Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN TCCT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN các NGÀNH, LĨNH vực KINH tế THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.45 KB, 12 trang )

TỈNH ỦY
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
*

BÀI THU HOẠCH HẾT HỌC PHẦN
Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC KINH TẾ
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC
CHỦ ĐỀ:

Họ tên học viên:
Lớp:
Phần: Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt
Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội

.........................., năm 2021


2

Phần 1. Một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững
1.1. Quan niệm về phát triển bền vững
Những ý tưởng có hàm ý về phát triển bền vững sớm xuất hiện trong
xã hội loài người, nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những hàm
ý này mới phát triển, chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào
xã hội. Tiên phong cho các trào lưu này, phải kể đến giới bảo vệ môi
trường ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Các tổ chức này, đã phối hợp chặt chẽ trong
việc tìm hiểu diễn biến mơi trường tự nhiên, từ đó đưa ra chương trình


hành động hướng các quốc gia phát triển theo mơ hình bền vững.
Thập kỷ 70, 80 thuật ngữ xã hội bền vững tiếp tục xuất hiện trong
các cơng trình nghiên cứu của các học giả phương Tây, với cơng trình của
Barry Cơmmner “Vịng trịn khép kín” (1971), Herman Daily “Kinh tế học
nhà nước mạnh” (1973) và cơng trình “Những con đường sử dụng năng
lượng mềm: về một nền hồ bình lâu dài” của Amory Lovins (1977). Khái
niệm phát triển bền vững tiếp tục được đề cập và bổ sung với những đóng
góp quan trọng thể hiện trong các tác phẩm của Maurice Strong (1972), và
Ignacy Sachs (1975). Đặc biệt khái niệm này, được đề cập tồn diện nhất
trong cơng trình của Laster Brown “Xây dựng một xã hội bền vững”
(1981). Tuy nhiên, khái niệm này chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới
từ sau báo cáo Brundrland (1987). Theo Brundtland: “Phát triển bền vững
là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại
tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Như vậy, khái niệm “Phát triển bền vững” được đề cập trong báo cáo
Brundtland với một nội hàm rộng, nó khơng chỉ là nỗ lực nhằm hồ giải
kinh tế và mơi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
mơi trường. Nội dung khái niệm cịn bao hàm những khía cạnh chính trị
xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Với ý nghĩa này, nó được xem là


3

“tiếng chng” hay nói cách khác là “tấm biển hiệu” cảnh báo hành vi
của loài người trong thế giới đương đại.
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào
những khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù, xuất hiện ở Việt
Nam khá muộn, nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ: Bền vững
về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường,
bền vững về mặt kỹ thuật. Phát triển bền vững đang là đối tượng nghiên

cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau với số lượng tham gia đông
đảo của các nhà khoa học: kinh tế, chính trị, xã hội, kiến trúc, mơi
trường… ở Việt Nam.
Như vậy, "Phát triển bền vững” có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố
trong đó đều có một ý nghĩa riêng. Một mẫu hình phát triển bền vững, là
mỗi địa phương, vùng, quốc gia… không nên thiên về thành tố này và xem
nhẹ thành tố kia. Vấn đề là, áp dụng nó như thế nào ở các cấp độ trên và
trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Nhận thức vấn đề này, trên cơ sở phương pháp luận của khoa học
Kinh tế chính trị, chúng tôi đưa ra quan niệm về phát triển bền vững như
sau:
“Phát triển bền vững, là mơ hình phát triển mới trên cơ sở sử dụng
hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu
cầu của con người thế hệ hiện này, mà không làm hại cho thế hệ mai sau”.
1.2. Các tiêu chí về phát triển bền vững
Một là, nhóm tiêu chí về kinh tế: tiêu chí về kinh tế của sự phát triển
bền vững được tính trên giá trị tổng sản phẩm được tạo ra trong nước
(GDP) hoặc thu nhập được sử dụng trong nước (GNI). Liên quan đến sự
bền vững, các chỉ tiêu này được đánh giá cả về mặt tốc độ tăng trưởng
trong một khoảng thời gian dài. Nó cũng liên quan đến mơ hình và cơng
nghệ sản xuất theo hướng sạch hơn, duy trì lối sống của xã hội gần gũi,
thân thiện với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Quy mơ, số lượng gắn
với trình độ của sự phát triển. Kết quả của sự phát triển đồng thời được


4

chuyển hóa phục vụ nhu cầu tồn diện của con người cả về vật chất lẫn
tinh thần.
Hai là, nhóm tiêu chí về xã hội: Phát triển bền vững địi hỏi sự công

bằng về các quyền lợi xã hội đối với mỗi công dân như: được học tập,
được tạo mọi điều kiện để phát triển tồn diện cá nhân, có cơng ăn việc
làm, có thu nhập ổn định, được đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần, mọi
công dân và các tổ chức chính trị, xã hội có quyền lợi và nghĩa vụ tham gia
vào các quỹ phúc lợi xã hội, giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và
người nghèo... Nhà nước phải có một hệ thống luật pháp đồng bộ đủ sức
điều chỉnh các quan hệ xã hội, đảm bảo dân chủ, công bằng, đáp ứng với
yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay và cả trong
tương lai.
Ba là, nhóm tiêu chí về tài ngun - mơi trường: Tiêu chí về mơi
trường của sự phát triển bền vững có thể đánh giá thơng qua chất lượng các
thành phần môi trường như: môi trường khơng khí, mơi trường đất, mơi
trường nước, mơi trường sinh thái; mức độ duy trì, khai thác và sử dụng hợp
lý các nguồn tài nguyên không tái tạo; nguồn vốn xã hội dành cho các hoạt
động bảo vệ môi trường; khả năng kiểm sốt của các cấp chính quyền đối
với các hoạt động kinh tế xã hội, những vấn đề chứa đựng các yếu tố tiềm
ẩn tác động tiêu cực đối với môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của
người dân. Những tiêu chí trên có mối quan hệ biện chứng, tác động ràng
buộc qua lại lẫn nhau không nên xem nhẹ hay nhấn mạnh yếu tố nào. Phát
triển bền vững cần được đánh giá một cách toàn diện trên cơ sở tổng hợp các
tiêu chí.
Phần 2. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế theo
hướng phát triển bền vững tại tỉnh Bình Phước.
2.1. Những thuận lợi và kết quả đạt được
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần các đơ thị lớn
như: Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, đồng thời có tuyến quốc lộ
14 đi qua nên Bình Phước có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.


5


Tận dụng tốt lợi thế, tỉnh đang đẩy mạnh công tác quy hoạch, đảm bảo bền
vững theo hướng dich chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sáng công
nghệp và dịch vụ. Cơ cấu nền kinh tế Bình Phước năm 2020, khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 23,65%; khu vực công nghiệp
và xây dựng chiếm 38,52%; khu vực dịch vụ chiếm 33,57%. Tỉnh Bình
Phước đã và đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động, các lĩnh vực kinh tế theo
hướng phát triển bền vững. Cụ thể là:
* Đối với lĩnh vực nơng nghiệp: Bình Phước có tổng diện tích đất tự
nhiên 687.676ha, trong đó đất nơng nghiệp 620.848ha, chiếm 90,28%. Vị
trí nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp và cây cơng nghiệp dài ngày. Đến nay đã hình thành một số loại cây
trồng có diện tích lớn nhất nước như: Cao su hơn 240 nghìn ha, điều hơn
174 nghìn ha... Về chăn ni, đến nay tỉnh đã hình thành những vùng chăn
nuôi với quy mô tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 276 trang trại chăn ni, trong đó có nhiều trại
chăn nuôi heo, gà quy mô lớn, công nghệ hiện đại. Giá trị sản xuất ngành
Chăn nuôi năm 2019 đạt hơn 3.000 tỷ đồng. Để phát triển các loại cây
trồng chủ lực của tỉnh mang lại giá trị kinh tế cao, bền vững, gắn với xây
dựng nông thôn mới, tỉnh đã và đang đẩy mạnh áp dụng khoa học cơng
nghệ vào phát triển tồn diện ngành Nơng nghiệp. Đặc biệt là các mơ hình
trồng trọt, chăn ni ứng dụng cơng nghệ cao, mơ hình tưới tiết kiệm, sử
dụng giống cây trồng, vật ni chất lượng cao nhằm thích ứng với biến đổi
khí hậu...Bên cạnh đó,ngành nơng nghiệp tỉnh tập trung tái cơ cấu trong
trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, áp dụng các biện
pháp thâm canh bền vững. Ví dụ như đối với cây cao su, sử dụng giống có
năng suất mủ cao, đa mục đích, phát triển theo hướng mủ - gỗ theo khuyến
cáo của Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam. Sử dụng các giống như:
PB260, PB235, PB255, RRIVI, RRIV5, RRIVII24. Đối với cây điều, tập



6

trung chọn tạo các giống tốt tại địa phương như: PN1, LG1, CH1, MH4/5,
MH5/4... Định hướng phát triển ngành nông nghiệp trong tỉnh sẽ phát triển
theo hướng toàn diện, đa canh trên cơ sở thâm canh tăng cường ứng dụng
nông nghiệp cơng nghệ cao. Trong đó mũi nhọn là phát triển cây công
nghiệp dài ngày, cây ăn trái; chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy
sản. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hằn năm bình quân 5,2%/năm.
* Trong lĩnh vực công nghiệp: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình
Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ
trở thành tỉnh công nghiệp, thuộc nhóm các tỉnh phát triển nhanh và bền
vững, có quy mơ kinh tế khá trong khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam
Bộ. Tỉnh xác định phát triển các khu công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu
quả và bền vững; quy hoạch các khu kinh tế, khu công nghiệp gắn với nhà
ở xã hội cho người lao động, người dân trong khu vực dự án. Xây dựng các
cụm công nghiệp để thu hút doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các khu, cụm cơng nghiệp. Ngồi
xây dựng các khu cơng nghiệp tập trung, Bình Phước cũng đang quy hoạch
phát triển 35 cụm công nghiệp tại 11 huyện, thị xã đến năm 2030 với tổng
nhu cầu vốn là 5.900 tỷ đồng. Các cụm công nghiệp ra đời nhằm kêu gọi
thu hút các ngành nghề như sản xuất chế biến nông lâm sản; sản xuất sản
phẩm từ cao su và plastic; sản xuất kim loại và sản phẩm làm từ kim loại
đúc; sản xuất sản phẩm điện tử, động cơ máy móc; dệt, may mặc và các
sản phẩm có liên quan. Dự kiến, các cụm công nghiệp đi vào hoạt động sẽ
giải quyết việc làm cho trên 30.000 lao động trực tiếp. Để tháo gỡ những
khó khăn cho các doanh nghiệp cơng nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, tỉnh
Bình Phước đã xây dựng đề án: “Phát triển doanh nghiệp cơng nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Phước hướng đến năm 2025” nhằm tháo gỡ
khó khăn về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp; tăng cường khả năng

tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính


7

cho doanh nghiệp; hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh trợ giúp
doanh nghiệp đổi mới nâng cao năng lực cơng nghệ, trình độ kỹ thuật; hỗ
trợ phát triển nguồn nhân lực, chú trọng nâng cao năng lực quản trị kinh
doanh; hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường;
hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn cho các doanh nghiệp; thúc đẩy phát
triển công nghiệp hỗ trợ và tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn; hồn thiện chính sách
pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo lập mơi trường kinh doanh
thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa...
*Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ: Để tạo nên sự phát triển bền
vững, Bình Phước đã và đang tập trung đầu tư các trung tâm thương mại hệ
thống phân phối hàng hóa đa dạ và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng nhăm
nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ. Tính đến năm 2020, tồn tỉnh Bình
Phước có 8 siêu thị, 3 trung tâm thương mại, hơn 30 nhà phân phối và
6.500 cửa hàng kinh doanh tạp hóa, cửa hàng tiện lợi…góp phần thay
đổi bộ mặt đơ thị, gia tăng hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh. Năm
2019, tồn tỉnh đón khoảng 912.270 lượt khách thăm quan (khách nội địa
879.860 lượt, khách quốc tế 32.410 lượt), doanh thu đạt khoảng 570,7 tỷ
đồng (tăng 42% so với cùng kỳ 2018). Kim ngạch xuất khẩu trong năm
2020 ước thực hiện 2.560 triệu USD vượt chỉ tiêu nghị quyết 2,3%; kim
ngạch nhập khẩu ước thực hiện 1.500 triệu USD, tốc độ tăng trưởng đạt
18,7% vượt chỉ tiêu nghị quyết 8,7%. Dự kiến đến năm 2025, thu ngân
sách của Bình Phước sẽ đạt gần gấp đôi từ 10.000 tỷ đồng năm 2020 lên
18.500 tỷ đồng vào năm 2025 và tiến tới tự cân đối nguồn ngân sách
2.2. Những khó khăn thách thức trong phát triển các nghành,

lĩnh vực kinh tế ở Bình Phước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển các ngành bền vững ở
Bình Phước cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Đó là:


8

Nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội cũng đang đặt ra đối với Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước, như chưa cân đối được ngân
sách, còn cần sự hỗ trợ lớn từ Trung ương; hệ thống y tế, giáo dục, đào tạo
nghề... còn ở mức thấp so với mặt bằng chung trong khu vực Đông Nam
Bộ và cả nước.
Bình Phước là một tỉnh với 40 đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước vẫn cịn một số khó khăn.
Cụ thể, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng biên giới,
vùng sâu, vùng xa, có cơ sở hạ tầng kém phát triển; khả năng tiếp thu kiến
thức khoa học cơng nghệ cịn hạn chế, vì vậy việc thu hẹp khoảng cách để
tạo sự phát triển đồng đều và bền vững giữa các vùng, các huyện, thị, thành
phố trong tỉnh vẫn là một bài tốn cịn nan giải. Trong khi đó, nguồn lực
đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế, phân bổ chưa kịp thời,
đầy đủ theo kế hoạch đề ra, địa phương thiếu quỹ đất sản xuất... đã tạo ra
áp lực rất lớn đối với các ngành trong phát triển bền vững tại địa phương.
Ba là, Tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư kiểu giữ đất chờ thời tại các
khu đô thị, khu công nghiệp và khu kinh tế hiện nay cũng là một thách thức
lớn, bởi lẽ, phát triển bền vững cần phải có quy hoạch, nhưng quy hoạch
phải hiệu quả mới phát huy tối đa được các nguồn lực.
Ba là, trong thời điểm hiện tại, thời tiết khô hạn, dịch bệnh diễn biến
phức tạp, giá cả thất thường gây khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp; giá
các mặt hàng nông sản chủ lực tiếp tục giảm, khả năng phục hồi chậm; đại
dịch Covid-19 lây lan khá mạnh. Song song với đó, nhiều ngành lĩnh vực

chịu ảnh hưởng nặng nề như: thu hút đầu tư, ngành thương mại, dịch vụ và
du lịch, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể tăng cao, tình
hình tội phạm về ma túy, tín dụng đen tăng, cơng tác giải phóng mặt bằng
và tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư cơng cịn chậm, những vấn đề trên
đã và đang tạo nên nhiều khó khăn cho việc đẩy mạnh phát trển bền vững ở
tất cả các ngành công – nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.


9

Phần 3: Một số giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở
tỉnh Bình Phước hiện nay
Trong giai đoạn 2020 – 2025, Bình Phước sẽ tập trung đẩy mạnh cải
cách hành chính, thiết lập hệ thống chính quyền điện tử, đô thị thông minh,
nông nghiệp xanh, công nghiệp hiện đại, chú trọng giải quyết tình trạng
thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường. Đầu tư
cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, và nâng cao chất lượng đời sống
nhân dân. Để làm được điều này, những giải pháp cơ bản cần được xác
định, đó là:
Một là, Xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh
Tỉnh cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ, tạo đột phá trong cải cách hành
chính, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả bộ máy; tiếp tục cải thiện mạnh
mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI), trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử,
đơ thị thơng minh, tạo mơi trường đầu tư kinh doanh thơng thống minh bạch,
thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Xây dựng chính quyền các cấp “kỷ cương, liêm
chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả” phục vụ nhân dân và doanh
nghiệp. Phấn đấu thời gian tới người dân không phải đến cơ quan nhà nước
để gửi và nhận hồ sơ; Các chuyên gia kinh tế Đại học Fulbright khuyến
nghị, để thực hiện được “khát vọng” vươn lên của Bình Phước, thì vai trị

của người đứng đầu và tinh thần doanh nhân cơng cộng là hết sức quan
trọng. Trong đó, đội ngũ lãnh đạo của địa phương phải trở thành chỗ dựa
tin cậy và tạo động lực cho những người dám nghĩ, dám làm, dám dấn
thân. Chính vì vậy, chính quyền luôn là vấn đề cốt lõi của sự phát triển bền
vững, tạo động lực và là chỗ dựa vững chắc cho các ngành, các lĩnh vực tự
tin cất cánh bay xa.
Hai là: Tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực và thực hiện các chính sách xã hội.


10

Trong đó, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ lao
động kỹ thuật, công nhân lành nghề, có tác phong cơng nghiệp, có ý thức tổ
chức kỷ luật đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu, cụm công nghiệp; đẩy
mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cách mạng
công nghiệp lần thứ tư và thu hút nhân tài về làm việc tại địa phương; xây
dựng văn hóa và con người Việt Nam, giữ gìn tiếp nối truyền thống phong trào
công nhân “Phú Riềng Đỏ”; Ðể phát triển bền vững, Bình Phước cần thực
hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội, hỗ trợ kịp thời các đối tượng cận
nghèo, người thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn.. Về lâu dài, cần định
hướng thu hút đầu tư, phát triển công nghệ cao, đồng thời quan tâm phát
triển dịch vụ, thương mại, du lịch.
Bai là, Đẩy manh xây dựng kếu cấu hạ tầng và phát triển kinh tế tư nhân
Cần đột phá trong đầu tư kết cấu hạ tầng và đưa hạ tầng giao thông
đi trước một bước; tập trung cho 2 vùng trọng điểm là Đồng Phú, Chơn
Thành để hình thành tam giác phát triển Đồng Phú - Đồng Xoài - Chơn
Thành; xây dựng 2 tuyến hành lang song song Quốc lộ 13, Quốc lộ 14; đột
phá về đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng chính sách thu hút lao động. Đặc
biệt, trong tầm nhìn và định hướng phát triển, Tỉnh Bình Phước cần nhanh

chống tập trung nguồn vốn để triển khai hoặc phối hợp thực hiện các dự án
như: đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Chơn Thành - Đắc Nông (dự kiến
vốn đầu tư 5.700 tỷ đồng); đường sắt Dĩ An - Hoa Lư (vốn đầu tư 25.000
tỷ đồng); Quốc lộ 14C kết nối Đắc Nông với Bình Phước (vốn đầu tư 767
tỷ đồng)…
Tập trung hơn nữa trong phát triển kinh tế tư nhân, phát triển mạnh
các loại hình hợp tác xã, thu hút nhiều hơn nữa hoạt động đầu tư của doanh
nghiệp vào lĩnh vực nơng nghiệp. Cùng với đó xử lý, ngăn chặn có hiệu
quả tình trạng tín dụng đen. Coi trọng nhiệm vụ gìn giữ, phát triển, tái tạo
rừng để phục vụ các mục tiêu lâu dài và bảo vệ môi trường của địa


11

phương. Đặc biệt trong bối cảnh hiện này, cần phải luôn nâng cao cảnh giác,
không được chủ quan, lơ là, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh COVID-19 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và
Ban chỉ đạo Trung ương. Với đường biên giới dài với Campuchia, cần hết sức
lưu ý, chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối
với người nhập cảnh và phương tiện, hàng hóa, kiểm soát biên giới tại các cửa
khẩu, lối mở để phịng, chống dịch COVID-19, tránh dịch bệnh lây lan, đây
chính là cơ sở để mọi hoạt động của đời sống xã hội, các ngành, các cấp được
diễn ra bình thường.
KẾT LUẬN
Phát triển bền vững cách ngành, lĩnh vực kinh tế ở tỉnh Bình Phước
hiện nay là vấn đề rộng lớn, phức tạp, nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi phải
được giải quyết đúng đắn, kịp thời. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình
Phước nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định rõ mục tiêu phát triển bền vững
đó là: tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ mơi trường, chủ
động ứng phó với biến đổi khí hậu đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài,

trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản. Tài nguyên phải được quản lý chặt chẽ,
hiệu quả, phải được thăm dò, đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng
để khai thác hợp lý, bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng - an ninh; thực hiện nghiêm các biện pháp phục hồi môi trường
sau khai thác.
Để thực hiện tốt việc phát triển bền vững, trong thời gian tới UBND
Tỉnh Bình Phước cần tiếp tục xây dựng và hồn thiện cơ chế chính sách tạo
điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực; chỉ đạo,
định hướng các cơ quan chức năng hỗ trợ, cung cấp thông tin về thị trường,
về các quy trình, quy chuẩn cơng nghệ sạch, xây dựng và dự báo khả năng
liên kết giải quyết đầu ra cho sản phẩm, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo
hướng. Đồng thời, chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm của tỉnh
trước những đòi hỏi khắt khe của thị trường.


12



×