Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tom tat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.16 KB, 24 trang )

Mở ĐầU
1.

Lý do chn ti
1.1 Trong lch s phỏt triển thế giới, nước Nga ln là một cường quốc

có vị thế và ảnh hưởng nhiều mặt trên trường quốc tế, nhất là từ sau thắng lợi
vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vào ngày 07/11/1917 của giai cấp
vô sản Nga do V.I Lênin lãnh đạo, và tiếp theo đó là sự ra đời Nhà nước Liên
bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ viết (Liên Xơ) mà Cộng hòa XHCN Liên
bang Nga làm trụ cột. Trong thời gian tồn tại và phát triển của mình, Liên Xơ
đã lập nên nhiều kỳ tích trong lịch sử nhân loại, đã hi sinh hàng triệu người
con ưu tú nhất đề cứu nhân loại khỏi thảm họa diệt chủng của chủ nghĩa phát
xít trong thế chiến thứ hai, thiết lập được thế cân bằng chiến lược với Mỹ,
giúp đỡ các nước đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
Tuy nhiên, đến những năm 70, CNXH ở Liên Xô bắt đầu lâm vào
khủng hoảng dẫn tới hệ quả là sự tan rã của Nhà nước Liên bang, chế độ
XHCN sụp đổ; cộng hòa XHCN Liên bang Nga trong bối cảnh chung khi đó
đã tự tách ra khỏi Liên Xô để trở thành Liên Bang Nga như ngày nay. Suốt
nhiều năm, kể từ thời điểm tách ra khỏi Liên Xô (1991), nước Nga đã trải qua
những giai đoạn phát triển khác nhau và những giai đoạn này đã để lại những
“ dấu ấn lịch sử” không thể nào quên. Mà kết quả là nước Nga lâm vào khủng
hoảng; từ một nước Nga hùng cường chiến thắng chủ nghĩa phát xít và đã
sinh ra Iu.Gagarin – người anh hùng đầu tiên của nhân loại bay vào vũ trụ
ngày 12/04/1961...đã đi đến kinh tế suy thối kiệt quệ, nghèo đói và nợ nước
ngồi chồng chất khơng thể trả được; chính trị bất ổn, an sinh xã hội rối ren,
khủng bố nảy sinh vì mâu thuẫn sắc tộc, tơn giáo, đảng phái..., đã là hậu họa
mà nhân dân Nga, nước Nga phải gánh chịu. Trong những thời điểm khó khăn
nhất để quyết định số phận của cả dân tộc hoặc vươn lên, hoặc bị chà đạp
xuống, hầu như ở dân tộc này đều xuất hiện những cá nhân xuất chúng và




những cá nhân đó đã trở thành những con người vĩ đại dẫn dắt dân tộc mình
đi lên. Chỉ tính trong khoảng 1-2 thế kỷ vừa qua, có thể kể ra những con
người vĩ đại đó là Pie Đại đế, Lênin và đương đại hôm nay là Putin trong gần
một thập niên qua với hai nhiệm kỳ tổng thống của mình đã vững tay chèo lái
đưa “con thuyền” nước Nga vượt qua thác ghềnh để từng bước hồi phục kinh
tế, ổn định chính trị - xã hội, vươn trở lại vị thế cường quốc đã từng bị đánh
mất. Nước Nga của Putin hôm qua đã đạt được những kết quả, thành tựu khả
quan khiến cả thế giới khâm phục. Hình ảnh một nước Nga hùng cường đang
dần trở lại trên trường quốc tế; về chính trị đối nội, Nga đã thành công trong
việc củng cố quyền lực trung ương và thiết lập hệ thống chính quyền theo
chiều dọc khá ổn định. Về đối ngoại, Nga đã tái lập lại được vị thế cường
quốc đã bị đánh mất của mình trong các triều đại Gioocbachop và Enxin. Trên
con đường khôi phục lại ánh hào quang và khẳng định vị thế cường quốc của
mình, Trung Á trở thành địa bàn đặc biệt quan tâm của chính quyền tổng
thống V. Putin và trên thực tế 8 năm qua, từ 2000 đến 2008, chính quyền
V.Putin đã đạt được rất nhiều thành cơng trong chính sách đối với khu vực có
vị trí chiến lược này.
1.2 Khu vực Trung Á là khơng gian địa – chính trị độc lập mới xuất
hiện sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Trung Á với 2 vị trí quan trọng vào bậc
nhất thế giới, đó là con đường huyết mạch từ Đơng sang Tây và trữ lượng khí
đốt dầu mỏ dồi dào, giờ đây đã “trở thành trung tâm chú ý của thế giới, nhất
là các nước lớn”.
Khu vực Trung Á được hiểu theo một cách phổ biến với chỉ 5 quốc gia
gồm : Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrkyzstan, Tajikistan và Turkamenistan. Về
mặt ý nghĩa địa lý, cũng đã có người gộp cả năm quốc gia này với khu vực
ngoại Caucasus (Capcadơ). Khu vực Trung Á nằm giữa các khu vực chiến
lược quan trọng của lục địa Âu- Á: phía Đơng giáp Trung Quốc và khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, phía nam giáp Afghanistan, Trung Đơng và hàng

loạt các quốc gia đạo Hồi, phía Bắc và Tây Bắc giáp khu vực Caucasus của
2


Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, châu Âu và Nga. Các nhà chiến lược cho rằng muốn kiểm
sốt được tồn cầu thì trước hết phải kiểm soát được đại lục Âu Á, nhưng
muốn kiểm sốt được đại lục Âu Á thì quyết định là phải kiểm soát được
Trung Á, khu vực được mệnh danh là “ trái tim của hòn đảo thế giới”. Từ
Trung Á có thể kiềm chế Nga từ phía Bắc, kiểm sốt được Ấn Độ ở phía nam
kiềm chế Trung Quốc ở phía đơng và kiểm sốt châu Âu ở phía tây của Trung
Á. Nói như Zbigniew Brenzinski trong tác phẩm Bàn cờ lớn thì “ Trung Á là
khu đệm là nơi giáp ranh, hội đủ các nền văn minh chính giáo hồi giáo Trung
Hoa và Ấn Độ. Một bãi đáp tuyệt vời để kiểm soát vùng Âu Á từ cả 4 phía của
thế giới. Bởi thế bất kì một sự kiện nào xảy ra ở Trung Á sẽ ảnh hưởng khơng
chỉ đối với khu vực mà cịn làm thay đổi cân bằng địa chính trị tại lục địa Âu
Á, khu vực được coi là trục phát triển của thế giới”.
Sau sự kiện 11/9, Trung Á càng thu hút hơn sự quan tâm của thế giới
khi trỏ thành không gian tồn tại và phát triển của thế giới, là nơi diễn ra những
xung đột quân sự, sự tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cường quốc.
Chính vì vậy, khu vực Trung Á có vai trị lớn đối với nhiều nước, xét trên
quan điểm địa chính trị an ninh cũng như địa kinh tế.
1.3. Với mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang
Nga, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nga nói chung và chính sách
của Nga đối với Trung Á nói riêng sẽ góp phần thấy được những gì là “dĩ bất
biến” và những gì là “ứng vạn biến” của việc hoạch định và thực thi chính
sách đối ngoại của các quốc gia khác, đưa tới nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn
về bản chất của quan hệ chính trị quốc tế, phục vụ cho việc hoạch định và
thực hiện đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Chính vì những lý do đó, chúng tơi đã chọn đề tài “ Chính sách của
Nga đối với khu vực Trung Á dưới thời Tổng thống V. Putin (2000- 2008)”

làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.

3


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu chính sách của Tổng thống V.Putin trong suốt 8 năm cầm
quyền cũng như sự phát triển của Liên bang Nga từ 2000 đến 2008 đã trở thành đề
tài thu hút nhiều học giả trên thế giới và Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, xuất hiện một số cuốn sách nghiên cứu của các học
giả phương Tây về nước Nga đáng chú ý như sau: Russia Under Putin: Echoes of
the Soviet Era (Nước Nga thời Putin: Âm vang thời Xô viết) của tác giả Gregory
Feifer; Russia in the 21st Century: The Prodigal Supperpower (Nước Nga trong
thế kỷ 21: Siêu cường hoang phí) của tác giả Rosefielde do Nhà xuất bản Đại học
Cambridge phát hành....Tác phẩm Các đời tổng thống Nga- Vladimir Putin của
tác giả Leonid Mlechin – đây là cuốn sách trình bày đầy đủ về tình hình chính trị xã hội của Liên bang Nga dưới thời tổng thống Enxin và Putin. Qua tác phẩm này,
tác giả đã chỉ ra những chính sách tiêu biểu của tổng thống Putin – người mà như
Enxin đã nhận xét “có khả năng tập hợp quanh mình những người sẽ đổi mới
nước Nga vĩ đại trong thế kỷ XXI”.
Dịch giả Lê Khánh Trưởng đã biên dịch tác phẩm V.Putin- Ơng là ai? qua
đó đã giới thiệu cho thế giới biết được những đặc điểm cơ bản trong sự nghiệp của
Putin trước khi lên làm Tổng thống Nga.
Nhà nghiên cứu A.A Mukhin trong tác phẩm Putin và những người cộng sự đã
chỉ ra những nhân vật tiêu biểu trong bộ máy chính quyền của Tổng thống V.
Putin, những người đã cùng với Putin đưa nước Nga trở lại hùng cường và đó
cũng chính là những người có vai trị to lớn trong việc hoạch định và thực thi các
chính sách đối ngoại của Nga đối với thế giới nói chung và khu vực Trung Á nói
riêng, trong đó tiêu biểu là Mendeev – Người kế nhiệm vai trị Tổng thống của
Putin từ 2008 đến nay.
Nhóm tác giả Lê Thanh Vạn, Hà Mỹ Hương đã thực hiện đề tài nhánh Chiến

lược đối ngoại của Liên bang Nga trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI đã nêu lên
những nét chính trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong 20 năm đầu
của thế kỷ XXI, trong đó có những chính sách đối với khu vực Trung Á.
4


Nhà nghiên cứu Zbigniew Brenzinski trong tác phẩm Bàn cờ lớn đã phân
tích vị trí đặc biệt quan trọng của khu vực Trung Á trong tham vọng của các
cường quốc nếu muốn làm khẳng định vị thế của mình.
Về luận văn, nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nga cũng đã được nhiều
sinh viên, học viên chọn làm đề tài cho khóa luận và luận văn tốt nghiệp, trong đó
đáng chú ý là: Sinh viên Nguyễn Bảo Châu (Học viên Ngoại giao) với đề tài
Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống Putin (20002008) đã trình bày những chiến lược cơ bản của chính sách đối ngoại của Tổng
thống Putin trong hai nhiệm kỳ, những thành công và kết quả đạt được. Sinh viên
Nguyễn Phương Thảo (Học viện ngoại giao) với đề tài Chính sách đối ngoại của
Liên bang Nga trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống V.Putin đã tập trung làm sáng
tỏ những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại, trong bước đầu khơi phục lại vị
thế siêu cường của Liên bang Nga...Về chính sách đối ngoại của Nga đối với các
khu vực, đáng chú ý có Lê Dỗn Huy với đề tài “ Chính sách của Liên bang Nga
đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dưới thời Tổng thống
V.Putin (2000- 2008)” trong đó đề cập đến những nét chính trong chính sách đối
ngoại của Tổng thống Putin đối với khu vực Đơng Nam Á.
Ngồi ra, trên các tạp chí như tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, Nghiên cứu
Quốc tế, Xây dựng Đảng, tài liệu Thông tấn xã Việt Nam...các nhà nghiên cứu
Việt Nam cũng đã có nhiều bài viết về nước Nga cũng như chính sách đối
ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống Putin như: “ Sự trỗi dậy của
Liên bang Nga trong bối cảnh mới”, Nguyễn An Hà, Tạp chí cộng sản số 8
(176) năm 2009; ‘Nước Nga hậu Xơ viết: Phân tích và dự báo”, Hà Mỹ
Hương, Tạp chí cộng sản số 12 (800) năm 2009; “ Những nỗ lực của nước
Nga nhằm tăng cường vai trò cường quốc trong quan hệ quốc tế” , Phan Văn

Rân, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 6 (93) năm 2008....
Qua các cơng trình nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Các công trình chủ yếu trình bày tổng thể những nét chính trong chính
sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V. Putin.
5


- Trong các cơng trình khi đề cập đến chính sách của V. Putin đối với các
khu vực thì chỉ mới trình bày khá khái qt, chưa có sự phân tích so sánh với
chính sách của các cường quốc khác.
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước và sự cố gắng của bản thân, luận văn sẽ đi sâu phân tích
những chính sách của chính quyền Tổng thống Putin đối với khu vực Trung
Á. Qua đó đánh giá những thành cơng trong chính sách của V.Putin đối với
khu vực có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng này, tác động của nó đối với
sự phục hưng của nước Nga trên trường quốc tế; so sánh chính sách của Nga
và các nước lớn như Mỹ đối với Trung Á.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu.

Luận văn đi sâu nghiên cứu những nhân tố tác động đến chính sách của Nga
đối với khu vực Trung Á, những nét chính trong chính sách đối ngoại của Nga ở
Trung Á, vị trí của Nga trong khu vực Trung Á
3.2.

Phạm vi nghiên cứu.

- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách của Nga đối với

Trung Á từ năm 2000 đến 2008.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu chính sách của Nga đối với 5 nước
Trung

Á:

Kazakhstan,

Uzbekistan,

Kyrkyzstan,

Tajikistan



Turkamenistan.
- Về nội dung: Luận văn chủ yếu đề cập đến chính sách của Nga đối với khu
vực Trung Á trong thời gian V.Putin làm Tổng thống từ năm 2000 đến năm
2008, những chính sách cơ bản trên các lĩnh vực an ninh -chính trị.
4. Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn
Luận văn được thực hiện dựa trên các nguồn tài liệu sau:
- Nhóm tài liệu gốc: Các bài diễn văn, thông điệp liên bang, tuyên bố ngoại
giao của Tổng thống V. Putin.

6


- Nhóm các tài liệu sách, báo, tạp chí, ấn phẩm nghiên cứu chuyên sâu hoặc
mang tính chất tổng hợp về lịch sử Liên bang Nga, về Tổng thống V.Putin, chính

sách đối ngoại của Tổng thống Putin. Các tài liệu về tình hình thế giới, chính sách
đối ngoại của các cường quốc trên thế giới đối với khu vực Trung Á.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề mà đề tài đã đặt ra, chúng tôi dựa vào chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những quan điểm của Đảng
và Nhà nước về đối ngoại làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu.
Luận văn cố gắng trình bày sự kiện trung thực, xem xét sự vận động của chúng
trong mối liên quan chặt chẽ với nhau, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá.
Đây là một đề tài lịch sử nên phương pháp lịch sử và phương pháp
logic được đặc biệt coi trọng. Luận văn dựa trên cơ sở những tài liệu lịch sử,
những tuyên bố ngoại giao, thông điệp liên bang, những sự kiện lịch sử có
thật để phân tích, xử lý, hệ thống hố, khái qt hố vấn đề.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp khác như : Phương
pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thông kê ... nhằm hỗ trợ cho hai phương
pháp chủ yếu trên.
6. Đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở những tài liệu tiếp cận được, luận văn hi vọng sẽ phác hoạ
lên những nhân tố cơ bản tác động đến chính sách đối ngoại của Nga đối với
khu vực Trung Á từ năm 2000- 2008
- Thông qua những tuyên bố ngoại giao, những thơng điệp liên bang
luận văn sẽ góp phần phân tích những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại
của Liên bang Nga đối với khu vực Trung Á từ năm 2000- 2008. Đặc biệt là
những chính sách về chính trị- an ninh.
- Qua việc nghiên cứu chính sách của Nga đối với Trung Á dưới thời
Tổng thống Putin, luận văn sẽ nêu lên vai trò của Nga đối với khu vực Trung
Á, những thành cơng trong chính sách của Nga đối với khu vực địa – chính trị

7



quan trọng này. Bên cạnh đó, luận văn sẽ so sánh chính sách của Nga và của
các cường quốc đối với khu vực Trung Á.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến việc hình thành chính sách
đối ngoại của Nga ở khu vực Trung Á từ năm 2000- 2008.
Chương 2: Chính sách của Nga đối với Trung Á từ năm 2000 đến
2008.
Chương 3: Một số nhận xét về chính sách của Nga đối với khu vực
Trung Á dưới thời Tổng thống Putin.

8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HÌNH

THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA ĐỐI VỚI
KHU VỰC TRUNG Á TỪ NĂM 2000- 2008.
1.1. Bối cảnh quốc tế
Chiến tranh lạnh kết thúc với sự tan rã của siêu cường Liên Xô dẫn đến
những biến đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế. Ý thức hệ khơng cịn là nhân tố
hàng đầu trong tập hợp lực lượng, thay vào đó lợi ích quốc gia trở thành yếu
tố chủ đạo trong các mối quan hệ linh hoạt, biến chuyển giữa các quốc gia.
Hầu hết các nước dù lớn hay nhỏ trong đó có cả Liên bang Nga đều phải điều
chỉnh chính sách đối ngoại của mình sao cho phù hợp với sự thay đổi về so
sánh lực lượng và thực trạng an ninh thế giới, đồng thời bắt kịp với những xu

thế phát triển của thời đại. Trong đó nổi bật là những thay đổi trong so sánh
lực lượng giữa các cường quốc, quá trình vận hành phát triển của thế giới
trong giai đoạn định hình một trật tự thế giới mới, cuộc chiến chống khủng bố
do Mỹ phát động và xu thế tồn cầu hố, khu vực hố nền kinh tế thế giới.
1.2. Tình hình nước Nga những năm đầu thế kỷ XXI
Liên bang Nga bước ra vũ đài chính trị quốc tế sau Chiến tranh lạnh với
quy chế đặc biệt “ Quốc gia kế tục Liên Xô” được thể hiện trên ba điểm: 1Được Liên hợp quốc đồng ý chuyển giao tư cách thành viên thường trực Hội
đồng bảo an; 2- Các đại sứ Liên Xô cũ được thừa nhận là đại sứ Liên bang
Nga, không cần trao lại uỷ nhiệm thư; 3- Liên bang Nga được thừa nhận là
cường quốc hạt nhân. Phần lớn di sản của Liên Xô, Liên bang Nga đều kế
thừa trên tất cả các mặt kinh tế, quân sự, tài nguyên…nhưng do hậu quả của
những cuộc khủng hoảng trong quá trình chuyển đổi chế độ nên nền kinh tế và
vị trí chính trị của Nga trong thập niên 90 của thế kỷ XX ngày càng suy yếu.
Ngày 31/12/ 1999, V. Putin khi được chỉ định làm quyền Tổng thống Liên
bang Nga thì đồng thời cũng tiếp nhận cả những điểm tích cực cũng như hậu
quả to lớn cả về kinh tế lẫn chính trị - xã hội.
9


Nước Nga bước vào thế kỷ mới với những mục tiêu và nhiệm vụ rất nặng
nề, với nhiều khó khăn, phức tạp còn tồn đọng trong thập kỷ 90. Trong những
năm 90, GDP của Nga đã giảm 50%, chỉ còn tương đương 1/10 của Mỹ. Nếu ở
giữa thập niên cuối cùng của thế kỷ XX mới chỉ có 20% số người Nga sống
dưới mức nghèo khổ, thì tới tháng 7/1999 tỉ lệ này là 57%. Tổng nợ nước ngoài
của Liên bang Nga trước khi Putin lên nắm chính quyền lên tới 158,4 tỷ USD.
Theo nhận xét của tờ báo Berlin từ “một nhà nước bị moi rỗng ruột và nhiều
năm phải nhờ vào những khoản tín dụng quốc tế để tồn tại” thì rất khơng dễ
dàng để xây nên “một xã hội tự do, nở hoa và giàu có”. Trong suốt hai nhiệm
kỳ Tổng thống từ 2000 đến 2008, Putin đã thổi vào nước Nga một luồng gió
mới, giúp nước Nga dần ổn định, phục hồi và phát triển nhanh chóng. Ơng đã

thi hành một loạt các biện pháp, thiết lập hệ thống hành pháp dọc, xiết chặt sự
quản lý của trung ương đối với các địa phương, hạn chế sự lũng đoạn của giới
tài phiệt…Tất cả những chính sách mà Putin thực hiện đã giúp nước Nga vượt
qua khủng hoảng dần dần lấy lại vị thế của một cường quốc trên bản đồ chính
trị quốc tế.
1.3. Tình hình Trung Á sau năm 1991
Sau Chiến tranh lạnh, khi Liên Xô tan rã, các quốc gia Trung Á
(Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan) đã lựa chọn
được mơ hình và con đường phát triển riêng cho mình. Từ khi các nước Trung
Á đã thiết lập khung chính trị nhà nước độc lập, những trung tâm quyền lực
này đã dần hoàn thiện và với phương thức đặc biệt của mình, đã đạt được
những nhận thức chung về biên giới, văn hóa dân tộc và chính trị của cơng
dân, đồng thời bắt đầu giải quyết những vấn đề bức thiết như xây dựng thể
chế chính trị, cải tạo kinh tế và bảo hiểm xã hội. Thơng qua việc tích cực tham
gia các cơng việc chung của khu vực và trong phạm vi thế giới, xác lập hình
tượng quốc tế, hiện chính quyền các nước Trung Á đã cơ bản vượt qua thời
kỳ "chính quyền suy yếu" thời kỳ đầu thành lập nước. Ưu tiên cho phát triển
kinh tế đã buộc các nước cộng hoà Trung Á bắt tay với các đối tác khác ngoài
10


Nga- nước vốn có ảnh hưởng quan trọng tại khu vực. Đây là xu thế mà Nga
khó có thể ngăn cản vì bản thân nước Nga cũng đang thực hiện đa phương
hoá, đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Tây Âu, Trung Quốc. Bên cạnh đó là ám ảnh
lịch sử về đế chế Nga cùng những bất đồng vốn có trong mối quan hệ giữa “
ngoại vi” và “ trung tâm” từ thời Liên Xô cũ cũng là nhân tố tác động và thúc
đẩy xu hướng “ly tâm” ở các nước Cộng hoà Trung Á. Các nước Trung Á
thực hiện "ngoại giao nước lớn", "ngoại giao với nước giàu có", "ngoại giao
kinh tế", về thực chất những điều này mang đậm sắc thái kinh tế. Mặt khác,
Trung Á là một trong những khu vực mà vấn đề dân tộc, tôn giáo tập trung

nhất, phức tạp nhất trên thế giới; thêm vào đó, thế lực nước lớn xuất phát từ
nhu cầu kiểm soát địa chiến lược và năng lượng, đã triển khai những cuộc đọ
sức kịch liệt ở Trung Á Từ đó càng làm cho vấn đề tôn giáo, dân tộc ở khu
vực này thêm đậm nét, trở thành nhân tố lớn khơng thể xem nhẹ khi nghiên
cứu Trung Á .
CHƯƠNG 2.

CHÍNH SÁCH CỦA NGA ĐỐI VỚI TRUNG Á TỪ

NĂM 2000 ĐẾN 2008.
2.1. Tổng quan về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời tổng
thống V.Putin
Trong mục này, chúng tôi trình bày khái qt những nét cơ bản nhất về
chính sách đối ngoại của Nga trong 8 năm Putin cầm quyền trên các phương
diện như: mục tiêu cơ bản, mục tiêu lâu dài, cách thức triển khai và thực hiện
chính sách đối ngoại của chính quyền Nga. Putin nhấn mạnh mục tiêu cơ bản
xuyên suốt của nước Nga đó là: “sự lựa chọn hiện thực duy nhất của nước
Nga là trở thành cường quốc, là nước lớn mạnh và tự tin, là cường quốc
không chống lại cộng đồng quốc tế, mà cùng tồn tại với các cường quốc
khác”. Điều này được thể hiện qua phương hướng đối ngoại của nước Nga :
Một là, tiến hành chiến lược đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ,
thực dụng, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Tổng thống Putin đề cao những
mục tiêu chung của chiến lược đối ngoại Liên bang Nga trong hai nhiệm kỳ
11


của mình là: “Liên bang Nga theo đuổi chính sách độc lập và xây dựng.
Chính sách đó dựa trên sự nhất qn và chủ nghĩa thực dụng cùng có lợi.
Chính sách đó phải hồn tồn rõ ràng, có tính đến lợi ích hợp pháp của các
nước khác và nhằm tìm kiếm những giải pháp cùng chấp nhận được”. Hai là,

chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga ủng hộ một thế giới đa cực đối lập
với thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo nhưng tránh đối đầu với Mỹ. Đồng thời,
Nga chủ trương đề cao vai trò của Liên hợp quốc và các cơ chế đa phương
khác. Ba là, triển khai chính sách ngoại giao nhằm giải quyết các nguy cơ,
thách thức toàn cầu. Bốn là, hạn chế tối đa các biện pháp quân sự, thế vào đó
là tăng cường sử dụng đòn bẩy kinh tế (năng lượng, nguyên nhiên liệu) để bảo
vệ và phát triển lợi ích của Nga ở bên ngoài.
Trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu, tác giả chỉ ra những mục tiêu cụ thể
trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin đó là: Đối ngoại đảm bảo an
ninh quốc gia, đối phó với các nguy cơ bên trong và bên ngoài. Khái niệm an
ninh cần được hiểu một cách toàn diện, bao gồm cả an ninh truyền thống và
phi truyền thống. Nhấn mạnh vai trò nước lớn; xử lý mối quan hệ với Mỹ và
phương Tây phải luôn luôn chú ý đến sức mạnh của Nga; xuất phát từ thực tế,
lượng được sức mình. Đối ngoại phục vụ và góp phần bảo vệ lợi ích của các
đồng minh và đối tác.
Tác giả cũng nhấn mạnh thứ tự ưu tiên trong chính sách đối ngoại của
Tổng thống Putin; theo đó các nước Trung Á được xem là địa bàn ưu tiên
quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của nước Nga.
2.2. Chính sách đối ngoại của Nga đối khu vực Trung Á từ năm 2000 đến
2008.
Trong phần này, chúng tơi tập trung phân tích vị trí chiến lược của các
nước Trung Á trong chính sách đối ngoại của chính quyền V. Putin. Các nước
Trung Á ln chiếm vị trí ưu tiên đặc biệt trong chiến lược đối ngoại của Nga
dù dưới thời Tổng thống Yelsin hay dưới thời Tổng thống Putin. Điều này
được lý giải bởi yếu tố truyền thống (mối quan hệ chặt chẽ giữa Nga và các
12


nước này đã có lịch sử hàng trăm năm, đặc biệt đã có giai đoạn hơn 70 năm
có chung một tổ quốc là Liên Xơ), yếu tố địa chính trị, yếu tố kinh tế và yếu

tố văn hoá - lịch sử… Luận văn đã trình bày khái qt chính sách của liên
bang Nga đối với Trung Á trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế,
năng lượng. Trong đó, mục tiêu lớn nhất của Nga là bằng mọi cách tiếp tục
duy trì tầm ảnh hưởng của mình đối với khu vực Trung Á bởi đây không chỉ
là vấn đề có tính quyết định về an ninh, địa chính trị mà cịn là nhân tố quan
trong trong q trình khơi phục lại vị trí cường quốc của nước Nga. Mục đích
cốt lõi của Nga ở Trung Á là giữ mối quan hệ truyền thống giữa Trung Á và
Nga ở các mặt: Chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phịng, ngơn ngữ,... “Lợi ích
của Nga ở Trung Á có tính truyền thống nội tại, có mối quan hệ sâu xa. Ngoài
khối SNG, Nga và một số nước Trung Á cịn dựa vào một số hình thức tổ chức
khác nhau như Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể, Liên minh kinh tế, Tổ chức
hợp tác Thượng Hải để duy trì mối quan hệ đặc thù giữa hai bên”. Là một bộ
phận của Liên Xô cũ, các nước Trung Á vừa là thành viên của Cộng đồng các
quốc gia độc lập (SNG), vừa là khu vực “ngoại giao xung quanh của Nga”.
Điều này được thể hiện khá rõ trong hai văn kiện ngoại giao là “Khái niệm an
ninh các nước Liên bang Nga” và “Khái niệm chính sách ngoại giao Nga”
được Tổng thống Putin thông qua vào năm 2000.
Về an ninh- chính trị - qn sự: Trung Á khơng chỉ có chung đường
biên giới với Nga mà cịn là vành đai giữa Nga và các nước Hồi giáo. Với vị
trí như vậy, bất cứ lực lượng quân sự nước ngoài nào có mặt trên lãnh thổ
Trung Á đều có thể là sự đe dọa với an ninh quốc phòng của Nga, bất cứ sự
bất ổn nào ở khu vực Trung Á như xung đột sắc tộc, tranh chấp biên giới, chủ
nghĩa khủng bố, buôn bán ma túy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh nội
địa nước Nga. Chính vì vậy, lợi ích của Nga ở khu vực Trung Á không chỉ là
ngăn cản bất cứ cường quốc nào gia tăng ảnh hưởng ở khu vực mà còn giữ
vững sự ổn định ở Trung Á và triệt tiêu các nguy cơ an ninh bắt nguồn tại đây.
Oksana Antonenko, nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu chiến lược
13



quốc tế đã cho rằng: “Nga muốn ngăn chặn những mối đe dọa này (khủng bố,
ma túy…) trên lãnh thổ các nước Trung Á chứ không phải là đợi chúng tràn
vào lãnh thổ nước Nga”. Tháng 10/2003, Nga cho ra đời học thuyết quốc
phòng mới. Học thuyết này chỉ rõ hai nguy cơ chủ yếu với an ninh Nga: đó là
sự mở rộng của các khối quân sự cùng liên minh bất lợi cho an ninh quân sự
Nga và đồng minh cũng như sự xuất hiện của quân đội nước ngoài ở những
lãnh thổ quốc gia kề cận và hữu hảo với liên bang Nga. Rõ ràng nguy cơ đó
ám chỉ sự hiện diện quân sự Mỹ ở Trung Á và q trình mở rộng NATO sang
phía Đơng. Học thuyết này đề cập đến việc "chiến lược đánh đòn phủ đầu" và
sử dụng lực lượng quân sự tiền duyên để giải tỏa các nguy cơ, duy trì quyền
thâm nhập vào các khu vực lợi ích sống cịn của Nga. Khía cạnh quân sự
trong chính sách của Nga ở Trung Á đang được mở rộng. Khu vực này bất
chấp tầm quan trọng chiến lược của nó về năng lượng đã khơng được các
nước phương Tây coi là chiến trường chủ yếu cho các hoạt động chống khủng
bố. Mặc dù vậy, Mátxcơva đã thay đổi thái độ của mình kể từ cuối năm 1990,
chuyển từ nguyên tắc ủng hộ phi quân sự hóa vùng biển này sang biện minh
cho sự hiện diện nỗi bật và tăng lên của quân đội và hải quân Nga trong khu
vực.
Về kinh tế - năng lượng, Nga và các nước Trung Á có mối quan hệ kinh
tế gần gũi và truyền thống. Nga phụ thuộc vào các nước Trung Á các nguyên
liệu chiến lược như kim loại màu, bông và một số loại thực phẩm…Các nước
Trung Á trong thời gian tới cũng khó có thể kiếm được thị trường thuận lợi và
dễ tính hơn Nga, khơng nói về việc Nga cung cấp cho họ nhiên liệu – năng
lượng và các sản phẩm công nghiệp chế biến với giá rẻ hơn. Kim ngạch
thương mại giữa Nga và Trung Á không lớn nhưng Nga là đối tác kinh tế lớn
nhất của các nước Trung Á . Trong số các nước Trung Á , Kazakhstan là đối
tác thương mại lớn nhất của Nga. Trong thời kỳ Tổng thống Putin mối quan
hệ kinh tế buôn bán giữa Nga với các nước Trung Á tiếp tục được duy trì và
phát triển. Trong đó, mối quan tâm lớn nhất của Nga là nguồn tài nguyên ở
14



khu vực, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Năng lượng của Trung Á phong phú,
nhưng trước đây, con đường xuất khẩu năng lượng của Trung Á hoàn toàn
nằm trong tay Nga. Nga lợi dụng điều kiện địa lý và ưu thế thiết bị, cơ sở của
mình để kiểm soát con đường xuất khẩu năng lượng của Trung Á, vừa có thể
gây ảnh hưởng chính trị một cách có hiệu quả với các nước Trung Á, vừa
mang lại lợi ích kinh tế lớn. Cùng với sự đa dạng hóa đường ống vận chuyển
năng lượng Trung Á , một mặt, Nga có thể mất khoản lợi ích kinh tế đạt được
từ việc dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên từ biển Caspi quá cảnh qua Nga, mặt khác
còn làm giảm ảnh hưởng chính trị của Nga đối với khu vực.
Có thể khẳng định, Trung Á có vị trí chiến lược quan trọng đối với Nga
trên lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế. Lợi ích chính trị của Nga được xem là
lợi ích cốt lõi, lợi ích kinh tế là lợi ích thiết thực và lợi ích an ninh là một
trong những lợi ích thực tế, căn bản và nổi bật nhất của Nga ở khu vực Trung
Á . Thực tế, 3 lợi ích này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để phát huy
được những lợi ích kinh tế thì Nga cũng phải phát huy được mối quan hệ
chính trị láng giềng thân thiện, bình đẳng, tránh áp đặt. Để đảm bảo lợi ích an
ninh quốc gia, Nga cũng cần sử dụng tốt những “con bài” vốn có của mình
như sự gần gũi về lịch sử, văn hóa, ngơn ngữ và ảnh hưởng chính trị vốn có,
khả năng qn sự giúp đảm bảo an ninh và hịa bình ở khu vực, Hơn nữa, lợi
ích chính trị của Nga ở Trung Á cũng chỉ được đảm bảo khi Nga duy trì được
mối quan hệ kinh tế mật thiết, hai bên cùng có lợi; khi các hoạt động quân sự
của Nga ở Trung Á không chỉ nhằm đảm bảo an ninh cho bản thân nước Nga
mà còn cho cả các nước Trung Á .
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH CỦA NGA ĐỐI
VỚI KHU VỰC TRUNG Á DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG V. PUTIN
3.1. Những tác động trong chính sách đối ngoại của Nga ở khu vực Trung
Á đối với một số nước.
3.1.1. Tác động đến mối quan hệ Nga - Mỹ


15


Q trình điều chỉnh chính sách của cả Nga và Mỹ đối với khu vực và
những diễn biến địa - chính trị gần đây ở Trung Á cho thấy quan hệ Nga - Mỹ
chuyển từ trạng thái hợp tác và liên minh là chủ yếu sang cạnh tranh ảnh
hưởng ngấm ngầm nhưng không kém phần gay gắt. Về mặt an ninh, trên địa
bàn Trung Á hiện nay vừa có căn cứ quân sự của Nga, vừa có căn cứ quân sự
của Mỹ và của các lực lượng thân Mỹ hay thân Nga, tồn tại nhiều cơ chế an
ninh chồng chéo mà trung tâm chủ yếu của cơ chế đó vẫn là Mỹ hay Nga. Về
mặt chính trị, đó là q trình đấu tranh gay gắt giữa hai xu hướng "dân chủ
hóa" và "chống dân chủ hóa", mà mục tiêu sâu xa vẫn là thiết lập những chính
phủ thân Mỹ hay thân Nga ở khu vực. Về mặt kinh tế, hiện tại ở Trung Á tồn
tại hệ thống đường ống dẫn dầu cạnh tranh nhau: một hướng Bắc và một
hướng Tây. Như vậy, vấn đề đặt ra là cạnh tranh Mỹ - Nga ở khu vực sẽ đi về
đâu? và ai, Mỹ hay Nga sẽ chiếm được ưu thế trong cuộc chạy đua này?
3.1.2. Tác động đến mối quan hệ Trung Quốc – Trung Á
Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Trung Á được tự do quyết định vận
mệnh của mình. Trung Quốc đã tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi này “đẩy
mạnh khai thác địa bàn Trung Á , khôi phục con đường Tơ lụa mới, tiến sang
hướng Tây”. Nhưng để cạnh tranh giành ảnh hưởng trực tiếp tại khu vực
Trung Á với siêu cường là Mỹ và cường quốc có ảnh hưởng truyền thống là
Nga sẽ thách thức quá lớn đối với Trung Quốc. Thay vào đó, Bắc Kinh đã lựa
chọn giải pháp tiếp cận đa phương, hợp tác với Nga để nâng dần sự hiện diện
của mình trong khu vực. Chính Trung Quốc đã đề ra sáng kiến thành lập Tổ
chức hợp tác Thượng Hải (SCO) tập hợp Trung Quốc, Nga và một số nước
Trung Á . Tổ chức này đang ngày càng trở thành kênh quan trọng đối với hịa
bình, an ninh khu vực và đã có nhiều tiếng nói đề nghị thể chế hóa tổ chức
này. Tại hội nghị thượng đỉnh của SCO gồm Nga, Trung Quốc, Uzbekistan,

Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan tổ chức của thủ đô Astana của
Kazakhstan năm 2005, tổ chức này đã ra một bản tuyên bố chung mang tính
thù địch với các lợi ích của Mỹ trong khu vực. Trung Quốc và Nga hợp tác
16


với nhau nhằm lôi kéo sự ủng hộ của các nước đối với chính sách của SCO
bằng cách tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ chế độ hiện nay của các nước thành viên
thuộc tổ chức liên chính phủ và kêu gọi các nước khu vực chú ý đến các nỗ
lực do Mỹ cầm đầu nhằm phá hoại các chính phủ của họ. Giới lãnh đạo chính
trị ở Nga và Trung Quốc cảm thấy họ buộc phải hợp tác với nhau bởi hai bên
cùng chia sẻ mối đe dọa chung về sự “xâm lược” của Mỹ ở Trung Á .
3.1.3. Tác động đến mối quan hệ giữa Mỹ và các nước Trung Á
Trước sự kiện 11/9/2001, Mỹ chưa có điều kiện quan tâm nhiều hơn
đến Trung Á . Mặc dù, ngay từ năm 1970, Brenzinski, nguyên trợ lý an ninh
quốc gia của Tổng thống Mỹ đã nhận định rằng Trung Á và Caucasus sẽ là
chìa khóa tương lai cho ưu thế tồn cầu của Mỹ và ơng gọi đây là khu vực
“Balkan Âu – Á”. Trong cuốn Bàn cờ lớn, ông cũng đã khẳng định lại tầm
quan trọng của khu vực trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Sự kiện 11/9 khiến tình thế xoay chuyển. Định vị chiến lược của Mỹ ở
khu vực này được nâng cấp nhanh chóng. Mỹ thực hiện chiến lựoc thâm nhập
toàn diện vào khu vực Trung Á bằng việc thực hiện đóng quân lâu dài, tăng
cường ảnh hưởng kinh tế, tiến hành “cải tạo dân chủ thời kỳ hậu Liên Xơ”. Về
chính sách Trung Á của Mỹ, Chính quyền Bush một mặt thể hiện khơng muốn
khiêu khích lợi ích cốt lõi của Nga và Trung Quốc; mặt khác Mỹ tích cực
truyền bá “dân chủ” và đóng qn ở Trung Á nhằm mưu đồ kiểm sốt tồn bộ
khu vực Trung Á , tác động tới không gian chiến lược và tồn bộ tình hình an
ninh của Nga, Trung Quốc. Mặc dù chính quyền Bush coi chủ nghĩa khủng bố
là mối đe doạ hàng đầu hiện nay, nhưng từ lợi ích chiến lược lâu dài cho thấy,
Mỹ sẽ khơng từ bỏ sự phịng ngừa và kiềm chế đối với Nga và Trung Quốc.

Điều này ắt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với quan hệ giữa Mỹ với Nga và
Trung Quốc, gây bất lợi cho việc thực hiện mục tiêu chống khủng bố ở Trung
Á.

17


3.2. Một số nhận xét về chính sách Trung Á của Nga từ 2000- 2008
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn nêu lên một số nhận xét về chính
sách của Nga ở Trung Á giai đoạn 2000- 2008 như sau:
Thứ nhất: Nga luôn xem Trung Á là ưu tiên số một xuyên suốt tuyệt
đối trong chính sách đối ngoại của Nga. Các nước Trung Á là những nước
láng giềng, gần gũi nhất của Nga, với các mối quan hệ lịch sử, văn hố và
kinh tế gắn bó lâu đời. Sự phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình phát triển cũng
là điều thấy rõ. Nga coi khu vực Trung Á là khu vực lợi ích chiến lược và xuất
phát từ tiền đề rằng Nga cũng là khu vực lợi ích dân tộc của các nước Trung
Á. Chính quyền của Tổng thống Putin xác định đây là khu vực “cận ngoại
biên”, có lợi ích sống cịn đối với Nga trên nền tảng an ninh, ổn định và hợp
tác.
Thứ hai. Việc đặt các nước Trung Á vào vị trí ưu tiên số một trong
đường lối đối ngoại của Nga khơng chỉ vì lợi ích chính trị - an ninh mà còn
kết hợp với các lợi ích về kinh tế. Mục tiêu lâu dài của Nga là xây dựng
không gian kinh tế thống nhất trong tồn khu vực khơng gian hậu Xơ Viết. Sự
đan xen, hài hồ giữa các lợi ích chính trị, kinh tế, an ninh, năng lượng đã tạo
dựng cho Nga và Trung Á một nền tảng quan hệ bền chặt. Sự tiến triển của
chính sách của Nga dưới thời Tổng thống Putin sẽ là một ảnh hưởng mang
tính xác định đối với cả hai phía. Chính sách này sẽ phản ánh những diễn biến
chính trị nội bộ và các nhóm cùng chung lợi ích của Nga, những thay đổi
trong các mục tiêu quốc gia và những nhận thức về mối đe doạ và cuối cùng
là chính sự đánh giá của Putin về những khả năng thực sự của Nga, cũng như

việc Nga cần phải có những mối quan hệ đối tác quốc tế rộng lớn hơn.
Thứ ba. Với vị thế địa chính trị quan trọng của mình, khu vực Trung Á
đã luôn trở thành khu vực chứng kiến các hoạt động tranh giành ảnh hưởng
giữa các siêu cường, trong đó tiêu biểu là ba cường quốc Nga - Mỹ - Trung.
Mặc dù có những chính sách và những cách thức tiến hành khác nhau, nhưng
tựu chung lại, cả ba cường quốc đều mong muốn thiết lập vai trò, tầm ảnh
18


hưởng của mình lên các quốc gia Trung Á. Đặc biệt, sau sự kiện khủng bố
11/09/2010, dưới chiêu bài của cái gọi là “ cuộc chiến chống khủng bố”, Mỹ
đã tìm mọi cách để gạt bỏ ảnh hưởng truyền thống của Nga ra khỏi khu vực
Trung Á, tìm cách mở rộng NATO về hướng Đông, kết nạp các nước trong
không gian hậu Xô viết vào tổ chức quân sự này...Bên cạnh đó, Trung Quốc
với Tổ chức hợp tác Thượng Hải cũng bắt đầu tìm các biện pháp phù hợp để
lơi kéo đồng minh Trung Á. Chính cuộc đấu tranh giữa ba siêu cường đã làm
cho tình hình Trung Á trở nên không ổn định trong suốt một thời gian dài.
3.3. Triển vọng trong chính sách của Nga đối với khu vực Trung Á giai
đoạn tới.
Trong thời gian tới, Nga sẽ tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại ưu
tiên với các nước Trung Á. Tuy nhiên, chính sách của Nga đối với các nước
Trung Á trong giai đoạn tới còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Đó là:
Thứ nhất, đó là tham vọng chiến lược của Mỹ, Trung Quốc ở Trung Á.
Thứ hai, xung đột lợi ích giữa các nước lớn tại Trung Á. Và một khi lợi ích
dân tộc bị đe dọa thì khả năng đối đầu công khai giữa ba cường quốc trên
không phải là không có khả năng xảy ra.Thứ ba, sự điều chỉnh chính sách đối
ngoại của các nước Trung Á. Mặc dù hầu hết các nước Trung Á chủ trương
theo chính sách ngoại giao đa phương, giữ cân bằng quan hệ với các nước
lớn, phát triển quan hệ hữu nghị cùng có lợi với các nước láng giềng nhưng
việc thực thi chính sách này khơng hề dễ dàng. Có những thời điểm, Trung Á

đứng trên cùng trận tuyến với Mỹ nhưng ở thời điểm khác lại buộc phải
nghiêng về phía Nga hay Trung Quốc. Cũng có những thời điểm các nước
Trung Á lợi dụng chính cuộc cạnh tranh giữa Nga, Mỹ và Trung Quốc để
giành lợi ích tối đa cho bản thân. Nhưng nhân tố này đã ảnh hưởng đến lợi ích
của Nga, Mỹ, Trung, có khả năng đẩy cuộc cạnh tranh giữa ba nước lên mức
độ cao hơn trên một số lĩnh vực. Sau chiến tranh lạnh, năm nước Trung Á trở
thành các quốc gia độc lập, đứng trước những khó khăn về nhiều mặt. Phần
lớn các nước Trung Á theo đuổi chính sách ngoại giao đa phương, giữ cân
19


bằng quan hệ với các nước lớn, phát triển quan hệ hữu nghị cùng có lợi với
các nước láng giềng và các thể chế quốc tế. Mục tiêu hàng đầu trong chính
sách đối ngoại của họ là đảm bảo thực hiện cải cách kinh tế và dân chủ. Các
nước Trung Á cần phải đứng trước những lựa chọn ưu tiên trong chính sách
đối ngoại để tận dụng tối đa vị trí địa – chính trị của mình, đồng thời hạn chế
những mặt tiêu cực do cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn. . Thứ tư: cuộc
tấn công chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố, duy trì sự ổn định tương
đối của khu vực này. Sự kiện 11/9 không chỉ cho thấy tầm quan trọng của khu
vực này đối với an ninh Mỹ mà còn chứng minh rằng Thứ năm: Sự phát triển
của các tổ chức hợp tác đặc biệt là NATO và SCO và sự cạnh tranh giữa các
cường quốc Nga – Trung - Mỹ
C. KẾT LUẬN
1. Theo truyền thống và thực tiễn quốc tế, một nước được coi là nước
lớn, trước hết, nước đó phải có một số hoặc tất cả các lợi thế so sánh với các
nước khác, như lớn về diện tích, đơng về dân số; giàu có về tài nguyên thiên
nhiên hoặc các nguồn lực vật chất khác; mạnh về quân sự - quốc phòng;
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiềm lực kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ
thuật thế giới. Có nhiều giá trị văn hố – tinh thần đặc sắc. Thứ hai, nước đó
phải có quyền lực cao hơn trong mối quan hệ tương tác với các quốc gia khác,

đồng thời quyền lực đó phải được thể hiện qua chính sách cụ thể của quốc gia
đó và phải được sử dụng để gây ảnh hưởng đến đời sống quan hệ quốc tế. Thứ
ba, nước đó phải có tư duy và ý chí thực hiện vai trị của một nước lớn. Thứ
tư, quốc gia đó phải được các quốc gia khác công nhận là nước lớn. Trong tất
cả các tiêu chí trên thì nước Nga có hầu hết, tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ nước
Nga sau hơn 8 năm cầm quyền của Yeltsin đã suy yếu đi rất nhiều. Nước Nga
giờ đây khơng cịn là một đế chế hùng mạnh nhưng khơng phải vì thế mà
nước Nga mất đi tiềm lực của một cường quốc vĩ đại. Sau hai nhiệm kỳ Tổng
thống, V.Putin đã làm hồi sinh nước Nga, đặc biệt là trong quan hệ đối ngoại
quốc tế. Nước Nga dưới thời V.Putin đã khác hẵn nước Nga thời Yeltsin Tổng
20


thống Putin đã phục hồi được không gian pháp lý chung trên toàn quốc nhằm
vượt qua khủng hoảng hệ thống ở nước Nga, phục hồi uy tín thể chế Tổng
thống trong dân chúng, xây dựng tư tưởng quốc gia trong mỗi người dân.
Trong q trình hoạch định chính sách phát triển đất nước, Tổng thống
V.Putin rất coi trọng xây dựng chiến lược đối với các quốc gia khu vực Trung
Á- bởi đây là khu vực có vị trí chiến lược sống cịn đối với nền an ninh chính
trị, năng lượng cũng như kinh tế của Nga.
Nói đến chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga là nói đên chiến lược
đối ngoại của một cờng quốc, tức của một trong những quốc gia mạnh nhất,
đóng vai trị chủ đạo trên trường quốc tế. Người dân Nga nói chung và giới
lãnh đạo Nga nói riêng ln ý thức rất rõ về địa vị cường quốc của mình. Trên
thực tế, tính chất cường quốc của một quốc gia được thể hiện rõ nhất, “đậm
đặc” nhất là ở đường lối đối ngoại. Tuy nhiên, đường lối đối ngoại của một
nước luôn chị sự chi phối của đường lối đối nội, những lợi ích đị - chính trị
của nước đó và tình hình đại – chính trị thế giới. Và nước Nga từ 2000- 2008
cũng vậy.
2. Chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin được xây dựng trên cơ sở

kế thừa những thành công của người tiền nhiệm, từ những bài học thất bại của
thời kỳ Yeltsin, từ nền tảng của một nền kinh tế phát triển cao, một nền chính
trị ổn định. Mục tiêu cao nhất của chính sách đối ngoại của Nga dưới thời
Tổng thống Putin đó là đưa nước Nga trở lại vai trị của một cường quốc trong
đời sống chính trị thế giới. Dân tộc Nga là dân tộc của những cuộc cách mạng
vĩ đại, của những hành động phi thường. Một dân tộc như thế sẽ không chấp
nhận cuộc sống bình lặng. Với nước Nga chỉ có hai lựa chọn: hoặc là siêu
cường hoặc là số không. Với sức mạnh hiện có và tham vọng của giới lãnh
đạo nước Nga đang tiến nhanh hơn tới mục tiêu cường quốc thế giới hùng
mạnh. Tổng thống Medvedev tuyên bố: “ Ngày nay chúng ta khơng có sự lựa
chọn nào khác chung sống trong thế giới tồn cầu hoặc khơng. Thế giới
đương đại là thế giới tồn cầu. Điều này có nghĩa là bất cứ một sai lầm chính
21


trị nào do một nước cụ thể gây ra cũng như sự ích kỷ dân tộc sẽ lập tức có tác
động tới toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.....Nước Nga đã quay trở lại sau hơn
100 năm biệt lập và tự tách rời và bây giờ đây Nga đang tạo lập con đường
trở lại với nền chính trị tồn cầu và nèn kinh tế thế giới bằng tất cả các
nguồn lực tài ngun, tài chính và trí tuệ của mình”.
3. Đối với khu vực Trung Á- là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng
trên bàn cờ chính trị thế giới. Sau một thời gian Tổng thống Yeltsin sao nhãng,
nước Nga của Putin trở lại quan tâm đến khu vực này, Nga tăng cường sự hiện
diện quân sự của mình ở Trung Á để chứng minh rằng mình gắn bó với khu
vực và hạn chế việc các nước ngả sang phương Tây. Trong khi tích cực quan
tâm đến khu vực Trung Á, nước Nga phải đương đầu với những trở lực lớn có
thể hạn chế ảnh hưởng của mình. Khu vực này đã thay đổi sau khi Liên Xô tan
rã, việc các nước mở cửa ra thế giới bên ngồi là khơng thể đảo ngược. Các
nhà lãnh đạo Trung Á đã phát triển những mối liên hệ về an ninh và kinh tế
với các đối tác khác để giữ một thế cân bằng, nước Nga buộc phải cạnh tranh

ảnh hưởng với những cường quốc lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và Trung,
cạnh tranh ảnh hưởng giữa ba cường quốc Nga - Mỹ - Trung là nhân tố xuyên
suốt trong quan hệ quốc tế ở khu vực nhạy cảm này. Chính sách của Nga đối
với Trung Á là hệ thống các chính sách hồn thiện trên tất cả các phương diện:
kinh tế, chính trị, an ninh, năng lượng. Trong giai đoạn tới, chính sách của
Nga đối với các nước Trung Á được tiếp tục triển khai trên nền tảng những
thành tựu của 8 năm (2000- 2008) cùng sự biến đổi của các nhân tố quốc tế
như cuộc chiến chống khủng bố, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của các
nước Trung Á....Tổng thống V.Putin từng nhấn mạnh: “ Lấy lợi ích quốc gia
làm hạt nhân; lấy phát triển kinh tế làm tiền đề, lấy tinh thần dân tộc làm
động lực; lấy chính quyền làm hiệu quả làm chỗ dựa; lấy đoàn kết xã hội làm
biện pháp; lấy lịch sử làm bài học kinh nghiệm....lấy việc lựa chọn con đường
phát triển phù hợp làm phương hướng, không đi theo con đường của châu Âu

22


và Mỹ; lấy hợp lý hố mơi trường bên ngồi làm điều kiện và cuối cùng lấy
chấn hưng địa vị nước lớn làm mục tiêu”.

23


24



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×