Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

TIỂU LUẬN văn học KHẢO sát truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh sau năm 1975 chiều vô danh, bến trần gian, hai người đàn bà xóm trại, chỗ dựa, những giấc mơ có thực, bướm trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.92 KB, 42 trang )

1

MỤC LỤC


2

MỞ ĐẦU
Nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với bao đau
thương, hy sinh và mất mát. Đề tài về chiến tranh là nơi đắc dụng cho những nhà văn, nhà
thơ thời kỳ này trải rộng ngịi bút của mình về thời cuộc, sự anh dũng, và sự kiên cường
của dân tộc, đặc biệt là hình ảnh của người lính trong kháng chiến với những khí phách
anh hùng, quả cảm “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” mãi là những ngọn đuốc sáng rực
trong các sáng tác văn học thuộc đề tài này. Mảng đề tài chiến tranh sau 1975 tuy khơng
chiếm vị trí trung tâm như giai đoạn trước, nhưng song hành với những đề tài khác, nó
vẫn phản ánh rõ nét q trình chuyển biến của ý thức văn học, nhất là từ khi đất nước
bước vào thời kỳ đổi mới. Chiến tranh đi qua nhưng đối với những người lính đã trải qua
trận mạc thì âm hưởng của quá khứ vẫn dội về với bao nhiêu kỷ niệm. Sự hồi tưởng về
chiến tranh rất phong phú trong truyện ngắn sau 1975, bởi bằng sự hồi tưởng, những mặt
trái còn khuất lấp của chiến tranh sẽ được hiện hình rõ nét. Đó có thể là hoài niệm về một
thời đã qua, là những lo toan về cuộc mưu sinh hiện tại, là sự cô đơn giữa cuộc sống bộn
bề, náo nhiệt và ngay cả chính trong tâm hồn mình. Theo thời gian, những người lính
dường như đã lấy lại được phần nào sự yên tĩnh trong tâm hồn. Nhưng đằng sau sự yên
tĩnh đó, là những giằng xé, những trăn trở, những ám ảnh dữ dội trong hồi ức về chiến
tranh. Và cũng chính những hồi niệm, ký ức âm thầm, mãnh liệt ấy đã bừng thức, mở
đường cho cảm xúc tìm về với quá khứ, về một thời đau thương mà anh dũng.
Trong khuôn khổ hạn hẹp và theo yêu cầu phân bố chương trình của chuyên đề, bài
thuyết trình của chúng tơi sẽ khảo sát nhóm 6 truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh sau
năm 1975, bao gồm các tác phẩm sau :
Chiều vơ danh (Hồng Dân)
Bến trần gian (Lưu Sơn Minh)


Hai người đàn bà xóm trại (Nguyễn Quang Thiều)
Chỗ dựa (Trầm Hương)
Những giấc mơ có thực (Vũ Thị Hồng)


3

Bướm trắng (Thái Bá Tân)


4

NỘI DUNG

1. TÌNH HÌNH VĂN HỌC SAU 1975
Đã hơn ba mươi năm từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng
miền Nam của dân tộc ta kết thúc với thắng lợi hoàn toàn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975
lịch sử. Đất nước, xã hội và con người Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn chồng chất
và khơng ít thử thách hiểm nghèo của thời hậu chiến để đứng vững và hơn thế nữa tạo nên
những biến đối to lớn, toàn diện và sâu sắc, nhất là từ khi công cuộc đổi mới mở ra cho
đến nay. Nền văn học như tấm gương tinh thần của cuộc sống đất nước, có chung vận
mệnh và đồng hành cùng dân tộc qua những thăng trầm của lịch sử, từ sau 1975 cũng đã
phải đứng trước nhiều thách thức gay gắt và đã có những biến đổi sâu rộng trên mọi qua
trình của đời sống văn học. Nhìn trên đại thể thì sự vận động của văn học nước nhà có thể
chia làm hai chặng tiếp nối liền mạch: 10 năm đầu là giai đoạn chuyển tiếp, tìm kiếm con
đường đổi mới và từ 1986 trở đi là thời kỳ văn học đổi mới mạnh mẽ và toàn diện. Mặc
dù nền văn học của thời kỳ đổi mới vẫn đang vận động và khó có thể nói trước về những
gì sẽ đến với nó, nhưng hơn 30 năm vừa đi qua cũng là một khoảng thời gian không quá
ngắn ngủi để nhìn nhận, đánh giá những đặc điểm cơ bản của một chặng đường văn học.
Trước hết, nền văn học thời kỳ này vận động theo hướng dân chủ hoá. Từ sau 1975

trở đi, nhất là từ giữa những năm 80 trở đi, dân chủ hoá là xu thế lớn của xã hội và trong
đời sống tinh thần của con người, cũng đã trở thành xu hướng bao trùm của nền văn học.
Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) kêu gọi đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật đã tạo
cơ sở tư tưởng cho xu hướng dân chủ hố trong văn học được khơi dịng và phát triển
mạnh mẽ. Dân chủ hoá đã thấm sâu và được thể hiện ở nhiều cấp độ và bình diện của đời
sống văn học. Trên bình diện ý thức nghệ thuật đã có những biến đổi quan trọng theo
hướng dân chủ hố của các quan niệm về vai trị, vị trí và chức năng của văn học, nhà văn
và quan niệm về hiện thực.
Văn học thời nay tuy không từ bỏ vai trị vũ khí tinh thần – tư tưởng của nó,


5

nhưng nó được nhấn mạnh trước hết ở sức mạnh khám phá thực tại và thức tỉnh về ý thức
sự thật, ở vai trò dự báo, dự cảm. Thêm nữa, trong xu hướng dân chủ hóa của xã hội, văn
học còn được xem là một phương tiện cần thiết để tự biểu hiện, bao gồm cả việc phát biểu
tư tưởng, quan niệm, chính kiến của mỗi nghệ sĩ về xã hội và con người… Tương ứng với
những biến đổi nói trên là sự thay đổi trong quan niệm về kiểu nhà văn. Nền văn học cách
mạng đã sản sinh và đào luyện nên một đội ngũ nhà văn – chiến sĩ rất đáng tự hào và có
khơng ít người đã cống hiến cho cách mạng và nền văn học cách mạng không chỉ tài
năng, tâm huyết mà cả sự sống của họ. Người đọc ngày hơm nay lại địi hỏi ở mỗi nhà
văn một nhà tư tưởng, một nhà hoạt động xã hội để khơng chỉ soi sáng mà cịn khơi gợi
suy nghĩ của họ, để cùng bàn bạc, đối thoại về mọi vấn đề của cuộc sống. Từ đó, mối
quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc cũng thay đổi theo hướng dân chủ hố để bình đẳng hơn
và người đọc thực sự được tôn trọng, được làm chủ. Mặt khác, trong một nền văn học
hướng tới tinh thần dân chủ, càng địi hỏi và có thể thừa nhận tư tưởng riêng, cái nhìn
riêng của mỗi người thì người viết dù rất tin và muốn bênh vực cho những tín niệm của
mình cũng khơng thể khơng biết đến những tư tưởng và quan niệm khác…
Cùng với những thay đổi trong quan niệm về nhà văn thì quan niệm về hiện thực
như là đối tượng phản ánh, khám phá của văn học cũng được mở rộng và mang tính tồn

diện. Hiện thực không chỉ là hiện thực cách mạng, các biến cố lịch sử và đời sống cộng
đồng. Mà đó còn là hiện thực của đời sống hàng ngày, với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa
đoan đa sự, phức tạp chằng chịt, đan dệt nên những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống.
Hiện thực, đó cịn là đời sống cá nhân của mỗi con người với những vấn đề riêng tư, số
phận, nhân cách, với khát vọng mọi mặt, cả hạnh phúc và bi kịch. Hiện thực đời sống
trong tình tồn vẹn của nó đã mở ra những không gian vô tận cho văn học thoả sức chiếm
lĩnh, khám phá, khai vỡ.
Xu hướng dân chủ hoá của văn học không chỉ thể hiện ở các quan niệm nêu
trên, mà đã thâm nhập và được biểu hiện ra trên nhiều bình diện của sáng tác, từ hệ đề tài,
các kiểu kết cấu và môtip chủ đề, cốt truyện, nhân vật cho đến giọng điệu, ngôn ngữ. Xu
hướng dân chủ hoá cũng đã đưa đến sự nở rộ của các phong cách, bút pháp, bộc lộ hết


6

mình các cá tính sáng tạo của nhà văn cùng với việc ra sức tìm kiếm, thử nghiệm nhiều
hình thức và thủ pháp thể hiện mới, kể cả tiếp thu và vận dụng những yếu tố của các
trường phái nghệ thuật hiện đại phương Tây.
Ngoài ra, tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân là nền tảng tư tưởng và
cảm hứng chủ đạo bao trùm trong nền văn học giai đoạn này. Từ sau năm 1975 khi cuộc
sống dần trở lại với những quy luật bình thường của nó, con người trở về với khn mặt
đời thường, phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề trong một giai đoạn có nhiều biến động,
đổi thay của xã hội. Bối cảnh đó đã thúc đẩy sự thức tỉnh ý thức cá nhân, đòi hỏi sự quan
tâm đến mỗi người và từng số phận. Sự thức tỉnh trở lại ý thức cá nhân đã mở ra cho văn
học nhiều đề tài và chủ đề mới, làm thay đổi quan niệm về con người. Văn học ngày càng
đi tới một quan niệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về con người mà nền tảng triết học và hạt
nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư tưởng nhân bản. Con người vừa là điểm xuất phát, là
đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của văn học, đồng thời là điểm
quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, mọi sự kiện và biến cố lịch sử.
Con người trong văn học hôm nay được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều

của mọi mối quan hệ: con người xã hội, con người lịch sử, con người với gia đình, gia
tộc, với phong tục, với thiên nhiên, với chính mình… Con người cũng được văn học
khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý thức và vơ thức, đời sống tư
tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm
thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ qt. Con người
khơng cịn là nhất phiến, đơn trị mà luôn là con người đa diện, đa trị, lưỡng phân, trong
con người đan cài, chen lẫn, giao tranh bóng tối và ánh sáng, cao cả, tầm thường… Tuy
nhiên, một nền văn học dựa trên tinh thần nhân bản khơng thể đưa đến sự hồi nghi, hạ
thấp hay phủ nhận con người. Nó phải cảm thơng, thấu hiểu và nâng đỡ con người, nhưng
đồng thời đòi hỏi cao ở con người và luôn chú ý thức tỉnh sự tự ý thức của con người để
hướng tới cái thiện, cái đẹp và sự hoàn thiện nhân cách.
Những đặc điểm trên đã tạo nên sự phát triển sôi nổi, phong phú, đa dạng nhưng
cũng phức tạp của văn học. Sự đa dạng và phong phú được thể hiện trên nhiều bình diện


7

văn học: đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại, nhiều tìm tịi về thủ pháp nghệ thuật; đa
dạng về phong cách và khuynh hướng thẩm mĩ. Nhưng đi liền với hiện tượng này là tính
phức tạp và khơng ổn định. Nhiều khuynh hướng tìm tịi chỉ tồn tại được một thời gian,
thị hiếu quần chúng không đồng nhất và cũng luôn biến động hiện tượng này là tính phức
tạp và khơng ổn định. Nhiều khuynh hướng tìm tòi chỉ tồn tại được một thời gian, thị hiếu
quần chúng không đồng nhất và cũng luôn biến động, các thể loại cũng thăng trầm trồi sụt
thất thường. Sự phức tạp và không ổn định này là đặc điểm tất yếu của một giai đoạn văn
học mang tính giao thời và cũng do một nguyên nhân cơ bản khác là sự chi phối của kinh
tế thị trường.
Những đặc điểm cơ bản trên gắn bó tác động lẫn nhau và khơng ngừng bổ sung đổi
mới đã tạo nên một diện mạo khác biệt của nền văn nghệ hôm nay.

2. TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRƯỚC VÀ SAU 1975

2.1.

TRUYỆN NGẮN VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRƯỚC 1975 (1945 –

1975)
Hoàn cảnh đất nước trước 1975 là một hoàn cảnh đặc biệt. Đối mặt với hai cuộc
chiến tranh ác liệt chống Pháp và chống Mĩ, vấn đề được quan tâm hàng đầu là sự sống
còn của cả dân tộc. Yêu cầu đặt ra cho tất cả mọi người lúc này là phải lấy trách nhiệm
công dân, nghĩa vụ đối với đất nước làm phương châm hoạt động, là thước đo cao nhất để
đánh giá mọi giá trị. Văn học giai đoạn này dưới sự lãnh đạo của Đảng, lấy việc phục vụ
chính trị, phục vụ cách mạng làm nhiệm vụ hàng đầu. Ý thức cơng dân cùng với nhiệt
tình của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng đã thúc giục các nhà văn hịa mình
vào cuộc sống lao động và chiến đấu của nhân dân. Văn học tập trung phản ánh những
vấn đề cơ bản, có ý nghĩa sống còn của đất nước, của lịch sử, của chủ nghĩa yêu nước,
chủ nghĩa anh hùng. Văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Chủ đề bao trùm văn học văn học giai đoạn này là ngợi ca tổ quốc, quần chúng
cách mạng và những tấm gương vì nước hy sinh, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ
vũ đấu tranh. Văn học gắn bó sâu sắc với kháng chiến và cách mạng; ca ngợi tinh thần


8

yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin
chiến thắng
Nhân vật chính tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với
số phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Con
người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lẽ sống lớn,
tình cảm lớn. Câu chuyện về cuộc đời và con đường của Tnú (Rừng xà nu- Nguyễn Trung
Thành) mang ý nghĩa tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường
của dân tộc Tây Nguyên trong thời đại đấu tranh giải phóng. Những con người ấy được

thể hiện trong văn học không phải chỉ với tư cách cá nhân mà họ còn đại diện cho cộng
đồng.
Cái đích cuối cùng của văn học vẫn là biểu dương vẻ đẹp của con người sống hết
mình cho lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH ( Nguyệt, Lãm trong Mảnh trăng cuối rừng;
Sơn, Lê trong Những vùng trời khác nhau; Ngạn trong Nguồn suối… của Nguyễn Minh
Châu được xây dựng như là biểu tượng cho vẻ đẹp của con người thời đại). Họ đều là
những con người giàu lịng u nước, u lí tưởng cách mạng. Cuộc đời riêng của họ hòa
vào cuộc đời chung của dân tộc, những suy nghĩ riêng tư của họ cũng hướng về cái
chung, vì lợi ích của tập thể, của số đơng.
Tính cách nhân vật nhất quán được khai thác chủ yếu ở khía cạnh tích cực. Thiên
về hành động của nhân vật hơn là mô tả nội tâm.
Số phận nhân vật thường trải qua những biến cố bất lợi ban đầu nhưng kết thúc
cuối cùng đều thắng lợi hoặc tạo ra một niềm tin lạc quan về sự chiến thắng. Đó là cảm
hứng lãng mạn tích cực, cảm hứng lãng mạn cách mạng. Nó giúp con người ta vượt lên
trên cuộc sống gian khổ và ác liệt mà hướng về tương lai chiến thắng, về cuộc sống hạnh
phúc và xây dựng XHCN sau chiến tranh.
Điểm nhìn trần thuật thường là ngơi thứ ba, mang tính khách quan. Điểm nhìn này phù
hợp với thời đại mọi người đều khơng có thời gian dành cho cuộc sống riêng tư, cho
những suy nghĩ trong nội tâm mình. Tất cả đều bị cuốn vào dịng thác lũ của kháng chiến,
cách mạng. Họ được mô tả trên trang giấy qua cái nhìn ngưỡng mộ của nàh văn nên lời


9

văn thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng.
Kết cấu của truyện đơn tuyến là chủ yếu, theo trình tự thời gian diễn ra của sự việc.
“Văn học sử thi” 1945 – 1975 là một hiện tượng độc đáo có tính chất lịch sử. Nó
nối tiếp dịng văn học yêu nước từ bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt, Bình Ngơ đại cáo
của Nguyễn Trãi và nhất là thơ văn cách mạng đầu thế kỉ. Có thể nói mỗi khi có cuộc
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giải phóng nhân dân, đất nước thì “văn học sử thi” lại xuất hiện

như một biểu hiện thẩm mĩ của ý thức dân tộc và cộng đồng.
2.2.

TRUYỆN NGẮN VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH SAU 1975

Chiến tranh đã kết thúc, song đề tài chiến tranh vẫn là nguồn cảm hứng của nhiều
thế hệ cầm bút sau 1975. Tuy nhiên, cùng với sự đổi thay của đời sống xã hội, truyện
ngắn viết về đề tài chiến tranh cũng có nhiều sự thay đổi đáng chú ý.
Ở 10 năm đầu sau chiến tranh (1975 – 1985), hình ảnh người lính với những trang
sử hào hùng trong cuộc chiến vừa qua quay trở về trong những trang viết hơm nay. Đã
có một độ lùi nhất định về thời gian, truyện ngắn về đề tài chiến tranh thể hiện sự suy
ngẫm sâu sắc của từng nhà văn trong sự cảm nhận, lý giải vẻ đẹp, sự hi sinh cao thượng
của những người lính. Hơm qua, họ đã khơng tiếc tính mạng, tuổi thanh xn vì đất
nước; hôm nay họ lại lặng lẽ chấp nhận sự thiệt thòi, thua thiệt để mang lại hạnh phúc
trọn vẹn cho những người thân yêu.
Ở những năm sau đó (1986 đến nay), truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh thể hiện
những con người sống trong hiện tại mà vẫn bị ám ảnh bởi kí ức chiến tranh. Khơng chỉ
là những người lính, mà cịn có những người mẹ, người vợ, người u mịn mỏi, lặng
thầm một nỗi chờ mong; có những mất mát, tổn thương cả về thể xác và tâm hồn khơng
gì bù đắp nổi,… Truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh giai đoạn này phản ánh rõ những
dư âm của chiến tranh trên khắp mọi miền Tổ quốc, đem đến cho bạn đọc hơm nay cái
nhìn thấu hiểu về chiến tranh, về cái giá của cuộc sống n bình mà chúng ta đang có.
Chiến tranh càng lùi xa, văn học càng “nhận thức sâu sắc những giá trị tinh thần, tình
cảm ở một thời con người biết xả thân vì nghĩa lớn, dám quên mình vì mọi người ” [45,


10

7]. Từ đó, định hướng mỗi người phải sống làm sao cho xứng đáng với những hi sinh to
lớn mà cha anh đã trải qua ấy.

Để thể hiện được muôn mặt đó của chiến tranh, truyện ngắn về đề tài chiến tranh
sau 1975 có nhiều thay đổi về nghệ thuật, thể hiện rõ trong các yếu tố: điểm nhìn trần
thuật có sự chuyển đổi từ ngơi thứ ba sang ngơi thứ nhất mang đậm cá tính sáng tạo của
nhà văn; thế giới nhân vật đa dạng, nhân vật đa diện; sử dụng nhiều yếu tố kì ảo trong
sáng tạo nghệ thuật; kết cấu tác phẩm mở, có sự đan xen thời gian của các dòng ý thức,
… Những chiêm nghiệm sâu sắc, khám phá chiến tranh trong nhiều mặt của nó, cộng
hưởng với sự đổi mới về nghệ thuật đã mang lại cho truyện ngắn về chiến tranh sau
1975 một bộ mặt mới, nhiều thành tựu.

3. KHẢO SÁT 6 TRUYỆN NGẮN VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH SAU 1975
Trong quá trình khảo sát 6 tác phẩm đã nêu, chúng tôi nhận thấy chiến tranh được
thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đó khơng chỉ là một thời hào hùng của dân tộc, đó
cịn là nỗi đau để lại. Đó khơng chỉ là những suy ngẫm của những người đã trải qua chiến
tranh, bị mất mát bởi chiến tranh; mà còn là chiêm nghiệm của những người hôm nay về
chiến tranh. Từ đó, có cái nhìn khác về cuộc sống hậu chiến và có cách sống ý nghĩa hơn.
Và quan trọng nhất là làm cách nào để vượt qua, vợi bớt những đau thương ấy để sống
cho hiện tại và tương lai? Tình yêu thương, sự đồng cảm hay điều gì khác nữa? Tất cả
những trăn trở ấy dần dần hé lộ qua những tác phẩm nằm trong giới hạn khảo sát của bài
thuyết trình. Để tìm hiểu từng tác phẩm, chúng tôi bắt đầu từ chủ đề đến các yếu tố nghệ
thuật trong sự soi chiếu lẫn nhau để thấy được nét tương đồng cũng như khác biệt của mỗi
tác phẩm.

3.1.

CHIỀU VƠ DANH – HỒNG DÂN

Chiều vơ danh (Hồng Dân) là một tác phẩm thể hiện con người sống sót bước ra
từ chiến tranh mang theo những ám ảnh, mất mát từ thể chất đến tinh thần. Người chiến sĩ



11

ấy may mắn sống sót trở về, có một cuộc sống bình dị và yên ấm, nhưng chỉ riêng anh
mới biết được rằng, từ cái buổi chiều ấy – một buổi chiều vô danh – tâm hồn anh đã bị tổn
thương sâu sắc trước sự mất mác, khóc liệt của chiến tranh, trước tình đồng đội và những
cái chết trẻ anh dũng của đồng đội mình. Anh mãi mãi bị ám ảnh và đau khổ bởi những
hồi ức về chiến tranh của mình.
Nhan đề Chiều vơ danh cũng góp phần biểu đạt hình ảnh con người hậu chiến qua
nhân vật “tôi” (Nghĩa thư sinh). “Chiều vô danh” là buổi chiều có thực trong cuộc kháng
chiến của nước ta – buổi chiều ngày 29/04/1975 – buổi chiều trước ngày chiến thắng huy
hồng. Lấy bối cảnh đó và đặt tên nhan đề như vậy, tác giả đã cho ta thấy một sự thực đau
lịng: những chiến cơng trước đó có thể được ghi nhận, biểu dương; nhưng trong buổi
chiều này, khi mà chỉ ngay sáng mai thôi, cờ hoa chiến thắng rợp đường thì có lẽ sự ngất
ngây của niềm vui sướng sẽ làm người ta quên đi mất thời khắc đau thương của chiều
hơm qua. Và những người lính ngã xuống trong buổi chiều vô danh ấy cũng không được
nhiều người nhớ đến trong khúc ca khải hồn. Họ vơ danh và chỉ được nhớ tới trong nỗi
ám ảnh về chiến tranh của người còn sống – Nghĩa.
Tác phẩm là cái nhìn trực diện về chiến tranh qua nhân vật tơi – người có mặt trong
buổi chiều trước ngày khải hồn và may mắn sống sót trở về.Cuộc sống hậu chiến của anh
có thể nói là khá đầy đủ: vợ đảm, con ngoan, gia đình khơng khó khăn (qua cung cách
sinh hoạt gia đình) nhưng Nghĩa khơng mấy khi n ổn. Chỉ từ một tình huống rất bình
thường trong cuộc sống: Nghĩa nhìn thấy đàn kiến đen bu vào mâm cơm trong gia đình.
Nhưng lũ kiến đen bé xíu ấy lại là nỗi ám ảnh của anh trong quá khứ, từ đó, những hồi ức
đau thương tìm về khơng sao ngăn cản được. Nghĩa bước vào trận chiến với tất cả ý chí,
sự vơ tư qn mình vì lý tưởng. Và khi trở về, sống sót sau chiến tranh, những tưởng anh
sẽ có một cuộc sống yên ổn, hạnh phúc. Nhưng những hình ảnh đạn bom, những cái chết
của đồng đội cứ dày vị anh khơng dứt: “Tiếng bom nổ. Tiếng đạn rít. Tiếng gào thét của
những người đã chết. Một mớ âm thanh ầm ầm náo động trong tâm tưởng tơi”. Về với
thời bình, anh như người mộng du. Nhìn lũ kiến đen bị vào mâm cơm, bao nhiêu kí ức
đau đớn về cái chết của những người đồng đội làm anh nơn nao, ớn lạnh, có cảm giác đàn



12

kiến đang nhe răng gặm sồn sột trong óc anh. Đó là cái chết của người bạn thân "Thời
râu” bị đám kiến đen bu lại gặm nhấm những phần thi thể cịn lại: “tơi dừng lại trước một
đám kiến đen lổm ngổm, xúm xít. Tơi vội ngồi xuống, dán mặt vào cát. Khơng có gì cả.
Đàn kiến đang kiếm ăn trên một vũng máu tím bầm đầy cỏ rác và bụi bậm. Tơi thất vọng
đứng dậy đảo mắt nhìn đám kiến đen đang tầng tầng lớp lớp bu quanh một miếng mồi.
Một miếng mồi tua tủa râu đen”. Đó là cái chết của Bình “máu và óc trắng phun ra xối
xả”, là Hào bị trúng đạn “ngã ngửa”, là Ngọ tồn thân “rừng rực như một bó đuốc. Bó
đuốc khét lẹt…”, là Thắng “lạnh ngắt, cứng đờ”, là Lân, Hùng, Phịng, Khương, là các
chiến sĩ xe tăng vơ danh “tự đến, tự đi, tự bắn chào vĩnh biệt và tự mai táng cho mình”.
Hồi ức về những cái chết cứ trở đi trở lại trong tâm trí nhân vật “Tơi”, có thể nói Chiều vơ
danh “đầy rẫy tử thi”, những cái chết này gắn liền với những ý nghĩa sâu sắc: hoặc là sự
mất mát, chết chóc bởi chiến tranh hoặc là tình người - sự yêu thương, hy sinh cho nhau.
Những cái chết của đồng đội anh là thể hiện sự yêu thương, đức hy sinh, sự cao thượng
“mình chết thì bạn sống” để che chở, bảo vệ cho đồng đội sống sót (như Thời, Vũ).
Nhưng, với vị trí của một người được sống khi những người khác đã ngã xuống, Nghĩa
ln bị dày vị, day dứt về những cái chết của đồng đội, vì cái may mắn sống sót của
mình.
Đó là những tổn thương sâu sắc trong tâm hồn của người lính– họ dường như
khơng cịn là chính họ nữa, chiến tranh đã vĩnh viễn lấy đi của họ sự bình n, thanh thản.
Với “Nghĩa thư sinh trói gà khơng chặt”, được sống sót là mang món nợ lớn với người đã
khuất thế nên anh lúc nào cũng day dứt, dằn vặt: “Tơi cịn sống, sống ngơ ngác giữa bãi
chiến trường ngổn ngang bao nhiêu đồng đội đời đời im lặng! Tại sao kẻ may lại là tôi?
Nếu tất cả những kẻ hay do dự và sĩ diện hảo như tơi đều sống sót cả thì cuộc đời sẽ đơn
điệu biết bao? Và cuộc chọn lọc sinh tồn nghiệt ngã của tạo hóa mới vơ dun làm sao?”
Gánh nặng của những kỉ niệm đau đớn, những ám ảnh khôn nguôi của quá khứ chạm đến
tận cùng đau khổ và cao cả trong chiến tranh, “tôi” ngày ngày vật lộn, tự vấn với nó để

giác ngộ chân lí “Con người sao mà bé bỏng? Và tôi ngậm ngùi hiểu ra rằng, khi bng
vũ khí, tơi mới là kẻ đáng thương đến chừng nào?”.


13

Hình tượng con người tự vấn là một hình tượng phổ biến trong văn học thời kỳ đồi
mới từ sau 1975. Nó phản ánh sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực và quan niệm về
con người trong ý thức văn học đương thời. Với loại hình tượng này, người kể có thể đi
sâu vào thể hiện đời sống tinh thần phong phú, phức tạp của con người, qua đó, tạo được
cái nhìn mang vẻ đẹp nhân văn về cuộc sống, về con người. Trong truyện ngắn này, cùng
với việc thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình, người kể chuyện xưng “tơi” đã cho người
đọc thấy một hình ảnh của người lính trong chiến tranh. Họ đâu chỉ là những con người
của hành động, của đấu tranh, họ cịn là những con người nhạy cảm, có những lúc hoang
mang, có cả những lúc tuyệt vọng với chính mình, với chiến tranh. Phải nhìn hình tượng
người lính cụ Hồ ở phương diện này mới thấy hết chất nhân văn trong con người họ, mới
thấu hiểu hết những mất mát, khổ đau mà chiến tranh đã mang đến cho bao người, mới
thấm thía giá trị của cuộc sống thanh bình của hiện tại.
Kết thúc tác phẩm bằng cách mở như vậy, Hồng Dân giúp ta có một cái nhìn sâu
sắc về thân phận con người trải qua trận mạc. Đằng sau những chiến công, niềm vui chiến
thắng là những đớn đau, mất mát, tổn thương mãi mãi “rỉ máu” không ngi về mặt tinh
thần. Đó là sự trăn trở, dằn vặt trước những món nợ của chiến tranh, về số phận người
lính trong và sau chiến tranh.
Chiều vơ danh được tái hiện bởi người kể chuyện xưng “tôi”, đồng thời cũng là
một nhân vật trong tác phẩm – nhân vật Nghĩa. Sau những ngày tháng gian khổ, ác liệt
nhưng đầy khí thế cách mạng với nhiều kỉ niệm đẹp về tình đồng chí, đồng đội, anh may
mắn sống sót sau chiến tranh, nhưng vẫn mang nặng trong lòng những ám ảnh từ cuộc
chiến đã qua. Điều đó thơi thúc anh kể lại câu chuyện về mình, về những người bạn chiến
đấu của mình. Kết cấu truyện theo dịng ý thức khiến câu chuyện được kể lại theo dòng
hồi tưởng của nhân vật một cách liền mạch , hợp lý và có sự đan xen giữa quá khứ và hiện

tại, giữa sự kiện và suy ngẫm. Điều đó giúp chủ đề của câu chuyện thể hiện rõ hơn, giúp
nhân vật Nghĩa phát huy hết khả năng của vai trò người kể chuyện, đào sâu thế gới nội
tâm nhân vật, mang đến cái nhìn cụ thể và đau đớn về sự khốc liệt của chiến tranh qua cái


14

nhìn của người đã trực tiếp trải qua nó.
Trong truyện ngắn, điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện thường có sự biến
đổi linh hoạt. Khi thì người kể hướng cái nhìn khách quan vào những sự kiện, những nhân
vật bên ngoài, khi lại hướng vào bên trong nội tâm để bộc lộ những cảm xúc về chiến
tranh, về đời sống, về đồng đội. Bằng cái nhìn khách quan, người kể chuyện xưng “tôi” đã
tái hiện lại trước mắt người đọc một mảng hiện thực chiến tranh với hình ảnh những
người lính trẻ đầy nhiệt huyết, dũng cảm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Họ sống gian
khổ với những cuộc hành quân liên miên, bị những cơn đói ngủ hành hạ, chịu đựng những
trận đánh ác liệt của kẻ thù. Nhưng sức trẻ, niềm tin, sự lạc quan và tinh thần đồng đội ở
họ đã giúp họ vượt qua biết bao gian nan, nguy hiểm của cuộc chiến. Tiêu biểu cho hình
ảnh những người lính ấy là Thời, một anh chàng Hà Nội có sức khỏe phi thường, ngang
tàng, nhưng biết sống chan hòa, thân ái và dám hy sinh vì đồng đội. Người kể chuyện
xưng “tơi” đã dành nhiều chi tiết đặc tả nhân vật này từ ngoại hình, tính cách, lối ứng xử,
tình cảm dành cho đồng đội, đặc biệt là hình ảnh hy sinh quên mình đầy khốc liệt của
người lính trẻ. Bằng cách đó, nhân vật “tôi” thể hiện niềm cảm phục, yêu thương chân
thành với người bạn đã mất, đồng thời xây dựng được một hình tượng người lính giải
phóng có chiều sâu. Bởi hình tượng này không chỉ được xây dựng bằng những chi tiết
miêu tả diện mạo, các mối quan hệ bên ngoài, mà còn được xây dựng bằng những chi tiết
thể hiện đời sống nội tâm phong phú bên trong:
“Nghe Thời khấn khứa, tơi chạnh lịng. Khóe mắt cay cay. Vũ cũng xúc động lắm.
Hắn dụi nhanh mắt vào cánh tay áo. Cịn Thời khấn khứa xong thì ngồi xổm, bần thần.
Bộ râu bê bết cát ướt của hắn như dài ra. Tua tủa, rung rung. Lát sau, hắn chỉ tay xuống
hố, giọng khàn đực: - Phải mai táng theo nghi lễ nhà binh!”

“Tôi ôm lấy Thời, âm thầm gạt nước mắt. Những sợi râu xuyên qua áo lính, mơn
man trên da thịt tơi buồn buồn, nao nao. Mắt tơi nhịe nhoẹt, cay xít. Thời bng tơi. Đơi
mắt hắn đỏ ngầu, nhưng khơng phải màu đỏ của cơn đói ngủ hơm nào. Hình như hắn
cũng khóc? Theo cách của hắn. Những mao mạch trong mắt hắn vỡ ra thành nước mắt”.
Cũng với cái nhìn khách quan, người kể chuyện xưng “tơi” mở rộng góc nhìn trần


15

thuật của mình ra khơng gian rộng lớn của cuộc chiến. Đó là một cuộc chiến ác liệt,
khủng khiếp với những cái chết liên tiếp diễn ra trước mắt anh. Đó là sự hy sinh của Bình,
của Hào, của Thắng, của Thời, của Vũ, của Ngọ - những đồng đội thân yêu của anh.
Người kể đã miêu tả sự ra đi của họ với cảm xúc bàng hoàng, đau đớn nhưng cũng đầy
cảm phục. Họ đều là những người lính còn rất trẻ. Họ cũng sợ cái chết. Nhưng khi đối
diện với hiểm nguy, đối diện với cái chết, họ vẫn chọn cách xông lên quyết tử để bảo vệ
đồng đội, để hồn thành sứ mệnh của mình. Cái chết của họ là những cái chết tàn khốc
nhưng anh hùng.
Ở nhiều tình huống truyện, người kể chuyện xưng “tơi” cịn hướng vào bên trong
nội tâm của mình để tự vấn, để suy tư về bản thân, về sự tồn vong của kiếp người, về
chiến tranh:
“Chao ơi, những ngày thiếu đói triền miên của cuộc đời sinh viên, những cơn nguy
khốn cùng cực giữa vòng vây kẻ thù, những lời khen chê vơ bổ, những soi mói đố kỵ tầm
thường của người đời… Tất cả phỏng có nghĩa lý gì khi chỉ lát nữa thơi, có thể sẽ vùi sâu
dưới cát?”.
“Tơi còn sống? Sống ngơ ngác giữa bãi chiến trường ngổn ngang bao nhiêu đồng
đội đời đời im lặng! Tại sao kẻ may lại là tôi? Nếu tất cả những kẻ hay do dự và sĩ diện
hão như tôi đều sống sót cả thì cuộc đời sẽ đơn điệu biết bao? Và cuộc chọn lọc sinh tồn
nghiệt ngã của tạo hóa mới vô duyên làm sao? Ờ, tại sao kẻ thù lại bắn tồi đến thế? Tôi
cũng xông lên, cũng phơi mình lù lù trên bãi trống kia mà! Sao tơi khơng dính một viên
đạn? (…) Chiến tranh đến thì long trời lở đất mà ra đi thì lặng ngắt như thế này ư?”.

“Và con người sao mà bé bỏng? Và tơi ngậm ngùi hiểu ra rằng, khi bng vũ khí,
tơi mới là kẻ đáng thương đến chừng nào?”.
Trong tác phẩm, điểm nhìn trần thuật của người kể cũng thường xuyên trượt trên
những chiều khơng gian, thời gian khác nhau. Đó là thời gian trần thuật đan xen những sự
kiện của quá khứ và hiện tại. Đó là sự thay đổi không gian nghệ thuật từ quang cảnh chiến
trường rộng lớn, đến những cánh rừng già âm u, những căn hầm trú ẩn, đến ngôi nhà nhỏ
của nhân vật “tôi”... Ở đây, hiện tại là cái nền đưa “tôi’ về với quá khứ mang đầy dấu ấn


16

của tình đồng đội, của tinh thần anh hùng cách mạng, của những mất mát đau thương và
cả những ám ảnh rợn người về sự tàn khốc. Hiện tại cũng là cái nền để tô đậm quá khứ,
đối sánh với q khứ để nhân vật “tơi” có thể bộc lộ sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm,
suy tư của bản thân mình về những kỷ niệm chiến tranh, về nhân sinh. Qua đó, khắc họa
nên bức tranh đời sống rộng lớn mang dấu ấn chủ quan của người kể chuyện xưng “tôi”.

3.2.

BẾN TRẦN GIAN – LƯU SƠN MINH

Bến trần gian đưa ra một vấn đề quan trọng là những người bị mất mát trong chiến tranh
phải biết cố gắng vượt qua quá khứ đau buồn, nhìn về tương lai mà sống tiếp chứ khơng
thể đắm chìm trong nỗi đau đã qua được. Vượt qua chứ khơng có nghĩa là lãng qn,
tưởng nhớ chứ khơng có nghĩa là qn đi hiện tại.
Trong Bến trần gian, Lăng - nhân vật người lính hóa thân vào một bóng ma tìm
đường trở về với quê hương – nơi đó có mẹ anh vẫn đêm ngày ngóng đợi, có Thùy tuy đã
yên bề gia thất nhưng mãi mãi con tim hướng về anh. Trong chiến tranh, thân xác anh bỏ
lại chiến trường và sau chiến tranh mấy chục năm, linh hồn anh “vẫn luẩn quẩn ở trong
rừng cho tới một hôm, trong cuộc viễn du vơ định, anh gặp một cụ già râu tóc bạc phơ.

Ông bảo: Lại đây con, ta biết con langg thang đã lâu lắm rồi. Ta cho con cái lá này con
hãy gài vào vành tai. Cái lá sẽ giữ cho linh hồn con không tan ra khi quay về chốn cũ. Từ
giờ con sẽ bay được…”. Nhân vật Lăng làm ta liên tưởng đến những nhân vật bất hạnh
trong những câu chuyện cổ tích thường được những ơng tiên, ơng bụt râu tóc bạc phơ
hiện lên giúp đỡ. Lăng khơng ý thức được là mình đã chết, anh chỉ cảm nhận được nỗi
nhớ nhung của mình khơng ngi hướng về q hương, người thân và về người u.
Chính vì vậy, dù đã thành người cõi âm nhưng anh vẫn không thể n nghỉ, siêu thốt,
thậm chí anh dưởng như khơng nhận ra rằng mình đã chết (sợ cậu chuyện hồn ma gốc đa,
thấy Thùy chèo đị trong đêm thì sợ hãi vì ngỡ là ma). Anh phải lần tìm về nơi ấy dù khi
trở về anh không nhận ra Thùy – cô người yêu năm xưa, người anh nhớ nhất đó là mẹ
anh: “lập cập chống gậy quay về. Cái dáng đi quen thuộc của những người quanh năm


17

cịng lưng vì hạt lúa. Bao nhiêu mùa lúa cịng xuống vì thóc thì dáng người cùng cịng
xuống bao nhiêu”. Chỉ khi gặp và nói chuyện với mẹ, Lăng mới biết mình đã chết và nhớ
ra cơ lái đị là Thùy. Dù rất nhớ nhung và yêu thương con nhưng bà cụ Lăng vẫn phải cắn
răng xua đuổi con với một quyết tâm ghê ghớm “Lăng, quay về xứ của con đi. Con không
được ở lại để làm hại người sống”. Nhìn từ góc độ phân tâm học, linh hồn được hiểu theo
nhiều cách. Jung cho rằng tâm hồn con người “ln ln tự thân là một cái gì đó vừa trần
thế vừa siêu nhiên”. Quan hệ giữa Lăng, mẹ mình và Thùy khơng đơn thuần chỉ là tình
mẫu tử thiêng liêng, tình u, tình xóm làng thân thuộc mà đó cịn là biểu hiện của sự giao
cảm giữa người sống và người chết, giữa cõi âm và cõi dương thiêng liêng, huyền diệu.
Chính tâm thức này là niềm tin, nghị lực cho những người ở lại “bến trần gian” tiếp tục
xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, cũng như linh hồn người ra đi được thanh thản, siêu
thoát. Chiến tranh đã cướp đi cuộc sống quý giá của Lăng, cướp đi đứa con trai duy nhất
của bà cụ Lăng, cướp đi mối tình đẹp đẽ giữa Lăng và Thùy... Dẫu vậy, bà cụ Lăng và
Thùy vẫn phải gượng dậy, sống tiếp và sống tốt hơn. Tác phẩm đưa ra một vấn đề quan
trọng là những người bị mất mát trong chiến tranh phải biết cố gắng vượt qua quá khứ đau

buồn, nhìn về tương lai mà sống tiếp chứ khơng thể đắm chìm trong nỗi đau đã qua được.
Vượt qua chứ khơng có nghĩa là lãng qn, tưởng nhớ chứ khơng có nghĩa là qn đi hiện
tại.
Chủ đề đó cũng thể hiện rõ qua nhan đề và đề từ của tác phẩm.
Nhan đề Bến trần gian là nhan đề giàu sức gợi buộc sự liên tưởng và ý nghĩ phải
mở rộng đến những biên giới xa lạ. Tại sao lại là Bến trần gian mà không phải là Bến
sông? Đó vừa là khơng gian thực tại hiện hữu gắn bó với các nhân vật trong truyện, vừa
là nơi giao nhau của các cõi: cõi người (ở bên này bến sông) và cõi ma của Lăng (ở bên
kia bến sông). Đó là cái bến trần gian cuối cùng mà Lăng phải đi qua để trở về với thế
giới của anh. Nó cịn là bến của trần gian – nơi mà những linh hồn như Lăng không thể
nào neo đậu lại được. Chỉ có Thùy, có bà cụ Lăng – những con người mới có thể neo lại
và chấp nhận, chịu đựng sự nổi nênh cùng dịng sơng.
Trong 6 tác phẩm thì đây là truyện ngắn duy nhất xuất hiện lời đề từ. Đề từ là một


18

câu trong Truyện Kiều nói lên nỗi đau của nàng Kiều trước lời đề nghị tái hợp của Kim
Trọng:
Dở dang nào có ra gì
Đã tu tu trót qua thì thì thơi
Cuộc đời kiều đã dở dang, đâu cịn gì để trao gửi cho chàng Kim nữa mà tái hợp.
Mà cũng tái hợp để làm gì khi chàng Kim và Thúy Vân đã vui vầy tổ ấm, nếu có lại thêm
một sự dở dang cho cả ba người mà thôi. Nhận thức rõ điều ấy, Kiều đã nói lên nỗi lịng
mình qua câu thơ ngắn ngủi. Hai câu thơ chứa đựng cả nỗi đau đớn lòng, cả sự hi sinh cao
thượng, cả tấm chân tình Kiều dành cho Kim Trọng, và báo hiệu cả qng đời vị võ, cơ
đơn. Dùng câu thơ này làm đề từ, Lưu Sơn Minh đã thành công trong việc biểu đạt phần
nào ý nghĩa sâu xa của tác phẩm. Lời đề từ có liên quan đến hầu hết các nhân vật trong tác
phẩm.
Với Lăng: sự ở lại của Lăng chỉ là sự dở dang với cả Lăng và Thùy khi Thùy đã

yên bề gia thất. Đã khơng cịn có thể ở bên nhau thì cách tốt nhất là Lăng hãy ra đi, để
Thùy được sống yên bình. Với Thùy cũng vậy. Thùy đã lỡ làng, đau khổ bởi Lăng; và cơ
sẽ cịn mãi đau khổ nếu khơng biết dứt lịng khỏi những ám ảnh của q khứ để vun đắp
cho hiện tại. Và chồng Thùy – người đàn ơng nóng nảy nhưng cũng biết lẽ phải ấy cũng
đừng nên giẫm đạp lên sự lỡ làng của Thùy mà hãy giúp cô vượt qua nỗi đau, một khi đã
muốn cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình. Bà cụ Lăng là người hiểu rõ nhất điều ấy,
hiểu rằng chuyện của Thùy và con trai bà chỉ là quá khứ nhỡ nhàng, nên bà ra sức khuyên
can Thùy và đuổi linh hồn con đi dù lòng đầy đau xót. Như vậy, soi sáng lời đề từ qua
tồn bộ thiên truyện, ta thấy được thông điệp của tác giả: q khứ đáng trân trọng nhưng
cần phải để nó trơi qua cho cuộc sống được tiếp tục. Đừng để ám ảnh quá khứ trở thành
gánh nặng thế hệ mai sau khiến cho “con người vừa mới sinh ra đã đủ tuổi già để chết”
như lời văn của Nguyễn Bình Phương trong Những đứa trẻ chết già.
Tác phẩm được xây dựng theo lối kết cấu đồng hiện về thời gian, những sự việc
cùng thời điểm được thể hiện song song, mang đến cái nhìn khái quát hơn cho người đọc.
Cùng lúc với Thùy đau khổ chèo đò như người mộng du là Lăng gọi đò với bao hồi hộp


19

và sợ hãi, cùng lúc với việc Thùy ngã vào lịng bà cụ Lăng mà khóc nức nở là Lăng ngồi
chơn chân trên đị khơng sao lên bờ được… Ngồi ra, những sự kiện ở quá khứ và hiện tại
cũng thường được trần thuật đan xen lẫn nhau. Việc thể hiện song song các hành động và
suy nghĩ của nhân vật trong cùng một khoảng thời gian tạo nên sự đối thoại, đối sánh giữa
các ý thức với nhau. Điều đó tạo nên chiều sâu cho việc thể hiện đời sống tâm linh của
các nhân vật. Người kể không cần thiết phải dùng nhiều từ ngữ miêu tả, không cần trần
thuật chi tiết những biểu hiện cảm xúc của nhân vật, nhân vật cũng khơng cần phải tự thể
hiện mình quá nhiều. Chính sự soi chiếu lẫn nhau giữa các ý thức đã thể hiện thật đầy đủ,
hàm súc và thật lay động những nhớ mong tha thiết, những nỗi đau dồn nén trong lòng
người. Và chỉ trong những khoảnh khắc cùng đồng hiện bên nhau qua những chi tiết đặc
tả, tất cả như hòa lẫn, như vỡ òa, chan chứa. Đồng thời, nó cũng giúp thể hiện sâu sắc

hơn đời sống nội tâm của các nhân vật khi thể hiện suy nghĩ, tâm trạng của các nhân vật
trong cùng một khoảng thời gian. (Thời điểm Lăng chuẩn bị sang sông, bà Lăng đang lụi
cụi bước ra vườn nhớ lại đêm trước ngày Lăng đi bộ đội, Thùy đang ngồi khóc bên kia
sơng nhớ Lăng và nhớ lại việc bị chồng đánh  Thùy lấy thuyền chèo qua sông, Lăng sốt
ruột chờ đò  Thuyền của Thùy cập bến, Lăng lên thuyền, bà cụ Lăng gọi Thùy quay về,
Thùy lặng lẽ rút hương đốt cho Lăng  Thùy quay thuyền về, bà cụ Lăng đón Thùy và ái
ngại cho hồn cảnh của cơ, Lăng ngỡ ngàng nhận ra mẹ mình…).
Ở truyện này, ta thấy xuất hiện một dạng thức rất quen thuộc của yếu tố kỳ ảo: sự
hiện hồn của người chết. Đó khơng chỉ là sự hiện hồn của Lăng mà còn là câu chuyện ma
gọi đò ám ảnh suốt tuổi thơ Lăng đến tận bây giờ mà bà đã kể. Lăng xuất hiện trong tác
phẩm không phải là người mà chỉ là một bóng ma “bóng anh trơi nhè nhẹ ven sông”,
“Lăng bay vụt lên bờ, anh chơi vơi trên những đám cỏ đầm đìa ánh trăng”. Từ việc miêu
tả Lăng chỉ là một linh hồn, tác giả đã kéo theo hàng loạt các chi tiết có tính chất huyền ảo
trong tác phẩm. Như sự gặp gỡ của Lăng với ơng lão râu tóc bạc phơ và được ông cho
chiếc lá có tác dụng giữ cho linh hồn anh khơng bị tan ra, có thể trở về q nhà sau mấy
chục năm loanh quanh trong rừng. Ông lão làm ta liên tưởng tới các ông Tiên, ông Bụt
trong truyện cổ hay tới các đạo sĩ tiêu diêu có sự tương thơng kì bí với cõi âm, với hồn


20

ma. Nếu khơng có ơng lão ấy thì Lăng vẫn chỉ lang thang ở trong rừng, cịn bây giờ anh
có thể “trôi qua những con sông và núi đồi” trở về q hương. Nhưng kì lạ thay, anh có
thể qua rất nhiều con sông khác nhưng “đến con sông này thì anh khơng vượt qua được
nữa” dù đó là khúc sơng quen thuộc trước nhà. “Phải có một con đị để đón anh qua
sơng”. Qua được con sơng là anh sẽ trở về với u, với Thùy. Tại sao lại có điều kì lạ ấy?
Tại sao anh lại khơng thể qua khúc sơng q nhà? Có điều gì đã níu anh lại? Lăng phải
dừng lại để được Thùy chở qua sơng lần cuối, để vơ tình chứng kiến cảnh Thùy bng
xi đời mình, mặc cho dịng nước cuốn đi; chứng kiến Thùy khóc khơng thành tiếng, đầy
ấm ức và tổn thương; để thấy nỗi khổ đau, dằn vặt trong cuộc sống hiện tại của cơ. Và

chính điều đó đã giữ Lăng lại, vì Lăng hiểu rằng nếu mình cứ nấn ná mãi ở trần gian thì
Lăng cũng chỉ như những con ma đã ám những cô gái trong câu chuyện khi xưa của bà
làm Thùy khơng thể nào có được hạnh phúc. Cả nén hương Thùy đốt cũng giữ Lăng lại.
Nhưng khơng phải khói của hương ma đã giữ Lăng lại như Lăng nghĩ mà chính vì nén
hương ấy là Thùy nhớ Lăng, vì Lăng mà đốt đã giữ Lăng lại. Trước nỗi khổ đau, lòng yêu
thương của Thùy, Lăng không thể nào lên bờ để gặp Thùy được nữa, Lăng không thể làm
Thùy khổ thêm nữa. Trong tác phẩm, cịn xuất hiện hình ảnh chiếc lá – một chi tiết kỳ ảo
có nhiều ý nghĩa. Chiếc lá màu xanh giữ cho linh hồn Lăng không bị tan ra, để anh có thể
trở về quê nhà. Màu xanh là màu của sự sống và ở đây, nó cũng giữ cho Lăng “sống” theo
ý nghĩa: linh hồn Lăng có thể tồn tại bên cạnh người thân yêu. Nếu trong chiến tranh,
Lăng đã khơng tiếc tuổi thanh xn tươi non của mình để hi sinh vì nghĩa lớn, thì bây giờ
Lăng lại từ bỏ “sự sống” một lần nữa, hi sinh hạnh phúc được gặp lại người yêu bằng
hành động “gỡ chiếc lá ra khỏi vành tai” để linh hồn tan vào hư vơ; trả lại n bình cho
cuộc sống của Thùy, bà cụ Lăng và dân làng dù Lăng đã chờ đợi ngày gặp lại đến mấy
chục năm. Qua những chi tiết kỳ ảo ấy, ta thấy chiến tranh dù được nhìn nhận ở mặt đau
thương, mất mát nhưng Lăng vẫn hiện lên là một người lính thực thụ. Cả lúc sống cũng
như khi đã khuất, mọi việc anh làm đều sáng ngời lòng yêu thương cuộc sống, con người.
Liên quan đến sự xuất hiện kì ảo của bóng ma Lăng cịn có Thùy và bà cụ Lăng.
Lăng gọi đị lúc Thùy đang đi tìm lại thời con gái đắm say, hạnh phúc trong sự buông


21

xi, phó mặc cho dịng sơng đưa đẩy. Thùy khơng nhìn thấy bóng hồn Lăng, do đó, níu
Thùy lại cuộc sống không phải là Lăng mà là năm đứa con thơ dại, là bà cụ Lăng và cả
“anh ấy” (chồng của Thùy) - cách nói ngập ngừng tế nhị của Thùy như thấy mình có lỗi
với Lăng, sợ làm tổn thương Lăng. Chứng tỏ Thùy vẫn còn rất yêu thương Lăng nhưng
chị vẫn phải tiếp tục cuộc sống, vẫn phải vì những người cịn sống mà cố gắng chèo
chống con đò đời chị cập bến như chị đã gượng cầm mái chèo trở về với cuộc sống đau
khổ của mình. Bà cụ Lăng cũng thế. Bà thương Lăng, thương Thùy bằng cả trái tim nồng

nàn nhân hậu. Lăng và Thùy cùng đi trên một con đị chỉ có hai người nhưng Thùy khơng
thấy Lăng, khơng nghe được Lăng nói mà chỉ bà cụ Lăng mới thấy Lăng? Phải chăng đó
là dụng ý của tác giả? Thùy đang đau khổ, muốn bng xi cuộc đời nếu Thùy nhìn thấy
Lăng, thấy nỗi khắc khoải mấy chục năm của anh hẳn chị sẽ khơng kiềm lịng được,
khơng nghĩ được cho những người cịn sống. Chỉ có bà cụ Lăng, với sự sáng suốt và sâu
sắc của người đã đi gần hết cuộc đời mới hiểu rằng Lăng ở lại chỉ gây nên nỗi sợ hãi,
khiếp đảm cho mọi người. Và bà cũng hiểu rằng Thùy không nên và không thể buông bỏ
đàn con thơ dại. Bà thương con nhưng cũng thương Thùy, thương dân làng. Bà hiểu người
ta khơng chỉ sống vì mình, vì những toan tính cho riêng mình mà phải nghĩ đến người
khác, hi sinh vì người khác. Hình ảnh năm đứa con của Thùy được nhắc đi nhắc lại trong
suy nghĩ của Thùy và lời nói của bà cụ Lăng. Đó là hình ảnh của thế hệ tương lai, sau
chiến tranh. Qua đó, thể hiện ẩn ý của nhà văn: thế hệ cha anh hi sinh khơng chỉ tính
mạng mà cịn cả hạnh phúc của mình để giữ gìn non sông và cả tương lai tươi sáng cho
thế hệ mai sau. Ở cả Lăng, Thùy và bà cụ Lăng, tình thương yêu là thứ ánh sáng lung linh,
chói ngời lên trên sự đau thương, mất mát của chiến tranh.
Cả ba nhân vật đều là những con người bước ra từ chiến tranh. Người thì ra đi mãi
mãi, người thì ở lại với biết bao nhớ thương, day dứt. Lăng đã đi xa từ lâu, nhưng tình
cảm của Thùy dành cho anh chưa bao giờ nguôi ngoai. Những lúc đau khổ và bế tắc trong
cuộc đời, những kỉ niệm về Lăng và khát khao được đến bên anh lại trỗi dậy mãnh liệt
trong cơ. Nhưng trách nhiệm với gia đình hiện tại đã níu giữ cơ lại với trần gian. Cịn đối
với bà cụ Lăng, nỗi thương con và nỗi đau mất con đã in hằn trên cái dáng còm cõi già


22

nua, đã gợi lại trong bà biết bao kỉ niệm về Lăng, đã lặng lẽ làm chảy những giọt nước
mắt xót xa. Chiến tranh đã qua đi, những bóng dáng của nó vẫn phủ trùm lên số phận
những con người đã đi qua nó. Khơng phải là cảnh bom rơi đan nổ, chết chóc kinh hồng
mà là những nỗi đau thầm lặng nhưng da diết, sâu nặng làm thay đổi biết bao phận người.
Đặc biệt, đối với những người phụ nữ, sức nặng của những mất mát, khổ đau lại càng

được nhân lên bởi những nỗi niềm khó bày tỏ cùng ai.
Điểm nhìn trần thuật của người kể thường hướng vào bên trong nội tâm của nhân
vật. Mở đầu tác phẩm là những hồi tưởng miên man của Lăng về những kỉ niệm xưa:
“Anh chợt thống rùng mình, ngày xưa, chỗ này có một người con gái chết đuối.
Anh vẫn nhớ kỹ người ta khêng cô ấy lên và để nằm ngay đây, gối đầu lên gốc si già. Anh
vội liếc trộm vào gốc si tối sẫm. Chẳng thấy gì cả ngoài một hõm đen lờ mờ, chỗ ngày
xưa lụt xốy vào. Anh lại gọi to lên “Đị ơi”. Tiếng gọi đò khẩn thiết. Hồi còn bé, bà hay
kể cho anh nghe ngồi sơng đêm có ma gọi đị, tiếng gọi như lời cầu khẩn tha thiết có sức
hút huyền bí đến lạ lùng. Bao nhiêu cơ gái đã chạy ra bến và chèo đị một mạch qua sơng
rồi lại chèo về, cứ thế cho đến sáng. Sau đó, chẳng ai dám lấy các cô nữa”.
Ở phần sau của truyện, người kể cũng thường xuyên “nhập vai” vào nhân vật, để
anh tự bộc lộ ý thức của mình:
“Anh khơng nhìn xuống dịng sơng, anh nhìn sang bên kia sơng, nơi anh sẽ trở về,
u, u ơi… Mấy chục năm rồi, nhanh lên, tôi không thể dứng dậy được nữa, tôi phải về với
u tôi. Tự nhiên anh liếc trộm vào gốc si. Chẳng hiểu có ma khơng nhưng anh vẫn thấy
rờn rợn, nhanh lên, cô lái ơi…”.
“Anh lượn đi lượn lại trên bờ một cách sốt ruột. “Sao cô ta lại chèo chậm như
thế?”. Mà hình như cơ ta khơng chèo nhưng con thuyền vẫn trơi về phía anh. Nỗi ám
ảnh đè nặng lên anh. Ngày xưa cái cô chết đuối gối đầu lên cái rễ cây gần anh nhất…
không phải, hình như cái rễ bên kia”.
“Và cuối cùng thì nó cũng chạm vào bờ đất. Anh hấp tấp nhảy xuống đị. Trời ơi,
cơ lái bịt kín mặt bằng khăn vuông. Đôi mắt quen lắm, hay là… anh không dám nghĩ
nữa”.


23

“Anh vẫn ngồi núp phía cuối thuyền. Cơ lái đị hình như đang lẩm bẩm gì đó. Anh
chỉ nhìn thấy những chấm đỏ ẩn hiện phía trước. Anh muốn nhảy xuống sông để chạy
trốn. Đúng cô ta là ma rồi, chỉ có ma mới khóc khơng ra tiếng và nói không ra tiếng”.

Ở đây xuất hiện đồng thời hai dạng lời kể. Một là lời kể khách quan của người kể
chuyện hàm ẩn. Hai là dạng lời kể nửa trực tiếp với cái vỏ ngôn ngữ là của người kể
khách quan nhưng lại chứa đựng nội dung bên trong là ý thức của nhân vật. Dạng lời kể
này vừa giúp người kể vừa miêu tả nhân vật, vừa thể hiện ý thức nhân vật đối với bản
thân, trực tiếp miêu tả thế giới bên trong của nhân vật với sự phân tích khách quan của
người kể. Với lời kể khách quan, điểm nhìn là của người kể chuyện hàm ẩn. Nhưng với
lời kể nửa trực tiếp thì điểm nhìn lại được đặt vào suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Sự đan
xen linh hoạt giữa hai loại điểm nhìn giúp người đọc có thể hình dung sâu sắc hơn về thế
giới nội tâm của nhân vật, được gần gũi hơn với những nhân vật trong tác phẩm để cảm
nhận những trăn trở, những nỗi niềm, những day dứt của chúng.
Lăng hy sinh đã lâu, nhưng trong anh vẫn gắn bó tha thiết với quê hương, với mẹ
già nên linh hồn anh vẫn chưa thể siêu thốt, cứ trơi dạt qua biết bao năm tháng để đến
ngày có được cơ hội trở về quê. Hành trình được trở về với mẹ, với nơi chơn nhau cắt rốn
là một hành trình đầy tâm trạng với biết bao hy vọng, hồi hộp, đợi chờ, mong mỏi thiết
tha. Những cung bậc cảm xúc phức tạp đan xen ấy đã được người kể chuyển tải bằng cái
nhìn đa chiều, khi thì hướng ra ngồi để miêu tả dáng vẻ, hành động của nhân vật, khi thì
hướng vào miêu tả cảm xúc bên trong của nhân vật, thậm chí để nhân vật tự bộc lộ suy
nghĩ, tình cảm của mình. Việc hốn đổi liên tục các điềm nhìn đã giúp cho việc miêu tả
tâm lý nhân vật sâu sắc, sinh động và chân thật. Ở hai nhân vật bà cụ Lăng và Thùy, hình
tượng nhân vật cũng là những hình tượng tâm trạng. Người kể cũng thường xun di
chuyển điểm nhìn từ ngồi vào bên trong nhân vật, đồng thời để cho nhân vật tự thể hiện
suy nghĩ, cảm xúc của mình.


24

3.3.

HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ XÓM TRẠI – NGUYỄN QUANG THIỀU


Hai người đàn bà xóm trại cũng là câu chuyện về người phụ nữ ở hậu phương. Họ
trực tiếp tham chiến, không bị ám ảnh bởi những ký ức chiến trường khốc liệt nhưng
chiến tranh vẫn ảnh hưởng nặng nề lên cuộc sống của họ, khiến cuộc đời của họ chất đầy
những nỗi buồn thương. Đây là một câu chuyện buồn về hai người phụ nữ đã nương dựa
vào nhau trong cảnh chinh phụ chờ chồng, chờ từ khi mái tóc còn xanh cho đến lúc bạc
đầu. Chiến tranh đã cướp đi của họ hạnh phúc tưởng chừng như giản dị nhất của đời
người phụ nữ: được làm vợ và được làm mẹ, được yêu thương và yêu thương lại.
Tình huống chính trong truyện Hai người đàn bà xóm trại là việc hai người chồng
khi ra đi đã dặn dò họ nên bầu bạn với nhau, từ đó hai người phụ nữ ấy đã gắn bó cuộc
đời với nhau đến tận bây giờ. Những người chồng không trở về nhưng họ vẫn chờ đợi.
Họ sống bằng những kỉ niệm của ngày xưa, bằng sự đồng cảm dành cho nhau của hai
người đàn bà chung cảnh ngộ bất hạnh. Tác phẩm có kết cấu dịng ý thức, nhân vật chìm
trong suy tưởng và những hoài niệm cứ lặp đi lặp lại cũng góp phần thể hiện nỗi chờ đợi
mỏi mịn của hai người đàn bà xóm trại này.
Mấy chục năm trước, cơ Ân và cô Mật cũng giống như bao người phụ nữ Việt Nam
chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh khác: chấp nhận xa cách, khổ sở để đổi lấy hịa
bình, sum họp và hạnh phúc sau này cùng với lời hứa sắt son “Đến tết, kháng chiến thành
công chúng tôi về”. Thế nhưng cứ hết cái tết nọ đến cái tết kia qua đi nhưng hai người đàn
ông của họ vẫn không thấy về mặc dù năm nào hai bà cũng gói rất nhiều bánh chưng vì
“…nhỡ có ai về”. Chiến tranh kết thúc, nhưng cũng chẳng có gì thay đổi, họ vẫn lặng lẽ
khóc thầm mỗi khi tết về, gió xuân sang. Truyện viết về sự chờ đợi, ngóng trơng của
người phụ nữ khơng phải là mới nhưng đọc tác phẩm ta vẫn rất xúc động, có cái gì cứ đau
đáu, day dứt và đọng lại sâu lắng. Phải chăng đó là nghĩa tình, là sự kiên trinh vì một
niềm tin bất diệt? Với Hai người đàn bà xóm trại, đó là niềm hy vọng, lẽ sống và là động
lực sống trên đời. Có lẽ, trong hồn cảnh của hai bà, hy vọng và hy vọng mỏng manh cịn
hơn là tuyệt vọng. Suốt những năm đợi chờ, khơng biết bao nhiêu lần họ khát khao, mơ
tưởng: “cơn mơ vừa hạnh phúc vừa lo sợ. Mật thấy người lính trở về và ngay đêm đó Mật


25


có mang. Và cứ tỉnh giấc, Mật lại dè dặt đặt tay lên bụng. Rồi Mật mơ hồ lo lắng khi cảm
thấy bụng mình khang khác”. Những khắc khoải, đè nén, chịu đựng… nhiều lúc trỗi dậy
“giá như có một đứa con”. Để rồi năm tháng cứ thế trôi đi, cuối cùng, họ cịn lại được gì
ngồi sự cơ đơn đến xót xa trong qng đời hiu hắt cịn lại?
Điểm nhìn kể chuyện cũng là một yếu tố quan trọng để thể hiện cái nhìn đó về
chiến tranh. Trong truyện ngắn, người kể chuyện đóng vai một người kể chuyện hàm ẩn,
nhưng những sự kiện trong truyện không chỉ được soi chiếu bằng cái nhìn khách quan của
chủ thể trần thuật mà anh ta cịn thường xun trao điểm nhìn cho nhân vật, để nhân vật
tự bộc lộ những cảm xúc, ước mơ trong lòng họ. Những khát khao mạnh mẽ nhất của Ân
và Mật được bộc lộ qua những giấc mơ:
“Thường sang Giêng gió sơng ấm hơn và đất bãi phả hương phù sa dễ chịu làm
giấc ngủ của họ thường có những cơn mơ. Trong mơ, Ân lại thấy con gà trống tía với
chiếc mào đỏ rực, cái ức rộng, và đơi cựa bóng như ngà mổ mổ vào ngón tay út của
mình. Cịn Mật vẫn cơn mơ vừa hạnh phúc vừa lo sợ. Mật thấy người lính trở về và ngay
đêm đó Mật có mang. Và cứ tỉnh giấc, Mật lại dè dặt đặt tay lên bụng. Rồi Mật mơ hồ lo
lắng khi cảm thấy bụng mình khang khác”.
“Mấy năm sau ngày hịa bình lặp lại, Mật nhận được báo tử của chồng. Nhưng Tết
đến họ vẫn gói nhiều bánh. Trong mơ, chị vẫn thấy người lính trở về. Và khi tỉnh giấc vẫn
rụt rè đặt tay lên bụng mình và thấy khang khác”.
Những giấc mơ cứ trở đi trở lại trong đời họ là sự giải phóng những ẩn ức dồn nén
trong lịng họ. Đó là mong mỏi một sự gần gũi với người đàn ông yêu thương. Đó là ước
mong thiết tha có được một đứa con khỏa lấp phần nào những trống vắng trong cuộc đời
họ. “Và những ngày giáp Tết là những ngày họ thường mơ nhiều hơn”. Ngôn ngữ trần
thuật là của người kể chuyện, nhưng điểm nhìn được đặt vào trong đời sống tâm linh của
nhân vật để khắc họa những vẻ đẹp nhân văn rất đời thường về tình yêu, về hạnh phúc của
con người. Trong những năm tháng đầy gian truân của cuộc đời, những ước mơ da diết,
cồn cào ấy là sợi dây vơ hình níu giữ niềm tin của hai thân phận bị lãng quên với cuộc
đời. Nhưng ở một khía cạnh khác, việc miêu tả những giấc mơ của hai nhân vật lại góp



×