Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi vào lớp 10 môn SINH HỌC (chuyên LÊ HỒNG PHONG,NAM ĐỊNH Năm 2017-2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.66 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2017- 2018
Môn: SINH HỌC (chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 02 trang)

Câu 1. (0,75 điểm)
Hình 1 là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường về số lượng ở một người từ tiêu bản cố định.

a. Hãy cho biết người này mắc bệnh, tật hay hội chứng gì?
b. Nêu cơ chế phát sinh sự bất thường ở bộ nhiễm sắc thể trên.
c. Em có thể nhận biết bệnh nh ân trên qu a những đặc điểm bên ngoài nào?
Câu 2. (0,75 điểm)
a. Khi phân tích kết quả thí nghiệm về phép lai 2 cặp tính trạng, căn cứ vào đâu mà Menđen lại
cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập với nhau?
b. Điểm khác biệt nhất giữa quy luật phân li độc lập của Menđen với quy luật di truyền liên
kết của Moocgan là gì?
Câu 3. (1,0 điểm)
Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện như thế nào trong q trình tự
nhân đơi của ADN và q trình tổng hợp ARN?
Câu 4. (1,0 điểm)
Một tế bào có kiểu gen

BD

XY thực hiện giảm phân.


bd

a. Xác định các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường của tế bào trên.
b. Nếu cặp NST mang 2 cặp gen (Bb, Dd) khơng phân li ở kì sau của giảm phân I, giảm phân
II diễn ra bình thường và cặp NST giới tính phân li bình thường thì tế bào nói trên tạo ra những
loại giao tử nào?
Câu 5. (1,5 điểm)
a. Ưu thế lai là gì? Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?
b. Một quần thể khởi đầu có thành phần kiểu gen là (P): 0,3 AA: 0,4 Aa: 0,3 aa. Sau 2 thế hệ
tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trong quần thể là bao nhiêu? Biết khơng có đột biến xảy
ra, các cơ thể có kiểu gen aa khơng có khả năng sinh sản.
1


Câu 6. (1,5 điểm)
a. Đột biến gen là gì ? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ?
b. Ở một loài thực vật giao phấn, tính trạng màu sắc hoa do 1 gen nằm trên NST thường quy
định. Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Tiến hành lai 4 cây
hoa đỏ có kiểu gen giống nhau với 4 cây hoa trắng thu được kết quả như sau:
- 3 cặp lai đầu đều cho 100% hoa đỏ.
- Cặp lai thứ 4 thu được 150 cây, trong đó có 149 cây hoa đỏ và 1 cây hoa trắng.
Giải thích cơ chế xuất hiện cây hoa trắng ở cặp lai thứ 4. Biết các giao tử có sức sống và khả
năng thụ tinh như nhau, các hợp tử có sức sống như nhau.
Câu 7. (1,25 điểm)
Người ta đã tiến hành các phép lai trên loài cà chua như sau:
Phép lai 1: Cho lai giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả đỏ, dài thu được kết quả ở đời
con với tỉ lệ trung bình 3 cây quả đỏ, trịn: 3 cây quả đỏ, dài: 1 cây quả vàng, tròn: 1 cây quả vàng, dài.
Phép lai 2: Cho lai giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả vàng, tròn thu được
kết quả ở đời con với tỉ lệ trung bình 3 cây quả đỏ, tròn: 1 cây quả đỏ, dài.
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên. Biết mỗi gen quy định một tính trạng

và nằm trên các NST thường khác nhau.
Câu 8. (1,25 điểm)
Trình bày đặc điểm của các mối quan hệ sinh thái giữa những sinh vật khác loài.
Câu 9. (1,0 điểm)
Trong đầm ni cá, cá mè trắng là sản phẩm chính tạo nên giá trị kinh tế cho đầm. Trong đầm cịn
có các loại cá tự nhiên là cá mương, cá dầu và cá măng. Cá dầu và cá mương tuy nhỏ nhưng khi gặp
điều kiện thuận lợi lại phát triển rất mạnh mẽ. Tảo là thức ăn của cá mương, cá dầu và cá mè trắng. Cá
măng lại sử dụng cá mương, cá dầu làm thức ăn chính. Rái cá chuyên săn bắt cá măng và cá mè trắng.
a. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong đầm.
b. Sau một thời gian cá măng bị người ta câu hết. Do vậy giá trị kinh tế của đầm có nguy cơ
suy giảm nghiêm trọng.
+ Hãy giải thích hiện tượng trên.
+ Để duy trì nâng cao giá trị kinh tế của đầm, người nuôi cá cần áp dụng biện pháp sinh học
nào vừa đơn giản, vừa thích hợp lại có hiệu quả cho đầm ni của mình?
Hết
Họ và tên ....................................................
Chữ kí giám thị số 1 ........................................
Số báo danh ..................................................
Chữ kí giám thị số 2 .........................................

2


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2017- 2018

Môn: SINH HỌC (chuyên)

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

Câu 1.
(0,75 đ)

Nội dung kiến thức
a. Người này mắc hội chứng Đao.
b. Cơ chế phát sinh:
+ Trong giảm phân: cặp NST của bố hoặc mẹ không phân li tạo giao tử mang
2 NST 21.
+ Trong thụ tinh: giao tử mang 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường mang
1 NST 21 tạo ra hợp tử mang 3 NST 21-> hội chứng Đao.
c. Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua các dấu hiệu bề ngoài như: bé, lùn, cổ
rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách
giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
a. Vì Menđen thấy rằng ở F2 tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính
trạng hợp thành nó.

Câu 2.
(0,75 đ)

Câu 3.
(1,0 đ)

b. Điểm khác biệt cơ bản nhất:
+ Đối với quy luật phân li độc lập: các cặp gen quy định các cặp tính trạng
nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
+ Đối với quy luật di truyền liên kết: các cặp gen quy định các cặp tính trạng

cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
* Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong q trình tự nhân đơi của ADN và
q trình tổng hợp ARN:
+ Trong q trình nhân đơi ADN: các nuclêôtit ở mỗi mạch khuôn của ADN
liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ
sung (A-T; G-X) và ngược lại.
+ Trong quá trình tổng hợp ARN: các nuclêơtit ở mạch khn của ADN liên
kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A
của mạch khuôn liên kết với U của môi trường; T của mạch khuôn liên kết
với A của môi trường; G của mạch khuôn liên kết với X của môi trường; X
của mạch khuôn liên kết với G của môi trường ).
* Nguyên tắc khn mẫu được thể hiện trong q trình tự nhân đơi của ADN
và q trình tổng hợp ARN:
+ Trong q trình nhân đơi ADN: cả 2 mạch của ADN mẹ đều được dùng làm
khuôn để tổng hợp nên ADN con.
+ Trong quá trình tổng hợp ARN: một mạch đơn của ADN được dùng làm
khuôn để tổng hợp nên ARN.

Điểm
0.25
0,25

0,25

0,25

0,25
0,25

0,25


0,25

0,25
0,25

3


Câu 4.
(1,0 đ)

Câu 5.
(1,5 đ)

Câu 6.
(1,5 đ)

a. Quá trình giảm phân bình thường:
BD
* TH1: Nếu tế bào mang kiểu gen
XY là tế bào sinh tinh thì giảm phân
bd
bình thường cho 2 loại giao tử BD X và bd Y hoặc BD Y và bd X.
BD
* TH2: Nếu tế bào mang kiểu gen
XY là tế bào sinh trứng thì giảm phân
bd
bình thường cho 1 loại giao tử BD X hoặc bd Y hoặc BD Y hoặc bd X.
b. Cặp NST mang 2 cặp gen (Bb, Dd) khơng phân li ở kì sau của giảm phân I,

giảm phân II diễn ra bình thường. Cặp NST giới tính phân li bình thường:
BD
* TH1: Nếu tế bào mang kiểu gen
XY là tế bào sinh tinh thì giảm phân
bd
cho 2 loại giao tử BD bd X và Y hoặc BD bd Y và X.
BD
* TH2: Nếu tế bào mang kiểu gen
XY là tế bào sinh trứng thì giảm phân
bd
cho 1 loại giao tử BD bd X hoặc Y hoặc BD bd Y hoặc X.
a. * Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng
nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng
suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
* Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ vì:
- Khi lai 2 dịng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1 vì hầu hết các
cặp gen ở trạng thái dị hợp.
- Qua các thế hệ ưu thế lai giảm dần vì: có hiện tượng phân li tạo các cặp
gen đồng hợp, do đó số cặp gen dị hợp giảm đi.
b.
- Tỉ lệ các loại kiểu gen có khả năng sinh sản ở thế hệ khởi đầu là: 3/7 AA: 4/7Aa.
- Kiểu gen AA tự thụ phấn chỉ cho ra kiểu gen AA ở đời con.
- Kiểu gen Aa tự thụ phấn sẽ thu được đời con có: 1/4AA: 2/4 Aa: 1/4 aa
→ Thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ thứ nhất là: 4/7AA: 2/7Aa: 1/7aa.
- Tỉ lệ các loại kiểu gen có khả năng sinh sản ở thế hệ thứ nhất là: 2/3 AA: 1/3 Aa.
- Thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ thứ hai là: 3/4 AA: 1/6 Aa: 1/12 aa.
- Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trong quần thể là: 5/6
a. * Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen
* Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống
nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong

điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong q trình tổng hợp prơtêin.
b.
- Ở 3 phép lai đầu:
P: cây hoa đỏ x cây hoa trắng → F1 đều cho 100% hoa đỏ → Kiểu gen của
các cây hoa đỏ đều là AA, kiểu gen của các cây hoa trắng là aa.
- Sự xuất hiện đột ngột một cây hoa trắng ở phép lai thứ 4 → có hiện tượng
đột biến xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử của cây hoa đỏ. Có thể xảy ra
1 trong 3 trường hợp sau:

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25


0,25

4


Câu 7.
(1,25 đ)

+ TH1: Xảy ra đột biến gen
- Trong quá trình phát sinh giao tử của cây hoa đỏ xảy ra đột biến gen A
thành gen a.
- Sự kết hợp của giao tử này và giao tử mang gen a của cây hoa trắng hình
thành cơ thể aa (hoa trắng).
+ TH2: Xảy ra đột biến mất đoạn NST
- Trong quá trình phát sinh giao tử của cây hoa đỏ xảy ra đột biến mất đoạn NST.
- Đoạn bị mất mang gen A → hình thành giao tử mang NST không chứa gen A (-).
- Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (a) của cây hoa trắng tạo hợp tử
(-a) (hoa trắng).
+ TH3: Xảy ra đột biến dị bội
- Trong quá trình phát sinh giao tử của cây hoa đỏ xảy ra sự rối loạn phân li ở
cặp NST chứa gen quy định hoa đỏ (AA) → hình thành giao tử khơng có
NST mang gen A (O).
- Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (a) của cây hoa trắng tạo hợp tử
(Oa) (hoa trắng).
Theo bài ra, sự di truyền của các tính trạng màu sắc và hình dạng quả tuân
theo quy luật di truyền của Menđen.
* Xét riêng sự di truyền của từng cặp tính trạng ta có :
+ Ở phép lai 1 :
- Quả đỏ : quả vàng= 3 :1 → quả đỏ là trội so với quả vàng.
- Quy ước: A: quả đỏ; a: quả vàng.

+ Ở phép lai 2 :
- Quả tròn : quả dài= 3 :1 → quả tròn là trội so với quả dài.
- Quy ước: B: quả tròn, b: quả dài.
1. Xét phép lai 1:
- Ta có
+ Quả đỏ x quả đỏ → 3 quả đỏ : 1 quả vàng → Kiểu gen của P: Aa x Aa
+ Quả tròn x quả dài → 1 quả tròn :1 quả dài → Kiểu gen của P: Bb x bb
Vậy cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen là AaBb và Aabb
- Sơ đồ lai: P:
AaBb
x
Aabb
GP : 1/4 AB, 1/4 Ab,
1/2Ab, 1/2ab
1/4aB, 1/4ab
F1 : 3/8 A-B- : 3/8 A-bb : 1/8 aaB- : 1/8 aabb
Kiểu hình : 3 quả đỏ, tròn: 3 quả đỏ, dài: 1 quả vàng, tròn: 1 quả vàng, dài.
2. Xét phép lai 2:
- Ta có
+ Quả đỏ x quả vàng → 100% đỏ → Kiểu gen của P: AA x aa
+ Quả tròn x quả tròn → 3 quả tròn : 1 quả dài → Kiểu gen của P: Bb x Bb
Vậy cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen là AABb và aaBb
- Sơ đồ lai: P:
AABb
x
aaBb
GP : 1/2 AB, 1/2 Ab
1/2 aB ; 1/2 ab
F1 : 1/4 AaBB : 1/4 AaBb : 1/4 AaBb : 1/4 Aabb
Kiểu hình : 3 quả đỏ, trịn: 1 quả đỏ, dài.

( HS: có thể chứng minh bằng cách khác hợp lí vẫn cho điểm tối đa).

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

5


Câu 8.
(1,25 đ)

* Các sinh vật khác lồi có quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối địch:
* Đặc điểm:
+ Quan hệ hỗ trợ:
- Cộng sinh: sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.
- Hội sinh: sự hợp tác giữa 2 lồi sinh vật, trong đó 1 bên có lợi cịn bên kia
khơng có lợi và cũng khơng có hại.
+ Quan hệ đối địch:
- Cạnh tranh:

. các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống
khác của mơi trường. Các lồi kìm hãm sự phát triển của nhau.
- Kí sinh, nửa kí sinh: sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các
chất dinh dưỡng, máu… từ sinh vật đó
- Sinh vật ăn sinh vật khác: gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động
vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ…
a. Sơ đồ lưới thức ăn:
Cá mè trắng
Rái cá
Tảo

Cá dầu

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,5
Cá măng

Cá mương
Câu 9.
(1,0 đ)

b. * Giải thích:
Khi cá măng bị câu hết Số lượng cá dầu và cá mương tăng Số lượng tảo
(nguồn thức ăn của cá mè trắng) giảm đồng thời cá mè trắng cũng trở thành

nguồn thức ăn duy nhất của rái cá.
Cá mè trắng bị suy giảm về sản lượng gây suy giảm nghiêm trọng giá trị
kinh tế của đầm nuôi.
* Biện pháp sinh học đơn giản và hiệu quả: thả lại cá măng như vốn có và tiêu
diệt rái cá.

0,25

0,25

6



×