Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Ứng dụng wiki để nâng cao hiệu quả chia sẻ và phân phối tri thức trong thiết kế dự án tại công ty cideco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------

TRẦN TRÀ NƯƠNG

ỨNG DỤNG WIKI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHIA SẺ VÀ PHÂN PHỐI TRI THỨC TRONG
THIẾT KẾ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CIDECO
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành

: 60 34 05

KHỐ LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 04 năm 2013


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : TS. Phạm Quốc Trung
Cán bộ chấm nhận xét 1 :

TS. Nguyễn Thanh Hùng

Cán bộ chấm nhận xét 2 :

TS. Nguyễn Mạnh Tuân


Khoá luận Thạc sĩ đƣợc nhận xét tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ KHOÁ LUẬN THẠC SĨ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày …8… tháng …5… năm …2013
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch:

TS. Nguyễn Thanh Hùng

2. Thƣ ký:

TS. Nguyễn Mạnh Tuân

3. Uỷ viên:

TS. Phạm Quốc Trung

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Tp. HCM, ngày . 20 . . tháng . 6. . năm . 2013.


NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: TRẦN TRÀ NƢƠNG ............................................ Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 25/07/1986 ........................................................ Nơi sinh: Quảng Trị
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh .................................................... MSHV: 11170813
Khoá (Năm trúng tuyển): 2011
1- TÊN ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG WIKI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIA SẺ VÀ PHÂN PHỐI TRI THỨC
TRONG THIẾT KẾ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CIDECO
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN/KHÓA LUẬN:

Nhận diện vấn đề chia sẻ và phân phối tri thức trong hoạt động thiết kế dự án
của công ty, xác định mục tiêu quản lý tri thức.
Đánh giá các công cụ quản lý tri thức và lựa chọn wiki.
Thiết kế và thực hiện wiki.
Đánh giá hiệu quả thiết kế dự án sau khi thực hiện wiki, rút ra bài học về quản lý.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

26/11/2012

4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 31/03/2013
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM QUỐC TRUNG
Nội dung và đề cƣơng Khóa luận thạc sĩ đã đƣợc Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM


CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Tp. HCM, ngày 20 tháng 06 năm 2013

NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN/KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: TRẦN TRÀ NƢƠNG

Phái: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 25 – 07 – 1986

Nơi sinh: Quảng Trị

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MSHV: 11170813

1- TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG WIKI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIA SẺ VÀ PHÂN

PHỐI TRI THỨC TRONG THIẾT KẾ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CIDECO
2- NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN/KHÓA LUẬN:

STT

Ý kiến của CB nhận xét / Hội đồng

Nội dung chỉnh sửa


Chương, trang

1

Chƣơng 1 chƣa đủ các mục cần thiết
nhƣ phƣơng pháp thực hiện và bố cục
khóa luận

Bổ sung thêm phƣơng pháp 1.5 Phƣơng pháp thực
thực hiện và bố cục khóa hiện - trang 4.
luận.
1.6 Bố cục khóa luận trang 5.

2

Làm rõ tƣơng quan giữa công ty
Cideco và Epsilon.

Công ty Epsilon và Cideco
đều là công ty tƣ vấn, công
ty Cideco làm việc theo dự
án với số lƣợng nhân viên
mỗi dự án xấp xỉ 10 ngƣời,

2.5 Vốn trí tuệ - trang 10.

3

Các khái niệm trong vốn trí tuệ chƣa

đƣợc định nghĩa. Cách trình bày
thang đo vốn trí tuệ khơng dễ hiểu.

Bổ sung khái niệm và trình
bày thang đo vốn trí tuệ.

3.4 Thang đo vốn trí tuệ trang 16.


4

Xác định vấn đề đặt ở chƣơng 4 là
không hợp lý.

Chỉnh sửa chƣơng 4 là tổng
quan và thực trạng chia sẻ
tri thức của công ty Cideco

Chƣơng 4. Tổng quan và
thực trạng chia sẻ tri thức
của công ty Cideco –
Trang 19.

5

Mục lục in chƣa đúng quy định.

Chỉnh sửa mục lục

Mục lục – trang iv


6

Size hình nhỏ, khơng tham chiếu đến
hình.

Chỉnh sửa

7

Chƣa rõ ràng về thuật ngữ thiết kế dự
án.

Bổ sung khái niệm thiết kế
dự án.

3.5 Thang đo hiệu quả
hoạt động thiết kế dự án
- trang 17.

8

Nên thuyết minh về phƣơng pháp
thiết kế và thực hiện wiki.

Bổ sung phƣơng pháp thiết
kế wiki.

5.1 Phƣơng pháp thiết kế
- trang 29.


9

Tránh sử dụng footnote.

Đƣa vào tài liệu tham khảo

2.1 Khái niệm tri thức trang 6.

10

Đánh giá tính khả thi cịn mang tính
định tính.

Chỉnh sửa đánh giá tính khả
thi dự án đại trà.

6.2 Đánh giá tính khả thi
khi đƣa dự án ra đại trà trang 45.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


i

LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành Khố luận này bên cạnh những kiến thức tơi thu nhận được
trong suốt q trình học tập tại trường và sự cố gắng của bản thân cịn có sự giúp đỡ,
động viên của thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt quá trình tơi thực
hiện khố luận.

Trước tiên, tơi xin gửi lời chân thành cám ơn đến Thầy TS. Phạm Quốc Trung
đã định hướng, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu, đã tận tình
hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện khố luận.
Tơi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả Quý Thầy Cô trong khoa Quản Lý
Công Nghiệp đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong lĩnh vực quản trị trong
q trình học tập. Những kiến này sẽ là hành trang quý báu để tôi làm việc cũng như
nghiên cứu sau này.
Xin chân thành cám ơn đến tất cả các bạn K2011, các bạn đã cùng tôi học tập,
thảo luận, cùng tôi trải qua những ngày tháng học tập thật vui và bổ ích, các bạn đã
giúp tơi hồn thiện mình hơn và mở ra cho tôi nhiều tư duy mới.
Xin cám ơn ban giám đốc Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng (Cideco), những
người bạn đồng nghiệp trong công ty đã tạo điều kiện, hỗ trợ và cung cấp nhiều dữ liệu
q báu để tơi có thể hồn thành khố luận này.
Cuối cùng tôi xin cám ơn những người thân trong gia đình, những người bạn
thân đã ln ở bên tôi, quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn,
trở ngại để hồn thành khóa luận này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 03 năm 2014
Trần Trà Nương


ii

TĨM TẮT
Đã có nhiều nghiên cứu cũng như ứng dụng thực tế của wiki vào quá trình
quản lý tri thức. Tuy nhiên hiện tại rất ít cơng ty vừa và nhỏ ở Việt Nam xây
dựng các công cụ quản lý tri thức. Việc không quan tâm tới quản lý tri thức khiến
công ty không những không sử dụng hết khả năng hiện tại của cơng ty, lãng phí
thời gian, chi phí và nguồn lực sẵn có, mà cịn có thể bị đe doạ thất thoát nguồn
tri thức quan trọng trong tương lai khi có biến đổi về nhân lực.
Nghiên cứu này tiến hành lựa chọn, thiết kế và đưa vào sử dụng cơng cụ

wiki trong q trình chia sẻ và phân phối tri thức để giải quyết các vấn đề trong
thiết kế dự án tại công ty Cổ phần Tư Vấn Xây Dựng (Cideco).
Nghiên cứu tiến hành phân tích kỹ lưỡng các yêu cầu của người dùng,
phân tích chức năng và dịng dữ liệu trong cơng ty để có cơ sở cho việc thiết kế
hệ thống. Từ cơ sở phân tích hệ thống, thực hiện thiết kế và đưa vào áp dụng thí
điểm cho hai dự án trong cơng ty trong thời gian thí điểm là một tháng.
Nghiên cứu sử dụng thang đo vốn trí tuệ của Roos & Roos (1997) và
thang đo hiệu quả hoạt động thiết kế dự án của Lei & Skitmore (2004), để đánh
giá kết quả sử dụng thí điểm wiki. Kết quả khảo sát cho thấy wiki mang lại hiệu
quả tương đối tốt trong các hoạt động chia sẻ và phân phối tri thức, hỗ trợ làm
việc nhóm hiệu quả hơn.
Khi đưa dự án ra thực hiện đại trà cho tồn cơng ty trên mọi dự án, nếu
cơng ty kết hợp với chính sách nhân sự khuyến khích chia sẻ tri thức hiệu quả, hệ
thống sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho công ty, tạo ra các yếu tố cạnh tranh, giúp
nhân viên tự mình đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác, tiết kiệm chi
phí cho cơng ty và làm hài lòng khách hàng.


iii

ABSTRACT
There are already a lot of research and applications of using wiki in
knowledge management. However, few medium and small Companies build up
knowledge management tools in Việt Nam. Lacking care of knowledge
management makes company not using all of its abilities, wasting its time, cost and
available sources. Lacking care of knowledge management also threats company to
lose its important knowledge in the future when occurs human sources
transformation.
This study selects, designs and takes into use the wiki tool in the process of
sharing and distributing knowledge to solve problems in designing project in the

Construction Consultant Corporation (Cideco).
This study conducts a thorough analysis of user requirements, functional
analysis and data flow within the company to have a basis for system design. From
the basis of system analysis, design implementation and introduction of two pilot
projects of the company in the pilot period is one month.
This study uses intellectual capital scale of Roos & Roos (1997) and the
performance scale of the project design of Lei & Skitmore (2004), to assess the
results of the pilot use of wiki. Survey results showed that wiki gives relatively
good performance in sharing and distribution of knowledge, supports team to work
more efficiently.
When putting the project into practice on a large scale for the entire company
on every project, if the company combines with personnel policies to encourage
sharing knowledge effectively, the system will bring great results for the company,
create competitive factors, help employees to make decisions quickly and
accurately, save cost for the company and make customer satisfied.


iv

Mục lục
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
TÓM TẮT .............................................................................................................. ii
ABSTRACT .......................................................................................................... iii
Mục Lục ................................................................................................................ iv
Danh mục các hình .............................................................................................. vii
Danh mục các bảng biểu .................................................................................... viii
Chƣơng 1.

Giới thiệu ............................................................................................1


1.1

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2

Mục tiêu đề tài ...............................................................................................2

1.3

Ý nghĩa đề tài .................................................................................................3

1.4

Phạm vi ..........................................................................................................3

1.5

Phương pháp thực hiện ..................................................................................4

1.6

Bố cục khóa luận ...........................................................................................5

Tóm tắt chương .......................................................................................................5
Chƣơng 2.

Cơ sở lý thuyết ...................................................................................6

2.1


Khái niệm tri thức ..........................................................................................6

2.2

Khái niệm quản lý tri thức .............................................................................7

2.3

Chu trình quản lý tri thức ..............................................................................8

2.4

Wiki ...............................................................................................................9

2.5

Vốn trí tuệ ....................................................................................................10

Tóm tắt chương .....................................................................................................13


v

Chƣơng 3.

Thiết kế nghiên cứu .........................................................................14

3.1


Quy trình nghiên cứu ...................................................................................14

3.2

Đối tượng tham gia ......................................................................................15

3.3

Thu thập dữ liệu ...........................................................................................15

3.4

Thang đo vốn trí tuệ.....................................................................................16

3.5

Thang đo hiệu quả hoạt động thiết kế dự án ...............................................17

3.6

Phân tích dữ liệu ..........................................................................................18

Tóm tắt chương .....................................................................................................18
Chƣơng 4.

Tổng quan và thực trạng chia sẻ tri thức của công ty Cideco .....19

4.1

Giới thiệu công ty Cideco ............................................................................19


4.2

Thực trạng chia sẻ và phân phối tri thức .....................................................19

4.3

Lựa chọn Wiki .............................................................................................25

Tóm tắt chương .....................................................................................................28
Chƣơng 5.

Thiết kế và thực hiện wiki ..............................................................29

5.1

Phương pháp thiết kế ...................................................................................29

5.2

Phân tích hệ thống .......................................................................................29

5.2.1

Phân tích yêu cầu người dùng ...............................................................30

5.2.2

Phân tích chức năng ..............................................................................31


5.2.3

Phân tích dịng dữ liệu ..........................................................................33

5.3

Thiết kế hệ thống .........................................................................................35

5.3.1

Thiết kế giao diện người sử dụng .........................................................36

5.3.2

Thiết kế dữ liệu .....................................................................................37

5.3.3

Kiến trúc hệ thống.................................................................................38


vi

5.4

Dự án điển hình ...........................................................................................39

5.5

Huấn luyện và xúc tiến đưa vào sử dụng.....................................................41


Tóm tắt chương .....................................................................................................42
Chƣơng 6.

Đánh giá kết quả, kết luận và kiến nghị ........................................43

6.1

Đánh giá vốn trí tuệ và hiệu quả thiết kế dự án ...........................................43

6.2

Đánh giá tính khả thi đưa dự án ra đại trà ...................................................45

6.3

Kết luận và kiến nghị ...................................................................................47

6.3.1

Kết luận .................................................................................................47

6.3.2

Kiến nghị...............................................................................................48

Phụ lục 1 Bảng câu hỏi khảo sát nhận diện vấn đề chia sẻ và phân phối tri thức
hiện tại tại công ty Cideco: .....................................................................................50
Phụ lục 2 Bảng thống kê các đặc điểm các loại wiki ............................................54
Phụ lục 3 Nhập dữ liệu trong phần mềm expert choice 11 .................................57

Phụ lục 4 Các hình ảnh minh hoạ Cideco wiki.....................................................59
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................61


vii

Danh mục các hình
Hình 2-1: Chu trình quản lý tri thức (Dalkir, 2005). ...................................................9
Hình 2-2: Mơ hình vốn trí tuệ Skandia Navigator (Luthy, 1998). ............................11
Hình 2-3: Các phạm trù của vốn trí tuệ (Roos & Roos, 1997). ................................11
Hình 2-4: Mơ hình nghiên cứu cho khóa luận. .........................................................12
Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu (Grace, 2009). ........................................................14
Hình 4-1: Sơ đồ tổ chức cơng ty Cideco (Cideco profile – P.nhân sự) ....................19
Hình 4-2: Chu trình hoạt động của cơng ty (Cideco profile – P.nhân sự). ...............20
Hình 4-3: Sơ đồ chia sẻ tri thức hiện tại – cơng ty Cideco .......................................21
Hình 4-4: Đánh giá vốn trí tuệ hiện tại của Cideco qua khảo sát. ............................23
Hình 4-5: Đánh giá hiệu quả thiết kế dự án hiện tại của Cideco qua khảo sát. ........24
Hình 4-6: Các mục tiêu đánh giá qua thảo luận ........................................................26
Hình 4-7: Giải bài tốn bằng Expert choice. .............................................................27
Hình 5-1: Sơ đồ phân rã chức năng gốc ....................................................................32
Hình 5-2: Sơ đồ phân rã chức năng cho dự án điển hình (*) ....................................32
Hình 5-3: Sơ đồ dịng lưu chuyển thơng tin lập dự án đầu tư. ..................................33
Hình 5-4: Sơ đồ dịng lưu chuyển thơng tin thiết kế cơ sở. ......................................33
Hình 5-5: Sơ đồ dịng lưu chuyển thơng tin thiết kế kỹ thuật. ..................................34
Hình 5-6: Sơ đồ dịng lưu chuyển thơng tin giám sát tác giả. ...................................35
Hình 5-7: Sơ đồ tương tác người dùng .....................................................................36


viii


Hình 5-8: Giao diện người sử dụng Cideco wiki. .....................................................37
Hình 5-9: Mơ hình thực thể liên kết hệ thống ...........................................................38
Hình 5-10: Hình ảnh minh hoạ dự án điển hình (Cideco Wiki) ...............................40
Hình 6-1: Đánh giá vốn trí tuệ sau khi áp dụng wiki. ...............................................43
Hình 6-2: Đánh giá hiệu quả thiết kế dự án sau khi áp dụng wiki. ...........................44

Danh mục các bảng biểu
Bảng 2-1: Tóm tắt đặc điểm các mơ hình quản lý tri thức..........................................8
Bảng 3-1: Thang đo vốn trí tuệ .................................................................................16
Bảng 3-2: Thang đo hiệu quả hoạt động thiết kế dự án ............................................17
Bảng 4-1: Bảng tổng kết các vấn đề chia sẻ và phân phối tri thức ...........................23
Bảng 4-2: Bảng so sánh mức độ ưu tiên các đặc điểm so sánh ................................26
Bảng 4-3: Bảng kết quả lựa chọn wiki ......................................................................27
Bảng 6-1: Bảng so sánh kết quả ................................................................................44


1

Chƣơng 1. Giới thiệu
1.1 Lý do chọn đề tài
CIDECO là Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng với đội ngũ nhân viên tư
vấn khoảng 100 người (50 tư vấn thiết kế và 50 tư vấn giám sát). Đến hiện tại công
ty chỉ mới quan tâm lưu trữ các các tri thức hiện là các thuyết minh và bản vẽ các
dự án trên local server cơng ty. Ngồi ra công ty cũng xây dựng một thư viện các dự
án đã làm của công ty, tuy nhiên tri thức của các dự án này thường là chung chung
và không có giá trị khi một nhân viên cần tìm kiếm tri thức để học hỏi hay giải
quyết các vấn đề thực tế. Các vấn đề trao đổi thông tin về dự án giữa các bộ phận
cũng như với khách hàng đều được thực hiện thông qua chat, email và điện thoại,
do đó chỉ lưu trữ trong đầu của nhân viên và rất khó quản lý. Ngồi ra nhân viên
cơng ty khơng có văn hóa cởi mở chia sẻ tri thức cao. Thực tế, khi nhân viên được

giao giải quyết một vấn đề, nhân viên đó phải tự xoay sở tìm tài liệu, giải pháp, do
đó nhân viên khơng có động lực để tham gia vào quá trình chia sẻ tri thức và kinh
nghiệm, họ quan tâm tới việc thực hiện dự án hơn.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam mà thị trường bất động sản là
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, công ty phải cắt giảm mọi chi phí tối đa, đồng thời
phải đối mặt với quá trình biến đổi nhân sự to lớn. Mới đây khi cơng ty đưa ra chính
sách giảm lương và giảm giờ làm (50%) thì cơng ty dự tính có nhiều người sẻ rời bỏ
công ty, kể cả những người chủ chốt nắm giữ những dự án lớn. Điều này đe dọa rất
lớn đến việc thất thốt tri thức có giá trị khỏi công ty, đồng thời những thông tin về
các dự án dỡ dang cũng sẽ không được lưu trữ để đảm bảo cho hoạt động của công
ty trong tương lai. Ngoài ra, trong giai đoạn mà cung về xây dựng đang vượt cầu rất
nhiều, các đơn vị tư vấn liên tục giảm giá để giành khách hàng, khách hàng vì vậy
có nhiều lựa chọn và khó tính hơn. Có thể nói chưa bao giờ cơng ty phải đối mặt với
nhiều thách thức như hiện nay: cạnh tranh gay gắt từ bên ngồi, cắt giảm chi phí và
biến đổi nhân sự bên trong, địi hỏi cơng ty phải có các chính sách hợp lý cho thời
điểm hiện tại.


2

Theo Mladen & Mladen (2012) đối với các công ty vừa và nhỏ để sống sót qua giai
đoạn khủng hoảng này thì phải tạo lập các tổ chức chia sẻ nguồn lực, tri thức và sự
đổi mới. Theo nghiên cứu về Web 2.0 (Mladen & Mladen, 2012) trong 245 công ty
cho thấy có hai thách thức mà các cơng ty phải đối mặt trong thời gian gần là cắt
giảm chi phí và quản lý tri thức hiệu quả. Hơn nữa, Cideco với đặc thù là công ty tư
vấn xây dựng - sản phẩm chứa đựng tri thức cao, là kết quả của một nhóm nhân
viên qua nhiều giai đoạn phức tạp và có tính duy nhất - thì quản lý tri thức hiệu quả
sẽ là giải pháp tốt nhất trong thời điểm hiện tại.
Cùng với sự bùng nổ của Web 2.0 mang lại làn sóng mới cho việc chia sẻ và phân
phối tri thức, công ty nhận thấy cơ hội để vươn tới mục tiêu của mình bằng cách sử

dụng các công cụ này. Wiki là công cụ ra đời từ rất sớm (1995) và đã được ứng
dụng cũng như được chứng minh là mang lại hiệu quả trong nhiều công ty (Levy,
2007). Wiki là công cụ phần mềm hỗ trợ cộng tác nhóm nên rất phù hợp với đặc thù
của cơng ty. Vì vậy sử dụng Wiki như là công cụ chia sẻ, phân phối và quản lý tri
thức là giải pháp thích hợp trong thời điểm hiện tại.
Với tất cả những lý do trên, khóa luận chọn đề tài ứng dụng wiki để nâng cao hiệu
quả chia sẻ và phân phối tri thức trong thiết kế dự án tại công ty Cideco.

1.2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu của đề tài là xây dựng và áp dụng công cụ quản lý tri thức Wiki vào hoạt
động chia sẻ và phân phối tri thức từ đó nâng cao hiệu quả thiết kế dự án của công
ty, cụ thể:
- Nhận diện vấn đề chia sẻ và phân phối tri thức trong hoạt động thiết kế dự án của
công ty, xác định mục tiêu quản lý tri thức.
- Đánh giá các công cụ quản lý tri thức và lựa chọn wiki.
- Thiết kế và thực hiện wiki.
- Đánh giá hiệu quả thiết kế dự án sau khi thực hiện wiki, rút ra bài học về quản lý.


3

1.3 Ý nghĩa đề tài
Đã có nhiều nghiên cứu cũng như ứng dụng thực tế của wiki vào công cụ quản lý tri
thức tại các công ty trên thế giới. Theo nghiên cứu của (Grace, 2009) thì wiki sử
dụng hiệu quả cho rất nhiều loại công ty trong các điều kiện khác nhau, từ công ty
nhỏ (Mapa, quy mô dưới 10 người) cho đến những công ty lớn (Ebay, 193 triệu
thành viên). Wiki cũng được nghiên cứu ứng dụng cho các môi trường hàn lâm là
dạy và học (Raman, Ryan & Olfman, 2005).
Hiện tại rất ít cơng ty vừa và nhỏ ở Việt Nam xây dựng và áp dụng các cơng cụ
quản lý tri thức, một phần vì lý do các cơng cụ có bản quyền rất tốn chi phí. Vì vậy

việc xây dựng wiki cho cơng ty sẽ khơng những giúp công ty giải quyết được các
vấn đề hiện tại mà cịn tạo ra nhiều lợi thế cho cơng ty trong tương lai. Wiki là công
cụ dễ cài đặt, dễ sử dụng, dễ quản lý, đầu tư thấp và mang lại hiệu quả cao. Tuy
nhiên bản thân Wiki hay các công cụ quản lý tri thức cũng chỉ là phương tiện và
chúng không thể thay thế được một chiến lược quản lý tri thức. Thực hiện các công
cụ này có thể trở nên phức tạp hay lãng phí nếu cơng ty khơng có mục tiêu rõ ràng
và sự sẵn sàng cũng như đồng lòng của mọi người tham gia vào chương trình. Một
khi sử dụng hiệu quả, nắm bắt các tri thức hiện, chia sẻ các tri thức ẩn, vốn trí tuệ
của cơng ty sẽ tăng lên tạo lợi thế cho công ty.

1.4 Phạm vi
- Không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cideco.
- Thời gian: đề tài thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013.
- Nội dụng: nội dung của đề tài là thiết kế wiki, đưa vào áp dụng demo thí điểm cho
2 dự án thiết kế của cơng ty (Bệnh Viện Quốc Tế Miền Đông, Đại Học Cảnh Sát
Nhân Dân), đánh giá hiệu quả cho 2 dự án này, từ đó rút ra kết luận.


4

1.5 Phƣơng pháp thực hiện
Để thực hiện ứng dụng công cụ wiki vào việc chia sẻ và phân phối tri thức trong
thiết kế dự án, tác giả trước hết đã tham khảo các nghiên cứu trước đây về quy trình
ứng dụng công cụ wiki, xác định được hiệu quả tác động của công ty thông qua hoạt
động quản lý tri thức làm giàu thêm vốn trí tuệ của cơng ty. Dựa trên nghiên cứu
của Grace (2009) về quy trình ứng dụng wiki là công cụ quản lý tri thức, tác giả xây
dựng quy trình thực hiện nghiên cứu khóa luận.
Tác giả cũng đã tiến hành thảm khảo các nghiên cứu về đánh giá vốn trí tuệ và
nghiên cứu xác định các yếu tố của hoạt động thiết kế dự án hiệu quả. Roos & Roos
(1997) đưa ra khái niệm và cách đo vốn trí tuệ của cơng ty. Luthy (1998) cũng đưa

ra nghiên cứu về đo lường vốn trí tuệ. Tác giả đã sử dụng thang đo vốn trí tuệ của
Roos & Roos có hiệu chỉnh để phù hợp với thực tế của công ty. Tác giả cũng đã
tham khảo và sử dụng thang đo hiệu quả hoạt động thiết kế dự án của Lei &
Skitmore (2004) phù hợp với hoạt động của công ty.
Nghiên cứu tiến hành xác định thực trạng quá trình chia sẻ và phân phối tri thức và
thực trạng hiệu quả thiết kế dự án, tác giả tiến hành phỏng vấn định tính và nghiên
cứu định lượng, bằng cách thu nhập dữ liệu từ các bảng khảo sát tới 20 nhân viên
dự án thí điểm cơng ty Cideco. Bảng câu hỏi này được thiết kế dựa trên bảng khảo
sát đánh giá vốn trí tuệ của Roos & Roos (1997) và bảng khảo sát đánh giá hiệu quả
thiết kế dự án của Lei & Skitmore (2004) . Thang đo các khái niệm là thang đo đa
biến Likert 5 điểm, với 1: hồn tồn khơng đồng ý và 5: hồn tồn đồng ý. Tác giả
tiến hành phân tích dữ liệu thơng qua phần mềm SPSS để tìm ra các yếu tố có hệ số
trung bình cao, ảnh hưởng đến quá trình quản lý tri thức và hiệu quả hoạt động của
cơng ty.
Sau đó nghiên cứu tiến hành lựa chọn wiki bằng phần mềm expert choice, thiết kế
wiki dựa vào thực trạng của công ty và đưa vào sử dụng thí điểm cho hai dự án
đang thực hiện trong công ty.


5

Sau khi sử dụng thí điểm, nghiên cứu tiến hành đánh giá lại thang đo vốn trí tuệ và
hiệu quả thiết kế dự án sau thời gian một tháng cho các nhân viên thuộc hai dự án
thí điểm để đánh giá tác động của việc sử dụng wiki.
Cuối cùng, tác giả đánh giá tính khả thi của dự án khi đưa ra đại trà.

1.6 Bố cục khóa luận
Nghiên cứu gồm sáu chương:
Chương một giới thiệu lý do hình thành, mục tiêu và ý nghĩa của đề tài, phạm vi
nghiên cứu và phương pháp thực hiện. Chương hai trình bày cơ sở lý thuyết về tri

thức, quản lý tri thức, wiki và vốn trí tuệ. Chương ba trình bày thiết kế nghiên cứu
bao gồm quy trình nghiên cứu, đối tượng tham gia, cách thức thu thập dữ liệu, thang
đo vốn trí tuệ và thang đo hiệu quả thiết kế dự án, cách phân tích dữ liệu. Chương
bốn trình bày tổng quan về cơng ty Cideco, nêu ra đặc điểm, quy trình thiết kế dự án
ở công ty, đánh giá thực trạng chia sẻ và phân phối tri thức và lựa chọn wiki phù
hợp. Chương năm trình bày thiết kế và thực hiện wiki bao gồm phân tích hệ thống,
thiết kế hệ thống, và huấn luyện sử dụng. Cuối cùng, chương sáu đánh giá và so
sánh kết quả sau khi áp dụng wiki, đưa ra kết luận và kiến nghị.

Tóm tắt chƣơng
Trong chương 1 tác giả đã trình bày tổng quan về nghiên cứu bao gồm lý do chọn
đề tài, mục tiêu và ý nghĩa đề tài, phạm vi và phương pháp thực hiện, và bố cục của
khóa luận. Xuất phát từ sự biến đổi nhân sự to lớn ở bên trong đe doạ đến việc thất
thoát các tri thức quan trọng, đề tài xây dựng và áp dụng công cụ quản lý tri thức
wiki vào hoạt động chia sẻ và phân phối tri thức, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động
thiết kế dự án của công ty.
Trong chương tiếp theo tác giả sẽ cung cấp cơ sở lý thuyết và lựa chọn thang đo để
phục vụ cho quá trình nghiên cứu, đánh giá


6

Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết
2.1 Khái niệm tri thức
Tri thức là khái niệm được xuất hiện từ rất lâu đời trong lĩnh vực triết học và khoa
học nhận thức. Ngay từ thời Plato đã cố gắng tìm hiểu cái gì tạo ra tri thức, chúng ta
có thể biết những gì, những gì là giới hạn trong hiểu biết của chúng ta, và thậm chí
làm sao chúng ta có thể nói ai đó biết cái gì đó? Từ đó tới nay tri thức vẫn là đề tài
cho rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, khám phá và tranh luận. Tuy nhiên vẫn có
rất nhiều tranh cãi và khơng thống nhất trong một định nghĩa chung tri thức là gì.

Theo quan điểm cổ điển của Plato định nghĩa tri thức phải bao gồm ba thành phần:
“phát biểu phải được tin tƣởng là đúng, phát biểu đó phải thật sự là đúng, và phát
biểu đó có thể chứng minh được là đúng”. Nhiều nhà khoa học và triết học cho
rằng định nghĩa này là chưa đủ, ví dụ như Blackburn cho rằng một người gặp nhiều
sai sót, khiếm khuyết vẫn học được rất nhiều tri thức từ đó. Tri thức thường được
định nghĩa trong mối quan hệ với dữ liệu và thông tin. Tri thức được tạo ra bằng
cách tổng hợp các thơng tin và có tính độc lập với ngữ cảnh cao.
Hiện nay tri thức thường được phân ra làm hai loại:
- Tri thức hiện: Kiến thức được hệ thống hóa và truyền đạt cho người khác thông
qua các hộp thoại, trình diễn, hoặc các phương tiện truyền thơng như sách, bản vẽ
và tài liệu. Tri thức hiện dễ tìm kiếm và quản lý nhưng chỉ chiếm khoảng 20%
tảng băng tri thức.
- Tri thức ẩn: Kinh nghiệm cá nhân sâu sắc, khả năng, nhận thức, hiểu biết, và biết
được ngụ ý hay chỉ định nhưng không thực sự thể hiện - nó nằm trong đầu các cá
nhân & nhóm. Tri thức ẩn khó để chia sẻ và quản lý nhưng lại thường là những tri
thức có giá trị và nó chiếm khoảng 80% tảng băng tri thức.
Mặc dù phần lớn các nhà triết học và khoa học chưa thống nhất định nghĩa về tri
thức nhưng mọi người đều thống nhất được tầm quan trọng của tri thức. Tri thức là
cốt lõi, là giá trị tạo ra lợi thế cạnh tranh của cá nhân, tổ chức, cộng đồng. Chúng ta


7

đối diện với việc sáng tạo, tiếp nhận, trau dồi, và sử dụng tri thức trong mọi mặt của
cuộc sống. Chính vì vậy địi hỏi phải quản lý tri thức ở mọi cấp độ.

2.2 Khái niệm quản lý tri thức
Thuật ngữ quản lý tri thức trở nên phổ biến từ cuối những năm 1980 nhưng quản lý
tri thức tồn tại từ trước đó khá lâu và là lĩnh vực liên quan tới nhiều ngành.
Từ góc nhìn của khoa học nhận thức: Tri thức - tầm nhìn, hiểu biết, và kinh nghiệm

mà chúng ta sở hữu - là tài nguyên căn bản giúp ta có thể hoạt động một cách thơng
minh. Theo thời gian, tri thức tích lũy có thể chuyển giao sang các dạng hiện hình
như sách, kỹ thuật, thực tiễn, truyền thống. Sự chuyển giao này thông qua quá trình
tích lũy kinh nghiệm và nếu được sử dụng hợp lý, sẽ làm tăng hiệu quả, và tạo ra sự
thông minh của cá nhân/tổ chức. (Dalkir, 2005)
Từ góc nhìn kinh doanh: Quản lý tri thức là một hoạt động kinh doanh với hai khía
cạnh chính: Xem tri thức như là quan tâm chính, thể hiện ở chiến lược, chính sách,
và thực tế kinh doanh ở mọi cấp độ của tổ chức; và thiết lập kết nối giữa tài sản tri
thức của tổ chức với kết quả hoạt động kinh doanh. (Dalkir, 2005)
Từ góc nhìn cơng nghệ: Quản lý tri thức là khái niệm gắn liền với hệ thống thông
tin, mà nhờ đó thơng tin được chuyển thành tri thức hành động và được chuyển giao
nhanh chóng dưới dạng sử dụng được đến những người đang cần. (Dalkir, 2005)
Từ góc độ tổ chức, quản lý tri thức được nhìn dưới ba góc độ (Dalkir, 2005):
Góc độ kinh doanh: Tập trung vào việc tổ chức nên đầu tư vào cái gì, ở đâu
và tại sao. Chiến lược, sản phẩm, dịch vụ, liên kết của tổ chức nên được xem
xét dưới quan điểm tri thức.
Góc độ quản lý: Tập trung vào việc xác định, tổ chức, chỉ đạo, hỗ trợ và
kiểm soát thực tiễn tri thức và các hoạt động cần thiết để đạt được chiến lược
và mục tiêu của tổ chức.
Góc độ thực hành: Tập trung vào việc ứng dụng chuyên môn để quản lý tri
thức vào các công việc của công ty.


8

2.3 Chu trình quản lý tri thức
Theo (Dalkir, 2005) chu trình quản lý tri thức là các giai đoạn chính trong tiến trình
quản lý tri thức, bao gồm: nắm bắt tri thức, tạo ra tri thức mới, mã hóa tri thức, chia
sẻ tri thức, truy xuất đến tri thức, ứng dụng và tái sử dụng tri thức bên trong và giữa
các tổ chức. Sự tổng hợp của các quá trình này sẽ tạo ra khung cốt lõi cho lộ trình tri

thức từ đó chuyển đổi thành các tài sản tri thức có giá trị cho tổ chức.
Có nhiều tác giả đưa ra nhiều chu trình quản lý tri thức. Bảng 2-1 đưa ra một cách
tóm tắt các nét chính các mơ hình của các tác giả tiêu biểu.
Bảng 2-1: Tóm tắt đặc điểm các mơ hình quản lý tri thức
Nickols (1999)

Wigg (1993)

Thu nhận
Tổ chức
Chun mơn hóa
Lưu trữ/ truy cập
Truy tìm
Phân phối
Bảo tồn
Loại bỏ

Sáng tạo
Lưu nguồn
Biên soạn
Chuyển đổi
Phân phối
Ứng dụng
Giá trị thực hiện

McElroy(1999)
Học tập cá nhân và nhóm
Xác nhận yêu cầu tri thức
Thu nhận tri thức
Xác nhận tri thức

Tích hợp tri thức

Rollet (2003)
Lập kế hoạch
Sáng tạo
Tích hợp
Tổ chức
Chuyển đổi
Bảo tồn
Đánh giá

Bukowitz &
Williams (2003)
Thu nhận
Sử dụng
Học hỏi
Đóng góp
Đánh giá
Xây dựng/giữ gìn
Loại bỏ

Zack (1996)
Thu nhận
Sàng lọc
Lưu trữ/truy tìm
Phân phối
Thể hiện

Tác giả (Dalkir, 2005) đưa ra chu trình quản lý tri thức tích hợp tổng hợp từ các chu
trình trên. Chu trình quản lý tri thức tích hợp gồm có ba bước chính:

1. Nắm bắt và/hoặc mã hóa tri thức: Chỉ đến việc nhận diện và mã hóa các tri thức sẵn
có trong cơng ty, các quy trình làm việc và cả các kiến thức từ mơi trường bên
ngồi.
2. Chia sẻ và phân phối tri thức: Là bước khuyến khích, hỗ trợ chia sẻ và phân phối tri
thức nhằm tạo ra vốn trí tuệ cho cơng ty.
3. Truy tìm và ứng dụng tri thức: Tri thức sau khi được chia sẻ phải được ứng dụng
vào hoạt động của tổ chức, mang lại giá trị thặng dư cho tổ chức.


9

Nắm bắt và/hoặc
mã hóa tri thức

Cập nhật

Đánh giá

Cơng cụ truy tìm
và ứng dụng tri
thức

Chia sẽ và phân
phối tri thức

Ngữ cảnh hóa

Hình 2-1: Chu trình quản lý tri thức (Dalkir, 2005).
Sau khi được nắm bắt và mã hóa, tri thức sẽ được đánh giá và chuyển sang giai
đoạn phân phối và chia sẻ cho tồn tổ chức. Sau đó các tri thức muốn ứng dụng

được thì phải tùy vào từng hồn cảnh cụ thể. Các tri thức sau khi được áp dụng vào
thực tế sẽ đúc rút ra thành các tri thức mới trong quá trình cập nhật.

2.4 Wiki
Wiki lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1995 do Ward Cunningham sáng tạo ra. Wiki
được lấy theo tiếng Hawaii có nghĩa là nhanh. Wiki được phát triển dựa trên nguồn
mở, những người sử dụng trang mạng và cộng đồng. Leuf và Cunningham định
nghĩa wiki là sự tập hợp mở rộng một cách miễn phí các trang web liên kết với
nhau, là một hệ thống siêu văn bản cho phép điều chỉnh và lưu trữ thông tin - là một
nguồn dữ liệu mà mỗi trang có thể dễ dàng hiệu chỉnh bởi người dùng. Theo (Grace,
2009) wiki có các đặc điểm sau:
Dễ hiệu chỉnh bởi người dùng và người dùng không cần phải biết về HTML
hay ngơn ngữ lập trình.
Liên kết và tham chiếu tới các websites khác được đề cập đến trong chủ đề
để giúp người đọc hiểu được ngữ cảnh.
Thay đổi đường ghi dữ liệu, thường là các đường riêng lẻ, văn bản, hoặc là
các đặc tính, tạo ra các chi tiết về ghi nhận ai đã thay đổi cái gì.


10

Có sẵn các hàm tìm kiếm bên trong.
Hiện nay phần mềm wiki phổ biến nhất đó là MediaWiki. Đây cũng là phần mềm
được các công ty ở Việt Nam ưa thích sử dụng vì nó có giao diện giống với bách
khoa toàn thư mở Wikipedia nên rất quen thuộc cho người sử dụng. Đa số các công
ty sử dụng wiki tại Việt Nam là các công ty đa quốc gia, cơng ty có vốn đầu tư nước
ngồi (Coca cola, Nokia Siemens Networks, Samsung, Cicer..). Theo nghiên cứu
của (Amalia, 2011) tại Nokia Siemens Networks thì wiki đã làm tăng sự sẵn sàng
tham gia dự án, thúc đẩy sự học tập liên tục của nhân viên, đồng thời công ty đạt
hiệu quả hơn do quá trình xử lý dự án nhanh hơn. Tuy nhiên đáng tiếc tác giả khơng

tìm được nghiên cứu hay thực tế nào về việc sử dụng wiki tại các công ty tư nhân,
cổ phần vừa và nhỏ trong nước.
Công cụ so sánh wikimatrix (tại www.wikimatix.org) được sử dụng để so sánh bốn
loại wiki, TWiki, MediaWiki, MoinMoin, và PmWiki. Các đặc trưng so sánh wiki
gồm: thông tin chung, yêu cầu hệ thống, lưu trữ dữ liệu, bảo mật & chống phá hoại,
các đặc tính (xem trước, lịch sử trang, hiệu chỉnh trang, so sánh hiệu chỉnh, danh
mục trang, hỗ trợ unicode, ngôn ngữ giao diện, comment, giải quyết xung đột), liên
kết, khả dụng, thống kê, đầu ra. Việc sử dụng Wikimatrix sẽ giúp lựa chọn được
loại wiki có đặc tính phù hợp với u cầu của cơng ty.

2.5 Vốn trí tuệ
Theo Brooking (1996) vốn trí tuệ là thuật ngữ chỉ sự kết hợp của các tài sản vơ hình
cho phép công ty hoạt động. Theo nghiên cứu của (Luthy,1998) thì vốn trí tuệ là
điều gì đó được dựa trên tri thức, nắm bắt được vào các hình thức có thể nhận dạng
và mang lại hữu ích cho tổ chức. “ Vốn trí tuệ bao gồm các q trình của tổ chức,
công nghệ, bằng phát minh, nhân viên, kỹ năng và thông tin về khách hàng, nhà
cung cấp và cổ đơng”.
Vốn trí tuệ đang ngày càng trở thành một tài sản quan trọng, mang lại tính cạnh
tranh cao (thậm chí là cao nhất) cho tổ chức. Tuy nhiên vì vốn trí tuệ là những gì vơ
hình do đó rất khó để đưa ra đo lường. Đã có rất nhiều nghiên cứu cố gắng đưa ra


11

các phạm trù của vốn trí tuệ. Skandia là cơng ty Thụy Điển đầu tiên công bố việc đo
lường vốn trí tuệ của cơng ty. Triết lý của phương pháp này là việc thể hiện các báo
cáo tài chính như truyền thống chỉ thể hiện các thông tin về quá khứ, việc thêm vào
vốn trí tuệ thể hiện thơng tin về hiện tại cũng như tương lai của công ty.
Tập trung vào tài
chính


Tập trung
vào khách
hàng

Tập trung
vào con
người

Tập trung
vào q
trình

Tập trung vào đổi mới và
phát triển

Hình 2-2: Mơ hình vốn trí tuệ Skandia Navigator (Luthy, 1998).

Hình 2-3: Các phạm trù của vốn trí tuệ (Roos & Roos, 1997).

Nghiên cứu này sẽ áp dụng mơ hình các phạm trù vốn trí tuệ của (Roos & Roos,
1997) bởi vì nghiên cứu này đã được áp dụng cho công ty Epsilon - là công ty tư
vấn online với quy mô nhỏ dưới 10 người - Rất gần giống với đặc điểm của bộ phận
thiết kế cơng ty Cideco loại hình làm việc tư vấn và quản lý theo dạng dự án với số
lượng nhân viên cho mỗi dự án khoảng xấp xỉ 10 người .


12

Vốn nhân lực:

- Gia tăng tài sản tri thức lưu trữ
- Gia tăng các nhóm chia sẽ tri thức

- Gia tăng số lượng chuyên gia

Hiệu quả hoạt động dự án:
Quá trình kinh doanh:

Wiki

- Giảm chi phí quản lý và điều phối dự án.

- Dịng thơng tin dễ dàng và hiệu quả

- Giảm chi phí đào tạo nhân viên mới.

- Gia tăng hiệu quả hợp tác giữa các bộ
phận và các dự án

- Giảm thời gian hoàn thành dự án.

- Giảm chi phí th chun gia bên ngồi.
- Giảm chi phí do thiết kế lại.
- Giải quyết các xung đột mâu thuẫn dự án.

Đổi mới và phát triển:

-Giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Gia tăng chun mơn hóa .


Vốn khách hàng và mối quan hệ
- Sự hài lòng của khách hàng
- Gia tăng mối quan hệ giữa các thành
viên

Hình 2-4: Mơ hình nghiên cứu cho khóa luận.


×