Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN THỰC TRẠNG KHAI THÁC ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN
THỰC TRẠNG KHAI THÁC ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI

Hà Nội, tháng 8 năm 2021
1


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã đưa môn học Nhập mơn Năng lực thơng tin vào
chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ
môn – TS. Trần Thị Thanh Vân và Ths. Nguyễn Thị Kim Lân đã tận tâm truyền đạt
những kiến thức nền tảng và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, những bài học từ
thực tế một cách sâu sắc giúp chúng em nhìn nhận và tiếp cận vấn đề một cách khoa
học, có phương pháp, tư duy; đồng thời, tạo điều kiện giúp đỡ cho các sinh viên có
điều kiện học tập, nghiên cứu thuận lợi nhất. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý
báu, là hành trang để em vững bước sau này.
Vì kiến thức cịn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của cơ để em rút kinh nghiệm và hồn thành
tốt hơn. Kính chúc hai cơ ln dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công
việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2021

2




MỤC LỤC
TĨM TẮT...................................................................................................................................5
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 5
1.

Lý do chọn đề tài..............................................................................................................5

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................6

3.

4.

2.1.

Mục đích nghiên cứu................................................................................................ 6

2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................... 7

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................7
3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................................. 7


3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 7

Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................................... 7
4.1.

Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo..................................................................................... 7

4.2.

Câu hỏi nghiên cứu chi tiết.......................................................................................7

5.

Tổng quan tài liệu............................................................................................................ 7

6.

Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học................................................................................. 9

7.

6.1.

Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu............................................................ 9

6.2.

Phƣơng pháp điêu tra liên ngành............................................................................. 9


6.3.

Phƣơng pháp điều tra xã hội học..............................................................................9

Kết cấu của nghiên cứu....................................................................................................9

NỘI DUNG...............................................................................................................................10
CHƢƠNG 1: PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC ẨM
THỰC ĐƢỜNG PHỐ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẬN HỒN KIẾM, HÀ
NỘI........................................................................................................................................10
1.1.

Hệ thống các khái niệm..........................................................................................10

1.2.

Vai trị của ẩm thực trong phát triển du lịch...........................................................11

Tiểu kết Chƣơng 1............................................................................................................ 12
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC ẨM THỰC ĐƢỜNG PHỐ TẠI QUẬN
HOÀN KIẾM, HÀ NỘI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH................................................13
2.1.

Giới thiệu về Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội................................................................ 13

2.2.

Điều kiện phát triển ẩm thực đƣờng phố tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội................13


2.3.

Thực trạng khai thác ẩm thực đƣờng phố trong phát triển du lịch tại Quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội..........................................................................................................15

2.4.

Đánh giá thực trạng khai thác ẩm thực đƣờng phố tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
trong phát triển du lịch........................................................................................... 18

Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................................. 19


CHƢƠNG 3: ĐỀ XUÁT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ KHAI THÁC ẨM THỰC ĐƢỜNG
PHÔ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẬN HỒN KIẾM, HÀ NỘI...................20
3.1.

Các giải pháp chính................................................................................................ 20

Các giải pháp hỗ trợ................................................................................................22
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................................. 23

3.2.

KẾT LUẬN...............................................................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................25
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SỐ LIỆU, HÌNH ẢNH............................................................... 26


Đề tài: “Thực trạng khai thác ẩm thực đƣờng phố trong phát triển du lịch

tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội”
Từ khóa: Ẩm thực đường phố, du lịch ẩm thực đường phố, ẩm thực đường phố
Quận Hồn Kiếm.

TĨM TẮT
Du lịch ngày càng phát triển bên cạnh các loại hình du lịch phổ biến đã xuất hiện
từ trước như: du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng tham quan giải trí,… Hiện nay, một
loại hình du lịch đang rất phát triển và phổ biến tại nhiều nước trong khu vực và trên
thế giới đó là loại hình du lịch ẩm thực.
Du lịch ẩm thực đây là một loại hình du lịch văn hóa (du lịch văn hóa ẩm thực)
thơng qua đó khách du lịch được thưởng thức những đặc sản mang bản sắc văn hóa
của vùng miền, địa phương, quốc gia trong hành trình du lịch của mình.
Trong một vài năm gần đây, du lịch ẩm thực tại Việt Nam được biết đến và ngày
càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vai trị và vị trí của mình trong sự phát
triển du lịch nói chung. Tuy nhiên, du lịch ẩm thực tại Việt Nam chưa được nhìn nhận,
đánh giá và khai thác một cách có hiệu quả trong sự phát triển du lịch để thu hút khách
du lịch cả trong và ngồi nước.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hình ảnh và thương hiệu du lịch của một dân tộc, quốc gia không chỉ được tạo
nên bởi những danh lam thắng cảnh, di tích mà cịn được tạo nên bởi văn hóa ẩm thực.
Văn hóa ẩm thực được coi là một tài ngun du lịch đáng q, đóng góp khơng nhỏ
cho sự phát triển du lịch của mỗi quốc gia. Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia đã
thành cơng trong việc xây dựng nên hình ảnh, thương hiệu du lịch nhờ khai thác tốt
các giá trị độc đáo, tiểu biểu, của văn hóa ẩm thực mang đậm bản sắc dân tộc như Thái
Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Với thế mạnh sẵn có, ẩm thực Việt Nam – nơi được
mệnh danh là thiên đường ẩm thực. Một trong những biểu tượng tạo nên thương hiệu



của ẩm thực Việt Nam thì khơng thể khơng nhắc đến ẩm thực Hà Nội – nơi được mệnh
danh là tinh hoa ẩm thực. Từ xưa đến nay, khám phá ẩm thực luôn là một nhu cầu thiết
yếu, là yếu tố hấp dẫn và kích thích khách du lịch khám phá, trải nghiệm hơn bao giờ
hết. Hơn nữa, ẩm thực Hà Nội được coi là tinh hoa, là nghệ thuật thì nó càng trở nên
thu hút khách du lịch khát khao được khám phá, trải nghiệm. Nếu nói “ tinh hoa, nghệ
thuật” của ẩm thực Hà Nội chỉ là những món ăn cầu kỳ, tỉ mỉ trong những nhà hàng
sang trọng thì điều đó quả là một thiếu sót đáng trách. Ẩm thực Hà Nội sẽ không mang
đầy đủ ý nghĩa ẩm thực “ tinh hoa, nghệ thuật” nếu như khơng nhắc đến những món
ăn đường phố, những qn xá vỉa hè. Sự sôi động của những con phố Hà Nội được tạo
nên khơng chỉ do tiếng cười nói, tiếng nhạc mà còn bởi âm thanh của ẩm thực đường
phố - âm thanh vị giác, đặc biệt là những con phố trên Quận Hồn Kiếm. Có lẽ chính
vì vậy mà nơi đây trở thành điểm du lịch ẩm thực đường phố thu hút , hấp dẫn khách
du lịch cả trong và ngồi nước.
Có thể nói rằng văn hóa ẩm thực là một tài nguyên du lịch vô cùng đáng quý và
thực sự tiềm năng. Và trong đó ẩm thực đường phố của Việt Nam nói chung và của Hà
Nội nói riêng đóng vai trị rất lớn trong việc bảo tồn, lan tỏa và phát triển tài nguyên
đó. Tuy nhiên, loại hình du lịch ẩm thực đường phố lại chưa được quan tâm và đưa ra
định hướng nhằm phát huy có hiệu quả và xứng dáng với tiềm năng vốn có. Nếu được
quan tâm và khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch này thì hứa hẹn đây sẽ là một “
thanh nam châm” thu hút, hấp dẫn khách du lịch khi đến thăm quan và du lịch tại Thủ
đô. Với lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Thực trạng khai thác ẩm thực đường
phố trong phát triển du lịch tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của
mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích nghiên cứu

 Chỉ rõ thực trạng khai thác ẩm thực đường phố tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trong

những năm gần đây.
 Đề xuất một số giải pháp và định hướng để vừa bảo tồn và phát triển các giá trị văn
hóa ẩm thực truyền thống vừa phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Quận Hồn Kiếm
từ đó có thể cải tiến chất lượng, giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng và phát
huy được hết tiềm năng to lớn của nguồn tài nguyên đáng quí này.


2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện một cách có hiệu quả các mục đích nghiên cứu trên, đề tài nghiên

cứu cần phải giải quyết các nhiệm vụ như sau:
 Phân tích cơ sở lý luận về thực trạng khai thác ẩm thực đường phố trong phát triển du
lịch tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
 Phân tich thực trạng khai thác ẩm thực đường phố trong phát triển du lịch tại Quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội.
 Đề xuất một số giải pháp và định hướng phát triển loại hình du lịch ẩm thực đường
phố tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu là vấn đề ẩm thực đường phố.

3.2.

Phạm vi nghiên cứu


 Phạm vi không gian: tại địa bàn Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
 Phạm vi thời gian: 2014 – 2021

4. Câu hỏi nghiên cứu
4.1.

Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo

Thực trạng khai thác ẩm thực đường phố tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hiện nay
diễn ra như thế nào ?

4.2.

Câu hỏi nghiên cứu chi tiết

Cần có những giải pháp và định hướng phát triển như thế nào để khai thác một
cách có hiệu quả loại hình du lịch ẩm thực đường phố tại địa bàn Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội ?

5. Tổng quan tài liệu
Trong nước, từ xa xưa ẩm thực Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng cho các nhà văn,
nhà thơ, nhà nghiên cứu khám phá tìm hiểu đưa ra các bài viết, các bài nghiên cứu viết
văn hóa ẩm thực Phố Cổ nói riêng và Hà Nội nói chung.


Dưới góc nhìn văn học, viết về văn hóa ẩm thực Hà Nội, đầu tiên phải kể đến các
tác phẩm văn học của những nhà văn nổi tiếng như: “ Miếng ngon Hà Nội” (Vũ Bằng),
“ Hà Nội ba mươi sáu phố phường” (Thạch Lam), “ Cảnh sắc và hương vị đất nước”
(Nguyễn Tuân). Tuy nhiên, tất cả các tác phẩm kể trên chủ yếu viết về ẩm thực ở dạng

thưởng thức nghệ thuật ẩm thực mà chưa một tác phẩm nào đề cập đến việc khai thác,
phát triển ẩm thực để phục vụ phát triển sản phẩm du lịch. Hơn nữa, ẩm thực trong các
tác phẩm này được nhìn nhận và đánh giá từ đầu thế kỷ XX, đến nay ẩm thực đã có
những thay đổi để phù hợp theo nhu cầu thưởng thức.
Bên cạnh các tác phẩm văn học viết về ẩm thực thì dưới góc nhìn nghiên cứu của
du lịch học đã có một số cơng trình nghiên cứu về ẩm thực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh trong phát triển du lịch và đưa ra giải pháp cho từng địa bàn cụ thể. Tiêu biểu
phải kể tới các đề tài như đề tài “ Khảo sát văn hóa ẩm thực phục vụ du lịch trong nội
thành Hà Nôi” của tác giả Ngọc Anh – sinh viên Khoa Du lịch, trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các giá
trị văn hóa ẩm thực của Thành phố Hồ Chi Minh nhằm phát triển du lịch” của tác giả
Lê Đoàn Phương Thảo – Luận văn ThS. Du lịch, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn. Các đề tài này mới chỉ nghiên cứu đưa ra được một sô giải pháp cơ bản
nhằm bảo vệ các giá trị văn hóa ẩm thực tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí
Minh để phục vụ phát triển du lịch của thành phố.
Đề tài “Khai thác Văn hóa Ẩm thực phục vụ phát triển Du lịch tại Quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội” của tác giả Th.S Lê Ngọc Quỳnh Mai đã nghiên cứu đánh giá và đưa ra
một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng như nâng cao phong cách phục vụ của người làm du
lịch và chất lượng kinh doanh ăn uống, nâng cao chất lượng những món ăn mang đậm
bản sắc văn hóa truyền thống nhằm hướng tới khách du lịch, đa dạng các hình thức
phục vụ ăn uống tại các nhà hàng khách sạn với mong muốn giúp cho văn hóa ẩm thực
Phố Cổ, Hà Nội có thể được khai thác trong du lịch hiệu quả.(Lê Ngọc Quỳnh Mai,
2014)
Cũng đã có đề tài nghiên cứu về ẩm thực đường phố Hà Nội tiêu biểu phải kể đến
đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố tại Hà Nội”của tác giả Nguyễn
Cẩm Tú – Luận văn Th.S Du lịch, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đề
tài đã nêu ra được thực trạng phát triển của ẩm thực đường phố và đề xuất các giải



pháp nhằm hạn chế những hạn chế đang tồn tại, phát huy những thế mạnh hiện có để
đưa sản phẩm du lịch hấp dẫn này trở thành một trong những sản phẩm mũi nhọn của
thủ đô.(Nguyễn Cẩm Tú, 2017)
Dù đã có khá nhiều tài liệu nghiên cứu về ẩm thực trong sự phát triển du lịch
nhưng chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và giải pháp để ẩm thực
đường phố của Hà Nội như một sản phẩm du lịch đặc trưng của du lịch Hà Nội. Do đó,
đề tài “Thực trạng khai thác ẩm thực đường phố trong phát triển du lịch tại Quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội” sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm đưa tài nguyên du lịch - ẩm thực đường phố thành mọt sản phẩm du lịch đặc biệt
mang đặc trưng của du lịch Thủ đô.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
6.1.

Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Phương pháp này được dùng để thu thập các tài liệu liên quan đên các vấn đề liên
quan nhằm hệ thống các cơ sở lý luận. Các tài liệu được sử dụng bao gồm các giáo
trình, các đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án tại thư viện trường, thư viện ĐHQGHN,
các bài báo, trang thông tin chính thống trên Internet có liên quan đến vấn đề ẩm thực
ở Việt nói chung và tại Thành phố Hà Nội nói riêng. Nhằm tạo ra hệ thống cơ sở lý
luận để giải quyết các vấn đề mà bài nghiên cứu đặt ra.

6.2.

Phƣơng pháp điêu tra liên ngành

Phương pháp này vận dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau như
lịch sử, địa lý, văn học,…nghiên cứu để thấy được nguồn gốc, sự hình thành và phát
triển của ẩm thực, đóng góp của ẩm thực trong việc phát huy những giá trị văn hóa và

tiềm năng phát triển du lịch.

6.3.

Phƣơng pháp điều tra xã hội học

Phương pháp này tác giả đã sử dụng sự hỗ trợ của Google form để làm bảng khảo
sát online khảo sát khách du lịch qua đó để thấy được thực trạng khai thác ẩm thực
đường phố trên địa Quận Hoàn Kiếm.

7. Kết cấu của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:


Chương 1: Phân tích cơ sở lý luận về Thực trạng khai thác ẩm thực đường phố
trong phát triển du lịch tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng khai thác ẩm thực đường phố trong phát triển du lịch. tại
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp để khai thác ẩm đường phố trong phát triển du lịch
một cách có hiệu quả.

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG
KHAI THÁC ẨM THỰC ĐƢỜNG PHỐ TRONG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH TẠI QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI.

1.1.

Hệ thống các khái niệm


1.1.1. Khái niệm Ẩm thực
Ẩm thực (), theo nghĩa Hán Việt, được hiểu là ăn uống, trong đó ẩm
có nghĩa là “uống” và thực có nghĩa là “ăn”. Ẩm thực được định nghĩa là sự ăn
uống nói chung. Trong tiếng Anh, Cuisine có nghĩa là ẩm thực (nghĩa rộng)
được người Pháp sử dụng phổ biến trong lĩnh vực ăn uống.(Nguyễn Việt Hương,
Nguyễn Thúy Hằng, 2018)
1.1.2. Khái Niệm Văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực là những phong tục, tập quán, nghi thức, nghi lễ và khẩu
vị của con người trong ăn uống. Hay nói cách khác là những ứng xử của con
người trong ăn uống, những tập tục kiệng kỵ trong ăn uống, những phương thức
chế biến, bày biện cũng như thưởng thức các món ăn có chưa giá trị thẩm mỹ và
nghệ thuật. (Nguyễn Phạm Hùng, 2016)
1.1.3. Khái niệm Ẩm thực đường phố
Ẩm thực đường phố: Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp
Quốc ( FAO) và Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) ẩm thực đường phố là những đồ


ăn, thức uống được làm sẵn hoặc chế biến, nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và
được bày bán trên đường phố, những nơi công cộng. (World Health
Organization Europe, 2019)
1.1.4. Khái niệm Du lịch
Du lịch: Theo Luật Du lịch 2017, Luật số 09/2017/QH14: Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong
thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng,
giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp
khác.(Luật Du Lịch, 2017)

1.1.5. Khái niệm Du lịch ẩm thực
Du lịch ẩm thực: Theo ông Erik Wolf – người sáng lập và là giám đốc điều hành
của Hiệp hội Du lịch Ẩm thực Thế giới, đã định nghĩa du lịch ẩm thực là “sự theo đuổi

và tận hưởng nền ẩm thực độc đáo và đáng nhớ không kể khoảng cách xa hay gần”

1.1.6. Khái niệm Du lịch ẩm thực đường phố
Du lịch ẩm thực đường phố là hành động du khách rời khỏi nơi cư trú thường
xuyên đi đến một nơi khác ( có thể là một tỉnh thành khác hoặc thâm chí là một quốc
gia khác ) để kết hợp với việc thưởng thức các món ăn đường phố với việc tận hưởng
kỳ nghỉ của họ nhằm tìm hiểu và khám phá tự nhiên , văn hóa, lịch sử, con người tại
nơi họ đến.(Nguyễn Thanh Hương, 2019)

1.2.

Vai trò của ẩm thực trong phát triển du lịch
Ngành du lịch Việt Nam đã hình thành và phát triển được 60 năm, dần trở thành

một trong những ngành kinh tế quan trọng ở nhiều địa phương. Nếu theo thống kê của
Tổng cục Du lịch trong năm 1990 Việt Nam đón khoảng 250.000 lượt khách du lịch
quốc tế thì đến năm 2019 Việt Nam đã đón được 18 triệu lượt khách quốc tế và phục
vụ 85 triệu lượt khách nội địa. Trải qua quá trình hình thành và phát triển ngành du
lịch đã gặp phải không ít những khó khăn như chiến tranh, thiên tai và dịch bệnh
nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn tiêp tục tăng trưởng và ngày càng mở rộng thị
trường khách du lịch, Do đó địi hỏi sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch


cần phải đa dạng, nâng cao và ẩm thực được xác định là yếu tố quan trọng, góp phần
tạo nên chất lượng, hình ảnh, thương hiệu du lịch nhằm thu hút khách.
Thành phố Hà Nội trong một vài năm trở lại đây ln được bình chọn là điểm du
lịch thu hút, hấp dẫn khách du lịch nhất thế giới. Theo số liệu thống kê của Bộ Văn
hóa Thể thao và Du lịch năm 2015 khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 3,4 triệu lượt
khách, năm 2016 đạt 3,8 triệu lượt khách và năm 2017 số lượng khách quốc tế đến
tham quan du lịch tại Hà Nội đạt 4,95 triệu lượt khách. Thu hút được số lượng khách

du lịch lớn như vậy chứng tỏ ẩm thực Hà Nội nói chung và ẩm thực đường phố Hà Nội
nói riêng vơ cùng hấp dẫn, độc đáo. Nhờ đó ẩm thực trở thành nhân tố vơ cùng quan
trọngtrong việc quảng bá hình ảnh và phát triển du lịch của Thủ đô. Làm nên một Hà
Nội vừa cổ kính vừa trẻ trung như vậy chính là do yếu tố ẩm thực. Những gánh hàng
rong, những chiếc xe thồ trở đồ ăn cho ta thấy một Hà Nội cổ kính cịn những qn xá
vỉa hè cho ta thấy một Hà Nội trẻ trung, sôi động. Chúng ta có thể thấy một Hà Nội
tương phản như vậy tại các con phố của Quận Hoàn Kiếm. Một minh chứng cho thấy
ẩm thực đường phố Việt Nam có một vị trí nhất định trong lịng mỗi du khách, vào
năm 2017, New York Times, trang WEEK giới thiệu top 10 tour du lịch ẩm thực
đường phố hấp dẫn trên thế giới cũng có Việt Nam.(Top 10 tour du lịch ẩm thực
đường phố hấp dẫn trên thế giới, 2017).
Có thể nói ẩm thực Hà Nội nói chung và ẩm thực đường phố Hà Nội nói riêng có
vai trị vơ cùng quan trọng trong việc quảng bá và tạo dựng hình ảnh, thương hiệu du
lịch của Thủ đơ. Cái “tinh hoa”, “nghệ thuật” của ẩm thực Hà Nội đã góp phần giới
thiệu đến bạn bè quốc tế một “ Thiên đường ẩm thực”, “ Bếp ăn của Thế gới” mà du
khách không thể bỏ qua.

Tiểu kết Chƣơng 1
Chương 1 đã hệ thống các cơ sở lý luận về khái niệm ẩm thực, du lịch, văn hóa
ẩm thực, ẩm thực đường phố. Qua đó thấy rõ được vai trị và giá trị của ẩm thực đường
phố tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Từ đó, chương I là cơ sở lý luận, tiền
đề để tác giả nghiên cứu và đánh giá thực trạng khai thác loại hình du lịch ẩm thực
đường phố trong phát triển du lịch tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC ẨM THỰC ĐƢỜNG PHỐ
TẠI QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
2.1.

Giới thiệu về Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm của Thủ đô Hà Nội - nơi hội tụ và kết tinh

những tinh hoa văn hóa truyền thống. Tuy là Quận có diện tich nhỏ nhất của Thành
phố, nhưng lại là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm thương mại – dịch vụ của
Thủ đơ.
Vị trí địa lý: Quận Hồn Kiếm (tên của quận được đặt theo tên của Hồ Hoàn
Kiếm) nằm ở trung tâm Thủ đơ của Hà Nội, phía Tây giáp quận Đống Đa, phía Tây
Bắc giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa, phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng, dọc từ
phía Bắc xuống phía Nam là sơng Hồng. Tồn bộ quận vốn là đất thuộc huyện Thọ
Xương cũ, có diện tích 5,29 km2 với dân số 143.528 người (số liệu tháng 4/2009).
(Quận Hoàn Kiếm -- 1000 Years Thang Long (VietNamPlus), 2009)
Lịch sử hình thành: Quận Hồn Kiếm được hình thành cách ngày nay khoảng
1000 năm, nơi có bề dày lịch sử. Trước kia mảnh đất Hồn Kiếm là ngã ba sơng, là
đầu mối giao lưu với tứ trấn và cũng là nơi hội tụ nhân tài khắp bốn phương.
Các đơn vị hành chính của Quận Hồn Kiếm hiện nay có 18 đơn vị hành chính
phường gồm Cửa Nam, Hàng Bài, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Đồng Xuân, Hàng Mã,
Cửa Đông, Hàng Gai, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng
Đào, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Trống, Chương Dương, Phúc Tân.
Có thể thấy, Quận Hồn Kiếm có một vị trí địa lý vơ cùng thuận lợi để phát triển
du lịch. Nếu như được đánh giá đúng tiềm năng và khai thác có hiệu quả thì du lịch sẽ
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Quận trong sự phát triển chung.

2.2.

Điều kiện phát triển ẩm thực đƣờng phố tại Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội.
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 26.609 cơ sở

kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó đa số là cửa hàng ăn uống, quầy hàng kinh
doanh thức ăn chín và 5.218 cơ sở thức ăn đường phố.(Tuyết Mai, 2017)

Ẩm thực đường phố Hà Nội nói chung và ẩm đường phố tại Quận Hoàn Kiếm từ
lâu đã được xem là một nét đẹp của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Nét
đẹp đấy vừa mang nét truyền thống, xưa cũ vừa mang nét mới mẻ, trẻ trung, làm nên


vẻ đẹp đó chính là các con phố của Quận Hoàn Kiếm. Ẩm thực đường phố Hà Nội hội
tụ đầy đủ những nét đặc trưng, tinh túy của của con người và mảnh đất Hà Thành.
Về thời gian diễn ra hoạt động ẩm thực đường phố của Quận Hoàn Kiêm, Hà Nội
cũng giống với thời gian diễn ra hoạt động ẩm thực đường phố ở các Thành phố lớn
khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,.. thường diễn ra gần như cả ngày nhưng
cao điểm nhất vẫn là vào buổi sáng sớm, buổi trưa và đặc biệt là buổi tối và đêm. Quận
Hồn Kiếm là nơi có những địa điểm du lịch, vui chơi giải trí và kinh doanh buôn bán
sầm uất bậc nhất Hà Nội như Phố Cổ, hồ Gươm, Phố đi bộ Hồ Gươm, chợ Đồng
Xuân,… Do đó, hệ thống các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tăng nhanh cả về số
lượng và chất lượng nhằm cung ứng tốt cho nhu cầu của du khách.
Không chỉ có ẩm thực độc đáo, hấp dẫn mới tạo điều kiện để Quận Hồn Kiếm
phát triển loại hình du lịch ẩm thực đường phố mà cịn bởi chính yếu tố con người, cơ
sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, nhu cầu khám phá của giới trẻ, nhu cầu của khách quốc tế,
internet,…
Yếu tố con người là một điều kiện vô cùng quan trọng trong sự phát triển ẩm
thực đường phố tại Quận Hồn Kiếm. Người Hà Nội khơng màu mè, phơ trương sống
giản dị, có tình có nghĩa, có trước có sau nhờ vậy mà những nét đẹp, giá trị văn hóa ẩm
thực được bảo vệ, lưu truyền và phát triển qua bao đời nay. Không chỉ vậy trong giao
tiếp hàng ngày họ rất từ tốn, thân thiện và hiếu khách – đây cũng chính là một trong
những lý do thu hút và níu chân du khách.
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được tu bổ, nâng cấp. Phương
tiện di chuyển đa dạng, phong phú để phù hợp với nhu cầu của khách du lịch cũng như
các tour du lịch. Du khách có thể lựa hình thức di chuyển như xích lơ, xe máy, xe đạp,
taxi hoặc có thể đi bộ. Hơn nữa kể từ tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm đi vào hoạt động
vào năm 2016 số lượng khách du lịch tăng nhanh chóng.

Hiện nay nhu cầu khám phá ẩm thực của giới trẻ cũng chính là điều kiện để loại
hình du lịch ẩm thực đường phố phát triển. “ Street Food tuor” – tuor du lịch ẩm thực
đường phố, đây là loại hình du lịch đang được giới trẻ rất ưa chuộng. Điểm đến của
các bạn trẻ thường là các quán xá vỉa hè đường phố.
Nhờ sự phát triển nhanh chóng cuả nền tảng công nghệ Internet, việc đẩy mạnh
quảng bá hình ảnh du lịch ẩm thực đường phố có những bước phát triển đáng kể. Một
trong những số đó phải kể đến các Page trên các trang mạng xã hội ( Facebook,


Youtobe, Instagram,..) như Food Hoàn Kiếm, Hà Nội review, Hà Nội Food, Ăn sập Hà
Nội,… Nhờ đó mà ẩm thực đường phố tại Quận Hồn Kiếm nói riêng và Hà Nội nói
chung được giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế, qua đó kích thích hứng thú
tìm hiểu và trải nghiệm của du khách.

2.3.

Thực trạng khai thác ẩm thực đƣờng phố trong phát triển du lịch
tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

2.3.1. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ẩm thực đường phố
tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Một trong những điểm khác biệt giữa ẩm thực đường phố và ẩm thực trong các
nhà hàng, khách sạn sang trọng đó chính là hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển
ẩm thực. Với đặc điểm đặc trưng của ẩm thực đường phố đòi hỏi yếu tố nhanh, gọn,
tiết kiệm thời gian vì vậy khơng cơ sở vật chất, kỹ thuật không được chú trọng.
Dễ nhận thấy, cơ sở vật chất trong các nhà hàng, khách sạn rất được đầu tư với
những bàn ghế cao cấp, sang trọng, họa tiết chi tiết tỉ mỉ cầu kỳ hoa mỹ. Ngược lại, ở
những quán ăn vỉa hè đường phố ta lại thấy hình ảnh của những chiếc bàn ghế nhựa vô
cùng thân quen với những màu sắc đặc trưng như vàng, xanh dương, đỏ mà chỉ có
những qn ăn vỉa hè mới có. Hình ảnh dãy hàng ghế trải dài trên các con phố của

Quận Hoàn Kiếm trở thành đặc điểm nhận dạng riêng của các quán ăn. Bên cạnh đó
vẫn có lác đác một số quán ăn, quán cafe sử dụng bàn ghế gỗ những vẫn đề cao tính
nhỏ gọn, tiện lợi trong việc thu dọn và vệ sinh. Ngồi hai chất liệu kể trên thì ở một số
quán ăn, uống cũng sử dụng chất liệu của bàn ghế là inox hoặc chất liệu mây tre,
nhưng nhìn chung yếu tố nhỏ, gọn, tiện lợi, dễ vệ sinh là những yếu tố hàng đầu trong
việc lựa chọn của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố.
Một điểm khác biệt nữa phải kể đến đó chính là sự khác biệt trong dụng cụ phục
vụ cho việc nấu nướng, ăn uống tại cũng đề cao tính tiện lợi, dễ vệ sinh, độ bền cao.
Tất cả các dụng cụ phục vụ cho việc kinh doanh như bát, đũa, đĩa đều được đơn giản
hóa, khơng cầu kỳ, chất liệu chủ yếu là bát đĩa bằng nhựa, đũa bằng tre( đũa ăn 1 lần)
bên cạnh chất liệu bằng sứ, inox,..
Quận Hồn Kiếm – quận có diện tích nhỏ nhất Hà Nội, do đó khơng gian khá
chật, hẹp thêm nữa đây cịn là trung tâm chính trị - hành chính thường diễn ra các hội
nghị, hội thảo lớn của Hà Nội vì vậy một phần khơng gian đã phải nhường diện tích


cho những bãi đỗ, dừng xe. Vì thế diện tích của các quán xá vỉa hè chỉ có vỏn vẹn mấy
mét vng thậm chí chỉ là những qn đồ ăn trên những chiếc xe đẩy, xe đap. Tuy
nhiên, kể từ khi đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ hồ Gươm ( 2016) đã mở rộng
không gian cho hoạt động kinh doanh ẩm thực của Quận Hoàn Kiếm. Hơn nữa, việc
đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ kết nối với tuyến phố thương mại Hàng Đào –
Đồng Xuân cũng đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh ẩm thực đường phố của
Quận.
Có thể thấy hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch ẩm
thực đường phố tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cịn khá thơ sơ, chưa được đầu tư đúng
với giá trị tài nguyên này mang lại. Đây cũng là một vấn đề lớn cần phải có những giải
pháp để thu hút khách du lịch, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đáng quí này.

2.3.2. Hoạt động quảng bá, tuyên truyền phục vụ phát triển ẩm thực đường
phố tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hiện nay việc quảng bá tuyên truyền hình ảnh ẩm thực trong các nhà hàng, khách
sạn được chú trọng đầu từ và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Ngược lại, việc
tuyên truyền, quảng bá hình ẩm thực đường phố lại chưa được chú trọng và đầu tư do
đó chưa đạt được hiệu quả cao. Việc quảng bá trên các kênh truyền thống như báo, đài,
tạp chí, ti vi,.. vẫn chưa được đẩy mạnh. Thêm vào đó, các cơng ty du lịch trên địa bàn
quận chưa chú trọng giới thiệu các tuor du lịch ẩm thực đường phố đến du khách mà
chủ yếu là các tour ẩm thực trong các nhà hàng cao cấp như Au Lac Do Brazil, buffet
Maison Sen, Vựa Hải Sản Biển Đông,… Chính điều này đã hạn chế đi sự tiếp cận và
đánh mất đi cơ hội được biết đến và thưởng thức ẩm thực đường phố của du khách.
Tuy nhiên, hiện nay trên các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok,
Youtobe,.. cũng đang xuất hiện trào lưu Food Review của các bạn trẻ Hà Nội, phải kể
đến các page, các kênh như page “Hoàn Kiếm Food”, “ Ăn sập Hà Nội”, “ Mỏ khoét
Hà Nội”,.. . Các kênh, các page được lập ra nhằm review ẩm thực Hà Nội nói chung
và Ẩm thực đường phố Quận Hồn Kiếm nói riêng. Qua đó cũng giúp ẩm thực đường
phố được biết đến nhiều hơn, với nhiều đối tượng du khách hơn.
Nhưng nhìn chung có thể đánh giá hoạt động tuyên truyền quảng bá cho du lịch
ẩm thực đường phố Quận Hoàn Kiếm chưa đem lại hiệu quả cao vì vậy nguồn tài
nguyên đáng quí này chưa được khai thác đúng với giá trị mà nó mang lại. Điều này
làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc tiếp cận và trải nghiệm loại hình du lịch ẩm thực


đường phố của du khách. Do đó cần đề xuất một số giải pháp để giải quyết thực trạng
trên.

2.3.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm ln là vấn đề cần được ưu tiên quan tâm hàng
đầu trong phát triển du lịch ẩm thực bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến an tồn sức khỏe,
tính mạng của con người. Vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm khơng chỉ là vấn đề riêng
của ẩm thực đường phố mà còn là vấn đề chung cho tồn hệ thống ẩm thực. Do đó, rất

cần các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương cần giám sát chặt chẽ hơn bao giờ
hết.
Với đặc thù của ẩm thực đường phố là nhanh, rẻ do đó q trình xử lý thực phẩm
và chế biến món ăn khơng có qui trình, qui chuẩn, khơng được giám sát chặt chẽ, do
đó vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm chưa được đảm bảo.Vì vậy tình trạng mất vệ sinh
an tồn thực phẩm vẫn cịn diễn biến khá phức tạp, tình trạng đó đang tạo nên tâm lý ái
ngại cho khách du lịch.
Trong những năm gần đây cơ quan chính quyền địa phương Quận Hồn Kiếm đã
vào cuộc, hơn nữa cộng đồng xã hội cũng đang dần có ý thức hơn trong vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm. Theo Sở Y tế Hà Nội: Sáng 5/12/2019, Đoàn kiểm tra liên ngành
An toàn thực phẩm của thành phố do TS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà
Nội làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND quận Hồn Kiếm về cơng tác bảo đảm
an tồn thực phẩm năm 2019. Theo báo cáo, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 3.103 cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nhằm quyết liệt trong cơng tác đảm bảo an tồn
thực phẩm trên địa bàn quận Hồn Kiếm, các cấp chính quyền, địa phương và ban
ngành đoàn thể đã vào cuộc, UBND quận đã chỉ đạo 18 phường nghiêm túc triển khai
thực hiện các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất
lượng kiểm tra trên địa bàn quận, phòng chống ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, quận
Hồn Kiếm đã đã duy trì 20 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm. Trong q
trình thanh kiểm tra, các đồn đã thực hiện 8.381 mẫu các loại xét nghiệm nhanh tại
100% các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trong đó có 7.705 mẫu đạt. (Đức
Vân, 2019)


2.4.

Đánh giá thực trạng khai thác ẩm thực đƣờng phố tại Quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội trong phát triển du lịch.

2.4.1. Tích cực

Việc phát triển của các hoạt động du lịch đặc biệt là du lịch ẩm thực đường phố
đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế và quảng bá hình ảnh du lịch của
Quận Hồn Kiếm, Hà Nội.
Với vị trí địa lý thuận lợi – trung tâm của thủ đô Hà Nội, nơi thường xuyên diễn
ra các hoạt động,dó đó lượng khách ghé thăm quận ngày càng tăng. Lượng du khách
hàng năm tăng lên đòi hỏi các dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách cũng tăng lên
theo. Do đo, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực đường cũng tăng lên và được đầu
tư hơn để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch này.
Các món ăn, thức uống ngày càng đa dạng, phong phú hơn vừa có những món ăn
truyền thống ( phở, bún, bánh chưng, bánh trơi, cốm,..) vừa có những món ăn hiện đại
( Piza, trà sữa, bánh tráng,…) vừa có món Âu, vừa có mon Ta để có thể thỏa mãn mọi
nhu cầu thưởng thức trải nghiệm của du khách. Theo kết quả khảo sát của tác giả về
nhu cầu của du khách đối vơi sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố tại quận Hồn
Kiếm thì có tới 40.5% nhu cầu của du khách là ngon, 31% nhu cầu của du khách là
sạch, 16.7% nhu cầu của du khách là rẻ, 9.5% nhu cầu của du khách là sản phẩm
phong phú hơn còn lại 2.3% nhu cầu của du khách là phụ vụ chuyên nghiệp hơn. Qua
đó có thể thấy phần lớn nhu cầu của du khách là ẩm thực ngon và sạch, bên cạnh đó
yếu tố giá rẻ cũng là một lựa chọn của du khách.
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật: được nâng cấp, đầu tư và mở rộng. Kể từ
khi không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm đi vào hoạt động ( 2016), số lượng các cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống tăng lên không ngừng, lượng khách du lịch quốc tế đến lưu trú
trên địa bàn quận cũng theo đó tăng nhanh. Nếu năm 2016, lượng khách lưu trú tại
Hoàn Kiếm trên 1,36 triệu lượt người, tăng 22,8% so với năm trước, đến năm 2017
(sau một năm triển khai khơng gian đi bộ hồ Hồn Kiếm), lượng khách tăng lên 1,95
triệu lượt người, tăng 30,2%. Từ đó đến nay, lượng khách quốc tế lưu trú tại Hoàn
Kiếm vẫn duy trì ở mức cao, năm 2018 gần 2,19 lượt người, tăng 12% so với năm
trước, 9 tháng năm 2019 đạt gần 1,24 triệu lượt người, tăng 13% so với cùng kỳ. Theo
đánh giá của UBND quận Hồn Kiếm, trung bình ban ngày có từ 3.000 - 5.000 người



tham quan, vui chơi, giải trí; buổi tối có từ 15.000 - 20.000 người. (P. Ngân, 2019)
Doanh thu: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hoàn Kiếm năm sau cao
hơn năm trước. Năm 2016, đạt 5.387 tỷ đồng; năm 2017 đạt 7.020 tỷ đồng; năm 2018
đạt 8.840 tỷ đồng; năm 2019 ước đạt 9.749 tỷ đồng. Du lịch ẩm thực đường phố cũng
có những đóng góp khơng nhỏ góp phần tạo nên nguồn doanh thu này.(Quỳnh Anh,
2019)
Hoạt động quảng bá, tuyên tuyền hình ảnh du lịch ẩm thực đường phố đã được
các cơ sở kinh doanh, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng hơn. Việc đẩy
mạnh quảng bá, tuyên truyền các sản phẩm của ẩm thực đường phố qua các nền tảng
truyền thông, xã hội như facebook, youtube, tiktok, đạt được hiệu quả cao.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được giám sát chặt chẽ do đó đã giảm thiếu tối
đa những bấp cập cịn tồn tại, góp phần đưa ẩm thực đường phố Quận Hồn Kiếm trở
thành thế mạnh đưa du lịch ẩm thực Hà Nội phát triển. Chất lượng đội ngũ lao động
chủ yếu là khơng qua đào tạo, nhưng chính điều đó những lại tạo ra nét riêng của từng
cơ sở kinh doanh bởi chính những cơng thức, bí quyết món ăn gia truyền.

2.4.2. Hạn chế
Hạn chế trong việc khai thác và tổ chức các tour du lịch ẩm thực đường phố.
Hiện nay đã có khơng ít các tour du lịch ẩm thực đường phố, nhưng nhìn tổng thể các
tour du lịch này cịn đơn điệu, rập khn, thiếu tính sáng tạo và mới mẻ. Do đó, chưa
thu hút được đơng đảo du khách tham gia.
Hạn chế trong công tác tuyên truyền, quảng bá chương trình du lịch ẩm thực
đường phố. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá chủ yếu qua các nền tảng xã hội như
Facebook, Youtobe,… chưa được đầu tư bài bản.
Hạn chế trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều vấn đề bất cập còn tồn
tại như chất lượng nguồn thực phẩm cung cấp chưa được kiểm định gắt gao, thực
phẩm giả, kém chất lượng, thực phẩm dùng các chất phụ gia phẩm màu chưa được
kiểm soát. Qui trình sơ chế và chế biến món ăn chưa đảm bảo vệ sinh. Công tác quản
lý, giám sát, kiểm tra cịn lỏng lẻo và khơng thường xun.


Tiểu kết chƣơng 2
Nhận thức rõ được hiện trạng và để đáp ứng các yêu cầu phát triển loại hình du
lịch ẩm thực đường phố tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, những năm qua UBND quận


Hồn Kiếm đã có những bước đi tích cực nhằm từng bước thực hiện chiến lược phát
triển lâu dài và bền vững. Tuy vậy, trong công tác tổ chức, quản lý, chất lượng nguồn
lao động, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, hoạt động tuyên truyền quảng bá, vấn đề vệ
sinh an tồn thực phẩm,… vẫn cịn những mặt còn tồn tại cần được khắc phục để phục
vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung, du lịch ẩm thục đường phố nói riêng
trên địa bàn Quận. Do đó, cần đề xuất một số giải pháp và định hướng để vừa bảo tồn
và phát triển các giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống vừa phát triển loại hình du lịch
ẩm thực tại Quận Hồn Kiếm từ đó có thể cải tiến chất lượng, giải quyết được những
vấn đề còn tồn đọng và phát huy được hết tiềm năng to lớn của nguồn tài nguyên đáng
quí này.

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUÁT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ KHAI THÁC
ẨM THỰC ĐƢỜNG PHƠ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI
QUẬN HỒN KIẾM, HÀ NỘI.
3.1.

Các giải pháp chính

3.1.1. Xây dựng, tổ chức, phát triển các chương trình du lịch ẩm thực
đường phố tại Quận Hồn Kiếm.
Ẩm thực đường phố Hà Nội nói chung và ẩm thực đường phố tại quận Hồn
Kiếm nói riêng là một trong những nét văn hóa vơ cùng đặc sắc của Thủ đô ngàn năm
văn hiến, xứng danh “ mảnh đất kinh kỳ”. Bởi thế, khám phá, trải nghiệm ẩm thực
đường phố là nhu cầu cấp thiết của mọi du khách khi đến du lịch trên địa bàn Quận
Trên thực tế hiện nay, các tour du lịch ẩm thực đường phố được các công ty du

lịch tổ chức, triển khai cịn khá đơn điệu, rập khn. Tour du lịch ẩm thực đường phố
tại quận Hoàn Kiếm chỉ được các công ty, doanh nghiệp du lịch kết hợp cùng với các
tour thăm quan các danh lam thắng cảnh, di tích trên địa bàn của quận, có thì cũng chỉ
là những tour du lịch ẩm thực thuần túy. Do đó, để khai thác hiệu quả của nguồn tài
nguyên này cần tổ chức các tour du lịch ẩm thực đường phố trên địa bàn Quận thành
những tour du lịch đặc trưng, phong phú các các loại ẩm thực. Cần khai thác cả những
tour du lịch ẩm thực các món ăn đường phố truyền thống (bún, phở,bánh cuốn, bánh
trôi,…) và những tour du lịch ẩm thực các món ăn đường phố hiện đại ( lẩu, nướng,
piza,…) để thỏa mãn nhiều lựa chọn của du khách. Riêng đối vơi nhóm đối tượng là


du khách trẻ có thể đưa thêm tour du lịch ẩm thực đêm đường phố để du khách có thể
thưởng thức, trải nghiệm sự khác nhau giữa ẩm thực ngày và đêm.
Bên cạnh đó cũng cần cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương tường xuyên
tổ chức các lễ hội ẩm thực như Lễ hội Du lịch & Văn hóa ẩm thực Hà Nội ( diễn ra từ
ngày16-18/4/2021) diễn ra tại khơng gian phố đi bộ xung quanh hồ Hồn Kiếm.

3.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý an toàn vệ sinh thực trong
khai thác ẩm thực đường phố tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm ln là vấn đề cần được quan tâm và giám sát
chặt chẽ. Để giải quyết tốt vấn đề này thì cần có sự phối hợp giữa các công tác quản lý
của các cơ quan nhà nước và ý thức cộng đồng. Do đó, cần có một số giải pháp phải
được thực hiện đồng bộ đó là:
Nâng cao cơng tác quản lý của các cơ quan, chính quyền địa phương về chất
lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Công tác kiểm tra giám sát, đánh giá cần được tổ
chức thường xuyên, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên cần được tổ
chức theo định kỳ, khóa.
Xác định tuyên truyền là biện pháp quan trọng hàng đầu trong cơng tác bảo đảm
an tồn vệ sinh thực phẩm, quận Hồn Kiếm đã tăng cường cơng tác tun truyền bằng
nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Quận đã tổ chức 3 hội thi về an toàn thực phẩm;

4 lớp tập huấn với sự tham sự của 600 người là thanh viên Ban chỉ đạo an toàn thực
phẩm cấp quận, phường, cán bộ y tế, cộng tác viên... cập nhật các văn bản, pháp luật
mới về an toàn thực phẩm, phâm cấp quản lý an toàn thực phẩm, nâng cao trình độ
chun mơn về quản lý nhà nước; Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm đã tổ chức 15 lớp
tập huấn cho các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng cập
nhật các kiến thức về an tồn thực phẩm, biện pháp phịng chống, xử lý ngộ độc thực
phẩm.(Đức Vân, 2019)
Bên cạnh đó cũng cần nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm. Thời gian qua, tại Hà Nội, nhiều tuyến phố vốn tập trung nhiều cơ sở dịch vụ ăn
uống đã được tổ chức lại, trở thành những tuyến phố ATTP có kiểm sốt được gắn
biển và được thành phố công nhận như: phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, Cầu
Giấy), phố Huỳnh Thúc Kháng (phường Láng Hạ, Đống Đa), phố Nguyễn Sơn, chợ
ẩm thực Ngọc Lâm (quận Long Biên)… Nhìn chung, tại các tuyến phố ATTP có kiểm
sốt đều có sự thay đổi rõ rệt cả về cảnh quan lẫn ý thức chấp hành quy định về ATTP


của người kinh doanh và người tiêu dùng. Năm 2018 là năm đầu tiên Hà Nội triển khai
triển khai thực hiện mơ hình tuyến phố ATTP có kiểm sốt. Đây là một sự thay đổi đột
phá cả về tư duy và quyết tâm trong công tác quản lý, nhằm cải thiện tình trạng ATTP
của thành phố. Dự kiến trong năm 2019, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai 14 tuyến phố
ATTP tại 12 quận, huyện, tập trung chủ yếu vào khu vực nội thành. (Duy Tiến, 2019)

3.2.

Các giải pháp hỗ trợ

3.2.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật.
Để có thể phát huy có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tài nguyên này thì cơ
sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự
phát triển. Ẩm thực đường phố phải được thưởng thức và trải nghiệm trên những quán

xá vỉa hè đường phố, vì vậy vấn đề không gian của ẩm thực đường phố ngày nay trở
thành trở ngại cho sự phát triển của thế mạnh này.
Hiện nay, Quận Hoàn Kiếm đang xúc tiến triển khai xây dựng tuyến phố ẩm thực
tại khu bảo tồn cấp I phố cổ Hà Nội, gồm Hàng Buồm- Mã Mây- Hàng Giầy- Lương
Ngọc Quyến- Tạ Hiện- Đào Duy Từ. Các tuyến phố ẩm thực sẽ nằm trong không gian
đi bộ mở rộng phục vụ khách du lịch và người dân Hà Nội tham quan, trải nghiệm phố
cổ Hà Nội, khám phá các giá trị văn hóa, ẩm thực của đất Kinh kỳ xưa. (Đinh Thị
Thuận, 2013)

3.2.2. Xúc tiến quảng bá du lịch ẩm thực đường phố tại quận Hồn Kiếm,
Hà Nội.
Để ẩm thực đường phố Hà Nội nói chung và ẩm thực đường phố Quận Hồn
Kiếm nói riêng trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn mọi đổi tượng du khách cả
trong và ngồi nước thì trong thời gian tới các doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa
phương cần phải tăng cường quảng bá, giới thiệu qua nhiều kênh thơng tin khác nhau.
Chương trình quảng bá thơng qua các lễ hội, hội chợ như Lễ hội Du lịch và Văn
hóa Ẩm thực Hà Nội – đây là lễ hội nhằm kích cầu du lịch tại phố đi bộ Hồ
Gươm.Thông qua cac lễ hội, hôi chợ ẩm thực sẽ giúp cho du khách được tiếp cận trực
tiêp và có cái nhìn gần gũi, chính xác hơn về văn hóa ẩm thực đường phố đặc trưng
của Hà Nội. Đặc biệt hơn, qua những lễ hội như vậy du khách có cơ hội được thưởng


thức, trải nghiệm trực tiếp các có được món ăn tại đó để cảm nhận chân thực vão ràng
nhất về ẩm thực đường phố của Hà Nội
Ngày nay với sự phát triển và bùng nổ của internet thì việc quảng bá thông qua
các phương tiện truyền thông là một giải pháp mang lại hiệu quả cao. Cần xây dựng
các trang Web, Website chuyên giới thiệu, quảng bá về ẩm thực đường phố của Quận
Hồn Kiếm. Bên cạnh đó ẩm thực đường phố cũng cần được giới thiệu trên các trang
báo( giấy, mạng), tạp chí, và đặc biệt là trên các trang mạng xã hội ( facebook,
youtobe, tiktok,..). Hiện nay, trên các trang mạng xã hội cũng đang diễn ra một trào

lưu “ Pood Review” của các bạn trẻ đang sinh sống trên địa bàn các quận của Hà Nội,
nhờ đó mà ẩm thực đường phố Hà Nội được giới thiệu đông đảo đến du khách.

Tiểu kết chƣơng 3
Chương này đã nêu lên định hướng phát triển của ẩm thực đường phố trong phát
triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đồng thời Chương 3 đã nghiên cứu, đề xuất
một số giải pháp và định hướng phát triển loại hình du lịch ẩm thực đường phố tại
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đó là
các giải pháp về Xây dựng, tổ chức, phát triển các chương trình du lịch ẩm thực đường
phố, giải pháp nâng cao chất lượng quản lý an toàn vệ sinh thực trong khai thác ẩm
thực đường phố, Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, Xúc tiến
quảng bá du lịch ẩm thực đường phố tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Như vậy, để khắc
phục những tồn tại, bất cập trong việc khai thác, phát triển ẩm thực đường phố trong
phát triển du lịch thời gian tới UBND Quận Hoàn Kiếm cần phải tăng cường hơn nữa
mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ và triệt để nhiều giải pháp.

KẾT LUẬN
Thực trạng khai thác, phát triển ẩm thực đường phố trong phát triển du lịch tại
quận Hồn Kiếm, Hà Nội là cơng trình nghiên cứu dựa vào những khảo sát thực tế về
thực trạng khai thác tài nguyên phục vụ và thu hút khách du lịch ẩm thực đường phố từ
đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển du lịch ẩm thực đường phố nhằm
khai thác và phát triển tài nguyên du lịch có hiệu quả góp phần vào sự phát triển du
lịch bền vững của Quận Hoàn Kiếm nói riêng và du lịch thành phố Hà Nội nói chung.
Qua đó thấy được việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực đường phố trên cả nước để


góp phần tạo ra làm phong phú các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch độc đáo,
hấp dẫn thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước, góp phần quảng bá và xây dựng
nên hình ảnh và


thương hiệu du lịch ẩm thực đường phố tại Việt Nam đặc biệt và

xứng đáng với tiềm năng to lớn. Tác giả mong rằng đề tài sẽ góp phần cho mọi người
nhìn thấy được vai trị và tầm quan trọng của ẩm thực đường phố trong phát triển du
lịch nhằm bảo vệ những giá trị trong văn hóa ẩm thực, để từ đó góp phàn đưa loại hinh
du lịch ẩm thực đường phố ngày càng phát triển, tạo nên hình ảnh và thương hiệu du
lịch của Quận Hoàn Kiếm.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đinh Thị Thuận. (2013, July 18). Xây dựng tuyến phố ẩm thực trong khu phố cổ


Nội.

/>
khu-pho-co-ha-noi-316717
Đức Vân. (2019, 12). Quận Hoàn Kiếm: Quyết liệt thực hiện các biện pháp đảm
bảo an toàn thực phẩm—Sở Y tế Hà Nội. soyte.hanoi.gov.vn
Duy Tiến. (2019, October 5). Hà Nội triển khai thêm 14 tuyến phố an tồn thực
phẩm cókiểm sốt. />Lê Ngọc Quỳnh Mai. (2014). Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du
lịch

tại

Quận

Hoàn

Kiếm,




Nội

[Thesis].

/>Luật Du Lịch. (2017). Luật Du lịch 2017. Tổng cục Du lịch Việt Nam.
/>Nguyễn Cẩm Tú. (2017). Phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố tại Hà
Nội: Luận văn ThS. Du lịch(Đào tạo thí điểm) [Thesis, H.: Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn]. />Nguyễn Phạm Hùng. (2016). Văn hóa du lịch.
Nguyễn Thanh Hương. (2019). Tìm hiểu ẩm thực đường phố tại TPHCM phát
triển du lịch.
Nguyễn Việt Hương, Nguyễn Thúy Hằng. (2018). Tập bài giảng Văn hóa ẩm
thực Việt Nam.
P. Ngân. (2019, May 11). Nên mở rộng không gian đi bộ quanh Hồ Hồn Kiếm.
Báo Lao động thủ đơ. />Quận

Hồn

Kiếm—1000

Years

Thang

Long

(VietNamPlus).


/>
(2009).


×