nguyen, May 2013


Đại học Thái Nguyên
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam



Đại học Southern Luzon State
Cộng hòa Philippines



HÀ XUÂN QUANG



Đánh giá năng lực, kiến thức và kĩ năng của sinh viên
tốt nghiệp các trường nghề: Cơ sở để phát triển hợp tác
đào tạo giữa trường nghề và doanh nghiệp




LUẬN ÁN TIẾN SĨ
(TÓM TẮT)



Người hướng dẫn khoa học: TS. A. Walberto Macaraan
GS. Trường Đại học Southern Luzon State





Tháng 8 năm 2013

2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
GDVT
General Department of Vocational
Training
Tổng cục Dạy nghề
GIZ
German Society for International
Cooperation, Ltd
Hội Hợp tác quốc tế Đức
HaUI Hanoi University of Industry Đại học Công nghiệp Hà Nội
HCM Ho Chi Minh Hồ Chí Minh
IVT Institute for Vocational Training Viện đào tạo nghề

JICA
Japan International Cooperation
Agency
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
MOARD
Ministry Of Agriculture and Rual
Development
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn
MOET
Ministry Of Education and
Training
Bộ Giáo dục và Đào tạo
MOIT Ministry Of Industry and Trade Bộ Công thương
MOLISA
Ministry Of Labor, War Invalids
and Social Affairs
Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội
NVQs
National Vocational
Qualifications
Chuẩn trình độ đào tạo nghề quốc
gia
QCA
Qualifications and Curriculum
Authority
Cơ quan quản lý trình độ và
chương trình dạy nghề
SLSU Southern Luzon State University

Trường Đại học Southern Luzon
State
SMEs Small and Medium Enterprises Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TNU Thai Nguyen University Đại học Thái Nguyên
VCCI
Vietnam Chamber of Commerce
and Industry
Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam
3

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

1.1. Bối cảnh
"Chất lượng đào tạo nghề của các trường chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của thị trường
lao động. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Một trong những nguyên
nhân là việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo chưa được quan tâm một
cách đúng mức. Sự tham gia của các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo còn rất hạn chế
"(MOIT, 2011).
Trong bối cảnh đó, tác giả đã chọn đề tài: "Đánh giá khả năng, kiến thức và kỹ năng
của sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề: Cơ sở để phát triển hợp tác đào tạo giữa trường
nghề và doanh nghiệp" cho luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh. Kết quả nghiên cứu là cơ sở
xây dựng các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng đào tạo nghề tại Việt Nam.
1.2. Xác định vấn đề
Chất lượng của sinh viên tốt nghiệp từ các trường dạy nghề hiện nay chưa thực sự đáp
ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất
lượng sinh viên tốt nghiệp là việc hợp tác chưa hiệu quả giữa nhà trường và doanh nghiệp và
sự tham gia còn hạn chế của các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.
Mục tiêu chung của nghiên cứu là phát triển hợp tác đào tạo giữa trường nghề và
doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp.

1.3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với bốn mục đích: (1) nâng cao hiểu biết về sự hợp tác
giữa các doanh nghiệp và trường dạy nghề và khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác đối
với các trường dạy nghề, (2) đánh giá khả năng làm việc, kiến thức và kỹ năng của sinh viên
tốt nghiệp từ trường dạy nghề và các tác động của việc hợp tác trường nghề - doanh nghiệp
đối với kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp, (3) nhận diện những yếu tố chính để
phát triển hợp tác giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
nghề, và (4) đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp và
trường dạy nghề trong tương lai.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Với các mục đích trên, tác giả đã đưa ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
4

Q1. Các vấn đề doanh nghiệp gặp phải về kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt
nghiệp trường nghề liên quan đến (1) Kiến thức cần thiết cho công việc của họ, (2) Kỹ năng
cần thiết cho công việc của họ, (3) Thái độ làm việc của họ?
Q2. Các vấn đề trường nghề gặp phải về kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp liên
quan đến (1) Chương trình dạy nghề, (2) Trình độ của giáo viên, (3) Máy móc thiết bị dạy nghề?
Q3. Các chương trình hợp tác đào tạo hiện có giữa nhà trường và doanh nghiệp liên
quan đến (1) Thực tập, (2) Tài trợ học bổng cho sinh viên, (3) Các tài trợ cho đào tạo, (4)
Trao đổi thông tin, ?
Q4. Nội dung nào của chương trình hợp tác ảnh hưởng đến chất lượng của sinh viên
tốt nghiệp?
Q5. Có sự khác biệt đáng kể nào giữa ý kiến của các nhóm đối tượng nghiên cứu khác
nhau không?
Q6. Những chương trình hợp tác đào tạo nào giữa nhà trường và doanh nghiệp có thể
được phát triển nhằm cải thiện sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp?
Q7. Làm thế nào để cải thiện sự hợp tác giữa trường nghề và doanh nghiệp? (các giải pháp)
1.5. Giả thuyết
Các giả thuyết được liệt kê dưới đây và được kiểm nghiệm bằng phương pháp thống kê nhằm

trả lời các câu hỏi nghiên cứu và định hướng cho việc khảo sát và và thu thập dữ liệu.
H1. Doanh nghiệp không hài lòng với khả năng làm việc, kiến thức và kỹ năng của
sinh viên tốt nghiệp trường nghề;
H2. Có sự khác biệt trong việc đánh giá năng lực, kiến thức và kỹ năng của sinh viên
tốt nghiệp giữa các loại hình doanh nghiệp (theo hình thức sở hữu, theo ngành);
H3. Các doanh nghiệp sẵn sàng hợp tác với các trường trong hoạt động dạy nghề;
H4. Các trường dạy nghề không hài lòng với các điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo nghề;
H5. Không có sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp / trường nghề trong việc đánh
giá những lợi ích của hợp tác trường nghề - doanh nghiệp;
H6. Có mối liên hệ giữa kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và các
hoạt động hợp tác trường nghề - doanh nghiệp.
1.6. Qui mô và giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm các trường dạy nghề thuộc Bộ Công Thương. Tác giả
thực hiện khảo sát các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với các trường thuộc Bộ Công
Thương để đánh giá khả năng, kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp và thu nhận ý
5

kiến của họ về sự hợp tác trường nghề - doanh nghiệp. Để có được kết quả đánh giá cụ thể,
tác giả lựa chọn khảo sát kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp các ngành Cơ khí và
Điện- điện tử. Đây là 02 ngành được đào tạo trong tất cả 12 trường được khảo sát cũng như
hầu hết các trường dạy nghề khác tại Việt Nam (GDVT, 2012)
Số liệu điều tra thực tế (sơ cấp) được tiến hành trong khoảng thời gian từ 9/2012 đến
3/2013. Các dữ liệu thứ cấp dựa trên thống kê và báo cáo của Bộ Công Thương, Bộ GD &
ĐT, Bộ LĐTB&XH, Tổng cục Dạy nghề trong giai đoạn 2010-2012.
Công cụ nghiên cứu chủ yếu là phỏng vấn và khảo sát bằng bảng hỏi.
1.7. Các định nghĩa
- Chất lượng của sinh viên tốt nghiệp.
- Hợp tác trường nghề - doanh nghiệp.
1.8. Ý nghĩa đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ có những ý nghĩa như sau:

(1) Tăng hiểu biết về sự hợp tác đào tạo giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp để
giúp các trường nghề thuộc MOIT nâng cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp;
(2) Cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý, giáo viên các trường nghề để triển
khai các giải pháp phát triển đào tạo nghề nói chung và phát triển các chương trình hợp tác
với doanh nghiệp nói riêng.
(3) Cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý dạy nghề xây dựng, hoàn thiện các qui
định/cơ chế để thúc đẩy tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo nghề và phát triển
hợp tác đào tạo trường-doanh nghiệp.
(4) Tài liệu tham khảo cho giảng dạy, học tập về quản trị kinh doanh, quản trị trường
nghề; cho các nhà khoa học và những người quan tâm đến đào tạo nghề và hợp tác trường-
doanh nghiệp trong đào tạo nghề.
1.9. Kết cấu của đề tài
Luận án bao gồm năm chương.
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Đánh giá các tài liệu và nghiên cứu liên quan
Chương III: Phương pháp nghiên cứu
Chương IV: Trình bày, phân tích và giải thích dữ liệu
Chương V: Tóm tắt kết quả, kết luận và khuyến nghị
6

1.10. Kết luận
Mục đích của đề tài là xác định những yếu tố chính cho việc phát triển hợp tác đào tạo
giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp để nâng cao kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt
nghiệp.
Nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực cho việc phát triển đào tạo nguồn nhân lực. Kết
quả nghiên cứu không chỉ hữu ích cho các trường thuộc Bộ Công Thương mà cả các trường
nghề khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý
trong việc xây dựng chính sách khuyến khích sự phát triển hợp tác giữa nhà trường và doanh
nghiệp.


7

CHƯƠNG II: CÁC TÀI LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
2.2. Các nghiên cứu trong nước
2.3. Khung lý thuyết và khái niệm
2.3.1. Chất lượng đào tạo
2.3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề
a. Các yếu tố bên ngoài
b. Các yếu tố bên trong
Chất lượng đào tạo nghề là kết quả của các tác động tích cực của tất cả các yếu tố
trong hệ thống đào tạo và quá trình đào tạo trong một môi trường nhất định. Những yếu tố
này có thể được tổng quát trong hình 2.3.



Hình 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh viên tốt nghiệp (Phan Chính Thức, 2003)
2.3.4. Hợp tác giữa trường nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề
2.3.4.1. Nội dung hợp tác
- Hợp tác trong lập kế hoạch đào tạo
- Hợp tác trong cung cấp trang thiết bị và tài chính
Môi trường đào tạo
nghề
-
M

c tiêu đào t


o;

- Chương trình và tài
liệu đào tạo;
- Giảng viên và sinh
viên;
- Trang thiết bị và
Tài chính.


Quá
trình
đào tạo

Chất
lượng
của sinh
viên tốt
nghiệp
Phản hồi
8

- Hợp tác trong cung cấp giáo viên
- Hợp tác trong thiết kế chương trình đào tạo
- Hợp tác trong trao đổi thông tin
2.3.4.2. Mức độ hợp tác
- Hợp tác toàn diện.
- Hợp tác từng phần (hạn chế)
2.3.4.3. Ảnh hưởng của việc hợp tác đến kiến thức và kĩ năng của sinh viên
tốt nghiệp



Hình 2.4. Ảnh hưởng của hợp tác giữa trường nghề và doanh nghiệp đối với chất lượng đào
tạo nghề (Tác giả tổng hợp từ các phân tích trên)
Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố. Do đó, nó
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề - kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp.
Môi trường – Chính sách
















e




Môi trường – Chính sách


Hợp tác trường nghề
và doanh nghiệp
Chương
trình

Giảng viên


Trang thiết
bị


Kiến thức và kĩ
năng của sinh viên
t

t nghi

p


Sinh
viên
Môi trường – Chính sách
Môi trường – Chính sách
9

2.4. Khung phân tích
Từ phân tích trên, tác giả đã đề xuất mô hình sau đây để kiểm tra sự hợp tác giữa
trường dạy nghề và doanh nghiệp (Hình 2.5); một khung phân tích hợp tác về xây dựng

chương trình dạy nghề được trình bày trong Hình 2.6.









Hình 2.5. Khung phân tích hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đào tạo nghề (Tác giả tổng
hợp từ phân tích lý thuyết và thực tiễn)











Hình 2.6. Khung phân tích hợp tác xây dựng chương trình dạy nghề
(Tác giả xây dựng từ việc phân tích lý luận và thực tiễn)
Chất lượng sinh
viên tốt nghiệp




Yêu cầu của
doanh nghiệp
Chương trình dạy



Đánh giá thực
trạng





Hợp tác Trường
nghề - Doanh
nghiệp


Hợp tác giữa doanh
nghiệp và trường nghề
Yêu cầu của doanh
nghiệp về kiến thức
và kĩ năng của sinh
viên tốt nghiệp.
Yếu tố cản trở việc
hợp tác
Đào tạo nghề tại nhà
trường: Chương trình,
Chứng chỉ, Trang thiết
bị.

Lợi ích hợp tác
10

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài. Tác giả
kết hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Dữ liệu bao gồm dữ liệu thứ cấp
từ các báo cáo thống kê và dữ liệu sơ cấp từ các cuộc phỏng vấn chuyên sâu, nghiên cứu trường
hợp điển hình và khảo sát bằng bảng hỏi. Nội dung của chương này bao gồm (1) Xây dựng kế
hoạch nghiên cứu, (2) Xác định mẫu, (3) Công cụ nghiên cứu, (4) Qui trình thu thập dữ liệu, (5)
Phương pháp xử lý dữ liệu, (6) Đánh giá độ tin cậy của thang đo, (7) Xử lý thống kê.
3.1. Kế hoạch nghiên cứu




























Hình 3.1. Kế hoạch nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu
Đánh giá tài liệu, lý
thuyết
Thiết kế công cụ thu
thập dữ liệu
Thu thập, xử lý và phân
tích dữ liệu trường nghề
Thu thập, xử lý và phân
tích dữ liệu doanh nghiệp

Phân tích và so sánh
Kết quả, kết luận và
đề xuất giải pháp
11

3.2. Xác định mẫu
3.2.1. Đối tượng và mẫu trường nghề
Theo báo cáo thống kê, Bộ Công Thương có 32 trường học. Tác giả đã chọn 10 trường
cho cuộc điều tra. Đây là các trường học lớn (về số lượng sinh viên) và có nhiều hoạt động
hợp tác với các doanh nghiệp theo quan sát của tác giả.

Để so sánh, tác giả cũng khảo sát thêm 02 trường dạy nghề không thuộc Bộ Công
Thương có số lượng lớn sinh viên học nghề, 01 trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 01 trường của tỉnh Nghệ An.
Nghiên cứu chuyên sâu được thực hiện tại Đại học Công nghiệp Hà Nội.
3.2.2. Đối tượng và mẫu doanh nghiệp
Các doanh nghiệp được lựa chọn để khảo sát hiện đang hợp tác với các trường dạy
nghề của Bộ Công Thương, và 02 trường ngoài Bộ Công Thương. Do không có số liệu chính
xác về tất cả các doanh nghiệp hợp tác với các trường này, tác giả đã khảo sát 250 doanh
nghiệp do các trường giới thiệu. Các doanh nghiệp được khảo sát bằng bảng hỏi. Có 233
doanh nghiệp đã trả lời các bảng hỏi. Đối tượng tham gia trả lời bao gồm lãnh đạo (giám đốc,
phó giám đốc) hoặc người quản lý (trưởng/ phó bộ phận sản xuất, bộ phận đào tạo và bộ phận
nhân sự). 01 doanh nghiệp được lựa chọn để phỏng vấn trực tiếp và chuyên sâu.
3.3. Công cụ nghiên cứu
Bảng hỏi và phiếu phỏng vấn được sử dụng để thu thập dữ liệu sơ cấp.
3.3.1. Phỏng vấn
Tác giả thực hiện phỏng vấn với các dàn ý chứ không phải là toàn bộ các câu hỏi. Câu
hỏi được sử dụng trong các cuộc phỏng vấn chủ yếu là những câu hỏi mở. Thang đo được sử
dụng trong phỏng vấn chủ yếu là thang đo định tính. Phiếu phỏng vấn được sử dụng cho các
đối tượng bao gồm lãnh đạo các trường dạy nghề, các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà
quản lý đào tạo.
3.3.2 Bảng hỏi
Hai loại bảng hỏi được sử dụng cho nghiên cứu: bảng hỏi cho các trường dạy nghề và
bảng hỏi cho các doanh nghiệp.
3.4. Quy trình thu thập dữ liệu
Tiến hành khảo sát thực tế được thực hiện theo các bước như sau:
(1) Gửi e-mail và điện thoại đề nghị khảo sát và đặt lịch khảo sát.
(2) Hướng dẫn khảo sát trực tiếp.
(3) Thực hiện khảo sát
12


3.5. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập bằng các phương pháp điều tra, dữ liệu được nhập và xử lý.
Nhập và lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu được nhập và được lưu trữ trên máy tính. Phần mềm
bảng tính Excel và phần mềm thống kê SPSS được sử dụng để nhập và xử lý số liệu. Mỗi
bảng hỏi được gán một ID. Mỗi câu hỏi (biến) được đặt tên phù hợp với việc khai báo các
biến trong SPSS.
3.6. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Phương pháp tính toán Cronbach Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang
đo với các chỉ số sử dụng nhiều biến để nghiên cứu một vấn đề.
3.7. Xử lý thống kê
3.7.1. Thống kê mô tả
Phân tích thống kê mô tả sẽ giúp quan sát từng biến kỹ lưỡng và hiểu được bản chất
của dữ liệu, từ đó chúng ta có thể hiểu được đối tượng / vấn đề nghiên cứu thông qua các biến
này. Sau khi hiểu rõ bản chất của các số liệu thống kê, chúng ta có thể nhận ra mối quan hệ
giữa các biến và định hướng cho việc phân tích ứng dụng các kỹ thuật sâu hơn như so sánh,
tương quan, hồi quy (Trần Tiến Khai, 2007). Tác giả sử dụng SPSS để tính toán các chỉ số
như Max, Min, Mean, Median, Mode, Std.Deviation, Variance cho các biến định lượng và
thiết lập bảng tần số cho các biến định tính.
3.7.2 Kiểm định mối quan hệ
Kiểm định T-test được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến khoảng cách và
tính toán hệ số tương quan r và kiểm định Chi-square (X2) được sử dụng để kiểm tra mối
quan hệ giữa các biến định danh.
3.7.3. Trình bày dữ liệu
Công cụ trình bày dữ liệu trong luận án bao gồm các bảng và đồ thị. Bảng được xây
dựng bằng phần mềm SPSS còn đồ thị được thực hiện trong EXCEL.
13

CHƯƠNG IV: TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH DỮ LIỆU

Chương này trình bày và phân tích các dữ liệu thu thập được để làm sáng tỏ các vấn

đề nghiên cứu và trả lời những câu hỏi nghiên cứu nêu trong Chương 1. Kết quả nghiên cứu
được dựa trên phân tích và kiểm định dữ liệu bằng các công cụ thống kê để đảm bảo độ tin
cậy thống kê.
4.1. Đặc điểm của mẫu điều tra
4.1.1.Trường nghề
Có tổng số 10 trường dạy nghề thuộc Bộ Công Thương và 2 trường học thuộc khu vực
khác tham gia khảo sát (Bảng 4.1). Các trường này nằm ở miền Bắc hoặc miền Nam của Việt
Nam, bao gồm các trường đại học, cao đẳng, trường cao đẳng nghề (Bảng 4.2).
Bảng 4.1. Số lượng trường phân loại theo đơn vị chủ quản
Cơ quan chủ quản Số lượng Tỉ lệ phần trăm
Thuộc Bộ Công thương 10

83.3

Không thuộc Bộ Công thương 2

16.7

Tổng số 12

100.0


Bảng 4.2. Số lượng trường phân loại theo trình độ đào tạo cao nhất
Trình độ đào tạo Số lượng Tỉ lệ phần trăm
Đại học 3

25.0

Cao đẳng 6


50.0

Cao đẳng nghề 3

25.0

Tổng cộng 12

100.0

4.1.2. Doanh nghiệp
Mẫu điều tra doanh nghiệp bao gồm 233 doanh nghiệp đang hợp tác với các trường dạy nghề
với nhiều loại hình sở hữu, các ngành nghề và quy mô (Bảng 4.5, Bảng 4.6).
Bảng 4.5. Số lượng doanh nghiệp phân loại theo hình thức sở hữu
Hình thức sở hữu Số lượng Tỉ lệ phần trăm
Doanh nghiệp nhà nước 28

12.0

Doanh nghiệp FDI 12

5.2

Liên doanh 12

5.2

Doanh nghiệp tư nhân/cổ phần


181

77.7

Tổng cộng 233

100.0


14

Bảng 4.6. Số lượng doanh nghiệp phân loại theo ngành nghề
Ngành nghề Số lượng Tỉ lệ phần trăm
Cơ khí 78

33.5

Điện/Điện tử 60

25.8

Ngành nghề khác 95

40.8

Tổng cộng 233

100.0

4.2. Đánh giá của doanh nghiệp về khả năng làm việc, kiến thức và kĩ năng của sinh viên

tốt nghiệp từ các trường dạy nghề
4.2.1. Đánh giá về thái độ và khả năng đáp ứng các yêu cầu của công việc



Hình 4.1a. Đánh giá của doanh nghiệp về thái độ và khả năng làm việc của sinh viên tốt
nghiệp
4.2.2. Đánh giá về kiến thức chung



Hình 4.2a. Đánh giá của doanh nghiệp về kiến thức chung của sinh viên tốt nghiệp
15

4.2.3. Đánh giá về kĩ năng và kiến thức cơ sở nghề



Hình 4.3a. Đánh giá của doanh nghiệp về kĩ năng và kiến thức cơ sở nghề của sinh viên tốt nghiệp
4.2.4. Đánh giá về kĩ năng và kiến thức cơ khí


Hình 4.4. Đánh giá của doanh nghiệp về kĩ năng và kiến thức cơ khí của sinh viên tốt nghiệp
4.2.5. Đánh giá về kĩ năng và kiến thức điện/điện tử

Hình 4.5. Đánh giá của doanh nghiệp về kĩ năng và kiến thức điện/điện tử của sinh viên tốt nghiệp

16

4.3. Đánh giá về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề tại các trường nghề

1. Chương trình dạy nghề

Hình 4.6. Đánh giá về chương trình dạy nghề
2. Giáo viên dạy nghề

Hình 4.7. Đánh giá về giáo viên dạy nghề
3. Trang thiết bị dạy nghề

Hình 4.8. Đánh giá các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy nghề

17

4.4. Các hình thức hợp tác đào tạo đang được thực hiện tại các trường
4.5. Lợi ích của việc hợp tác theo đánh giá của trường nghề và của doanh nghiệp

Hình 4.10. Đánh giá của trường nghề và doanh nghiệp về lợi ích hợp tác
4.6. Ảnh hưởng của các chương trình hợp tác đến kĩ năng và kiến thức của sinh viên học
nghề
Hợp tác giữa các doanh nghiệp và các trường dạy nghề có ảnh hưởng đến kiến thức và kỹ năng
của sinh viên tốt nghiệp ở các cấp độ khác nhau. Trong đó, chương trình thực tập tại các doanh nghiệp
có ảnh hưởng cao nhất. Hỗ trợ học tập từ các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng nhiều đến việc nâng cao
kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp từ các trường dạy nghề.
4.7. Các chương trình hợp tác mà doanh nghiệp sẵn sàng và mong muốn tham gia

Hình 4.12. Mức độ sẵn sàng và mong muốn tham gia của doanh nghiệp
18

4.8. Các yếu tố cản trở việc hợp tác
Các yếu tố cản trở hợp tác bao gồm: (1) thiếu các quy định của nhà nước khuyến khích
/ bắt buộc các trường và doanh nghiệp hợp tác, (2) thiếu thông tin về đối tác, (3) lợi ích của

hai bên có thể không được đảm bảo.
4.9. Kiểm định mối quan hệ giữa các biến/các yếu tố
- Mối quan hệ giữa các hình thức sở hữu (SOHUU) và ý kiến về sự phát triển hợp tác (C6)
- Mối quan hệ giữa ngành (C1.4) và ý kiến về sự phát triển của hợp tác (C6)
- Mối quan hệ giữa SOHUU và C2, C3, C4, C5, C7, C8
- Mối quan hệ giữa các biến C1.4, C2, C3, C4, C5, C7, C8.
4.10. Xây dựng hàm hồi quy để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố
Sử dụng SPSS để tính toán và kiểm định, có mô hình :
B2 = 0,558 0,184 * B1.2 0,304 * B1.3 0,278 * B3; R2 = 0,445
Mô hình này có thể được sử dụng để dự đoán giá trị của B2 nếu giá trị của B1.2, B1.3
và B3 được biết trước (với dung sai và độ tin cậy nhất định).
19

CHƯƠNG V: TÓM TẮT KẾT QUẢ, KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ

5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
1. Các doanh nghiệp đánh giá khả năng làm việc, kiến thức chung và kiến thức/kỹ
năng nghề của sinh viên tốt nghiệp thấp so với yêu cầu sản xuất ( nhỏ hơn 4,0 trên thang điểm
5.0). Không có sự khác biệt trong đánh giá kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp giữa
các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong việc
đánh giá giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau. Những kĩ năng yếu nhất là:
khả năng tổ chức quá trình sản xuất, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, kỹ năng tiếng Anh, lập
trình NC, CNC, PLC, PIC và kỹ năng vận hành thiết bị hiện đại. Đây là các vấn đề mà các
doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình phát triển sản xuất: Làm thế nào để xây dựng một
lực lượng lao động chất lượng cao để đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp? Hợp tác với các
trường đào tạo nghề là một trong những giải pháp phù hợp cho vấn đề này, đã được áp dụng
thành công tại một số doanh nghiệp.
2. Các trường dạy nghề phải đối mặt với thực tế là các yếu tố để đảm bảo chất lượng
đào tạo nghề còn hạn chế. Những điểm yếu nhất là: chương trình dạy nghề không được cập
nhật những yêu cầu của doanh nghiệp; thiết bị đào tạo nghề lạc hậu; giáo viên dạy nghề ít tiếp

cận với thực tế sản xuất. Điều này phù hợp với sự đánh giá không cao của các doanh nghiệp
về kiến thức, kỹ năng và khả năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp từ các trường dạy nghề.
Các trường dạy nghề phải tìm giải pháp cho vấn đề này trong điều kiện không có đủ nguồn
lực từ Chính phủ. Hợp tác với các doanh nghiệp để bổ sung các nguồn lực cho đào tạo là một
giải pháp thích hợp đã được áp dụng thành công tại một số trường dạy nghề.
3. Nhiều chương trình hợp tác đào tạo trường nghề - doanh nghiệp đã được thực hiện.
Tuy nhiên, chương trình phổ biến nhất là cung cấp cơ hội thực tập cho sinh viên tại các doanh
nghiệp. Các chương trình hợp tác khác không được thực hiện thường xuyên và ít về số lượng.
Tuy nhiên, có một số trường nghề có mô hình hợp tác hiệu quả.
4. Các doanh nghiệp sẵn sàng hợp tác đào tạo với các trường dạy nghề. Tất cả các
chương trình hợp tác đưa ra trong nghiên cứu đều được các doanh nghiệp khảo sát chấp nhận
(với tỷ lệ thấp nhất là 35% và cao nhất là 90% ). Hầu như tất cả các doanh nghiệp nhận thức
được lợi ích quan trọng của hợp tác trường nghề - doanh nghiệp. Sự hợp tác này cung cấp cho
doanh nghiệp nguồn nhân lực có tay nghề cao. Đây là cơ sở cần thiết cho các trường dạy nghề
phát triển các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của họ.
20

5. Các trường và doanh nghiệp có đánh giá khá giống nhau về các yếu tố cản trở sự
hợp tác. Thiếu các quy định nhà nước để khuyến khích hai bên hợp tác, thiếu thông tin về đối
tác và không đảm bảo những lợi ích mong muốn là những trở ngại chính trong việc phát triển
các chương trình hợp tác. Loại bỏ những rào cản này các chương trình hợp tác sẽ phát triển.
Điều này đòi hỏi sự tham gia của cả các trường nghề, doanh nghiệp và Chính phủ. Tính chủ
động của mỗi bên (trường học, doanh nghiệp) trong phát triển hợp tác là một yếu tố không thể
thiếu và rất quan trọng. Sự hợp tác phải đảm bảo hai bên cùng có lợi.
6. Các doanh nghiệp và trường học có đánh giá thống nhất về lợi ích của sự hợp tác.
Thậm chí, các doanh nghiệp đánh giá lợi ích của hợp tác cao hơn so với các trường nghề.
Không có sự khác biệt trong việc đánh giá những lợi ích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp
thuộc các ngành khác nhau hoặc các hình thức sở hữu khác nhau. Ý kiến của giáo viên các
trường nghề thuộc các nhóm khác nhau (khu vực/ trình độ đào tạo/ quy mô đào tạo) không có
sự khác biệt trong đánh giá lợi ích của sự hợp tác. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng và

thực hiện các chương trình hợp tác. Tất cả các chương trình hợp tác đào tạo cần phải đem lại
lợi ích cho cả hai bên.
7. Tất cả các chương trình hợp tác đào tạo đều ảnh hưởng đến những kiến thức và kỹ
năng của sinh viên học nghề. Trong đó thực tập tại các doanh nghiệp có ảnh hưởng nhiều
nhất. Chương trình hỗ trợ trực tiếp của các doanh nghiệp cho sinh viên (học bổng), cung cấp
thông tin về tuyển dụng, về tiếp nhận thực tập đều có ảnh hưởng đến việc nâng cao kiến thức
và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp. Phát triển hợp tác đào tạo giữa trường nghề - doanh
nghiệp sẽ dẫn đến cải thiện chất lượng đào tạo.
8. Nói chung, không có ý kiến khác nhau về việc phát triển chương trình hợp tác trường nghề -
doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau và các loại hình sở hữu khác
nhau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau có ý kiến khác nhau về hai chương
trình hợp tác: Trao đổi thông tin và Tư vấn về kế hoạch đào tạo.
9. Có ba nhóm chương trình hợp tác đào tạo giữa các trường và doanh nghiệp có thể
được phát triển: (1) hợp tác trao đổi thông tin, (2) hợp tác cung cấp và trao đổi nguồn lực và
(3) hợp tác thiết lập các mục tiêu đào tạo và kế hoạch đào tạo của trường dạy nghề.
5.2. Kiểm định giả thuyết
Theo kết quả phân tích tại chương IV, kết quả kiểm định các giả thuyết được thể hiện
tại Bảng 5.1



21

Bảng 5.1. Kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết Chấp nhận hay bác bỏ

H1. Doanh nghiệp không hài lòng với khả năng làm việc, kiến
thức và kĩ năng của sinh viên tốt nghiệp
Chấp nhận


H2a. Có sự khác biệt trong đánh giá của các doanh nghiệp thuộc
loại hình sở hữu khác nhau về khả năng, kiến thức và kĩ năng của
sinh viên tốt nghiệp
Bác bỏ

H2b. Có sự khác biệt trong đánh giá của các doanh nghiệp thuộc
ngành nghề khác nhau về khả năng, kiến thức và kĩ năng của sinh
viên tốt nghiệp
Chấp nhận

H3. Doanh nghiệp sẵn sàng hợp tác đào tạo với các trường nghề
Chấp nhận

H4. Trường nghề không hài lòng với các điều kiện đảm bảo chất
lượng dạy nghề
Chấp nhận

H5. Không có sự khác biệt trong đánh giá của các trường và
doanh nghiệp về lợi ích của việc hợp tác
Chấp nhận

H6. Có mối quan hệ giữa đánh giá về điều kiện đảm bảo chất lượng đào
tạo với các hoạt động hợp tác trường nghề - doanh nghiệp
Chấp nhận

5.3. Mối quan hệ giữa đánh giá các yếu tố đảm bảo chất lượng và phát triển của các
chương trình hợp tác trường nghề - doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa biến đại diện cho sự phát triển của các chương trình hợp tác và biến
phụ thuộc được thể hiện trong phương trình sau:
B2 = 0,558 + 0,184 * B1.2 + 0,304 * B1.3 + 0,278 * B3

Trong đó:
B2: Phát triển các chương trình hợp tác
B1.2: Đánh giá về giáo viên dạy nghề
B1.3: Đánh giá về thiết bị dạy nghề
B3: Đánh giá về lợi ích của hợp tác
5.4. Giải pháp phát triển các chương trình hợp tác đào tạo trường nghề - doanh nghiệp
1. Giải pháp đối với trường nghề
- Thành lập bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm về phát triển hợp tác trường nghề -
doanh nghiệp. Nâng cao kỹ năng tổ chức cho cán bộ và giáo viên.
- Nâng cao năng lực đào tạo của các trường nghề để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trong
hợp tác.
- Chủ động đề xuất các chương trình hợp tác phù hợp với khả năng và thực hiện
nghiêm túc các cam kết.
22

2. Giải pháp đối với doanh nghiệp
Các chương trình hợp tác đều mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp (trực tiếp hoặc gián tiếp). Lợi
ích trực tiếp bao gồm tuyển dụng được nhân viên có trình độ, giảm chi phí đào tạo và nâng cao trình độ của
người lao động. Các doanh nghiệp cũng nên thực hiện trách nhiệm xã hội và trách nhiệm phát triển nguồn
nhân lực của đất nước, việc làm này cũng gián tiếp mang lại lợi ích cho họ.
3. Thiết lập kênh thông tin giữa trường nghề và doanh nghiệp để hai bên hiểu rõ hơn về
nhu cầu và khả năng của nhau
- Tận dụng lợi ích của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet.
- Tổ chức hội thảo giữa các trường dạy nghề và các doanh nghiệp.
- Tổ chức các chuyến thăm và thảo luận với các doanh nghiệp.
- Tổ chức khảo sát doanh nghiệp để thu thập thông tin về các chương trình hợp tác.
- Phát triển các hoạt động với các cựu sinh viên.
4. Chính phủ cần phát triển các chính sách để đảm bảo cho quyền lợi các bên và khuyến
khích việc hợp tác
- Hoàn thiện các quy định về đào tạo nghề: Trường nghề và các doanh nghiệp phải phối

hợp chặt chẽ với nhau trong việc xây dựng chương trình đào tạo, thực hiện hoạt động đào tạo, mời
chuyên gia từ doanh nghiệp tham gia dạy nghề và sắp xếp việc làm cho sinh viên.
- Hoàn thiện các quy định doanh nghiệp phải được tham gia vào đào tạo nghề. Xây
dựng chính sách để hỗ trợ thuế, thuê đất, khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động dạy
nghề và phối hợp với các trường dạy nghề.
- Xây dựng khung pháp lý để đảm bảo quyền và lợi ích của các doanh nghiệp khi hỗ
trợ sinh viên, hạn chế các trường hợp sinh viên được doanh nghiệp hỗ trợ trong quá trình học
nghề nhưng không thực hiện cam kết khi tốt nghiệp ra trường.
5.5. Kết luận
Các mục tiêu nghiên cứu đã được thực hiện. Sáu (06) giả thuyết đã được kiểm định.
Bảy (07) câu hỏi nghiên cứu đã được trả lời. Chín (09) kết quả nghiên cứu đã được phát hiện
trên cơ sở phân tích dữ liệu.
Các kết quả của nghiên cứu này là cơ sở cho các trường của Bộ Công Thương và các
trường dạy nghề khác của Việt Nam phát triển các chương trình hợp tác đào tạo với các
doanh nghiệp để nâng cao chất lượng dạy nghề. Nghiên cứu này cũng cung cấp một cơ sở tốt
cho các cơ quan quản lý để phát triển các chính sách thích hợp để thúc đẩy các chương trình
hợp tác trường nghề và doanh nghiệp. Đây cũng là một nguồn tài liệu tham khảo cho những
người nghiên cứu về đào tạo nghề và những người quan tâm khác.
23

Bài báo khoa học

1. Hà Xuân Quang. Cơ sở cho việc phát triển hợp tác trường nghề - doanh nghiệp. Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Số16 - 06/2013.
2. Hà Xuân Quang, Vũ Đình Thơm, Đỗ Nguyên Hưng, Vũ Trung Kiên, Junichi Mori.
Nghiên cứu về đánh giá của doanh nghiệp về kết quả đào tạo nghề và giải pháp phát
triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tạp chí Khoa học và Công nghệ.
Số 15 - 04/2013.
3. Ngô Thị Kim Dung, Hà Xuân Quang. Đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho đào tạo
ngành Công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội. Văn kiện Hội thảo Quốc gia về Đào

tạo nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông theo nhu cầu xã hội. Đà Nẵng,
01/2008.
4. Hà Xuân Quang. Các giải pháp cải thiện đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu về nhân lực
của các ngành công nghiệp. Tạp chí Cơ khí ngày nay, số 36 - 05/2000.



×