Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đề xuất một số biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn bơi cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.03 KB, 14 trang )

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP
LUYỆN MÔN BƠI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI
HỌC THÁI NGUYÊN

Tóm tắt: Bằng các phương pháp nghiên cứu thường quy tác giả đã tiến hành
khảo sát, đánh giá thực trạng, tìm ra những nguyên nhân hạn chế sự phát triển phong
trào tập luyện môn Bơi tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, từ đó đề
xuất một số biện pháp nhằm phát triển phong trào môn Bơi cho sinh viên của của Nhà
trường.
Từ khóa: Thực trạng, nguyên nhân, hạn chế, phong trào, bơi, sinh viên.
PROPOSAL OF A NUMBER OF MEASURES FOR DEVELOPMENT OF
MOVEMENTS FOR POTENTIAL PROGRAMMING FOR STUDENTS OF PHAM
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Summary: By regular research methods, we have surveyed and evaluated the
situation, found the causes of limiting the development of the swimming movement
practice at the University of Education - University of Technology, thereby proposing
some measures to develop swimming movement for students of Thai Nguyen
University of Education
Keywords: Status, causes, restrictions, movement, swimming, students.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, Bơi được coi là một trong những mơn thể thao trọng điểm
nhóm I trên cả phương diện thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, bởi những
yếu tố đặc thù về địa lý của nước ta; đặc biệt, hàng năm hiện tượng mưa bão, lũ lụt vẫn
thường xuyên xuất hiện ở nhiều địa phương gây thiệt hại lớn cho người dân, tỉ lệ trẻ
em bị đuối nước luôn ở mức cao (theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội, trong năm 2015, số trẻ em tử vong do đuối nước là 2.500 trẻ; năm 2016 là 2.220
Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

1



trẻ, năm 2017 là 2.035 và năm 2018 là 2.000). Từ đó cho thấy, cơng tác phịng chống
đuối nước cho người dân – đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên luôn được các địa
hương, nhà trường chú trọng. Bên cạnh đó, tập luyện mơn Bơi thường xun cũng sẽ
giúp cho cơ thể phát triển cân đối, hài hòa; rèn luyện ý chí, phịng và chữa một số
bệnh, nâng cao sức khỏe, khả năng vận động, tạo điều kiện tốt để sản xuất, phục vụ
quốc phịng. Chính vì vậy, làm thế nào để phát triển và nâng cao hiệu quả tập luyện
môn Bơi luôn là vấn đề được các cấp lãnh đạo quan tâm; đặc biệt, Ngành Giáo dục đã
có những Quy định và định hướng cụ thể nhằm hướng dẫn các Sở Giáo dục địa
phương trong việc phát triển phong trào tập luyện môn Bơi và đưa môn Bơi vào
chương trình mơn học tự chọn của các cấp phổ thông.
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên (ĐHSP – ĐHTN) đã chính thức
đưa chương trình giảng dạy mơn Bơi vào chính khóa cho sinh viên chun ngành Giáo
dục thể chất (GDTC) và không chuyên TDTT; Bể bơi của Trường đạt tiêu chuẩn thi
đấu, chất lượng phục vụ tốt, thu hút đông đảo người dân khu vực thành phố đến tập
luyện và vui chơi giải trí mỗi ngày. Đây chính là tiền đề hết sức thuận lợi để phát triển
phong trào tập luyện môn Bơi trong sinh viên và cán bộ Nhà trường. Tuy nhiên, trên
thực tế qua trao đổi, phỏng vấn với các cán bộ quản lý, giảng viên, huấn luyện viên,
sinh viên và qua quan sát phong trào tập luyện môn bơi của sinh viên chưa phát triển
mạnh bởi một số nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Chính vì vậy, việc tìm
ra những nguyên nhân hạn chế, đề xuất các biện pháp phù hợp để thúc đẩy phong trào
tập mơn Bơi (ngoại khóa) tại Trường là vấn đề cần thiết.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích, tổng
hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn, tọa đàm; phương pháp quan sát sư phạm;
phương pháp thống kê toán học.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

2



1. Đánh giá thực trạng tập luyện môn Bơi của sinh viên Trường ĐHSP - ĐHTN
1.1. Thực trạng về chương trình giảng dạy
Thơng qua tìm hiểu về phân phối chương trình giảng dạy mơn Bơi (chính khóa), hiện
nay cho sinh viên Trường ĐHSP – ĐHTN trong năm học 2019 - 2020. Đề tài thu được kết
quả như sau (bảng 1).
Bảng 1. Thơng tin về chương trình giảng dạy mơn Bơi (chính khóa)
cho sinh viên Trường ĐHSP - ĐHTN
Số tiết
ST
T

Học phần

Số tín
chỉ

Thực
hành

Số bài
kiểm

Tự học

tra,

Thi kết
thúc học


đánh giá
Sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất
1
Bơi 1
02
30
60
04
2
Bơi 2
02
30
60
05
Bơi chuyên
3
04
60
120
08
sâu 1, 2, 3, 4
Sinh viên không chuyên TDTT
GDTC 1
4
02
40
80
04
(Bơi)

Từ thực tế phân phối chương trình giảng dạy chính khóa của sinh

phần
0
0
0

0
viên Trường

ĐHSP-ĐHTN tại bảng 1 cho thấy, học phần Bơi luôn được coi là một trong những
mơn học trọng tâm của chương trình đào tạo.
- Đối với sinh viên chuyên ngành GDTC: Môn Bơi được chia thành 06 học phần
cho 02 nhóm (mơn bắt buộc và các môn thể thao chuyên sâu). Riêng đối với nhóm
mơn thể thao bắt buộc là Bơi 1 và Bơi 2 sinh viên sẽ học trong học kỳ 3 và 4 với tổng
số 04 tín chỉ. Nội dung giảng dạy bao gồm lý thuyết (lồng ghép trong các giờ học thực
hành); kỹ thuật bơi ếch, bơi trườn sấp; kỹ năng cứu đuối, luật Bơi, phương pháp tổ
chức và thi đấu trọng tài môn Bơi. Đánh giá kết quả học tập thông qua 09 bài kiểm tra
(Bơi 1 kiểm tra 04 bài, Bơi 2 kiểm tra 05 bài), khơng có bài thi kết thúc học phần,
điểm học phần là điểm trung bình của các bài kiểm tra.
Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

3


Đối với các học phần Bơi chuyên sâu (04 học phần/ 16 tín chỉ/ 04 học kỳ): Đây
là các mơn thuộc nhóm thể thao nâng cao lựa chọn (sinh viên bắt buộc chọn 01
mơn/08 mơn như Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng rổ, Bơi, Cầu lơng, Đá cầu, Điền kinh,
Võ thuật). Mỗi học phần được giảng dạy trong 60 tiết, sinh viên bắt buộc phải tham
gia học và thi đạt các học phần Bơi 1, 2 thì mới đủ điền kiện đăng ký sang học phần

này. Nội dung giảng dạy bao gồm lý thuyết (lồng ghép trong các giờ học thực hành);
kỹ thuật bơi ếch, bơi trườn sấp (nâng cao); các kỹ thuật bơi trườn ngửa, bơi bướm; kỹ
năng cứu đuối, luật Bơi, phương pháp tổ chức và thi đấu trọng tài môn Bơi; phương
pháp tuyển chọn, huấn luyện và phát triển phong trào môn Bơi tại địa phương. Đánh
giá kết quả học tập thông qua 08 bài kiểm tra/ học phần, khơng có bài thi kết thúc học
phần, điểm học phần là điểm trung bình của các bài kiểm tra.
- Đối với sinh viên không chuyên TDTT: Bắt đầu từ năm học 2019-2020, môn
Bơi được Nhà trường đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa (học kỳ 1 - học phần
Giáo dục thể chất 1) và là môn thể thao bắt buộc. Học phần được giảng dạy trong 40
tiết, nội dung giảng dạy bao gồm lý thuyết (lồng ghép trong các giờ học thực hành); kỹ
thuật bơi ếch; kỹ năng phòng tránh chấn thương và đuối nước. Sinh viên sẽ được miễn
học phần này nếu đã biết bơi (bơi đủ 25m, kiểm tra trong buổi đánh giá chung của Nhà
trường). Kết quả học tập được đánh giá thông qua 04 bài kiểm tra, khơng có bài thi kết
thúc học phần, điểm học phần là điểm trung bình của các bài kiểm tra.
1.2. Thực trạng về đội ngũ tham gia giảng dạy môn Bơi của Trường ĐHSP –
ĐHTN
Thông qua phân công giảng dạy; thời khóa biểu học kỳ 1 năm học 2019-2020;
kết hợp với quá trình phỏng vấn trực tiếp các giảng viên (GV) Khoa TDTT, đề tài tiến
hành khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên tham gia dạy môn Bơi (chính khóa và
ngoại khóa) tại trường. Kết quả thu được như sau (bảng 2).
Bảng 2. Đội ngũ tham gia giảng dạy môn Bơi tại Khoa TDTT Trường ĐHSP ĐHTN (năm học 2019-2020)

Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

4


Số
TT


Loại hình giảng dạy

lượn
g

1
2
3

Chun ngành GDTC
Khơng chun TDTT
Ngoại khóa

02
05
09

Thâm niên

Trình độ
Tiến

Thạc

Cử


0
0
01



02
05
08

nhân
0
0
0

công tác
Trên 10 Dưới 10
năm
02
03
06

năm
0
02
03

Từ kết quả thống kê tại bảng 2 cho thấy:
- Có 02 giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy học phần Bơi cho sinh viên
chuyên ngành GDTC; 05 giảng viên tham gia giảng dạy cho sinh viên không chuyên
và 07 giảng viên tham gia giảng dạy mơn Bơi ngoại khóa tại bể bơi của Trường.

Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313


5


1.3. Thực trạng phong trào tập luyện môn Bơi (ngoại khóa) của sinh viên Trường
ĐHSP – ĐHTN
Để tìm hiểu về thực trạng tham gia tập luyện mơn Bơi (ngoại khóa) của sinh
viên Trường ĐHSP – ĐHTN. Đề tài tiến hành phỏng vấn 300 sinh viên khóa 54 (bao
gồm 150 sinh viên chuyên nghành GDTC và 150 sinh viên không chuyên TDTT).
Bảng 3. Mức độ tham gia tập luyện ngoại khóa môn Bơi của sinh viên
Trường ĐHSP – ĐHTN năm học 2019-2020 (n = 300)

Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

6


Kết quả lựa chọn
SV chuyên
TT

1
2

3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13

Nội dung phỏng vấn

ngành

SV Không
chuyên

Tổng

GDTC
n
Tỷ lệ
n
Tỷ lệ
n
Bạn có biết bơi khơng? (bơi hết 50m của bể)

120 80%
33
22% 153
Không
30
20% 117 78% 147
Mức độ tham gia tập luyện môn Bơi trong năm học 2019-2020
(từ tháng 4 đến tháng 9)

23,3
Thường xuyên
35
12
8%
47
(nhiều hơn 3 buổi/ tuần)
%
28,7
16,7
Không thường xuyên
43
25
68
(từ 1- 2 buổi/ tuần)
%
%
35,3
Rất ít
72
48%
53
125
%
Khơng bao giờ
0
0%
60
40%
60

Hình thức tham gia
37,3
Tự tập
120 80%
56
176
%
Tập theo nhóm, CLB có
22,7
30
20%
34
64
người hướng dẫn
%
Khơng tham gia
0
0%
60
40%
60
Địa điểm tập luyện
Bể bơi Trường ĐHSP 26,7
18
12%
40
58
ĐHTN
%
Các bể bơi khác

07 4,7%
5
3,3%
12
83,3
Cả hai phương án trên
125
45
30% 170
%
Không đến địa điểm nào
0
0%
60
40%
60

Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

7

Tỷ lệ
51%
49%

15,7%
22,7%
41,6%
20%
58,7%


21,3%
20%
19,4%
4%
56,6%
20%


Kết quả thu được cho thấy:
- Tỉ lệ biết bơi của sinh viên chuyên ngành GDTC là tương đối cao (80%), trong
khi đó tỉ lệ biết bơi của sinh viên khơng chun TDTT chỉ là 20%. Tuy nhiên cả hai
nhóm đối tượng nghiên cứu trên chủ yếu tham gia ở hình thức tự tập, khơng có người
hướng dẫn (58,7%), chỉ có 21,3% là tham gia tập luyện theo nhóm hoặc theo câu lạc
bộ có người hướng dẫn; 20% khơng tham gia tập luyện dưới bất kỳ hình thức nào.
- Phần lớn sinh viên lựa chọn địa điểm tập luyện tại bên ngoài và tại bể bơi trong
trường (56,6%).
1.4. Nhu cầu tập luyện môn Bơi của sinh viên Trường ĐHSP –ĐHTN
Kêt quả khảo sát về lợi ích, sự cần thiết và nhu cầu tập luyện môn Bơi của sinh
viên Trường ĐHSPTN như sau:
Bảng 4. Khảo sát về lợi ích, nhu cầu tập luyện môn Bơi
của sinh viên Trường ĐHSP -ĐHTN (n=300)

Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

8


T
T


1

2

3

4
5

Nội dung phỏng vấn
Lợi ích của việc tập lụn mơn Bơi
Nâng cao sức khỏe, phát triển cơ thể toàn diện
Giúp phòng chống tai nạn đuối nước
Giúp phòng trị các bệnh về xương khớp
Tốt cho hệ thống tuần hồn, hơ hấp và thần kinh
Kích thích cho người tập ăn ngon, ngủ ngon
Giúp giải tỏa áp lực, giảm stress hiệu quả
Đối với bạn, học bơi có khó khơng?
Rất khó
Khó
Vừa sức
Dễ
Mức độ cần thiết của việc tập luyện môn Bơi
Rất cần thiết
Cần thiết
Phân vân
Khơng cần thiết
Mức độ u thích đối với giờ học Bơi chính khóa
u thích

Bình thường
Khơng muốn tham gia
Nhu cầu tham gia tập lụn mơn Bơi ngoại khóa
Rất muốn tham gia
Phân vân
Không muốn tham gia

Lựa chọn
n
Tỉ lệ
295
300
250
248
245
290

98,3%
100%
83,3%
82,7%
81,7%
96,7%

50
160
60
30

16,7%

53,3%
20%
10%

195
95
6
4

65%
31,7%
2,0%
1,3%

248
47
05

82,7%
15,6%
1,7%

240
55
05

80%
18,3%
1,7%


Qua bảng 4 cho thấy: Phần lớn sinh viên (trên 80%) khi được hỏi đều đánh giá
cao lợi ích, tác dụng và mức độ cần thiết của môn Bơi. Bản thân họ cũng mong muốn
được tham gia học tập tại những lớp có tổ chức, có huấn luyện viên hướng dẫn trong
giờ thể dục chính khóa hoặc tại CLB ngoại khóa.
1.5 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến phong trào tập luyện môn Bơi của sinh
viên Trường ĐHSP – ĐHTN
Kết quả khảo sát thu được như sau:

Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

9


Bảng 5. Nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến phong trào tập luyện môn Bơi
của sinh viên Trường ĐHSP - ĐHTN (n=300)
Số lượt
TT

1

Nguyên nhân

lựa chọn
n
Tỷ lệ

Nguyên nhân khách quan
Điều kiện cơ sở vật chất, y tế tại bể bơi của Trường chưa đảm

0

bảo
2 Phí vào bể và chi phí mua sắm dụng cụ tập lụn cịn cao
250
3 Khơng có câu lạc bộ cho sinh viên của Trường tham gia
290
4 Thiếu huấn luyện viên, giáo viên giảng dạy
60
Quá trình tham gia tập luyện phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời
5
160
tiết
Công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động liên quan đến
6 môn Bơi cho sinh viên chưa diễn ra thường xuyên, thiếu 280

0%
83,3%
96.7%
20%
53,3%

93,3%

thông tin
Nguyên nhân chủ quan
7 Do lịch học dày nên khơng có thời gian tập luyện ngoại khóa
160
Cảm thấy việc học bơi rất khó, bản thân lại khơng có năng
8
270
khiếu, không đủ sức khỏe để tham gia

9 Do tâm lý sợ nước, sợ da sẽ bị đen sau khi học bơi
225

53,3%
90%
83,3%

Từ kết quả trên cho thấy: Phần lớn sinh viên cho rằng công tác tổ chức, tuyên
truyền chưa tốt; kinh phí tham gia tập luyện cao và một vài nguyên nhân xuất phát từ
tâm lí chủ quan chính là những khó khăn gây nên việc hạn chế họ đến tham gia tập
luyện môn Bơi.
Sinh viên đánh giá cao về lực lượng GV tham gia giảng dạy phong trào bơi,
cũng như điều kiện về cơ sở vật chất tại bể bơi của Trường.

Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

10


2. Đề xuất một số biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bơi cho sinh
viên Trường ĐHSP – ĐHTN
Thông qua kết quả đánh giá về thực trạng và kết quả phỏng vấn chuyên gia, nhà
quản lý, giảng viên, huấn luyện viên giảng dạy môn Bơi tại Trường. Đề tài đã lựa chọn
được 04 nhóm biện pháp nhằm phát triển phong trào tập luyện mơn Bơi (ngoại khóa)
cho sinh viên Trường ĐHSP – ĐHTN. Tất cả các biện pháp đưa ra đều có sự lựa chọn
cao (trên 80%), cũng như đảm bảo về độ tin cậy sau khi kiểm định.
2.1. Nhóm biện pháp về cơng tác đào tạo
- Mục đích: Tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia học tập mơn Bơi một
cách có tổ chức, miễn phí (hoặc có ưu đãi về giá vé vào cửa). Qua đó thu hút đơng đảo
số người tham gia, giúp sinh viên u thích và phát triển năng lực của mình và có thói

quen duy trì việc tập luyện thường xun.
- Nội dung và biện pháp tổ chức thực hiện: Khoa TDTT kết hợp với Hội sinh
viên, Đoàn Trường xây dựng chương trình và phương án tổ chức câu lạc bộ Bơi cho
sinh viên trong trường, phân công các giảng viên và sinh viên chun ngành TDTT có
chun mơn tốt tham gia điều hành, giảng dạy tại câu lạc bộ.
2.2. Nhóm biện pháp về công tác tổ chức, hỗ trợ sinh viên
- Mục đích: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn Bơi đối với sức
khỏe của mỗi cá nhân; tạo môi trường thuận lợi để sinh viên tham gia tập luyện mơn
Bơi ngoại khóa.
- Nội dung biện pháp và tổ chức thực hiện:
+ Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên thường xuyên tổ chức tuyên truyền đến
từng lớp sinh viên về những kế hoạch TDTT ngoại khóa đã và sẽ triển khai để sinh
viên biết, chủ động tập luyện; có kế hoạch thành lập, duy trì và phương án hỗ trợ các
CLB Bơi của Trường; Liên hệ với Ban quản lí bể bơi để đề xuất những hình thức
miễn, giảm, hỗ trợ về kinh phí tham gia, giá vé vào bể cho hội viên CLB;
+ GV giảng dạy các học phần Bơi và Ban chủ nhiệm CLB lên kế hoạch và đề xuất
Khoa hoặc Hội Sinh viên, Đoàn Thanh niên Trường tổ chức các giải thể thao thường
niên cho sinh viên khơng chun (trong đó có mơn Bơi). Thông thường nên tổ chức
vào khoảng tuần thứ 10 -12 của học kỳ; hoặc tổ chức giải mở rộng của Trường vào
cuối mỗi năm học để sinh viên có dịp được thi đấu, giao lưu với các đơn vị bên ngoài,
Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

11


từ đó thúc đẩy phong trào tập luyện mơn Bơi ngày càng phát triển hơn. Kinh phí tổ
chức có thể xin hỗ trợ một phần từ Nhà trường, phần còn lại tiến hành xã hội hóa.
Trên thực tế, cơng tác tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa của Trường
ĐHSP - ĐHTN trong những năm qua đã được tiến hành khá tốt ở nhiều môn. Tuy
nhiên đối với môn Bơi thì các hoạt động vẫn cịn ít, chưa phổ biến, chưa thu hút được

đơng đảo sinh viên tham gia.
2.3. Nhóm biện pháp về cơ sở vật chất
- Mục đích: Nhằm đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác
giảng dạy, học tập mơn Bơi chính khóa và ngoại khóa.
- Nội dung biện pháp và tổ chức thực hiện:
+ Khoa TDTT căn cứ trên thực trạng các lớp học Bơi chính khóa để đề xuất Nhà
trường tăng cường đầu tư thêm về cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện phục vụ cho việc
dạy và học mơn Bơi.
+ Tăng cường vận động, xã hội hóa về dụng cụ tập luyện, thi đấu từ các đơn vị
tư doanh nghiệp, tư nhân và thành viên tham gia CLB.
+ Nhà trường đề xuất với đơn vị quản lí bể bơi và có phương án phối hợp để kéo
dài thời gian mở cửa bể bơi hàng năm; có chế độ ưu tiên về kinh phí cho sinh viên khi
tham gia tập luyện tại bể.
2.4. Nhóm biện pháp về giảng viên
- Mục đích: Giúp sinh viên có sự đam mê với mơn học, từ đó sẽ tự giác, tích cực
hơn trong học tập và duy trì được việc tập luyện thể thao thường xuyên, lâu dài.
- Nội dung biện pháp và tổ chức thực hiện:
+ GV giới thiệu, khuyến khích, hỗ trợ về chuyên môn cho sinh viên tham gia tập
luyện tại các CLB ngoại khóa của Trường.
+ GV lựa chọn những sinh viên có chun mơn tốt để thành lập đội tuyển của
Khoa và Trường; tiếp tục bồi dưỡng thêm, giúp các em có đủ điều kiện về chun mơn
để tham gia thi đấu và phát triển phong trào cơ sở; Vận dụng linh hoạt Quy chế thưởng
điểm cho sinh viên đạt thành tích thi đấu xuất sắc của Nhà trường đối với những sinh
viên tham gia hiệu quả các hoạt động thể thao ngoại khóa.
Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

12


+ GV phụ trách chuyên môn chủ động kết hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh

viên, cũng như các đơn vị khác trong và ngoài Trường để mở các CLB bơi, tổ chức các
hoạt động liên quan đến phong trào Bơi cho sinh viên;
+ GV có kế hoạch tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ chun
mơn, cập nhật những điểm mới về kỹ thuật và phương pháp huấn luyện; Thường
xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, hình thức tập luyện, kiểm tra, đánh giá giúp
sinh viên có động lực và quyết tâm hơn trong việc duy trì tập luyện thường xuyên.
IV. KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đi đến kết luận sau:
1. Thực trạng phong trào tập luyện môn Bơi của sinh viên Trường ĐHSP - ĐHTN
- Hiện tại môn Bơi đã đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên của Nhà
trường; đội ngũ giảng dạy đáp ứng yêu cầu về số lượng và chuyên môn; Điều kiện cơ
sở vật chất của bể bơi đạt yêu cầu so với quy định, giá vé vào bể và kinh phí tại đây
cũng thấp hơn so với một số bể khác trong thành phố, tuy nhiên vẫn được coi là cao
đối với sinh viên.
- Tỉ lệ biết bơi của sinh viên chuyên ngành GDTC là tương đối cao (76,7%),
trong khi đó tỉ lệ biết bơi của sinh viên không chuyên TDTT chỉ là 21,5%. Tuy nhiên
cả hai nhóm đổi tượng nghiên cứu trên chủ yếu tham gia ở hình thức tự tập, khơng có
người hướng dẫn tại Bể bơi của Trường.
- Công tác tổ chức, tuyên truyền chưa tốt; kinh phí tham gia tập luyện cao và
một vài nguyên nhân xuất phát từ tâm lí chủ quan chính là những khó khăn gây ảnh
hưởng đến sự phát triển của phong trào.
2. Căn cứ vào những cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã lựa chọn được 04 nhóm
biện pháp nhằm phát triển phong trào tập luyện môn Bơi cho sinh viên Trường
ĐHSP - ĐHTN, bao gồm:
1/ Nhóm biện pháp về cơng tác đào tạo;
2/ Nhóm biện pháp về cơng tác tổ chức, hỗ trợ sinh viên;
3/ Nhóm biện pháp về cơ sở vật chất;
4/ Nhóm biện pháp về giảng viên.
Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313


13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định số 11/2015 NĐ - CP ngày
31/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Quy định về Giáo dục thể chất và hoạt động thể
thao trong nhà trường.
2. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Phạm Ngọc Viễn (2003), Phương pháp nghiên
cứu khoa học TDTT, NXB TDTT Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp toán học thống kê trong TDTT, NXB TDTT, Hà
Nội.
4. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và Phương pháp TDTT, NXB
TDTT, Hà Nội.
5. Phạm Đình Bẩm và Đặng Đình Minh (1996), Giáo trình quản lí TDTT, NXB TDTT,
Hà Bắc
6. Lê Anh Thơ, Đồng Văn Triệu (2000), Lý luận và Phương pháp GDTC trong trường
học, NXB TDTT, Hà Nội.
7. Giáo trình Bơi lội, PGS. Nguyễn Văn Trạch.

Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

14



×