Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Cơ hội và thách thức của vùng bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.57 KB, 8 trang )

1. Cơ hội và thách thức của vùng Bắc Trung Bộ
1.1. Cơ hội
* Bắc Trung Bộ đã đạt được một số thành tựu về phát triển kinh tế xã hội
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, nền kinh tế vùng Bắc Trung Bộ
từ năm 1986 đến nay đã được nhiều thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
của vùng trong những năm qua tương đối cao. Một số ngành công nghiệp phát
huy lợi thế của vùng đã được chú trọng phát triển, các khu công nghiệp tập trung
được hình thành và phát triển ở hầu hết các tỉnh trong vùng.
Năm 2004, Bắc Trung Bộ đứng thứ ba cả nước, chỉ sau đồng bằng sông
Hồng và Đông Nam Bộ về thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng, trong đó, Thanh
Hóa là địa phương đứng đầu khu vực về thu hút đầu tư. Tính riêng đầu năm
2005, tại khu vực cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị) đã thu hút được 20 dự
án với tổng số vốn đăng ký lên đến 1.486,26 tỷ đồng, trong đó 5 dự án đầu tư
nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 25,3 triệu USD. Đó là lực đẩy để Bắc
Trung Bộ bước vào thị trường toàn cầu, đồng thời chỉ có thị trường tồn cầu mới
đủ dung lượng thu nạp hàng hóa của Bắc Trung Bộ làm ra ngày càng nhiều.
* Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ thương
mại và thu hút đầu tư nước ngoài.
Bắc Trung Bộ nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế
trọng điểm Miền Trung, trền hành lang kỹ thuật quốc gia (Đường bộ, đường sắt,
điện cao thế, …) hướng Bắc Nam và hướng Đông Tây (đường 7, 8, 9, 12) nối
Lào với Biển Đơng, có hệ thống sân bay (Huế, Vinh), cảng biển nước sâu (Nghi
Sơn, Vũng Áng, Chân Mây). Với vị trí này, Bắc Trung Bộ thuận lợi trong việc
mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng trong nước và quốc tế. Đây là điều kiện
thuận lợi để Bắc Trung Bộ tiếp cận với cách quản lý kinh tế tiên tiến, tiếp cận
với công nghệ mới; tận dụng được cơ hội để tiếp cận trực tiếp với các nước có


“cơng nghệ nguồn”, thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu trong phát triển kinh tế xã hội.
Một số khoáng sản khó khai thác trong vùng (như mỏ sắt Thạch Khê – Hà
Tĩnh) sẽ tạo cơ hội thu hút các nguồn đầu tư nước ngồi (FDI), nguồn viện trợ


chính thức (ODA) để phát triển kinh tế, đổi mới công nghệ, thiết bị của các
doanh nghiệp, tăng nguồn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu và triển khai công
nghệ, đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật. Đây là cơ hội để các nhà khoa học,
các doanh nghiệp Bắc Trung Bộ tiếp cận với nền khoa học công nghệ tiên tiến,
các hình thức quản lý kinh doanh hiệu quả và nắm bắt nhanh các thông tin về
khoa học công nghệ thông qua nhiều kênh chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện
để Bắc Trung Bộ lựa chọn những công nghệ mới phù hợp đang cần, …
* Bắc Trung Bộ có cơ hội để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ
khoa học kỹ thuật
Do khơng có nhiều đội ngũ cán booju quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật
giỏi và đội ngũ công nhân lành nghề để tiếp thu sự chuyển giao công nghệ, để
nắm vững và chủ động vận hành hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại, công
nghệ mới nên nhiều dự án đầu tư đổi mới ở Bắc Trung Bộ không mang lại hiệu
quả kinh tế như mong muốn và nhiều dự án còn phải trả giá đắt.
Thông qua hội nhập, việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ
thuật có nhiều thuận lợi với nhiều hình thức đào tạo, trong đó có hình thức đào
tạo thơng qua các chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế, liên kết với các
doanh nghiệp nước ngồi; các hình thức đào tạo tại chỗ của các dạng đầu tư như
BOT, BOO…
1.2. Thách thức
Những hạn chế và thách thức của vùng Bắc Trung Bộ thể hiện ở nhiều
khía cạnh, đó chính là những khó khăn mang tính khách quan và những hạn chế
liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội, chính sách:


- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nói chung bất thuận lợi, khí
hậu khắc nghiệt, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân.
- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh (cả về thiên nhiên, cơ sở hạ
tầng bị tàn phá và nảy sinh các vấn đề xã hội).
- Nền kinh tế của vùng vẫn ở trình độ thấp, về cơ bản vẫn là sản xuất nông

nghiệp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm,
thu hút đầu tư kém, chưa phát huy tác dụng của nền kinh tế hàng hóa, tích lũy
nội bộ thấp.
- Các vấn đề xã hội như trình độ dân cư, lao động và việc làm tạo thêm
gánh nặng và sức ép đối với các dịch vụ xã hội, phát triển kinh tế và bảo vệ mơi
trường.
- Những hạn chế về chính sách và năng lực thể chế để huy động nguồn
lực, môi trường đầu tư nghèo nàn là những trở ngại trong việc khai thác các tiềm
năng và cơ hội của vùng.
- Năng lực cạnh tranh yếu kém
Năng lực cạnh tranh được cấu thành từ các yếu tố: công nghệ, thể chế,
môi trường vĩ mô. Trong những năm gần đây, các yếu tố này đều giảm sút dẫn
đến suy giảm năng lực cạnh tranh.
Từ năm 2005, Phịng thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam cùng phối
hợp với Dự án Nâng cao chất lượng cạnh tranh (VNC) đã điều tra và xếp hạng
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở nước ta. Năm 2006, các chỉ số và trọng số
dưới đây được sử dụng (tổng số 100%): chính sách phát triển kinh tế tư nhân
(15%), tính minh bạch (15%), đào tạo lao động (15%), tính năng động và tiên
thiết chế pháp lý (10%), ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước (5%), chi phí
khơng chính thức (5%), tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất (5%),
chi phí gia nhập thị trường (5%).


Theo kết quả xếp hạng theo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thì vùng
Bắc Trung Bộ khơng có tỉnh nào đứng vào hàng rất tốt và tốt (từ 66,49 trở lên),
tỉnh Nghệ An xếp hàng khá (tử 54,42 – 58,30), hai tỉnh đứng hàng trung bình (từ
49,64 – 53,25) là Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, Quảng Bình và Thanh Hóa
đứng hàng tương đối thấp (43,99 – 48,89) và Hà Tĩnh đứng hàng thấp nhất
(38,91 – 42, 89).
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do Bắc Trung Bộ chưa có một

chiến lược và một cơ chế đặc biệt để đầu tư vào phát triển các ngành, các sản
phẩm mà Bắc Trung Bộ có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh.
- Thiếu thương hiệu để cạnh tranh:
Các sản phẩm hàng hóa của Bắc Trung Bộ, ngày càng nhiều không chỉ
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong vùng, trao đổi với các vùng khác, mà còn để
xuất khẩu. Hàng hóa của Bắc Trung Bộ nói riêng, Việt Nam nói chung chưa có
thương hiệu, hoặc bị ép giá, hoặc phải bán với thương hiệu của quốc gia khác.
Con đường duy nhất để đưa Bắc Trung Bộ nói riêng và Việt Nam nói
chung phát triển là hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Con đường đó có nhiều cơ
hội nhưng cũng có nhiều thách thức, thách thức lớn nhất là đối với chính mình:
sự tụt hậu về tư duy kinh tế, sự yếu kém về năng lực hoạch định chính sách…
Đó là những sức cản lớn gây trở ngại cho hội nhập, cho sự phát triển lành mạnh
của nền kinh tế.
1.3. Định hướng phát triển vùng
Để phát triển kinh tế - xã hội Bắc Trung Bộ, vấn đề quan trọng là phải
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp, hiện đại hóa, tạo
khâu đột phá nhằm khai thác thế mạnh của vùng, phát triển hạ tầng, thu hút đầu
tư, phát triển hàng hóa tăng kim ngạch xuất khẩu. Ngồi ra, cần nhanh chóng
xây dựng hệ thống đô thị, tạo dựng đô thị hạt nhân; gắn việc phát triển kinh tế


với công bằng xã hội, giảm sự chênh lệch về mức sống, kết hợp kinh tế với an
ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Về mặt lãnh thổ, cần kết hợp cả ba tuyến ven sông, đồng bằng, trung du
và miền núi phía Tây. Trên cơ sỏ đó, có sự sắp xếp lại sản xuất, đầu tư vốn và bố
trí lại dân cư trong vùng, thu hút lao động đến khai thác kinh tế biển và nông
lâm nghiệp ở khu vực đồi núi phía Tây, chuyển dần sang sản xuất hàng hóa để
trao đổi liên vùng, nâng dần tỷ trọng hàng xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất –
nhập của vùng.
Về nơng nghiệp, phát triển một cách tồn diện dựa vào thế mạnh của từng

khu vực. Trong nộng nghiệp, chú ý hàng đầu là các loại cây công nghiệp ngắn
ngày như lạc, mía, dâu tằm, thuốc lá, cói, … và những vùng có điều kiện tự
nhiên cho phép phát triển cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu (Quảng Bình,
Quảng Trị), cà phê, cao su (miền Tây Nghệ An), dừa (Thanh Hóa).
Đồng bằng ven biển, nhất là đồng bằng Thanh Hóa và Nghệ An, hướng
vào thâm canh lúa nước. Ở bãi bồi ven sông chủ yếu phát triển trồng màu, cây
lương thực nhằm tự túc một phần lương thực, hạn chế tối mức cao nhất việc
nhập lương thực từ ngồi vào.
Đẩy mạnh chăn ni đại gia súc (trâu, bị), lợn, gia cầm. Ngồi ra cịn chú
ý phát triển chăn nuôi hươu, dê để tạo thêm sản phẩm hàng hóa.
Về kinh tế biển: kết hợp giữa ni trồng và đánh bắt hải sản, tận dụng thế
mạnh ven bờ, các đảo để khai thác tổng hợp vùng biển giàu có.
Về lâm nghiệp: Kết hợp giữa khai thác, chế biến, trồng và tu bổ rừng phủ
xanh đất trồng, đồi núi trọc ở trung du và miền núi. Trồng rừng chắn gió, chắt
cát ven biển, tạo ra các vành đai xanh xung quanh thành phố, thị xã, khu công
nghiệp trong vùng.


Với tài ngun khống sản phong phú, trong đó có loại với trữ lượng lớn,
nguồn nguyên liệu nông, lâm, ngư, dồi dào, công nghiệp khai thác và chế biến sẽ
trở thành những ngành trọng điểm của vùng.
Trước mắt cần đầu tư phát triển một số ngành như khai thác đá vơi, sản
xuất xi măng (Thanh Hóa, Nghệ An), khai thác ti tan (ven biển Hà Tĩnh, Quảng
Bình), khai thác thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), khai thác đá ốp lát các loại, đẩy
mạnh chế biến nông, lâm, thủy sản trên cơ sở đầu tư, mở rộng quy mơ, đổi mới
quy trình công nghệ. Phát triển ngành công nghiệp dệt sợi ở Vinh, hình thành
khu cơng nghiệp luyện kim đen Thạch Hà (Hà Tĩnh).
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khu vực miền núi với các mạng
lưới giao thông liên huyện, liên tỉnh. Trước hết, nâng cấp và mở rộng theo hai
hướng chính: hướng Bắc – Nam (Đường 1, đường 15), hướng Đông – Tây

(Đường 7, 8, 9, 12) để mở rộng giao lưu kinh tế Bắc – Nam và với Lào.
Định hướng phát triển không gian lãnh thổ, đô thị và vùng trọng điểm trên
vùng Bắc Trung Bộ.
* Không gian lãnh thổ
- Không gian hành lang quốc lộ 1 và ven biển. Đây là lãnh thổ cần ưu tiên
phát triển trong giai đoạn 1 và đươc xây dựng với mơ hình: Cảng biển – cơng
nghiệp – thương mại, dịch vụ, du lịch – đô thị.
+ Các cụm, khu cơng nghiệp: Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Hồng Mai, Cửa Lò,
Vinh, Cửa Hội, Gia Lách, Thạch Khê, Vũng Áng, Cửa Gianh, Cửa Việt, Đông
Hà, Huế, Phú Bài, Chân Mây.
+ Các khu du lịch: Sầm Sơn, Cửa Lò, Xuân Thành, Thiên Cầm, Thuận
An, Nhật Lệ, Cảnh Dương, Lăng Cô, Bạch Mã.
+ Các đô thị hạt nhân: hạt nhân của vùng là Huế, Vinh; hạt nhân khu vực
gồm có Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà.


+ Các khu cơng nghiệp chủ yếu: Khai khống, vật liệu xây dựng, cơ khí
luyện kim, chế biến nơng hải sản.
- Không gian hành lang xa lộ Bắc Nam (đường 15), đây là lãnh thổ gắn
kinh tế với quốc phòng. Mơ hình là khai thác khống sản – cây cơng nghiệp –
công nghiệp – đô thị.
+ Các cụm công nghiệp: Lam Sơn, Mục Sơn, Thạch Thành, Nghĩa Đàn,
Đô Lương, Con Cng, Hướng Hóa, Lao Bảo.
- Khơng gian hành lang vùng cao biên giới:
+ Mơ hình: Khai thác tài ngun rừng – thương mại – bảo vệ mơi trường
– quốc phịng.
+ Hình thái các trục kinh tế gồm có:
Trục đường 1 ven biển
Trục đường Hồ Chí Minh
Trục đường 8

Trục đường 9
Trục đường 12
+ Hình thành các trục cơng nghiệp đơ thị hóa mạnh:
Thanh Hóa – Sầm Sơn
Vinh – Cửa Lị
Huế - Chân Mây
Định hướng phát triển đô thị:
Đẩy mạnh tốc độ đơ thị hóa, gắn phát triển cơng nghiệp với phát triển đô
thị, tạo dựng các hạt nhân đô thị mạnh. Gắn phát triển công nghiệp với phát triển
hạ tầng đô thị, tổ chức lại các điểm dân cư dọc theo các quốc lộ huyết mạch.


Tỉ lệ dân đô thị sẽ đạt 21 – 27% năm 2010. Dân số đô thị sẽ là 2.650 –
3.450 nghìn người (2010). Có 2 đơ thị loại 2 và 1 đơ thị loại 3, cịn lại loại 4 và
5. Có 28 đơ thị mới, tổng đất đai đơ thị khoảng 300km2.
Khu vực kinh tế trọng điểm:
- Khu vực Nam Thanh Bắc Nghệ: cảng biển nước sâu Nghi Sơn (cảng
thương mại quốc tế), cơng nghiệp khai khống, luyện cán thép, cơ khí, chế biến
và có khả năng cơ khí, hóa lọc dầu. Đất công nghiệp 1.500 – 2.500 ha, dân số đô
thị 10 – 15 vạn.
- Khu vực Thạch Khê – Vũng Áng: cảng biển nước sâu Vũng Áng (Cảng
thương mại quốc tế), cơng nghiệp khai khống, luyện cán thép, cơ khí, chế biến.
Đất cơng nghiệp 2.000 – 2.500 ha, dân số đô thị 20 – 25 vạn.
- Khu vực Bạch Mã – Cảnh Dương – Chân Mây – Lăng Cô; cảng biển
nước sâu Chân Mây (Cảng thương mại quốc tế); công nghiệp nhẹ, chế biến…
Khu thương mại tự do, khu du lịch, đất công nghiệp khoảng 1.500 – 2.500 ha,
dâm số đô thị 10 – 15 vạn.




×