Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Đánh giá cảnh quan địa lý khu sinh thái biển đảo cồn cỏ quảng trị phục vụ cho phát triển loại hình du lịch sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.99 MB, 82 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm qua sự nghiệp đổi mới của đất nước đã đạt được
nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng
ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm thay vào đó là sự phát triển của
các ngành công nghiệp và dịch vụ. Du lịch là một trong những ngành đóng
góp lớn vào tỷ trọng ngành dịch vụ.
Ngày nay, du lịch đang trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ
biến. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch là một trong những ngành kinh
tế hàng đầu. Du lịch nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều
quốc gia trên thế giới.
Theo tổ chức du lịch thế giới UNWTO, hiện nay du lịch đang là ngành
kinh tế lớn và năng động nhất thế giới. Trong những năm gần đây, các loại
hình du lịch đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia, trên thế giới và
ngày càng thu hút được sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội.
Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch sinh thái đang có bước
phát triển nhanh chóng với đặc điểm là gắn với thiên nhiên và bản sắc văn hóa
địa phương thông qua việc giáo dục cộng đồng về bảo tồn cảnh quan lại mang
lại lợi ích về nhiều mặt cho nhân dân và chính quyền địa phương nên du lịch
sinh thái đang rất hấp dẫn khách du lịch, được chính phủ ở nhiều quốc gia
quan tâm đầu tư phát triển. Hiện nay du lịch sinh thái không chỉ mang khuynh
hướng du lịch tăng trưởng nhanh nhất trong hoạt động của tồn bộ ngành du
lịch trên thế giới mà cịn gần như chiếm tồn bộ vị trí áp đảo trong du lịch
quốc tế. Nhiều loại hình du lịch sinh thái đã được lựa chọn đầu tư trong các
dự án và quy hoạch phát triển ở nhiều cấp độ khác nhau.
Cồn Cỏ là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Trị, với nền kinh tế còn
kém phát triển, dân cư tập trung cịn thưa thớt, song đây là mảnh đất có nhiều

1



tiềm năng phục vụ cho việc phát triển du lịch mà cụ thể là du lịch sinh thái.
Đây là mảnh đất khơng chỉ có tài ngun du lịch tự nhiên mà cịn có cả tài
ngun du lịch nhân văn. Mảnh đất này đã ăn sâu trong lòng người dân
Quảng Trị bởi nét cổ kính, hoang sơ mà huyền bí.
Nếu như ở CostaRico và Vantoxươla một số chủ trang trại chăn ni đã
bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới và do bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt
đới mà họ đã biến những nơi đó thành những điểm du lịch sinh thái hoạt động
tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, đồng thời tạo công ăn việc làm cho
cư dân địa phương. Hay ở Ecuado sử dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái
tại đảo Galopago để chi trả toàn bộ mạng lưới vườn quốc gia. Tại Nam Phi du
lịch sinh thái đã trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của
cư dân da đen ở nông thôn và những người da đen này ngày càng tham gia
nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái.
Vậy thì tại sao ở đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị trước những tiềm năng to
lớn đó, tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện đảo Cồn Cỏ nói riêng khơng có
những cơ chế chính sách, hoạch định để đảo Cồn Cỏ trở thành một điểm du
lịch sinh thái nỗi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước và nó cịn là yếu
tố góp phần thay đổi bộ mặt của huyện của tỉnh. Và đây chính là lí do thôi
thúc tôi thực hiện đề tài này.
Là một sinh viên Địa Lý, bắt đầu công tác nghiên cứu khoa học tơi
mong muốn mình có một đề tài nghiên cứu về quê hương về mảnh đất mà
mình sinh ra và lớn lên và đây là lí do khiến tơi Chọn đề tài “Đánh giá cảnh
quan địa lý khu sinh thái biển đảo Cồn Cỏ - Quảng Trị phục vụ cho phát
triển loại hình du lịch sinh thái” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu cảnh quan địa lý Khu sinh thái biển đảo Cồn cỏ, kết hợp
với các điều kiện kinh tế xã hội, đánh giá một số tài nguyên du lịch tự nhiên

2



nhằm mục tiêu cuối cùng là đưa ra được một số giải pháp góp phần phát triển
loại hình du lịch sinh thái ở Cồn Cỏ - Quảng Trị.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống các cơ sở lí luận về du lịch sinh thái, đánh giá cảnh quan tự
nhiên vào phát triển du lịch sinh thái.
- Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan tự nhiên của Khu sinh thái biển đảo
Cồn Cỏ - Quảng Trị.
- Đánh giá một số yếu tố cảnh quan du lịch tự nhiên tại Khu sinh thái
biển đảo Cồn Cỏ - Quảng Tri.
- Đề xuất phương hướng phát triển du lịch sinh thái và một số giải
pháp.
4. Đối tượng nghiên cứu.
- Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá cảnh quan và các chủ thể tham
gia vào hoạt động du lịch sinh thái tại Khu sinh thái biển đảo Cồn Cỏ tỉnh
Quảng Trị.
5. Phạm vi nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu lãnh thổ huyện đảo Cồn Cỏ
6. Giới hạn nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
của Khu sinh thái huyện đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị.
7. Quan điểm nghiên cứu.
Đề tài vận dụng các quan điểm sau:
7.1. Quan điểm hệ thống: Là quan điểm nghiên cứu tổng hợp các đối
tượng trong mối quan hệ biện chứng của một hệ thống. Một hệ thống bao gồm
các cấu trúc tạo thành:
+ Cấu trúc thẳng đứng của hệ thống bao gồm các thành phần, các yếu
tố tạo nên phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: địa hình, khí hậu…

3



+ Cấu trúc ngang thể hiện sự phân chia lãnh thổ thành các đơn vị đó là
các điểm du lịch, các tuyến du lịch…
+ Cấu trúc chức năng chính là các yếu tố làm cho quan hệ giữa các cấu
trúc lãnh thổ du lịch hài hịa và hoạt động có hiệu quả.
7.2. Quan điểm phát triển bền vững.
- Nghiên cứu vấn đề khơng nhìn nhận bằng logic của mục đích cần
hướng tới mà cần phải tôn trọng quy luật phát triển của tự nhiên, chia sẽ
quyền lợi và nghĩa vụ, vấn đề bảo vệ tài nguyên cho thế hệ mai sau, khai thác
tài nguyên du lịch có hiệu quả lâu dài gắn với việc bảo vệ môi trường.
7.3. Quan điểm sinh thái – môi trường.
- Quan điểm này được áp dụng để xây dựng các mơ hình cơ cấu sinh
học tương tự như môi trường tự nhiên từng tồn tại và phát triển thuận lợi, có
hiệu quả cao về kinh tế và môi trường trong quá khứ và hiện tại đồng thời loại
bỏ những thành phần không thuận lợi hoặc không đem lại hiệu quả kinh tế và
môi trường như mông muốn.
- Đối với đề tài này, quan điểm sinh thái môi trường thể hiện ở việc xây
dựng các điểm du lịch, các cụm du lịch, tuyến du lịch sao cho hoạt động kinh
tế cao nhất mà không ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
7.4. Quan điểm thực tiễn.
- Như chúng ta đã biết mọi vấn đề nghiên cứu cần phải xuất phát từ
thực tiễn và chung quy lại chúng được áp dụng vào thực tiễn. Quan điểm này
được vận dụng để khai thác tài nguyên tại các điểm ngiên cứu nhằm mục đích
đưa ra các giải pháp, các mơ hình tổ chức lãnh thổ du lịch tại Khu sinh thái
biển đảo Cồn cỏ - Quảng Trị.
8. Phương pháp nghiên cứu.
8.1. Phương pháp thực địa: là phương pháp truyền thống của khoa
học đia lý, vận dụng phương pháp này để tiến hành quan sát, mô tả, lập hồ sơ
và mơ tả đặc điểm bên ngồi của tài ngun tại các điểm du lịch.


4


Chúng tôi vận dụng phương pháp này để khảo sát các đối tượng cần
nghiên cứu như đặc điểm cảnh quan địa lý tại Khu sinh thái biển đảo Cồn Cỏ
bao gồm khí hậu, tính đa dạng sinh học và các yếu tố khác nhằm mục đích
phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái.
8.2. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu.
- Để nghiên cứu một cách chính xác, đề tài này thực hiện được là cần
tài liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ các đơn vị khác nhau. Vậy sau
khi thu thập được tài liệu, chúng tôi đã tiến hành xử lý, phân tích tài liệu, phân
tích số liệu để phù hợp với yêu cầu nội dung của đề tài.
8.3. Phương pháp bản đồ.
- Đây được xem là phương pháp đặc trưng của môn Địa lý. Chúng tôi
vận dụng phương pháp này để xác định chính xác vị trí địa lý, phân tích mối
quan hệ về mặt không gian các điểm nghiên cứu đối với các điểm xung
quanh. Đề tài này sử dụng bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị, bản đồ huyện
đảo Cồn Cỏ.
- Phương pháp bản đồ được sử dụng trong suốt trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu đề tài.
8.4. Phương pháp điều tra, phỏng vấn.
- Chúng tôi vận dụng phương này để điều tra thu thập nguồn thông tin
liên quan đến đề tài, bằng việc gặp gỡ, tiếp cận với các phòng ban, các tổ
chức liên quan đến đối tượng nghiên cứu như cán bộ, ban quản lý đảo Cồn
Cỏ, cư dân địa phương và từ khách du lịch.
9. Điểm mới của đề tài.
- Cồn Cỏ là một huyện đảo có rất nhiều tiềm năng có thể khai thác để
phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên trong những năm qua ở đây chỉ có các
đề án, kế hoạch đưa ra để phát triển du lịch như “ Đề án quy hoạch, kế hoạch

phát triển du lịch huyện đảo Cồn Cỏ” như vậy đề án mang tính chất chung
chung. Dưới gốc độ địa lý khi thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn

5


làm nỗi bật được thế mạnh của lãnh thổ mà tôi nghiên cứu. Đề tài của tôi tập
trung đánh giá cảnh quan địa lý của Khu sinh thái biển đảo Cồn Cỏ thích hợp
với loại hình du lịch nào và khi đưa vào khai thác nó có phát huy được thế
mạnh của mình và mang tính chất phát triển bền vững hay khơng thì đề tài
nghiên cứu của tơi bứt phá được những nỗi băn khoan đó, để bất cứ một cư
dân nào trên đảo cũng có thể tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái và một
người dân là một hướng dẫn viên chuyên nghiệp.
10. Bố cục của đề tài.
- Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung gồm có 3 chương.
Chương I: Cơ sở lý luận chung về loại hình du lịch sinh thái. Những
tiềm năng cảnh quan du lịch tự nhiên Khu sinh thái biển đảo Cồn Cỏ - tỉnh
Quảng Trị.
Chương II: Đánh giá cảnh quan địa lý Khu sinh thái biển đảo Cồn Cỏ Quảng Trị phục vụ cho loại hình du lịch sinh thái.
Chương III: Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái khu sinh
thái biển đảo Cồn Cỏ - tỉnh Quảng Trị.
- Đề tài gồm có 2 bản đồ, 12 bức ảnh, 16 bảng phụ lục.

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOẠI HÌNH DU
LỊCH SINH THÁI. NHỮNG TIỀM NĂNG CẢNH QUAN DU LỊCH TỰ
NHIÊN KHU SINH THÁI BIỂN ĐẢO CỒN CỎ - TỈNH QUẢNG TRỊ.

1.1. Cơ sở lý luận chung về loại hình du lịch sinh thái.
1.1.1. Du lịch sinh thái.
- Du lịch sinh thái là lữ hành có trách nhiệm tại các khu thiên nhiên bảo
tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương (Hiệp hội du
lịch sinh thái Anh Lydberg và Diezenl Hawking -1993).
- Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục,
bảo vệ sinh thái và mơi trường. Có tác động tích cực đến việc bảo vệ mơi
trường và văn hóa, đảm bảo mang lại lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa
phương và có đóng góp cho các động lực bảo tồn. (Pham Trung Lương và
Nguyễn Tài Cung 1988 – Viện nghiên cứu và phát ttriển du lịch).
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân
vào việc hoạch định và quản lí các tài nguyên du lịch. Để tăng cường, phát
triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch. Đồng
thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch
phụ thuộc vào. (Định nghĩa của Nepan).
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên có liên quan
đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên. Được quản lí bền
vững về mặt sinh thái. (Định nghĩa của Oxtrâylia).
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa
bản địa gắn với giáo dục mơi trường. Có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững, sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương (Định nghĩa
của Việt Nam – 1999).

7


- Du lịch sinh thái là du lịch tại các vùng vẫn chưa bị con người biến
đổi. Nó phải đóng góp vào bảo tồn thiên nhiên và phúc lợi của nhân dân địa
phương (Hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ, theo L. Hen 1998).
1.1.2. Tài nguyên du lịch sinh thái.

1.1.2.1. Định nghĩa về tài nguyên du lịch sinh thái.
- Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên
du lịch, bao gồm các giá trị tài nguyên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể
và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái
tự nhiên đó.
Tuy nhiên, khơng phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được
coi là tài nguyên du lịch sinh thái. Mà chỉ có các thành phần và thể tổng hợp
tự nhiên. Các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể, được
khai thác, được sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho
mục đích phát triển du lịch chung, du lịch sinh thái nói riêng mới được xem là
tài nguyên du lịch sinh thái.
1.1.2.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái.
1.1.2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng:
Trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn.
- Là một bộ phận quan trọng, tài nguyên du lịch chủ yếu được hình
thành từ tự nhiên. Mà bản thân của tự nhiên lại rất đa dạng và phong phú vì
thế tài nguyên du lịch sinh thái cũng có đặc điểm riêng này. Có nhiều hệ sinh
thái đặc biệt, nơi chúng sinh trưởng, tồn tại và phát triển có nhiều loại sinh vật
đặc hữu qúy hiếm. Thậm chí có những lồi tưởng chừng như bị tuyệt chủng
được xem là những tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc có sức hấp dẫn đối với
du khách.
1.1.2.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác
động so với nhiều dạng tài nguyên du lịch sinh thái khác như: các bãi biển,

8


các thác nước, các cơng trình, di tích lịch sử văn hóa; tài nguyên du lịch sinh
thái thường rất nhạy cảm đối với tác động của con người. Sự suy giảm hay
mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tác

động của con người sẽ là nguyên nhân làm thay đổi thậm chí mất đi hệ sinh
thái đó.
1.1.2.2.3. Tài ngun du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau.
- Trong các loại tài nguyên du lịch sinh thái, có thể có loại được khai
thác quanh năm, bên cạnh đó cũng có lồi chỉ khai thác theo thời vụ, sự phụ
thuộc này chủ yếu dựa vào quy luật diễn biến của thời tiết, của mùa di cư,
sinh sản của các loài vật.
Như vậy, để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái, các nhà
địa lý, các tổ chức điều hành cần những nghiên cứu cụ thể về tính mùa vụ của
các loại tài nguyên.
1.1.2.2.4. Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm cách xa các khu dân
cư và được khai thác tại chổ để tạo ra các sản phẩm du lịch.
+ Một đặc điểm có tính đặc trưng riêng của du lịch sinh thái là chúng
thường nằm cách xa các khu dân cư, bởi chúng sẽ nhanh chống bị suy giảm,
bị biến đổi, thậm chí khơng cịn nữa do tác động trực tiếp của con người như
săn bắt, chặt cây…nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Điều này giải thích tại
sao phần lớn tài nguyên du lịch sinh thái nằm trong phạm vi các vườn quốc
gia, các khu bảo tồn.
- Khác với nhiều loại tài nguyên khác, sau khi được khai thác, vận
chuyển đi nơi khác để chế biến nhằm tạo ra sản phẩm rồi lại đưa đến tận nơi
để tiêu thụ để tạo ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của du khách.
1.1.2.2.5. Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng
lâu dài.

9


- Phần lớn các tài nguyên du lịch sinh thái đều được xếp vào các loại tài
nguyên có khả năng tái tạo, sử dụng lâu dài. Điều này dựa trên khả năng tự
phục hồi, tái tạo của tự nhiên. Tuy nhiên thực tế cho thấy có nhiều loại tài

nguyên du lịch sinh thái đặc sắc như các loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm cơ
thể bị biến mất do tác động của tự nhiên hay do chính của con người.
- Vấn đề đặt ra là cần nắm vững quy luật của tự nhiên, tác động của con
người để có những định hướng, giải pháp cụ thể, khai thác hợp lý, có hiệu
quả. Đây cũng là u cầu sống cịn của du lịch nhằm góp phần thực hiện
chiến lược phát triển du lịch bền vững.
1.1.3. Vai trò của ngành du lịch sinh thái.
1.1.3.1 Vai trò của ngành du lịch sinh thái đối với kinh tế.
- Du lịch sinh thái làm nền tảng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm tại các
khu bảo tồn thiên nhiên, cuộc sống của người dân có thể được thay đổi nhờ
vào hoạt động du lịch sinh thái.
- Nhờ du lịch sinh thái các khu bảo tồn thiên nhiên có thể thu hút nhiều
vốn đầu tư hơn, chất lượng của các dịch vụ công cộng của các khu bảo vệ có
thể tốt hơn nhờ sự đầu tư từ du lịch sinh thái.
Như vậy du lịch sinh thái là một trong những lĩnh vực quan trọng hổ trợ
nền kinh tế địa phương, tạo cơ hội kinh doanh cho cư dân địa phương.
1.1.3.2 Vai trò của du lịch sinh thái đối với văn hóa.
- Du lịch sinh thái có thể cải thiện chất lượng của các sản phẩm và dịch
vụ hạ tầng du lịch như: hệ thống vận tải, đường sá, điện nước, các nhà hàng,
các cửa hiệu và các nhà nghỉ trong khu vực. Du lịch sinh thái có thể làm tăng
lịng tự hào của người dân về văn hóa bản địa.
- Du lịch sinh thái khuyến khích việc phát triển rộng rãi các hoạt động
văn hóa như phát triển nghề thủ cơng. Các loại hình biểu diễn nghệ thuật và
âm nhạc tại địa phương.

10


- Du lịch sinh thái góp phần trao đổi hàng hóa giữa du khách và nhân
viên, khu bảo vệ và người dân địa phương. Mặt khác, nhờ phát triển du lịch

sinh thái nhân viên khu bảo vệ và người dân địa phương có nhiều cơ hội để
giải trí.
1.1.3.3 Vai trị của du lịch sinh thái đối với môi trường.
- Du lịch sinh thái giúp bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo vệ các loại
động vật hoang dã tại các khu bảo tồn.
- Du lịch sinh thái giúp cải thiện diện mạo ở các khhu bảo tồn.
- Du lịch sinh thái cung cấp động cơ cho việc phục hồi các công trình
kiến trúc mang tính lịch sử.
1.1.3.4. Vai trị của du lịch sinh thái đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của huyện:
- Du lịch sinh thái biển đảo đang là xu hướng được phát triển rất mạnh
trên thế giới. Hoạt động du lịch biển góp phần bảo vệ môi trường, phát triển
cộng đồng tăng thu nhập ở hầu khắp các nước.
- Chủ trương phát triển du lịch sinh thái biển đảo là đúng đắn và phù
hợp với xu thế chung. Việc phát triển khu du lịch sinh thái biển sẽ có tác động
lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Quảng Trị
nói chung và đảo Cồn Cỏ nói riêng. Chủ trương phát triển kinh tế biển, xây
dựng nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển của
Đảng và Nhà nước ta là điều kiện hết sức thuận lợi để đầu tư xây dựng Cồn
Cỏ thành đảo du lịch.
- Cồn Cỏ được xác định nằm trong vùng động lực phát triển du lịch của
tỉnh Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ, là điểm cuối cùng vươn ra biển của
tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. Việc đầu tư phát triển khu du lịch sẽ là
đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Cồn Cỏ nói riêng
và của tỉnh Quảng Trị nói chung.

11


- Du lịch sinh thái phát triển sẽ quyết định sự phát triển kinh tế xã hội

của huyện đảo Cồn Cỏ, đồng thời góp phần hồn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng
và cơ sở vật chất kỹ thuật trên đảo. Đây sẽ là điều kiện để giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập giúp xố đói giảm nghèo cho nhân dân, tạo điều kiện để
thực hiện công tác di dân ra đảo được ổn định lâu dài.
- Ngoài ra du lịch sinh thái phát triển cịn góp phần khai thác tốt các lợi
thế to lớn của đảo, đồng thời góp phần tái tạo và bảo vệ mơi trường sống của
các hệ sinh thái.
- Phát triển du lịch góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội,
tăng cường cơng tác đảm bảo chính trị và quốc phịng an ninh trên đảo.
1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái.
1.1.4.1. Có hoạt động giáo dục và diễn giải, nhằm nâng cao hiểu biết
về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn. Đây là một
trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái, tạo ra sự khác
biệt rõ ràng giữa du lịch thái, với các loại hình dựa vào tự nhiên khác. Du lịch
rời khỏi nơi mình tham gia sẽ phải có hiểu biết cao về giá trị của môi trường
tự nhiên.
- Về đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa, với những hiểu
biết đó thái độ ứng xử của du khách sẽ thay đổi được thể hiện bằng những nỗ
lực tích cực trong hoạt động bảo tồn và phát triển của những giá trị tự nhiên.
1.1.4.2. Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.
- Du lịch sinh thái coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan
trọng cần tn thủ bởi vì:
+ Việc bảo vệ mơi trường và duy trì hệ sinh thái chính là mục tiêu, hoạt
động của du lịch sinh thái.

12


+ Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên và
các hệ sinh thái điển hình là sự xuống cấp của mơi trường, sự suy thoái của

các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch sinh thái.
1.1.4.3. Bảo vệ và phát huy văn hóa cộng đồng.
- Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt
động du lich sinh thái. Bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ,
khơng thể tách rời các giá trị môi trường, sự xuống cấp hoặc thay đổi rập tục
sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào
đó sẽ làm mất đi cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của nó, của khu vực và
như vậy nó sẽ làm thay đổi hệ sinh thái. Hậu quả của q trình này nó sẽ tác
động trực tiếp đến du lịch sinh thái.
Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa
phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của du lịch sinh
thái.
1.1.4.4. Tạo cơ hôi việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa
phương.
- Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục đích hướng tới của du lịch sinh
thái. Du lịch sinh thái sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của
mình để góp phần nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.
Ngồi ra, du lịch sinh thái ln hướng tới việc huy động tối đa sự tham
gia của người dân địa phương. Như đảm nhận vai trò hướng dẫn viên, đáp
ứng chỗ nghĩ ngơi cho du khách, cung ứng nhu cầu lương thực thực phẩm,
tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.
1.1.5. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái.
+ Yều cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại
của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh

13


thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lí, khí hậu và
động thực vật bao gồm:

Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng
sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh
thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống,
mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vơ sinh có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình, khí hậu…đó là các hệ
sinh thái (eco- systems) và các nơi trú ngụ, mơi trường sống của một hoặc
nhiều lồi sinh vật. (Theo công ước đa dạng sinh hoc được thông qua tại hội
nghị 1982 do Jannero về môi trường).
+ Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên gọi là du lịch thiên nhiên, chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những
nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và
tính đa dạng sinh hoc cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động du
lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu rừng có tính đa dạng sinh học
cao và cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này khơng phủ nhận sự tồn tại của
một loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thơn, biển, đảo
hoặc các trang trại điển hình.
+ u cầu thứ 2 có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch
sinh thái ở 2 điểm:
- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao hiểu biết cho khách du lịch sinh
thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ còn phải là người am hiểu
các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương. Điều này
rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh
thái. Khác với các loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình
tìm hiểu hoặc u cầu khơng cao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn viên.
Trong nhiều trường hợp cần phải cộng tác với người dân địa phương để có

14


những hiểu biết tốt nhất lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trị là

người phiên dịch giỏi.
- Hoạt động du lịch sinh thái địi hỏi phải có được người điều hành có
nguyên tắc: Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến
lợi nhuận và khơng có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lí các khu tự
nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho du khách có một cơ hội để biết được những
giá trị tự nhiên và văn hóa trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn
mất đi. Ngược lại các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác
với các nhà quản lí các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương
nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên
và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa
người dân địa phương và du khách.
+ Yêu cầu thứ 3 nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của
hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và mơi trường, theo đó du lịch sinh
thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quan điểm về “sức chứa”.
Khái niệm “sức chứa” được hiểu từ 4 khía cạnh “ Vật lý, sinh học, tâm lí và
xã hội”. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượt khách đến một địa
điểm và cùng một thời gian.
- Đứng trên góc độ Vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa
của khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những
tiêu chuẩn về không gian đối với một du khách cũng như nghiên cứu sinh
hoạt của họ.
- Đứng ở gốc độ xã hội, sức chứa được hiểu là giới hạn về số lượng du
khách mà tại đó xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch
đến đời sống văn hóa, kinh tế - xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường
của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ do xâm nhập.

15


- Ở gốc độ quản lí, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du

lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng
lực quản lí ( lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lí…) của khu
du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lí,
kiểm sốt hoạt động của khách, kết quả sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và
xã hội.
Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng. Vì vậy khó
có thể xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực. Mặt khác mỗi khu vực
khác nhau sẽ có các chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác
định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm.
+ Yêu cầu thứ 4 là thỏa mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết
của khách du lịch. Việc thỏa mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái
về những kinh nghiệm hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hóa bản địa thường
là rất khó khăn. Song lại yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành
du lịch sinh thái.
Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lịng du khách có vị trị quan trọng chỉ
đứng sau cơng tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm.
Du lịch sinh thái bền vững góp phần tích cực cho sự phát triển bền
vững. Điều đó khơng có nghĩa là sự tăng trưởng liên tục về du lịch. Đây là
đặc điểm khác biệt cần nhấn mạnh trong thời điểm mà Việt Nam bắt đầu lo
lắng tốc độ tăng trưởng của du lịch.

16


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG TRỊ

17


1.2. Tiềm năng cảnh quan du lịch tự nhiên khu sinh thái biển đảo

Cồn Cỏ - Quảng Trị.
1.2.1. Khái quát về đặc điểm vị trí địa lý.
Cồn Cỏ là hải đảo tiền tiêu của Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
thuộc vùng biển Quảng Trị. Có vị trí đặc biệt. Là điểm phân chia vịnh Bắc Bộ
- cửa ngỏ phía Nam của vịnh Bắc Bộ - là tiền đồn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
quốc gia.
- Nằm vắt ngang vĩ tuyến 17, có tọa độ 17 008’15’’- 17010’25’’ vĩ độ bắc,
107019’50’’ - 107020’40’’ kinh độ đông. Cách đất liền 13 đến 17 hải lý (điểm
gần nhất là mũi Lài thuộc xã Vĩnh Thạch – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị
13 hải lý; cách cảng Cửa Việt xã Gio Việt – huyện Gio Linh – tỉnh Quảng Trị
17 hải lý), điểm cao nhất so với mức nước biển là 63.4m, tổng diện tích tự
nhiên là 230ha, dân số khoảng 400 người (Trước kia thuộc xã Vĩnh Quang –
huyện Vĩnh Linh – tinh Quảng Trị).
- Từ biển Cửa Tùng thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị nhìn ra
phía Tây ta sẽ nhìn thấy một hịn đảo xanh lam nỗi lên giữa biển như một
chiến hạm đang trấn giữ ngoài khơi, đó chính là đảo Cồn Cỏ, cịn có tên gọi
khác là đảo Hổ, đảo Hòn Mệ.
- Đảo Cồn Cỏ cách bờ biển Vĩnh Linh khoảng 30km, đảo như một tiền
đồn giữa vĩ tuyến 17 trấn giữ phía Đơng của Tổ Quốc. Đây khơng chỉ là hịn
đảo nỗi tiếng kiên cường trong chiến tranh chống Mỹ, Cồn Cỏ là một trong
những hịn đảo đẹp hiếm có ở Miền Trung. Từ đảo Cồn Cỏ nhìn về phía tây ta
sẽ thấy rõ màu xanh của rừng dương ven biển Cửa Tùng và bãi cát trắng phau
trước thềm địa đạo Vịnh Mốc. Phía Tây Nam là một dãi bờ Nam sông Bến
hải, xa nữa là dãy Trường sơn tím nhạt chạy dài.
- Chính nhờ vị trí đó, mà Cồn Cỏ giữ vị trí chiến lược cực kỳ quan
trọng trong mối quan hệ kinh tế - lãnh thổ và quốc phòng an ninh của đất
nước. Đồng thời do nằm trong khu vực Miền Trung nơi giao nhau của các

18



tuyến đường giao thông quan trọng Bắc – Nam và đặc biệt là tuyến hành lang
kinh tế Đông – Tây qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nối Việt Nam với thi
trường Lào, đông bắc Thái Lan, Myanma…nên Cồn Cỏ có lợi thế về mặt ví
trí địa lý.
1.2.2. Tiềm năng địa chất – địa hình.
+ Địa chất:
- Đảo Cồn Cỏ được hình thành do hoạt động kiến tạo mà cụ thể là do
núi lửa tạo ra. Do vậy, địa chất của đảo không phức tạp lắm chủ yếu là đá
nham thạch với thể tích đa dạng và đất pha san hô.
Do sự pha trộn của nhiều loại đất theo không gian lãnh thổ và đây
chính là tiền đề tạo nên tính đa dạng của nền tảng dinh dưỡng đất và góp phần
phân hóa tạo ra các loại cảnh quan, sị điệp, cát…Độ mặn nước biển không
thay đổi theo mùa, trung bình là 320/00.
- Trải qua hàng thế kỷ, hoạt động của núi lửa giữa biển khơi đã tạo ra
một Cồn cỏ có giá trị về địa chất và sinh thái cảnh quan như một bảo tàng tự
nhiên độc đáo với các thềm đá bazan kỳ vĩ, các bãi tắm hoang sơ được tạo
thành từ vụn cát, san hơ, sị điệp… Thềm bờ biển bằng phẳng, một số nơi
rộng đến 200m với các thềm đá bazan dọc bờ biển, các bãi tắm nhỏ hoang sơ
được tạo thành từ cụm san hô.
- Nước biển ở đây rất trong và ấm ít khi xuống dưới 20 0 ban cho đảo
Cồn Cỏ một mùa tắm kéo dài.
Như vậy, với một địa hình biển đảo, độ mặn thích hợp, mơi trường khí
hậu trong sạch, kết hợp với cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, địa hình
có núi có biển đã tạo lợi thế cho đảo Cồn Cỏ triển khai và quy hoạch vùng
phát triển du lịch.
+ Địa hình.
Đảo Cồn Cỏ khơng lớn, có hình trịn với diện tích 350 ha. Có hai quả
đồi thấp trên đảo đạt độ cao tương ứng là 63.4m và 37 m. Vùng ngập triều đặc


19


trưng bởi bãi cát hẹp, bị các mỏm đá chia cắt. Vùng đất liền có các lớp bazan,
bao phủ bởi xác san hơ và các trầm tích xốp. Vùng nước biển xung quanh Đảo
Cồn Cỏ chỉ sâu tới 15 - 20m, tuy nhiên về phía đơng khu bảo tồn sâu đến hơn
30m
Địa hình của đảo Cồn Cỏ là kết quả của hoạt động kiến tạo do núi lửa
tạo ra, bao gồm:
- Đất bằng là loại đất chính của đảo, có độ dốc dưới 15 độ và chiều cao
xấp xỉ 5m đến 10m
- Đất đồi thấp tập trung xung quanh cốt 63 và đồi 37
- Thềm bờ biển có chiều cao từ 4m đến 7m.
- Điạ hình đảo Cồn Cỏ khá đa dạng, bằng phẳng ở chân đảo và cao dần
lên với độ dốc thích hợp cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch tham
quan, giã ngoại. Đảo có độ sâu trung bình từ 15m đến 20m thuận lợi cho hoạt
động lặn biển ngắm san hô.
- Độ dốc của đảo không quá 15

0

thuận lợi cho du khách leo núi và

ngắm hệ sinh thái rừng.
Nhìn chung ta thấy địa hình của đảo Cồn Cỏ tương đối thấp so với mực
nước biển, nằm khoảng 5m đến 30m. Địa hình cao ở giữa với sự nhô lên của
đỉnh đồi khoảng 63m, thoải ở xung quanh đảo. Diện tích của đảo khoảng
4km2, chu vi 8km.
- Ở chân đảo là một bãi đá dài, khá bằng phẳng tạo điều kiện cho du
khách lên xuống tàu khá thuận lợi. Ngồi ra, ở đây cịn có các di tích lịch sử

cịn để lại trong thời kháng chiến chống Mỹ đây là điều kiện để huyện đảo
Cồn Cỏ quy hoạch để phát triển du lịch sinh thái kết hợp vơi loại hình phát
triển du lịch hồi niệm.
1.2.3. Tiềm năng khí hậu.
- Khí hậu của tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện đảo Cồn Cỏ nói riêng
được hình thành dưới tác động của các nhân tố như bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu

20


khí quyển và bề mặt đệm. Nét chung của khí hậu huyên đảo Cồn Cỏ nằm
trong khu vực nhiệt đới gió mùa do vậy chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới
với lượng nhiệt dồi dào, số giờ nắng trong năm rất thuân lợi, mặt khác do tác
động của biển nên khí hậu của đảo tương đối ơn hịa. Đồng thời, đảo Cồn Cỏ
đứng ngoài biển khơi nên trực tiếp chịu tác động của bão, áp thấp nhiệt đới và
khí hậu thời tiết hải dương nói chung. Bên cạnh đó, chính khí hậu nó cũng tạo
ra các dạng địa hình lạ và đẹp cùng với đó là sự đa dạng về cảnh quan rất
thuận lợi cho đảo phát triển loại hình du lịch sinh thái.
+ Chế độ bức xạ và mây.
- Quảng Trị nói chung và huyện đảo Cồn cỏ nói riêng nằm trong vùng
nội chí tuyến nên bức xạ Mặt Trời là nhân tố đầu tiên và quan trọng chí phối
chế độ thời tiết của tỉnh nói chung và của huyện đảo Cồn Cỏ nói riêng. Bức
xạ tổng cộng của huyện dao động trong khoảng 100 – 130 kcal/ cm2/ năm.
- Thời gian chiếu sáng biến đổi theo chu kỳ năm tương tự như độ cao
Mặt Trời. Thời gian chiếu sáng thường cao vào mùa hè, thấp vào thời kỳ mùa
đông với trên 1.700 giờ năng/ năm. Số giờ nắng trung bình tháng và năm thể
hiện sâu sắc chế độ bức xạ ở đây.
Bảng 1. Lượng mây trung bình tháng và năm (phần mười bầu trời).
Cồn Cỏ
Lượng mây


1
7.

2
7.

3
7.

4
7.

5
7.

6
7.

7
7.

8
7.

9
7.

10
7.


4

7

3

2

1

8

0

9

3

2

11
7.8

12
7.
7

Năm
7.4


- Phần lớn thời gian trong năm có lượng mây khoảng 7/10 -8/10 bầu trời
trở lên, lượng mây mùa đông nhiều hơn mùa hạ. Trong những tháng mùa đơng
lượng mây trung bình đạt 8/10 bầu trời. Lượng mây trung bình năm là 7.4

21


Bảng 2. Phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe
Mức độ đánh giá

Số

tháng



nhiệt độ ≥ 270C

Khơng tốt
Bình thường

Số

tháng Số

giờ Số

ngày Tốc


có độ ẩm

nắng tồn trời

≥ 90%

năm

độ

đầy gió trung

mây

bình m/s

5

4

1.000

100

1

4-5

3


1.200

80

1-1,5

Tốt
2-3
2
1.200
80
1,5
Rất tốt
0
0
1.500
50
2-3
Như vậy, ta thấy nhiệt độ, lượng mưa, lượng mây và số giờ nắng trên
địa bàn đảo Cồn Cỏ thuộc loại tốt đến rất tốt đối với sức khỏe của con người,
điều này nó rất thuận lợi cho huyện đảo Cồn Cỏ triển khai, quy hoạch phát
triển loại hình du lịch sinh thái.
+ Chế độ gió.
- Tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện đảo Cồn Cỏ nói riêng, hàng năm
chịu ảnh hưởng hai mùa gió chính đó là gió mùa mùa đơng và gió mùa mùa
hạ. Tuy nhiên đối với đảo Cồn Cỏ và các vùng ven biển thì vào mùa đơng
hướng gió thịnh hành nhất chủ yếu là Tây – Bắc. Xen kẽ giữa hai đợt gió mùa
Đơng Bắc là những ngày gió Đơng hoặc Đơng Nam. Về mùa hạ, hướng gió
thịnh hành là hướng Tây – Nam. Ngồi ra cịn thấy hướng gió khác thổi xen
kẽ theo hướng Đơng hoặc Đơng Nam. Tốc độ gió đạt trung bình năm 2.4 –

2.6 m/s.
- Như vậy, vận tốc gió hầu hết các tháng trong năm đều ở mức độ trung
bình từ 2- 3 m/s, khơng khí được lưu thơng tốt. Tốc độ gió ở đảo Cồn Cỏ
được đánh giá ở mức tốt đến rất tốt thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
+ Chế độ nhiệt.
- Chế độ nhiệt trong năm biến đổi khá phức tạp, chia làm hai mùa rõ
rệt, mùa hè có nền nhiệt khá cao, mùa đông nền nhiệt thấp, biên độ dao động
nhiệt trong ngày rất lớn.
Bảng 3. Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng và năm ( 0C)

22


Cồn Cỏ
Nhiệt độ

1
20.

2
26.

3
22.

4
24.

5
27.


6
29.

8

8

2

6

7

5

7
29.5

8
29.

9
28.

10
26.

4


2

7

11

12

Năm

24.5 22

25.5

- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25.50C, tối đa trung bình là 29.7 0C
và tối thiểu trung bình là 23.40C.
- Mặc dù, nằm cách xa đất liền chưa đầy 30km thế nhưng chế độ nhiệt
ở đảo Cồn Cỏ hoàn toàn khác so vớ trong đất liền, các tháng trong năm đều có
nhiệt độ trên 20 0C, với lợi thế xung quanh đều là biển nên mùa đông ở nơi
đây không quá lạnh cụ thể không có tháng nào có nhiệt độ dưới 20 0C, thời tiết
ấm. Mùa hè ở đây cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam song khí hậu ở
đây mát mẽ và dễ chị hơn do chịu ảnh hưởng của biển.
Bảng 4. Biên độ, nhiệt độ ngày trung bình tháng và năm (0C)
Tháng
Cồn Cỏ

1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

2.

2.

4.

5.

7.

6.

6.


5.

4.

3.

11

12

Năm

2.4 2.3
4.5
7
8
1
9
0
5
7
7
9
2
- Biên độ nhiệt trung bình tháng và năm của đảo Cồn Cỏ dao động

không quá lớn, tháng lớn nhất khoảng 6.7 0C, tháng thấp nhất là 2.3 0C và biên
độ nhiệt trung bình năm là 4.50C. Như vậy, biên độ nhiệt của Cồn Cỏ nó
khơng q cao cũng khơng qua thấp và đây chính là yếu tố rất thuận lợi góp
phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

+ Độ ẩm khơng khí.
- Huyện đảo Cồn Cỏ có độ ẩm khơng khí tương đối cao, đạt giá trị
trung bình 85%.Tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất đạt trên 70 %. Tháng I
đến tháng IV độ ẩm đạt trên 90 %. Nhìn chung độ ẩm khơng khí ở huyện đảo
Cồn Cỏ thuộc loại rất tốt cho sức khỏe.

23


Bảng 5. Độ ẩm tương đối khơng khí trung bình tháng và năm ( %)

Tháng

1

Cồn Cỏ

2

3

90 93 92
+ Chế độ mưa.

4

5

6


7

8

9

10

11

12

Năm

90

84

79

76

76

82

85

85


86

85

11

12

Năm

207.1

2252

Bảng 6. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm).
Tháng

1

2

3

4

Cồn Cỏ

127.8

80.3


54.0

45.9

5
90.
3

6

7

8

9

10

84.0

90.6

193.8

425.5

509.6 342.2

- Lượng mưa trung bình hàng năm của đảo khá cao khoảng 2.278 mm.

Mùa mưa là từ tháng Tám tới tháng Giêng năm sau, lượng mưa vào mùa này
chiếm tới 74% lượng mưa của cả năm. Trong thời kì này phải hết sức chú ý
đến những trận mưa lớn do được tăng cường với các cơn bão, có thể sinh ra lũ
đột ngột gây cản trở du lịch leo núi tham quan nghiên cứu tự nhiên.
- Mùa khô là thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam. Đây là thời kì
mà các tháng liên tục có lượng mưa dưới 100mm. Tổng lượng mưa từ tháng II
đến tháng VII chỉ chiếm 26% lượng mưa của cả năm.
- Số ngày mưa trung bình trong năm của đảo Cồn Cỏ đạt 143 ngày
mưa. Lượng mưa cực đại ở đảo Cồn Cỏ vào ngày 22 / 9/1979 đã quan trắc
được lượng mưa ngày tới 727,5 mm/ ngày gần bằng 1/3 tổng lượng mưa cả
năm. Các giá trị cực đại này thường xãy ra vào giữa mùa khi bão và hội tụ
nhiệt đới hoạt động mạnh.
Bảng 7. Số ngày mưa trung bình tháng và năm (0C)
Tháng
Cồn Cỏ

1
15.

2
14.

8

5

3
11.2

4

8.2

5
6.4

6
6.6

7
3.8

8
9
7.9 13.
6

10
11
19.2 18.

12
17.7

Năm
143.2

3

- Xét theo chỉ tiêu sinh học đối với con người, lượng mưa ở huyện đảo
Cồn Cỏ được xếp vào loại khá thích nghi.


24


Bảng 8. Bảng chỉ tiêu sinh khí hậu đối với con người

Hạng

Ý nghĩa

Nhiệt

độ

trung

bình

năm (0C)
1
2
3
4
5

Thích nghi
Khá thích nghi
Nóng
Rất nóng
Khơng thích nghi


Nhiệt
trung

độ Biên

bình nhiệt trung

tháng nóng bình
nhất (0C)
24 -27
> 27 – 29
29 – 32
>32 -35
>35

18 – 24
> 24 – 27
27 -29
>29 -32
>32

độ
năm

(0C)
<6
6-<8
8 – 14
14 – 19

>19

Lượng

trung bình năm
(mm)
1250 – 1900
>1900 – 2550
>2550
<1250
<650

( Nguồn: Giáo trình cơ sở sinh khí hậu – Nguyễn Khanh Vân)
So sánh một số chỉ tiêu khí hậu của Cồn Cỏ với chỉ tiêu thích ứng khí
hậu sinh học của con người chúng ta có thể khẳng định rằng khí hậu của
huyện đảo Cồn Cỏ rất thích hợp với hoạt động du lịch đặc biệt là du lịch sinh
thái.
1.2.4. Tiềm năng thủy văn.
Quảng Trị là một tỉnh có nhiều con sông lớn và được nhiều người biết
đến như sông Bến Hải, sông Thạch Hãn…và các con sông này đều đổ ra biển.
Như chúng ta biết Đảo Cồn Cỏ nằm cách xa đất liền hơn 30km, xung quanh
được bao bọc bởi biển và đại dương do đó hệ thống sơng ngịi ở đây hầu như
khơng có. Tuy nhiên ở đảo có một diện tích lớn vùng ngập triều đây là điều
kiện để cho đảo phát triển du lịch tham quan, giã ngoại ngồi ra cịn tao điều
kiện cho ngành ni trồng – đánh bắt thủy hải sản phát triển.
Đảo Cồn Cỏ nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nói chung
và của huyện đảo Cồn Cỏ nói riêng, do đó trong những năm qua được sự quan
tâm của Đảng, của Nhà nước, của Tỉnh…về các chiến lược, sự tập trung vốn
đầu tư, các dự án…góp phần làm thay đổi bộ mặt của huyện. Hệ thống cơ sở
hạ tầng như : điện, cấp nước, các giếng khoan…ngày càng được chú trọng

hơn và ngày càng đáp ứng được nhu cầu cho cư dân trên đảo và đáp ứng được

25

mưa


×