Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng, đền bù và hỗ trợ tái định cư dự án bản mồng trên địa bàn huyện quỳ hợp tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.6 KB, 73 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình được đào tạo, được học tập, tu dưỡng và rèn luyện tại khoa
Địa Lý - Quản lý tài nguyên, Trường Đại Học Vinh và thời gian thực tập tại Trung
tâm kĩ thuật Tài nguyên và Môi trường, em đã được trang bị một số kiến thức cơ
bản về chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp
đại học của mình.
Xuất phát từ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
sự quan tâm, giúp đỡ và dìu dắt của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm
khoa và các thầy giáo, cô giáo trong khoa Địa Lý - Quản lý tài nguyên trong suốt
thời gian em học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Phan Thị Quỳnh
Nga đã dành nhiều thời gian hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và
viết báo cáo tốt nghiệp của mình.
Qua đây em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng toàn
thể các cán bộ của Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài.
Do điều kiện về thời gian và nhận thức cũng như trình độ chuyên môn còn
hạn chế nên trong báo cáo tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để
báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


BTTH

Bồi thường thiệt hại

GPMB

Giải phóng mặt bằng

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa

TN và MT

Tài Ngun và Mơi Trường

QH

Quy Hoạch

KH

Kế hoạch




Nghị Định

CP

Chính Phủ



Quyết định

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

2


MỤC LỤC
Trang

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng:


Sơ đồ, hình vẽ:

4


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Lý do
Sau 4 năm ngồi trên ghế nhà trường, được tiếp thu kiến thức mà các
thầy cô đã giảng dạy và truyền đạt cho bản thân, nhằm đưa những kiến thức
được học qua 4 năm đào tạo tại trường đi vào thực tiễn cuộc sống và cũng như
công tác GPMB, đền bù hỗ trợ và tái định cự, trên địa bàn huyện Quỳ Hợp thì
bản thân em đã xin phép trường Đại học Vinh và Khoa Địa lý Quản lý tài
nguyên về thực tập tại Phòng Tài Ngun và Mơi Trường để trực tiếp tìm
hiểu và học hỏi thêm công tác GPMB, đền bù ,hỗ trợ và tái định cư ở đây.
Ở Nghệ An hiện nay quá trình CNH, HĐH, đơ thị hố đang diễn ra rất mạnh,
rất nhiều dự án đã và đang triển khai với mục đích phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
cho CNH- HĐH như Khu công nghiệp Bắc Vinh với tổng Diện tích: 143,17 ha; Khu
cơng nghiệp Nam Cấm Với quy mơ diện tích được quy hoạch 327,83 hecta; Khu
cơng nghiệp Thung Khuộc Thị trấn Quỳ Hợp với tổng diện tích: 26,15 ha; tổng số
vốn đầu tư 50,17 tỷ đồng, Khu cơng nghiệp Châu Quang với tổng diện tích 22 ha;
tổng số vốn đầu tư 40,67 tỷ đồng và xây dựng hồ chứa nước Bản mồng xã Yên Hợp
tổng diện tích: 2021.4 ha với tổng số vốn đấu tư 4.5 nghìn tỷ đồng, ngồi ra cịn một
số khu cơng nghiệp Sơng Dinh, khu công nghiệp Nghĩa Xuân và các nâng cấp các
tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ... . Vấn đề chuyển đổi quỹ đất đang sử dụng hiện nay
sang đất triển khai dự án đang diễn ra nhanh. Đặc biệt huyện Quỳ Hợp nằm ở trung
tâm vùng mỏ của Tỉnh Nghệ An về các loại khoáng sản như Đá trắng, quặng thiếc,
vàng, đá quý... là nơi đang diễn ra quá trình phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng phục
vụ mục tiêu thu hút đầu tư ngoài tỉnh để phát triển kinh tế, xã hội. Trong vòng vài
năm trở lại đây huyện Quỳ Hợp đã thực hiện bồi thường thiệt hại 400 ha và di dời

nhiều hộ dân để có được quỹ đất triển khai các dự án, về cơ bản đã đáp ứng được
yêu cầu đề ra, tuy vậy cũng đang nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, một bộ phận người
dân bị mất đất chưa thỏa mãn với những gì họ được hưởng từ chính sách bồi thường
thiệt hại hiện nay.
Xuất phát từ các lý do trên, được sự đồng ý của trường đại học Vinh, khoa
Địa Lý- Quản Lý Tài Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài : “ Thực trạng cơng tác
giải phóng mặt bằng, đền bù và hỗ trợ tái định cư dự án Bản Mồng trên địa bàn
huyện quỳ Hợp- tỉnh Nghệ An ”
2 Mục tiêu
2.1.Mục tiêu thực tập
5


-Giúp tiếp cận môi trường làm việc thực tế tại các đơn vị , qua đó có điều
kiện so sánh, đánh giá giữa lý thuyết và thực tiễn trọng tâm là kiến thức chuyên sâu
ngành Quản lý đất đai.
-Bước đầu tiếp cận thực tế cới các nội dung đã được học ở chuyên ngành,
thực tập, học hỏi và làm quen với chuyên môn được đào tạo để khi tốt nghiệp có thể
làm việc ngay tại các đơn vị nhà nước.
-Tìm hiểu quá trình thực hiện quản lý đất đai trên địa bàn huyện Quỳ Hợp –
Nghệ An
-Vận dụng kiến thức lý thuyết đã học về quản lý đất đai để quan sát ,đánh giá
việc hực hiện các công việc quản lý đất đai tại phòng TN và MT huyện Quỳ Hợp.
-Phát triển ,rèn luyện kỹ năng công tác làm việc theo nhóm ,từng cá nhân
-Giới thiệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Qùy hợp
- Giúp tiếp cận môi trường làm việc thực tế tại các đơn vị, qua đó có điều
kiện so sánh, đánh giá giữa lý thuyết và thực tiễn với trọng tâm là kiến thức chuyên
sâu ngành quản lý đất đai.
-Vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng vào một(hay một số) nôi dung
liên quan đến công việc cụ thể tại đơn vị thực tập. Và học hỏi thêm kinh nghiệm

làm việc tại các cơ sở được thực tập
2.2 Mục tiêu đề tài
- Đánh giá việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đền bù và hỗ trợ tái
định cư của một số dự án, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đề bù , giải phóng mặt
bằng xây dựng khu công nghiệp
.- Đánh giá thực trạng cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng của một số dự
án trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác đền bù, giải phóng mặt
bằng trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.
3. Nhiệm vụ
3.1 Nhiệm vụ của quá trình thực tập:

6


-

Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quá trình hình thành và phát triển, cơ
cấu tổ chức của Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Quỳ Hợp.

-

Tìm hiểu tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.

-

Tìm hiểu thực trạng giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư của dự án Bản
Mồng và một số dự án khác

-


Tìm hiểu một số khó khăn trong quá trình GPMB, bồi thường và tái định cư.

-

Đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn quá trình GPMB, bồi thường và
tái định cư.
3.2Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận và thự tiện về cơng tác giải phóng mặt bằng, đền
bù và hỗ trợ tái định cư vận dụng cho việc nghiên cứu vấn đề trên địa bàn cấp
huyện
- Phân tích , đánh giá thực trạng giải phóng mặt bằng,đền bù và hỗ trợ tái
định cư chỉ rõ những kết quả đạt được , những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.
- Đề ra các giải pháp chính nhằm hồn thiện cơng tác giải phóng mặt bằng,
đền bù và hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Quỳ Hợp trong thời gian tới.
4 Yêu cầu tại cơ sở thực tập
- Hiểu và nắm vững về kiến thức ngành Quản lý đất đai,áp dụng các kiến
thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tế có liên quan.
- Nhận xét và ghi nhận về hoạt động thực tiễn tại cơ sở thực tập so với lý
luận đã học tại trường. Giải thích sự khác biệt về thực tiễn và lý thuyết áp dụng tại
cac cơ quan, doanh nghiệp trên cơ sở lý luận và điều kiện thực tế của cơ sở thực tập.
- Làm việc tại các cơ sở thực tập đòi hỏi phải có tinh thần học hỏi kinh
nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao. Tìm hiểu được các kiến thực thực tiễn thực
trạng làm việc và tiến độ giải phóng mặt bằng
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị của cá nhân.
5. Thời gian và địa điểm thực tập
Thời gian thực tập : Từ ngày 22/2/2016 -17/4/2016
7



Địa điểm :UBND huyện Quỳ Hợp– phòng tài nguyên và môi trường huyện
Quỳ Hợp

8


Phần II: NỘI DUNG
Chương 1 : Giới thiệu về UBND huyện Quỳ Hợp – Phịng Tài Ngun và
Mơi Trường Huyện Quỳ Hợp .
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của UBND huyện Quỳ Hợp –
Phịng Tài Ngun và Mơi Trường Huyện Quỳ Hợp
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Phịng Tài ngun và Mơi
trường
Trước đây, Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An có
nguồn gốc hình thành và phát triển từ bộ phận Quản lý ruộng đất thuộc Phịng Nơng
nghiệp. Để đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, năm 1993
có quyết định thành lập Phịng Địa chính huyện Quỳ Hợp với 05 cán bộ: 01 Trưởng
phịng, 01 phó phịng và 03 cán bộ. Cùng với nhu cầu khách quan trong tình hình cả
nước và yêu cầu chủ quan của huyện Quỳ Hợp, năm 2004 Phòng Địa chính sát nhập
với bộ phận Quản lí Mơi trường thành Phịng Tài ngun và Mơi trường
Bảng 1.1.Q trình hình thành và phát triển của Phịng tài ngun và mơi trường

Thời gian
TT

Đơn vị
chủ quản

Tên gọi
(tháng năm)


1

Lãnh đạo (trưởng phòng)

Phòng
Từ trước đến Bộ phận quản
Nơng
05/1993
lý ruộng đất
Nghiệp
Cao Thanh Đồng

2

Từ 6/1993đến
2/ 2004

Phịng Địa
Chính

UBND
huyện Quỳ
Hợp

( 1996 – 2002)
Lô Trung Sơn
( 2003 – 2004)

9



Hủn Vi Linh
( 2004 -12/2004)
Nguyễn Quý Hùng

3

Phòng
Tài UBND
( 01/2005 – 12/ 2008)
Từ 3/2004 đến
Ngun và Mơi huyện Quỳ
nay
Nguyễn Đình Tùng
Trường
Hợp
( 01/ 2009 – 2013 )
Lê Sỹ Hào
(10/2013- nay)
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của phịng Tài ngun –Mơi trường

Trưởng phịng
1

Trưởng phịng chịu trách nhiệm trước
Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện và trước pháp luật
về toàn bộ hoạt động của Phịng.


Lê Sỹ Hào

Qn Vi Giang(Tổ
GPMB)

Phó Trưởng phịng giúp Trưởng
phòng, chịu trách nhiệm trước
Trưởng phòng và trước pháp
luật về nhiệm vụ được phân
cơng.

Phó phịng
2

Nguyễn Minh Khơi
Lơ Trung Sơn

Các cán bộ,
cơng chức

Lê Thị Đức
Thực hiện các nhiệm vụ do trưởng
phịng và phó phịng phân
cơng, chịu trách nhiệm trước
trưởng phịng , phó phịng và
trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân cơng

Đặng Đình Nghĩa


Sơ đồ 1.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phịng tài Ngun và Mơi trường
( Nguồn:Phòng tài ngun-mơi trường huyện Quỳ Hợp năm )
10


Về cơ cấu tổ chức của phòng Tài nguyên – Mơi trường gồm: 01 Trưởng phịng,
03 Phó Trưởng phịng và 02 cán bộ, cơng chức. Trưởng phịng là người đứng đầu, chịu
trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của phịng. Các
Phó trưởng phịng là người giúp việc cho Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước
Trưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công, uỷ quyền. Cán bộ,
cơng chức của phịng làm việc theo sự phân cơng của Trưởng phòng và chịu trách
nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách về quản lí đất đai,tài
ngun mơi trường
a. Trưởng phịng
Đồng chí Lê Sỹ Hào
Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và trước
pháp luật về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao trên toàn bộ lĩnh vực đất đai,
khống sản, mơi trường, tài ngun nước, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo,
bồi thường giải phóng mặt bằng...
Quản lý, chỉ đạo, điều hành, phân công công tác đối với cán bộ, cơng chức.
Chủ trì các cuộc họp theo quy định và các cuộc họp đột xuất do phòng tổ chức.
Quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo theo quy
định của pháp luật và theo phân cấp của UBND huyện.
Quản lý về bản đồ và ranh giới mỏ.
Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Chủ trì xây dựng các báo cáo, đề án, quyết định, chỉ thị phải thông qua Ban
Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện.

Trực tiếp ký nháy và trình ký tất cả các văn bản do Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND
huyện ký.
Quản lý tổ chức bộ máy, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,

11


công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định của
pháp luật và phân cơng của UBND huyện.
Quản lý tài chính, tài sản của phịng theo quy định của pháp luật và phân
cơng của UBND huyện.
Tuỳ tính chất cơng việc và tình hình cụ thể (do ốm, đau, bận nhiều việc...), Trưởng
phịng có thể uỷ quyền cho Phó Trưởng phịng thực hiện một số nhiệm vụ của Trưởng
phịng, ký nháy hoặc trình ký các văn bản do Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện ký.
b. 3 Phó trưởng phịng
- Đồng chí Nguyễn Minh Khơi:
Quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
Tổ chức thực hiện cơng tác vệ tài ngun khống sản chưa cấp phép trên
địa bàn.
Phụ trách công tác thi đua khen thưởng các xã, thị trấn; Xây dựng quy chế,
chấm điểm thi đua, xếp loại hàng năm đối với cán bộ địa chính xã, thị trấn.
Phụ trách tổ chức các cuộc họp giao ban hàng quý, 6 tháng, năm với cán bộ
địa chính các xã, thị trấn.
Tham mưu xây dựng các báo cáo, chương trình, đề án, kế hoạch, chỉ thị…
trên lĩnh vực được giao.
Khi được Trưởng phòng uỷ quyền, thay mặt Trưởng phịng chủ trì cuộc họp,
chỉ đạo, điều hành, phân công cán bộ, công chức, ký nháy, trình ký các văn bản,
thực hiện các nhiệm vụ của Trưởng phịng.
- Đồng chí Lơ Trung Sơn

Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
huyện.
Phụ trách cơng tác quản lý nhà nước về Tài nguyên nước trên địa bàn. Tham
mưu điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc
thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.

12


Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan trong
việc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương.
Tham mưu xây dựng các báo cáo, chương trình, đề án, kế hoạch, chỉ thị…
trên lĩnh vực được giao.
Khi được trưởng phòng uỷ quyền, thay mặt Trưởng phòng chủ trì cuộc họp,
chỉ đạo, điều hành, phân cơng cán bộ, cơng chức, ký nháy, trình ký các văn bản,
thực hiện các nhiệm vụ của trưởng phịng.
- Đồng chí Qn Vy Giang
Phụ trách cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án do huyện giao
trên địa bàn huyện.
Phục trách công tác chuyển đổi ruộng đất.
Phụ trách về đất tổ chức, đất khai thác, chế biến khoáng sản.
Tham mưu xây dựng các báo cáo, chương trình, đề án, kế hoạch, chỉ thị…
trên lĩnh vực được giao.
Khi được trưởng phòng uỷ quyền, thay mặt Trưởng phịng chủ trì cuộc họp,
chỉ đạo, điều hành, phân công cán bộ, công chức, ký nháy, trình ký các văn bản,
thực hiện các nhiệm vụ của trưởng phịng.
c. 2 Chun viên
- Đồng chí Lê Thị Đức

Phụ trách công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Tổ chức thẩm định, đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường và đề
án bảo vệ môi trường, ký nháy hồ sơ về bảo vệ mơi trường trước khi trình Trưởng
phịng.
Tham mưu kiểm tra việc thực hiện các nội dung bản cam kết bảo vệ môi
trường và đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận đối với các dự án sản xuất,
kinh doanh của tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Tham mưu xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn sự
nghiệp môi trường hàng năm.

13


Lưu trữ quyết định, hợp đồng thuê đất đối với tổ chức, cá nhân khai thác, chế
biến khoáng sản; giấy phép khai thác khoáng sản; hồ sơ về xác nhận bản cam kết
bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ mơi trường.
- Đồng chí Đặng Đình Nghĩa
Phụ trách cơng tác quy hoạch, kế hoạch sự dụng đất; thống kê, kiểm kê, đăng
ký đất đai cấp huyện và cấp xã.
Chịu trách nhiệm xây dựng bảng giá đất hàng năm.
Tham mưu thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân
trên địa bàn huyện, trình đồng chí Lơ Trung Sơn ký nháy trước khi trình Trưởng
phịng.
Phụ trách cơng tác văn thư, văn phịng phịng Tài nguyên và Môi trường; xây
dựng báo cáo tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, năm.
Giữ dấu, đóng dấu theo sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng phòng.
- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, các cán bộ, công chức, chuyên viên
thực hiện nhiệm vụ:

+ Tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực
hiện; tổng kết, đánh giá và báo cáo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh
vực mình phụ trách.
+ Tham mưu ban hành quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm
quyền ban hành của UBND huyện về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
+ Tham mưu ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch,
kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực được phân công.
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin và các dịch
vụ công trong lĩnh vực được phân công phụ trách theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

14


+ Giúp Trưởng phòng quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính
phủ hoạt động trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
+ Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công
tác tài nguyên và môi trường cấp xã trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
+ Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực
cơng tác được giao cho cho Trưởng phịng, UBND huyện và Sở Tài nguyên và Môi
trường trong lĩnh vực được phân công.
+ Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực được phân công phụ
trách theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao hoặc theo quy định
của pháp luật.
Các cán bộ, chuyên viên phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng,
đúng thời gian quy định. Trước lúc đi làm phải báo cáo thời gian, nội dung công
việc, lúc về phải báo cáo kết quả làm việc. Tránh tình trạng giao việc qua khâu trung

gian (Trưởng phịng giao cho phó phịng, phó phịng giao cho chun viên lớn tuổi,
chun viên lớn tuổi giao cho chuyên viên nhỏ tuổi).
Trong quá trình thực hiện, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng phòng, các
chuyên viên phải phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để hồn thành nhiệm vụ.
1.2 Hoạt động chun mơn sinh viên trong quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập, em củng đã học tập được nhiều kiến thức, nhiều
kinh nghiệm tại cơ sở thực tập. Được tiếp xúc với các công việc thực tế, các loại hồ
sơ, các phần mềm, .Trong quá trình 2 tháng đi thực tập em đã làm quen và học viết
các hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng
nhân quyền sử dụng đất, thống kê số lượng cấp giấy chứng nhận của các xã. Bên
cạnh đó em còn được anh chị hướng dẫn sử dụng phần mềm MICROSTATION
trong việc lập danh sách các thửa đất nằm trong dự án giải phóng mặt bằng, kiểm
tra lại các đơn giá đền bù có đúng theo đơn giá của nhà nước, được tham gia giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.... Các anh chị ở Phòng tài nguyên và
môi trường huyện Quỳ Hợp đã hướng dẫn, cung cấp tài liệu để em làm bài khóa
luận tốt nghiệp. Qua tiếp xúc thực tế công việc đã hiểu biết thêm, áp dụng các kiến
thức đã được học được ở giảng đường vào cơng việc và đã tích lũy được các kinh
nghiệm khi làm công việc thực sự.
15


16


CHƯƠNG 2
CƠNG TÁC GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN BẢN MỒNG TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ
HỢP, TỈNH NGHỆ AN
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Quỳ Hợp là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, có diện tích tự nhiên
94.220,55 ha, chiếm 5,71% diện tích tự nhiên của Tỉnh. Huyện Quỳ Hợp nằm trong
tọa độ từ vĩ độ 19o10’ đến 19o29’ Bắc và từ kinh độ 104o56’đến 105o21’ Đơng.
Phía Bắc giáp huyện Quỳ Châu; phía Tây giáp huyện Tương Dương, huyện
Con Cng; phía Tây giáp huyện Con Cng, Tân Kỳ và Anh Sơn; phía Đơng giáp
huyện Nghĩa Đàn. [9]

Hình 1: Sơ đồ địa chính huyện Quỳ Hợp
(Nguồn:)[30]
Địa hình huyện Quỳ Hợp chủ yếu là đồi núi, nằm trong khối núi cao của
vùng Tây bắc Nghệ An với các đỉnh cao như: Bù Khang: 1.087m, Bù Tang: 670m.
Ba phía là núi cao tạo cho Quỳ Hợp trở thành một thung lũng lớn, thấp dần theo
hướng Đông – Đông Bắc, các khu vực địa hình có độ cao 200m so với mặt nước
17


biển chiếm 75% diện tích đất tự nhiên tồn huyện. Đất bằng nhỏ hẹp và phân tán, bị
chia cắt bởi nhiều khe suối và các dãy núi đá vôi đã hạn chế việc mở rộng diện tích
lúa nước và các loại cây trồng ngắn ngày khác.
Địa hình phức tạp gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp và gây
khó khăn về nguồn nước phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp, mùa khơ thì hạn hán,
mùa mưa thì ngập úng cục bộ.Đồng thời gây ra nhiều khó khăn trong đi lại và trong
sinh hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất cho người dân nơi đây. [9]
2.1.1.2.Điều kiện khí hậu
Nằm trong vùng Phủ Quỳ, khí hậu của Quỳ Hợp chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh và khơ, mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình
hàng năm đạt 23.3oC, lượng mưa bình quân nhiều năm đạt 1640.4 mm. Ở đây, khí
hậu thường xuyên biến đổi mạnh, thường xảy ra nhiều lũ lụt, nhất là lũ ống, lũ quét
hạn hán gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.[9]
2.1.1.3. Thuỷ văn

Địa bàn huyện có sơng Dinh chảy qua, với hơn 40 nhánh nhỏ. Trên hệ thống
khe, suối toàn huyện đã đắp được 46 hồ đập, quanh năm có nước với tổng diện tích
mặt nước xấp xỉ 200ha.Lưu lượng nước sơng Dinh phụ thuộc vào chế độ mưa diện
tích và tán rừng của thượng nguồn. Mùa mưa dòng chảy lớn, nước lên nhanh, lưu
tốc lớn nhất là 250m3/s, mùa khô lượng nước giảm nhanh, lưu tốc mùa kiệt chỉ
khoảng 10m3/s.[9]
2.1.1.4. Về thổ nhưỡng
Diện tích tự nhiên của huyện là 94.265,66 ha lớn thứ 7 về diện tích so với
các huyện thị trong tỉnh. Trong tổng số 94.265,66 ha đất tự nhiên của tồn huyện,
trừ hơn 4.935,60 ha núi đá và sơng suối cịn lại gần 82.284,95 ha thuộc hai nhóm
chính là đất địa thành và nhóm đất thuỷ thành (Đất sơng suối, đất được cung cấp
nước thường xuyên) với 14 loại đất.Nhìn chung đất đai Quỳ Hợp đa dạng, độ phì
khá cao, tầng dày khá (>70cm), thích hợp với nhiều loại cây lâu năm có giá trị kinh
tế cao so với nhiều huyện khác trong tỉnh
2.1.1.5. Tài nguyên rừng
Quỳ Hợp có nguồn tài nguyên rừng phong phú và là thế mạnh trong quá
trình phát triển kinh tế. Theo số liệu thống kê đất đai tại thời điểm 01/01/2014 thì
tổng diện tích đất lâm nghiệp là 51.612,17 ha, chiếm 76,97% tổng diện tích tự
nhiên, trong đó:
18


- Đất rừng sản xuất: 38.855,37 ha.
- Đất rừng phòng hộ: 10.982,38ha.
- Đất rừng đặc dụng: 1.774,42ha.
Theo đánh giá của phịng TNMT huyện Quỳ Hợp, hoạt động khống sản
thiếc khơng nằm trong khu vực rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, mà chủ yếu nằm
trong rừng sản xuất. [30]
2.1.1.6. Tài ngun khống sản
Quỳ Hợp có thế mạnh về tài ngun khoáng sản, nhất là quặng thiếc và đá

xây dựng.Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng là điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2.1.2. Đặc điểm dân cư
a) Dân số
Tính đến cuối năm 2015 tồn huyện Quỳ Hợp có 121.099 nhân khẩu với
29.636 hộ (Quy mơ hộ gia đình 4,09 nhân khẩu), mật độ dân số trung bình tồn
huyện 128,47 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, thị trấn Quỳ Hợp có
mật độ dân cư cao nhất 1.403,94 người/km2, thấp nhất là Nam Sơn 24,69
người/km2. Khu vực dân số nông thôn năm 2014 là 110.789 nhân khẩu chiếm
91,49 %.
Trong vài năm trở lại đây tốc độ phát triển dân số có chiều hướng giảm. Năm
2005 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,2% đến năm 2007 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
giảm xuống còn 1,13%, năm 2009 tỷ lệ tăng tự nhiên còn 1,1%, đến năm 2015 tỷ lệ
tăng tự nhiên còn 1,0%. Tỷ lệ tăng dân số nói chung của huyện những năm qua thấp
do cơng tác kế hoạch hóa gia đình khá tốt. Tỷ lệ gia tăng dân số không đồng đều
giữa các khu vực thị trấn với khu vực nông thôn, giữa khu vực tập trung dân cư, các
trung tâm cụm xã với các làng bản vùng cao, vùng sâu. Nơi có tỷ lệ sinh cao là
vùng nông thôn, các bản làng vùng sâu, vùng xa. Nhưng ở đô thị, các khu vực trung
tâm kinh tế - xã hội (Trung tâm cụm xã) lại có số dân tăng nhanh hơn do tăng cơ
học. [29]
b) Lao động, việc làm
Năm 2015 số người trong độ tuổi của huyện Quỳ Hợp là 71.548 người,
chiếm 59,08% tổng dân số. trong đó: Lao động nữ chiếm 46,20%, cịn lại 53,80% là
lao động nam. Số lao động thiếu việc làm thường xuyên ở nông thôn chiếm khoảng
25% - 30% tổng số lao động.
Hàng năm huyện đã giải quyết việc làm cho khoảng 4.213 người lao động,
trong đó chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; Đồng thời hướng nghiệp
cho học sinh, sinh viên mới ra trường và giới thiệu cho một bộ phận lao động ở các
tỉnh lân cận.
c) Thu nhập

19


Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của nhân dân
cũng được cải thiện đáng kể. Năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt 24,094
triệu/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo (Theo tiêu chí mới) giảm còn 19% số hộ. Đời sống
dân cư làm việc trong các ngành thương nghiệp, xây dựng, công nghiệp, cơ khí chế
tạo, giao thơng vận tải,... nhìn chung có mức thu nhập ổn định.
2.1.3.1.Đặc điểm kinh tế
Là một huyện miền núi cùng với địa hình khó khăn, hiểm trở, nền kinh tế
Quỳ Hợp có xuất phát điểm thấp, tốc độ phát triển chậm, đời sống nhân dân cịn gặp
khó khăn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
Những năm gần đây Quỳ Hợp đã có nhiều nỗ lực to lớn trong việc khắc phục
khó khăn, cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong huyện.Nhờ vậy,
kinh tế Quỳ hợp có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 2015
đạt 8,39%. Tổng giá trị sản xuất theo giá cố định 2014 là 3.418.770 triệu đồng đạt
65,36% so với kế hoạch, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó nơng lâm
nghiệp là 584.050 triệu đồng, đạt 59,44% so với kế hoạch, tăng 4% so với cùng kỳ;
công nghiệp - xây dựng cơ bản là 2.115.910 triệu đồng, đạt 67,26% so với kế hoạch,
tăng 7% so với cùng kỳ; dịch vụ thương mại 718.810 triệu đồng, đạt 65,23% so với
kế hoạch, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2014. [25]
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Quỳ Hợp giai đoạn 2012 – 2015
STT

Các ngành

Năm 2012

Năm 2015


1

Công nghiệp – Xây dựng

42,6%

44,13%

2

Thương mại - Dịch vụ - Du lịch

21,6%

31,9%

3

Nơng- Lâm- Thủy sản

35,8%

23,97%

(Nguồn: Phịng Cơng thương huyện Quỳ Hợp) [25]
Được xác định là ngành trọng điểm trong cơ cấu kinh tế của Huyện, những
năm qua, cơng nghiệp khai thác, chế biến khống sản ở Quỳ Hợp đã được đầu tư
phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, bước đầu đã tạo ra những kết quả đáng
mừng. Khai thác khống sản đã góp phần đáng kể làm tăng thu ngân sách của huyện
hàng năm. Năm 2014, tổng thu ngân sách đạt 183.645 triệu đồng, trong đó thu trên

địa bàn đạt 39.015 triệu đồng, thu trong lĩnh vực khoáng sản là 27.165 triệu đồng;
20


Năm 2015, tổng thu ngân sách đạt 223.339 triệu đồng, trong đó thu trên địa bàn là
58.356 triệu đồng, thu trong lĩnh vực khoáng sản đạt 39.482 triệu đồng.
2.1.3.2. Đặc điểm xã hội
Hiện nay, huyện Quỳ Hợp có 20 xã và 01 thị trấn.Thị trấn Quỳ Hợp là trung
tâm của huyện. Tổng dân số huyện Quỳ Hợp khoảng 120.374 người, tỷ lệ gia tăng
dân số tự nhiên là 1,05 %. Văn hố - xã hội có nhiều tiến bộ, mục tiêu chăm lo cho
con người, giải quyết chính sách xã hội được quan tâm toàn diện. Sự nghiệp giáo
dục đào tạo được quan tâm. Cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được cải thiện.
Khoa học cơng nghệ có bước phát triển mới, nhiều đề tài, dự án khoa học được
nghiên cứu và ứng dụng vào đời sống và sản xuất. Các hoạt động văn hố, thơng
tin, báo chí, thể dục thể thao phát triển về quy mô và đổi mới về nội dung, đời sống
tinh thần của người dân được nâng cao.
Đi lên từ một nền kinh tế chậm phát triển, mọi điều kiện đều khó khăn, thực
lực nền kinh tế yếu, nên nền kinh tế - xã hội huyện Quỳ Hợp phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng và lợi thế có được. Những năm gần đây, Quỳ Hợp đã có những
nỗ lực to lớn trong q trình phát triển và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển, Quỳ Hợp cần có những
chính sách hợp lý hơn nữa nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực, thúc đẩy nền kinh tế
- xã hội của huyện nhà đi lên. [30]
2.2 Tình hình thực hiện quản lý đất tại huyện Quỳ Hợp
2.2.1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiên văn bản đó.
Huyện Quỳ Hợp cơ bản đã tổ chức các văn bản quy phạm pháp luật về đất
đai đúng quy định về nội dung, chất lượng và thời gian. Các văn bản đã được ban
hành đảm bảo tính pháp lý, đúng thẩm quyền và đáp ứng đúng yêu cầu về chỉ đạo
trong công tác quản lý đất đai ở địa phương. Trên cơ sở Luật đất đai và các văn bản

hướng dẫn thi hành luật, các Quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh Nghệ An, UBND
huyện Quỳ Hợp đã kịp thời ban hành vác văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi hành theo
thẩm quyền như các văn bản về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng bảng
giá đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
2.2.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính được thực hiện trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới
21


theo Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Thủ Tướng Chính phủ. Ranh giới giữa
huyện và các huyện giáp ranh được xác định bằng yếu tố địa vật cố định hoặc mốc
giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.
Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập
bản đồ hành chính của huyện Quỳ Hợp được thực hiện theo đúng quy định, quy
phạm của Luật đất đai và các văn bản dưới luật. Ranh giới hành chính của huyện
được xác định rõ ràng, mốc giới ngoài thực địa được định vị cụ thể theo đúng quy
định của luật.
2.2.3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều
tra xây dựng giá đất.
Tính đến nay, toàn huyện đã hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính cho
12/21 xã với diện tích lập bản đồ địa chính 44.383,68 ha, chiếm 47,08% so với diện
tích đất tự nhiên. Hiện nay đang triển khai đo đạc 05/8 xã (Châu Hồng, Yên Hợp,
Liên Hợp, Văn Lợi, Tam Hợp). Còn lại 04/21 xã đã được khảo sát thiết kế kỹ thuận
và dự kiến sẽ đo vào cuối năm 2015 (Châu Tiến, Châu Thành, Nam Sơn, Bắc Sơn).
Tổng số tờ bản đồ được đo đạc trên địa bàn 12 xã là 806 tờ,
Bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch: Huyện Quỳ Hợp đã hồn thành cơng
tác kiểm kê đất đai năm 2010 và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đồng thời

thực hiện lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2010-2020 với tỷ lệ 1/25000.
Hệ thống bản đồ này tương đối chi tiết, độ chính xác cao và là tài liệu quan trọng
góp phần giúp cho cơng tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên đất trên địa bàn
huyện ngày càng tốt hơn
2.2.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Công tác quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch được thực hiện đảm bảo theo
quy định về phương pháp và thời gian của pháp luật đất đai.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện:
Quỳ Hợp đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết Quyết định số
298/QĐ-UBND ngày 30/6/2014. Hiện nay, Quỳ Hợp đang thực hiện lập điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015).
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã:

22


Trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, đến nay đã hoàn thành việc xây dựng quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (20112015) tại 21/21 xã, thị trấn.
2.2.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất.
- Cơng tác giao đất: Cơng tác giao đất là khâu quan trọng trong quản lý Nhà
nước về đất đai. Nó phản ánh cụ thể chính sách của Nhà nước trong việc điều hành
các mối quan hệ đất đai trong thời kỳ đổi mới. Thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27
tháng 9 năm 1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp; Nghị định
163/2009/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính Phủ về việc giao đất lâm nghiệp;
Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về việc cấp quyền sở hữu nhà và
quyền sử dụng đất ở đô thị về cơ bản huyện Quỳ Hợp đã hoàn thành việc giao đất
nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở đô thị cho các hộ dân.
- Công tác cho thuê đất: Từ năm 2010-2015 huyện Quỳ Hợp xác nhận hồ sơ

thuê đất cho 140 tổ chức sử dụng đất trên địa bàn huyện làm thủ tục thuê đất, với
tổng diện tích là 47.041,93 ha. Các tổ chức thực hiện thuê đất chủ yếu là hoạt động
trong lĩnh vực khoáng sản. Kết quả cụ thể ở bảng sau:
- Chuyển mục đích sử dụng đất:
Giai đoạn 2011 -2015, tổng diện tích đất nơng nghiệp chuyển sang đất phi
nơng nghiệp là 1.371,3 ha; trong đó chuyển sang đất trồng lúa là 9,7 ha, đất trồng
cây lây năm là 2,31 ha, đất trồng rừng sản xuất là 1007,94 ha và các loại đất nông
nghiệp khác là 348,94 ha. Ngồi ra trên địa bàn huyện Quỳ Hợp cịn có chu chuyển
giữa các loại đất trong nội bộ đất nông nghiệp, cụ thể là chuyển từ đất rừng sản suất
sang đất sản xuất nơng nghiệp với diện tích là 1.746,7 ha.
* Về thu hồi đất: Giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn Quỳ Hợp đã thực hiện
thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức với tổng cộng diện tích
111,19 ha (trong đó đất nơng nghiệp 47,71 ha, 66,48 ha đất vườn nông nghiệp và
0,04 ha đất ở) để thực hiện 38 cơng trình, dự án.
2.2.6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
Để đảm bảo cho công tác tổ chức thực hiện được nhanh, nhịp nhàng, huyện
Quỳ Hợp đã quy định rõ trách nhiệm của từng ban, ngành, từng thành viên trong
Hội đồng và xây dựng quy chế phối hợp rõ ràng. Nhìn chung chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện
23


Quỳ Hợp đã tuân thủ chính sách chung của Nhà nước về mục đích, nguyên tắc,
phương thức và cơ sở tính mức bồi thường, hỗ trợ. Chính sách bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư đã tương đối hợp lý, được nhân dân chấp nhận nên huyện đã giải
phóng được nhiều mặt bằng, tạo điều kiện cho hàng loạt các dự án triển khai đồng
bộ, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Tính đến nay nhiều dự án lớn đã được triển khai trên địa bàn huyện Quỳ Hợp
như dự án nâng cấp Quốc lộ 7-48, Khu Công nghiệp nhỏ Thung Khuộc, Dự án
đường Châu Thôn - Tân Xuân, dự án trồng cây thức ăn phục vụ chăn ni bị sữa

của Công ty CP thực phẩm sữa TH, dự án hồ Chứa nước Bản Mồng...
2.2.7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Đăng ký đất đai:. Cho đến nay huyện Qùy Hợp đã cho 38.853 hộ gia
đình đăng ký sử dụng đất với diện tích được đăng ký là 34.047,72 ha và 250 tổ
chức đăng ký sử dụng đất với diện tích là 4.770,9 ha.
- Cơng tác lập và quản lý hồ sơ địa chính: Thực hiện tốt công tác lập và
quản lý hồ sơ địa chính nhằm đảm bảo cho việc quản lý đất đai đến từng chủ sử
dụng, đến từng thửa đất được, cập nhật kịp thời nhanh chóng những thay đổi về
diện tích, chủ sử dụng đất, ranh giới…
Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính là một thủ tục hành chính
nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng
đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước với người sử dụng
đất, làm cơ sở để nhà nước nắm chắc, quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp
luật và bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng đất
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tính đến 31/12/2015, số liệu về
số hộ được cấp GCN, số GCN đã được cấp và diện tích đã cấp trên địa bàn huyện
Quỳ Hợp như sau:
- Đất ở đô thị: Cấp 2.714 GCN đất ở đơ thị cho 2.712 hộ gia đình, cá nhân;
với diện tích là 60,15 ha, đạt 97,15% về diện tích.
- Đất ở nơng thơn: Cấp 19.324 GCN đất ở nơng thơn cho 17.493 hộ gia đình,
cá nhân; với diện tích là 778,2 ha, đạt 84,26% về diện tích.
- Đất sản xuất nông nghiệp: Cấp 19.659 GCN đất sản xuất nơng nghiệp cho
15.697 hộ gia đình, cá nhân; với diện tích là 11.234,05 ha, đạt 84,76% về diện tích.

24


- Đất lâm nghiệp: Cấp 8.975 GCN đất lâm nghiệp cho 7.278hộ gia đình, cá
nhân; với diện tích là 21.975,32 ha, đạt 88,75% về diện tích.

2.2.8 Thống kê, kiểm kê đất đai.
Kết quả Kiểm kê đất đai huyện Quỳ Hợp năm 2010, diện tích tự nhiên là:
94.220,55 ha được phân theo cơ cấu: Nhóm đất nơng nghiệp 81.182,7ha (chiếm 86,16%
tổng diện tích tự nhiên), nhóm đất phi nơng nghiệp 6.109,79ha (chiếm 6,48% tổng diện
tích tự nhiên), nhóm đất chưa sử dụng 6928,06ha (chiếm 7,35% tổng diện tích tự nhiên).
Kết quả thống kê đất đai huyện Quỳ Hợp năm 2015, diện tích tự nhiên là:
94.265,66 ha được phân theo cơ cấu: Nhóm đất nơng nghiệp 81.722,69 ha (chiếm
86,69% tổng diện tích tự nhiên), nhóm đất phi nơng nghiệp 6.756,38 ha (chiếm 7,17%
tổng diện tích tự nhiên), nhóm đất chưa sử dụng 5.786,59 ha (chiếm 6,14% tổng diện
tích tự nhiên).
2.2.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai trên địa bàn huyện Quỳ Hợp là Văn phòng
đăng ký QSD đất. Tuy nhiện hiện nay, huyện Quỳ Hợp chưa xây dựng cơ sở dữ liệu
đất đai, vì vậy Văn phịng đăng ký đăng ký QSD đất, UBND cấp xã có trách nhiệm
cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính
2.2.10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
Trên cơ sở bảng giá đất hàng năm được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tạo điều
kiện thuận lợi trong việc quản lý giá, áp giá đất để thu tiền sử dụng đất, bồi thường giải
phóng mặt bằng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thế chấp đất đai. Thời kỳ 20102015 đã thu 45957,11 tỷ đồng các khoản tài chính về đất đai nạp vào ngân sách Nhà
nước. Nguồn thu ngân sách của huyện trong những năm qua tăng khá, trong đó có
đóng góp rất lớn từ nguồn thu trên lĩnh vực đất đai. Đây là nguồn tài chính rất quan
trọng, chủ yếu để huyện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế
xã hội
2.2.11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
Trước đây, công tác quản lý giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thực
hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai chưa cao.Thi hành các quy định về
pháp luật đất đai hiện nay, huyện Quỳ Hợp đã quan tâm đảm bảo thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng đầy đủ và tốt hơn.Trong thời gian gần đây,

25


×