Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Nghiên cứu đặc điểm địa lý tự nhiên và đề xuất xây dựng mô hình kinh tế sinh thái trên dải đất cát ven biển huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 72 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học
MC LC
Trang
PHN M U .......................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài. ...................................................................................1
2. Mục đích của đề tài. ...............................................................................2
3. Nhiệm vụ của đề tài. ...............................................................................2
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. ................................................2
5. Đối tượng nghiên cứu. ............................................................................5
6. Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu. .................................................................5
7. Giới hạn nghiên cứu. ..............................................................................5
8. Những điểm mới và đóng góp của đề tài. ..............................................6
9. Cấu trúc đề tài. ........................................................................................6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ
XUẤT XÂY DỰNG MƠ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI TRÊN DẢI
ĐẤT CÁT VEN BIỂN HUYỆN QUỲNH LƯU .....................................7
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................7
1.1.1. Khái niệm hệ sinh thái, hệ kinh tế xã hội. ........................................7
1.1.2. Tính chất cơ bản của hệ thống kinh tế sinh thái. .............................9
1.1.3. Mơ hình kinh tế sinh thái. .................................................................10
1. 2. Cơ sở thực tiễn. .................................................................................14
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ...................................14
1.2.2. Dân cư và nguồn lao động .............................................................15
1.2.3. Tình hình sử dụng đất. ......................................................................17
1.2.4. Thực trạng phát triển nông – lâm - nghiệp huyện Quỳnh Lưu. ........18
1.2.5. Định hướng phát triển nông – lâm – ngư nghiệp. ............................24
CHƯƠNG II.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
HUYỆN QUỲNH LƯU ............................................................................29
2.1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ ......................................................29


2.2.2. Đất đai ..............................................................................................31
2.2.3. Khí hậu..............................................................................................34
2.2.5. Tài ngun khống sản .....................................................................39
1


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
2.2.6. Ti nguyờn bin ................................................................................40
2.2.7. Tài ngun rừng ...............................................................................40
CHƯƠNG III
ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MƠ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI TRÊN DẢI
ĐẤT CÁT VEN BIỂN HUYỆN QUỲNH LƯU .....................................42
3.1. Đánh giá mức độ thích nghi của cây Neem và cây Nha Đam đối với
dải đất cát ven biển Huyện Quỳnh Lưu .................................................42
3.1.1.
Các
chỉ
tiêu
dùng
để
đánh
giá.
.....................................................................................................................
42
3.1.2. Phương pháp đánh giá. ....................................................................42
3.2. Kết quả đánh giá. ...............................................................................44
3.2.1. Cây Neem. ........................................................................................44
3.2.2. Cây Nha Đam ...................................................................................47
3.2.3. Con Kỳ Nhông. .................................................................................50
3.3. Đề xuất xây dựng mơ hình kinh tế sinh thái trên dải đất cát ven

biển huyện Quỳnh Lưu. ...........................................................................52
3.3.1. Cơ sở lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật ni ......................................52
3.3.2. Mơ hình: Cây Neem + Con Kỳ nhông + Cây Nha Đam. .............53
3.4. Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện mơ hình kinh tế
sinh thái. ....................................................................................................56
3.4.1. Vấn đề kỹ thuật ni trồng và chăm sóc.
.....................................................................................................................
56
3.4.2. Vấn đề nguồn vốn, cơ sở hạ tầng......................................................62
3.4.3. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm. ................................................................62
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................64
1. Kết quả nghiên cứu của đề tài. ...............................................................64
2. Đề nghị. ..................................................................................................64
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo. ..................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................66

2


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
PHN M U
1. Lý do chọn đề tài.
Phát triển bền vững là một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu
dài và đặc biệt quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Khơng nằm
ngồi hệ thống phát triển chung đó, việc xây dựng quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội cũng tuân thủ theo nguyên tắc: Đảm bảo khai thác, sử dụng
các nguồn lực phát triển, nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo
hướng bền vững. Bảo vệ, phục hồi môi trường sinh thái, nhất là môi trường
vùng biển và ven biển huyện Quúnh Lưu.
Để thực hiện nguyên tắc đó, Quỳnh Lưu đã đưa ra nhiều giải pháp

phát triển, trong đó xây dựng mơ hình kinh tế sinh thái nông – lâm kết hợp
được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, dải cát ven biển huyện Quỳnh Lưu là
vùng đất giàu tiềm năng về tự nhiên, kinh tế - xã hội. Tuy đã có sự đầu tư
phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm lực sẵn có. Đồng thời, có những
nơi đang diễn ra hiện tượng chặt phá rừng phịng hộ, cát biển lấn chiếm và
đang có nguy cơ hoang mạc hóa. Trước tình trạng nhu vậy, việc phát triển
và mở rộng các mơ hình cây con nơng nghiệp, lâm nghiệp là giải pháp hợp
lý có ý nghĩa thực tiễn cao, cải tạo môi trường, tao sự đa dạng sinh học và
phát huy hiệu qủa kinh tế trong sử dụng tiềm lực phát triển.
Áp dụng các mơ hình kinh tế sinh thái vào sản xuất sẽ mở ra cho
những người dân ven biển huyện Quỳnh Lưu một hướng đi mới, tạo việc
làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và làm giàu cho
nhiều hộ gia đình. Vậy, các mơ hình kinh tế sinh thái hiện nay trên dải đất
cát Quỳnh Lưu có thích hợp hay khơng? Hiệu quả kinh tế mang lại đã thực
sự cao hay chưa? Cịn có mơ hình nào có thể mang lại hiêu quả cao nhất?
Đó là niềm trăn trở của tơi, vì thế tơi quyết định chọn đề tài: Nghiên
cứu đặc điểm địa lý tự nhiên và đề xuất xây dựng mơ hình kinh tế sinh thái
trên dải đất cát ven biển huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An để giải quyết cho
những trăn trở của mình.Với việc nghiên cứu đề tài này cũng là cơ hội để
3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
bc u tụi lm quen với lĩnh vực nghiên cứu khoa học; giúp cho tôi và
nhiều người hiểu biết hơn về địa phương mình, khơi dậy ý thức xây dựng
quê hương, cống hiến sức mình trong sự nghiệp đưa huyện Quỳnh Lưu
ngày càng vươn xa hơn nữa trên cả nước, trong khu vực và thế giới.
2. Mục đích của đề tài.
Mục đích của đề tài là đề xuất xây dựng mơ hình kinh tế trang trại
trên dải đất cát ven biển dựa trên việc nghiên cứu đặc điểm địa lý tự nhiên

của huyện Quỳnh Lưu. Từ đó, tạo cơ sở để phát triển và mở rộng các mơ
hình kinh tế sinh thái phục vụ kế hoạch phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng
cao chất lượng cuộc sống người dân của chính phủ.
3. Nhiệm vụ của đề tài.
Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh
Lưu, cũng như thực trạng và định hướng phát triển nông - lâm - ngư của
Huyện.
Đánh giá mức độ thích nghi của một số cây trồng, vật nuôi đối với
đặc điểm tự nhiên của địa bàn nghiên cứu.
Xây dựng và đề xuất mơ hình sản xuất nông – lâm kết hợp phù hợp
với dải cát ven biển huyện Quỳnh Lưu.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Quan điểm nghiên cứu.
4.1.1. Quan điểm lãnh thổ.
Mọi nghiên cứu địa lý đều phải gắn liền với từng lãnh thổ cụ thể.
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu các hiện tượng sự kiện xảy ra trên lãnh
thổ để tìm ra sự khác biệt. Từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng phát triển
phù hợp với lãnh thổ nghiên cứu.
4.1.2. Quan điểm hệ thống.
Dải cát ven biển huyện Quỳnh Lưu là một hệ thống. Trong đó cấu
trúc đứng là các hợp phần tự nhiên: Địa hình, đất đai, khí hậu, sơng ngịi,

4


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
sinh vt v cỏc hp phần kinh tế - xã hội: Dân cư – lao động, cơ sở vật chất
kỹ thuật, cơ sở hạ tầng.
Các hợp phần tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại
lẫn nhau. Chính vì vậy, khi nghiên cứu dải đất cát ven biển Quỳnh Lưu phải

tính tốn, xem xét trong mối quan hệ đó; khi đề xuất các mơ hình kinh tế
sinh thái phải xem xét một cách toàn diện kể cả tác động của các điều kiện
kinh tế - xã hội.
4.1.3. Quan điểm thực tiễn.
Thực tiễn là thước đo sự đúng sai của mọi giả thiết khoa học; là tiêu
chuẩn, cơ sở khi tiến hành nghiên cứu một vấn đề khoa học và kết quả
nghiên cứu lại được ứng dụng vào thực tiễn. Trong thực tế, điều kiện tự
nhiên đã tác động đến sự hình thành cơ cấu cây trồng, vật ni trong các
mơ hình kinh tế sinh thái. Và những kiến nghị, đề xuất cũng đều dựa trên
cơ sở thực tiễn.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là việc khai thác, sử dụng điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của hiện tại nhưng
không làm tổn hại đến sự phát triển của tương lai.
Quán triệt quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự
bền vững trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và mơi trường. Vì thế việc khai
thác tiềm năng của mỗi vùng phải vừa đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, vừa
bảo vệ, tái tạo được tự nhiên, lại giữ cân bằng sinh thái.
Quan điểm phát triển bền vững đặt ra yêu cầu trong quá trình sản
xuất con người phải tơn trọng và có nhiệm vụ bảo vệ tự nhiên, mơi trường.
Trên quan điểm đó, đề tài mong muốn đề xuất được những mơ hình sản
xuất có hiệu quả kinh tế cao nhất, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc phát
triển bền vững.

5


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
4.1.5. Quan im lch s - viễn cảnh.
Mọi sự vật, hiện tượng địa lý đều có quá khứ, hiện tại và tương lai.

Quan điểm này địi hỏi phải nhìn nhận q khứ để lý giải ở mức độ nhất
định cho hiện tại và dự báo tương lai phát triển của sự vật, hiện tượng. Vì
thế, việc xây dựng và phát triển các mơ hình sinh thái phải đặt trong quá
trình phát triển của tự nhiên, kinh tế - xã hội của lãnh thổ nghiên cứu; phải
đi theo chiều hướng tích cực, hịa nhập vào sự phát triển chung của cả thế
giới.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu.
Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa
học. Tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn, nhưng cần có sự lựa chọn các
tài liệu phù hợp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Tài liệu được sử dụng:
sách, báo, tạp chí có liên quan, thơng tin từ internet. Ngồi ra tài liệu còn
được thu thập từ các phòng ban huyện Quỳnh Lưu: Phịng tài ngun,
phịng kế hoạch, phịng nơng nghiệp, phòng thống kê…
4.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin.
Sau khi thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho mục đích của đề tài, Tơi
tiến hành xử lý thông tin bằng các phương pháp thống kê, phân tích, so
sánh rồi tổng hợp để rút ra thơng tin cần thiết nhất. Thông tin khi đã qua xử
lý sẽ phản ánh được nội dung của vấn đề, xác định những tiềm năng và đặc
điểm của địa phương. Từ đó, đề ra các giải pháp, kiến nghị hợp lý và có
tính thiết thực cho vấn đề nghiên cứu.
4.2.3. Phương pháp bản đồ.
Là phương pháp đặc trưng và có ý nghĩa to lớn cho nghiên cứu địa
lý, mọi nghiên cứu địa lý đều mở đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ.
Bản đồ sẽ góp phần giải quyết được những nội dung nghiên cứu như xác
định được nội dung nghiên cứu, đánh giá tiềm lực về tự nhiên, kinh tế - xã
hội, mỗi quan hệ giữa các đối tượng địa lý…Bản đồ phục vụ cho nghiên
6



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
cu ban u: Bn hành chính huyện Quỳnh Lưu, bản đồ thủy văn huyện
Quỳnh Lưu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 huyện Quỳnh Lưu.
4.2.4. Phương pháp thực địa.
Thực địa là phương pháp nghiên cứu cơ bản, có ý nghĩa thiết thực
trong khoa học địa lý. Vì mọi vấn đề nghiên cứu đều được xem xét trên
thực tế. Kết quả nghiên cứu thực tế là tư liệu quan trọng, sát thực của đề tài.
4.2.5. Phương pháp phân tích, so sánh định tính.
Phương pháp này được sử dụng: Phân tích đặc điểm địa lý tự nhiên
của dải đất cát ven biển huyện Quỳnh Lưu, đặc điểm sinh lý sinh thái của
một số cây trồng vật ni, sau đó đem so sánh đối chiếu với nhau. Sự đối
chiếu mang tính chất định tính và là cơ sở khoa học đề xuất những cây
trồng vật nuôi phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
5. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu mức độ thích nghi của cây trồng, vật nuôi với điều kiện
tự nhiên của dải cát ven biển huyện Quỳnh Lưu.
Chủ thể nghiên cứu: Các lồi cây trồng, vật ni thích hợp với điều
kiện tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu.
6. Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu dải cát ven biển huyện Quỳnh Lưu bao
gồm các đơn vị hành chính: Quỳnh Lập, Quỳnh Phương, Quỳnh Lộc,
Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa,
Tiến Thủy, Quỳnh Thuận, Quỳnh Long, Quỳnh Thọ, Sơn Hải.
7. Giới hạn nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Quỳnh Lưu.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái của số cây trồng vật nuôi :
Cây Neem, con Kỳ Nhông, cây Nha Đam.

7



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
8. Nhng im mi v đóng góp của đề tài.
Hệ thống hóa đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh
Lưu.
Xây dựng được chỉ tiêu đánh giá mức độ thích nghi của cây Neem,
Kỳ Nhông, Nha Đam với các yếu tố: nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa
trung bình năm, độ dài mùa khô, độ PH của tự nhiên dải đất cát ven biển
Quỳnh Lưu.
Đánh giá được mức độ thích nghi của cây Neem, cây Nha Đam, con
Kỳ Nhông với đặc điểm tự nhiên của dải đất cát ven biển Quỳnh Lưu.
Đã xây dựng được mơ hình kinh tế sinh thái: cây Neem + Kỳ Nhông
Nha Đam phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu.
9. Cấu trúc đề tài.
Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, phần kết luận, đề tài gồm có 2 biểu
đồ, 2 bản đồ, 5 bảng số liệu, 1 mơ hình, 7 ảnh tư liệu, tổng cộng 70 trang
đánh máy. Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề xuất
xây dựng mơ hình kinh tế sinh thái trên dải đất cát ven biển huyện Quỳnh
Lưu.
Chương 2: Đặc điểm địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện
Quỳnh Lưu.
Chương 3: Đề xuất xây dựng mơ hình kinh tế sinh thái trên dải đất
cát ven biển huyện Quỳnh Lưu.

8


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

CHNG 1:
C S Lí LUN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ
XUẤT XÂY DỰNG MƠ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI TRÊN DẢI
ĐẤT CÁT VEN BIỂN HUYỆN QUỲNH LƯU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm hệ sinh thái, hệ kinh tế xã hội.
1.1.1.1. Hệ sinh thái.
Hệ sinh thái là một hệ thống chức năng nằm trong mối tác động
tương hỗ giữa sinh vật và môi trường. Hệ sinh thái là đơn vị cơ sở của tự
nhiên, được mô tả là một thực thể được xác định trong không gian và thời
gian. Trong hệ sinh thái các thành phần sống (sinh vật) và khơng sống
(nhóm nhân tố vô sinh) liên hệ với nhau, trao đổi nguyên liệu, thơng qua
chu trình vật chất – năng lượng. Trong thành phần của hệ sinh thái thì khí
quyển, đất và nước là những nguyên liệu sơ cấp, còn động vật, thực vật, vi
sinh vật là tác nhân vận chuyển và trao đổi năng lượng giữa sinh vật tự
dưỡng và sinh vật dị dưỡng, đó là động thái dinh dưỡng trong sinh thái học
(A. Tansley, 1935).
1.1.1.2. Hệ kinh tế và hệ xã hội.
Hệ kinh tế bao gồm các khâu cung ứng nguyên liệu, sản xuất, lưu
thông, phân phối và tiêu dùng.
Hệ thống xã hội bao gồm: Dân số, kỹ thuật, nhận thức, tín ngưỡng,
đạo đức, cơ cấu xã hội và các thể chế.
1.1.1.3. Tương tác giữa hệ kinh tế, xã hội và hệ sinh thái, hệ thống
kinh tế sinh thái.
Mối quan hệ tương tác giữa hệ kinh tế xã hội và hệ sinh thái diễn ra
dưới dạng trao đổi các dòng năng lượng, vật chất và thơng tin. Các dịng
này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của từng hệ thống. Ví dụ: Hệ
thống xã hội địi hỏi phải có năng lượng bền vững lấy từ hệ sinh thái dưới
9



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
dng lng thc, thc phm cho con người, chất đốt cho hoạt động sản
xuất và sinh sống. Cường độ của những dòng này ảnh hưởng đến mật độ
dân số và sự phân bố dân cư. Ngược lại hệ thống kinh tế xã hội cung cấp
vật chất cho hệ sinh thái dưới dạng các chất thải và các chất ô nhiễm. Các
chất này lại ảnh hưởng đến nguồn năng lượng và vật chất của hệ thống xã
hội. Vì vậy quan hệ giữa hệ thống kinh tế xã hội và hệ sinh thái là mối quan
hệ hai chiều, trong đó mỗi một thay đổi của hệ thống này liên tục ảnh
hưởng đến cấu trúc và chức năng của hệ thống kia.
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người với những thành tựu
khoa học kỹ thuật đã đạt được, con người đã sử dụng triệt để tài nguyên
thiên nhiên, môi trường vật lý và các sinh vật trong cấu trúc kinh tế của
mình, làm biến đổi hoàn toàn bộ mặt tự nhiên. Con người – một nhân tố
chủ thể của môi trường – đã tác động sâu sắc vào tự nhiên, chuyển các hệ
sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái có quan hệ đến các quần cư loài người.
Như vậy, hoạt động tương hỗ giữa hai hệ kinh tế – xã hội và hệ sinh thái
mơi trường đã hình thành một thể thống nhất mới, thực thể này có thể gọi
là hệ thống kinh tế sinh thái. Tính tất yếu của hệ kinh tế sinh thái nằm
trong yêu cầu giải quyết tính cân đối và hợp lý giữa hoạt động giữa hai hệ
thành phần: Hệ kinh tế - xã hội và hệ sinh thái môi trường. Hệ thống kinh
tế sinh thái là tổng hòa các mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường vật lý,
kỹ thuật và các yếu tố quản lý do con người điều khiển sao cho thực thể
này hoạt động theo các quy luật sinh học và kinh tế nhằm đạt hiệu quả tổng
hợp: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển bền
vững, bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái trong phát triển kinh tế
xã hội.
Từ những khái niệm tiền đề cơ bản trên, hệ thống kinh tế sinh thái có
thể được định nghĩa như sau: Hệ thống kinh tế sinh thái là một hệ thống
chức năng khách quan của những quan hệ giữa các yếu tố môi trường vật

lý, sinh vật và kỹ thuật theo phương thức sản xuất do một xã hội tiến hành
10


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
tha món cỏc nhu cầu của mình. Từ cách hiểu cơ bản trên đây về hệ
thống kinh tế sinh thái, mơ hình kinh tế sinh thái trên dải đất cát ven biển
huyện Quỳnh Lưu dưới đây là mơ hình hệ thống kinh tế sinh thái nông
thôn, thực hiện các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp mà đặc trưng cơ
bản của nó là nhận năng lượng của mặt trời và dựa vào nguồn nước thiên
nhiên để tạo ra sản phẩm nông nghiệp từ một vùng đất bạc màu, thối hóa,
khơ hạn.
1.1.2. Tính chất cơ bản của hệ thống kinh tế sinh thái.
1.1.2.1. Năng suất.
Được xác định như sản phẩm giá trị đầu ra trên đơn vị tài nguyên
đầu vào. Số đo năng suất thường là sản phẩm thu được trên 1 ha trong 1
đơn vị thời gian. Ba tài nguyên cơ bản đầu vào là đất, lao động và kinh phí.
Năng lượng tổng hợp ở đất chính là năng lượng mặt trời, lao động là năng
lượng của con người, kinh phí là năng lượng của chất đốt. Tuy nhiên một
số đầu tư kỹ thuật khác như phân hóa học, thuốc trừ sâu… có thể sử dụng
như một đầu vào với kinh phi đầu tư.
1.1.2.2. Tính ổn định.
Được xác định bằng năng suất khơng thay đổi khi có những thay đổi
nhỏ của ngoại cảnh bao gồm cả các điều khiển vật lý, sinh học, kinh tế xã
hội nằm ngồi hệ thống.
1.1.2.3. Tính chống chịu.
Được xác định bằng khả năng duy trì năng suất của hệ thống khi phải
chịu một lực tác động nhiễu loạn lớn của ngoại cảnh. Sự nhiễu loạn thực tế
hay tiềm tàng gây ra một lực ép liên tục và có thể chồng chất như nhiễm
độc, xói mịn, bồi lấp, thị trường thay đổi. Sự nhiễu loạn có thể gây ra

những “tai biến” khơng đốn trước được và có khả năng xảy ra tức thì như
hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh… Mặc dù có lực ép nhưng năng suất thực tế
khơng bị ảnh hưởng hoặc có suy giảm, song sau đó lại phục hồi hiện tượng
ban đầu.
11


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
1.1.2.4. Tớnh cụng bng.
c th hiện bằng sự phân phối sản phẩm của hệ thống hợp lý cho
những người được hưởng quyền lợi. Làm nhiều, đầu tư nhiều (vật chất, kỹ
thuật…) sẽ có thu hoạch lớn hơn. Tính cơng bằng đóng vai trị quan trọng
trong việc động viên và thúc đẩy sản xuất.
1.1.2.5. Tính tự trị.
Là khả năng độc lập của hệ thống đối với các hệ thống khác nằm
ngồi sự kiểm sốt của chúng.
1.1.2.6. Tính đa dạng.
Được thể hiện bằng số thành phần trong hệ thống. Tính đa dạng là
một đối tượng rất quan trọng cho phép chủ nông hộ tránh được những hiểm
họa và duy trì năng suất tối thiểu khi một số hoạt động thành phần bị thất
bại.
1.1.2.7. Tính thích nghi.
Được thể hiện qua khả năng phản ứng của hệ thống lên những thay
đổi của điều kiện mơi trường. Nó có quan hệ rất mật thiết đến tính chống
chịu và ổn định của hệ thống.
Các tính chất trên là những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hoạt động
của hệ thống nghiên cứu, đồng thời là một cơng cụ để phân tích hệ thống.
Nó thực chất khơng phải là đại diện cho mục tiêu mong muốn. Hiệu quả,
năng suất cao không phải lúc nào cũng tốt hơn năng suất thấp, tính tự trị
cao khơng nhất thiết tốt hơn tính tự trị thấp. Các mục tiêu đối với hoạt động

của hệ thống được đặt ra bởi con người bằng những giá trị văn hóa và nhận
thức của từng cá nhân, của giai cấp và những quan tâm của cả dân tộc.
1.1.3. Mơ hình kinh tế sinh thái.
Mơ hình kinh tế sinh thái là một hệ kinh tế sinh thái cụ thể được thiết
kế và xây dựng trên một vùng sinh thái nhất định. Trong phạm vi nghiên
cứu này đó là vùng sinh thái dải đất cát ven biển huyện Quỳnh Lưu.
1.1.3.1. Nội dung của mơ hình kinh tế sinh thái:
12


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Trờn quan im nghiờn cu tổng hợp (nhất thể hóa sinh thái học và
địa lý học tức là nghiên cứu các mơ hình sinh thái theo quan điểm hệ sinh
địa trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc chức năng của cảnh quan) có thể cho
phép thiết lập các mơ hình kinh tế sinh thái ổn định, bền vững lâu dài và
cho hiệu quả cao.
- Phương thức sản xuất chính phải là phương thức nơng lâm kết hợp.
Đây là phương thức sản xuất hợp lý nhất, nó chẳng những nhanh chóng phủ
lại màu xanh, bảo vệ, phục hồi sự màu mỡ của đất, mà cịn có tác dụng tạo
ra nhiều quần thể và tầng cây đa dạng, huy động có hiệu quả tiềm năng sinh
thái cho thu nhập kinh tế cao và ổn định lâu dài.
- Thiết lập hệ canh tác hợp lý bao gồm xác lập cơ cấu cây trồng và hệ
kỹ thuật canh tác phù hợp. Hệ cây trồng nói lên giá trị cây trồng trong hệ
thống nên phải thiết lập cơ cấu cây trồng đa dạng và có cấu trúc tầng. Cơ
cấu cây trồng phải thể hiện tính đa dạng, xen kẽ quần thể cây kinh doanh
chính, cây hỗ trợ, cây điều tiết, tránh độc canh trên một diện tích lớn.
Những hệ canh tác được xây dựng trên các hệ tự nhiên lãnh thổ gò đồi, cồn
cát cho thấy rõ vai trò của cây thể hiện hai chức năng: Chức năng tổng hợp
hóa các chất để tạo năng suất sinh học và chức năng cân bằng sinh thái, có
quan hệ chặt chẽ với nhau (sức đào xới của hệ rễ trong đất, khả năng cung

cấp lại chất hữu cơ cho đất, bảo vệ mặt đất khỏi mất cân bằng, hạn chế sự
bốc thoát hơi nước và tác động tiêu cực của trường nhiệt ẩm đến từng loại
cây). Mặt khác tính đa dạng của hệ cây trồng cịn có tác dụng hỗ trợ các
chủ nơng hộ kịp thời ứng phó với giá cả thị trường biến động theo từng loại
sản phẩm. Còn cấu trúc tầng là xác lập kiến trúc đa tầng trong hệ canh tác
(mô phỏng cấu trúc của rừng mưa nhiệt đới hỗn lồi ở trạng thái cực đỉnh).
Do đó, cần thiết kế tầng cây cao (đóng vai trị quyết định trong huy động
tiềm năng sinh thái tạo bồn thu nước mặt và bảo vệ, che chắn cây trồng
thấp), cây tầng cao vừa (chức năng bảo vệ, phòng hộ và tạo sinh khối), cây
tầng thấp (chủ yếu là cây trồng nông nghiệp). Phải tuyển chọn hệ cây trồng
13


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
a qun th vi cu trúc nhiều tầng để sử dụng tối đa mức độ phân hóa cấu
trúc tầng của trường nhiệt ẩm, mức độ quang hợp và điều tiết nền dinh
dưỡng đất cho nhau.
Muốn xây dựng hệ kỹ thuật canh tác trên quan điểm cấu trúc cần áp
dụng một hệ thống các biện pháp kỹ thuật canh tác cơ bản từ đầu gồm thiết
kế lơ, khoảnh với đai rừng chính , phụ, phù hợp với đặc điểm sinh thái địa
hình, cày xới đất và chuẩn bị trồng đúng quy trình theo đặc thù từng lãnh
thổ khỏi mất mát chất dinh dưỡng và phá vỡ cấu trúc sinh thái bề mặt trong
giai đoạn cây kinh doanh chưa khép tán.
Muốn xây dựng các mơ hình kinh tế sinh thái có sức sống cao, được
thực tế chấp nhận cần xem xét kỹ cơ sở kinh tế - xã hội. Mặt khác phải đối
phó với cơ chế thị trường nên trong thiết kế luận chứng phải xây dựng các
hệ canh tác quy mô vừa và nhỏ với hướng điều hành sản xuất là kết hợp lấy
ngắn nuôi dài, cây chính với cây phụ, cây rừng bảo vệ với kinh doanh, bảo
vệ môi trường sinh thái với hiệu quả kinh tế. Vừa phải biết nắm khả năng
độc quyền sản phẩm và vừa phải đề phòng biến động giá cả thị trường theo

nhu cầu tiêu thụ.
Mơ hình kinh tế sinh thái trên dải đất cát ven biển huyện Quỳnh Lưu
dựa trên quan niệm nông hộ là đơn vị kinh tế cơ bản trong phát triển sản
xuất, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, trồng cây
công nghiệp kết hợp với nuôi trồng cây con nông nghiệp theo mơ hình
vườn gia đình, lấy kết quả đó làm điểm xuất phát để mở rộng và phát triển
ra toàn vùng.
1.1.3.2. Ngun lý của việc xây dựng các mơ hình kinh tế sinh thái.
- Kiểm kê, đánh giá hiện trạng môi trường, kinh tế tài nguyên và
tiềm năng sinh học, bao gồm việc điều tra tự nhiên, điều tra kinh tế – xã
hội, hạ tầng cơ sở kỹ thuật, và tổ chức sản xuất xã hội, đặc biệt là điều tra
dân số, lao động ngành nghề, tập quán canh tác và sinh hoạt… Đánh giá

14


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
kinh t ti nguyờn khụng chỉ tiến hành ở tầng dưới, mà cả ở tầng trên sản
xuất và phân phối sản phẩm cuối cùng.
- Từ chiến lược sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường với các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đặc điểm tài
nguyên sinh thái của vùng mà xây dựng hệ thống cấu trúc kinh tế sinh thái.
- Hoạt động của hệ thống theo chu trình năng lượng – sản xuất – tiêu
thụ là chu trình liên ngành và trên cơ sở kỹ thuật sinh thái.
- Điều khiển hệ thống kinh tế sinh thái, tức là điều khiển các chu
trình năng lượng – sản xuất – tiêu thụ, các quy luật kinh tế và quy luật sinh
học, do đó phải hồn thiện các cơ chế kinh tế và cơ chế sinh học.
Theo quy luật kinh tế thì tài nguyên được xem như là nguồn năng
lượng và nguyên liệu tích lũy của hệ thống kinh tế sinh thái, do đó cần
kiểm kê, dự báo tài ngun trong q trình sản xuất hàng hóa và thị trường

sao cho có lợi nhuận và phát triển sản xuất hàng hóa.
Theo quy luật sinh học mà điều khiển chu trình thay đổi năng lượng
vật chất trong hệ thống sinh học thành phần, bao gồm thực vật, động vật và
con người sao cho lượng dinh dưỡng và các dạng sinh vật là hợp lý nhất,
nhằm phát huy năng suất sinh học, kinh tế ở mỗi dạng sinh vật đó.
1.1.3.3. Mơ hình nơng – lâm kết hợp:
Việc nghiên cứu và phát triển mơ hình nơng - lâm kết hợp trên thế
giới đã có từ lâu, nhưng mơ hình này mới được du nhập vào Việt Nam vào
những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Hiện nay, có nhiều quan
điểm, định nghĩa khác nhau về mơ hình nơng – lâm kết hợp. Thuật ngữ này
được sử dụng bao hàm một khái niệm ngày càng mở rộng, về đại thể, có
thể hiểu nơng lâm kết hợp là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống sử dụng
đất, ở đó có các cây, con nơng nghiệp được bố trí kết hợp với các cây lâm
nghiệp (cây gỗ) theo không gian hoặc luân canh theo thời gian và có sự
tương tác giữa các thành phần của hệ cả mặt sinh thái và kinh tế.
Mơ hình nơng - lâm kết hợp có thể phân loại dựa theo các tiêu chuẩn
15


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
v c s cu trỳc, về cơ sở chức năng, về có sở kinh tế - xã hội, về cơ sở
sinh thái… các cách phân loại này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối và chúng
có quan hệ mật thiết với nhau.
Vùng đồi núi:
- Trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày với cây rừng trong giai đoạn
rừng trồng chưa khép tán.
- Trồng xen cây lương thực – thực phẩm, dược liệu dưới tán rừng.
- Trồng xen cây nông nghiệp cả hai giai đoạn của rừng trồng:
Khi rừng chưa khép tán: Trồng xen lúa nương, sắn, lạc…
Khi rừng trồng đã khép tán: Trồng xen Sa nhân dưới tán rừng.

- Trồng và kinh doanh các cây công nghiệp lâu năm với cây rừng.
- Trồng và kinh doanh rừng lương thực – thực phẩm.
- Vườn quả, vườn rừng và rừng vườn.
- Chăn ni trâu bị, chăn thả ln phiên dưới tán rừng trồng.
Vùng ven biển:
- Trên đất cát biển: Các dải rừng phi lao + lúa, lạc, vừng, sắn…
- Trên đất ngập mặn ven biển: Lâm – ngư kết hợp (rừng ngập mặn +
nuôi thủy sản).
- Trên đất phèn: Lên líp để trồng cây rừng gỗ lớn, cây hoa màu trên mặt
líp.
1. 2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Quỳnh Lưu vừa là một huyện ven biển, vừa là huyện bán sơn địa
miền núi có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối đa dạng: đất, rừng,
biển, khoáng sản, thuỷ sản, du lịch tự nhiên và nhân văn… (chúng tơi sẽ
nói kỹ ở chương II) tạo cho huyện những lợi thế so sánh rõ rệt so với các
địa phương trong tỉnh trong phát triển kinh tế. Đặc biệt là phát triển các
ngành sản xuất và chế biến nông - thuỷ - hải sản, du lịch, sản xuất vật liệu
xây dựng, vận tải biển, làng nghề tiểu thủ công nghiệp.
16


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Tuy nhiờn t nhiờn vn cịn nhiều khó khăn: địa hình chia cắt, một
dải đất cồn cát và đất cát pha ven biển, đất ngập mặn chiếm diện tích lớn
khó cải tạo, các hiện tượng thời tiết đặc biệt đó là gió tây khơ nóng, hạn
hán, bão, lũ lụt, … Những đợt gió Lào kèm theo nắng nóng thổi trong mùa
hạ tiếp theo là những trận bão gây lũ lụt ngập úng, rồi những đợt rét kéo dài
gây tác hại lớn đến cây trồng vật ni. Đây là những vấn đề bức xúc địi
hỏi các nhà quản lý, các nhà khoa học cũng như nhân dân địa phương phải

tìm cách khắc phục và né tránh.
1.2.2. Dân cư và nguồn lao động
Dân cư:
Theo sự phân chia hành chính thì Quỳnh Lưu có 43 xã, thi trấn với
79153 hộ gia đình, trong đó thành thị là 3766 hộ chiếm 4,7%, nông thôn
75387 hộ chiếm 95,3%. Ở Quỳnh Lưu người kinh chiếm số đông, người
Thái chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số dân.
Dân số trung bình của huyện năm 2008 là 375,05 nghìn người,
chiếm 1,2% dân số cả tỉnh, tăng 0,9% so với năm 2007 - 371,7 nghìn
người. Giai đoạn 2000 - 2005 tăng bình quân 1,22%/năm và đang có xu
hướng giảm dần trong vài năm gần đây, 0,88%/năm giai đoạn 2006 - 2008.
Mức tăng này thấp hơn so với mức tăng bình quân của tỉnh 1,15%/năm,
vùng Bắc Trung Bộ 1,09% /năm và cả nước 1,29% /năm. Có sự giảm đó là
do Quỳnh Lưu thực hiện tốt cơng tác dân số và một bộ phận thanh niên đi
xuất khẩu lao động và đi làm việc ở nơi khác. Dự đốn dân số tới năm 2010
là 381,8 4 nghìn người, tăng 1,79% so với năm 2008.
Tỉ lệ dân số nam và nữ của huyện không biến động nhiều trong
những năm qua, dân số nữ thường cao hơn dân số nam, tuy nhiên mức độ
chênh lệch không lớn.
Năm 2008 dân số nữ : 193,1 nghìn người chiếm 51,5% so với dân số
tồn huyện. Dân số nam là 185,79 nghìn người chiếm 48,5%

17


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Dõn s thnh th tng lên đáng kể. Năm 2000 là 5,7 nghìn người,
tăng lên 14,8 nghìn người năm 2005. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001
- 2005 là 21,13%/năm. Trong ba năm gần đây có giảm đạt 7,31%/năm thấp
hơn so với mức tăng bình quân cả tỉnh là 11,2%/năm.

Nhìn chung tỉ lệ thị dân vẫn còn rất thấp chỉ chiếm 4,89%, trong khi
tỉ lệ số dân nông thôn là 95,1 % so với tổng số dân của huyện năm 2008.
Tương ứng tỉ lệ toàn tỉnh là 12,1% và 87,9%.
Dân cư huyện Quỳnh Lưu phân bố không đồng đều, vùng miền núi
dân cư thưa thớt, tập trung khoảng 20% số dân của huyện. Trong khi vùng
thành thị và nơng thơn thì mật độ dân số lại rất cao.
Năm 2008, mật độ dân số của huyện là 618 người /km 2, cao hơn
nhiều so với mật độ bình qn của tồn tỉnh là 204 người /km 2 và vùng Bắc
Trung Bộ là 215 người /km2.
Sự phân bố như vậy là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc khai thác
kém hiệu quả các nguồn lực của tiểu vùng và từ đó ảnh hưởng đến q
trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế của huyện và cơ cấu ngành nông nghiệp.
Chất lượng cuộc sống nhân dân ngày càng được chú trọng và nâng
cao.Thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm:
Năm 2000 là 1,86 triệu đồng /người
Năm 2008 tăng lên 4,19 triệu đồng /người
Trình độ và tình hình sức khỏe của người dân có sự chuyển biến rõ
rệt, trí lực đã đạt mức bình qn của tỉnh.
Nguồn lao động:
Huyện Quỳnh Lưu có nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống hiếu
học, cần cù lao động, có kinh nghiệm trong sản xuất, năng động tiếp cận
nhanh với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và cơ chế thị trường. Đây là một
yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.

18


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Tớnh n thỏng 7 nm 2007, dân số trong độ tuổi lao động của huyện

là 205,65 nghìn người, chiếm 55,77% dân số tồn huyện. Trong đó lực
lượng lao động có 199,57 nghìn người chiếm 47,73% dân số
Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của huyện năm
2008 là 182,42 nghìn người, chiếm 88% lượng lao động toàn huyện.
Sự phân bố lao động ở các khu vực kinh tế chưa hợp lý và có tốc độ
chuyển dịch chậm qua các năm. Tỉ lệ lao động ở khu vực I tuy có giảm
song cịn rất cao tới 80% (2008), cao hơn so với mức bình qn tồn tỉnh
65,98%, Bắc Trung Bộ 67,0% cả nước 50,04%. Trong khi đó số lao động
làm việc trong khu vực II, khu vực III còn quá thấp tương ứng tỉ lệ là
11,54% và 8,46%.
Lực lượng lao động được đào tạo trong toàn huyện chiếm 30% trong
tổng lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Trong
đó lao động đạt 20%, chủ yếu tập trung vào các nghành nghề thuộc khu vực
dịch vụ và công nghiệp. Cịn số lượng lao động có kĩ năng: chế biến nơng
sản, chăn ni, trồng trọt lại q ít.
Tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn Quỳnh Lưu chưa cao và
không tăng lên trong những năm gần đây. Năm 2007 đạt 78%, tương đương
mức trung bình của tồn vùng Bắc Trung Bộ là 77,9% thấp hơn cả nước là
81,79% .
Với đặc điểm của huyện như trên thì có thể khẳng định rằng: trình độ
của lao động cịn chưa cao, tỉ lệ thất nghiệp cịn lớn. Do đó vấn đề đặt ra là
cần đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực. Có như vậy thì
mới tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển lực lượng sản xuất đẩy nhanh
nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, cũng như tăng trưởng ngành nơng
nghiệp.
1.2.3. Tình hình sử dụng đất.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 59811 ha
Trong đó:
19



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
+ t nụng nghip: 43216,7 ha
- Đất sản xuất nông nghiệp: 19902,6 ha chiếm 33,2%
diên tích đât tự nhiên.
- Đất lâm nghiệp: 22156,8 ha chiếm 37,1%
- Đất thủy sản: 1157,3 ha chiếm 1,9%
+ Đât phi nông nghiệp: 10245,49 ha
- Đất ở : 1664,9 ha chiếm 2,9%
- Đất chuyên dùng: 5651,3% chiếm 9,4%
- Đất phi nông nghiệp khác: 2929,29 ha chiếm 4,9%
+ Đất chưa sử dụng: 6348,95 ha chiếm 10,62%
Biểu đồ 1.1.
Biểu đồ cơ cấu sử dụng quĩ đất của huyện Quỳnh Lưu năm 2006

Với một huyện mà diện tích đất chưa sử dụng như vậy là vẫn còn
nhiều, đặc biệt là dải đất cát ven biển. Khai thác và sử dụng hợp lý quỷ đất,
bố trí cơ cấu cây trồng vật ni vào hệ sinh thái đất cát ven biển này là vấn
đề cần phải quan tâm của chính quyền.
1.2.4. Thực trạng phát triển nơng – lâm - nghiệp huyện Quỳnh
Lưu.
1.2.4.1. Nông nghiệp.
Trong thời kỳ 10 năm (1996 - 2005), tốc độ tăng trưởng giá trị sản
xuất (GTSX ) của ngành đạt 3,14%/ năm. Tỷ trọng GTSX của nhóm ngành
20


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
ny chim khong 11,5 12% tổng GTSX ngành nông – lâm – thủy sản
của Tỉnh. Trong nội bộ ngành, tỷ trọng phân ngành nông nghiệp trong tổng

GTSX của ngành nông – lâm – thủy sản đang có xu hướng giảm, từ 78,2%
năm 2000 xuống còn 73,04% năm 2008. Ngược lại tỷ trọng ngành thủy sản
lại tăng từ 17,1% lên 24,55%. Tỷ trọng ngành lâm nghiệp giảm nhẹ từ
4,7% xuống 2,41%.
Cơ cấu nội ngành nông nghiệp Huyên (đơn vị %)
Năm 2000:
Nông nghiệp: 78,2 (trồng trọt: 45,8; chăn nuôi: 31,4; dịch vụ: 1,0)
Lâm nghiệp: 4,7; Thủy sản: 17,1
Năm 2008:
Nông nghiệp: 73,04 (trồng trọt:40,2; chăn nuôi: 31,9; dịch vụ: 0,94)
Lâm nghiệp: 2,41; Thủy sản: 24,55
Trồng trọt
Kể từ năm 2000 trở lại đây, hoạt động sản xuất liên tục phát triển với
tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,67%/năm. Năm 2008, giá trị sản xuất của
ngành trồng trọt là 742,66 tỷ đồng, chiếm 55,1% trong tổng giá trị sản xuất
của ngành nông nghiệp.
Sản lượng lương thực liên tục tăng qua các năm, 2008 đạt khoảng
121,79 nghìn tấn, năng suất khoảng 56,54 tạ/ha và sản lượng lương thực
bình quân đầu người đạt 322,79kg/người. Cơ cấu cây trồng, mùa vụ được
chuyển dịch đúng hướng, đại bộ phận đất được chuyển đổi sang trồng các
loại cây mới đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Sản lượng lúa vẫn tăng
đều dù diện tích giảm năm 2008 đạt 103,02 nghìn tấn. Sản lượng ngơ tăng
nhanh đạt 18,78 nghìn tấn năm 2008.
Tình hình sản xuất của các loại cây nơng nghiệp khác cũng khá tốt.
Năm 2008, năng suất trồng khoai đạt 76,86 tạ/ha, năng suất thu hoạch lạc
đạt 19,31 ta/ha. Diện tích và năng suất trồng rau màu ngày càng tăng, đạt
3714ha và 135,16 tạ/ha (2008). Một bộ phận diện tích đất nông nghiệp
21



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
c chuyn i sang trng các loại cây làm thức ăn cho gia súc và các loại
hoa quả như cam, chanh, quýt… Đã mang lại các hiệu quả kinh tế nhất
định.
Trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng chuyên canh, sản xuất
tập trung với quy mô lớn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến
như: Vùng dứa nguyên liệu 3500ha, vùng trồng mía 600ha, vùng trồng rau
hàng hóa 500ha… Các cơ sở chế biến nông sản của huyện đã được đầu tư
và xây mới, đáng chú ý là nhà máy nước dứa cơ đặc xuất khẩu có cơng suất
50 nghìn tấn quả/năm ở Quỳnh Châu.
Nhiều tiến bộ kỉ thuật đã được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp
trong khâu chọn giống, ni trồng và chăm sóc, góp phần nâng cao đáng kể
năng suất và chất lượng cây trồng lúa, ngô, dứa. Việc xây dựng các nhà
máy chế biến thúc đẩy hoạt động trồng trọt.
Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng cao về số lượng và chất
lượng. Trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của
ngành là 7,5%/năm và tăng bình quân 4,23% trong 3 năm tiếp theo. Năm
2008, giá trị sản xuất của ngành là 589,36 tỷ đồng, chiếm 43,67% tổng giá
trị sản xuất của ngành nơng nghiệp.
Năm 2008, số lượng đàn trâu và bị của huyện là 17,3 nghìn con và
28,9 nghìn con, đứng thứ 9 và 6 về tổng số đàn trâu và bò của tỉnh. Đàn gia
cầm tăng nhanh, năm 2008 là 1330 nghìn con đứng thứ nhất của tỉnh về sản
lượng thịt gia cầm xuất chuồng. Hoạt động nuôi hươu sao đang được khôi
phục trong những năm gần đây, năm 2008 đàn hươu sao của huyện là 12,13
nghìn con.
Các tiến bộ về giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi được áp dụng vào
sản xuất, làm tăng chất lượng đàn và góp phần chuyển dịch cơ cấu đàn
đúng hướng.các chương trình, dư án chăn nuôi do huyện chuyển khai sin


22


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
húa n bũ, bũ sa, bị chất lượng cao, nạc hóa đàn lợn… đã phát huy hiệu
quả.
Cơng tác thú y đã được cũng cố, hồn thiện và hoạt động có hiệu
quả, góp phần quan trọng trong phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
khả năng kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn huyện ngày càng tăng.
Tóm lại, nền nơng nghiệp Quỳnh Lưu đã có nhiều bước tiến trong
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni và chuyển được nhiều diện tích
đất sử dụng khơng hiệu quả sang trồng các loại cây trồng mới theo hướng
sản xuất hàng hóa và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trước. Tuy nhiên,
nông nghiệp Huyện vẫn đang gặp phải một số khó khăn như ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn chậm, chưa có được nhiều mơ hình
sản xuất hiệu quả để nhân rộng, năng suất và chất lượng của sản phẩm còn
thấp, người sản xuất thường bị động khi thị trường có nhiều biến động, thời
tiết thất thường.
1.2.4.2. Lâm nghiệp.
Nhờ có chủ trương phủ xanh đất trống đồi trọc và chính sách giao
đất khoán rừng đến từng tổ chức, cá nhân và các hộ gia đình nên diện tích
rừng ngày càng tăng. Năm 2008, diện tích rừng là 18,857 nghìn ha; diện
tích rừng được chăm sóc và bảo vệ là 14,184 nghìn ha.
Mơ hình kinh tế trang trại theo hình thức nơng – lâm kết hợp đã góp
phần cải tạo đất diện tích lâm nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp – nông thôn. Hoạt động khai thác sản phẩm từ rừng chưa hiệu quả,
tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành lâm nghiệp trong tổng sản phẩm của
nghành nông - lâm - ngư nghiệp chỉ đạt khoảng 3,29% năm 2008 và có xu
hướng đi xuống, chưa tương xứng với khả năng sử dụng đất lâm nghiệp để
phát triển kinh tế ở Quỳnh Lưu.

Hoạt động trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng kết hợp với hoạt
động khai thác rừng còn chưa hợp lý nên tỷ lệ độ che phủ rừng của huyện
hiện chỉ là 31,1% không đạt được chỉ tiêu đã đề ra trong đại hội Đảng lần
23


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
th 24. iu ny cú tác động khơng tốt đến nhu cầu phịng hộ hạn chế lũ lụt
và môi trường sinh thái của huyện .
Sản xuất lâm nghiệp ven biển của huyện thời gian qua chủ yếu là
hoạt động trồng và chăm sóc rừng trên đất đồi, đất cát, đất nước mặn của
diện tích đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất: các loại cây thông, bạch đàn,
keo lai được trồng chủ yếu trên đất đồi, phi lao được trồng trên đất cát ven
biển, cây sú bần, đước được trồng trên đất ngập mặn. Việc quan tâm phát
phát triển phát triển lâm nghiệp ven biển đã góp phần hạn chế xói mịn, sạt
lở đất ngăn cát bay xâm nhập, duy trì và làm phong phú hệ sinh thái vùng
ngập mặn, bảo vệ đê điều , đê cửa sông.
1.2.4.3. Thủy sản.
Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản hàng năm liên tục tăng,
năm 2008 đạt 31240 tấn, trong đó khai thác đạt 23800 tấn và nuôi trồng đạt
7440 tấn, sản phẩm xuất khẩu chiếm 40%.
Khai thác
Từ năm 2000 trở lại đây, sản lượng khai thác thủy sản tăng đều qua
các năm khoảng 13%/năm, nhờ đầu tư mua sắm phương tiện ngư cụ, tàu
thuyền có cơng suất lớn, thải loại tàu thuyền có cơng suất nhỏ và lạc hậu,
cũng như nâng cao trình độ cho thuyền trưởng, máy trưởng và tập huấn kỹ
thuật ni, phịng dịch bệnh thủy sản cho ngư dân. Cơ cấu nghề khai thác
được chuyển mạnh theo hướng tăng nhanh ngư cụ khai thác kết hợp ánh
sáng như chụp mực 4 cần ganh (chụp 4 sào), khai thác cá như lưới rê
lưỡng. Tổng số tàu thuyền tính đến cuối năm 2007 là 2035 chiếc với tổng

cơng suất 121831CV, bình qn 59CV/tàu, tăng 12CV/tàu so với 2006.
Nuôi trồng
Phong trào nuôi tôm phát triển mạnh, đặc biệt là ở các xã nằm dọc
theo chiều dài sơng Mai Giang. Năm 2008 diện tích ni tơm là 1034 ha,
sản lượng là 1372 tấn, năng suất bình quân đạt 133 tấn/ha. Một số đơn vị
như Quỳnh Xuân, Mai Hùng, Trịnh Mơn có trên 60% hộ đạt năng suất trên
24


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
2 tn/ha, nhiu h t năng suất 7-8 tấn/ha. Năng suất nuôi ngao năm 2008
tăng mạnh đạt 12 tấn/ha, gấp 3 lần so với năm 2006 nhờ sản lượng ni
Ngao tăng dù diện tích giảm.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt ngày càng phát triển. Năm
2008 sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt đạt 4563 tấn, năng suất bình quân
đạt 2,48 tấn/ha, tăng 106,6% so với năm 2006. Hình thức ni cá trong
ruộng lúa đã phát triển nhanh. Diện tích ni cá nước ngọt tính đến nay là
2188 ha, trong đó 207 ha ni cá Rơ phi đơn tính. Hiện nay, Huyện đang
đầu tư xây dựng vùng nuôi cá Rô phi xuất khẩu tại Quỳnh Tân, Quỳnh
Diễn, Quỳnh Hoa và Quỳnh Hồng. Đối tượng ni ngày càng phong phú,
ngồi các đối tượng truyền thống, đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao
như: Ba ba, Lươn, Ếch phát triển tương đối tốt. Ngoài ra các mơ hình ni
thử nghiệm cá Tra, Tơm càng xanh, cá Lóc Bơng đang dần dần được du
nhập và hình thành.
Các cơ sở sản xuất giống của Huyện ngày càng chủ động trong lĩnh
vực sinh sản nhân tạo, di giống, thuần háo, vận chuyển, sử dụng thức ăn
công nghệ, phát hiện, cảnh báo và phòng trừ dịch bệnh…Đối tượng giống
sản xuất ngày càng phong phú và đã sinh sản nhân tạo thành cơng nhiều
loại giống thủy, hải sản có giá trị kinh tế cao như: ốc Hương, cua biển. Tôm
càng xanh, Ba ba… nhiều tiến bộ của công nghệ sinh học được ứng dụng

trong vệ sinh nhà xưởng và xử lý môi trường nước, đảm bảo giống khỏe và
sạch bệnh.
Tuy nhiên, ngành thủy sản Quỳnh Lưu hiện đang đối mặt với một số
khó khăn như nguồn giống bố mẹ khan hiếm, 100% giống tôm, cá bố mẹ
phải nhập từ các tỉnh khác ở rất xa địa bàn làm tăng chi phí và khơng có đủ
điều kiện để kiểm tra chất lượng con giống trước khi mua; phần lớn các cơ
sở còn bị động trong khâu tiêu thụ sản phẩm, công tác xây dựng và quảng
bá thương hiệu chưa được chú trọng, thiếu sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau
giữa các cơ sở sản xuất trong Huyện.
25


×