Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tiểu luận quản trị chiến lược toàn cầu nokia (tham khảo) Nguyễn Văn Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.82 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
LỚP KM001– KHỐ K42

--

Đề tài:
“PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHIẾN
LƯỢC TÁI CƠ CẤU SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
NOKIA”
BỘ MƠN: Quản trị chiến lược tồn cầu
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Trần Lê Trúc Anh
Nguyễn Huỳnh Thế Bảo
Ngô Thị Ngọc Hân
Nguyễn Thị Hằng
Đỗ Đặng Trúc Linh
Phạm Hoàng Xuân Linh
Triệu Gia Trân


Contents
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................................... 3
1.

Lý do chọn đề tài: ............................................................................................................................ 3

2.

Mục tiêu nghiên cứu: ...................................................................................................................... 3


3.

Ý nghĩa nghiên cứu đề tài: ............................................................................................................. 3

4.

Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................................................... 4

5.

Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................................................... 4

6.

Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................................................. 4

7.

Kết cấu đề tài: đề tài gồm 3 phần: ................................................................................................... 4
Khái quát tình hình phát triển của Nokia thời gian qua: ................................................................ 5

I.
1)

Giới thiệu sơ lược và lịch sử hình thành Nokia: ........................................................................... 5

2)

Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh điện thoại di động thời gian qua của Nokia: ......... 6


3)

Đánh giá kết quả kinh doanh của Nokia: ..................................................................................... 8

Những thành công đã đạt được: .......................................................................................................... 8
Những thất bại gặp phải: ..................................................................................................................... 9
Phân tích chiến lược kinh doanh của Nokia: ................................................................................ 9

II.

Nhận định khái quát về môi trường kinh doanh: ........................................................................ 9

1)

a) Môi trường vĩ mô: ............................................................................................................................. 9
b) Môi trường vi mô: ........................................................................................................................... 11
Nhận diện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Nokia: .................................... 12

2)
a)

Chiến lược cấp công ty (chiến lược phát triển): ......................................................................... 12

b)

Chiến lược cấp kinh doanh (chiến lược cạnh tranh): ................................................................. 14
Đánh giá chung về các chiến lược của Nokia: ............................................................................ 15

3)
a)


Đánh giá thành công của chiến lược: ......................................................................................... 15

b)

Những thất bại của chiến lược:................................................................................................... 16
Đề xuất điều chỉnh chiến lược của Nokia: .................................................................................. 17

III.
1)

Phân tích và đánh giá triển vọng chiến lƣợc kinh doanh của Nokia trong thời gian gần đây
17

2)

Chiến lược nhân sự: ...................................................................................................................... 18

3)

Chiến lược marketing: .................................................................................................................. 18
a)

Phân phối:................................................................................................................................... 18

b)

Sản phẩm: ................................................................................................................................... 19

c)


Chiến lược tài chính: .................................................................................................................. 20


KẾT LUẬN................................................................................................................................................. 21

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thế giới đã và đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, điều đó địi
hỏi tất cả các doanh nghiệp phải luôn hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc
liệt do các đối thủ liên tục thay đổi chính sách nhằm thu hút khách hàng về phía
mình. Nhu cầu của khách hàng vô cùng đa dạng, phong phú và vốn dĩ “miếng
bánh” thị trường không chỉ dành cho một hoặc hai doanh nghiệp chia chác, do đó
doanh nghiệp ngày nay cần tạo ra cho mình một chỗ đứng vững chắc. Để làm
được điều đó, doanh nghiệp cần phải nắm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của
mình nhằm định vị và đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Nokia Corporation là một tập đồn đa quốc gia có trụ sở tại Phần Lan. Với
gà đẻ trứng vàng của mình – điện thoại di động – Nokia từng làm mưa làm gió
trên thị trường truyền thông và công nghệ thông tin. Năm 1996, Nokia cho ra đời
chiếc điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới và từ đó khẳng định ngơi vương
trong ngành sản xuất điện thoại di động. Thế nhưng lịch sử sang trang, năm 2007,
Apple tung “bom tấn” iPhone như một lời thách thức dành cho đế chế Nokia hùng
mạnh. Vị thế Nokia bắt đầu lung lay, doanh số giảm mạnh và thị phần rơi vào tay
các đối thủ đi sau. Năm 2013, những tưởng sẽ có bước chuyển mình đầy tích cực
khi Nokia bán mình cho ơng lớn ngành công nghệ Microsoft, tuy nhiên Microsoft
cũng không thể cứu vãn được tình hình. Năm 2016, khi duyên nợ đã hết,
Microsoft công bố thương vụ chuyển giao mảng kinh doanh điện thoại phổ thông
cho FIH Mobile. Cùng thời điểm, HMD Global đã đạt được thỏa thuận mua lại
quyền sở hữu thương hiệu Nokia cho điện thoại tính năng từ Microsof. Để tìm
hiểu thêm về bước chuyển mình này, đề tài “Phân tích và đề xuất hồn thiện

chiến lược tái cơ cấu sản xuất kinh doanh của Nokia” đã được đề ra nhằm phân
tích sâu hơn về chiến lược kinh doanh của cơng ty, giúp Nokia có hướng đi phù
hợp và hồn thiện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu và nhận diện chiến lược tái cơ cấu sản xuất kinh doanh của Nokia.
Từ đó phát huy thế mạnh và hạn chế những điểm yếu của chiến lược mà đề xuất
các chiến lược bổ sung.
3. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài:


4.

5.

6.

7.

Tìm hiểu sâu hơn về chiến lược cạnh tranh của Nokia, thấy được những
điểm mạnh, điểm yếu để từ đó rút ra bài học hữu ích cho việc áp dụng phù hợp các
chiến lược trong quản trị, trong kinh doanh.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Chiến lược tái cơ cấu sản xuất kinh doanh
của Nokia
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi khơng gian: dịng sản phẩm điện thoại và máy tính bảng của
Nokia.
Phạm vi thời gian: 7 tuần.
Phạm vi nội dung: chiến lược tái cơ cấu sản xuất kinh doanh của Nokia.
Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp số liệu có
liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Kết cấu đề tài: đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát tình hình phát triển của Nokia thời gian qua.
Phần 2: Phân tích chiến lược kinh doanh của Nokia.
Phần 3: Đề xuất điều chỉnh chiến lược của Nokia.


NỘI DUNG
I.
Khái quát tình hình phát triển của Nokia thời gian qua:
1) Giới thiệu sơ lược và lịch sử hình thành Nokia:
Cái tên Nokia được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1865 với sự ra đời của
nhà máy gỗ công nghiệp Nokia ở Tây Nam Phần Lan, do kỹ sư mỏ Fredrik
Idestam khởi xướng. Năm 1966, Tập đoàn Nokia được thành lập từ sự sáp nhập
của ba công ty Phần Lan là: Nokia Company (Nhà máy sản xuất bột gỗ làm giấy –
thành lập năm 1865), Finnish Rubber Works (nhà máy sản xuất ủng cao su, lốp,
các sản phẩm cao su công nghiệp và tiêu dùng khác – thành lập năm 1898) và
Finnish Cable Works (nhà cung cấp dây cáp cho các mạng truyền tải điện, điện tín
và điện thoại – thành lập năm 1912).
Nokia khởi nghiệp năm 1865 như là một nhà máy gỗ, trải qua nhiều thập
kỷ, công ty này từng bước chuyển sang kinh doanh cao su, cáp điện...Tới đầu
những năm 1990, Liên Xô sụp đổ, toàn Châu Âu bước vào khủng hoảng kinh tế
trầm trọng và Nokia nói riên hay Phần Lan nói chung cũng khơng nằm ngồi vịng
khủng hoảng. Ơng Jorma Ollila - người đảm nhận vị trí CEO của Nokia lúc bấy
giờ - đã quyết định chuyển hướng trọng tâm sang lĩnh vực viễn thông. Bước đi
chiến lược này đã đem đến cho Nokia ngơi vị thống lĩnh tồn cầu trong lĩnh vực
điện thoại di động, đồng thời góp phần tạo ra sự thịnh vượng cho Phần Lan.
Năm 1996, Nokia đưa hệ điều hành Symbian làm hệ điều hành nền tảng
cho hầu hết các thiết bị điện thoại di động của mình và cho ra đời chiếc điện thoại

thông minh (smartphone) đầu tiên trên thế giới – Nokia 9000. Nokia nổi lên thành
hãng sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới đã góp phần đưa Phần Lan
thành một trung tâm cơng nghệ ở Châu Âu. Giai đoạn từ 1993 đến 2008 được cho
là thời hồng kim của Nokia, cơng ty đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng
GDP của Phần Lan và nguồn thuế đến từ họ cùng với các nhà sản xuất trong nước
giúp phát triển quỹ trợ cấp dồi dào và hệ thống giáo dục tiên tiến của nước nhà.
Đến năm 2007, Apple gây tiếng vang lớn khi lần đầu tiên nhảy vào lĩnh vực
điện thoại di động mà đã thành công với mẫu iPhone “bom tấn”. Hàng loạt các đối
thủ theo sau như Samsung, HTC... cũng bắt đầu nhảy vào thị trường đang rất có
tiềm năng phát triển này. Nokia dần mất vị trí dẫn đầu, đến hết năm 2010, tuy


doanh số rất cao nhưng dịng điện thoại thơng minh vẫn liên tục suy giảm về thị
phần.
Năm 2012, Nokia thu lỗ 4 tỷ USD và phải bán lại mảng điện thoại cùng
32.000 nhân viên với giá 7,16 tỷ USD cho Microsoft chỉ một năm sau đó.
Năm 2016, Microsoft Mobile cơng bố thương vụ chuyển giao mảng kinh
doanh điện thoại phổ thông cho FIH Mobile và thỏa thuận bán lại cho HMD
Global quyền thiết kế và quyền sử dụng thương hiệu "Nokia" cho tất cả các loại
điện thoại di dộng và máy tính bảng Android.
Trong năm 2017, Nokia (HMD Global) đã cho ra mắt Nokia 3310 (2017)
cùng với bộ ba smartphone Nokia 3,Nokia 5,Nokia 6,Nokia 8 và Nokia 105 (2017)
đánh dấu sự trở lại của Nokia ở thị trường quốc tế.
2) Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh điện thoại di động thời gian qua
của Nokia:
Giai đoạn 1987-2008: “Đế chế” Nokia trong mảng kinh sản xuất kinh doanh điện
thoại di động:
Jorma Ollila, giám đốc phụ trách lĩnh vực phát triển điện thoại di động, là người
đầu tiên đưa “con tàu” Nokia đi chinh phạt và thống lĩnh mảng sản xuất điện thoại
di động. Ơng đã dành nhiều cơng sức để nghiên cứu, cải tiến và phát triển lĩnh vực

này. Năm 1987, chiếc điện thoại di động đầu tiên của Nokia xuất hiện trên thị
trường và khẳng định tầm nhìn của nhà quản lý Jorma Ollila.
Trong giai đoạn này, Nokia liên tiếp cho ra đời những mẫu điện thoại bắt
máy, độc đáo nhưng không kém phần hiện đại, tinh xảo. Từ những chiếc điện
thoại kiểu cách, được tích hợp hệ thống định vị toàn cầu cho tới những chiếc điện
thoại cơ bản giá chỉ vài chục đơ la với màn hình đen trắng, Nokia đã làm bão hòa
thị trường điện thoại di động theo cách mà cả Motorola hay bất kỳ một đối thủ
cạnh tranh nào khác tại thời điểm đó không thể bắt chước nổi.
Đến năm 1998, Nokia lật đổ Motorola để trở thành nhà sản xuất điện thoại
di động lớn nhất thế giới về doanh số. Khoảng 1 năm sau, Nokia vươn lên đạt thị
phần 25%: cứ 4 chiếc điện thoại di động bán ra thì có 1 chiếc thuộc về Nokia.
Chiếc Nokia 1100 được ra mắt vào năm 2003 đã giúp Nokia ghi thêm một
dấu son đỏ trong lịch sử sản xuất kinh doanh điện thoại của mình. Không phải là
một chiếc điện thoại di động đáng chú ý về tính năng hay thiết kế, nhưng đây là
điện thoại bán chạy nhất trong lịch sử với hơn 250 triệu máy được tiêu thụ trên
toàn cầu.
Đáp lại lời thách thức iPhone của Apple, năm 2007, Nokia cho ra mắt
Nokia N95. Đây là chiếc điện thoại di động được nhiều chuyên gia đánh giá tốt


nhất trong lịch sử của hãng, hoạt động trên hệ điều hành Symbian S60, trang bị
thêm chức năng GPS, hỗ trợ mạng 3G và 3.5G
Trong suốt 1 thập kỷ từ 1998 đến năm 2007, tại nhiều thời điểm, Nokia
đóng khoảng 23% trong tổng thuế thu nhập doanh nghiệp của Phần Lan. Tuy
nhiên, đỉnh điểm thời kỳ hoàng kim của Nokia chính là năm 2008. Hãng dẫn đầu
thị trường điện thoại toàn cầu, nắm giữ gần 40% thị phần, với 129.746 nhân viên
làm việc ở 120 quốc gia, hãng cung cấp sản phẩm cho 150 nước và thu về 41 tỷ
euro, tương đương khoảng 55 tỷ USD trong năm 2008. Có thể nói rằng, Nokia
khơng chỉ là nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới mà đây còn là tập đồn kinh
tế lớn, có tầm ảnh hương đến mức tăng trưởng GDP của cả một quốc gia.

Giai đoạn 2009-2010: Khủng hoảng bắt đầu:
Đây là thời điểm đánh dấu sự suy yếu của Nokia. Năm 2009, lần đầu tiên
trong hơn một thập kỉ đứng trên đỉnh thế giới, Nokia công bố quý thua lỗ đầu tiên.
Để khác phục tình trạng thua lỗ, Nokia quyết định cái cơ cấu tổ chức. Tháng
9/2010, Nokia bổ nhiệm Stephen Elop, người từng đứng đầu bộ phận kinh doanh
của Microsoft, vào vị trí CEO. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của vị CEO mới này,
mọi thứ càng trở nên tồi tệ. Doanh thu hàng năm giảm 40%, từ 41,7 tỷ euro xuống
còn 25,3 tỷ euro, kéo theo lợi nhuận giảm 92%, từ mức 2,4 tỷ euro xuống 188
triệu euro.
Giai đoạn 2011-2016: Xóa xổ hệ điều hành Symbian, MeeGo; hợp tác và về
chung nhà với Microsoft:
Năm 2011, Nokia tung dòng smartphone Lumia chạy trên hệ điều hành
Windows Phone thay vì chọn hệ điều hành cho chính mình phát triển MeeGo. Với
nước đi này, rất nhiều tính năng của Nokia được tích hợp sâu vào trong hệ thống
của Windows Phone, trong khi đó những hãng sản xuất khác có rất ít hoặc khơng
có. Điều đó đã làm những chiếc Lumia của Nokia có vị thế hơn rất nhiều so với
những chiếc Windows Phone khác, kết hợp với phần cứng cao cấp đã làm xoay
chuyển vị trí của Nokia trên thị trường smartphone, giúp công ty cải thiện được
phần nào doanh số bán hàng. Cụ thể, trong quý cuối cùng của năm 2012, hãng
điện thoại Phần Lan đã bán ra được 15,9 triệu smartphone trong đó có 9,3 triệu
smartphone Asha, 4,4 triệu smartphone Lumia và 2,2 triệu smartphone Symbian.
Trước đó, trong quý II và quý 3 năm 2012, “cựu vương” di động chỉ bán được 4
triệu smartphone Symbian và 2,9 triệu smartphone Lumia.
Tuy nhiên, Windows Phone lại không thể cạnh tranh được với Android và
iOS. Windows Phone có quá ít ứng dụng, không được cài ứng dụng từ bên ngồi,
mọi thứ đều tù túng và khó sử dụng. Cứ như vậy, Nokia ngày càng bị thụt lùi trong
thế giới smartphone khơng ngừng tiến bộ và khơng nằm ngồi dự đoán của các


chuyên gia kinh tế, Nokia quyết định bán mảng kinh doanh điện thoại cho

Microsoft.
Năm 2014 tiếp tục ghi nhận sự sụt giảm về doanh số điện thoại di động của
Nokia, bao gồm cả smartphone lẫn điện thoại phổ thông (điện thoại cơ bản). Dòng
smartphone chạy hệ điều hành Windows Phone quá kén người dùng khiến hãng
buộc giảm giá bán để tăng tính cạnh trang, do đó Nokia khơng thu được nhiều lợi
nhuận từ lượng smartphone bán ra. Bên cạnh đó, sức ép từ các đối thủ Trung Quốc
với dòng điện thoại cơ bản giá rẻ phần nào đã khiến Nokia “lép vế” trên phân khúc
điện thoại cơ bản – vốn là thế mạnh của mình.
Giai đoạn từ 2016 đến nay: Giấc mơ Nokia chạy trên nền tảng Android thành
hiện thực:
Năm 2016, Nokia chấm dứt duyên nợ với Microsoft Mobile, mở ra một
chương mới cho dòng smartphone của hãng. Chỉ trong năm đầu tiên khi Nokia
hợp tác với HMD Global và FIH Mobile, họ đã bán ra thị trường được 11,5 triệu
chiếc smartphone. Theo báo có từ Trendforce (được Koreaherald dẫn lại): Thị
phần của Nokia đang có sự tăng trưởng rõ rệt trong thời gian gần đây, khi họ một
lần nữa quay lại với thị trường smartphone.
Doanh số smartphone của Nokia trong năm 2018 dự kiến sẽ tăng đến 70%
(có thể vượt qua con số 20 triệu chiếc).
3) Đánh giá kết quả kinh doanh của Nokia:
Những thành công đã đạt được:
Kết hợp hài hịa kỹ thuật, cơng nghệ với thiết kế kiểu dáng: Nokia theo đuổi
kế hoạch phát triển mẫu mã hấp dẫn, đa dạng và một chiến lược tiếp thị kiên trì
quyết liệt. Với Nokia, khi đạt tới một trình độ cơng nghệ nhất định thì hình thức,
kiểu dáng sẽ quan trọng hơn tính năng kỹ thuật. Những mẫu điện thoại mang kiểu
dáng độc đáo, sáng tạo thậm chí có phần khó hiểu nhưng đem lại thích thú và khen
ngợi từ công chúng.
Chuỗi cung cấp tuyệt vời: Nokia thu lợi nhuận lớn từ thị trường cấp thấp vì
chuỗi cung cấp và hệ thống sản xuất của hãng hoạt động cực kỳ hiệu quả. Qua đó,
hãng duy trì được sự kiểm sốt đối với chi phí thơng qua việc sử dụng chung linh
kiện giữa các thiết bị và thiết kế những mẫu điện thoại có ít linh kiện hơn so với

các đối thủ cạnh tranh.
Vượt mặt Motorola, trở thành nhà sản xuất kinh doanh điện thoại di động
lớn nhất thế giới: Nokia không quá phụ thuộc vào một vài mẫu sản phẩm bán chạy
như Motorola, hãng chi hàng tỷ USD mỗi năm vào hoạt động R&D. Nhờ đó hãng
cho ra đời rất nhiều dòng sản phẩm, xây dựng chỗ đứng cho mình trên cả thị
trường cao cấp và bình dân.


Những thất bại gặp phải:
Mãi ngủ quên trên chiến thắng: Nokia không nhận ra mối đe dọa từ các
“đàn em”, đặc biệt là Apple. Hãng quá tự tin vào “ngai vàng” của mình, quá tập
trung vào thị trường điện thoại cấp thấp cũng như sản xuất “điện thoại bàn phím”.
Để rồi khi iPhone ra mắt, công chúng dường như bị “cưa đổ” bởi những trải
nghiệm và chức năng phong phú khác.
Những chuỗi ngày...chọn nhầm hệ điều hành: Một Nokia quá “chung tình”
với Symbian già cỗi mà bỏ qua các đối thủ tiềm năng IOS, hay lính mới Android.
Một Nokia quá tự tin với hệ điều hành MeeGo non trẻ và nghèo nàn về ứng dụng.
Một Nokia quá mạo hiểm với Windows Phone kén người dùng.
Thoái vị sau 14 năm đứng đầu thị trường điện thoại di động: Samsung đã
vượt qua Nokia để trở thành công ty sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới sau khi
xuất xưởng được 93,5 triệu sản phẩm trong quý I/2012.
II.
Phân tích chiến lược kinh doanh của Nokia:
1) Nhận định khái quát về môi trường kinh doanh:
a) Môi trường vĩ mô:
Các yếu tố kinh tế:
Năm 2017, kinh tế thế giới hồi phục mạnh mẽ nhờ tiêu dùng cá nhân tăng,
sự phát triển bền vững của đầu tư toàn cầu, sự cải thiện của thị trường lao động,
giá dầu thế giới hồi phục mạnh… Một thập niên sau cuộc khủng hoảng tài chính
làm rung động cả thế giới, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên

tồn cầu đã bắt đầu có đà phục hồi. Không chỉ Mỹ, Trung Quốc, mà châu Âu,
Nhật Bản, những nền kinh tế vốn được xem có tốc độ tăng trưởng èo uột trong
nhiều năm qua, cũng đã bứt phá và trở thành động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu
khởi sắc.
Nền kinh tế Việt Nam ảnh hưởng thế nào đến hoạt động sản xuất của
Nokia?
Nền kinh tế tăng trưởng khá, thu nhập bình qn đầu người tăng dần, quy
mơ dân số đông, sự xuất hiện và phát triển mạnh của xu hướng tiêu dùng mới (coi
trọng thương hiệu, mức chi tiêu lớn, gia tăng sinh hoạt ăn uống bên ngoài, sử dụng
nhiều dịch vụ,..) đang biến Việt Nam trở thành 1 thị trường hấp dẫn có nhiều cơ
hội kinh doanh.
Việt Nam đang xây dựng và phát triển 1 nền kinh tế mở, hội nhập với khu
vực và thế giới, cụ thể gia nhập AFTO, WTO, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức
đối với Nokia.
Các nhân tố văn hóa, xã hội và dân số:


Để có thể thành đạt trong kinh doanh các doanh nghiệp khơng chỉ hướng nỗ
lực của mình vào các thị trường mục tiêu mà còn phải biết khai thác tất cả các yếu
tố của mơi trường kinh doanh, trong đó có yếu tố mơi trường, văn hóa – xã hội.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, xu hướng người tiêu dùng thế giới đã thay
thế thiết bị cũ bằng những sản phẩm đa tính năng mới như tích hợp thiết bị thu
phát sóng truyền hình, định vị tồn cầu, màn hình cảm ứng và camera độ phân giải
cao.
Dân số tăng sẽ làm cho nhu cầu thị trường và doanh số kinh doanh sẽ tăng
theo. Tính đến hết năm 2017, dân số thế giới khoảng 7,5 tỷ người.
Kĩ thuật công nghệ:
Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng kĩ thuật công nghệ phát triển, đặc biệt là
ứng dụng tự động hóa khép kín trong sản xuất.
Vì vậy, Nokia đang sở hữu những dây chuyển sản xuất hiện đại nhất. Mỗi

dây chuyển sản xuất từng dòng sản phẩm là sự kết hợp tối ưu các máy móc thiết bị
hiện đại từ có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau.
Pháp luật và quản lý Nhà nước:
Có thể nói điện thoại di động là một trong những sản phẩm cần thiết trong
cuộc sống hiện đại ngày nay của con người, đảm bảo nhu cầu giữ liên lạc 1 cách
tiện lợi của mọi người trong xã hội.
Vì vậy, ngành được nhà nước danh cho những chính sách ưu đãi nhất định,
cụ thể là trong những ưu đãi trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước về tiền
thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị,..
Những ràng buộc pháp lý đối với ngành điện thoại dị động chủ yếu liên
quan đến quyền lợi của người tiêu dùng. Đây cũng là chiến lược được Nokia rất
chú trọng và xem là chiến lược lâu dài của cơng ty. Vì vây, xét tồn cảnh mơi
trường pháp lý và tinh hình thực tế của cơng ty thì rủi ro pháp luật ít có ảnh hưởng
đến hoạt động của công ty.
Môi trường tự nhiên:
Nokia đã từng được trông đợi đóng vai trị đi đầu trong việc sản xuất điện
thoại xanh. Tuy vậy thay vào việc cho ra đời 1 chiếc điện thoại xanh Nokia lại tập
trung vào cài đặt cái được gọi là “ đặc tính xanh” vào càng nhiều di động của hãng
càng tốt. Trong đó có ứng dụng 1 đèn cảm ứng để sử dụng năng lượng mặt trời
cho phép điện thoại tiết kiệm năng lượng.
Hầu hết điện thoại Nokia nào cũng có tính năng báo động nhắc nhở người
sử dụng rút bộ sạc điện ra khoải ổ cắm khi điện thoại đã được sạc đầy.


b) Môi trường vi mô:
Đối thủ cạnh tranh:
Mặc dù đã từng là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới nhưng
do phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ rất mạnh nên kết quả là
Nokia đã khơng cịn hùng mạnh như xưa. Thị phần cũng như lợi nhuận đã giảm
đáng kể.

Các mẫu điện thoại giá rẻ, kiểu dáng đẹp, tích hợp được những tính năng
thơng minh đến từ các hãng điện thoại di động Trung Quốc cũng là khó khăn cho
Nokia.
Khách hàng:
Nền kinh tế đang bùng nổ và dân số trẻ đang tăng mạnh với thu nhập cao
khiến nhu cầu đối với dịch vụ di động tăng vọt.
Nokia có hàng tỷ khách hàng trên tồn thế giới. Sản phẩm của Nokia có
mặt tại các hệ thống điện thoại di động khắp nơi nhờ hệ thống phân phối toàn toàn
cầu.
Việc phát triển rộng các cơ sở dịch vụ hậu mãi bên cạnh hệ thống phân phối
không những hỗ trợ tốt cho công tác bán hàng mà cịn giúp Nokia chăm sóc khách
hàng nhanh chông, kịp thời hơn.
Nhà cung cấp:
Hiện nay các xưởng Nokia có mặt khắp mọi nơi trên khắp thế giới., châu á là
Masan(Hàn Quốc), Bắc Kinh và Quảng Đông(Trung Quốc), ở châu Mỹ gồm Brazil và
Mexico, ở châu Âu là phần Lan, Hungary, Anh, Romania.
Nokia đã có 4 bộ phận kinh doanh để đáp ứng nhu cầu tốt nhất ở mỗi lĩnh vực:
+ Mobile phones cung cấp nhiều sản phẩm điện thoại di động có tính cạnh tranh
cao trên tồn cầu cho các phân khúc khách hàng lớn và phát triển điện thoại di động cho
tất cả các chuẩn chính và các phân khúc khách hàng tại trên 130 quốc gia. Bộ phận này
chịu trách nhiệm kinh doanh điện thoại di động chinh, chủ yếu trên các công nghệ
WCDMA, GSM, CDMA VÀ TDMA. Mobile phones tập trung cung cấp những điện
thoại giàu tính năng cho tất cả các phân khúc trên thị trường tồn cầu.
+ Mutimedia cung cấp đa truyền thơng di động cho khách hanh qua các thiết bị di
động và ứng dụng tiên tiến. Các sản phẩm có tính năng và chức năng như hình ảnh, trị
chơi, âm nhạc, truyền thông và một loạt các nội dung hấp dẫn khác như các phụ kiện di
động và giải pháp sang tạo.
+ Network tiếp tục cung cấp hạ tầng mạng, công nghệ hàng đầu và các dịch vụ
liên quan dựa trên các chuẩn không dây chinh cho các nhà điều hành di động và các nhà
cung cấp dịch vụ. Tập trung cào các công nghệ GSM, EDGE VÀ WCDMA. Các mạng

được lắp đặt ở tất cả các thị trường chính trên toàn cầu theo những tiêu chuẩn này.
Networks cũng là bộ phận cung cấp hàng đầu việc truy cập băng thông rộng và các mạng
TETRA cho những người sử dụng chuyên nghiệp trong lĩnh vực an toàn.
+ Enterprise Solutions cung cấp hàng loạt các thiết bị đầu cuối và giải pháp kết nối
di động không dây dựa trên cấu trúc di động cuối- cuối chuyên dành cho doanh nghiệp và


các tổ chức trên toàn cầu giúp cải tiến hoạt động thơng qua tính di động mở rộng. Các
giải pháp cuối-cuối bao gồm từ các tiết bị di động tối ưu hóa cho doanh nghiệp trên front
end đến một danh sách nhiều cổng gateway tối ưu hóa doanh nghiệp di động bao gồm:
internet và email không dây, di động ứng dụng, bảo vệ tin nhắn, các mạng cá nhân ảo,
bức tường lửa và bảo vệ chống xâm nhập.
Sản phẩm thay thế:
Người tiêu dùng có thể thay thế điện thoại di động bằng các sản phẩm như
điện thoại cố định hay điện thoại do Trung Quốc sản xuất,.. do đó giá của các sản
phẩm thay thế có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu bán các sản phảm Nokia. Vì
nếu giá sản phẩm Nokia quá cao trong khi giá của các sản phẩm này thấp thì
khách hàng sẽ chuyển từ các sản phẩm di động sang các sản phẩm thay thế.
Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế này biểu hiện một sự đe dọa cạnh
tranh, làm giới hạn khả năng đặt giá cao và do đó làm giới hạn khả năng sinh lợi
của sản phẩm.
2) Nhận diện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Nokia:
a) Chiến lược cấp công ty (chiến lược phát triển):
Tháng 6/2006, Nokia đã liên doanh với Siemens thành lập nên công ty
chuyên cung cấp thiết bị mạng Nokia Siemens Networks và Nokia đã phụ thuô ̣c
rất nhiều vào công ty liên doanh này. Liên doanh có 6 bô ̣ phận kinh doanh: Mạng
truy cập vô tuyến (Radio Access); Dịch vụ mạng lõi và ứng dụng (Service Core
and Applications); Hệ thống hỗ trợ điều hành (Operation Support Systerm); Truy
cập băng rô ̣ng (Broadband Access); Truyền dẫn IP (IP/Transport) và dịch vụ.
Trong chiến lược hơ ̣i nhập về phía sau, Nokia liên doanh với Siemens đã trở thành

mơ ̣t “con bị sữa”, trở thành hãng điện thoại đứng đầu trên thế giới và về cả sản
phẩ m điện thoại phổ thông đến smartphone được tiêu thụ nhiều nhất từ năm 1996
đến năm 2007, làm thị phần của hãng này tăng 40%, doanh số tăng lên tới 46% so
với trước.
Apple bắ t đầu nhúng chân vào thị trường điện thoại di đô ̣ng, đă ̣c biệt là
dịng điện thoại thơng minh, sự kiện này đã mang lại mô ̣t định nghĩa mới về
smartphone: “mô ̣t chiếc máy tính di đơ ̣ng có chức năng thoại”. Trong khi đó, với
Nokia, smartphone chỉ là “mô ̣t chiếc điện thoại có thêm chức năng của máy tính”
và trước khi Nokia kịp giật mình, iPhone đã kịp “xơi” của Symbian (hệ điều hành
chính sử dụng trên hầu hết các sản phẩ m điện thoại di đô ̣ng của Nokia lúc này) 5%
thị phần. Nhận thấy nguy cơ đến từ sự lớn mạnh hệ điều hành iOS, hệ điều hành
“trẻ” với ứng dụng đa dạng. Trước “địn tấn cơng” này từ Apple, ngày 24/6/2008
Nokia đã chi 410 triệu USD để mua nốt số cở phần cịn lại của Symbian, và cơng
bố miễn phí hệ điều hành này cho tất cả các hãng điện thoại khác. Đây như nước
cờ “phòng vệ” của Nokia trước những đối thủ mới đáng gờm.


Nokia hốt hoảng cố gắ ng củng cố vị thế của mình bằng mơ ̣t loạt
smartphone màn hình cảm ứng. Nhưng có cố gắng cách mấy cũng khơng giúp
Nokia dành lại thế thượng phong khi Symbian già cỗi tỏ ra quá đuối sức với iOS.
Và như mô ̣t tất yếu, theo thống kê của công ty Garner và IDC, thị phần của Nokia
giảm từ 49,4% năm 2007 xuống còn 43,7% năm 2008: quý IV/ 2008 là giai đoạn
khó khăn đối với Nokia, doanh số smartphone giảm đển 16,8% so với cùng kì năm
2007. Và thị phần trong quý IV/2008 cũng giảm xuống 40,8% so với 2007 và đến
quý 3 năm 2009 Nokia đã rời khỏi top 5 hãng sản xuất smartphone hàng đầu khi
chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android được bán vào tháng 10 năm 2008.
Nokia phải điều chỉnh chiến lược và tìm giải pháp thốt khỏi nguy cơ thua
lỗ bằng cách tập trung vào cải tiến smartphone. Nhưng thật bất ngờ, thời điểm đó
Nokia lại quyết định lấn sân sang thị trường máy tính bằng cách tung ra sản phẩ m
Booklet 3G. Đây là mô ̣t chiến lược mạo hiểm vì nhảy vào thị trường laptop, nơi

mà các hãng điện tử khác đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần và không ngừng lớn
mạnh, với tỷ lệ lãi cực thấp đô ̣ng thái này sẽ khiến cho lợi nhuận của Nokia càng
bị thâm hụt. Việc phải phân tán sức mạnh về tài chính, nhân lực khi phải căng sức
để phát triển các ngành hàng mới vốn đã là thế mạnh của đối thủ trước đó đã đẩ y
Nokia đã khó khăn lại càng thêm rối rắ m, mất định hướng. Và hậu quả đúng như
các chuyên gia dự báo: cả smartphone lẫn netbook đều thất bại.
Liên tiếp có những bước đi sai lầm, cuối năm 2010, Nokia bãi nhiệm tổ ng
giám đốc điều hành (CEO) của hãng và thay thế bằng Stephen Elop, mô ̣t người
từng gắ n bó lâu năm với Microsoft. Với mô ̣t CEO mới và sự thay đở i chiến lược
khi khơng cịn coi Symbian là hệ điều hành chủ đạo nữa, Nokia đã có mô ̣t quyết
định táo bạo: bắ t tay với Microsoft sản xuất dòng điện thoại Lumia chạy trên hệ
điều hành Windows Phone nhằm cạnh tranh với iPhone và các loại smartphone
chạy Android.
Nhưng “ông lớn” Microsoft cũng không thể vực dậy một Nokia đang trên
đà tụt dốc không phanh. Microsoft đã phải “cắn răng bấm bụng” bán lại mảng thiết
bị và dịch vụ với giá chỉ 350 triệu USD (thấp hơn rất nhiều lần so với con số 7 tỷ
USD khi mua) cho HMD Global và FIH – một chi nhánh của tập đoàn Foxconn
Đài Loan, và lịch sử của Nokia lại sang trang mới từ đây. Như vậy, Nokia đã
chính thức sản xuất lại smartphone thông qua HMD cũng như FIH. Sự trở lại của
Nokia đánh dấu bằng việc hãng ra mắt bộ ba smartphone là Nokia 3, Nokia 5 và
Nokia 6, đặc biệt hơn cả là “cục gạch” Nokia 3310 được “hồi sinh” thêm một lần
nữa. Tất cả những sản phầm này đều được ra mắt tại sự kiện riêng của Nokia trước
thềm MWC 2017.


Mơ hình ma trận SWOT của Nokia
Điểm mạnh (S):
1.Có lợi thế thương hiệu
2.Sản phẩm đa dạng
3.Dịch vụ chăm sóc

khách hàng tốt
4.Chuỗi cung ứng tốt
Cơ hội (O)
-S234O12: tăng thị phần
1.Cho ra đời những sản cho công ty.
phẩm công nghệ cao
-S2O1: duy trì sản xuất
2.Mở rộng quan hệ hợp những dịng sản phẩm cũ,
tác với các đối tác
đồng thời nghiên cứu và
phát triển dòng sản phẩm
mới

Điểm yếu (W)
1.Sản phẩm chưa đủ đáp
ứng nhu cầu của khách
hàng
2.Chưa có thị trường
mạnh ở Mỹ
-W1O12: nghiên cứu phát
triển sản phẩm đáp ứng
nhu cầu khách hàng cũng
như xu hướng ngày nay.
-W2O12: mở rộng quan
hệ hợp tác, đánh mạnh
vào thị hiếu của người
Mỹ.
Thách thức (T)
-S1234T1:
tận

dụng -T1W1: thay đổi chiến
1.Doanh thu sụt giảm những ưu điểm để tăng lược kinh doanh để tăng
nghiêm trọng.
doanh thu.
doanh thu.
2.Đối thủ cạnh tranh
-S1234T2: chăm sóc
khách hàng tốt, tạo niềm
tin và giữ chân khách
hàng trung thành
b) Chiến lược cấp kinh doanh (chiến lược cạnh tranh):
Chiến lược khác biệt hóa:
Nokia cho rằng, càng ngày điện thoại di đô ̣ng sẽ càng phổ biến và không
thể thiếu trong cuô ̣c sống, đến mức nó như trang phục hàng ngày của mọi người.
Và điện thoại di đô ̣ng sẽ không đơn giản là để liên lạc nữa mà cịn là mơ ̣t món
trang sức, mơ ̣t món thời trang. Trong khi các đối thủ như Motorola đầu tư nâng
cấp tính năng kỹ thuật của điện thoại, Nokia lại đầu tư vào tính năng thời trang ví
dụ như thiết kế đẹp hơn, nhiều màu sắ c để khách hàng lựa chọn, nhiều tính năng
giải trí…
Chiến lược chi phí thấp:
Smartphone cao cấp đang trở nên cạnh tranh gay gắ t và bão hịa, nhiều
hãng điện thoại nước ngồi lại chú trọng đến phân khúc smartphone bình dân, giá
rẻ để tăng thị phần, trong các hãng đó, Nokia cũng vậy, hãng này đã tung ra nhiều
dòng sản phẩ m có giá tương đối rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng. Tuy
nhiên, vì chỉ nhắ m đến chiến lược chi phí thấp mà Nokia khơng đầu tư q nhiều
vào cấu hình máy, đó là mơ ̣t trong các điểm yếu của Nokia.


Chiến lược “hoài cổ”:
Nokia đang thực hiện chiến lược kinh doanh mới của mình, đó là hồi sinh

những “huyền thoại” đã làm nên tên tuổi của Nokia. Giữa một rừng điện thoại
thông minh cảm ứng linh hoạt khiến sự khác biệt giữa các sản phẩm đơi khi bị xóa
nhịa. Việc Nokia hồi sinh Nokia 3310 (2017) hay mới đây là Nokia 8110 (2018)
như một làn gió mới. Những chiếc điện thoại mới dù có thiết kế thay đổi, hay tích
hợp thêm nhiều chức năng thơng mình, nhưng ở đâu đó vẫn phản phất cái “hồn”
của Nokia và chỉ những người từng yêu hãng điện thoại Phần Lan này mới có thể
cảm nhận được.
3) Đánh giá chung về các chiến lược của Nokia:
a) Đánh giá thành công của chiến lược:
Bên cạnh việc là nhà sản xuất điện thoại hàng đầu, Nokia còn được được
đánh giá dẫn đầu trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng. Nokia bắt đầu chuyển
đổi chuỗi cung ứng từ năm 1995 với chiến lược thay thế hàng tồn kho bằng thơng
tin và thiết lập mơ hình chuỗi cung ứng kéo (JIT – Just In Time). Chiến lược này
có thể hiểu là “đúng sản phẩm, với đúng số lượng, tại đúng nơi, vào đúng thời
điểm”. Điều này dẫn đến việc hàng tồn kho trong chu trình sản xuất được giảm
đáng kể; kéo theo đó là những ưu điểm: giảm vốn lưu động, tăng vòng quay vốn,
phản ứng nhanh và hiệu quả với sự biết đổi của thị trường.
Sự hợp tác với Microsoft cũng là một dạng thành công nhất định của Nokia.
Đây là mô ̣t bước đi táo bạo nhằm nỗ lực giành lại thị phần đã mất vào tay iPhone
và Android. Sau khi thương vụ này được công bố, cổ phiếu của Nokia đã tăng vọt
giá trị lên 45%. Theo thỏa thuận thì Nokia sẽ sử dụng Windows Phone là hệ điều
hành smartphone chính của mình, Nokia sẽ tung ra thị trường các thiết bị chạy nền
tảng của Microsoft, khác so với các dòng smartphone chạy Android như HTC,
Samsung,…Dòng Lumia khi vừa cho ra mắt đã thu hút được sự quan tâm đơng
đảo từ cơng chúng. Nó cũng làm khởi sắc hơn cho mặt doanh số ảm đạm của
Nokia lúc bấy giờ. Bằng chứng là quý 3 năm 2012, mô ̣t điểm sáng của các thiết bị
Nokia chạy Windows Phone, ở thị trường Châu Âu, Lumia là thiết bị mà người
tiêu dùng có xu hướng chọn mua.
Nokia đã dẫn đầu thị trường từ việc khác biệt hoá mà ban đầu tưởng chừng
như chẳng liên quan gì đến sản phẩ m mà họ kinh doanh. Trọng tâm của Nokia là

tính sáng tạo và nhấn mạnh yếu tố bảo vệ môi trường cũng là điểm khác biệt của
Nokia so với các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, Nokia được u thích bởi tính bền,
đó cũng là mơ ̣t trong các tính năng khác biệt của nó. Để có thành công này là nhờ
sự trợ giúp rất lớn từ chiến lược marketing của công ty. Nhờ hoạt động
marketing, hãng đã nắ m bắ t được thị hiếu khách hàng, thu nhận thơng tin từ phía


thị trường đã giúp doanh số bán hàng của Nokia tăng đáng kể qua các năm, giúp
Nokia củng cố hơn nữa vị thế ơng hồng về các thiết bị điện thoại di dô ̣ng thời
điểm bấy giờ.
Ra mắt Nokia 8110 (2018) và Nokia 1 vào MWC 2018 vừa qua, Nokia tự
tin chiếm lĩnh phân khúc giá rẻ. Hai mẫu máy hướng đến người dùng thấp và phổ
thông mà Nokia mang đến thực sự khiến cho người dùng những smartphone hiện
đại hồi tưởng lại các mẫu điện thoại ngày xưa.
b) Những thất bại của chiến lược:
Mất vị thế thị phần điện thoại di động tại Mỹ. Trước đó Nokia đã từng có
mơ ̣t vị trí cao trên thị trường Mỹ và gần như tất cả mọi người đều từng có mô ̣t
chiếc điện thoại phong cách dạng thanh từ Nokia. Tình thế bắ t đầu thay đổ i khi
mô ̣t loạt mẫu điện thoại cao cấp từ các hãng đối thủ bắ t đầu đă ̣t chân đến Mỹ và
hướng người tiêu dùng nước này tìm đến với dạng điện thoại nắ p gập. Xu hướng
người Mỹ lúc bấy giờ là điện thoại dạng gập, nhưng Nokia lại không chạy theo xu
hướng ấy. Kết quả là “miếng bánh” thị trường Mỹ dần được san sẻ nhiều hơn cho
Motorola, đối thủ cứng cựa của Nokia.
Năm 1996, Nokia đã có thể sản xuất riêng cho mình mẫu smartphone Nokia
9000. Tuy nhiên, smartphone của Nokia được tung ra thị trường quá sớm, trước
khi khách hàng và các nhà mạng không dây sẵn sàng để sử dụng. Và khi iPhone
xuất hiện, Nokia không thể nhận ra mối đe dọa. Olli-Pekka Kallasvuo, cựu giám
đốc tài chính của Nokia, tiếp nhận quyền lãnh đạo từ ông Ollila vào năm 2006, vị
này đã hợp nhất các mảng điện thoại chức năng và smartphone của Nokia làm
mô ̣t. Kết quả là Nokia lại dồn trọng tâm vào mảng kinh doanh điện thoại chức

năng. Động thái này như đi ngược lại với bước tiến công nghệ.
Quá bảo thủ với hệ điều hành Symbian. Nokia như “vung tiền qua cửa sổ”
khi đầu tư khá nhiều vào việc mua lại cũng như cố gắng phát triển một hệ điều
hành già cỗi “đang hấp hối” như Symbian. Thất bại này đến từ sự ì ạc trong mảng
nghiên cứu và phát triển (R&D). Kể từ lúc iPhone được ra mắt, cuô ̣c chiến giữa
các ông lớn trong ngành trở thành cuô ̣c cạnh tranh giữa hệ điều hành là nhất.
Nokia đã quyết định tự tạo cho mình mơ ̣t hệ điều hành riêng nhằm cạnh tranh với
các hệ điều hành đang lớn mạnh là iOS và Android Nokia đã phát triển cùng lúc cả
hai hệ điều hành: Tiếp tục phát triển triện hệ điều hành Symbian, đồng thời hợp
tác với Intel phát triển hệ điều hành MeeGo. Khi đó Nokia đã hy vọng xem
MeeGo là “con át chủ bài” của Nokia với niềm tin sẽ vực dậy tình hình kinh doanh
giảm sút của hãng này. Tuy nhiên, mọi thứ đã không như mong đợi. Từng được
coi là mô ̣t trong những nền tảng tiềm năng nhất khi mới ra mắ t, MeeGo sớm bị
“cha đẻ” Nokia bỏ rơi trong khi vẫn chưa được khai thác tối ưu.


Sự thất bại của Nokia còn do xuất phát từ quản trị tài nguyên nhân lực
yếu kém. “The Five" là cách để gọi 5 nhà lãnh đạo trong thời điểm thành công của
Nokia là Jorma Ollila, Olli-Pekka Kallasvuo, Pekka Ala-Pietela, Matti Alahuhta
và Sari Baldauf. Họ đều là người Phần Lan, gia nhập cũng như chèo lái Nokia từ
khi còn trẻ và có quyền đưa ra quyết định như nhau.Mặc dù mơ hình 5 lãnh đạo
này rất kỳ lạ nhưng thành công của Nokia lại đến từ những ý kiến được thảo luận
và thống nhất giữa họ. Khi nhóm "The Five" tan rã và lần lượt rời khỏi công ty, tư
duy chiến lược của Nokia đã khơng cịn sắc bén như trước và sự liên kết giữa các
mảng kinh doanh đã khơng cịn tốt nữa. Hơn nữa, với việc tiền thưởng và đánh giá
thành tích xoay quanh số lượng sản phẩm mới, các nhân viên Nokia trong thời kỳ
này quan tâm hơn hết tới việc tạo ra ngày càng nhiều mẫu điện thoại mới. Điều
này kết với áp lực giảm chi phí đã khiến chất lượng điện thoại Nokia bị suy giảm.
III. Đề xuất điều chỉnh chiến lược của Nokia:
1) Phân tích và đánh giá triển vọng chiến lƣợc kinh doanh của Nokia trong thời

gian gần đây
Tiền đề cho sự trở lại lần này của nhãn hiệu Nokia ghi đậm dấu ấn của bộ ba
công ty: Nokia Technologies, HMD và Foxconn.
Việc liên kết với hai công ty trên đã giúp cho quá trình lấy lại thương hiệu của
Nokia trở nên nhanh chóng hơn rất nhiều. Đó là một nước đi cực kì khơn ngoan
của Nokia khi liên kết với hai cơng ty này, HMD và Nokia có thể tận dụng được
nguồn lực từ Foxconn như khả năng sản xuất thiết bị, chuỗi cung ứng cũng như
các công nghệ độc quyền. Việc liên kết này làm cho việc kinh doanh của Nokia trở
nên khởi sắc hơn rất nhiều. Theo những thông tin gần đây, Nokia đạt lợi nhuận 1,2
tỷ USD, cao hơn so với con số 1,1 tỷ USD dự kiến ban đầu.
Việc khơng cịn chạy hệ điều hành Windows phone như trước khi đã chuyển
qua chạy hệ điều hành android thông dụng hơn đã giúp cho doanh số bán
hàng tăng đáng kể. Việc sử dụng hệ điều hành android với những tùy biến riêng
tăng tính trải nghiệm của người dùng hơn. Điều đặt biệt hiện tại Nokia đang làm
các mẫu smartphone giá rẻ và tầm trung rất tốt, với chiến lược hiện tại là sản xuất
các mẫu smartphone với mức giá ổn để tiếp cận thị trường. Chiếc điện thoại tiên
phong Nokia 6 chính là điển hình cho sự thiếu bứt phá về thiết kế lẫn tính năng đủ
để mở đường cho Nokia mới: thiết kế quen thuộc, vẫn màn hình 2,5D, vỏ nhôm,
chip Snapdragon 430, âm thanh Dolby Atmos… Tất cả những thứ này đều quen
thuộc và khơng có gì nổi trội, mặc dù Nokia 6 được cho là đã cháy hàng ngay
ngày mở bán đầu tiên tại Trung Quốc. Với những smartphone tầm trung này
khơng có dấu ấn gì đặc sắc trên thị trường với những công nghệ đã có hầu hết trên
các smartphone hiện nay.


Mặc dù là một trong những công ty sản xuất điện thoại hàng đầu vì lý do đã vắng
bóng khá lâu trên thị trường điện thoại nên việc cạnh tranh với các hãng như
Samsung hay apple là điều rất khó. Với dấu ấn trên thị trường là việc là hồi sinh
các dòng điện thoại cổ điện trước đây cũng là một bước đột phá tạo niềm tin cho
khách hàng

Rõ ràng, trong những bước đi chập chững trở lại, thiết bị nhãn hiệu Nokia cần phải
dò đường, cần thời gian để thích nghi với thời thế. Rõ ràng những người yêu
thương hiệu Nokia và mong chờ những sản phẩm đậm chất Nokia cần dành cho
các chủ sở hữu mới của thương hiệu Nokia thêm thời gian để tích lũy và phát
triển. Đầu tư hợp lí về các yếu tố cơng nghệ, marketing với hay vọng lấy lại đc
hình ảnh của một ông trùm của ngành sản xuất điện thoại
2) Chiến lược nhân sự:
Trong năm 2017 doanh thu của công ty đạt vượt dự kiến. Tuy đạt những thành
công như vậy chúng ta vẫn không được tự mãn, sự điều chỉnh nhân sự là cần thiết
cho sự phát triển hơn nữa nhưng nhìn chung bộ khung nhân sự cũ vẫn giữ lại để
đảm bảo tính ổn định của cơng ty.
• Loại bỏ những nhân viên ít đóng góp giá trị cho cơng ty, có thái độ làm
việc khơng tốt. Tăng lương thưởng cho những nhân việc có thái độ làm việc
tốt, đề bạt thăng chức cho những nhân viên đóng góp nhiều giá trị cho cơng
ty. Đặt biệt là phải có chế độ đãi ngộ cao với những chuyên gia và các
chuyên viên hàng đầu để họ tiếp tục cống hiến cho công ty nhiều hơn nữa
và không chuyển qua làm cho các công ty đối thủ như Samsung, Huawei…
nhưng vẫn giữ thái độ cứng rắn ở những lúc nhất định để không bị chiếm
ưu thế trong những cuộc đàm phán về các quyền lợi giữ hai bên vì cơng ty
khơng cần những nhân viên khơng cịn muốn đóng góp để tạo ra giá trị cho
cơng ty nữa.
• Tổ chức lại cơng ty: gọn nhẹ chú trọng đến hiệu quả trong công ty, phân
quyền cho các nhân viên để tăng thêm trách nhiệm. Xây dựng kênh thông
tin từ nhân viên đến lãnh đạo để có thể phối hợp có hiệu quản khi triển khai
công việc từ khâu ra quyết định đến khâu thực hiện.
3) Chiến lược marketing:
a) Phân phối:
Tiến hành rà soát, kiểm tra tất cả các chi nhánh cho ngừng hoạt động các
chi nhánh hoạt động thiếu hiệu quả . Việc lựa chọn lại nhà phân phối có khả năng
chia sẻ những rủi ro cũng là rất cần thiết để tăng mức lợi nhuận cho cả hai bên.

Các nhà phân phối phải tiềm năng và đảm bảo số lượng bán ra đảm bảo thương
hiệu Nokia trên thị trường luôn ổn định và phát triển, đồng thời tăng thêm chiết
khấu, giảm giá bán với các nhà phân phối để thúc đẩy doanh thu bán hàng từ họ.
Ngoài ra chúng ta cần ưu tiên liên kết với nhà mạng trong khâu phân phối thêm
thuận tiện từ đó giảm giá thành sản phẩm.


Đối với các cửa hàng chính hãng chúng ta vẫn phải kiếm tra để có thể xử lí
các cửa hàng kém hiệu quả và tìm thêm các thị trường tiềm năng để đặt thêm các
cửa hàng.
b) Sản phẩm:
Đối với sản phẩm giá rẻ:
Hiện nay các thị phần của Nokia ở phân khúc giá này vẫn cao, các dòng
điện thoại của Nokia ở phân khúc này luôn chiếm ưu thế trên thị trường. Với việc
làm hồi sinh thành cơng các dịng điện thoại “huyền thoại” như Nokia 3310 giúp
tăng doanh thu đáng kể. Do vậy chúng ta nên tiếp tục với chiến lược này, tiếp tục
hồi sinh với các dòng điện thoại này với mức giá tương đối để tăng thêm số lượng
bán hàng. Việc ra mắt smartphone chạy hệ điều hành android là Nokia 2 đã tạo ra
tiếng vang đáng kể cho thương hiệu Nokia. Với thương hiệu cũng như chất lượng
tốt thật sự Nokia 2 chính là một đối thủ mạnh trên phân khúc giá này. Chiến lược
tiếp theo tiếp tục sản xuất smartphone giá này và kết hợp với các chuyên gia để ra
mắt thêm các smartphone giá rẻ nữa.
Tìm kiếm thị trường các nước đang phát triển thường có mức tiêu thụ các
sản phẩm giá rẻ lớn giúp lượng bán hàng nhiều hơn. Đàm phán với các nhà cung
cấp để có thể sản xuất với mức giá thấp hơn nữa đặt biệt ở dòng điện thoại
smartphone giá rẻ như Nokia 2 chjay hệ điều hành Android.
Đối với smartphone ở phân khúc tầm trung và cao cấp:
Tiếp tục đàm phán với các công ty cung cấp phần mềm trước đây như
Android, Qualcom,… Đẩy mạnh việc nghiên cứu để sản phẩm để điện thoại Nokia
trở nên độc đáo hơn, nhiều tính năng hơn, giá rẻ hơn để cạnh tranh tốt với các đối

thử như Samsung hay Apple. Nokia chỉ mới tham gia vào dòng smartphone cao
cấp nên thị phần chưa nhiều nên đa phần sự tiếp cận với người sử dụng chưa
nhiều. Việc ra mắt Nokia 5, Nokia 6 ở phân khúc tầm trung và Nokia 8 ở phân
khúc smartphone cao cấp đã có phản ứng tích cực trên thị trường vì vậy nên chiến
lược cho tương lai là đẩy mạnh nghiên cứu ở thị trường này, tập trung ở các tính
năng đang nổi trội hiện nay như màn hình tràn viền, các cảm biến bảo mật vân tay.
Tập trung tạo ra sản phẩm mang tính cách mạng như màn hình tràn viên khơng
cịn các phím vật lí như nút home, camera kép với công nghệ hiện đại, hiện này
nokia 8 đã có camera với ống kính Zeiss ở camera sau thế hệ điện thoại tiếp theo
sẽ có hỗ trợ ở cả hai camera.
Đặc biệt chiến thuật ra mắt phải hấp dẫn, thời điểm ra mắt phù hợp, phải được
tính tốn kĩ lưỡng tránh trường hợp chậm trễ làm mất đi cơ hội chinh phục người
tiêu dùng vì rằng sản phẩm có tân tiến, tính năng ưu việt tới đâu nhưng nếu khách
hàng đã có trên tay một sản phẩm thay thế do đối thủ cạnh tranh thì khả năng gây
được ấn tượng mạnh kích thích sự tị mị của khách hàng sẽ bị giảm xuống, cơ hội
bán hàng càng mong manh. Phải tạo ra sự tò mò trong khách hàng bằng cách giới
thiệu các chức năng của smartphone nhưng chỉ dừng ở 1 mức độ nào đó, ấn định
thời điểm ra mắt sản phẩm mới vào một thời điểm cụ thể trong năm khiến cho tâm
lí khách hàng luôn chờ đợi sản phẩm. Hơn nữa nâng cao giá trị cảm nhận của
khách hàng qua khâu trình làng sẽ giúp công ty nâng cao vị thế cạnh tranh. Việc ra


mắt thành cơng sản phẩm với những tính năng nổi bật sẽ gây ấn tượng cực mạnh
với khác hàng, tạo ra sự thuận lợi cho việc bán hàng về sau.
Mở một số cửa hàng trưng bày sản phẩm mẫu:
Khách hàng thường có xu hướng trải nghiệm sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua
hàng nhất là sản phẩm của cơng nghệ như điện thoại vì vậy khi mở các cửa hàng như vậy
khác hàng có thể trải nghiệm các tính năng của chiếc điện thoại, từ đó chúng ta có thể
thua thập các dữ liệu từ việc trải nghiệm của khách hàng từ đó đưa ra các tiêu chí để đáp
ứng nhu cầu thực sự của khách hàng. Việc nắm bắt được cảm xúc, thấu hiểu được mong

muốn khách hàng giúp Nokia tận dụng các nguồn lực trong việc nghiên cứu một các triệt
để để hướng tới nhu cầu của khách hàng tránh đi việc các nghiên cứu trong phịng thí
nghiệm do các kĩ sư nghĩ ra nhưng lại không đáp ứng được người tiêu dùng và không
thương mại hóa được sản phẩm.
c) Chiến lược tài chính:
Xây dựng chiến lược tài chính hợp lí là vơ cùng cần thiết để công ty tiếp tục
phát triển. Các khoản chi về hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm cần hợp lý,
đạt được sự thống nhất chung, đồng bộ của các cấp lãnh đạo, để đạt được hiệu quả,
khơng lãng phí nguồn tài chính cịn đang eo hẹp.
Bên cạnh đó, Nokia tận dụng các hợp đồng cung cấp bằng sáng chế cho các
cơng ty lớn để có thể kiếm thêm được nguồn doanh thu lớn, làm tăng nguồn lực tài
chính của công ty.


KẾT LUẬN
Sóng đã đổi chiều trên thị trường điện thoại di động thế giới. Làn sóng mạnh mẽ
Nokia khơng cịn giữ vị trí dẫn đầu như trước nay. Từ doanh số, thị phần, khách hàng,
khách hàng tiềm năng đều sụt giảm. Ngay lúc này, CEO của HMD Global và FIH cần có
những động thái thật tích cực và sáng suốt để đưa Nokia trở về thời kì đỉnh cao như xưa.
Qua Nokia, có rất nhiều thứ để các CEO phải ngẫm nghĩ, sai lầm không bỏ qua bất cứ ai
dù bạn có phải là CEO từng thành cơng nhất hay một CEO vừa bước vào nghề. Phải có
những vấp ngã như thế thì mới thấy được tầm quan trọng của quản trị chiến lược trong
doanh nghiệp ngày nay. Liệu tương lai Nokia có tiếp tục “sa cơ lỡ thế” hay sẽ trổi dậy
mạnh mẽ hơn, năng lượng hơn và độc đáo hơn vẫn còn là một câu hỏi lớn cho tất cả
chúng ta.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />5. />6. />7. />8. />


9. />


×