Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp i thực trạng chăm sóc theo dõi người bệnh hội chứng quá kích buồng trứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.11 KB, 48 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
.............*............

LÊ THỊ THU HẰNG

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC THEO DÕI NGƯỜI BỆNH
HỘI CHỨNG QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Nam Định, 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
.............*............

LÊ THỊ THU HẰNG
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC THEO DÕI NGƯỜI BỆNH
HỘI CHỨNG QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG
Chuyên ngành: Điều dưỡng Sản phụ khoa

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. Lê Thanh Tùng

Nam Định, 2018


LỜI CẢM ƠN


Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học điều dưỡng Nam
Định, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đến nay tơi đã hồn thành chương trình đào
tạo cho học viên Chuyên khoa I điều dưỡng sản phụ khoa khóa 5.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. BS Lê Thanh Tùng – Hiệu
trưởng, trường Đại học điều dưỡng Nam Định , người thầy trực tiếp, tận tâm hết
lòng hướng dẫn, tạo điều kiện và cho tơi những kinh nghiệm q báu trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ths.Nguyễn Bá Tâm – Giảng viên khoa điều
dưỡng, hộ sinh
Xin cảm ơn Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, khoa Hồi sức cấp cứu đã tạo điều kiện
giúp đỡ để tơi có thể hồn thành chuyên đề này
Đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức chuyên môn cũng như niềm đam mê trong
nghiên cứu khoa học và trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học & Quản lý khoa học, khoa Khoa
học sức khỏe, bộ môn trường Đại học điều dưỡng Nam Định.
Cuối cùng tôi xin dành tất cả tình cảm yêu quý và biết ơn tới gia đình, các
Anh, các Chị, các Bạn đã hết lịng giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q trình học
tập và nghiên cứu.
Nam Định, ngày

tháng

năm 2018

Lê Thị Thu Hằng


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
FSH (Follicle stimulating hormone)


Hormon kích thích sự phát triển nang trứng

HCG (Human Chorionic Gonadotropin)

Hormon hướng sinh dục từ rau thai người

HCQKBT

Hội chứng quá kích buồng trứng

IUI (Intrauterine insemination)

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung

IVF (Invitro Fertilization)

Thụ tinh trong ống nghiệm

LH (Luteinizing Hormone)

Hormon hoàng thể hoá

E2

Estradiol

PCOS (Polycystic Ovarian Syndrome )

Hội chứng buồng trứng đa nang


GnRH
(Gonadotropin Releasing Hormone)

Hormon giải phóng hướng sinh dục

GnRHa

Hormon giải phóng hướng sinh dục đồng

(Gonadotropin Releasing Hormone agonist)

vận

ET (Embryo Transfer)

Chuyển phôi

TESA (Testicular Sperm Aspiration)

Lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng chọc hút

TESE (Testicular Sperm Extraction)

Lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng phẫu thuật
mổ tinh hoàn

ZIFT (Zygote intrafallopian transfer)

Chuyển hợp tử vào vòi tử cung


AFC (Antral follicle Count )

Số lượng nang thứ cấp

AID (Artificial insemination by donor )

Thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng của người
cho.

AMH (Anti Mullerian Hormone )

Hóc mơn khàng ống cận trung thận

ART(Assisted Reproductive Technology)

Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

BMI (Body Mass Index)

Chỉ số khối lượng cơ thể


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH

1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ........................................................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 3
2.1.2. Tình hình và ngun nhân vơ sinh .................................................... 3
2.1.3.Phân loại q kích buồng trứng: ........................................................ 4
2.1.4.Triệu chứng ....................................................................................... 5
2.1.5. Điều trị ............................................................................................. 7
2.1.6. Xử trí và theo dõi .............................................................................. 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 8
2.2.1.Đối với quá kích buồng trứng thể nhẹ- thể trung bình ........................ 9
2.2.2.Chăm sóc- theo dõi người bệnh quá kích buồng trứng mức độ nặng .... 11
3.Thực trạng cơng tác chăm sóc và theo dõi người bệnh q kích buồng trứng
tại bệnh viện PSTW.................................................................................. 14
3.1.Theo dõi tồn trạng người bệnh ............................................................ 14
3.2. Thực hiện y lệnh thuốc ........................................................................ 17
3.3.Dinh dưỡng và chăm sóc ...................................................................... 19
3.3.1.Dinh dưỡng...................................................................................... 19
3.3.2.Chăm sóc ......................................................................................... 19
3.4.Giáo dục sức khỏe ................................................................................ 20
3.5.Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo ............................................................. 21
3.6. Ưu nhược điểm trong cơng tác chăm sóc người bệnh. ......................... 22
3.6.1. Ưu điểm.......................................................................................... 22
3.6.2. Những tồn tại .................................................................................. 23
3.6.3. Nguyên nhân .................................................................................. 23
3.6.4. Đề xuất giải pháp ............................................................................ 24


KẾT LUẬN.................................................................................................. 25
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH
Hình 1:

Buồng trứng của Hội chứng q kích buồng trứng ......................... 5

Hình 2:

Hỏi bệnh án người bệnh................................................................ 15

Hình 3:

Đo vịng bụng cho người bệnh ...................................................... 16

Hình 4:

Đo huyết áp, đếm mạch, nhiệt độ.................................................. 17

Hình 5:

Thực hiện y lệnh thuốc ................................................................. 18

Hình 6:

Chọc dị màng bụng ...................................................................... 18

Hình 7:


Thay ga giường cho người bệnh ................................................... 20

Hình 8:

Hướng dẫn người bệnh yên tâm điều trị ........................................ 21


1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới hiện nay, hiếm muộn là vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan
tâm trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc điều trị thành công cho những cặp vợ
chồng vô sinh mang ý nghĩa nhân đạo và khoa học của chương trình chăm sóc sức
khỏe sinh sản.
Từ khi ra đời đến nay, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã đưa lại niềm vui cho
các cặp vợ chồng vô sinh. Bao nhiêu năm qua kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ngày
càng phát triển nhanh chóng và khơng ngừng hồn thiện. Song song với sự phát triển
của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là các kỹ thuật liên quan đặc biệt là kích thích
buồng trứng – Một khâu quan trọng trong điều trị vơ sinh. Các thuốc kích thích buồng
trứng cũng như các phác đồ kích thích buồng trứng ngày càng phát triển nhằm đưa lại
kết quả cao trong thụ tinh ống nghiệm đồng thời giảm tối đa các biến chứng của kích
thích buồng trứng, nhất là biến chứng quá kích buồng trứng. Đặc biệt điều trị vô sinh
được coi là một nội dung quan trọng trong chiến lược dân số nước ta. Từ khi em bé đầu
tiên ra đời năm 1978 bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm đến nay kỹ thuật thụ tinh
ống nghiệm ngày càng phát triển nhanh chóng và không ngừng tiến bộ. Song song với
sự phát triển của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm như ICSI, PESA, PGD,
kích thích buồng trứng cũng như các phác đồ kích thích ngày càng cải thiện nhằm đưa
lại kết quả cao trong thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên, trong quá trình kích thích
buồng trứng, có thể có hiện tượng buồng trứng có rất nhiều nang phát triển, ngồi
tầm kiểm sốt gọi là hội chứng quá kích buồng trứng.
Hội chứng quá kích buồng trứng (HCQKBT) là biến chứng thường gặp ở

những người bệnh có sử dụng thuốc kích thích buồng trứng trong điều trị vô sinh tỷ
lệ thường xảy ra quá kích buồng trứng 0.5-10% .Các triệu chứng có thể rầm rộ
nhưng thường tự hồi phục trong khoảng thời gian từ 10 - 14 ngày và có thể trở nặng
thậm chí gây tử vong nếu người bệnh mang thai do nồng độ hCG trong máu tăng
nhanh, việc theo dõi, chăm sóc người bệnh hội chứng q kích buồng trứng có vai
trị hết sức quan trọng để đánh giá đúng mức tình trạng người bệnh, từ đó góp phần
vào việc điều trị hiệu quả nhằm đảm bảo an tồn tính mạng người bệnh, giảm chi
phí và thời gian điều trị cho người bệnh.


2
Hiện nay khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Phụ sản Trung ương đang thực hiện
việc điều trị chăm sóc, theo dõi người bệnh QKBT để đánh giá hiệu quả của cơng
tác chăm sóc người bệnh QKBT, đồng thời phát hiện những bất cập hạn chế trong
cơng tác chăm sóc này, từ đó đề ra các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng
chăm sóc người bệnh QKBT. Vì vậy tơi thực hiện chun đề: "Thực trạng chăm
sóc theo dõi người bệnh Hội chứng quá kích buồng trứng".
Với 2 mục tiêu:
1-

Mơ tả thực trạng chăm sóc, theo dõi người bệnh hội chứng quá kích buồng
trứng tại khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2018.

2-

Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện chăm sóc người bệnh hội chứng quá
kích buồng trứng tại khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Phụ sản Trung ương .


3

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm: Hội chứng quá kích buồng trứng là tình trạng đáp ứng q mức
với điều trị kích thích buồng trứng gây ra hàng loạt các triệu chứng ảnh hưởng tới
tình trạng sức khỏe của người bệnh tùy mức độ nặng hay nhẹ. Bệnh học của quá
kích buồng trứng là do tình trạng thốt dịch cấp tính khỏi lòng mạch vào khoang thứ
3 của cơ thể và sự to lên của 2 buồng trứng. Một trong những yếu tố có vai trị trong
bệnh sinh của hội chứng q kích buồng trứng là hCG.
2.1.2. Tình hình và ngun nhân vô sinh
- Trên thế giới: tùy từng nước, tỷ lệ vơ sinh thay đổi từ 10-18%, cá biệt có
nước lên đến 40%. Về nguyên nhân vô sinh, theo tổ chức Y thế giới năm 1985,
khoảng 20% không rõ nguyên nhân , 80% có ngun nhân trong đó vơ sinh nữ
40%, vô sinh nam 40% và vô sinh do cả hai chiếm 20% [4], [5], [6].
- Tại Việt Nam: theo điều tra dân số quốc gia năm 1982, vô sinh chiếm 13%.
Nghiên cứu tại 4 tỉnh trên cả nước năm 2010 tỷ lệ vơ sinh chung là 7,7%, trong đó
vơ sinh nguyên phát là 3,8%, vô sinh thứ phát là 3,9%. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Khắc Liêu và cộng sự năm 1993-1997 tại Bệnh viện PSTW trên 1000
trường hợp vô sinh nữ chiếm 55,4%, vô sinh nam chiếm 35,6 và không rõ nguyên
nhân 10% [1].
Diễn tiến tự nhiên của HCQKBT
Yếu tố quan trọng làm xuất hiện và tiến triển HCQKBT là sự có mặt của hCG.
HCQKBT trung bình hay nặng xuất hiện trong giai đoạn hoàng thể là hậu quả của
việc tiêm hCG gây kích thích rụng trứng, hay trong giai đoạn sớm của thai kỳ do sự
bài tiết của hCG nội sinh. Khi HCQKBT bắt đầu khởi phát trong pha hồng thể
nhưng người bệnh khơng có thai, thơng thường bệnh sẽ tự giới hạn, giảm dần khi
người bệnh hành kinh, rất hiếm khi phát triển thành HCQKBT nặng. Biểu hiện giảm
dần của hội chứng có vẻ như song song với sự giảm dần của hCG ngoại sinh trong
máu. Trong trường hợp người bệnh có thai, nồng độ hCG trong máu tiếp tục tăng do
sự bài tiết của hCG nội sinh, có thể làm cho HCQKBT nặng hơn và kéo dài.
Với những người bệnh có HCQKBT nhẹ và trung bình có thể được điều trị

ngoại trú. Vì vậy, người điều dưỡng cần hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống,


4
nghỉ ngơi, dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Với những người bệnh có
HCQKBT nặng, phải điều trị tại bệnh viện, người điều dưỡng cần làm tốt công tác
chăm sóc người bệnh.
2.1.3.Phân loại q kích buồng trứng:
Từ năm 1994, QKBT được phân làm 2 loại dựa trên thời gian khởi phát là
QKBT sớm xảy ra 3-7 ngày sau khi tiêm hCG và QKBT muộn xảy ra sau hơn 10
ngày tiêm hCG. Cả hai có cùng một sinh bệnh học: HCG kích thích tế bào hạt sản
sinh ra chất vận mạch tác động vào vi mạch. Phân biệt QKBT sớm và muộn là do
nguồn gốc HCG. Trong QKBT sớm, HCG ngoại sinh được tiêm vào kích thích tế
bào hạt sản sinh chất vận mạch trong khi QKBT muộn, HCG nội sinh do rau thai
của thai nghén giai đoạn đầu tiết ra chịu trách nhiệm kích thích.
Trên lâm sàng thì QKBT sớm thường phụ thuộc vào kích thích buồng trứng,
đỉnh Estradiol cao và liều Gonadotropine cao. QKBT sớm có thể xảy ra ở nhiều chu
kỳ kích thích buồng trứng, trong khi QKBT muộn chỉ xảy ra trong mang thai.
QKBT muộn có thể chiếm gần 70% các trường hợp QKBT nặng, có thể ở cả đơn
thai hoặc đa thai. Một số tác giả cho rằng đa thai có sự liên kết chặt chẽ hơn với
QKBT muộn so với đơn thai bởi HCG do lá ni tiết ra.
Trên Lâm sàng thì QKBT sớm thường phụ thuộc
Bảng phân loại QKBT Theo Golan (1989) được chia làm 3 mức độ
Mức độ nhẹ (độ 1) : kích thước buồng trứng từ 5-10cm, 2 buồng trứng có
nhiều nang, người bệnh căng bụng khó chịu, nơn, buồn nơn, tiêu chảy
Mức độ trung bình (độ 2) : kích thước buồng trứng từ 10-12cm, 2 buồng
trứng có nhiều nang, bệnh nhân Căng bụng khó chịu, buồn nơn ,Nơn ,tiêu chảy
tăng hơn so với độ 1
Mức độ nặng (độ 3- độ 4): kích thước buồng trứng >12cm, 2 buồng trứng có
nhiều nang to( 2 buồng trứng có khoảng ≥ 20 nang to, dấu hiệu chướng bụng rõ

trên siêu âm,tràn dịch màng phổi ,màng tim và khó thở nhiều, cơ đặc máu ,giảm thể
tích tuần hồn,thiểu niệu , nặng hơn người bệnh có thể có rối loạn đơng máu và
thun tắc mạch do huyết khối, hội chứng suy hô hấp cấp, suy giảm chức năng gan.
* Yếu tố nguy cơ cao:
- Tuổi < 35


5
- Hội chứng buồng trứng đa nang ( PCOS)
- Tiền sử có q kích buồng trứng
Dùng các thuốc kích thích quá liều
- Nồng độ Estradiol trong huyết thanh >6000 pg/ml trước tiêm HCG
- Nồng độ estradiol tăng nhanh trong quá trình kích thích nang nỗn
- Có Nhiều Nang (>15-20 ) Kích Thước trung bình và nhỏ(12-14MM) ở hai
buồng trứng
- Thụ thai trong chu kỳ điều trị
* Yếu tố nguy cơ thấp
- Tuổi >35T, ít nang

Hình 1. Buồng trứng của Hội chứng quá kích buồng trứng
2.1.4.Triệu chứng
Mức độ nhẹ (độ 1)
- Triệu chứng cơ năng: người bệnh có khó chịu vùng bụng dưới như căng
bụng và đau kèm những triệu chứng rối loạn tiêu hố như buồn nơn, nơn, tiêu chảy.
- Buồng trứng to
- Triệu chứng thực thể:
Khám bụng mềm, không chướng, ấn khơng đau
Siêu âm kích thước buồng trứng từ 5-10cm, 2 buồng trứng có nhiều nang,
cùng đồ khơng có dịch, ổ bụng khơng có dịch.
Xét nghiệm cận lâm sàng: Nồng độ Estradiol tăng cao

tiêm FSH mũi thứ 7

3000 pg/ml vào ngày


6
Mức độ trung bình ( độ 2) : Ngồi mức độ ở độ I, người bệnh có các biểu hiện
khác như:
- Triệu chứng cơ năng:
+ Bệnh nhân có những triệu chứng rối loạn tiêu hố như buồn nơn ,nơn ,tiêu chảy
+ Tức bụng, chướng bụng, khó chịu nhiều, rõ rệt
+ Đau bụng vừa
Triệu chứng thực thể:
+ Khám bụng chướng
+ Vòng bụng tăng nhanh
+ Bệnh

nhân tăng cân 3kg/ngày

+ Siêu âm kích thước buồng trứng ≥ 10 cm, có nhiều nang trứng và nhiều dịch
ổ bụng, dịch góc gan, góc lách .
+ Xét nghiệm cận lâm sàng: Hematocrtit , Na , K, Creatinin đang trong giới
hạn bình thường
Mức độ Nặng( độ 3- độ 4):
- Triệu chứng cơ năng:
+ Bệnh nhân chán ăn ,buồn nôn ,nôn nhiều , hoặc người bệnh không uống được
+ Cân nặng và vòng bụng tăng nhanh
+ bệnh nhân đi tiểu ít (duới 500ml nuớc tiểu /24h) hoặc vơ niệu
+ Khó thở
+ Đau bụng nhiều

- Triệu chứng thực thể :
+ Huyết áp giảm so với bình thường
+ Bụng căng chướng nhiều , đau
+ Dấu hiệu kích thích phúc mạc
+ phản ứng thành bụng (+)
+ Thuyên tắc mạch do huyết khối
+ Cận lâm sàng: Siêu âm 2 buồng trứng rất to ≥ 12 cm, có rất nhiều nang nỗn
căng to, ổ bụng có rất nhiều dịch tự do, có tràn dịch màng phổi, phù đa màng
Xét nghiệm máu :
Hematocrtit >48% Na <135mEq/L


7
K>5.0mEq/L
Creatinin >1.2mg/dl
2.1.5. Điều trị:
* Tiêu chuẩn nằm viện:
- Hematocrite > 45%
- Có các biểu hiện nặng của QKBT
* Theo dõi bệnh nhân ngoại trú
- Theo dõi cân bằng dịch hàng ngày
- Theo dõi cân nặng hàng ngày
- Theo dõi chu vi bụng đo qua rốn
- Hướng dẫn liên hệ trung tâm khi có các dấu hiệu tăng lên
- Ngồi theo dõi người bệnh làm xét nghiệm máu và siêu âm mỗi 48-72h
* Theo dõi tại bệnh viện
- Nhịp tim, huyết áp, cân bằng dịch
- Siêu âm: Thể tích dịch cổ trướng, kích thước buồng trứng
- Chụp XQ lồng ngực: Nếu có tràn dịch màng phổi
- Điện tâm đồ: Nếu có tràn dịch màng tim

- Xét nghiệm máu: Hematocrite, số lượng hồng cầu, bạch cầu, chức năng thận,
men gan, Proteine toàn phần và Albumine máu, đơng máu.
2.1.6. Xử trí và theo dõi
- Nguyên tắc là điều trị bảo tồn
* Điều trị ngoại trú: các trường hợp nhẹ và trung bình
- Bù dịch: uống nhiều nước theo nhu cầu, truyền dịch theo chỉ định bác sĩ
- Theo dõi lượng nước tiểu, vòng bụng, cân nặng.
- Các dấu hiệu trở nặng: tiểu ít, ho, khó thở, tiêu chảy, vịng bụng tăng nhanh
* Điều trị tại bệnh viện (quá kích buồng trứng nặng)
- Theo dõi: nước tiểu, đo vòng bụng, cân nặng, HCT, Albumin, Ion đồ, siêu âm
- Nghỉ ngơi tại giường tránh tổn thương và xoắn phần phụ
- Uống nhiều nước và đo lượng nước tiểu hàng ngày
- Ăn nhiều đạm


8
Các biện pháp phịng ngừa hội chứng q kích buồng trứng
Ngăn chặn hồn tồn HCQKBT là khơng thể nhưng xác định sớm những yếu
tố nguy cơ tiềm tàng và quản lý lâm sàng cẩn thận người bệnh bị HCQKBT thì tỉ lệ
và mức độ QKBT có thể giảm đi đáng kể. Chiến lược ngăn chặn QKBT có thể chia
thành hai loại:
* Loại phòng ngừa thứ 1(đối với các yếu tố nguy cơ của bản thân người
bệnh): kích thích buồng trứng phù hợp với từng người bệnh sau khi đã đánh giá
các yếu tố nguy cơ thứ nhất và phân loại người bệnh đáp ứng kém, bình thường
hoặc quá đáp ứng mạnh.
* Loại phòng ngừa thứ 2(đối với cách đáp ứng của buồng trứng khi kích
thích):áp dụng khi có sự xuất hiện các yếu tố nguy cơ xuất phát từ đáp ứng quá
mức của buồng trứng khi được kích thích.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Các nghiên cứu trên thế giới

Tại Hoa Kỳ, từ những năm 1994 tác giả Hahn và cộng sự đã đưa ra được phác
đồ chăm sóc bệnh nhân bị mắc hội chứng quá kích buồng trứng và đây được coi
như là phác đồ đầu tay của điều dưỡng khi chăm sóc bệnh nhân sau kích thích
buồng trứng có kiểm sốt [25].
Sau đó vào năm 2010, trong hội nghị “European IVF-monitoring report” lần
thứ 14 đưa ra tỷ lệ nhập viện do hội chứng QKBT chung là 0,3%, tỷ lệ mắc hội
chứng QKBT vừa và nặng là 1,1%. Báo cáo cũng nhấn mạnh đến việc theo dõi bệnh
nhân nội trú và ngoại trú là vô cùng quan trọng để giảm tai biến do KTBT [26].
Các nghiên cứu tại VN
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Xiêm tại bệnh viện Phụ sản Trung ương
năm 2002 tỉ lệ QKBT nhẹ là 14,4%, trung bình là 4,5% và loại nặng là 3%
-Theo nghiên cứu của Phạm Thị Phương Lan 2013 QKBT nhẹ chiếm tỉ lệ 823% , loại trung bình chiếm 1-7% và loại nặng là dưới 1-10% [9]
- Nhiều năm qua, Bệnh viện Phụ sản Trung ương là một địa chỉ tin cậy về hỗ
trợ sinh sản tuyến đầu cả nước đã góp phần vào thành tích chung của Bệnh viện,
cung cấp chuyển giao những kỹ thuật thụ tinh mới hiệu quả. Với chức năng khám,
chẩn đốn, điều trị các trường hợp vơ sinh, thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,


9
nghiên cứu khoa học và tham gia đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ, chỉ
đạo chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực hỗ trợ sinh sản.
2.2.1.Đối với quá kích buồng trứng thể nhẹ- thể trung bình
Người bệnh được theo dõi tại nhà
* Chế độ ăn uống
- Uống nhiều nước (khoảng 2 lít/ ngày) bằng các loại nước có bù điện giải như
Orezol, viên Hydryd.
- Cách pha orezol:+Pha với nước đun sơi để nguội đổ 1 gói bột orezol vào
trong bình và đong 1000ml nước đun sơi để nguội quấy kỹ để bột tan đều
- Chú ý: phải pha orezol mới cho mỗi ngày,uống không hết bỏ đi không được
dùng lại

- Có thể dùng thêm các loại nước ép hoa quả tươi như nước cam, nước chanh,
sữa đậu nành
- Một số người bệnh khó uống hay nơn nhiều thì khun người bệnh uống ít
một hoặc có thể dùng thêm các thảo dược bằng đông y (vd: cây bông mã đề ,râu
ngô ….)
- Ăn thực phẩm nhiều đạm: thịt, cá, trứng, sữa…chia nhỏ các bữa ăn, và ăn mặn
* Chế độ nghỉ ngơi:
-những trường hợp nhẹ ,giải thích cho người bệnh hiểu các triệu chứng sẽ tự
hồi phục
- Nên nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động , tránh các hoạt động mạnh đề phòng xoắn
hoặc vỡ nang buồng trứng
* Chế độ vệ sinh:
- Vệ sinh thân thể: Tắm, gội bình thường nơi ấm áp, tránh gió lùa
- Vệ sinh bàn tay:
- Người bệnh phải đặt thuốc thời gian kéo dài, tất cả những người bệnh phải
đặt thuốc liên tục trong 14 ngày, nếu người bệnh may mắn có thai thì thời gian đặt
thuốc kéo dài khoảng thai 14 tuần. Vì vậy việc vệ sinh bàn tay là vô cùng quan
trọng, không dùng các dụng cụ dặt thuốc khác như bao cao su, que đặt thuốc, găng
tay…vì khơng đảm bảo vơ trùng hoặc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.


10
- Dùng nước rửa vệ sinh phụ nữ và nước sach rửa phía ngồi bộ phận sinh
dục( Tránh khơng được rửa vào trong âm đạo), dùng ca múc nước hoặc vòi sen dội
từ trên xuống dưới, tránh ngâm bộ phận sinh dục vào chậu nước
- Sau khi rửa sạch, lau khô bằng khăn sạch mềm
* Cách đặt thuốc
- Sau khi rửa tay, rửa bộ phận sinh dục sạch sẽ đặt thuốc
- Cách đặt: Nằm tư thế phụ khoa, ngón tay trỏ và ngón tay giữa kẹp vào viên
thuốc, đưa nhẹ nhàng từ từ vào trong âm đạo, áp tay vào thành dưới âm đạo để

thuốc vào cùng đồ sau. Lưu ý khi đưa nhẹ nhàng đến ngập hết ngón tay là được,
không cố với đẩy thêm để tránh gây tổn thương âm đạo, cổ tử cung.
- Thời gian đặt thuốc: Nên đặt vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Lưu
ý ngày đi chuyển phôi người bệnh vẫn đặt thuốc bình thường để đảm bảo lượng
thuốc được liên tục trong ngày
Theo dõi
- Toàn trạng người bệnh: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Đo cân nặng (xem có tăng cân không)
- Đo lượng nước tiểu, quan sát màu sắc( cân bằng giữa lượng dịch vào và
lượng dịch ra)trong 12h
- Mức độ tức chướng bụng
+ Đo vòng bụng hàng ngày bằng thước dây mềm, đánh giá vòng bụng hàng ngày
+ hỏi cảm giác khó chịu của người bệnh
- Khó thở: đếm nhịp thở
- Hẹn người bệnh đến siêu âm, bác sỹ đánh giá lại kích thước buồng trứng sau
khi lấy trứng 2 ngày để quyết định chuyển phôi hay đơng phơi tồn bộ
* Tư vấn: hướng dẫn người bệnh theo dõi phát hiện các bất thường trong thời gian
điều trị tại nhà
- Tư vấn người bệnh nếu có các dấu hiệu sau:
+ Chướng bụng tăng
+ Đau bụng tăng
+ Khó thở
+ Đái ít hơn (dưới 500 ml/24 h)


11
+ Mệt mỏi
+ Nôn nhiều, không ăn uống được cần đến bệnh viện ngay để bác sỹ siêu âm
đánh giá lại mức độ QKBT để có kế hoạch theo dõi và điều trị kịp thời( vào viện
theo dõi hoặc về nhà theo dõi tiếp)

- Thực hiện đầy đủ thuốc, đúng đường dùng theo đơn của bác sỹ kê
- Tư vấn cho người bệnh nên thực hiện đơn thuốc của Trung tâm, nếu cần
dùng các thuốc khác ngoài chỉ định của Trung tâm nên hỏi ý kiến của các bác sỹ
đang điều trị;
- Xét nghiệm máu βhCG sau chuyển phôi 14 ngày để xác định chính xác có
thai hay khơng, kể cả khi có ra máu âm đạo nhiều;
- Chỉ ngừng các loại thuốc khi biết chắc chắn kết quả xét nghiệm máu khơng
có thai hoặc khi có chỉ định của bác sỹ điều trị;

2.2.2.Chăm sóc- theo dõi người bệnh quá kích buồng trứng mức độ nặng (Độ 3độ 4)
Chăm sóc
* Chế độ ăn, uống
Hầu hết tất cả các người bệnh đều khơng muốn ăn uống gì vì các triệu chứng
biểu hiện ở giai đoạn này là bụng chướng căng, khó thở, khó ngủ, người vật vã, nơn
và buồn nơn nhiều. Động viên người bệnh ăn uống bằng các thức ăn nhẹnhư cháo,
súp…, dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn, khẩu phần ăn tăng đạm (thịt bị, gà, tơm cua…), bổ
xung các loại hoa quả (cam, táo…) làm tăng sức đề kháng
* Chế độ nghỉ ngơi
Bệnh nhân được nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường, hạn chế đi lại đề phòng xoắn
buồng trứng, chảy máu trong nang, vỡ buồng trứng…vì buồng trứng ở giai đoạn
này rất to, xốp rất dễ bị tổn thương.
* Chế độ vệ sinh:
- Vệ sinh thân thể: Lau người, thay quần áo hàng ngày và khi cần cho bệnh nhân
- Vệ sinh bàn tay( nếu người bệnh có đặt thuốc), vệ sinh bộ phận sinh dục
giống như phần chăm sóc q kích buồng trứng mức độ nhẹ
* Thực hiện thuốc theo y lệnh


12
- Đo lại mạch, huyết áp, nhịp thở

- Đánh giá lại tình trạng người bệnh. Nếu có bất thường báo cáo bác sỹ điều trị
ngay, nếu bình thường sẽ thực hiện các thuốc theo y lệnh
- Truyền dịch: Albumin, Hesterrin, Dextro 5%, Gelafundin…theo dõi sát toàn
trạng người bệnh trong và sau truyền đề phịng sốc, dị ứng ( khơng nên truyền
Ringer vì làm tăng Natri)
* Phụ giúp bác sỹ chọc hút dịch ổ bụng, dịch màng phổi
- Chuẩn bị bệnh nhân: Thơng báo, giải thích, động viên người bệnh n tâm
- Chuẩn bị dụng cụ: Máy siêu âm, đầu dò âm đạo vô trùng, săng, ga, quần áo
vô trùng, panh sát trùng, kim chọc hút dịch, dây truyền dịch, gạc ấu, povidine…
- Chuẩn bị thuốc giảm đau, thuốc gây mê( nếu cần), dịch truyền, bơm kim tiêm…
- Theo dõi sát
+ Toàn trạng: Mạch, huyết áp, nhịp thở…
+ Số lượng, màu sắc dịch lấy ra
+ Đường dẫn lưu từ bụng bệnh nhân đến túi đựng dịch
* Vận chuyển người bệnh đi làm các xét nghiệm
- Khi cần vận chuyển người bệnh đi làm các xét nghiệm cần thiết như siêu
âm, hội chẩn trên siêu âm…cần vận chuyển người bệnh bằng cáng nằm, di chuyển
nhẹ nhàng
Theo dõi
- Toàn trạng: Mạch, huyết áp, nhịp thở…2h/ lần
- Khó thở: đếm nhịp thở, đánh giá kiểu khó thở
- Dịch dẫn lưu ổ bụng: đánh giá về số lượng, màu sắc
- Vòng bụng: Đo hàng ngày, trước chọc hút dịch, sau chọc hút dịch ổ bụng
- Lượng nước tiểu: Số lượng, màu sắc( theo dõi bằng cách nghi lại lượng dịch
vào và lượng nước tiểu thải ra) trong 24h
- Đau tức bụng: mức độ đau, tính chất đau, điểm đau…nhằm phát hiện sớm các
bất thường như xoắn buồng trứng, chảy máu trong nang, vỡ buồng trứng để có theo dõi
và xử trí kịp thời, hạn chế nhất các rủi ro xảy ra cho người bệnh và gia đình họ.
* Tư vấn- giáo dục sức khoẻ



13
- Tư vấn người bệnh thực hiện đúng các hướng dẫn của nhân viên y tế về
thực hiện chế độ ăn uống, và sử dụng thuốc
+ Hướng dẫn cách pha Oresol đúng cách
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã đưa ra quy trình chăm sóc người bệnh
QKBT
1. Mục đích:
- Giúp cho người bệnh được chăm sóc tốt hơn.
- Phịng tránh các nhiễm khuẩn.
- Chuẩn bị tâm lý cho người bệnh, giúp người bệnh hiểu về bệnh, yên tâm và
hợp tác điều trị.
2. Chuẩn bị:
* Người thực hiện: Hộ sinh viên và điều dưỡng viên.
- Kiểm tra hồ sơ bệnh án.
- Khai thác tiền sử người bệnh: tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng.
- Rửa tay thường quy.
* Người bệnh:
- Được thơng báo nội quy khoa phịng khi mới vào khoa.
- Được công khai thuốc trước khi thực hiện y lệnh.
- Được giải thích và ký cam đoan thủ thuật trước khi làm thủ thuật.
* Dụng cụ:
- Hành chính: Hồ sơ bệnh án,phiếu xét nghiệm.
- Phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh.
- Thuốc, dịch truyền, ống xét nghiệm theo y lệnh.
- Huyết áp, thước dây, nhiệt độ.
- Bơm tiêm, kim luồn, dây truyền dịch, băng dính, cồn 70.
- Váy áo, ga giường sạch.
3. Các bước tiến hành:
* Theo dõi toàn trạng người bệnh:

- Đo dấu hiệu sinh tồn 2 lần/ngày.
- Đo vòng bụng 2 lần/ngày: sáng – chiều hoặc khi cần.


14
- Theo dõi nước tiểu 24 giờ.
* Thực hiện y lệnh điều trị:
- Thực hiện y lệnh thuốc, xét nghiệm theo y lệnh của bác sỹ.
+ Công khai thuốc trước khi thực hiện y lệnh cho người bệnh.
- Hướng dẫn người bệnh cách pha ORS và uống từ 2 đến 3 lít/ngày.
- Phụ giúp bác sĩ chọc dịch màng bụng và chọc dịch màng phổi khi có y lệnh.
- Theo dõi sát người bệnh trong và sau chọc dịch.

* Dinh dưỡng và chăm sóc:
Dinh dưỡng:
- Khuyến khích người bệnh ăn tăng đạm: thịt, cá…
- Ăn ít một, chia nhiều bữa/ngày.
- Uống ORS từ 2 đến 3 lít/ngày.
Chăm sóc:
- Khuyến khích người bệnh vận động nhẹ nhàng phòng tắc mạch.
- Vệ sinh thân thể, thay váy áo, ga giường 1 lần/ngày hoặc khi bẩn.
* Giáo dục sức khỏe
- Thông báo nội quy khoa phòng, bệnh viện khi người bệnh mới vào khoa.
- Giải thích cho người bệnh biết được diễn biến bệnh tật của mình và các biểu
hiện của q kích như: chướng bụng, đau tức bụng,đi ngồi phân lỏng, có dịch
màng bụng, dịch màng phổi, khó thở…để người bệnh hiểu và yên tâm điều trị.
- Hướng dẫn chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng: ăn tăng đạm…
4. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo:
- Ghi các thông số và chăm sóc vào phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh.
- Đánh giá tình trạng người bệnh, nếu có bất thường báo bác sỹ.

3. Thực trạng cơng tác chăm sóc và theo dõi người bệnh quá kích buồng trứng
tại bệnh viện PSTW
Sau khi theo dõi khảo sát 30 bệnh nhân tại khoa Hồi sức cấp cứu chúng tôi
thấy rằng công tác chăm sóc của người điều dưỡng thực hiện khá tốt, điều dưỡng đã
thực hiện hầu hết các quy trình kỹ thuật chăm sóc tại khoa .
3.1.Theo dõi tồn trạng người bệnh


15
a. Hỏi người bệnh hoặc người nhà người bệnh: Họ tên, tuổi, giới, nghề
nghiệp, địa chỉ, ngày giờ vào viện. Khi cần liên hệ với ai.
b. Bệnh án
Lý do vào viện.
Bệnh sử điều trị vô sinh: đã điều trị vô sinh bằng thụ tinh trong ống nghiệm ở
đâu? Đã được kích thích buồng trứng khi nào? Đã được chọc hút trứng cách đây
bao lâu? Sau khi chọc hút trứng có những triệu chứng gì làm người bệnh khó chịu
phải vào viện?
Các loại thuốc đã sử dụng là gì?
Tiền sử bản thân: PARA ? Có bị bệnh phụ khoa nào khơng? Ngồi vơ sinh cịn
mắc bệnh gì khác khơng?
Tiền sử gia đình: trong gia đình có ai bị vơ sinh khơng? Có ai bị bệnh gì
khác khơng?

Hình 2: Hỏi bệnh án người bệnh
c. Thăm khám
Toàn trạng
- Tri giác
- Dấu hiệu sinh tồn (Mạch, Nhiệt độ, Huyết áp, Nhịp thở).



16
- Cân nặng, vòng bụng.
- BMI.
- Tâm lý người bệnh.
-Dấu hiệu sinh tồn: Huyết áp, mạch (nhịp tim), nhịp hô hấp, thân nhiệt (4
giờ/1lần).
- Đo lượng dịch vào ra 24h với BN nặng.
- Đo lượng nước tiểu 24h (với người bệnh nhẹ và trung bình). Theo dõi số
lượng, màu sắc và thành phần nước tiểu.
- Theo dõi sự đàn hồi của da.
- Đo vòng bụng: 1 lần/ngày.
- Đo cân nặng: 1 lần/ngày.
- Theo dõi kết quả xét nghiệm máu: điện giải đồ, Hb, hemantocrit…

Hình 3: Đo vịng bụng cho người bệnh
- Theo dõi và duy trì cân bằng lượng nước vào và ra hằng ngày.
- Xét nghiệm máu hàng ngày: kiểm tra cơng thức máu đầy đủ, kiểm sốt sự
đơng máu, urê máu và điện giải đồ, các chức năng gan, xem có rối loạn điện giải


17
không, như tăng kali, giảm natri máu, đồng thời tăng hematocrit và giảm thanh thải
creatinin.
- Siêu âm hố chậu: kích thước 2 buồng trứng, dịch ổ bụng(1lần/ngày).
Bệnh nhân có máu cô (Hb >14g/dl, hematocrite > 45% cần phải truyền tĩnh
mạch 500ml HES, liều tối đa hàng ngày là 33ml/kg, truyền chậm để tránh xung
huyết phổi.
- Truyền albumin với liều 25- 75g (100 - 300ml) mỗi ngày tuỳ thuộc vào mức
độ thiếu hụt albumin và thể tích dịch cổ trướng bị rút ra.
Chú ý thuốc lợi tiểu bị cấm chỉ định khi xuất hiện máu cô bởi lợi tiểu lại làm

cho q kích buồng trứng trầm trọng hơn. Lợi tiểu có thể được sử dụng khi lượng
nước tiểu ít nhưng hematocrit vẫn bình thường.

Hình 4: Đo huyết áp, đếm mạch, nhiệt độ
3.2. Thực hiện y lệnh thuốc
- Công khai thuốc trước khi thực hiện y lệnh cho người bệnh
- Ringerlactacte x 500ml truyền TM 30 giọt/phút
- Truyền Albumin x 1 chai TM 30 giọt/phút


18

Hình 5: Thực hiện y lệnh thuốc
- Hướng dẫn người bệnh pha ORS và uống từ 2-3 lít/1 ngày
Phụ giúp BS chọc dị màng bụng, màng phổi nếu có chỉ định
Thực hiện kế hoạch phụ giúp BS chọc dò màng bụng, màng phổi
- Chuẩn bị dụng cụ: đầy đủ theo quy trình
- Chuẩn bị người bệnh: giải thích cho người bệnh về thủ thuật sắp tiến hành,
chuẩn bị vùng da chọc dò, chuẩn bị tư thế người bệnh.
- Phụ giúp BS tiến hành thủ thuật
- Chăm sóc người bệnh trước, trong và sau khi chọc dị

Hình 6: Chọc dị màng bụng
Chăm sóc làm giảm đau bụng cho người bệnh.


×